Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐI BÊN DÒNG SÔNG CẠN - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Sau cái ngày 2-9-1945 ở Hà Nội, ngày có cuộc mít tinh hàng chục vạn người ở các nơi trong và quanh thành phố ấy để nghe ông Hồ tuyên bố độc lập
( HNPĐ ) Sau cái ngày 2-9-1945 ở Hà Nội, ngày có cuộc mít tinh hàng chục vạn người ở các nơi trong và quanh thành phố ấy để nghe ông Hồ tuyên bố độc lập, thì gia đình bố mẹ tôi phải sẵn sàng tản cư như mọi nhà đã chuẩn bị. Thế mới lạ, độc lập mà phải đi lánh nạn chiến tranh.
Thình lình một ngày nghe tiếng đạn nổ ngay phía đầu làng, cả làng tôi thốc tháo chạy tản cư vô các vùng thật xa xôi.
Số người ... tản cư không đi thành đoàn, mạnh ai nấy chạy, nhưng tất cả đã phải lên một con đê. ..mặt đê rộng như mặt đường, thỉnh thoảng có tiếng ngựa hí vang, rồi một hay vài người cưỡi ngựa phi như bay tới, tất cả phải dạt ra 2 bên rìa đê để tránh ngựa.
Mẹ tôi gánh 2 cái thúng lớn, thúng đằng trước cho tôi ngồi, thúng đằng sau có bao gạo nhỏ và bọc quần áo lớn. Chị Mỹ tôi chỉ lớn hơn tôi có 2 tuổi mà phải lốc thốc chạy bộ bên cạnh cái thúng đựng tôi. Mẹ tôi thỉnh thoảng kéo xệch tay chị vì sợ chạy lạc.
Chuyến tản cư đó toàn bộ gia đình tôi chạy cùng với dân chúng trong làng. Đạn thì cứ bay vi vút trên không trung, thỉnh thoảng lại có người ngã xuống mặt đường, có tiếng khóc than thể thảm, nhưng sao vẫn có tiếng cười nhỏ như sợ ai nghe của vài cô gái sa chân, bị lọt xuống sườn đê, lại có người giúp kéo lên.
Cho tới bây giờ tôi vẫn nhớ như in, là mẹ tôi không hề cười nói, cứ lầm lũi gánh tôi và gạo, quần áo cho cả nhà. Cũng có lúc mẹ tôi bị trẹo chân, lại ngồi bệt xuống bên đường, tự bóp chân đau, rồi đứng lên vì đạn vẫn veo veo đuổi theo. Chúng tôi đã đến làng Đám, xin tá túc.
Nhưng chỉ một tuần sau, chúng tôi phải đi xa hơn, nhưng không còn nghe đạn nổ, nên ai nấy cảm thấy buồn vui lẫn lộn vì chẳng biết đi đâu và bao giờ trở về làng xưa.
Thế rồi chúng tôi lại đi trên một con đê khác, hay chính con đê ấy, nhưng nó chạy song song với một dòng sông cạn, vì dòng sông này không rộng lắm , có khúc thấy một chiếc thuyền chở rất nặng không trôi theo dòng nước được, phải có 2 tốp người kéo trên vai những giây chão lớn lôi thuyền nặng ấy trôi trên lòng sông đầy cát, dòng sông ấy mang tên Tràng Cát.
Sông Tràng Cát chạy tới một ngã ba sông, hay đúng ra là có một dòng sông lớn chặn trước mặt, Tràng Cát nhập vào trường giang để đoàn người được thấy và nghe khúc giao hưởng tuyệt vời qua những cụm sóng vỗ như 2 bàn tay mở ra, úp lại. .. điệp trùng.
Hình ảnh ngã 3 sông trong ký ức xa vời, đã ám ảnh suốt thời gian tôi lớn lên, tôi không thích đi đâu trên sông nước, nhất là phải đứng trước một ngã 3 sông đầy gió mưa hay sương khói, ngày xưa đoàn người trong đó có gia đình bố mẹ tôi đã thẫn thờ trước ngõ cụt của dòng sông cạn bé nhỏ, ngần ngừ không biết đi về dâu ...
CAO MỴ NHÂN ( HNPD )
( HNPĐ ) Sau cái ngày 2-9-1945 ở Hà Nội, ngày có cuộc mít tinh hàng chục vạn người ở các nơi trong và quanh thành phố ấy để nghe ông Hồ tuyên bố độc lập, thì gia đình bố mẹ tôi phải sẵn sàng tản cư như mọi nhà đã chuẩn bị. Thế mới lạ, độc lập mà phải đi lánh nạn chiến tranh.
Thình lình một ngày nghe tiếng đạn nổ ngay phía đầu làng, cả làng tôi thốc tháo chạy tản cư vô các vùng thật xa xôi.
Số người ... tản cư không đi thành đoàn, mạnh ai nấy chạy, nhưng tất cả đã phải lên một con đê. ..mặt đê rộng như mặt đường, thỉnh thoảng có tiếng ngựa hí vang, rồi một hay vài người cưỡi ngựa phi như bay tới, tất cả phải dạt ra 2 bên rìa đê để tránh ngựa.
Mẹ tôi gánh 2 cái thúng lớn, thúng đằng trước cho tôi ngồi, thúng đằng sau có bao gạo nhỏ và bọc quần áo lớn. Chị Mỹ tôi chỉ lớn hơn tôi có 2 tuổi mà phải lốc thốc chạy bộ bên cạnh cái thúng đựng tôi. Mẹ tôi thỉnh thoảng kéo xệch tay chị vì sợ chạy lạc.
Chuyến tản cư đó toàn bộ gia đình tôi chạy cùng với dân chúng trong làng. Đạn thì cứ bay vi vút trên không trung, thỉnh thoảng lại có người ngã xuống mặt đường, có tiếng khóc than thể thảm, nhưng sao vẫn có tiếng cười nhỏ như sợ ai nghe của vài cô gái sa chân, bị lọt xuống sườn đê, lại có người giúp kéo lên.
Cho tới bây giờ tôi vẫn nhớ như in, là mẹ tôi không hề cười nói, cứ lầm lũi gánh tôi và gạo, quần áo cho cả nhà. Cũng có lúc mẹ tôi bị trẹo chân, lại ngồi bệt xuống bên đường, tự bóp chân đau, rồi đứng lên vì đạn vẫn veo veo đuổi theo. Chúng tôi đã đến làng Đám, xin tá túc.
Nhưng chỉ một tuần sau, chúng tôi phải đi xa hơn, nhưng không còn nghe đạn nổ, nên ai nấy cảm thấy buồn vui lẫn lộn vì chẳng biết đi đâu và bao giờ trở về làng xưa.
Thế rồi chúng tôi lại đi trên một con đê khác, hay chính con đê ấy, nhưng nó chạy song song với một dòng sông cạn, vì dòng sông này không rộng lắm , có khúc thấy một chiếc thuyền chở rất nặng không trôi theo dòng nước được, phải có 2 tốp người kéo trên vai những giây chão lớn lôi thuyền nặng ấy trôi trên lòng sông đầy cát, dòng sông ấy mang tên Tràng Cát.
Sông Tràng Cát chạy tới một ngã ba sông, hay đúng ra là có một dòng sông lớn chặn trước mặt, Tràng Cát nhập vào trường giang để đoàn người được thấy và nghe khúc giao hưởng tuyệt vời qua những cụm sóng vỗ như 2 bàn tay mở ra, úp lại. .. điệp trùng.
Hình ảnh ngã 3 sông trong ký ức xa vời, đã ám ảnh suốt thời gian tôi lớn lên, tôi không thích đi đâu trên sông nước, nhất là phải đứng trước một ngã 3 sông đầy gió mưa hay sương khói, ngày xưa đoàn người trong đó có gia đình bố mẹ tôi đã thẫn thờ trước ngõ cụt của dòng sông cạn bé nhỏ, ngần ngừ không biết đi về dâu ...
CAO MỴ NHÂN ( HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐI BÊN DÒNG SÔNG CẠN - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Sau cái ngày 2-9-1945 ở Hà Nội, ngày có cuộc mít tinh hàng chục vạn người ở các nơi trong và quanh thành phố ấy để nghe ông Hồ tuyên bố độc lập
( HNPĐ ) Sau cái ngày 2-9-1945 ở Hà Nội, ngày có cuộc mít tinh hàng chục vạn người ở các nơi trong và quanh thành phố ấy để nghe ông Hồ tuyên bố độc lập, thì gia đình bố mẹ tôi phải sẵn sàng tản cư như mọi nhà đã chuẩn bị. Thế mới lạ, độc lập mà phải đi lánh nạn chiến tranh.
Thình lình một ngày nghe tiếng đạn nổ ngay phía đầu làng, cả làng tôi thốc tháo chạy tản cư vô các vùng thật xa xôi.
Số người ... tản cư không đi thành đoàn, mạnh ai nấy chạy, nhưng tất cả đã phải lên một con đê. ..mặt đê rộng như mặt đường, thỉnh thoảng có tiếng ngựa hí vang, rồi một hay vài người cưỡi ngựa phi như bay tới, tất cả phải dạt ra 2 bên rìa đê để tránh ngựa.
Mẹ tôi gánh 2 cái thúng lớn, thúng đằng trước cho tôi ngồi, thúng đằng sau có bao gạo nhỏ và bọc quần áo lớn. Chị Mỹ tôi chỉ lớn hơn tôi có 2 tuổi mà phải lốc thốc chạy bộ bên cạnh cái thúng đựng tôi. Mẹ tôi thỉnh thoảng kéo xệch tay chị vì sợ chạy lạc.
Chuyến tản cư đó toàn bộ gia đình tôi chạy cùng với dân chúng trong làng. Đạn thì cứ bay vi vút trên không trung, thỉnh thoảng lại có người ngã xuống mặt đường, có tiếng khóc than thể thảm, nhưng sao vẫn có tiếng cười nhỏ như sợ ai nghe của vài cô gái sa chân, bị lọt xuống sườn đê, lại có người giúp kéo lên.
Cho tới bây giờ tôi vẫn nhớ như in, là mẹ tôi không hề cười nói, cứ lầm lũi gánh tôi và gạo, quần áo cho cả nhà. Cũng có lúc mẹ tôi bị trẹo chân, lại ngồi bệt xuống bên đường, tự bóp chân đau, rồi đứng lên vì đạn vẫn veo veo đuổi theo. Chúng tôi đã đến làng Đám, xin tá túc.
Nhưng chỉ một tuần sau, chúng tôi phải đi xa hơn, nhưng không còn nghe đạn nổ, nên ai nấy cảm thấy buồn vui lẫn lộn vì chẳng biết đi đâu và bao giờ trở về làng xưa.
Thế rồi chúng tôi lại đi trên một con đê khác, hay chính con đê ấy, nhưng nó chạy song song với một dòng sông cạn, vì dòng sông này không rộng lắm , có khúc thấy một chiếc thuyền chở rất nặng không trôi theo dòng nước được, phải có 2 tốp người kéo trên vai những giây chão lớn lôi thuyền nặng ấy trôi trên lòng sông đầy cát, dòng sông ấy mang tên Tràng Cát.
Sông Tràng Cát chạy tới một ngã ba sông, hay đúng ra là có một dòng sông lớn chặn trước mặt, Tràng Cát nhập vào trường giang để đoàn người được thấy và nghe khúc giao hưởng tuyệt vời qua những cụm sóng vỗ như 2 bàn tay mở ra, úp lại. .. điệp trùng.
Hình ảnh ngã 3 sông trong ký ức xa vời, đã ám ảnh suốt thời gian tôi lớn lên, tôi không thích đi đâu trên sông nước, nhất là phải đứng trước một ngã 3 sông đầy gió mưa hay sương khói, ngày xưa đoàn người trong đó có gia đình bố mẹ tôi đã thẫn thờ trước ngõ cụt của dòng sông cạn bé nhỏ, ngần ngừ không biết đi về dâu ...
CAO MỴ NHÂN ( HNPD )