Văn Học & Nghệ Thuật

ĐƯỜNG SƠN THI TẬP, BIỂU TRƯNG TÂM HỒN VIỆT NAM CỦA NHÀ TRÍ THỨC YÊU NƯỚC ĐỖ QÚY SÁNG (*)

Nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng, tức nhà thơ Đường Sơn, cũng là nhà hoạt động chính trị Lê Duy Việt - nhà tranh đấu cho sự nghiệp Dân Chủ Tự Do của dân tộc Việt Nam
  • Lê Tùng Minh

  

Nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng, tức nhà thơ Đường Sơn, cũng là nhà hoạt động chính trị Lê Duy Việt - nhà tranh đấu cho sự nghiệp Dân Chủ Tự Do của dân tộc Việt Nam trên chính trường hải ngoại, đã qua đời vào lúc 2 giờ ngày 30 tháng 11 năm 2002, tại Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ! Nhưng nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng vẫn sống mãi với chúng ta, với nền thi ca hiện đại của dân tộc Việt Nam, bằng sự tồn tại vĩnh cửu của tác phẩm Đường Sơn Thi Tập (ĐSTT), một tập thơ tuyển từ 400 bài thơ Đường Luật của ông đã viết trong những tháng năm bị bạo bệnh...  ĐSTT phải chăng chỉ như là:

 

 Bài trút nỗi niềm, bài than thở

 Vần gieo dồn gập, ý khoan thai

 Thu, trăng, biển, tuyết, cầu, sông, bến

 Mưa, nắng, buồn, thương, diễu hước hài...

       (ĐSTT, Tính Sổ Thi Đàn, trang 108)

 

Thật ra, với 200 bài thơ tuyển thành Đường Sơn Thi Tập không chỉ là “trút nỗi niềm” và “than thở” bình thường, mà là sự trút nỗi niềm và than thở của kẻ sĩ bất thành chí. Và nếu luận giải theo phương pháp luận của khoa học nhân văn thì ĐƯỜNG SƠN THI TẬP LÀ BIỂU TRƯNG CỦA MỘT TÂM HỒN VIỆT NAM LƯU VONG! Nói một cách khác, thân xác của nhà trí thức yêu nước Đỗ quý Sáng thì lưu vong ở nước ngoài vì hoàn cảnh chính trị bức bách, mà tâm hồn của ông vẫn luôn luôn sinh tồn với  Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam, một dân tộc đang chịu nhiều đau khổ dưới ách thống trị bạo tàn của chế độ cộng sản độc tài, với niềm hy vọng mãnh liệt, rằng:

 

  Lẫm liệt cha ông giành tự chủ 

  Huy hoàng sông núi đoạt nguyên khôi

  Toàn dân nổi dậy phen này nữa

  Tín ngưỡng tự do, sống, vẹn đôi.

   (ĐSTT, Bước Vào Năm 2001, trang 60) 

 

 Một đặc trưng nổi bật nhất của TÂM HỒN VIỆT NAM mang tính truyền thống lịch sử  hàng nghìn năm cứu nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là LÒNG YÊU NƯỚC THIẾT THA. Trong Đường Sơn Thi Tập, nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng đã thể hiện được đặc trưng đó của Tâm Hồn Việt Nam.

 

 Thật vậy, nếu trong bài “Nhớ Đặntg Dung” (trag 9) nhà thơ đã viết :

 Đầu bạc gươm cùn loang ánh thép

 Lòng son lệ ứa đọng ngàn thu

 

 Thì trong bài “Đêm Tuyên Thệ Ở Vũ Đình Trường” (trang 13) Đỗ Quý Sáng đã bày tỏ tinh thần và ý chí cứu nước như sau:

 

 Tiếng thét hy sinh tràn bóng tối

 Lời thề quyết chiến rợp cờ bay

 Hồi kèn truy điệu rền lanh lảnh

 Đuốc bập bùng soi khí thế đầy...

 

 Trên bình diện lý thuyết, nếu xét về mặt kỹ thuật làm thơ thì phải nói đến niêm luật thơ, theo từng thể loại của thơ, được thể hiện trong cách cách gieo vần, kết cấu từ ngữ trong mỗi khẩu thơ, mỗi bài thơ... Nhưng nếu bàn về hồn thơ thì phải suy xét về tâm hồn của nhà thơ, được thể hiện qua nội dung của bài thơ, bằng cách chọn lọc từ ngữ, cách cấu tứ và hình tượng chân thiện mỹ xuyên suốt cả bài thơ.

 Kỹ thuật thơ có thể che đậy được cõi lòng của người làm thơ; nhưng hồn thơ thì không thể giấu được niềm suy tư sâu kín xuất phát từ con tim biết nói của thi sĩ! Những lời thơ đã được viết ra trong “Đường Sơn Thi Tập” của nhà thơ Đường Sơn, là tiếng nói nhiệt thành của chính con tim của nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng... Và con tim đó đã nói lên những suy tư sâu xa của ông, trong những tháng, năm mang bệnh khó trị... rằng:

 

  Năm tháng điểm tô miền thủy tú

  Bốn mùa điểm xuyết cảnh tiêu tao

  Ngăn gian liệng bổng thôi đành chịu

  Tù túng ngang đè khó lượn cao...

   (ĐSTT, Bệnh Nặng Thả Chim Bay, trang 51) 

 

Và rằng:

  Sợ nhất là ly biệt đất trời

  Mà chưa chứng kiến độc tài rơi...

      (ĐSTT, Sợ Chết, trang 74)

 

 Trái tim biết nói của Đỗ Quý Sáng đã nói rất thật niềm tâm sự của người chiến sĩ chân chính bị buộc phải rời khỏi trận tuyến đấu tranh khi quân thù chưa bị đánh bại! Bởi vậy lòng yêu nước của ông đành phải gửi vào trong những bài thơ, như bắt đầu một cuộc chiến đấu trên trận tuyến mới - trận tuyến làm thơ tranh đấu:

 

 Có thật thơ làm lửa dậy không?

 Hay thơ phản chiếu lửa đang nồng

 Mỗi lời tuyên cáo bùng thi tứ

 Những tiếng hò reo chuyển núi sông...

   (ĐSTT, Thơ Trong Tranh Đấu, trang 78)

 

 Lòng yêu nước của nhà trí thức Đỗ Quý Sáng, trong thời gian bị bạo bệnh, càng được hun đúc vô cùng mạnh mẽ bởi sự giác ngộ từ nỗi đau của dân tộc trong lịch sử...:

   Chuyện cũ rạch ròi ghi quốc sử

   Ngàn năm Hán hóa hận thâm cừu

     (ĐSTT, Sử Hận, trang 26)

 

   Thoáng vẳng bên tai “đồng trụ chiết!”

   Nghĩa trang hồn nước dậy quân hành...

               (ĐSTT, Cảnh vấn, trang 27)

 

 Và thấm thía biết bao, khi nhà thơ Đường Sơn liên hệ đến đại cuộc vượt biển đi tìm tự do của dân Việt ở cuối thế kỳ XX với cội nguồn xa xưa của dân tộcViệt:

 

  Theo mẹ Âu Cơ đành vượt biển 

  Nối giòng Hồng Lạc để chờ ngày

  Vời trông còn tưởng nghìn năm trước

  Lồng lộng rồng thiêng thuở vút bay.

    (ĐSTT, Vời Trông Còn Tưởng, trang 41)

 

 LÒNG YÊU NƯỚC không chỉ là lòng yêu nước chung chung ở đầu môi chót lưỡi của phường cơ hội chủ nghĩa, đón gió trở cờ như xoay chong chóng của bọn hô hào yêu nước để lừa thiên hạ. Với chùm thơ “Chán - Giận – Thà” của nhà thơ Đường Sơn Đỗ Qúy Sáng đã cho người đời nhìn thấy sự thật rằng :

  Chán phường khoác lác ưa tuyên cáo

  Chán kẻ ngu đần thích ngợi ca...

            (ĐSTT,  Chán, trang 30)

 

  Giận đứa buôn dân béo đãy đà

  Giận đồng minh rởm hại đời ta

. . . . 

  Giận mù chỉ nước cho người sáng

  Giận thế cô cùng phải lánh xa

        (ĐSTT, Giận, trang 30) 

 

 Và theo như nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng thì phong thái của con người có lòng yêu nước chân chính phải là:

  Thà phơi tâm huyết thề non nước

  Thà báo thâm tình nghĩa mẹ cha

  Thà đốt lửa bùng xua bóng tối

  Thà tan vàng đá chẳng lìa xa

      (ĐSTT, Thà, trang 31)

 

 LÒNG YÊU NƯỚC là yêu nhưng cái gì cụ thể nhất, luôn luôn gắn chặt với đời sống tình cảm của con người, và chính những cái cụ thể đó đã nuôi dưỡng tinh thần và ý chí của con người - nếu không có những cái cụ thể để cho con người có yêu, có nhớ... để mà nghĩ đến trách nhiệm và bổn phận, thì làm người đâu còn có ý nghĩa gì trong cộng đồng nhân loại văn minh? Do đó, có thể nói rằng: Lòng yêu nước phải được bắt nguồn từ Lòng Yêu Gia Đình - Họ Hàng - Bạn Bè; Lòng Yêu Làng Xóm - Đồng Ruộng -Bãi Mía - Nương Dâu - Vườn Cây với Lũy Tre - Hàng Dừa - Luống Cau, Dòng sông - Con Đò...Chính bắt nguồn từ những cái cụ thể đó... mới dẫn đến Tình Yêu Quê Hương - Xứ Sở, Yêu Non Sông - Đất Nước, Yêu Tổ Quốc và Dân tộc một cách sâu đậm, thiết tha bằng chính trái tim chân chính của con người. Nhà trí thức Đỗ Quý Sáng đã diễn tả được cái tình yêu cụ thể đó, tình yêu Quê Mẹ da diết của thân phận lưu vong nơi đất lạ, rằng:

 

  Chiều chiều mộng tưởng về quê mẹ

  Lớp lớp mờ sa lạc hướng tây

  Biền biệt chim ngàn xa tổ cũ

  Về đâu tâm sự một trời mây

   (ĐSTT, “Nhớ Quê”, trang 15)

 

 Cho dù trên xứ tạm nương nhờ cũng có những cái gọi là Việt Nam như “Vườn người tị nạn”, nhưng theo cách nhìn của người Việt thật sự yêu nước, nhớ quê hương... bằng một tâm hồn Viêt Nam chân chính thì:

  Lòng vẫn rượi buồn như thiếu vắng

  Hương quê nào dễ dối lừa đâu

  (ĐSTT, “Vườn Người Tị Nạn ở Cali”, trang23)

 

 “Vườn người tị nạn ở Cali”, cho dù cũng có “bưởi, ổi, cam, đào, nhãn, mãng cầu”... nhưng làm sao có tình cảm hơn “Cây Đa đầu làng”, một biểu tượng của làng quê Việt Nam :

  Qua bao dâu bể dù ngăn cách

  Vẫn nhớ cây đa ấy lạ lùng

    (ĐSTT, “Cây Đa Đầu Làng”, trang 61)

 

 Quê hương Việt Nam của chúng ta đẹp lắm, thân thương lắm... Dù ở trên xứ Cờ Hoa giàu có, ăn ngon mặc đẹp, ở nhà cao cửa rộng, đầy đủ tiện nghi... nhưng nhà trí thức yêu nước, nhà thơ Đường Sơn Đỗ Quý Sáng vẫn trân trọng quê hương mình, qua hình ảnh muôn đời vẫn nhớ, vẫn mơ về nơi ấy :

 

  Thoảng tiếng sáo diều nương gió thổi

   Khỏa gầu thôn nữ múc trăng vơi

   Trăng ơi có phải vầng trăng ấy

   Chứng kiến bao nhiêu cảnh đổi dời

     (ĐSTT, “Trăng Tháng Tám Xa Quê”, trang 49)

 

 Đúng là vầng trăng ấy, vầng trăng tháng Tám ở quê nhà, vầng trăng đã chứng kiến bao nhiêu lần vật đổi sao dời... Và chị Hằng ơi, ở nơi cung Quảng chị có biết chăng, rằng ở nơi đây, nơi lưu vong của người Việt:

 

  Ai thầm nức nở gọi quê yêu

  Ở chốn tha hương vắng sáo diều

  Núi thẳm mây mù thu sắc xám

  Đường mòn bùn đọng nỗi hoang liêu 

    (ĐSTT, “Quê Hương Yêu Dấu”, trang 74)

 

 Và mỗi độ Xuân về trên đất khách, người Việt lưu vong lại thiết tha nhớ đến:

 

   Cốm sen thoang thoảng hương mùa lúa

   Quan họ dềnh dang điệu Bắc hà

   Xót nỗi Thăng Long Thành đổ nát

   Ngậm ngùi nhược tiểu bệnh trầm kha    

     (ĐSTT, “Xuân Về Nhớ Nước”, trang 82)

 

 Không phải chỉ có nhớ thương, than thở thường tình, mà đây là sự nhớ thương, than thở  xuất phát từ trái tim đau nỗi thương nước, thương đồng bào ruột thịt ở quê hương đọa đày:

 

  Dầm mưa dãi nắng đội trăng sao

  Lũ lụt trần ai cực xiết bao

  Chiếu đất đau lòng chung gốc rễ

  Màn sương đứt ruột nghĩa đồng bào

  Cường quyền đảng phiệt gom thâu lợi

  Bạc phận dân hèn gánh tổn hao

  Chìm ngập non sông màu thảm đạm

  Phải đâu gỗ đá chẳng đau nào!

   (ĐSTT,  “Lũ Lụt Miền Tây”, trang 46)

 

 TÂM HỒN VIỆT NAM còn có một đặc trưng nổi bật nữa là: Ý CHÍ ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG ĐỐI VỚI KẺ THÙ CHUNG CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC. Và chính lòng yêu nước thiết tha, được hun đúc từ tình yêu gia đình, làng xóm cùng những gì cụ thể, gắn bó với sự trưởng thành của mình, nên nhà trí thức yêu nước, nhà thơ Đường Sơn Đỗ Quý Sáng mới nhận thức được sâu sắc nét đặc trưng nổi bật thứ hai đó của Tâm Hồn Việt Nam, và đã thể hiện được bằng những lời thơ hay và đầy ý nghĩa trong Đường Sơn Thi Tập.

 

 Trong ĐSTT, dòng thơ tranh đấu của nhà trí thức yêu nước, nhà thơ Đường Sơn Đỗ Qúy Sáng đã thật sự là một dòng thơ đầy ý chí của người Chiến Sĩ trên Mặt Trận Cầm Bút ở hải ngoại.

 

 “Báo thù cho nước hạn kỳ sao” và “Lòng son dạ sắt nhụt khi nào?”. Đó là câu đầu và câu cuối của bài “Thù Nước Vô Kỳ” (trang 28), tác giả ĐSTT đã khẳng định chân lý cứu nước là: KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH CHO ĐẾN THẮNG LỢI MỚI THÔI!

 

 Đã dấn thân vào công cuộc đấu tranh cứu nước, dấn thân vào con đường hoật động cách mạng cho sự nghiệp Tự Do Dân Chủ, giải thể chế độ Cộng Sản độc tài... là phải hòa mình vào phong trào yêu nước của toàn dân Việt ở trong nước:

 

 Cả nước như đang rực lửa hồng

 Văn gia trí thức đã tiền phong

 Rền vang pháo lệnh xuân khai hỏa

 Réo gọi nhân quyền vận biến thông

 (ĐSTT, “Hy Vọng II”, trang 22) 

 

 Đấu tranh gỉai thể chế độ Cộng Sãn độc tài hiện hành ở quê hương Việt Nam đâu phải là chuyện dễ dang (!) Và nhà trí thức yêu nước đã nhận thức được sự khó khăn đó, cho nên ông phải đành “Thổn thức nằm đây đợi gió đông”, kiên nhẫn đợi thời cơ:

 

 Bao giờ gió nổi xoay thiên hạ

 Là lúc Chim Bằng xổ cánh tung

 (ĐSTT,  “Chim Băng Xổ Cánh I”, trang 24)

 

 Kiên nhẫn đợi thời cơ không có nghĩa là “nằm chờ sung rụng” của những kẻ  “theo đóm ăn tàn”, những kẻ chuyên hô hào, thúc đẩy kẻ khác dấn thân, còn chính họ thì lùi lại ở hậu phương để hưởng lạc trên xương máu của chiến sĩ ở tiến phương (!) Đúng như nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đường Sơn Đỗ Quý Sáng đã chỉ trích một cách thâm thúy rằng:

 

  Nhà ấy tài thơ đuổi giặc lừng

  Bao nhiêu thi sĩ đến chia mừng

  Riêng ông mách qué e hưu trí

  Rặt bác ba hoa ngán hụt thưng

  Thùng rỗng kêu to thường phải nổ

  Nhái con phồng lớn thiết gì ngưng

  Đua nhau thổi lửa, thi nhau đốt

  Giặc xém lông mày, bạn phổng lưng

   (ĐSTT, “Đồng Tâm Thổi Lửa”, trang 66) 

 

 Trái tim của nhà thơ yêu nước phải đập cùng nhịp đập của hồn thiêng sông núi, phải thở cùng hơi thở của dân tộc... Và thơ của nhà thơ yêu nước phải là bức tranh họa một cách sinh động, phản ánh được thực tế và nguyện vọng tranh đấu của quần chúng, như:

 

  Khao khát tự do tràn lẽ sống

  Thiết tha dân chủ rợp trời tung

  Độc tài u tối ngăn đường tiến

  Đạp đổ khi hồn nước chuyển rung

  (ĐSTT, “Sông nước Chuyễn Mình”, trang 75)

 

 Và theo nhận thức nhậy cảm với thực tiễn của tình hình chính trị và phong trào đấu tranh chống chế độ Cộng Sản độc tài của các tầng lớp nhân dân ở trong nước, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị Đỗ Quý Sáng đã viết bài thơ “Ra Khơi”, có thể xem là một ngọn hải đăng giữa đêm tối trùng khơi:

 

  Gió chuyển rồi đây lộng khắp trời

  Quê hương hào khí ngút trùng khơi

  Một trang sử đẹp chờ hoa bút

  Những tấm lòng son bật máu tươi

  Thiên cổ hùng ca trang dũng tuyệt

  Muôn vầng lửa đốm đẩu khuê rơi

  Thần linh vạn kỷ về y hẹn

  Bút nhập thành chương áng tỏa ngời

 (ĐSTT, trang 72)

 

 Còn gì lãng mạng cách mạng hơn: “Một trang sử đẹp chờ hoa bút”?  Còn gì hào khí hơn: “Bút nhập thành chương áng tỏa ngời”?.

 Và nhà thơ tranh đấu Đường Sơn đã nhập vào trang sử đẹp chờ hoa bút đó, bằng vũ khí thơ, rằng:

 

  Tôi cứ làm thơ vần lại vần

  Chẳng tình lãng mạng chẳng kỳ tân

  Miễn đưa thành ý đầy tâm huyết

  Cốt đẩy hùng tâm dứt ngại ngần

  Kể tội địch thù kê đích đáng

  Mọi người yêu nước bước đều chân 

  Nhiều phen địch thủ gieo vi khuẩn

  Tôi vẫn làm thơ đánh Cộng quân

    (ĐSTT, trang 83) 

 

 Nhập cuộc tranh đấu bằng những bài thơ đấu tranh, là một lĩnh vực chiến đáu bằng nhiệt huyết của con tim, với những từ ngữ được chắt lọc, trào lên ngọn bút từ cái tâm rực lửa của nhà thơ lấy đấu tranh làm hạnh phúc cho cuộc đời, như những câu thơ sau đây:

 

 Liều thân góp sức há màng danh

 Đất nước tang thương dạ chẳng đành

 Hàng ngũ nhân quyền thêm gắn bó

 Phong trào dân chủ quyết đấu tranh

 (ĐSTT, “Nhập Cuộc Đấu Tranh”, trang 102)

 

 Bước vào thế kỷ XXI, nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đường Sơn Đổ Quý Sáng, dù đã bước đến ven bờ của cõi chết, nhưng ông vẫn bình tâm, vói một tinh thần minh mẫn, xem sự sống chết như là khói mây, như trong bài thơ “Gửi Bạn Tiễn Đưa” (ĐSTT, trang 58) rằng :

   Sống đã tơ tầm vương đến thác

   Chết là giã biệt tản cùng mây 

 

 Vì đã hiểu sâu sắc cái quy luật Sinh-Bệnh-Lão-Tử của tạo hoá, nên Đường Sơn Đỗ Quý Sáng cứ thản nhiên, vững tâm bền chí tiếp tục cầm bút làm thơ tranh đấu, để góp sức cho cao trào dân chủ ở trong nước:

 

  Lẫm liệt cha ông giành tự chủ

  Huy hoàng sông núi đoạt nguyên khôi

  Toàn dân nổi dậy phen này nữa

  Tín ngưỡng tự do, sống vẹn đôi 

   (ĐSTT,  “Bước Vào năm 2001”, trang 60)

 

 Nằm trên giường bệnh, nhà yêu nước Đỗ Quý Sáng vẫn chú tâm theo dõi tình hình chính trị ở trong nước... Và ông đã vô cùng đau lòng khi nghe tin Đãng và Nhà Nước Cộng Sãn Việt Nam ngoan ngoãn cúi đầu dâng đất biên giới, dâng vịnh biển cho Trung Cộng, nên ông đã viết liên tiếp 4 bài thơ vạch trần tội lỗi của tập đoàn lãnh đạo CSVN. Đó là các bài: “Tiếng Kêu Bi Thiết”,  “CSVN và Nguyên Tắc Dâng Đất” và “Ngàn Năm Ô Nhục”. (ĐSTT, các trang 100 - 101)

 

 Với một tấm lòng đầy nhiệt huyết, với một ngòi bút trí tuệ, và với một tinh thần không khoan nhượng hành động của kẻ phi nghĩa, ông Đỗ Quý Sáng đã viết “Ngàn Năm Ô Nhục”, bằng những ngôn từ rất văn minh, nhưng vô cùng sắc bén, như một lưỡi kiếm thép cứa thật ngọt vào cổ của kẻ thù:

 

 Sử cũ xem qua lại giật mình

 Bám quyền bán nước lẽ nào vinh

 Bồ câu trao giải nhầm Lê Thọ

 Sấm sét xâm biên ngán Đặng Bình

 Lãnh hải mười phần dâng nhượng đứt

 Biên thùy trăm dặm cúng làm thinh

 Hai mươi năm ngủ quên bài học 

 Tỉnh dậy chư hầu thuộc Bắc Kinh

 

 Đến những tháng cuối năm 2002, nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng đã bị cơn bệnh hành hạ, khiến cho sức tàn lực kiệt, nhưng ông vẫn quan tâm đến tương lai của dân tộc, với một tâm trạng thật xót xa...

 

  Ai mong chúc tụng câu trường thọ

  Ta xót non sông giọt vắn dài

  Lộc nước mà còn chưa vững chãi

  Phúc nhà đâu mãi chẳng tàn phai

  Đất thâu biển hẹp, bờ biên lấn

  Dân chủ không còn, biết cậy ai? 

   (ĐSTT, “Đêm Xuân Dạ Xót”, trang 106)

 

 Yêu nước, thương dân tộc bao nhiêu, ông càng bực bội đối với làn sóng “thơ dâm tình” tràn ngập trên Net, cho nên ông đã “Từ Biệt Làng Thơ” :

   Kệ đời nham nhở đùa du hí 

   Mặc xác lông bông đánh nhập nhằng

   Gác bút cho lòng thôi náo động

   Vô ngôn hàm dưỡng chẳng đâu bằng

      (ĐSTT, trang 107)

 

 Có thể nói, gần hai phần ba cuộc đời, nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ của Quốc Gia Dân Tộc! Nhưng tiếc thay! Ông đã ra đi về cõi vĩnh hằng, cam “Đành gửi tình bay mặc gió ngàn”, và nuối tiếc biết bao về một hy vọng “Hẹn Một Ngày Về”:

   Hẹn một thanh bình thỏa vấn vương

   Là khi hiện thực mộng phi thưòng 

   Muôn người tim nhịp niềm hoan lạc

   Vạn nẻo đường quên hận liễu dương

      (ĐSTT, trăng 102)

 

 Thật ra, TÂM HỒN VIỆT NAM của nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng đã được thể hiện trong 200 bài thơ, tuyển thành ĐƯỜNG SƠN THI TẬP, không phải chỉ có hai đặc trưng nổi bật, như tôi đã trình bày, mà nó còn có nhiều khía cạnh khác thuộc tâm tư tình cảm, manh sắc thái khác nhau của tâm hồn Việt Nam, nếu chúng ta chịu khó đào sâu, nghiên cứu, phân tích tất cả 200 bài thơ, bao gồm nhiều chủ đề chính trị, văn hóa và xã hội...

 

 Nhưng khi bắt tay vào viết bài cảm luận này, tôi chỉ nhằm mục đích khai thác HAI ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT VỀ TÂM HỒN VIỆT NAM trong ĐSTT của nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng mà thôi! Tôi mong rằng có bạn thơ văn nào, thú vị với đề tài này, sẽ làm một luận đề nghiên cứu toàn diện về tác phẩm ĐƯỜNG SƠN THI TẬP, chắc rằng sẽ có những khám phá mới về những đặc trưng khác trong Tâm Hồn Việt Nam của nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đường Sơn Đỗ Quý Sáng!

 

Kính mong Người đã từ giã cuộc đời quá nhũng nhương của thế gian này, chuyển sang một đời sống mới ở thế giới bên kia, thế giới tâm linh, nơi cõi vĩnh hằng, sẽ quên đi mối sầu “Tàn Cuộc” :

 

   Điểm vết thời gian tháng lại ngày

   Nhặt buồn theo những lá vàng bay

   Đường mòn thăm thẳm thê lương lắm

   Ngõ hẹp âm thầm hiu quạnh thay

      (ĐSTT, trang 10)

 

 Và tôi rất mong rằng “Thiên chức nhà thơ” của Đường Sơn Đỗ Quý Sáng sẽ được giới thơ văn chân chính ở hải ngoại hiện nay, xem là một phương châm sáng tác :

 

  Chẳng thẹn tài hoa kiếp sống thừa

  Trời cho năng khiếu phải đâu dư

  Than mây khóc gió chi cho phí

  Mắng giặc răn đời mới đã nư

  Chữ nghĩa không đem tài chợ bán

  Sinh nhai chẳng cạy phú thiên tư

  Lưu vong thân phận quên sao được

  Gan óc nào không tựa nát nhừ

     (ĐSTT, trang 98)

 

 Nhớ nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đường Sơn Đỗ Quý Sáng là nhớ đến Đường Sơn Thi Tập,  tập thơ phản ánh rõ nét những tâm tư, tình cảm của người Việt lưu vong cũng như những sinh hoạt chính trị và xã hội của thời đại.  Chúng tôi xin mượn bài thơ nhan đề “Tiếng kêu bi thiết” (ĐSTT, trang 100) của tác giả để tạm kết thúc bài cảm luận này:

 

  Bút mực tâm tư trải với đời

  Núi sông nghiêng ngả hận nào nguôi

  Người xưa gian khổ công bồi đắp

  Sử cũ oai hùng nghiệp chiếu soi

  Nỗi nhục biên cương lìa động bản

  Niềm đau mạch nước cạn sông ngòi

  Đọc thơ đuổi giặc càng chua xót

  Sa sả cô đơn vẫn thét đòi

 

    Đông Bắc Mỹ, Đêm Noel 2002

 

   LÊ TÙNG MINH

 

 

(*)  Tiểu sử Tác Giả:

Tên thật: Đỗ Quý Sáng. Bút hiệu: Đường Sơn, Lê Duy Việt. Sanh ngày 17/6/1943 tại  Hà Đông. Mất ngày 30/11/2002.

- Học vấn & Nghề nghiệp: Tú Tài Ban Văn Chương, Cựu học sinh Hồ Ngọc Cẩn, Tốt nghiệp Đốc Sự QGHC Khóa X (Thủ Khoa), Cao Học Hành Chánh Việt Nam Khóa 3, Master of Public Administration, Master of Organizational Behavior, Master of Social Works, Ph.D. in Counseling Psychology, Licensed Psychotherapist.

- Các chức vụ đã giữ: Đốc Sự Hành Chắnh Thượng Hạng, Giảng Sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, - Giám Đốc Chẩn Viện Trị Liệu Bệnh Tâm Thần Người Đông Dương, Los Angeles, Bộ Mental Health, - Điều Hợp Viên các chương trình trị lliệu tâm trí thiếu niên, Vùng III và Vùng V Quận Los Angeles, Bộ Mental Health. 

- Sinh hoạt Cộng Đồng đã qua: Phó Chủ Tịch Hội Sinh Viên (Công Giáo) Việt Nam tại Hoa Kỳ, - Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Vùng Cleveland. Ohio, - Chủ Tịch Liên Hiệp Cộng Đồng Việt Nam Los Angeles..  

- Sinh hoạt Chính Trị: Đảng viên VNQDĐ, Ủy Viên Hội Đồng Phối Hợp Trung Ương VNDĐ, Ủy Viên Trung Ương VNQDĐ, Phó Bí Thư Ngoại Vận, Bí Thư Trung Ương, hai nhiệm kỳ 1992, Trưởng Ban Điều Hợp Trung Ương Mặt Trận Dân Tộc Dân Chủ Việt Nam.

- Sinh hoạt Văn Hóa: Chủ Bút Chuông Việt, Hội SVCG Việt Nam tại Hoa Kỳ.   

- Tác phẩm thơ văn đã xuất bản: Dâng Hương Cho Nước, Lời Thề Đền Hùng, Trông Vời Cố Quốc (cùng các tác giả: Nguyễn Kinh Bắc, Nguyễn Vô Cùng, Hồ Công Tâm…)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐƯỜNG SƠN THI TẬP, BIỂU TRƯNG TÂM HỒN VIỆT NAM CỦA NHÀ TRÍ THỨC YÊU NƯỚC ĐỖ QÚY SÁNG (*)

Nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng, tức nhà thơ Đường Sơn, cũng là nhà hoạt động chính trị Lê Duy Việt - nhà tranh đấu cho sự nghiệp Dân Chủ Tự Do của dân tộc Việt Nam
  • Lê Tùng Minh

  

Nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng, tức nhà thơ Đường Sơn, cũng là nhà hoạt động chính trị Lê Duy Việt - nhà tranh đấu cho sự nghiệp Dân Chủ Tự Do của dân tộc Việt Nam trên chính trường hải ngoại, đã qua đời vào lúc 2 giờ ngày 30 tháng 11 năm 2002, tại Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ! Nhưng nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng vẫn sống mãi với chúng ta, với nền thi ca hiện đại của dân tộc Việt Nam, bằng sự tồn tại vĩnh cửu của tác phẩm Đường Sơn Thi Tập (ĐSTT), một tập thơ tuyển từ 400 bài thơ Đường Luật của ông đã viết trong những tháng năm bị bạo bệnh...  ĐSTT phải chăng chỉ như là:

 

 Bài trút nỗi niềm, bài than thở

 Vần gieo dồn gập, ý khoan thai

 Thu, trăng, biển, tuyết, cầu, sông, bến

 Mưa, nắng, buồn, thương, diễu hước hài...

       (ĐSTT, Tính Sổ Thi Đàn, trang 108)

 

Thật ra, với 200 bài thơ tuyển thành Đường Sơn Thi Tập không chỉ là “trút nỗi niềm” và “than thở” bình thường, mà là sự trút nỗi niềm và than thở của kẻ sĩ bất thành chí. Và nếu luận giải theo phương pháp luận của khoa học nhân văn thì ĐƯỜNG SƠN THI TẬP LÀ BIỂU TRƯNG CỦA MỘT TÂM HỒN VIỆT NAM LƯU VONG! Nói một cách khác, thân xác của nhà trí thức yêu nước Đỗ quý Sáng thì lưu vong ở nước ngoài vì hoàn cảnh chính trị bức bách, mà tâm hồn của ông vẫn luôn luôn sinh tồn với  Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam, một dân tộc đang chịu nhiều đau khổ dưới ách thống trị bạo tàn của chế độ cộng sản độc tài, với niềm hy vọng mãnh liệt, rằng:

 

  Lẫm liệt cha ông giành tự chủ 

  Huy hoàng sông núi đoạt nguyên khôi

  Toàn dân nổi dậy phen này nữa

  Tín ngưỡng tự do, sống, vẹn đôi.

   (ĐSTT, Bước Vào Năm 2001, trang 60) 

 

 Một đặc trưng nổi bật nhất của TÂM HỒN VIỆT NAM mang tính truyền thống lịch sử  hàng nghìn năm cứu nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là LÒNG YÊU NƯỚC THIẾT THA. Trong Đường Sơn Thi Tập, nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng đã thể hiện được đặc trưng đó của Tâm Hồn Việt Nam.

 

 Thật vậy, nếu trong bài “Nhớ Đặntg Dung” (trag 9) nhà thơ đã viết :

 Đầu bạc gươm cùn loang ánh thép

 Lòng son lệ ứa đọng ngàn thu

 

 Thì trong bài “Đêm Tuyên Thệ Ở Vũ Đình Trường” (trang 13) Đỗ Quý Sáng đã bày tỏ tinh thần và ý chí cứu nước như sau:

 

 Tiếng thét hy sinh tràn bóng tối

 Lời thề quyết chiến rợp cờ bay

 Hồi kèn truy điệu rền lanh lảnh

 Đuốc bập bùng soi khí thế đầy...

 

 Trên bình diện lý thuyết, nếu xét về mặt kỹ thuật làm thơ thì phải nói đến niêm luật thơ, theo từng thể loại của thơ, được thể hiện trong cách cách gieo vần, kết cấu từ ngữ trong mỗi khẩu thơ, mỗi bài thơ... Nhưng nếu bàn về hồn thơ thì phải suy xét về tâm hồn của nhà thơ, được thể hiện qua nội dung của bài thơ, bằng cách chọn lọc từ ngữ, cách cấu tứ và hình tượng chân thiện mỹ xuyên suốt cả bài thơ.

 Kỹ thuật thơ có thể che đậy được cõi lòng của người làm thơ; nhưng hồn thơ thì không thể giấu được niềm suy tư sâu kín xuất phát từ con tim biết nói của thi sĩ! Những lời thơ đã được viết ra trong “Đường Sơn Thi Tập” của nhà thơ Đường Sơn, là tiếng nói nhiệt thành của chính con tim của nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng... Và con tim đó đã nói lên những suy tư sâu xa của ông, trong những tháng, năm mang bệnh khó trị... rằng:

 

  Năm tháng điểm tô miền thủy tú

  Bốn mùa điểm xuyết cảnh tiêu tao

  Ngăn gian liệng bổng thôi đành chịu

  Tù túng ngang đè khó lượn cao...

   (ĐSTT, Bệnh Nặng Thả Chim Bay, trang 51) 

 

Và rằng:

  Sợ nhất là ly biệt đất trời

  Mà chưa chứng kiến độc tài rơi...

      (ĐSTT, Sợ Chết, trang 74)

 

 Trái tim biết nói của Đỗ Quý Sáng đã nói rất thật niềm tâm sự của người chiến sĩ chân chính bị buộc phải rời khỏi trận tuyến đấu tranh khi quân thù chưa bị đánh bại! Bởi vậy lòng yêu nước của ông đành phải gửi vào trong những bài thơ, như bắt đầu một cuộc chiến đấu trên trận tuyến mới - trận tuyến làm thơ tranh đấu:

 

 Có thật thơ làm lửa dậy không?

 Hay thơ phản chiếu lửa đang nồng

 Mỗi lời tuyên cáo bùng thi tứ

 Những tiếng hò reo chuyển núi sông...

   (ĐSTT, Thơ Trong Tranh Đấu, trang 78)

 

 Lòng yêu nước của nhà trí thức Đỗ Quý Sáng, trong thời gian bị bạo bệnh, càng được hun đúc vô cùng mạnh mẽ bởi sự giác ngộ từ nỗi đau của dân tộc trong lịch sử...:

   Chuyện cũ rạch ròi ghi quốc sử

   Ngàn năm Hán hóa hận thâm cừu

     (ĐSTT, Sử Hận, trang 26)

 

   Thoáng vẳng bên tai “đồng trụ chiết!”

   Nghĩa trang hồn nước dậy quân hành...

               (ĐSTT, Cảnh vấn, trang 27)

 

 Và thấm thía biết bao, khi nhà thơ Đường Sơn liên hệ đến đại cuộc vượt biển đi tìm tự do của dân Việt ở cuối thế kỳ XX với cội nguồn xa xưa của dân tộcViệt:

 

  Theo mẹ Âu Cơ đành vượt biển 

  Nối giòng Hồng Lạc để chờ ngày

  Vời trông còn tưởng nghìn năm trước

  Lồng lộng rồng thiêng thuở vút bay.

    (ĐSTT, Vời Trông Còn Tưởng, trang 41)

 

 LÒNG YÊU NƯỚC không chỉ là lòng yêu nước chung chung ở đầu môi chót lưỡi của phường cơ hội chủ nghĩa, đón gió trở cờ như xoay chong chóng của bọn hô hào yêu nước để lừa thiên hạ. Với chùm thơ “Chán - Giận – Thà” của nhà thơ Đường Sơn Đỗ Qúy Sáng đã cho người đời nhìn thấy sự thật rằng :

  Chán phường khoác lác ưa tuyên cáo

  Chán kẻ ngu đần thích ngợi ca...

            (ĐSTT,  Chán, trang 30)

 

  Giận đứa buôn dân béo đãy đà

  Giận đồng minh rởm hại đời ta

. . . . 

  Giận mù chỉ nước cho người sáng

  Giận thế cô cùng phải lánh xa

        (ĐSTT, Giận, trang 30) 

 

 Và theo như nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng thì phong thái của con người có lòng yêu nước chân chính phải là:

  Thà phơi tâm huyết thề non nước

  Thà báo thâm tình nghĩa mẹ cha

  Thà đốt lửa bùng xua bóng tối

  Thà tan vàng đá chẳng lìa xa

      (ĐSTT, Thà, trang 31)

 

 LÒNG YÊU NƯỚC là yêu nhưng cái gì cụ thể nhất, luôn luôn gắn chặt với đời sống tình cảm của con người, và chính những cái cụ thể đó đã nuôi dưỡng tinh thần và ý chí của con người - nếu không có những cái cụ thể để cho con người có yêu, có nhớ... để mà nghĩ đến trách nhiệm và bổn phận, thì làm người đâu còn có ý nghĩa gì trong cộng đồng nhân loại văn minh? Do đó, có thể nói rằng: Lòng yêu nước phải được bắt nguồn từ Lòng Yêu Gia Đình - Họ Hàng - Bạn Bè; Lòng Yêu Làng Xóm - Đồng Ruộng -Bãi Mía - Nương Dâu - Vườn Cây với Lũy Tre - Hàng Dừa - Luống Cau, Dòng sông - Con Đò...Chính bắt nguồn từ những cái cụ thể đó... mới dẫn đến Tình Yêu Quê Hương - Xứ Sở, Yêu Non Sông - Đất Nước, Yêu Tổ Quốc và Dân tộc một cách sâu đậm, thiết tha bằng chính trái tim chân chính của con người. Nhà trí thức Đỗ Quý Sáng đã diễn tả được cái tình yêu cụ thể đó, tình yêu Quê Mẹ da diết của thân phận lưu vong nơi đất lạ, rằng:

 

  Chiều chiều mộng tưởng về quê mẹ

  Lớp lớp mờ sa lạc hướng tây

  Biền biệt chim ngàn xa tổ cũ

  Về đâu tâm sự một trời mây

   (ĐSTT, “Nhớ Quê”, trang 15)

 

 Cho dù trên xứ tạm nương nhờ cũng có những cái gọi là Việt Nam như “Vườn người tị nạn”, nhưng theo cách nhìn của người Việt thật sự yêu nước, nhớ quê hương... bằng một tâm hồn Viêt Nam chân chính thì:

  Lòng vẫn rượi buồn như thiếu vắng

  Hương quê nào dễ dối lừa đâu

  (ĐSTT, “Vườn Người Tị Nạn ở Cali”, trang23)

 

 “Vườn người tị nạn ở Cali”, cho dù cũng có “bưởi, ổi, cam, đào, nhãn, mãng cầu”... nhưng làm sao có tình cảm hơn “Cây Đa đầu làng”, một biểu tượng của làng quê Việt Nam :

  Qua bao dâu bể dù ngăn cách

  Vẫn nhớ cây đa ấy lạ lùng

    (ĐSTT, “Cây Đa Đầu Làng”, trang 61)

 

 Quê hương Việt Nam của chúng ta đẹp lắm, thân thương lắm... Dù ở trên xứ Cờ Hoa giàu có, ăn ngon mặc đẹp, ở nhà cao cửa rộng, đầy đủ tiện nghi... nhưng nhà trí thức yêu nước, nhà thơ Đường Sơn Đỗ Quý Sáng vẫn trân trọng quê hương mình, qua hình ảnh muôn đời vẫn nhớ, vẫn mơ về nơi ấy :

 

  Thoảng tiếng sáo diều nương gió thổi

   Khỏa gầu thôn nữ múc trăng vơi

   Trăng ơi có phải vầng trăng ấy

   Chứng kiến bao nhiêu cảnh đổi dời

     (ĐSTT, “Trăng Tháng Tám Xa Quê”, trang 49)

 

 Đúng là vầng trăng ấy, vầng trăng tháng Tám ở quê nhà, vầng trăng đã chứng kiến bao nhiêu lần vật đổi sao dời... Và chị Hằng ơi, ở nơi cung Quảng chị có biết chăng, rằng ở nơi đây, nơi lưu vong của người Việt:

 

  Ai thầm nức nở gọi quê yêu

  Ở chốn tha hương vắng sáo diều

  Núi thẳm mây mù thu sắc xám

  Đường mòn bùn đọng nỗi hoang liêu 

    (ĐSTT, “Quê Hương Yêu Dấu”, trang 74)

 

 Và mỗi độ Xuân về trên đất khách, người Việt lưu vong lại thiết tha nhớ đến:

 

   Cốm sen thoang thoảng hương mùa lúa

   Quan họ dềnh dang điệu Bắc hà

   Xót nỗi Thăng Long Thành đổ nát

   Ngậm ngùi nhược tiểu bệnh trầm kha    

     (ĐSTT, “Xuân Về Nhớ Nước”, trang 82)

 

 Không phải chỉ có nhớ thương, than thở thường tình, mà đây là sự nhớ thương, than thở  xuất phát từ trái tim đau nỗi thương nước, thương đồng bào ruột thịt ở quê hương đọa đày:

 

  Dầm mưa dãi nắng đội trăng sao

  Lũ lụt trần ai cực xiết bao

  Chiếu đất đau lòng chung gốc rễ

  Màn sương đứt ruột nghĩa đồng bào

  Cường quyền đảng phiệt gom thâu lợi

  Bạc phận dân hèn gánh tổn hao

  Chìm ngập non sông màu thảm đạm

  Phải đâu gỗ đá chẳng đau nào!

   (ĐSTT,  “Lũ Lụt Miền Tây”, trang 46)

 

 TÂM HỒN VIỆT NAM còn có một đặc trưng nổi bật nữa là: Ý CHÍ ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG ĐỐI VỚI KẺ THÙ CHUNG CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC. Và chính lòng yêu nước thiết tha, được hun đúc từ tình yêu gia đình, làng xóm cùng những gì cụ thể, gắn bó với sự trưởng thành của mình, nên nhà trí thức yêu nước, nhà thơ Đường Sơn Đỗ Quý Sáng mới nhận thức được sâu sắc nét đặc trưng nổi bật thứ hai đó của Tâm Hồn Việt Nam, và đã thể hiện được bằng những lời thơ hay và đầy ý nghĩa trong Đường Sơn Thi Tập.

 

 Trong ĐSTT, dòng thơ tranh đấu của nhà trí thức yêu nước, nhà thơ Đường Sơn Đỗ Qúy Sáng đã thật sự là một dòng thơ đầy ý chí của người Chiến Sĩ trên Mặt Trận Cầm Bút ở hải ngoại.

 

 “Báo thù cho nước hạn kỳ sao” và “Lòng son dạ sắt nhụt khi nào?”. Đó là câu đầu và câu cuối của bài “Thù Nước Vô Kỳ” (trang 28), tác giả ĐSTT đã khẳng định chân lý cứu nước là: KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH CHO ĐẾN THẮNG LỢI MỚI THÔI!

 

 Đã dấn thân vào công cuộc đấu tranh cứu nước, dấn thân vào con đường hoật động cách mạng cho sự nghiệp Tự Do Dân Chủ, giải thể chế độ Cộng Sản độc tài... là phải hòa mình vào phong trào yêu nước của toàn dân Việt ở trong nước:

 

 Cả nước như đang rực lửa hồng

 Văn gia trí thức đã tiền phong

 Rền vang pháo lệnh xuân khai hỏa

 Réo gọi nhân quyền vận biến thông

 (ĐSTT, “Hy Vọng II”, trang 22) 

 

 Đấu tranh gỉai thể chế độ Cộng Sãn độc tài hiện hành ở quê hương Việt Nam đâu phải là chuyện dễ dang (!) Và nhà trí thức yêu nước đã nhận thức được sự khó khăn đó, cho nên ông phải đành “Thổn thức nằm đây đợi gió đông”, kiên nhẫn đợi thời cơ:

 

 Bao giờ gió nổi xoay thiên hạ

 Là lúc Chim Bằng xổ cánh tung

 (ĐSTT,  “Chim Băng Xổ Cánh I”, trang 24)

 

 Kiên nhẫn đợi thời cơ không có nghĩa là “nằm chờ sung rụng” của những kẻ  “theo đóm ăn tàn”, những kẻ chuyên hô hào, thúc đẩy kẻ khác dấn thân, còn chính họ thì lùi lại ở hậu phương để hưởng lạc trên xương máu của chiến sĩ ở tiến phương (!) Đúng như nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đường Sơn Đỗ Quý Sáng đã chỉ trích một cách thâm thúy rằng:

 

  Nhà ấy tài thơ đuổi giặc lừng

  Bao nhiêu thi sĩ đến chia mừng

  Riêng ông mách qué e hưu trí

  Rặt bác ba hoa ngán hụt thưng

  Thùng rỗng kêu to thường phải nổ

  Nhái con phồng lớn thiết gì ngưng

  Đua nhau thổi lửa, thi nhau đốt

  Giặc xém lông mày, bạn phổng lưng

   (ĐSTT, “Đồng Tâm Thổi Lửa”, trang 66) 

 

 Trái tim của nhà thơ yêu nước phải đập cùng nhịp đập của hồn thiêng sông núi, phải thở cùng hơi thở của dân tộc... Và thơ của nhà thơ yêu nước phải là bức tranh họa một cách sinh động, phản ánh được thực tế và nguyện vọng tranh đấu của quần chúng, như:

 

  Khao khát tự do tràn lẽ sống

  Thiết tha dân chủ rợp trời tung

  Độc tài u tối ngăn đường tiến

  Đạp đổ khi hồn nước chuyển rung

  (ĐSTT, “Sông nước Chuyễn Mình”, trang 75)

 

 Và theo nhận thức nhậy cảm với thực tiễn của tình hình chính trị và phong trào đấu tranh chống chế độ Cộng Sản độc tài của các tầng lớp nhân dân ở trong nước, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị Đỗ Quý Sáng đã viết bài thơ “Ra Khơi”, có thể xem là một ngọn hải đăng giữa đêm tối trùng khơi:

 

  Gió chuyển rồi đây lộng khắp trời

  Quê hương hào khí ngút trùng khơi

  Một trang sử đẹp chờ hoa bút

  Những tấm lòng son bật máu tươi

  Thiên cổ hùng ca trang dũng tuyệt

  Muôn vầng lửa đốm đẩu khuê rơi

  Thần linh vạn kỷ về y hẹn

  Bút nhập thành chương áng tỏa ngời

 (ĐSTT, trang 72)

 

 Còn gì lãng mạng cách mạng hơn: “Một trang sử đẹp chờ hoa bút”?  Còn gì hào khí hơn: “Bút nhập thành chương áng tỏa ngời”?.

 Và nhà thơ tranh đấu Đường Sơn đã nhập vào trang sử đẹp chờ hoa bút đó, bằng vũ khí thơ, rằng:

 

  Tôi cứ làm thơ vần lại vần

  Chẳng tình lãng mạng chẳng kỳ tân

  Miễn đưa thành ý đầy tâm huyết

  Cốt đẩy hùng tâm dứt ngại ngần

  Kể tội địch thù kê đích đáng

  Mọi người yêu nước bước đều chân 

  Nhiều phen địch thủ gieo vi khuẩn

  Tôi vẫn làm thơ đánh Cộng quân

    (ĐSTT, trang 83) 

 

 Nhập cuộc tranh đấu bằng những bài thơ đấu tranh, là một lĩnh vực chiến đáu bằng nhiệt huyết của con tim, với những từ ngữ được chắt lọc, trào lên ngọn bút từ cái tâm rực lửa của nhà thơ lấy đấu tranh làm hạnh phúc cho cuộc đời, như những câu thơ sau đây:

 

 Liều thân góp sức há màng danh

 Đất nước tang thương dạ chẳng đành

 Hàng ngũ nhân quyền thêm gắn bó

 Phong trào dân chủ quyết đấu tranh

 (ĐSTT, “Nhập Cuộc Đấu Tranh”, trang 102)

 

 Bước vào thế kỷ XXI, nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đường Sơn Đổ Quý Sáng, dù đã bước đến ven bờ của cõi chết, nhưng ông vẫn bình tâm, vói một tinh thần minh mẫn, xem sự sống chết như là khói mây, như trong bài thơ “Gửi Bạn Tiễn Đưa” (ĐSTT, trang 58) rằng :

   Sống đã tơ tầm vương đến thác

   Chết là giã biệt tản cùng mây 

 

 Vì đã hiểu sâu sắc cái quy luật Sinh-Bệnh-Lão-Tử của tạo hoá, nên Đường Sơn Đỗ Quý Sáng cứ thản nhiên, vững tâm bền chí tiếp tục cầm bút làm thơ tranh đấu, để góp sức cho cao trào dân chủ ở trong nước:

 

  Lẫm liệt cha ông giành tự chủ

  Huy hoàng sông núi đoạt nguyên khôi

  Toàn dân nổi dậy phen này nữa

  Tín ngưỡng tự do, sống vẹn đôi 

   (ĐSTT,  “Bước Vào năm 2001”, trang 60)

 

 Nằm trên giường bệnh, nhà yêu nước Đỗ Quý Sáng vẫn chú tâm theo dõi tình hình chính trị ở trong nước... Và ông đã vô cùng đau lòng khi nghe tin Đãng và Nhà Nước Cộng Sãn Việt Nam ngoan ngoãn cúi đầu dâng đất biên giới, dâng vịnh biển cho Trung Cộng, nên ông đã viết liên tiếp 4 bài thơ vạch trần tội lỗi của tập đoàn lãnh đạo CSVN. Đó là các bài: “Tiếng Kêu Bi Thiết”,  “CSVN và Nguyên Tắc Dâng Đất” và “Ngàn Năm Ô Nhục”. (ĐSTT, các trang 100 - 101)

 

 Với một tấm lòng đầy nhiệt huyết, với một ngòi bút trí tuệ, và với một tinh thần không khoan nhượng hành động của kẻ phi nghĩa, ông Đỗ Quý Sáng đã viết “Ngàn Năm Ô Nhục”, bằng những ngôn từ rất văn minh, nhưng vô cùng sắc bén, như một lưỡi kiếm thép cứa thật ngọt vào cổ của kẻ thù:

 

 Sử cũ xem qua lại giật mình

 Bám quyền bán nước lẽ nào vinh

 Bồ câu trao giải nhầm Lê Thọ

 Sấm sét xâm biên ngán Đặng Bình

 Lãnh hải mười phần dâng nhượng đứt

 Biên thùy trăm dặm cúng làm thinh

 Hai mươi năm ngủ quên bài học 

 Tỉnh dậy chư hầu thuộc Bắc Kinh

 

 Đến những tháng cuối năm 2002, nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng đã bị cơn bệnh hành hạ, khiến cho sức tàn lực kiệt, nhưng ông vẫn quan tâm đến tương lai của dân tộc, với một tâm trạng thật xót xa...

 

  Ai mong chúc tụng câu trường thọ

  Ta xót non sông giọt vắn dài

  Lộc nước mà còn chưa vững chãi

  Phúc nhà đâu mãi chẳng tàn phai

  Đất thâu biển hẹp, bờ biên lấn

  Dân chủ không còn, biết cậy ai? 

   (ĐSTT, “Đêm Xuân Dạ Xót”, trang 106)

 

 Yêu nước, thương dân tộc bao nhiêu, ông càng bực bội đối với làn sóng “thơ dâm tình” tràn ngập trên Net, cho nên ông đã “Từ Biệt Làng Thơ” :

   Kệ đời nham nhở đùa du hí 

   Mặc xác lông bông đánh nhập nhằng

   Gác bút cho lòng thôi náo động

   Vô ngôn hàm dưỡng chẳng đâu bằng

      (ĐSTT, trang 107)

 

 Có thể nói, gần hai phần ba cuộc đời, nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ của Quốc Gia Dân Tộc! Nhưng tiếc thay! Ông đã ra đi về cõi vĩnh hằng, cam “Đành gửi tình bay mặc gió ngàn”, và nuối tiếc biết bao về một hy vọng “Hẹn Một Ngày Về”:

   Hẹn một thanh bình thỏa vấn vương

   Là khi hiện thực mộng phi thưòng 

   Muôn người tim nhịp niềm hoan lạc

   Vạn nẻo đường quên hận liễu dương

      (ĐSTT, trăng 102)

 

 Thật ra, TÂM HỒN VIỆT NAM của nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng đã được thể hiện trong 200 bài thơ, tuyển thành ĐƯỜNG SƠN THI TẬP, không phải chỉ có hai đặc trưng nổi bật, như tôi đã trình bày, mà nó còn có nhiều khía cạnh khác thuộc tâm tư tình cảm, manh sắc thái khác nhau của tâm hồn Việt Nam, nếu chúng ta chịu khó đào sâu, nghiên cứu, phân tích tất cả 200 bài thơ, bao gồm nhiều chủ đề chính trị, văn hóa và xã hội...

 

 Nhưng khi bắt tay vào viết bài cảm luận này, tôi chỉ nhằm mục đích khai thác HAI ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT VỀ TÂM HỒN VIỆT NAM trong ĐSTT của nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đỗ Quý Sáng mà thôi! Tôi mong rằng có bạn thơ văn nào, thú vị với đề tài này, sẽ làm một luận đề nghiên cứu toàn diện về tác phẩm ĐƯỜNG SƠN THI TẬP, chắc rằng sẽ có những khám phá mới về những đặc trưng khác trong Tâm Hồn Việt Nam của nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đường Sơn Đỗ Quý Sáng!

 

Kính mong Người đã từ giã cuộc đời quá nhũng nhương của thế gian này, chuyển sang một đời sống mới ở thế giới bên kia, thế giới tâm linh, nơi cõi vĩnh hằng, sẽ quên đi mối sầu “Tàn Cuộc” :

 

   Điểm vết thời gian tháng lại ngày

   Nhặt buồn theo những lá vàng bay

   Đường mòn thăm thẳm thê lương lắm

   Ngõ hẹp âm thầm hiu quạnh thay

      (ĐSTT, trang 10)

 

 Và tôi rất mong rằng “Thiên chức nhà thơ” của Đường Sơn Đỗ Quý Sáng sẽ được giới thơ văn chân chính ở hải ngoại hiện nay, xem là một phương châm sáng tác :

 

  Chẳng thẹn tài hoa kiếp sống thừa

  Trời cho năng khiếu phải đâu dư

  Than mây khóc gió chi cho phí

  Mắng giặc răn đời mới đã nư

  Chữ nghĩa không đem tài chợ bán

  Sinh nhai chẳng cạy phú thiên tư

  Lưu vong thân phận quên sao được

  Gan óc nào không tựa nát nhừ

     (ĐSTT, trang 98)

 

 Nhớ nhà thơ, nhà trí thức yêu nước Đường Sơn Đỗ Quý Sáng là nhớ đến Đường Sơn Thi Tập,  tập thơ phản ánh rõ nét những tâm tư, tình cảm của người Việt lưu vong cũng như những sinh hoạt chính trị và xã hội của thời đại.  Chúng tôi xin mượn bài thơ nhan đề “Tiếng kêu bi thiết” (ĐSTT, trang 100) của tác giả để tạm kết thúc bài cảm luận này:

 

  Bút mực tâm tư trải với đời

  Núi sông nghiêng ngả hận nào nguôi

  Người xưa gian khổ công bồi đắp

  Sử cũ oai hùng nghiệp chiếu soi

  Nỗi nhục biên cương lìa động bản

  Niềm đau mạch nước cạn sông ngòi

  Đọc thơ đuổi giặc càng chua xót

  Sa sả cô đơn vẫn thét đòi

 

    Đông Bắc Mỹ, Đêm Noel 2002

 

   LÊ TÙNG MINH

 

 

(*)  Tiểu sử Tác Giả:

Tên thật: Đỗ Quý Sáng. Bút hiệu: Đường Sơn, Lê Duy Việt. Sanh ngày 17/6/1943 tại  Hà Đông. Mất ngày 30/11/2002.

- Học vấn & Nghề nghiệp: Tú Tài Ban Văn Chương, Cựu học sinh Hồ Ngọc Cẩn, Tốt nghiệp Đốc Sự QGHC Khóa X (Thủ Khoa), Cao Học Hành Chánh Việt Nam Khóa 3, Master of Public Administration, Master of Organizational Behavior, Master of Social Works, Ph.D. in Counseling Psychology, Licensed Psychotherapist.

- Các chức vụ đã giữ: Đốc Sự Hành Chắnh Thượng Hạng, Giảng Sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, - Giám Đốc Chẩn Viện Trị Liệu Bệnh Tâm Thần Người Đông Dương, Los Angeles, Bộ Mental Health, - Điều Hợp Viên các chương trình trị lliệu tâm trí thiếu niên, Vùng III và Vùng V Quận Los Angeles, Bộ Mental Health. 

- Sinh hoạt Cộng Đồng đã qua: Phó Chủ Tịch Hội Sinh Viên (Công Giáo) Việt Nam tại Hoa Kỳ, - Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Vùng Cleveland. Ohio, - Chủ Tịch Liên Hiệp Cộng Đồng Việt Nam Los Angeles..  

- Sinh hoạt Chính Trị: Đảng viên VNQDĐ, Ủy Viên Hội Đồng Phối Hợp Trung Ương VNDĐ, Ủy Viên Trung Ương VNQDĐ, Phó Bí Thư Ngoại Vận, Bí Thư Trung Ương, hai nhiệm kỳ 1992, Trưởng Ban Điều Hợp Trung Ương Mặt Trận Dân Tộc Dân Chủ Việt Nam.

- Sinh hoạt Văn Hóa: Chủ Bút Chuông Việt, Hội SVCG Việt Nam tại Hoa Kỳ.   

- Tác phẩm thơ văn đã xuất bản: Dâng Hương Cho Nước, Lời Thề Đền Hùng, Trông Vời Cố Quốc (cùng các tác giả: Nguyễn Kinh Bắc, Nguyễn Vô Cùng, Hồ Công Tâm…)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm