Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐỌC THƠ BÊN CỖ SỰ - CAO MỴ NHÂN
ĐỌC
THƠ BÊN CỖ SỰ - CAO MỴ NHÂN
Tôi vừa hồi âm chị bạn ở xa, phu nhân cố
nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả bài ca danh tiếng " Nắng Chiều ",
chị ấy có khuê danh là Nguyễn Nga, thành viên nhóm Nhân Ảnh Tân Văn do Nhà văn
Việt Hải Los
Angeles chủ trương , rằng:
Cuộc đời là tổng hợp của những tình cờ và
bất trắc, với tuổi mộng mị xuân thu của tôi, và có thể của chị nữa, như đang
đặt trên sàng, nếu giữ được tình nghĩa ở đời, thì may ra níu kéo nhau đứng lại
lâu hơn trên bờ sinh tử .
Hay: tình nghĩa là mối tương giao, dắt díu
nối thêm tháng ngày nơi trần thế...cho chúng ta có dịp gần nhau vui vẻ .
Thế nên, Cao Mỵ Nhân chạnh nhớ, đầu xuân
năm 1982 ở Saigon, bấy giờ Cao Mỵ Nhân mới đi tù cải tạo về, được sinh hoạt thơ
văn cùng quý vị nữ lưu cao niên trong thi đàn Quỳnh Dao, một hội thơ quy tụ hầu
hết các nữ sĩ tên tuổi như Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, Vân Nương, Quỳ Hương, Tuệ
Mai vv...
Nữ thi sĩ Tuệ Mai,( 1922 - 1982 ) là ái nữ
thi ông Á Nam Trần Tuấn Khải, bạn thơ thần sầu của thi sĩ thiền sư Phạm Thiên
Thư, ( người thi sĩ huyễn tưởng lên Động Hoa Vàng để từ quan, sống ẩn với thơ
ca ) nữ sĩ đã ngã bệnh và thất lộc khi chị vừa đúng hoa giáp .
Trước lúc di quan vài tiếng đồng hồ, Cao
Mỵ Nhân cấp tốc tổ chức buổi hội thơ bỏ túi, nghĩa là không mời đông đảo thi
khách, vì tình hình không thuận tiện cho tất cả mọi người, nên khách dự chính
là khách tới để đi đưa ma...
Nhưng, phần hành diễn thơ gồm: nghệ sĩ
diễn ngâm Hồ Điệp, Thi sĩ ngâm sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của thi ông Ưng Bình
Thúc Giạ Thị , Nghệ sĩ Đoàn Yên Lính, giọng ngâm nam của ban Tao Đàn , và Cao
Mỵ Nhân tôi.
Chúng tôi ngâm thơ nữ sĩ Tuệ Mai cho nhà
thơ đang nằm trong quan tài nghe lần cuối ở cõi dương trần này, để rồi ra đi về
cõi vô cùng mù ảo ...
Bảy tập thơ Tuệ Mai đặt trên
cỗ sự, tiếng sáo quen thuộc trong máy vi âm ...Thơ ngâm trong giờ tử biệt não
nùng, thê thiết làm sao...
Giọng ngâm thơ vẳng lên như tiếng khóc
nghẹn ngào ...Buổi đó những người hiện diện đều rơi nước mắt ...
Nay ở hải ngoại, nữ sĩ Minh Đức Hoài
Trinh, mới vừa mãn phần ngày 9/6/2017, hiện cố thi sĩ còn nán lại nhà vãng sanh
Peek , rồi sẽ về Tây Trúc linh liêng nay mai ...
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh ( 1930 -2017 ),
tác giả nhiều tập văn thơ ...
Nhưng độc giả và khách yêu thơ nhớ nhất là
2 bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm
Duy phổ nhạc :
Kiếp nào có yêu nhau
Đừng bỏ em một mình ...
Qua bài " Đừng bỏ em một mình "
như lời trối trăng muộn màng, hay là lời tiên tri thơ mộng, tác giả dặn dò
người tình rằng:
Xin đừng để nhà thơ nằm lạnh, nghe tiếng kinh cầu bí hiểm như
tiếng gọi hồn, tiếng búa nện đinh đóng nắp quan tài, cũng đừng thắp nhang đốt
nến, khói mờ làm che mặt người yêu ... Và , cuối cùng cũng phải vào nghĩa
trang, ngôi mộ trinh, hay là ngôi mộ Minh Đức Hoài Trinh đấy, cỏ sẽ xanh lên
cùng thiên thu bất tuyệt ...
Chuyện Văn Nghệ sĩ chung cuộc thì nhiều,
nhưng nữ thi sĩ qua đời "thấp thoáng" nên, không
làm thơ thì thôi, mà làm thơ rồi, người thơ đều muốn nghe thơ mình, như là âm
hưởng truyền thuyết đắm say...
Khiến tôi có ý nghĩ " sao không đọc
thơ bên quan tài thi sĩ " nhỉ ? Chúng ta tiễn người thơ đi về cõi Vĩnh
hằng, còn lời nào thâm tình thơ mộng hơn lời thơ của chính khách vãng sanh đó
chứ ?
Song nghĩ lại, ở Hoa
Kỳ đâu phải VN, không khí tha hương đâu phải rề rà, bâng khuâng như bên quê cũ
xa vời ...
Vả chăng nỗi buồn nào cũng không bằng sự
lặng im, nghe tiếng thời gian âm thầm, tiễn người chung cuộc về thiên cổ .
Quả tình tổng hợp những tình cờ và bất
trắc là cuộc đời, những suy tư, huyễn cảm cũng là ...tình tiết vô thường , nên
chi tang lễ càng trầm lặng càng toát lên được tính buồn thương, cảm lụy... của
cuộc chia ly vĩnh viễn với người tử biệt . ..
Cuối cùng còn lại cái tình, cái nghĩa với
nhau thôi, là sống mãi trong tâm tư tình cảm thân nhân, tha nhân, hay tình
nhân, thế nhân mãi mãi ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐỌC THƠ BÊN CỖ SỰ - CAO MỴ NHÂN
ĐỌC
THƠ BÊN CỖ SỰ - CAO MỴ NHÂN
Tôi vừa hồi âm chị bạn ở xa, phu nhân cố
nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả bài ca danh tiếng " Nắng Chiều ",
chị ấy có khuê danh là Nguyễn Nga, thành viên nhóm Nhân Ảnh Tân Văn do Nhà văn
Việt Hải Los
Angeles chủ trương , rằng:
Cuộc đời là tổng hợp của những tình cờ và
bất trắc, với tuổi mộng mị xuân thu của tôi, và có thể của chị nữa, như đang
đặt trên sàng, nếu giữ được tình nghĩa ở đời, thì may ra níu kéo nhau đứng lại
lâu hơn trên bờ sinh tử .
Hay: tình nghĩa là mối tương giao, dắt díu
nối thêm tháng ngày nơi trần thế...cho chúng ta có dịp gần nhau vui vẻ .
Thế nên, Cao Mỵ Nhân chạnh nhớ, đầu xuân
năm 1982 ở Saigon, bấy giờ Cao Mỵ Nhân mới đi tù cải tạo về, được sinh hoạt thơ
văn cùng quý vị nữ lưu cao niên trong thi đàn Quỳnh Dao, một hội thơ quy tụ hầu
hết các nữ sĩ tên tuổi như Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, Vân Nương, Quỳ Hương, Tuệ
Mai vv...
Nữ thi sĩ Tuệ Mai,( 1922 - 1982 ) là ái nữ
thi ông Á Nam Trần Tuấn Khải, bạn thơ thần sầu của thi sĩ thiền sư Phạm Thiên
Thư, ( người thi sĩ huyễn tưởng lên Động Hoa Vàng để từ quan, sống ẩn với thơ
ca ) nữ sĩ đã ngã bệnh và thất lộc khi chị vừa đúng hoa giáp .
Trước lúc di quan vài tiếng đồng hồ, Cao
Mỵ Nhân cấp tốc tổ chức buổi hội thơ bỏ túi, nghĩa là không mời đông đảo thi
khách, vì tình hình không thuận tiện cho tất cả mọi người, nên khách dự chính
là khách tới để đi đưa ma...
Nhưng, phần hành diễn thơ gồm: nghệ sĩ
diễn ngâm Hồ Điệp, Thi sĩ ngâm sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của thi ông Ưng Bình
Thúc Giạ Thị , Nghệ sĩ Đoàn Yên Lính, giọng ngâm nam của ban Tao Đàn , và Cao
Mỵ Nhân tôi.
Chúng tôi ngâm thơ nữ sĩ Tuệ Mai cho nhà
thơ đang nằm trong quan tài nghe lần cuối ở cõi dương trần này, để rồi ra đi về
cõi vô cùng mù ảo ...
Bảy tập thơ Tuệ Mai đặt trên
cỗ sự, tiếng sáo quen thuộc trong máy vi âm ...Thơ ngâm trong giờ tử biệt não
nùng, thê thiết làm sao...
Giọng ngâm thơ vẳng lên như tiếng khóc
nghẹn ngào ...Buổi đó những người hiện diện đều rơi nước mắt ...
Nay ở hải ngoại, nữ sĩ Minh Đức Hoài
Trinh, mới vừa mãn phần ngày 9/6/2017, hiện cố thi sĩ còn nán lại nhà vãng sanh
Peek , rồi sẽ về Tây Trúc linh liêng nay mai ...
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh ( 1930 -2017 ),
tác giả nhiều tập văn thơ ...
Nhưng độc giả và khách yêu thơ nhớ nhất là
2 bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm
Duy phổ nhạc :
Kiếp nào có yêu nhau
Đừng bỏ em một mình ...
Qua bài " Đừng bỏ em một mình "
như lời trối trăng muộn màng, hay là lời tiên tri thơ mộng, tác giả dặn dò
người tình rằng:
Xin đừng để nhà thơ nằm lạnh, nghe tiếng kinh cầu bí hiểm như
tiếng gọi hồn, tiếng búa nện đinh đóng nắp quan tài, cũng đừng thắp nhang đốt
nến, khói mờ làm che mặt người yêu ... Và , cuối cùng cũng phải vào nghĩa
trang, ngôi mộ trinh, hay là ngôi mộ Minh Đức Hoài Trinh đấy, cỏ sẽ xanh lên
cùng thiên thu bất tuyệt ...
Chuyện Văn Nghệ sĩ chung cuộc thì nhiều,
nhưng nữ thi sĩ qua đời "thấp thoáng" nên, không
làm thơ thì thôi, mà làm thơ rồi, người thơ đều muốn nghe thơ mình, như là âm
hưởng truyền thuyết đắm say...
Khiến tôi có ý nghĩ " sao không đọc
thơ bên quan tài thi sĩ " nhỉ ? Chúng ta tiễn người thơ đi về cõi Vĩnh
hằng, còn lời nào thâm tình thơ mộng hơn lời thơ của chính khách vãng sanh đó
chứ ?
Song nghĩ lại, ở Hoa
Kỳ đâu phải VN, không khí tha hương đâu phải rề rà, bâng khuâng như bên quê cũ
xa vời ...
Vả chăng nỗi buồn nào cũng không bằng sự
lặng im, nghe tiếng thời gian âm thầm, tiễn người chung cuộc về thiên cổ .
Quả tình tổng hợp những tình cờ và bất
trắc là cuộc đời, những suy tư, huyễn cảm cũng là ...tình tiết vô thường , nên
chi tang lễ càng trầm lặng càng toát lên được tính buồn thương, cảm lụy... của
cuộc chia ly vĩnh viễn với người tử biệt . ..
Cuối cùng còn lại cái tình, cái nghĩa với
nhau thôi, là sống mãi trong tâm tư tình cảm thân nhân, tha nhân, hay tình
nhân, thế nhân mãi mãi ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)