Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐỒNG CÁT HẢI LĂNG - CAO MỴ NHÂN
ĐỒNG CÁT HẢI LĂNG - CAO MỴ NHÂN
Hôm
xưa tôi có kể cho anh nghe về đoạn đường từ hồ Tịnh Tâm ra cửa Thượng Tứ vắng
tanh, vắng ngắt, vào lúc mới 5 giờ sớm thôi, tôi phải cuốc bộ một mình, để sẽ
tới bến xe Nguyễn Hoàng đi Quảng Trị cho kịp sáng thứ hai làm việc .
Ngôi
nhà số 124 đường Đinh Bộ Lĩnh, song song với một phần hồ Tịnh nêu trên, do chú
dì thuê từ khi nào, tôi chả biết, vì chú dì tôi có nhà trong Đà Nẵng, nhưng ông
phục vụ tại quân y viện Nguyễn Tri Phương, nên ra Huế ở cho gần sở.
Còn
tôi thì đa đoan hơn, ấy là tôi đang tập sự công tác xã hội ngoài La Vang Quảng
Trị lận.
Nhưng
vì tôi cũng đã lập gia đình ở Đà Nẵng, nên tôi hay có màn về thăm nhà ...chồng,
chúng tôi phải ghé nhà chú dì ở lại những buổi không kịp đi tiếp đường trường
hoặc vô hoặc ra khỏi điểm tạm ghé Huế đó .
Và
đó là ngày đầu tiên tôi dám một mình rỡn đùa với ma bên dọc hồ .
Chú
có xe Jeep, nhưng 7 giờ sáng mới đi làm, dì trông em bé con dì, tôi đã lỡ ở lại
Huế chơi, thì ráng mà kiếm phương tiện trở ra Quảng Trị đầu tuần .
Tôi
thức dậy lúc 4.30 sáng, vệ sinh xong xuôi, đúng 5.00 tinh mơ, chào chú dì rồi
tự mở đôi cánh cửa trước ra đường Đinh Bộ Lĩnh tối câm.
Bắt
đầu có những làn gió mát đến lạnh người từ bên hồ thổi qua.
Sao
bấy giờ tôi chẳng biết sợ gì cả, cứ thoăn thoắt đi, có lúc như chạy theo làn
gió rất nhẹ nhưng ma quái dưới chân.
Tôi
nhớ qua loa bà dì tôi có dặn là, sợ quá thì đọc câu chú sau: " án ma ni
bát nhi hồng " mà cho tới giờ này, tôi vẫn chả hiểu gì cả .
Một
lúc có 2 chiếc cyclo ngược chiều nhau, một chiếc từ cửa Thượng Tứ đi vô, một
chiếc lại từ trong xa tít tối tăm chạy ra...
Đúng
ra, cả hai chiếc cyclo đó đều chạy thong dong, vì họ đi chở khách ...Khác với ở
Saigon, chủ xe có thể vừa thả bánh xe, vừa hút thuốc lá, hay hát sơ sơ...
Rồi
khi gặp khách thì mời chào đon đả, vui vẻ vv...
Nhưng
cả hai ông xe này có vẻ không cần khách quá, họ vượt qua tôi, không hỏi một
câu, ai nấy đi về hướng của họ .
Tới
lúc tôi kịp nhận ra, tôi mặc cái quần Jean đóng đinh dọc 2 ống quần, mà những
năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, Huế còn nhìn với ánh mắt không mấy thiện cảm
.
Bấy
giờ tôi mới thầm tiếc là không kêu xe đi cho mau, và để thoát không khí ma quái âm u đang vây
bủa đường trường .
Dì
tôi đã dặn là cyclo từ nhà ra bến xe đi Quảng Trị không bao nhiêu, đi bộ, ma quỷ nó theo sợ lắm .
Nay
cái cổng Thượng Tứ lù lù thế kia, có đi bộ tới được cũng chết khiếp.
Song
đã tới nơi rồi mà ngoài đường cái bự Trần Hưng Đạo, loáng thoáng có xe hơi
chạy, rồi xe đạp nữa ...
Bước
lọt vô cửa Thượng Tứ, thêm mấy thước là ra ngoài đại lộ, tôi thở phào vui vẻ,
còn chắc mẩm câu : " tự kỷ ám thị " .
Ngoài
bến xe đã đông, vì có một số khách như tôi, thường xuyên từ Quảng Trị về Huế
thứ bảy, rồi đi xe chuyến sớm nhứt trở lại nhiệm sở hay đơn vị sáng thứ hai .
Khách
nhà binh còn kịp dự lễ chào cờ đầu tuần nữa .
Tới
bến xe Nguyễn Hoàng, nhìn thấy quý ông ở Trung đoàn 4 Thiết giáp La Vang, tôi
yên tâm, bởi tôi đang trách nhiệm công tác xã hội gia binh nơi ấy .
Tuy
đã có gia đình rồi, nhưng tôi vẫn ngại ngùng như thủa chưa đi lấy chồng, tôi
đứng riêng một chỗ, xa cái bàn dành cho người ngồi chờ xe chạy...
Tiếng
bác sĩ Lê Xuân Thảo cười thoải mái với ông Thương và mấy người khách quen lâu
năm của xe đi Quảng Trị .
Tôi
loáng thoáng nghe quý ông nói về 2 ngày ở nhà với gia đình : ở đơn vị thì mong
mỏi ngày nghỉ về nhà, ở nhà chưa nóng chỗ, lại cứ lo ra đơn vị vì trễ hay xe
hư.
Bác
sĩ Lê Xuân Thảo và ông Thương sau này đều lên Trung tá. Bác sĩ Thảo giữ chức
giám đốc bệnh viện Duy Tân trực thuộc QĐI/QKI, còn Trung tá Thương có thể là đi
Thiết Đoàn Trưởng...
Xe
từ Huế ra Quảng Trị thì bắt buộc phải chạy qua đồng cát Hải Lăng.
Mầu
cát trắng như muối, mặt cát nóng, óng ánh hất ánh nắng lên không gian, mắt ai
nhìn ra ngoài cũng như nhậm nhậm ...
Có
tiếng một vị khách nói: " Chưa mô, chút hồi nắng rát mặt, cặp mắt
sẽ...toét ra nếu tui phải sống chỗ ni "
Ông
khách nói cường điệu thôi, "chớ cả một cái quận Hải Lăng đó, thiếu nữ vẫn
mơ màng đôi cửa sổ của tâm hồn đó nờ .
Mọi
người đều cười vui vẻ.
Thế mà mùa hè đỏ lửa năm 1972, VC pháo
kích nát đoạn đường 50 Km từ Quảng Trị vô tới cây số 17 cửa ngõ vào Huế.
Đồng
cát Hải Lăng tuy đầy cát, nhưng vẫn có những cây dại mọc lưa thưa lá, thấp
thoáng đây đó...
Một
chiến hữu mới từ Qui Nhơn thuyên chuyển ra Đà Nẵng, làm sĩ quan đề lô thuộc
Phòng 2 QĐI/QKI, lại là nhà văn, ông ta tới phòng xã hội gặp tôi, đúng lúc
chúng tôi đang rất bận vì sắp mang quà cáp ra tiền đồn.
Vị
đó là trung uý Trần Doãn Dân, tức nhà văn Doãn Dân, hay đăng truyện ngắn ở tạp
chí Bách Khoa Saigon.
Nhà
văn Doãn Dân mang phong cách ôn hoà, nhã nhặn, ông nói : " Ngày mai tôi đi
Quảng Trị, công tác đề lô, tôi sẽ tận mắt quan sát chiến tranh, Cao Mỵ Nhân
biết không, tôi đang viết
một
cuốn hồi ký chiến tranh."
Doãn
Dân mặc đồ trận, ông rút một tập giấy đã đóng thành tập, cuốn tròn để trong túi
ngang đùi quần trận, khoe tôi là đã viết được một nửa rồi. Sau chuyến công tác
này, chắc là kết thúc được.
Tôi
cười buồn, vì trong nghề công tác xã hội của tôi, tôi đã có những kỷ niệm với
quý vị huynh đệ chi binh trước mỗi lần đi hành quân hay công tác. Những người
tôi chỉ gặp một lần, rồi không bao giờ gặp nữa .
Mấy
ngày sau, mặt trận Quảng Trị đã khốc liệt.
Một
ngày quân và dân chạy kín đoạn đường đồng cát Hải Lăng dưới trận mưa pháo của
" chúng nó " tức Bên Cướp Cuộc sau này là csvn .
Trung
uý Doãn Dân cùng chạy với Binh 1 Hoàng Huy, thuộc ban lương Sư Đoàn 3 Bộ Binh.
Những
quả pháo của địch đã rót xuống đồng cát Hải Lăng .
Một
miểng pháo bằng bàn tay cắt đôi bộ ruột nhà văn Trung uý Doãn Dân.
Ruột
đổ ra, máu đổ ra, Doãn Dân kịp rút tập giấy cuốn trong túi quần trận đưa B 1
Hoàng Huy, nhờ tới số nhà X đường Phan Chu Trinh Đà Nẵng với lời dặn dò là trao
cho cô Y, vợ ông, rồi gục xuống chết thảm.
Một
tháng sau, đơn vị đã báo cho gia đình cố Đại uý Trần Doãn Dân ở Saigon.
Phu
nhân ông nguyên là giáo sư trường nữ trung học Pháp từ Saigon ra tìm xác chồng,
nhà văn Doãn Dân.
Người
phụ nữ mặc toàn mầu đen, tức bà Vũ T M nhờ tôi giúp bà đến Hải Lăng máu lửa.
Tôi
phải đưa bà đi gặp vị tướng Tư Lệnh SĐ3BB ở Hoà Cầm . Tướng giúp ngay: Bà quả
phụ nhà văn Doãn Dân cùng B1 Hoàng Huy được cấp 1 xe Jeep ra đồng cát Hải Lăng,
tìm gốc cây dại mà Doãn Dân đã vịn vào đó, để rút cuốn hồi ký chiến tranh nhờ
B1 Hoàng Huy đưa về hậu cứ .
Một
ngày đường, xe về lại Đà Nẵng, bà Vũ TM kể chúng tôi nghe: " Có tới cả
trăm gốc cây dại trên đồng cát Hải Lăng, quần áo trận rách toang còn rớt rải
rác, chưa thu dọn hết được .
Không biết thân xác Doãn Dân ở đâu nữa,
B1 Hoàng Huy cố gắng tìm kiếm, nhưng sau một tháng hoảng loạn rồi, cũng chịu
thua trí nhớ lúc quả pháo nổ tan tành, Hoàng Huy may mắn không chết.
Về
tới Đà Nẵng, B1 Hoàng Huy có đưa phu nhân nhà văn Doãn Dân tới căn nhà số X
đường Phan Chu Trinh để bà Vũ TM xin lại tập bản thảo Hồi Ký Chiến Tranh của
Doãn Dân.
Nhưng
chủ nhà cho hay: Cô Y đã dọn về Qui Nhơn ngay khi B1 Hoàng Huy trao cho cô ta tập giấy gì đó
.
Thế
là trên hành trình binh nghiệp của tôi, có 2 lần phải nhắc tới đồng cát Hải
Lăng Quảng Trị.
Như
tôi đã kể, thời gian mới ra trường phải đi tập sự ở La Vang, và mùa hè đỏ lửa,
người bạn lính, bạn văn của tôi, Trung uý Doãn Dân đã tử nạn nơi đồng cát, mà
tôi cứ tưởng miền đất hoang hoá cô liêu ấy chẳng bao giờ gây nên bất trắc, tai
ương hoạn nạn nào.
Ai
ngờ máu quân dân VNCH đã phải đổ ra vì hoả pháo của bọn cộng phỉ vô nhân đạo,
tàn ác, dã man không bút nào tả xiết được.
Ngàn
năm sau, những oan hồn trên đồng cát Hải Lăng vẫn sẽ còn ẩn khuất trong gió hú
mưa gào, hay trong lửa hạn bốc cháy oan khiên...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐỒNG CÁT HẢI LĂNG - CAO MỴ NHÂN
ĐỒNG CÁT HẢI LĂNG - CAO MỴ NHÂN
Hôm
xưa tôi có kể cho anh nghe về đoạn đường từ hồ Tịnh Tâm ra cửa Thượng Tứ vắng
tanh, vắng ngắt, vào lúc mới 5 giờ sớm thôi, tôi phải cuốc bộ một mình, để sẽ
tới bến xe Nguyễn Hoàng đi Quảng Trị cho kịp sáng thứ hai làm việc .
Ngôi
nhà số 124 đường Đinh Bộ Lĩnh, song song với một phần hồ Tịnh nêu trên, do chú
dì thuê từ khi nào, tôi chả biết, vì chú dì tôi có nhà trong Đà Nẵng, nhưng ông
phục vụ tại quân y viện Nguyễn Tri Phương, nên ra Huế ở cho gần sở.
Còn
tôi thì đa đoan hơn, ấy là tôi đang tập sự công tác xã hội ngoài La Vang Quảng
Trị lận.
Nhưng
vì tôi cũng đã lập gia đình ở Đà Nẵng, nên tôi hay có màn về thăm nhà ...chồng,
chúng tôi phải ghé nhà chú dì ở lại những buổi không kịp đi tiếp đường trường
hoặc vô hoặc ra khỏi điểm tạm ghé Huế đó .
Và
đó là ngày đầu tiên tôi dám một mình rỡn đùa với ma bên dọc hồ .
Chú
có xe Jeep, nhưng 7 giờ sáng mới đi làm, dì trông em bé con dì, tôi đã lỡ ở lại
Huế chơi, thì ráng mà kiếm phương tiện trở ra Quảng Trị đầu tuần .
Tôi
thức dậy lúc 4.30 sáng, vệ sinh xong xuôi, đúng 5.00 tinh mơ, chào chú dì rồi
tự mở đôi cánh cửa trước ra đường Đinh Bộ Lĩnh tối câm.
Bắt
đầu có những làn gió mát đến lạnh người từ bên hồ thổi qua.
Sao
bấy giờ tôi chẳng biết sợ gì cả, cứ thoăn thoắt đi, có lúc như chạy theo làn
gió rất nhẹ nhưng ma quái dưới chân.
Tôi
nhớ qua loa bà dì tôi có dặn là, sợ quá thì đọc câu chú sau: " án ma ni
bát nhi hồng " mà cho tới giờ này, tôi vẫn chả hiểu gì cả .
Một
lúc có 2 chiếc cyclo ngược chiều nhau, một chiếc từ cửa Thượng Tứ đi vô, một
chiếc lại từ trong xa tít tối tăm chạy ra...
Đúng
ra, cả hai chiếc cyclo đó đều chạy thong dong, vì họ đi chở khách ...Khác với ở
Saigon, chủ xe có thể vừa thả bánh xe, vừa hút thuốc lá, hay hát sơ sơ...
Rồi
khi gặp khách thì mời chào đon đả, vui vẻ vv...
Nhưng
cả hai ông xe này có vẻ không cần khách quá, họ vượt qua tôi, không hỏi một
câu, ai nấy đi về hướng của họ .
Tới
lúc tôi kịp nhận ra, tôi mặc cái quần Jean đóng đinh dọc 2 ống quần, mà những
năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, Huế còn nhìn với ánh mắt không mấy thiện cảm
.
Bấy
giờ tôi mới thầm tiếc là không kêu xe đi cho mau, và để thoát không khí ma quái âm u đang vây
bủa đường trường .
Dì
tôi đã dặn là cyclo từ nhà ra bến xe đi Quảng Trị không bao nhiêu, đi bộ, ma quỷ nó theo sợ lắm .
Nay
cái cổng Thượng Tứ lù lù thế kia, có đi bộ tới được cũng chết khiếp.
Song
đã tới nơi rồi mà ngoài đường cái bự Trần Hưng Đạo, loáng thoáng có xe hơi
chạy, rồi xe đạp nữa ...
Bước
lọt vô cửa Thượng Tứ, thêm mấy thước là ra ngoài đại lộ, tôi thở phào vui vẻ,
còn chắc mẩm câu : " tự kỷ ám thị " .
Ngoài
bến xe đã đông, vì có một số khách như tôi, thường xuyên từ Quảng Trị về Huế
thứ bảy, rồi đi xe chuyến sớm nhứt trở lại nhiệm sở hay đơn vị sáng thứ hai .
Khách
nhà binh còn kịp dự lễ chào cờ đầu tuần nữa .
Tới
bến xe Nguyễn Hoàng, nhìn thấy quý ông ở Trung đoàn 4 Thiết giáp La Vang, tôi
yên tâm, bởi tôi đang trách nhiệm công tác xã hội gia binh nơi ấy .
Tuy
đã có gia đình rồi, nhưng tôi vẫn ngại ngùng như thủa chưa đi lấy chồng, tôi
đứng riêng một chỗ, xa cái bàn dành cho người ngồi chờ xe chạy...
Tiếng
bác sĩ Lê Xuân Thảo cười thoải mái với ông Thương và mấy người khách quen lâu
năm của xe đi Quảng Trị .
Tôi
loáng thoáng nghe quý ông nói về 2 ngày ở nhà với gia đình : ở đơn vị thì mong
mỏi ngày nghỉ về nhà, ở nhà chưa nóng chỗ, lại cứ lo ra đơn vị vì trễ hay xe
hư.
Bác
sĩ Lê Xuân Thảo và ông Thương sau này đều lên Trung tá. Bác sĩ Thảo giữ chức
giám đốc bệnh viện Duy Tân trực thuộc QĐI/QKI, còn Trung tá Thương có thể là đi
Thiết Đoàn Trưởng...
Xe
từ Huế ra Quảng Trị thì bắt buộc phải chạy qua đồng cát Hải Lăng.
Mầu
cát trắng như muối, mặt cát nóng, óng ánh hất ánh nắng lên không gian, mắt ai
nhìn ra ngoài cũng như nhậm nhậm ...
Có
tiếng một vị khách nói: " Chưa mô, chút hồi nắng rát mặt, cặp mắt
sẽ...toét ra nếu tui phải sống chỗ ni "
Ông
khách nói cường điệu thôi, "chớ cả một cái quận Hải Lăng đó, thiếu nữ vẫn
mơ màng đôi cửa sổ của tâm hồn đó nờ .
Mọi
người đều cười vui vẻ.
Thế mà mùa hè đỏ lửa năm 1972, VC pháo
kích nát đoạn đường 50 Km từ Quảng Trị vô tới cây số 17 cửa ngõ vào Huế.
Đồng
cát Hải Lăng tuy đầy cát, nhưng vẫn có những cây dại mọc lưa thưa lá, thấp
thoáng đây đó...
Một
chiến hữu mới từ Qui Nhơn thuyên chuyển ra Đà Nẵng, làm sĩ quan đề lô thuộc
Phòng 2 QĐI/QKI, lại là nhà văn, ông ta tới phòng xã hội gặp tôi, đúng lúc
chúng tôi đang rất bận vì sắp mang quà cáp ra tiền đồn.
Vị
đó là trung uý Trần Doãn Dân, tức nhà văn Doãn Dân, hay đăng truyện ngắn ở tạp
chí Bách Khoa Saigon.
Nhà
văn Doãn Dân mang phong cách ôn hoà, nhã nhặn, ông nói : " Ngày mai tôi đi
Quảng Trị, công tác đề lô, tôi sẽ tận mắt quan sát chiến tranh, Cao Mỵ Nhân
biết không, tôi đang viết
một
cuốn hồi ký chiến tranh."
Doãn
Dân mặc đồ trận, ông rút một tập giấy đã đóng thành tập, cuốn tròn để trong túi
ngang đùi quần trận, khoe tôi là đã viết được một nửa rồi. Sau chuyến công tác
này, chắc là kết thúc được.
Tôi
cười buồn, vì trong nghề công tác xã hội của tôi, tôi đã có những kỷ niệm với
quý vị huynh đệ chi binh trước mỗi lần đi hành quân hay công tác. Những người
tôi chỉ gặp một lần, rồi không bao giờ gặp nữa .
Mấy
ngày sau, mặt trận Quảng Trị đã khốc liệt.
Một
ngày quân và dân chạy kín đoạn đường đồng cát Hải Lăng dưới trận mưa pháo của
" chúng nó " tức Bên Cướp Cuộc sau này là csvn .
Trung
uý Doãn Dân cùng chạy với Binh 1 Hoàng Huy, thuộc ban lương Sư Đoàn 3 Bộ Binh.
Những
quả pháo của địch đã rót xuống đồng cát Hải Lăng .
Một
miểng pháo bằng bàn tay cắt đôi bộ ruột nhà văn Trung uý Doãn Dân.
Ruột
đổ ra, máu đổ ra, Doãn Dân kịp rút tập giấy cuốn trong túi quần trận đưa B 1
Hoàng Huy, nhờ tới số nhà X đường Phan Chu Trinh Đà Nẵng với lời dặn dò là trao
cho cô Y, vợ ông, rồi gục xuống chết thảm.
Một
tháng sau, đơn vị đã báo cho gia đình cố Đại uý Trần Doãn Dân ở Saigon.
Phu
nhân ông nguyên là giáo sư trường nữ trung học Pháp từ Saigon ra tìm xác chồng,
nhà văn Doãn Dân.
Người
phụ nữ mặc toàn mầu đen, tức bà Vũ T M nhờ tôi giúp bà đến Hải Lăng máu lửa.
Tôi
phải đưa bà đi gặp vị tướng Tư Lệnh SĐ3BB ở Hoà Cầm . Tướng giúp ngay: Bà quả
phụ nhà văn Doãn Dân cùng B1 Hoàng Huy được cấp 1 xe Jeep ra đồng cát Hải Lăng,
tìm gốc cây dại mà Doãn Dân đã vịn vào đó, để rút cuốn hồi ký chiến tranh nhờ
B1 Hoàng Huy đưa về hậu cứ .
Một
ngày đường, xe về lại Đà Nẵng, bà Vũ TM kể chúng tôi nghe: " Có tới cả
trăm gốc cây dại trên đồng cát Hải Lăng, quần áo trận rách toang còn rớt rải
rác, chưa thu dọn hết được .
Không biết thân xác Doãn Dân ở đâu nữa,
B1 Hoàng Huy cố gắng tìm kiếm, nhưng sau một tháng hoảng loạn rồi, cũng chịu
thua trí nhớ lúc quả pháo nổ tan tành, Hoàng Huy may mắn không chết.
Về
tới Đà Nẵng, B1 Hoàng Huy có đưa phu nhân nhà văn Doãn Dân tới căn nhà số X
đường Phan Chu Trinh để bà Vũ TM xin lại tập bản thảo Hồi Ký Chiến Tranh của
Doãn Dân.
Nhưng
chủ nhà cho hay: Cô Y đã dọn về Qui Nhơn ngay khi B1 Hoàng Huy trao cho cô ta tập giấy gì đó
.
Thế
là trên hành trình binh nghiệp của tôi, có 2 lần phải nhắc tới đồng cát Hải
Lăng Quảng Trị.
Như
tôi đã kể, thời gian mới ra trường phải đi tập sự ở La Vang, và mùa hè đỏ lửa,
người bạn lính, bạn văn của tôi, Trung uý Doãn Dân đã tử nạn nơi đồng cát, mà
tôi cứ tưởng miền đất hoang hoá cô liêu ấy chẳng bao giờ gây nên bất trắc, tai
ương hoạn nạn nào.
Ai
ngờ máu quân dân VNCH đã phải đổ ra vì hoả pháo của bọn cộng phỉ vô nhân đạo,
tàn ác, dã man không bút nào tả xiết được.
Ngàn
năm sau, những oan hồn trên đồng cát Hải Lăng vẫn sẽ còn ẩn khuất trong gió hú
mưa gào, hay trong lửa hạn bốc cháy oan khiên...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)