Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐOẠN ĐƯỜNG MÒN - CAO MỴ NHÂN
ĐOẠN ĐƯỜNG MÒN - CAO MỴ NHÂN
Cuộc
sống phải thế nào mới có ý nghĩa ? Buổi đó tôi đi bộ một mình trên bờ sông Rạch
Bắp, đoạn đường ngắn độ 1 Km thôi ...
Tôi
phải dừng lại ở chỗ đợi đò, mà quen miệng dân quanh đó gọi là " Bến đò
", để chờ đò ngang chở qua bên kia sông, vô địa phận Quận Củ Chi.
Cái
đoạn đường 1 Km đó, trong 2
năm trời tôi thường tới lui thật vắng vẻ, nếu nói đúng ra là hoang vu dễ sợ .
Một
bên là sông có viền cỏ dại, cao tới gần đầu người , một bên là cây rừng nhiệt
đới, tức cây cối tự mọc lên vô tổ chức, chằng chịt vào nhau.
Lối
mòn từ khá lâu năm, mới biến thành lối đi trơn bóng đất đỏ mầu hổ phách, không
một sợi cỏ chằng qua ...
Đó
là đường trong,sát bờ sông ...
Còn
đường ngoài chạy song song với nó, đường trong, mặt trải nhựa cũng từ lâu rồi,
nên lỗ chỗ ổ gà . Đường ngoài này có xe hơi cọc cạch, chỉ bộ máy bằng sắt thép,
còn toàn bộ thùng xe bằng gỗ .
Xe
chạy từ Bình Dương lên Rạch Bắp, một chuyến duy nhất trong ngày, nên ai có
việc, hay không việc, hoặc rảnh việc, đều có thể chọn con đường nhỏ này tới bến
qua sông ...
Đoạn
đường 1 cây số ấy, không gây cho bất cứ ai sự lo lắng, nỗi phiền buồn gì ...
Ngoài
những con cuốn chiếu rừng, mầu đen nhẫy , có độ dài khoảng 20 phân tây, chúng
đủng đỉnh bò từ bìa rừng bên này...băng qua lối mòn, tới mép sông bên kia ...thì không
còn sinh vật nào khác nữa ...
Thoạt
đầu tôi sợ rắn rít lắm, kế tới sợ người ta, biết đâu mà lần, bất trắc là lẽ dĩ
nhiên ...
Nhưng
sau chả thấy gì, chỉ có cái bóng mình in trên lối mòn đó, bâng khuâng, bơ vơ
chi lạ ...
Một
cây bằng lăng trổ
hoa mầu tím, sao tôi thấy lúc nào cũng như có hoa trên vòm lá thấp đó .
Đứng
bên thân cây bằng lăng nhiều lần để đợi đò, tôi vẫn chưa trả lời được thế nào
cuộc đời mới có ý nghĩa cho riêng mỗi con người .
Cũng
chẳng tự hỏi mình là: Sẽ ở nơi buồn bã đó tới bao lâu mới rời hẳn đi ...
Đoạn
đường 1 Km ngây ngô, vô tư hay đã thực sự vô cảm với người đời ...Nó, đoạn
đường đau khổ, tuyệt vọng vì ai, vì đâu .
Nó
thực sự vô tư, vô cảm trước hành trình tôi sắp bỏ về xa ...tôi phải về sống
dưới mái nhà ấm áp của tôi, chứ sao lại ở mãi trong ngôi nhà trên lưng chừng
đồi với 7 người của 7 gia đình khác nhau, họ có là 7 chú lùn đâu mà tôi trở
thành cô bạch tuyết .
Buổi
đó là ngày cuối cùng tôi thấp thoáng trên đoạn đường 1Km, lối mòn kỷ niệm rồi
...
Đứng
ở Bến đò một lúc, ngó lại vạt đồi chênh vênh như cuộc đời của mình ...mấy mái
tranh buồn nhớ ...người, đúng là một phần tâm trạng bài " quê nghèo "
của Phạm Duy
Tôi
đã thực sự sống như vậy 2 năm ở nông trường Tây Nam Rạch Bắp, để trồng cây xuất
khẩu " Hạt Điều
" do chỉ định hậu cải tạo, không phải là nằm mơ...
Nếu
có nằm mơ cũng chỉ là giấc mơ bình thường của những người nghèo khổ, bất lực,
bế tắc bởi nỗi khó khăn của xã hội gọi là " Xã hội Chủ nghĩa."
Chiếc
đò nhỏ tức xuồng ba lá cập Bến, bà lái đò cất giọng nói lớn vì nghĩ chỗ trống
vắng loãng khí trời, tôi
không nghe được chăng ...
Tôi
lầm lũi xuống chỗ đất lài, rồi lên đò ...
Lại
cũng chỉ có mình tôi qua đò ...như trước đó mình tôi đi bộ trên lối mòn đoạn
đường 1 Km .
Bà
lái đò hỏi thăm: " sao hôm nay cô đi một chắc dzậy , mấy
người kia đâu rồi ? " .
Tôi
ngó mặt sông, nước đang dâng đầy, sóng gợn thầm thì như tiếng thở dài sót sa
...
...Ồ
, mấy người kia mắc công việc nông trường, tôi về thành phố để mua thức ăn cho
họ.
Bà
đò hỏi tiếp : chiều hay mai lên ?
Tôi
định trả lời không bao giờ lên nữa, nhưng sợ bà đò hỏi tiếp, tôi nói : "
chưa biết " .
Quả
là tôi không lên Rạch Bắp nữa, cho tới bây giờ lại càng xem như chuyện dở hơi
nếu tôi trở lại đoạn đường mòn 1 Km ấy .
Có
lẽ ở trên đời , còn rất nhiều đoạn đường mòn, ngắn hay dài tuỳ theo nơi cư trú
của mình, nhớ hay quên tuỳ theo nỗi buồn vui của mình...
Kể
cả những con người dẫu có ở cạnh nhau, hay suốt kiếp chưa hề biết mặt nhau
...vẫn phải chấp nhận sự chia tay vĩnh viễn ...vì thời gian tưởng là dài thê
thiết , có đâu ngờ chớp mắt đã trăm năm ...
Qua
sông rồi, là mênh mông bãi hố bom xếp lên nhau chồng chất, năm đó 1980, năm năm
chưa đủ san bằng một nghịch cảnh bi thương của lịch sử ...
Đi
qua cánh đồng hố bom này, còn đầy bất trắc, nguy hiểm hơn đoạn đường mòn 1 Km
trên bờ sông vừa mới đi qua ...
Bao
nhiêu mộng mơ biến sạch, chỉ còn sự chết nếu sơ ý, hay tới hồi sui tận mạng,
một ngòi nổ nào tự tháo gỡ , nổ tung lên ...thế là xong, là hết ...
Tôi
không dám để cho tim thổn thức vì ai , vì đâu, những cánh chim bay soải cánh mịt mù sông nước ...
Mà
, mắt phải dán chặt vào con đường gập ghềnh trước mặt để kịp thời tránh né hiểm
nguy...dù vẫn biết chiến tranh là vậy, tất cả đều bình thường, chỉ có một điều
bất thường, không thường ...đó là sự xếp đặt của Thượng Đế mà loài người phải
biết ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐOẠN ĐƯỜNG MÒN - CAO MỴ NHÂN
ĐOẠN ĐƯỜNG MÒN - CAO MỴ NHÂN
Cuộc
sống phải thế nào mới có ý nghĩa ? Buổi đó tôi đi bộ một mình trên bờ sông Rạch
Bắp, đoạn đường ngắn độ 1 Km thôi ...
Tôi
phải dừng lại ở chỗ đợi đò, mà quen miệng dân quanh đó gọi là " Bến đò
", để chờ đò ngang chở qua bên kia sông, vô địa phận Quận Củ Chi.
Cái
đoạn đường 1 Km đó, trong 2
năm trời tôi thường tới lui thật vắng vẻ, nếu nói đúng ra là hoang vu dễ sợ .
Một
bên là sông có viền cỏ dại, cao tới gần đầu người , một bên là cây rừng nhiệt
đới, tức cây cối tự mọc lên vô tổ chức, chằng chịt vào nhau.
Lối
mòn từ khá lâu năm, mới biến thành lối đi trơn bóng đất đỏ mầu hổ phách, không
một sợi cỏ chằng qua ...
Đó
là đường trong,sát bờ sông ...
Còn
đường ngoài chạy song song với nó, đường trong, mặt trải nhựa cũng từ lâu rồi,
nên lỗ chỗ ổ gà . Đường ngoài này có xe hơi cọc cạch, chỉ bộ máy bằng sắt thép,
còn toàn bộ thùng xe bằng gỗ .
Xe
chạy từ Bình Dương lên Rạch Bắp, một chuyến duy nhất trong ngày, nên ai có
việc, hay không việc, hoặc rảnh việc, đều có thể chọn con đường nhỏ này tới bến
qua sông ...
Đoạn
đường 1 cây số ấy, không gây cho bất cứ ai sự lo lắng, nỗi phiền buồn gì ...
Ngoài
những con cuốn chiếu rừng, mầu đen nhẫy , có độ dài khoảng 20 phân tây, chúng
đủng đỉnh bò từ bìa rừng bên này...băng qua lối mòn, tới mép sông bên kia ...thì không
còn sinh vật nào khác nữa ...
Thoạt
đầu tôi sợ rắn rít lắm, kế tới sợ người ta, biết đâu mà lần, bất trắc là lẽ dĩ
nhiên ...
Nhưng
sau chả thấy gì, chỉ có cái bóng mình in trên lối mòn đó, bâng khuâng, bơ vơ
chi lạ ...
Một
cây bằng lăng trổ
hoa mầu tím, sao tôi thấy lúc nào cũng như có hoa trên vòm lá thấp đó .
Đứng
bên thân cây bằng lăng nhiều lần để đợi đò, tôi vẫn chưa trả lời được thế nào
cuộc đời mới có ý nghĩa cho riêng mỗi con người .
Cũng
chẳng tự hỏi mình là: Sẽ ở nơi buồn bã đó tới bao lâu mới rời hẳn đi ...
Đoạn
đường 1 Km ngây ngô, vô tư hay đã thực sự vô cảm với người đời ...Nó, đoạn
đường đau khổ, tuyệt vọng vì ai, vì đâu .
Nó
thực sự vô tư, vô cảm trước hành trình tôi sắp bỏ về xa ...tôi phải về sống
dưới mái nhà ấm áp của tôi, chứ sao lại ở mãi trong ngôi nhà trên lưng chừng
đồi với 7 người của 7 gia đình khác nhau, họ có là 7 chú lùn đâu mà tôi trở
thành cô bạch tuyết .
Buổi
đó là ngày cuối cùng tôi thấp thoáng trên đoạn đường 1Km, lối mòn kỷ niệm rồi
...
Đứng
ở Bến đò một lúc, ngó lại vạt đồi chênh vênh như cuộc đời của mình ...mấy mái
tranh buồn nhớ ...người, đúng là một phần tâm trạng bài " quê nghèo "
của Phạm Duy
Tôi
đã thực sự sống như vậy 2 năm ở nông trường Tây Nam Rạch Bắp, để trồng cây xuất
khẩu " Hạt Điều
" do chỉ định hậu cải tạo, không phải là nằm mơ...
Nếu
có nằm mơ cũng chỉ là giấc mơ bình thường của những người nghèo khổ, bất lực,
bế tắc bởi nỗi khó khăn của xã hội gọi là " Xã hội Chủ nghĩa."
Chiếc
đò nhỏ tức xuồng ba lá cập Bến, bà lái đò cất giọng nói lớn vì nghĩ chỗ trống
vắng loãng khí trời, tôi
không nghe được chăng ...
Tôi
lầm lũi xuống chỗ đất lài, rồi lên đò ...
Lại
cũng chỉ có mình tôi qua đò ...như trước đó mình tôi đi bộ trên lối mòn đoạn
đường 1 Km .
Bà
lái đò hỏi thăm: " sao hôm nay cô đi một chắc dzậy , mấy
người kia đâu rồi ? " .
Tôi
ngó mặt sông, nước đang dâng đầy, sóng gợn thầm thì như tiếng thở dài sót sa
...
...Ồ
, mấy người kia mắc công việc nông trường, tôi về thành phố để mua thức ăn cho
họ.
Bà
đò hỏi tiếp : chiều hay mai lên ?
Tôi
định trả lời không bao giờ lên nữa, nhưng sợ bà đò hỏi tiếp, tôi nói : "
chưa biết " .
Quả
là tôi không lên Rạch Bắp nữa, cho tới bây giờ lại càng xem như chuyện dở hơi
nếu tôi trở lại đoạn đường mòn 1 Km ấy .
Có
lẽ ở trên đời , còn rất nhiều đoạn đường mòn, ngắn hay dài tuỳ theo nơi cư trú
của mình, nhớ hay quên tuỳ theo nỗi buồn vui của mình...
Kể
cả những con người dẫu có ở cạnh nhau, hay suốt kiếp chưa hề biết mặt nhau
...vẫn phải chấp nhận sự chia tay vĩnh viễn ...vì thời gian tưởng là dài thê
thiết , có đâu ngờ chớp mắt đã trăm năm ...
Qua
sông rồi, là mênh mông bãi hố bom xếp lên nhau chồng chất, năm đó 1980, năm năm
chưa đủ san bằng một nghịch cảnh bi thương của lịch sử ...
Đi
qua cánh đồng hố bom này, còn đầy bất trắc, nguy hiểm hơn đoạn đường mòn 1 Km
trên bờ sông vừa mới đi qua ...
Bao
nhiêu mộng mơ biến sạch, chỉ còn sự chết nếu sơ ý, hay tới hồi sui tận mạng,
một ngòi nổ nào tự tháo gỡ , nổ tung lên ...thế là xong, là hết ...
Tôi
không dám để cho tim thổn thức vì ai , vì đâu, những cánh chim bay soải cánh mịt mù sông nước ...
Mà
, mắt phải dán chặt vào con đường gập ghềnh trước mặt để kịp thời tránh né hiểm
nguy...dù vẫn biết chiến tranh là vậy, tất cả đều bình thường, chỉ có một điều
bất thường, không thường ...đó là sự xếp đặt của Thượng Đế mà loài người phải
biết ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)