Mỗi Ngày Một Chuyện

ĐÓN CHUYẾN TẦU ĐI - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Có lẽ tôi bay nhảy nhiều quá, nên bây giờ tôi...đau tim cũng phải.


ĐÓN CHUYẾN TẦU ĐI   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Chiếc xe hơi không tốt lắm, của người thanh niên đã luống một chút tuổi già, chở Minh Nguyệt với tôi từ Bonn đi Dortmund khi trời đã chiều sâm sẩm tối. 

Xa lộ ở Đức buồn vắng, không đông nghẹt như ở Mỹ, có vài đoạn exit bên tay trái, như vậy con đường đó phải một chiều. Tôi quên hỏi và cũng quên ghi lại, lởn vởn ý nghĩ " mình sẽ không trở lại những nơi mình đã đi qua, vì quả là dư tiền, dư thì giờ mới làm  chuyện lập lại đó. 

Lý do đã rời VN, ra đi thế giới, đã thấy trên hành tinh này biết bao xứ sở đẹp, lạ.

Nếu có điều kiện vật chất, tiền bạc và sức khoẻ, thì cũng nên tới một nơi xa lạ khác, vãn cảnh, cho biết thêm những công trình tạo dựng của đấng Hoá Công. 

 

Thế rồi thì hôm sau, chúng tôi được quý vị ở địa phương đưa ra ga xe lửa đi Berlin. 

Trên đường sắt dài bốn trăm mấy chục cây số, chạy suốt chiều ngang nước Đức. 

Berlin cũng là thành phố chia đôi tây, đông Đức thủa trước thập niên 90 thế kỷ vừa qua. 

Phong cảnh đôi miền đều mang phong cách Đức, nhưng bên phía tây thì giàu sang, tươi mát bao nhiêu, phía đông lạc hậu, cằn cỗi bấy nhiêu. 

Hồi chúng tôi qua Đức, vào 11/ 1994, tức bức tường Bá Linh mới kéo sập trước đó ít lâu, có đoạn gạch vữa còn ngổn ngang.  

Xong việc, chúng tôi lại từ Đông Đức về Tây Đức bằng tầu hoả, tức xe lửa.  

 

Xe lửa hay tầu lửa, mà miền bắc VN kêu là tầu hoả. 

Thủa xưa ở ngoài bắc, gia đình ba má tôi, đã đi những chuyến tầu từ Hà Nội lên Lao Kay, từ Hà Nội xuống Hải Phòng, phát xuất từ ga Hàng Cỏ Hà Nội đi các nơi vừa nêu, đã như in vào trí nhớ tôi, dù bấy giờ  còn niên thiếu . 

Nên những lối vào chỗ lấy vé, để sau đó ra ga, chính thức nơi có những con tầu đang đậu, những con tầu sắp đến, hay những con tầu sẽ ra đi, tất cả đều  cho ta cảm giác buồn ...

Tuy tôi vừa học xong tiểu học, mới lên đệ thất, tức lớp 6 bây giờ, thì di cư, nhưng tôi đã gần như ...xoáy mòn vào cảnh nhớ thương của những người ra đi, và kẻ ở lại . 

Tôi thích ra ga xe lửa ở Hải Phòng, để nhìn thiên hạ tiễn biệt nhau: 

 

Những ngày nghỉ học, tôi hay tới

Đón chuyến tầu đi đến những ga

Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt

Lòng buồn đau xót nỗi chia xa 

         (Tế Hanh 1921 - 2009) 

 

Nỗi đau xót chia tay ở ga xe lửa thì có vẻ thật buồn, nhưng thực chất lại ...vui vui. Không biết có phải vì những chuyến chia xa đó đa phần là ngắn hạn. 

E lâu lắm cũng chỉ ít ngày, vài tháng hay mấy năm, chứ rất hiếm khi xa cách tới cả đời. 

Chưa kể sau này người ta dùng xe lửa chỉ để chở hàng, để có phương tiện di chuyển đông người đi cắm trại. 

Và như trên tôi trình bầy về các chuyến xe lửa chạy dọc đường dài ở Đức hay ở Tiệp Khắc, mà chúng tôi có dịp đi ngang đâu đó vào giờ sớm, thì còn số hành khách xử dụng vài trạm dừng để đi làm nữa. 

 

Khi đã di cư vô nam, tôi đã lớn hơn, xe lửa đối với tôi lại thân quen dễ sợ...

Chúng tôi đi dự trại hè, trại họp bạn Hướng Đạo vv...bằng xe lửa Saigon - Đà Lạt, Saigon - Nha Trang. 

Rồi lớn hơn nữa, khi tôi đã "đi lính", thì Saigon - Đà Nẵng, xa hơn là Huế, Quảng Trị . 

Tất nhiên tôi vẫn có thể đi quân xa, đi xe đò, hay càng về sau, nhu cầu công tác, tôi phải xin các phương tiện máy bay quân sự và dân sự. 

Có lẽ tôi bay nhảy nhiều quá, nên bây giờ tôi ...đau tim cũng phải. Mà đàn con tôi 4 đứa, cũng xục xịch tim luôn, vì cả khi tôi có bầu chúng, tôi vẫn lên trực thăng đi công tác các vùng đồi núi thuộc Quân Khu I, mẹ chồng tôi đã có lần thốt: " Mi như cánh chim vậy bây, không biết sợ à ? " . 

Bên cạnh con đường chính đáng của nghề công tác xã hội, là những chuyến phiêu lưu lẻ, tôi vẫn không quên hình ảnh những chuyến tầu đi đến những ga ( của nhà thơ Tế Hanh tiền chiến ) . 

Song, nay tôi không cần phải thương vay, khóc mướn nữa , vì chính tôi phải đóng những vai trò kẻ ở hay người đi, tuy cũng chỉ là ngắn hạn. 

 

Hôm nay anh gởi cho tôi bức hình có đôi đường sắt chạy tới vô cực. 

Đôi đường sắt đó miền nam hay nói đường ray (railway), miền trung kêu đường xe lửa, người bắc thì vẫn gọi đường tàu hoả. 

Tôi thấy cả 3 danh xưng này đều không nghe thơ mộng gì cả . Muốn cảm giác thơ mộng, nó, đường tàu đó phải đi kèm với những sân ga, những khách đến, kẻ ra đi, và người ở lại . 

Anh đang cười là " răng mấy hôm ni cứ nỏi  chuyện đi, chuyện ỡ hoài vậy ? " 

Thì có gì đâu, tại bức hình chỉ chụp một đoạn đường sắt thôi, không có con tầu ở trên, nhưng rõ ràng khúc đường sắt đó đang cho con tàu nuốt chửng. 

Một khúc đường sắt chợt mở ra trước mặt, giữa núi rừng đồng ruộng...thấy ngay hình ảnh con tầu sẽ chạy thật nhanh, hun hút ...

 

Tôi nói với anh là tôi đã cùng bạn dắt nhau đi trên đôi đường sắt ở đoạn ga Lăng Cô, mà một bên là rừng, một bên là đèo Hải Vân ...

Sao tôi có thể liều lĩnh thế, chỉ cần say mê tâm sự, không nghe tiếng còi tầu, là con tầu có thể cuốn phăng đi giữa núi rừng. Bởi vì con tầu chạy đường trường, mục đích của nó là những sân ga, không phải đôi đường sắt đó . 

Năm 1958, một vị xếp ga nào đó ở miền nam, đã trúng số độc đắc  (một triệu đồng) . 

Nhưng vì suốt đời ông ta phải sống với đường sắt, con tàu , sân ga ...và những người khách vui buồn lẫn lộn, ồn ào một lúc, lại hoang vắng mênh mông.

Bấy giờ tôi theo đoàn Nữ Hướng Đạo đi trại trường ở Vạn Giả Tu Bông, nên có dịp ra biển Đại Lãnh chơi, tình cờ ông xếp ga Đại Lãnh triệu phú đó đã mua xe hơi, chở gia đình đi chơi xuyên việt, dừng lại Đại Lãnh, để thấy rõ nỗi quạnh hiu của một trạm ngừng, còn gọi Ga Xép . 

Năm đó tôi viết được tập thơ Ga Xép, đã thất lạc, nhưng còn nhớ chút thơ trên đường tầu thăm thẳm: 

 

Một đôi đường sắt chạy song song

Đường nối tình em tới bạn lòng 

Đường nối ga đời xa héo hắt 

Anh về, em khóc, thế thôi xong...  ( Ga xép CMN ) 

 

Quả là một nhà ga xe lửa, phải có đủ 4 yếu tố : 

Sân ga, đường tầu, con tầu và người đi kẻ ở . 

Tại sao không nói hành khách, mà với xe lửa, tầu lửa hay tầu hoả, phải nhấn mạnh 2 giới chia tay ...

Chia tay với tầu lửa, cũng chỉ cần người đi, kẻ ở nào đó đại diện cho cuộc tiễn biệt đầy mầu sắc trữ tình lãng mạn thôi.

Bây giờ ngồi ngó lại trong tâm tưởng, nhà ga nào đẹp nhất VN. Có lẽ may ra, ga xe lửa Đà Lạt là tương đối sang hơn cả . 

Các ga khác thì chỉ bình bình . 

Sau này Ga Xe Lửa Saigon, ra Trung, Bắc, có trạm Nguyễn Thông trung ương, rồi đổi ra Bình Triệu. Nhưng tưởng là bề mặt ga rộng rãi thế, thì phải khoảng khoát , sạch sẽ, vệ sinh...

Dè đâu, càng rộng càng không kiểm soát được, họ đã biến sân ga, thay vì để đứng bơ vơ xem tiễn biệt, nếu không được như Ga Lyon đèn vàng của thi sĩ Cung Trầm Tưởng , thì cũng bâng khuâng tình cảm như ga của Tế Hanh tiền chiến...

Đằng này ga là chỗ chứa hàng chuyến buôn thua bán lỗ, ga là chỗ chứa nước tắm giặt ngay giữa thanh thiên bạch nhật ...

Ôi thôi , chẳng còn gì thơ với mộng, bởi vì với csvn nhà cầu không được đánh giá cao, thì cũng xin giữ chút thể diện cho ga, nếp văn hoá xa xưa còn lại.

Chớ trời ôi , ngay giữa sân ga còn nặc nồng xú uế do tiêu tiểu của "người đi, kẻ ở" ba vạ , tôi chả dám đọc thơ khoe với anh: " tầu đi mất nửa ngày nhung nhớ, mất nửa ngày nghe gió thở dài..." nữa...

 

          CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐÓN CHUYẾN TẦU ĐI - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Có lẽ tôi bay nhảy nhiều quá, nên bây giờ tôi...đau tim cũng phải.


ĐÓN CHUYẾN TẦU ĐI   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Chiếc xe hơi không tốt lắm, của người thanh niên đã luống một chút tuổi già, chở Minh Nguyệt với tôi từ Bonn đi Dortmund khi trời đã chiều sâm sẩm tối. 

Xa lộ ở Đức buồn vắng, không đông nghẹt như ở Mỹ, có vài đoạn exit bên tay trái, như vậy con đường đó phải một chiều. Tôi quên hỏi và cũng quên ghi lại, lởn vởn ý nghĩ " mình sẽ không trở lại những nơi mình đã đi qua, vì quả là dư tiền, dư thì giờ mới làm  chuyện lập lại đó. 

Lý do đã rời VN, ra đi thế giới, đã thấy trên hành tinh này biết bao xứ sở đẹp, lạ.

Nếu có điều kiện vật chất, tiền bạc và sức khoẻ, thì cũng nên tới một nơi xa lạ khác, vãn cảnh, cho biết thêm những công trình tạo dựng của đấng Hoá Công. 

 

Thế rồi thì hôm sau, chúng tôi được quý vị ở địa phương đưa ra ga xe lửa đi Berlin. 

Trên đường sắt dài bốn trăm mấy chục cây số, chạy suốt chiều ngang nước Đức. 

Berlin cũng là thành phố chia đôi tây, đông Đức thủa trước thập niên 90 thế kỷ vừa qua. 

Phong cảnh đôi miền đều mang phong cách Đức, nhưng bên phía tây thì giàu sang, tươi mát bao nhiêu, phía đông lạc hậu, cằn cỗi bấy nhiêu. 

Hồi chúng tôi qua Đức, vào 11/ 1994, tức bức tường Bá Linh mới kéo sập trước đó ít lâu, có đoạn gạch vữa còn ngổn ngang.  

Xong việc, chúng tôi lại từ Đông Đức về Tây Đức bằng tầu hoả, tức xe lửa.  

 

Xe lửa hay tầu lửa, mà miền bắc VN kêu là tầu hoả. 

Thủa xưa ở ngoài bắc, gia đình ba má tôi, đã đi những chuyến tầu từ Hà Nội lên Lao Kay, từ Hà Nội xuống Hải Phòng, phát xuất từ ga Hàng Cỏ Hà Nội đi các nơi vừa nêu, đã như in vào trí nhớ tôi, dù bấy giờ  còn niên thiếu . 

Nên những lối vào chỗ lấy vé, để sau đó ra ga, chính thức nơi có những con tầu đang đậu, những con tầu sắp đến, hay những con tầu sẽ ra đi, tất cả đều  cho ta cảm giác buồn ...

Tuy tôi vừa học xong tiểu học, mới lên đệ thất, tức lớp 6 bây giờ, thì di cư, nhưng tôi đã gần như ...xoáy mòn vào cảnh nhớ thương của những người ra đi, và kẻ ở lại . 

Tôi thích ra ga xe lửa ở Hải Phòng, để nhìn thiên hạ tiễn biệt nhau: 

 

Những ngày nghỉ học, tôi hay tới

Đón chuyến tầu đi đến những ga

Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt

Lòng buồn đau xót nỗi chia xa 

         (Tế Hanh 1921 - 2009) 

 

Nỗi đau xót chia tay ở ga xe lửa thì có vẻ thật buồn, nhưng thực chất lại ...vui vui. Không biết có phải vì những chuyến chia xa đó đa phần là ngắn hạn. 

E lâu lắm cũng chỉ ít ngày, vài tháng hay mấy năm, chứ rất hiếm khi xa cách tới cả đời. 

Chưa kể sau này người ta dùng xe lửa chỉ để chở hàng, để có phương tiện di chuyển đông người đi cắm trại. 

Và như trên tôi trình bầy về các chuyến xe lửa chạy dọc đường dài ở Đức hay ở Tiệp Khắc, mà chúng tôi có dịp đi ngang đâu đó vào giờ sớm, thì còn số hành khách xử dụng vài trạm dừng để đi làm nữa. 

 

Khi đã di cư vô nam, tôi đã lớn hơn, xe lửa đối với tôi lại thân quen dễ sợ...

Chúng tôi đi dự trại hè, trại họp bạn Hướng Đạo vv...bằng xe lửa Saigon - Đà Lạt, Saigon - Nha Trang. 

Rồi lớn hơn nữa, khi tôi đã "đi lính", thì Saigon - Đà Nẵng, xa hơn là Huế, Quảng Trị . 

Tất nhiên tôi vẫn có thể đi quân xa, đi xe đò, hay càng về sau, nhu cầu công tác, tôi phải xin các phương tiện máy bay quân sự và dân sự. 

Có lẽ tôi bay nhảy nhiều quá, nên bây giờ tôi ...đau tim cũng phải. Mà đàn con tôi 4 đứa, cũng xục xịch tim luôn, vì cả khi tôi có bầu chúng, tôi vẫn lên trực thăng đi công tác các vùng đồi núi thuộc Quân Khu I, mẹ chồng tôi đã có lần thốt: " Mi như cánh chim vậy bây, không biết sợ à ? " . 

Bên cạnh con đường chính đáng của nghề công tác xã hội, là những chuyến phiêu lưu lẻ, tôi vẫn không quên hình ảnh những chuyến tầu đi đến những ga ( của nhà thơ Tế Hanh tiền chiến ) . 

Song, nay tôi không cần phải thương vay, khóc mướn nữa , vì chính tôi phải đóng những vai trò kẻ ở hay người đi, tuy cũng chỉ là ngắn hạn. 

 

Hôm nay anh gởi cho tôi bức hình có đôi đường sắt chạy tới vô cực. 

Đôi đường sắt đó miền nam hay nói đường ray (railway), miền trung kêu đường xe lửa, người bắc thì vẫn gọi đường tàu hoả. 

Tôi thấy cả 3 danh xưng này đều không nghe thơ mộng gì cả . Muốn cảm giác thơ mộng, nó, đường tàu đó phải đi kèm với những sân ga, những khách đến, kẻ ra đi, và người ở lại . 

Anh đang cười là " răng mấy hôm ni cứ nỏi  chuyện đi, chuyện ỡ hoài vậy ? " 

Thì có gì đâu, tại bức hình chỉ chụp một đoạn đường sắt thôi, không có con tầu ở trên, nhưng rõ ràng khúc đường sắt đó đang cho con tàu nuốt chửng. 

Một khúc đường sắt chợt mở ra trước mặt, giữa núi rừng đồng ruộng...thấy ngay hình ảnh con tầu sẽ chạy thật nhanh, hun hút ...

 

Tôi nói với anh là tôi đã cùng bạn dắt nhau đi trên đôi đường sắt ở đoạn ga Lăng Cô, mà một bên là rừng, một bên là đèo Hải Vân ...

Sao tôi có thể liều lĩnh thế, chỉ cần say mê tâm sự, không nghe tiếng còi tầu, là con tầu có thể cuốn phăng đi giữa núi rừng. Bởi vì con tầu chạy đường trường, mục đích của nó là những sân ga, không phải đôi đường sắt đó . 

Năm 1958, một vị xếp ga nào đó ở miền nam, đã trúng số độc đắc  (một triệu đồng) . 

Nhưng vì suốt đời ông ta phải sống với đường sắt, con tàu , sân ga ...và những người khách vui buồn lẫn lộn, ồn ào một lúc, lại hoang vắng mênh mông.

Bấy giờ tôi theo đoàn Nữ Hướng Đạo đi trại trường ở Vạn Giả Tu Bông, nên có dịp ra biển Đại Lãnh chơi, tình cờ ông xếp ga Đại Lãnh triệu phú đó đã mua xe hơi, chở gia đình đi chơi xuyên việt, dừng lại Đại Lãnh, để thấy rõ nỗi quạnh hiu của một trạm ngừng, còn gọi Ga Xép . 

Năm đó tôi viết được tập thơ Ga Xép, đã thất lạc, nhưng còn nhớ chút thơ trên đường tầu thăm thẳm: 

 

Một đôi đường sắt chạy song song

Đường nối tình em tới bạn lòng 

Đường nối ga đời xa héo hắt 

Anh về, em khóc, thế thôi xong...  ( Ga xép CMN ) 

 

Quả là một nhà ga xe lửa, phải có đủ 4 yếu tố : 

Sân ga, đường tầu, con tầu và người đi kẻ ở . 

Tại sao không nói hành khách, mà với xe lửa, tầu lửa hay tầu hoả, phải nhấn mạnh 2 giới chia tay ...

Chia tay với tầu lửa, cũng chỉ cần người đi, kẻ ở nào đó đại diện cho cuộc tiễn biệt đầy mầu sắc trữ tình lãng mạn thôi.

Bây giờ ngồi ngó lại trong tâm tưởng, nhà ga nào đẹp nhất VN. Có lẽ may ra, ga xe lửa Đà Lạt là tương đối sang hơn cả . 

Các ga khác thì chỉ bình bình . 

Sau này Ga Xe Lửa Saigon, ra Trung, Bắc, có trạm Nguyễn Thông trung ương, rồi đổi ra Bình Triệu. Nhưng tưởng là bề mặt ga rộng rãi thế, thì phải khoảng khoát , sạch sẽ, vệ sinh...

Dè đâu, càng rộng càng không kiểm soát được, họ đã biến sân ga, thay vì để đứng bơ vơ xem tiễn biệt, nếu không được như Ga Lyon đèn vàng của thi sĩ Cung Trầm Tưởng , thì cũng bâng khuâng tình cảm như ga của Tế Hanh tiền chiến...

Đằng này ga là chỗ chứa hàng chuyến buôn thua bán lỗ, ga là chỗ chứa nước tắm giặt ngay giữa thanh thiên bạch nhật ...

Ôi thôi , chẳng còn gì thơ với mộng, bởi vì với csvn nhà cầu không được đánh giá cao, thì cũng xin giữ chút thể diện cho ga, nếp văn hoá xa xưa còn lại.

Chớ trời ôi , ngay giữa sân ga còn nặc nồng xú uế do tiêu tiểu của "người đi, kẻ ở" ba vạ , tôi chả dám đọc thơ khoe với anh: " tầu đi mất nửa ngày nhung nhớ, mất nửa ngày nghe gió thở dài..." nữa...

 

          CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm