Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐƯỜNG MÒN XHCN - CAO MỴ NHÂN
ĐƯỜNG MÒN XHCN - CAO MỴ NHÂN
Bước
ra khỏi chiếc xe đò cọc cạch, có lẽ chỉ có bộ máy bằng sắt, và 4 bánh xe cao
su, còn toàn bộ bằng gỗ đủ loại.
Thường
xe có bằng gỗ đi nữa, thì cũng phải mỹ thuật, như là các cánh cửa thường được
quang dầu, thùng xe vv...khác, thì được sơn phết sạch sẽ.
Tôi
ngơ ngác rẽ vô đoạn đường gọi là đi xây dựng nông trường trồng cây xuất khẩu
của Sở Ngoại thương, họ trồng cây điều để lấy hạt xuất khẩu.
Tất cả thuộc chế độ bạo quyền cộng sản,
vào những năm cuối thập niên 70, đầu 80 thế kỷ trước.
Chiếc
xe nêu trên chạy từ Bình Dương đi Bến Súc. Có lẽ đường dài độ 30 cây số.
Song
từ bến xe Bình Dương đi tới nông trương Rạch Bắp, nơi tôi phải lao động hậu tù
cải tạo, thì có lẽ chỉ 24 km thôi.
Là
vì có lần tôi bị trễ xe đò đó, tôi phải đi bộ gần một ngày luôn.
Bây
giờ ngồi nhớ lại từng chi tiết một, mới thấy sức mạnh của tuổi trẻ, mặc dầu bấy
giờ bắt đầu vào trung niên, nhưng vẫn ...trẻ hơn bây giờ.
Tôi
nhớ hôm đó không phải từ Saigon lên Bình Dương trễ nữa, vẫn đúng giờ như mỗi
lần rời nhà đến các bến xe liên tiếp nhau.
Thoạt
thì từ nhà ra ga Bình Triệu, bằng cách nào cũng được, sau đó đi xe bus từ Bình
Triệu tới bến xe đò Bình Dương, để sẽ nhẩy lên cái xe cọc cạch nêu trên, đi
Rạch Bắp .
Nhưng
hôm đó, vừa tới bến xe Bình Dương, đã thấy chiếc xe đò nghèo nàn, khốn khổ nằm
phơi mui trong góc sửa xe rồi .
Lơ
xe quen thuộc cười nham nhở, kèm mấy tiếng " tà rang " như vui thích
lắm: " Bà con cô bác có chờ xe này thì về đi, mai tới, nó, là xe, sẽ chạy
êm ru cho mà coi, còn không thì đi bộ sướng hơn, tha hồ uống nước trà đá bên
đường " .
Đã
tới đó rồi mà tính chuyện gì nữa , theo mấy người địa phương việt dã cho rồi.
Tôi
vô " Căng tin "
bến xe, mua một bịch trà loãng không đá, mua một gói xôi đậu phụng quê mùa bỏ
vô cái giỏ xách, rồi quày quả lên đường .
Trong
số lữ khách đường xa, có một cặp nam nữ thanh niên xung phong, một bà dì mang 2
túi xách lớn thật nặng, và cặp vỏ xe đạp quàng qua vai ...
Có
vài người khác nữa mà tôi không để ý.
Đường
trường gió bụi, tôi theo mấy người này là an tâm rồi .
Đường
càng xa thì càng nên giúp đỡ nhau để phòng xa lúc này , lúc khác ...
Thấy
cặp thanh niên nam nữ nhởn nhơ quá,bà dì bước đi nặng chịch 2 giỏ xách , đôi vỏ
xe đạp ...
Tôi
thì chỉ có cái xách nhỏ xíu, vì đồ dùng để ở nông trường rồi, cho nên tôi phải
xã giao thôi:
"
Thôi để tôi xách cho dì một giỏ vậy "
Bà
tươi ngay nét mặt : " xuống trạm nào trển ? "
Tôi
không biết bà dì đó sẽ xuống gần hay xa hơn tôi, nhưng đường còn dài, ai nói
dối ai được, tôi đành trả lời:
"
Xuống nông trường đó " .
Bà
dì đó kêu trời, rồi cười thành tiếng luôn:
"
Mần chi trỏng đó vậy ? "
Tôi
đáp gọn: " Làm y tá và chị nuôi luôn "
Vậy
thì sẽ đi ngang nhà tui rồi, tới nhà tui, tui mời vô nghỉ chân uống nước,xong
tui nói con nhỏ gái tui, nó lấy xe máy chở về trển cho.
Tôi
mừng hết lớn,nghĩ là mình sẽ ngồi nghỉ thoải mái nơi nhà bà dì, uống nước cho
đã khát, rồi còn được chở bằng xe máy về nông trường nữa.
Thế
là một bên người đang trẹo xệch vì cái giỏ xách nặng của bà dì đó, tôi thấy
bỗng như nhẹ hều .
Lòng
cứ hân hoan, tưởng đâu sắp tới nhà dì bạn đường.
Suốt
dọc đường chẳng có bóng ma nào thấp thoáng, nhà dân ở trong xa.
Con
đường này chỉ là đất đỏ san bằng, 2 bên lộ toàn cỏ cao nhấp nhô mái lá, loáng
thoáng có những mảnh ruộng cỗi cằn, dân địa phương đang trồng khoai sắn, vài
chỗ rau lang cũng mọc tốt tươi, xanh mướt ...
Tôi
hỏi bà dì ở vùng buồn bã đó lâu chưa? Dì nói từ thời ông cố rồi, có một dạo
chiến tranh lớn, dì phải về bà con ở thật xa tá túc .
Tôi
chợt nhìn thấy phía bên tay trái, có mấy hố bom rộng hơn những cái hồ miền hậu
giang nuôi cá, nhưng hố khô ran, cỏ cũng đang mọc như trên đường cái.
Đi
mãi, chẳng thấy dì nói thêm, mà cứ hùi hũi bước kiểu chạy loạn...
Cặp
thanh niên xung phong đã bỏ rơi chúng tôi khá xa rồi. Mấy người lác đác cùng
hành trình cũng biến đi đâu chẳng biết .
Tóm
lại chỉ còn dì với tôi trên đường nắng xế ...
Tôi
mở túi xách lấy gói xôi mua ở bến xe ra mời dì lấy lệ, rồi vẫn vừa đi vừa ăn.
Tôi
quên béng thân phận tôi từ bao giờ, nhiều lúc như thế kể từ sau ngày 30 - 4
-1975.
Tới
lúc 2 người đồng hành là dì và tôi ngó sững nhau thôi, chẳng ai buồn nói một
câu dù lãng nhách .
Tôi
vẫn vật lộn với cái giỏ xách lớn và nặng của dì xa lạ ...
Người
đàn bà này sinh sống ra sao ở cái vùng mà không biết họ khóc cười thế nào nữa .
Toàn
bộ khung trời cảnh vật đều hoang hoá .
Bỗng
bà dì đó cười khôn nín, tôi không sợ ma quỷ gì, nhưng hơi ngạc nhiên, chờ đợi
xem bà ấy sẽ tiếp diễn mục gì.
Hình
như tôi nhăn mặt vì mệt và chán nản cho cuộc sống sau ngày đổi đời nêu trên, 30
-4 -1975, tôi suy ngẫm về kiếp con người, như bà dì này chẳng hạn.
Tôi
chợt thấy dì tươi hẳn mặt lên :
"
Nè, đi mãi rồi cũng phải tới chớ, nhà tui đó kìa ..."
Tôi
nhìn theo hướng mắt bà, thấy một căn nhà vách lồ ô, mái lá dừa nhô ra khỏi mảnh
vườn trồng toàn cây bắp ...
Chưa
kịp hỏi thăm gì, bà đã "tự khai " luôn:
Chỉ
có mình nhà tôi trồng bắp thôi, bắp trồng khó hơn khoai, mì nữa, vì cả người
lẫn thú vật đều ăn trộm nó, người thì hái trộm, chuột thì cắn ngang, chim cò
thì mổ mặc sức .
Nói
là tới nhà rồi, mà vô được nhà dì đó cũng phải một lát sau ...
Có
hai cái võng mắc ngoài mé vườn vì ở chỗ đó có một cây ổi quả bé quắt, cứng như
đá, và một cây dại chẳng biết tên gì , nhưng vòm lá già bị bụi đường đất đỏ phủ
khắp lá cành .
Trong
nhà, chỉ có một cái
sạp cây, mấy manh chiếu rách rưới xếp để một góc sạp .
Dì
kêu con gái đang bó củi ở ngoài sân, nói lớn :
Mua
được cặp vỏ xe rồi nè, để thay rồi thồ củi ra bến, giờ chở cô này tới nông
trường dùm má đi con, cổ bê cái giỏ bự cho tôi đó hà .
Cô
gái độ ngoài hai chục tuổi ngó tôi, chẳng chào hỏi chi hết, nói :
"
Cô vô bên trại thỏ hay bên trồng cây ? "
Bên
trồng cây thì thuận đường, xe đi dễ hơn là bên trại thỏ, dốc và ổ gà nhiều .
Đang
định đi thì bà dì kêu khoan còn uống nước đã chứ .
Dì
chỉ ra cái lu đậy bằng miếng thiếc cũ, trên nắp thiếc đã hoen rỉ, có mấy gáo
nhôm, dì bảo :
"
Cứ uống cho đã khát, rồi về "
Tôi
cám ơn, lôi cái bịch nilong đựng nước trà còn chút ít ra uống, vì sợ chết khiếp
mấy con cung quăng trong lu nhà dì .
Sau
đó thì về nông trường bẵng xe đạp con gái dì chở .
Tôi
phải ở nông trường đó 2 năm sau khi đi tù cải tạo về, vì không có " hộ
khẩu " tức sổ gia đình cũ tại Saigon.
Có
đi như vậy thì con cái mới không phải đi Kinh Tế mới .
Trong
2 năm đó, tôi là khách xe đò Bình Dương, Bến Sắn thân thuộc đến nỗi đôi khi tôi
cũng ngạc nhiên, là sao tôi có thể chấp nhận một hoàn cảnh mịt mù như thế .
Sau
này tôi ngẫm nghĩ : Nếu không có dịp đi tái định cư, có lẽ cuộc sống của gia
đình tôi thê thảm lắm.
Vì
nếu muốn sống được thoải mái, đối với bất cứ ai ở với cộng sản VN, cũng phải
biết tiến trình bươn chải kiếp đời ở cái nơi tù hãm từ trong tư tưởng, tinh
thần đến ra ngoài xã hội bon chen, nghiệt ngã, giáo điều, là phải rơi vào một
trong 4 giới mới tồn tại được :
Nhất
: thân, Nhì : thích, Tam : mưu, Tứ : chước .
Vậy
đã nắm nguyên tắc căn bản vừa nêu rồi, thì khó được xếp hàng ở lane nào nơi phồn hoa đô
hội nữa, thành chỉ có thể đi công nông trường như...tôi mà thôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐƯỜNG MÒN XHCN - CAO MỴ NHÂN
ĐƯỜNG MÒN XHCN - CAO MỴ NHÂN
Bước
ra khỏi chiếc xe đò cọc cạch, có lẽ chỉ có bộ máy bằng sắt, và 4 bánh xe cao
su, còn toàn bộ bằng gỗ đủ loại.
Thường
xe có bằng gỗ đi nữa, thì cũng phải mỹ thuật, như là các cánh cửa thường được
quang dầu, thùng xe vv...khác, thì được sơn phết sạch sẽ.
Tôi
ngơ ngác rẽ vô đoạn đường gọi là đi xây dựng nông trường trồng cây xuất khẩu
của Sở Ngoại thương, họ trồng cây điều để lấy hạt xuất khẩu.
Tất cả thuộc chế độ bạo quyền cộng sản,
vào những năm cuối thập niên 70, đầu 80 thế kỷ trước.
Chiếc
xe nêu trên chạy từ Bình Dương đi Bến Súc. Có lẽ đường dài độ 30 cây số.
Song
từ bến xe Bình Dương đi tới nông trương Rạch Bắp, nơi tôi phải lao động hậu tù
cải tạo, thì có lẽ chỉ 24 km thôi.
Là
vì có lần tôi bị trễ xe đò đó, tôi phải đi bộ gần một ngày luôn.
Bây
giờ ngồi nhớ lại từng chi tiết một, mới thấy sức mạnh của tuổi trẻ, mặc dầu bấy
giờ bắt đầu vào trung niên, nhưng vẫn ...trẻ hơn bây giờ.
Tôi
nhớ hôm đó không phải từ Saigon lên Bình Dương trễ nữa, vẫn đúng giờ như mỗi
lần rời nhà đến các bến xe liên tiếp nhau.
Thoạt
thì từ nhà ra ga Bình Triệu, bằng cách nào cũng được, sau đó đi xe bus từ Bình
Triệu tới bến xe đò Bình Dương, để sẽ nhẩy lên cái xe cọc cạch nêu trên, đi
Rạch Bắp .
Nhưng
hôm đó, vừa tới bến xe Bình Dương, đã thấy chiếc xe đò nghèo nàn, khốn khổ nằm
phơi mui trong góc sửa xe rồi .
Lơ
xe quen thuộc cười nham nhở, kèm mấy tiếng " tà rang " như vui thích
lắm: " Bà con cô bác có chờ xe này thì về đi, mai tới, nó, là xe, sẽ chạy
êm ru cho mà coi, còn không thì đi bộ sướng hơn, tha hồ uống nước trà đá bên
đường " .
Đã
tới đó rồi mà tính chuyện gì nữa , theo mấy người địa phương việt dã cho rồi.
Tôi
vô " Căng tin "
bến xe, mua một bịch trà loãng không đá, mua một gói xôi đậu phụng quê mùa bỏ
vô cái giỏ xách, rồi quày quả lên đường .
Trong
số lữ khách đường xa, có một cặp nam nữ thanh niên xung phong, một bà dì mang 2
túi xách lớn thật nặng, và cặp vỏ xe đạp quàng qua vai ...
Có
vài người khác nữa mà tôi không để ý.
Đường
trường gió bụi, tôi theo mấy người này là an tâm rồi .
Đường
càng xa thì càng nên giúp đỡ nhau để phòng xa lúc này , lúc khác ...
Thấy
cặp thanh niên nam nữ nhởn nhơ quá,bà dì bước đi nặng chịch 2 giỏ xách , đôi vỏ
xe đạp ...
Tôi
thì chỉ có cái xách nhỏ xíu, vì đồ dùng để ở nông trường rồi, cho nên tôi phải
xã giao thôi:
"
Thôi để tôi xách cho dì một giỏ vậy "
Bà
tươi ngay nét mặt : " xuống trạm nào trển ? "
Tôi
không biết bà dì đó sẽ xuống gần hay xa hơn tôi, nhưng đường còn dài, ai nói
dối ai được, tôi đành trả lời:
"
Xuống nông trường đó " .
Bà
dì đó kêu trời, rồi cười thành tiếng luôn:
"
Mần chi trỏng đó vậy ? "
Tôi
đáp gọn: " Làm y tá và chị nuôi luôn "
Vậy
thì sẽ đi ngang nhà tui rồi, tới nhà tui, tui mời vô nghỉ chân uống nước,xong
tui nói con nhỏ gái tui, nó lấy xe máy chở về trển cho.
Tôi
mừng hết lớn,nghĩ là mình sẽ ngồi nghỉ thoải mái nơi nhà bà dì, uống nước cho
đã khát, rồi còn được chở bằng xe máy về nông trường nữa.
Thế
là một bên người đang trẹo xệch vì cái giỏ xách nặng của bà dì đó, tôi thấy
bỗng như nhẹ hều .
Lòng
cứ hân hoan, tưởng đâu sắp tới nhà dì bạn đường.
Suốt
dọc đường chẳng có bóng ma nào thấp thoáng, nhà dân ở trong xa.
Con
đường này chỉ là đất đỏ san bằng, 2 bên lộ toàn cỏ cao nhấp nhô mái lá, loáng
thoáng có những mảnh ruộng cỗi cằn, dân địa phương đang trồng khoai sắn, vài
chỗ rau lang cũng mọc tốt tươi, xanh mướt ...
Tôi
hỏi bà dì ở vùng buồn bã đó lâu chưa? Dì nói từ thời ông cố rồi, có một dạo
chiến tranh lớn, dì phải về bà con ở thật xa tá túc .
Tôi
chợt nhìn thấy phía bên tay trái, có mấy hố bom rộng hơn những cái hồ miền hậu
giang nuôi cá, nhưng hố khô ran, cỏ cũng đang mọc như trên đường cái.
Đi
mãi, chẳng thấy dì nói thêm, mà cứ hùi hũi bước kiểu chạy loạn...
Cặp
thanh niên xung phong đã bỏ rơi chúng tôi khá xa rồi. Mấy người lác đác cùng
hành trình cũng biến đi đâu chẳng biết .
Tóm
lại chỉ còn dì với tôi trên đường nắng xế ...
Tôi
mở túi xách lấy gói xôi mua ở bến xe ra mời dì lấy lệ, rồi vẫn vừa đi vừa ăn.
Tôi
quên béng thân phận tôi từ bao giờ, nhiều lúc như thế kể từ sau ngày 30 - 4
-1975.
Tới
lúc 2 người đồng hành là dì và tôi ngó sững nhau thôi, chẳng ai buồn nói một
câu dù lãng nhách .
Tôi
vẫn vật lộn với cái giỏ xách lớn và nặng của dì xa lạ ...
Người
đàn bà này sinh sống ra sao ở cái vùng mà không biết họ khóc cười thế nào nữa .
Toàn
bộ khung trời cảnh vật đều hoang hoá .
Bỗng
bà dì đó cười khôn nín, tôi không sợ ma quỷ gì, nhưng hơi ngạc nhiên, chờ đợi
xem bà ấy sẽ tiếp diễn mục gì.
Hình
như tôi nhăn mặt vì mệt và chán nản cho cuộc sống sau ngày đổi đời nêu trên, 30
-4 -1975, tôi suy ngẫm về kiếp con người, như bà dì này chẳng hạn.
Tôi
chợt thấy dì tươi hẳn mặt lên :
"
Nè, đi mãi rồi cũng phải tới chớ, nhà tui đó kìa ..."
Tôi
nhìn theo hướng mắt bà, thấy một căn nhà vách lồ ô, mái lá dừa nhô ra khỏi mảnh
vườn trồng toàn cây bắp ...
Chưa
kịp hỏi thăm gì, bà đã "tự khai " luôn:
Chỉ
có mình nhà tôi trồng bắp thôi, bắp trồng khó hơn khoai, mì nữa, vì cả người
lẫn thú vật đều ăn trộm nó, người thì hái trộm, chuột thì cắn ngang, chim cò
thì mổ mặc sức .
Nói
là tới nhà rồi, mà vô được nhà dì đó cũng phải một lát sau ...
Có
hai cái võng mắc ngoài mé vườn vì ở chỗ đó có một cây ổi quả bé quắt, cứng như
đá, và một cây dại chẳng biết tên gì , nhưng vòm lá già bị bụi đường đất đỏ phủ
khắp lá cành .
Trong
nhà, chỉ có một cái
sạp cây, mấy manh chiếu rách rưới xếp để một góc sạp .
Dì
kêu con gái đang bó củi ở ngoài sân, nói lớn :
Mua
được cặp vỏ xe rồi nè, để thay rồi thồ củi ra bến, giờ chở cô này tới nông
trường dùm má đi con, cổ bê cái giỏ bự cho tôi đó hà .
Cô
gái độ ngoài hai chục tuổi ngó tôi, chẳng chào hỏi chi hết, nói :
"
Cô vô bên trại thỏ hay bên trồng cây ? "
Bên
trồng cây thì thuận đường, xe đi dễ hơn là bên trại thỏ, dốc và ổ gà nhiều .
Đang
định đi thì bà dì kêu khoan còn uống nước đã chứ .
Dì
chỉ ra cái lu đậy bằng miếng thiếc cũ, trên nắp thiếc đã hoen rỉ, có mấy gáo
nhôm, dì bảo :
"
Cứ uống cho đã khát, rồi về "
Tôi
cám ơn, lôi cái bịch nilong đựng nước trà còn chút ít ra uống, vì sợ chết khiếp
mấy con cung quăng trong lu nhà dì .
Sau
đó thì về nông trường bẵng xe đạp con gái dì chở .
Tôi
phải ở nông trường đó 2 năm sau khi đi tù cải tạo về, vì không có " hộ
khẩu " tức sổ gia đình cũ tại Saigon.
Có
đi như vậy thì con cái mới không phải đi Kinh Tế mới .
Trong
2 năm đó, tôi là khách xe đò Bình Dương, Bến Sắn thân thuộc đến nỗi đôi khi tôi
cũng ngạc nhiên, là sao tôi có thể chấp nhận một hoàn cảnh mịt mù như thế .
Sau
này tôi ngẫm nghĩ : Nếu không có dịp đi tái định cư, có lẽ cuộc sống của gia
đình tôi thê thảm lắm.
Vì
nếu muốn sống được thoải mái, đối với bất cứ ai ở với cộng sản VN, cũng phải
biết tiến trình bươn chải kiếp đời ở cái nơi tù hãm từ trong tư tưởng, tinh
thần đến ra ngoài xã hội bon chen, nghiệt ngã, giáo điều, là phải rơi vào một
trong 4 giới mới tồn tại được :
Nhất
: thân, Nhì : thích, Tam : mưu, Tứ : chước .
Vậy
đã nắm nguyên tắc căn bản vừa nêu rồi, thì khó được xếp hàng ở lane nào nơi phồn hoa đô
hội nữa, thành chỉ có thể đi công nông trường như...tôi mà thôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)