Đoạn Đường Chiến Binh
ĐƯỜNG XƯA TÔI ĐI - Anh Phương Trần Văn Ngà
ĐƯỜNG XƯA TÔI ĐI
NHỚ LẠI CHIẾN TRƯỜNG MIỀN TÂY
Tạp Ghi Anh Phương Trần Văn Ngà
Đường Xưa Tôi Đi diễn tả hai sự kiện quan trọng là cải táng Mẹ tôi đưa từ Tây Ninh về Châu Đốc và sau đó, tôi đi nốt đoạn đường xưa ở Miền Tây với 16 tỉnh có 92 quận, tôi đều có đi qua trong thời chiến tranh. Qua hai lần đi lại con đường xưa, cách quãng cũng trên dưới ba năm, nhưng tôi đã đi vẫn còn thiếu hai địa danh là tỉnh Vĩnh Bình và tỉnh Gò Công cũ, không thuận đường nên tôi chưa có dịp đến, thôi đành để kiếp sau đi tiếp hai nơi chốn này mà tôi cũng có nhiều kỷ niệm.
Nhân chuyến về quê lần này, tôi đã vào hàng lão tướng U90, cũng có thể nói tôi khó có dịp đi về thăm quê hương lần nữa, lực bất tòng tâm. Tôi đã chuẩn bị trước, sau khi hoàn mãn việc cải táng Mẹ, tôi sẽ có cuộc trở lại chiến trường xưa Miền Tây mà đường xưa tôi đi thường bằng máy bay trực thăng từ năm 1964 đến năm 1970 và trước đó, tôi cũng có đi bằng đường bô nhưng không đều khắp Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long. Và nay đi đường bộ có dịp thăm lại viếng cảnh cũ, còn người xưa nay chắc cũng về thế giới khác vì biết bao cuộc đổi thay của thế sự, chiến tranh. Nay tôi trở lại đường xưa dù đại khái, "chấm phá" vài nét để ôn cố tri tân chiến trường xưa mà cuộc đời binh nghiệp của tôi đã từng trải nghiệm, nay có cơ may nhớ lại quãng đời vàng son của tuổi trẻ, thật đẹp biết bao!
Kỷ niệm xưa làm sao tôi quên được, thời chiến tranh ác liệt với tuổi đời hai mươi mấy - ba mươi mấy là thời sung mãn nhất về sức khỏe, sự chịu đựng gian khổ không chùn bước, nhứt là không biết sợ chết, vì đạn tránh mình. Thú thật, tôi thua xa sự hy sinh, nguy hiểm, gian khổ của những bạn bè cùng khóa ở các đơn vị chiến đấu tại bốn Vùng Chiến Thuật. Nhưng, tôi có hơn một năm ở đơn vị tác chiến cấp Trung đoàn, tôi cũng nếm trải bị thủy lôi đường sông Bảy Háp, bị giựt mìn đường bộ trên tỉnh lộ gần Tắc Vân - Cà Mau hay bị hàng mấy chục quả pháo 81 ly của VC ở căn cứ Chà Là - Cà Mau hay bị bắn sẻ, bị VC đắp mô và mìn ở đầu Núi Voi, gần Nhà Bàng - Châu Đốc... mà tôi vẫn sống và không bị thương tật gì hết. Đó là những kỷ niệm nhớ đời trên đường tôi đi năm xưa bằng đường bộ đường sông. Về đại đơn vị cấp Quân Đoàn, lại đi nhiều hơn mà lại đi bằng trực thăng cũng có thể bị bắn rơi hay máy bay rớt vì tai nạn, lỗi kỹ thuật... Còn vào tù khổ sai tàn độc của cộng sản ở Miền Bắc gần tròn 10 năm, bị sụt hơn 20 ký, đau ốm đi không nổi, chống gậy lúc mới có 42 tuổi, tưởng đâu "đầu quay về núi", bỏ xác ở đất Bắc - sanh Nam tử Bắc - mà nay 85 tuổi may mắn còn đi đứng được còn thích đi du lịch xa. Như năm rồi đi Australia và New Zealand thăm Cha Lễ ở thành phố Auckland và năm nay lại về Việt Nam hồi tháng 6. Một ngày nào đó tôi cũng nhắm mắt xuôi tay cho hết kiếp của một con người trần thế từng mang nặng đủ thứ nợ - Amen!.
Trước đây, vợ chồng cháu Bùi Chí Bửu (con trai trưởng của chị thứ chín, cả hai vợ chồng đều là tiến sĩ giáo sư Nông Học) đưa tôi đi cách nay 3 năm để thăm lại Chiến Trường Xưa Miền Tây. Từ Cần Thơ đến Sóc Trăng , Bạc Liêu, Cà Mau và đến tận Mũi Cà Mau. Nay, từ quận Năm Căn đi đến đất Mũi (Cà Mau) vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc Việt Nam, dài trên dưới 70 cây số đã có đường lộ đá tráng nhựa đã đưa vào sử dụng chừng hơn một năm. Trước đây, muốn đến vùng đất Mũi Cà Mau, phải đi tàu từ quận lỵ Năm Căn mất nhiều giờ và thường bị say sóng.
Lần này tôi đi nốt con đường chiến trường xưa, khi từ Tây Ninh đi về Châu Đốc, các cháu tôi thay vì lái xe đi đường xưa, nay các cháu muốn tôi đi đường mới, xuyên qua lãnh thổ Hậu Nghĩa - Sài Gòn -Long An - Đồng Tháp (Tràm Chim) - Hồng Ngự. Và lần đầu tiên tôi biết phà từ lãnh thổ Hồng Ngự qua huyện Tân Châu và chạy thêm 17 cây số nữa đến bến phà Châu Giang (cái nôi của người Chămpa dệt tơ lụa ở Châu Đốc) đến tỉnh lỵ cũ Châu Đốc - quê hương của tôi.
Cải Táng Mẹ tôi xong, từ Nhà Bàng đi Hà Tiên - Phú Quốc và lượt về, đi qua các tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp - Tiền Giang và sẽ đến Bến Tre ngủ qua đêm. Hôm sau, chúng tôi tặng quà cho một trại cô nhi ở trong một xã hẻo lánh của quận Bình Đại. Các cháu muốn cho tôi biết, nhớ lại các bắc Vàm Cống - Cao Lành - Rạch Miễu nên đã đi vòng qua ba cây cầu: Vàm Cống - Cao Lãnh - Rạch Miễu, những cây cầu mới xây gần đây, đặc biệt cầu Vàm Cống do Hàn Quốc tài trợ vừa hoàn thành và sử dụng từ ngày 19.5. 2019.
Trước ngày oan nghiệt 30.4.1975, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng có kế hoạch xây cầu Mỹ Thuận vì là đường huyết mạch cũa Miền Tây, sẽ ngốn nhiều ngân sách quốc gia mà vấn đề giữ gìn an ninh bảo tồn cầu lại rất khó khăn, tốn kém và mất ít nhứt một tiểu đoàn bộ binh mới bảo vệ hữu hiệu cây cầu Mỹ Thuận. Vì hai bên bờ thượng và hạ nguồn sông Tiền vùng đất Mỹ Thuận, vườn cây ăn trái bạt ngàn, sum suê dày đặc cũng là nơi hoạt động thường xuyên của du kích và là nơi ém quân của CS. Trên sông, tàu thuyền qua lại thường xuyên và là con đường thủy quan trọng từ Việt Năm lên đất Chùa Tháp Campuchia.
Còn hai cây cầu Vàm Cống - Rạch Miễu muốn bảo vệ an ninh cũng phải mất ít nhứt một đại đội mỗi nơi để lo canh gác ở hai nguồn nước chảy qua cầu. Nay thì VC khỏe re, hết chiến tranh đâu còn kẻ nào lăm le phá hoại nữa. Các dòng sông, rạch ở Miền Tây, lúc nào cũng có nhiều giề lục bình trôi theo dòng nước xuôi ngược. Năm xưa, Việt Cộng dễ dàng lợi dụng giấu chất nổ vào các giề lục bình đó, dù có đề cao cảnh giác cũng có thể bị mìn nổ nhắm vào các trụ cầu hay người nhái đặc công VC nương theo các giề lục bình phá hoại cầu... Vì vậy, chánh phủ VNCH đợi đến thời hậu chiến sẽ ưu tiên xây cầu thay phà Mỹ Thuận cũng như cầu Cần Thơ. Nay dù muộn màng, cũng đã có năm cây cầu tân tiến nhất miền Tây là cầu Mỹ Thuận - Cần Thơ - Vàm Cống, Cao Lãnh và cấu Rạch Miễu vừa vĩ đại vừa giúp sự giao thông từ Sài Gòn về Miền Tây thêm thuận lợi dễ dàng, rút ngắn nhiều thời gian di chuyển...
Xin mời quý bạn đọc xem lại bản đồ Miền Tây mới sau năm 1975, còn có tên gọi là Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hồi xưa trước năm 1975, còn gọi là Vùng IV Chiến Thuật hay Quân Khu IV.
Lần này, tôi đi qua ba cây cầu lớn lần đầu tiên: Vàm Cống - Cao Lãnh và Rạch Miễu và hai cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ tôi đã đi qua các lần trước. Tôi có dịp đi qua cầu Rạch Miễu, ngang qua (cầu nối) Cồn Thới Sơn (Cồn Phụng của ông Đạo Dừa năm xưa?). Tôi nhớ lại cảnh ông và đệ tử của ông Đạo Dứa chống chiến tranh hay nói cách khác là chống chánh quyền VNCH, làm lợi cho VC. Trong những ngày có biểu tình ở Sài Gòn, ông Đạo Dừa cho đệ tử mang mèo và chuột lên Sài Gòn biểu diễn sự sống chung của hai sinh vật khắc tinh (ám chỉ VC và người Quốc Gia VNCH). Đệ tử ông thả mèo vào lồng chuột mà mèo không ăn chuột (vì mèo đã ăn no bụng chang bang rồi, không còn chỗ chứa thịt chuột nữa - có thể ở nơi tu luyện của ông đã có bài bản tập dượt trước cẩn thận rồi...). Cồn Phụng của ông Đạo Dừa là vương quốc của ông, cũng là sào huyệt thanh niên trốn quân dịch (có đóng hụi chết cho tổ chức ông Đạo?) và là cái ổ nuôi du kích VC. Sau 30.4.1975, ông Đạo Dừa mới mở mắt, trước kia với lý do là nơi tu tập của một đạo dù có đức tin " bá láp", mà chánh quyền địa phương để yên, không dám đụng tới...
Chuyến về quê lần này của tôi, vỏn vẹn có hai tuần, dù thời gian quá ngắn cho một chuyến đi xa mà tôi cũng từng ước ao có cơ hội trở lại chiến trường xưa của 16 tỉnh Miền Tây với 92 quận. Dù ngày nay, chế độ mới đưa tỉnh Long An vào lãnh thổ Miền Tây, thay vì là 17 tỉnh, nhưng chế độ mới đã xóa tên 5 tỉnh cũ: Gò Công - Kién Tường - Kiến Phong - Châu Đốc và Chương Thiện.
Diện tích Miền Tây bây giờ rộng lớn hơn xưa vì có thêm lãnh thổ của tỉnh Long An mà trước năm 1975, tỉnh Long An thuộc Quân Khu III (Miền Đông), nhưng tên tỉnh lại ít hơn còn 12 tỉnh (đúng ra có 11 tỉnh vì Cần Thơ là Thành Phố loại 1 trực thuộc Trung ương như Hà Nội - Sài Gòn - Đà Nẵng - Hải Phòng), như trong bản đồ Miền Tây hiện nay. (H: Trái, bốc mộ ở Tây Ninh - Phải, an táng hủ tro cốt tại Châu Đốc)
Ý định muốn trở lại vùng chiến trường xưa Miền Tây trước tiên là để cải táng Mẹ tôi về quê Châu Đốc và nhân cơ hội này có dịp trở lại vùng đất cũ thăm lại chiến trường xưa. Sự mong ước của tôi có từ ngày ra khỏi trại tù cải tạo đến nay hơn 34 năm. Tôi thầm nghĩ, nếu nhiệm vụ này mà chưa thành tựu, tôi sẽ còn ray rức, băn khoăn lo lắng, có thể lúc chết mắt tôi vẫn mở vì chưa "hoàn thành nhiệm vụ". Ba và Má tôi không được an táng cùng một chỗ, mổ yên mả đẹp kề cận bên nhau, không bị ngăn cách, như thời sanh tiền hai cụ đã bị ngăn cách tình nghĩa vợ chồng vì ông Cụ đã xây dựng thêm phòng nhì ở Sóc Trăng có đến năm tác phẩm.
Má tôi qua đời ở Tây Ninh cách nay đúng 40 năm (1979, xin viết lại cho đúng) sau một cuộc tản cư vì quân Khơ Me đỏ pháo kích thường xuyên vào Thị xã Châu Đốc. Tin tức con loan truyền là quân Khơ Me đỏ của Pol Pốt có thể tấn kích vào Thị xã Châu Đốc bất cứ lúc nào (1978 - 1979) nên đa số dân ở đây phải "sơ tán" ra khỏi Thị Xã. Má tôi lúc bấy giờ đã 81 tuổi (sanh năm 1898) cũng phải tản cư và hơn một năm sau mất tại Tây Ninh, được chôn cất tại một nghĩa trang trong vùng Thánh Địa Cao Đài - Tây Ninh.
Nay cuộc trở về thăm quê hương lần này của tôi là cải táng Má tôi về khu mộ gia đình ở Nhà Bàng - Châu Đốc, cách quê hương chôn nhau cắt rún của tôi - ấp Bà Bài khoảng 7 cây số đường chim bay. Bà Bài hiện nay, ngoại trừ ngôi chùa Bồng Lai cổ kính đã được trùng tu lại khang trang có thập phương bá tánh thường về đây chiêm bái nhân các ngày sóc vọng Mùng Một - Rằm. Ngoài ra, chưa có người dân nào gốc Bà Bài về nối bước cha ông chọn nơi đây làm chỗ lập nghiệp và cũng chưa có cư dân nào mới, không liên hệ gì với quê hương cũ Bà Bài về đây định cư lâu dài, nhứt là ờ bên bờ kinh Vĩnh Tế có chùa Bồng Lai, giáp với đất Miên. Tại nền chùa, chúng ta thấy những nhà mái ngói đỏ màu gạch cua khá rõ và làng mạc (phum sóc) của người Khơ Me lập nghiệp cách chùa không xa khoảng một cây số rưởi. Từ phum sóc của người Miên, chừng 5 cây số là vùng Chợ Trời và casino nhằm thu hút người Việt từ Thị xã Châu Đốc qua lại làm ăn buôn bán đánh bạc và chơi đá gà (Ba năm trước, tôi có đến vùng này "tham quan" rất ngắn, không dám ở lâu vì sợ bị trấn lột).
Từ đầu kinh Vĩnh Tế đi dọc theo sông Hậu lên hướng Kampuchia chừng 5 cây số, có đường xe hơi khá rộng, đưa khách vào vùng chợ trời và vương quốc cờ gian bạc lận. Tại đây, tệ nạn tứ đổ tường không thiếu một thứ gì trên cõi đời này. Có người mới đến vương quốc này, còn ăn diện tươm tất, tiền bạc rủng rỉnh, lái xe mô tô, đeo cà rá, nhẩn... khi về phải đi xe ôm chỉ còn cái quần xà lỏn đủ che của quý với chiếc áo thung 3 lổ vì thua bạc bị lột sạch sành sanh.
Chiếc máy bay Boeing 747 của hảng hàng không Hongkong Airlines đáp xuống phi trừong Hongkong sau khoảng 12 giờ bay liên tục. Tại đây, hành khách cũng là người mũi tẹt da vàng "xí xô xí xào", hầu hết xuống phi trường này, là người dân Hongkong hay cũng là người Hoa mà lại về Hoa Lục cũng quá cảnh tại đây. Còn phe ta, dân Việt Nam thứ thiệt phải chờ đợi thêm bốn tiếng rưỡi nữa sang phi cơ khác với sức chức trên dưới 200 người, nhỏ hơn chiếc phi cơ khổng lồ từ Mỹ về Hong kong. Mất khoảng trên dưới hai tiếng, ba ông cháu chúng tôi về đến phi trường Sài Gòn - Tân Sơn nhứt, tôi xem giờ trên chiếc phone cầm tay đã chỉ vào số 12:30 khuya của một ngày trung tuần tháng 6 dương lịch 2019. Hongkong Airlines là một hảng máy bay chở khách mới hoạt động gần đây, so sánh giá vé của hảng Hongkong Airlines "mềm" hơn so với các hảng máy khác như Cathay - Eva cũng của người Hoa ở Đài Loan hay Hongkong. Trên máy bay, tiếp viên và phi hành đoàn thông báo cho hành khách, họ dùng tiếng Quan Thoại (người ở Hoa lục và Đài Loan sử dụng ngôn ngữ này), tiếng Quảng Đông (dành riêng cho người Hongkong hay những người Hoa không biết tiếng Quan thoại mà chỉ biết giao tiếp làm ăn giữa người Hoa với nhau, họ thường sử dụng tiếng Quảng Đông, với âm lượng lớn hơn tiếng nói của người Mỹ, người Việt chúng ta (tại Hoa Kỳ, hầu hết người Hoa chuyên ngành thương mại hay xã giao họ đều sử dụng tiếng Quảng Đông nhiều hơn tiếng Quan Thoại). Tiếng Quảng Đông dễ học nói hơn tiếng Quan thoại dù chúng là người Hoa: "Hẹ", Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam... có tiếng nói hoàn toàn khác hẳn. Đất nước Trung Hoa to lớn với hơn một tỷ tư người cho nên có đến hàng trăm thứ tiếng nói khác nhau (thổ ngữ), may mắn là cùng một thứ chữ viết nên người Hoa với người Hoa nói chuyện với nhau không hiểu, họ cũng dùng bút đàm để giao tiếp nhau.
Hành khách Việt, ngồi trên máy bay của hàng không người Hoa chỉ có "điếc con ráy" không hiểu biết gì hết, ngoại trừ biết được tiếng Anh.
Ba ông cháu chúng tôi có chương trình, sau khi bốc mộ, cải táng, đưa tro cốt Mẹ tôi về quê hương trùng phùng với Ba tôi sau trên hơn nữa thế kỷ hai ông bà chưa gặp nhau. Nay gặp lại thường xuyên vì Ba Má tôi kề cận bên nhau với hai nấm mộ giống nhau, Kế tiếp, chúng tôi có hai chuyến làm công tác phước thiện giúp trẻ mồ côi ở Bến Tre và Phan Thiết.
Sau thủ tục quan thuế, cũng khá nhanh, tôi về Việt Nam lần này có hai đứa cháu ngoại trai rất lanh lợi và tháo vác, tôi rất an tâm vì ba ông cháu về quê bốc mộ ở Tây Ninh và đưa ngay về quê hương Châu Đốc cải táng tại Nhà Bàng thuộc xã Thới Sơn - Tịnh Biên (Châu Đốc).
Công việc bốc mộ ở Tây Ninh, có xe đưa tro cốt về Châu Đốc, các cháu - con của chị Tám chị Chín tôi ở Tây Ninh đã lo trước chu đáo. Từ sáng sớm để tránh cái nóng gay gắt của tỉnh Tây Ninh, những người giúp bốc mộ đã bắt đầu phá phần trên của ngôi mộ đến 8 giờ, đào xới đất đến hài cốt đã hiện ra qua một tấm nylong gần như còn nguyên. Mọi người, ngừng lại ngơi nghỉ chờ ông cháu chúng từ Mỹ về cùng với đứa con trai trưởng của chị chín tôi và vài đứa em của cháu ở Sài Gòn và Hóc Môn cùng về Tây Ninh lo giúp và đưa hài cốt về Châu Đốc trên hai chiếc xe van 16 chỗ ngồi và 8 chỗ ngồi.
Sau 40 năm, thân xác Mẹ tôi nằm dưới lòng đất lạnh, nay không còn gì hết, kể cả chiếc hòm gỗ tạp và cả xương thịt, quần áo cũng biến thành tro bụi, chỉ thấy tấm nylong bao thân xác Người là tương đối còn nguyên và cũng có dấu hiệu bị phân huỷ mục nát. Đúng nghĩa, thân xác từ cát bụi tạo thành nay cũng đã trở về với cát bụi. Các cháu tôi gom, hốt tro bụi thân xác của Bà cho vào đầy một cái hủ, dùng rượu đế rửa sạch phần ngoài hủ, dùng nylong bao kín lại. Thế là lấy cốt xong đưa về quê Châu Đốc an táng, cạnh bên mộ phần của Ba tôi và con cháu cũng chôn cất tại đây.
Công việc bốc mộ, một công việc khá cực nhọc mà các cháu tôi đã sắp xếp trước nên mọi việc làm suôn sẻ chóng vánh.
Chúng tôi đưa hủ tro cốt Mẹ về nhà chị Chín tôi ở cửa số 4 - vùng Thánh Địa Tây Ninh, các cháu có tổ chức lễ cúng cơm, một hình thức mời Mẹ tôi về dùng cơm chay và từ giả Tây Ninh trở về quê hương Châu Đốc luôn ở cạnh Ba tôi cho trọn "nghĩa tào khang chi thê - bất khả hạ đường..." chung tình, trọn đời vẫn còn yêu.!
Tại Nhà Bàng, các cháu con của chị Ba chúng tôi nhờ thợ hồ xây sẵn một phần mộ giống hệt như mộ phần của Ba tôi, hai Ông Bà ở sát nhau, không bao giờ ngăn cách như lúc còn sống trên thế gian.
Ngày bốc mộ và đưa hủ tro cốt về Châu Đốc nhằm ngày thứ bảy, chiều tới "tỉnh lỵ" Chầu Đốc - nhà Ba Má tôi ở đường Pasteur - gần hảng rượu Vĩnh Phong Long, năm xưa. Tại đây cũng có tổ chức cúng cơm chay theo nghi thức đạo Cao Đài, có rất đông con cháu quy tụ về đây tham dự cũng như để chuẩn bị cho ngày hôm sau - Chúa nhựt, đưa tro cốt Mẹ tôi vào Nhà Bàng an táng (cách Tỉnh lỵ Châu Đốc 17 cây số).
Đến 11 giờ trưa, mọi việc cải táng hoàn tất tốt đẹp, đại gia đình chúng tôi gần cả trăm người - cháu chắt nội ngoại từ Sài Gòn, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long Xuyên, Châu Đốc, Cái Dầu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu... cùng về dự Lễ Cải Táng long trọng này.
Cháu Hồng Sang và gia đình chị em của cháu mời trước tất cả mọi người xa gần về dự Lễ Cải Táng "Bà Tám" dự bữa cơm sum họp đại gia đình có ngưồn gốc ấp Bà Bài. Cháu Hồng Sang là con của Dì Chín (em ruột Má tôi - thứ tám). Hai chị em đều có chồng ở Bà Bài, nhà đối diện nhau, nhà chúng tôi ở bên bờ kinh có ngôi chùa Bồng Lai - hướng lên đất Miên. Còn nhà Bà Nội cháu Hồng Sang ở bờ bên kia kinh Vĩnh Tế, cách một cánh đồng là đến đường tỉnh lộ tráng nhựa, từ Núi Sam đi vào Nhà Bàng - Tịnh Biên - Tri Tôn (còn có tên là Xà Tón).
Gia đình cháu Hồng Sang và hầu hết các chị em của cháu nay đều ở Thị xã Long Xuyên, chỉ còn một đứa em gái cùng chồng đang ở ngôi nhà thừa tự khá to của Ba Má cháu để lại ở Nhà Bàng.
Trưa hơm đó, chúng tôi dự một bữa cơm sum họp rất có ý nghĩa gắn kết thêm tình gia tộc và nhứt là tình đồng hương cùng một nguồn gốc ấp Bà Bài. Đầu tiên chỉ có hai chị em có chồng cùng về ấp Bà Bài, sau hơn 70 năm, nay có đến mấy trăm con cháu chắt "tản lạc" khắp nơi kể cả bên xứ Cờ Hoa nữa.
Bữa cơm sum họp rất thịnh soạn có đến hàng chục món ăn đặc sản của quê hương Châu Đốc, đặc biệt từ Núi Sam vào vùng Tịnh Biên Tri Tôn có một món ăn độc đáo là bò non xào lá dang với nước cốt dừa béo ngọt. Món ngon độc đáo khác tạo cho tôi ấn tượng thêm nhớ quê hương Bà Bài thêm da diết, đó là món thịt chuột đồng rô ti ướp gia vị thơm lừng mà ở tỉnh Châu Đốc món ăn này cũng như món ăn cá linh non đầu mùa ngon tuyệt vời, chỗ nào cũng có. Các cháu, còn nấu thêm những món ăn cá rô tổ chảng kho tộ, cá rô lớn con như thế rất khó tìm mua cũng như cá lóc "có râu - tổ bà nái" hấp nữa và nhiều món ăn ngon miệng khác làm cho tôi lại càng nhớ quê hương Bà Bài của tôi. Năm xưa, nơi này có nhiều loại cá to "biết nói", rùa rắn, lươn, ếch, chuột, có khắp đồng ruộng và mùa nào cũng có nhiều vô số kể những "chất tươi" cho vào bụng. Nay không còn hoặc còn rất ít, than ôi cuộc đổi đời thay đổi, đổi thay sao buồn thảm quá vậy!
Chúng tôi ở lại Nhà Bàng qua đêm, sáng sớm hôm sau, bắt đầu cuộc hành trình với cơ duyên là vợ chồng cháu Thoại Hoa lái xe giúp đưa tôi đi nốt con Đường Xưa Tôi Đi xuyên qua vùng Thất Sơn đến Hà Tiên và Phú Quốc.
Kỷ niệm xưa lại về, năm 1963, đơn vị tôi mất mấy tháng hành quân ở vùng Núi Cấm, Núi Dài, Núi Tượng để bảo về cuộc đào đoạn kinh thông cuối cùng, từ cầu Cây Me - Xà Tón đến xã Ba Chúc (Núi Tượng) nối tiếp với con kinh nhỏ từ Kinh Vĩnh Tế chạy vào - Ngày khánh thành con kinh nối này thuộc loại kinh đào "đa hiệu", có tầm chiến lược về chánh trị, kinh tế, nông nghiệp kể cả quân sự nữa. Tổng Thống Ngô Đình Diệm với nhiều phái đoàn Ngoại giao và phái đoàn Chánh phủ đến tham dự, Tổng Thống cắt băng khánh thành.
Hết công tác ở đây, Trung Đoàn 33 được nghỉ dưỡng quân chừng 2 tuần, lại di chuyển về vùng Kiên Lương - Kiên Giang (gần Hà Tiên) mất gần một tháng hành quân vùng này dẹp tan các ổ du kích ở các hòn và vùng đất quanh Kiên Lương - nơi sản xuất xi măng Hà Tiên.
Từ Nhà Bàng - Thất Sơn có đường lộ tráng nhựa trên dưới 50 cây số đến Hà Tiên và đã mua vé tàu cao tốc trên Net trước. Đúng giờ, chúng tôi có 6 người xuống tàu đi ra đảo Phú Quốc mất chừng 1 giờ 15 phút (nếu đi tàu cao tốc từ Rạch Giá đến Phú Quốc mất gần 2 tiếng). Mỗi đoạn đường đi qua mà năm xưa đơn vị Trung Đoàn 33 Bộ Binh có nhiệm vụ hành quân lùng diệt địch, nay, trên nửa thế kỷ mà tôi có dịp như sống lại thuở hào hùng đó.
Ở Phú Quốc hơn 2 ngày, chúng tôi thuê xe trước nên giá cũng khá mềm, khách sạn "không sao"
(H: Trái - Đà Lạt & Phải - phát quà cô nhi viện Bến Tre)
tương đối rẻ, chừng hơn $20 USD/đêm. Năm xưa, tôi có vài lần đi ra đảo Phú Quốc - vùng An Thới - trại giam tù phiến cộng để viết bài về trại tù này. Nay, nghỉ ở Dương Đông, có thuê xe chở đi "tham quan" khu di tích chiến tranh An Thới và thăm viếng nơi nuôi ong lấy mật, cửa hàng sang trọng bán đồ trang sức Ngọc Trai, vườn tiêu, nơi làm rượu ... cũng như đi cáp treo ra khu nghỉ mát, du lịch đang xây dựng...Phú Quốc, ngày nay là một địa điểm du lịch quốc tế và kể cả có sòng bài nữa mà nghe nói sẽ tổ chức như ở Macao. Hàng chục công ty khách sạn nổi tiếng trên thế giới đã về đây xây dựng những khách sạn 5 sao và nhà hàng cao cấp, chừng 3 năm nữa Phú Quốc sẽ là địa điểm du lịch vui chơi giải trí, tắm biển vào hàng top của Việt Nam. Tin cho biết nhà cầm quyền tỉnh Kiên Giang đang kiến nghị với chánh phủ biến đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế quốc tế vì từ đây đi Campuchia gần hơn đi Hà Tiên và đi Thái Lan cũng quá gần kể luôn các nước vùng Đông Nam Á...
Bận về từ Hà Tiên đi đường bộ qua vùng Thất Sơn - An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp - Tiền Giang đến Bến Tre, nghỉ qua đêm để sáng hôm sau chúng tôi kết hợp với cháu từ Sài Gòn đến cùng phát quà tại một ngôi chùa ở "miệt vườn" thuộc quận Bình Đại, nuôi trẻ mồ côi có trên trăm trẻ.
Các cháu, nghe tôi ao ước, lần này cũng đưa tôi đi cho biết ba cây cầu mới hiện đại sau này là Cầu Vàm Cống mới thông cầu ngày 19.5.2019 - cấu thứ hai là Cầu Cao Lãnh và thứ ba là cầu Rạch Miễu.
Từ Sài Gòn về Miền Tây, sự giao thông đường bộ không còn "lụy" phà - bắc nữa, không mất thời gian đợi chờ lâu như xưa.
Tính đến tháng 5.2019, sau ngày 30.4.1975, hơn 44 năm, hết chiến tranh mà sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long còn quá chậm vì tệ nạn hành chánh "cửa quyền" - tham nhũng tràn lan cho nên con đường về Miền Tây theo lẽ phải có những cây cầu xịn cách đây trên 20 năm mới đúng ý nghĩa chánh sách đổi mới "cởi trói" cho sự phát triển mọi mặt ở Miền Tây.
Dù vậy, tính đến nay (19.5.2019), Nhà Nước đã xây dựng được 5 cây cầu tân tiến hiện đại như các nước phát triển trên thế giới, cũng giúp cho sự giao thông không mất nhiều thời gian đợi chờ qua phà qua bắc như trước kia. Và đường sá tương đối rộng rãi tráng nhựa khá tốt...
Miền Tây hiện nay đã xây dựng xong 5 cây cầu treo hiện đại, đẹp đẽ: Cầu Mỹ Thuận (năm 2000) - cầu Rạch Miễu (2009) - cầu Cần Thơ (2010) - cầu Cao Lãnh (2018) và cầu Vàm Cống (2019). Ngoài ra, đến quý 3 năm nay, cầu Mỹ Thuận 2 sẽ bắt đầu khởi công (sau 19 năm có cầu Mỹ Thuận 1 - cầu treo - cầu "dây giăng" ngang qua sông lớn đầu tiên ở Miền Tây), Cầu Mỹ Thuận 2, cách cầu Mỹ Thuận 1 - 350 mét ở hạ lưu, nhằm nối kết với tuyến đường cao tốc từ Trung Lương (đang thi công) đến Mỹ Thuận và từ MỹThuận củng có đường cao tốc đến Cần Thơ... Trong tương lai gần, đường bộ về Miền Tây có đến 2 tuyến đường đến Mỹ Thuận, một đường cao tốc mới và Quốc lộ 4, nay gọi là QL 1A đã có từ trước năm 1975, nay chỉ có mở rộng lớn thêm.
Để bài tạp ghi này không quá dài, tôi chỉ lược thuật một cách tổng quát 5 cây cầu chiến lược quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn những vấn đề trên Con Đường Tôi Đi năm xưa, nay có dịp đi trở lại, mắt đã thấy, tai đã nghe nhiều lãnh vực quan trọng của Việt Nam, cần phải nói lên trong những bài khác nối tiếp...
Với 5 cây cầu hiện đại chiến lược của Miền Tây, đều là cầu dây giăng (trên Wikipedia gọi cầu
dây văng - chữ văng viết v là sai chánh tá phải viết là giăng mới đúng, thay vì người miền Nam gọi là cầu treo rất tượng hình và dễ hiểu nữa). Bốn trong 5 cây cầu treo do người ngọại quốc "thi
công" và 3 cầu hoàn toàn tài trợ 100% của nước ngoài: Úc - Nhật - Đại Hàn (Hàn Quốc), chỉ có cầu treo Rạch Miễu là do các "công trình sư" Việt Nam và cũng có sự góp ý của nhiều tổ hợp, công ty ngoại quốc.
Mỗi cây cầu treo to đẹp này với số tiền chi phí bình quân đều trên 200 triệu USD:
1 - Cầu Mỹ Thuận (khánh thành năm 2000),
Cầu Mỹ Thuận, cầu treo hiện đại đầu tiên ở Miền Tây kể cả trên toàn cõi Việt Nam. Chiều dài 1,536m - rộng 23.66m - cao 37.5m, nhịp chánh để tàu ghe qua lại rộng 350m. Cầu Mỹ Thuận nằm trên QL 1A (trước 1975 gọi là QL4), cách Sài Gòn 125km, bắt qua sông Tiền, nối liền các tỉnh khu vực Tiền Giang và Sài Gòn với các tỉnh ở khu vực sông Hậu - Một cây cầu vô cùng quan trọng đối với lưu lựơng xe cộ giao thông của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cầu treo to rộng, kiến trúc đẹp hiện đại nhất đầu tiên tại Việt Nam, mỗi bên có 2 làn xe ôtô và 1 làn xe gắn máy cũng như đi bộ. Thiết kế và mọi chi phí đều do chánh phủ Úc Đại Lợi tài trợ và có sự hợp tác hỗ trợ xây dựng của chánh phủ Việt Nam.
Cầu treo Mỹ Thuận khởi công xây dựng từ ngày 6.7.1997 và hoàn tất, khánh thành ngày 21.5.2000, chưa được 3 năm, rất suôn sẻ, cũng là cây cầu xây dựng không có sự cố kỹ thuật hay tai nạn lao động như cấu Cần Thơ - cầu Vàm Cống kể cả cầu Cao Lãnh và cầu Rạch Miễu.
Còn dự án xây cầu Mỹ Thuận 2 sẽ khởi công vào quý 3 năm nay rất hợp lý hơn cầu Rạch Miễu 2 vì cầu Mỹ Thuận 2 là cầu nối đường cao tốc (tức là xa lộ - freeway) từ Trung Lương đến Mỹ Thuận... (đường cao tốc này, dù xây dựng hơn 10, nay phải tạm ngưng, đình trệ vì hết kinh phí) Cầu này phục vụ cho hàng chục tỉnh thành ở vùng sông Hậu tới Mũi Cà Mau như Mỹ Thuận1.
2 - Cầu Rạch Miễu (khánh thành năm 2009)
Cầu Rạch Miễu cách phà Rạch Miễu khoảng 1 cây số, Rạch Miễu có chiều dài gần gắp đôi so với cầu Mỹ Thuận, vắt ngang qua 2 nhánh sông Tiền, kể cả vượt qua cồn Thới Sơn (cồn Phụng nơi tu tập của đạo, phái ông Đạo Dừa?). Cầu Rạch Miễu là cầu treo đầu tiên áp dụng kỹ thuật mới hiện đại của nước ngoài từ thiết kế kiến trúc tới kinh phí và thi công xây dựng đều hoàn toàn do các công trình sư và công nhân Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên khi xây dựng cầu cũng gặp vài trục trặc kỹ thuật...
Cầu Rạch Miễu kể cả đường dẫn lên cầu dài đến 8,381 mét, riêng chiều dài của cầu là 2,868 mét và nhịp chính của cầu rộng 270m - cao 37,5m, có 2 đường xe (làn) ô tô và 2 làn xe gắn máy, chiều rộng cầu Rạch Miễu nhỏ hẹp hơn 4 cầu treo khác ở Miền Tây, nên thường gặp "sự cố" kẹt xe dữ dội trên cầu, nhứt là dịp Tết Nguyên Đán và tỉnh Bến Tre có lễ hội lớn... Cầu Rạch Miễu dù lưu thông xe cộ chánh là của tỉnh Bến Tre. Nếu tiên đoán trước sự giao thông thường bị tắt nghẽn thì làm thêm mỗi bên 1 làn xe ôtô nữa thì kể như rất tốt đẹp. Vì thiếu tính toán trước, cho nên mới có kế hoạch xây thêm cầu Rạch Miễu 2 cũng chỉ phục vụ chính có tỉnh Bến Tre - "quê hương đồng khổ" có tướng không học quân sự từ thiếu thời mà vẫn thành tướng như nữ tướng Nguyễn Thị Định - tướng võ biền Đồng Văn Cống... nay có lại có Chủ Tịch Quốc Hội "gật" Nguyễn Thị Kim Ngân cũng là người gốc Bến Tre nên Bến Tre được chánh phủ cho phép xây thêm cầu treo thứ 2? . Hiện nay kế hoạch xây dựng cầu treo Rạch Miễu 2 đang gặp trục trặc rắc rối vì tốn quá nhiều ngân sách quốc gia, phải đình hoãn lại, chưa biết chừng nào mới có đủ tiền xây dựng tiếp. Được biết, mỗi cầu treo tầm cở như 5 cây cầu hiện đại đã hoàn thành ở Miền Tây, tối thiểu chi phí xây dựng mỗi cầu trên 200 triệu USD mà Bến Tre muốn chơi trội hơn các tỉnh thành khác, có đến 2 cây cầu treo tối tân.
Cầu Rạch Miễu khởi công xây dựng ngày 30.4.2002 và khánh thành ngày 19.1.2009.
3 - Cầu Cần Thơ (khánh thành năm 2010)
Cầu Cần Thơ do thiết kế và tài trợ của chánh phủ Nhật, dài gần 3 cây số, gần bằng chiều dài cầu
Rạch Miễu (2,75km CT), chiều rộng gần bằng cầu Mỹ Thuận (23,1m CT) với 4 làn xe ô tô, 2 làn xe gắn máy và khách bộ hành. Với đường hai đầu nối lên cầu cộng chung với cầu đến 15,85km.
Cầu Cần Thơ hoàn toàn do tài trợ và thiết kế thi công của các công ty Nhật Bản phụ trách và có thuê nhiều nhân công Việt Nam. Trong 5 cây cầu treo hiện đại nhất Việt Nam, cầu Cần Thơ là cây cầu xảy ra vụ sập giàn dáo gây tai nạn thảm khốc làm cho công nhân Việt Nam chết và bị thương lên nhiều chục người. Cho nên cầu phải bị chậm trể hoàn tất thêm nhiều tháng. Khởi công năm 2004 và 6 năm sau, năm 2010 mới hoàn tất đưa vào sử dụng.
Cầu Cần Thơ có thể nói là cầu treo đẹp nhất Việt Nam đặc biệt là về đêm. Cầu bắt qua sông Hậu từ quận Bình Minh (Cái Vồn của thời Năm Lửa khi xưa trước năm 1954) qua quận Cái Răng của Thành Phố Cần Thơ, cách cũng gần 10 cây số bến phà cũ Cần Thơ
4 - Cầu Cao Lãnh (khánh thành năm 2018)
Cầu Cao lãnh do nhiều cố vấn, tài trợ của công ty nước ngoài như Mỹ, Phần Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và chủ yếu là Việt Nam, bắc ngang qua sông Tiền, cách cầu treo Mỹ Thuận 35 cây số cũng có 4 làn xe ôtô và 2 làn xe 2 bánh. Cầu dài trên 2 cây số (2,015m), cao 12,3m.
Cầu Cao Lãnh khởi công từ năm 2013 và khánh thành đưa vào sử dụng ngày 27.5.2018. Cầu treo Cao Lãnh nối liền thành phố Cao Lãnh và quận Lấp Vò.
5 - Cầu Vàm Cống (khánh thành tháng 5 năm 2019)
Cầu Vàm Cống là cây cầu dài nhứt ở Miền Tây, gần 3 cây số, bắc ngang qua sông Hậu, cách bến phà cũ Vàm Công cũng khá xa, nay thuộc địa phận huyện Thốt Nốt của Thành Phố Cần Thơ, nối liền với địa phận huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp. Hai bờ sông Hậu ở vùng Vàm Cống rộng lớn hơn vùng sông Hậu của cầu Cần Thơ.
Chiều dài cầu Vàm Cống 2,970m - nhịp chính ở giữa cầu để cho ghe tàu lớn qua lại, rộng 450m với trụ tháp cao 143,9m cũng có 4 làn xe ôtô và 2 làn xe gắn máy, mặt cầu rộng cho phép xe chạy qua cầu đến 80km/giờ.
Cầu Vàm Cống với thiết kế và thi công do Hàn Quốc cùng sự tài trợ kinh phí cũng do chánh phủ Đại Hàn trợ giúp. Chẳng may, thi công nửa chừng gặp sự cố nứt "dầm thép" của trụ cáp treo nên phải làm lại mất thêm thời gian và tiền bạc. Cầu Vàm Cống với kinh phí cao nhứt gần 300 triệu USD, 4 cầu treo hoàn thành trước đây mỗi cầu chỉ hơn 200 triệu USD một chút, vì vật giá gia tăng theo năm tháng và phải sửa chửa dầm thép đến 2 lần.
Chỉ riêng phần cầu vượt sông có chiều dài 870m, còn đường dẫn lên cầu dài trên 2km. Kiến trúc cầu có 28 nhịp ở phía tỉnh Đồng Tháp và 25 nhịp ở phía Thành phố Cần Thơ. Cầu Vàm Cống được xây dựng để thay thế phà (bắc) Vàm Cống đã có cách đây trên 100 năm.
KẾT - Qua hai lần thăm lại chiến trường xưa, tôi đã đi qua gần hết lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long làm cho tôi sống lại cả một bầu trời hạnh phúc của quê hương Miền Tây.
Năm xưa, thời còn đi học và dạy học ở Sài Gòn trước năm 1960, mỗi lần tôi về thăm quê hương Châu Đốc, xe đò phải qua bắc Mỹ Thuận và bắc Vàm Cống. Tại mỗi bến bắc đều có bán những thức ăn dằn bụng "đặc sản" khá độc đáo mà ở nhiều nơi khác không có bán, như tại 2 bờ sông, phà qua lại, ở Mỹ Thuận, có bán nhiều chim rô ti như: ốc cao - chằng nghịt - mỏ nhác... và nhiều loại trái cây cũng như có bán đủ thứ thức ăn cơm tấm, bún nước lèo, bún thịt nướng, cơm dĩa... cho hành khách qua lại chờ đợi qua bắc (mất nhiều thời gian). Còn 2 bờ sông Hậu của bắc Vàm Cống đặc biệt lại có bán chuột rô ti ăn với bánh mì ổ cũng khá ngon và no bụng đáo để đối với người bình dân và học trò nghèo như tôi.
Ngày nay, có 5 cầu treo tốt thay các phà qua sông chậm chạp và khỏi phải chờ đợi lâu rất tiện lợi cho mọi người. Nhưng, tội nghiệp những nghề sinh sống buôn gánh bán bưng các thổ sản trái cây của địa phương trên các phà đang chạy và các thức ăn phục vụ cho khách vãng lai trên bờ sông, nay phải giải nghệ.
Ở đời, hạnh phúc, tiện lợi của người này cũng là bất lợi, thiếu hạnh phúc cho người khác.@
Anh Phương Trần Văn Ngà (8.8.2019) (HNPD)
- Hình ảnh & dữ liệu 5 cầu treo hiện đại ở Miền Tây lấy từ nguồn Wikipedia.
Bàn ra tán vào (0)
ĐƯỜNG XƯA TÔI ĐI - Anh Phương Trần Văn Ngà
ĐƯỜNG XƯA TÔI ĐI
NHỚ LẠI CHIẾN TRƯỜNG MIỀN TÂY
Tạp Ghi Anh Phương Trần Văn Ngà
Đường Xưa Tôi Đi diễn tả hai sự kiện quan trọng là cải táng Mẹ tôi đưa từ Tây Ninh về Châu Đốc và sau đó, tôi đi nốt đoạn đường xưa ở Miền Tây với 16 tỉnh có 92 quận, tôi đều có đi qua trong thời chiến tranh. Qua hai lần đi lại con đường xưa, cách quãng cũng trên dưới ba năm, nhưng tôi đã đi vẫn còn thiếu hai địa danh là tỉnh Vĩnh Bình và tỉnh Gò Công cũ, không thuận đường nên tôi chưa có dịp đến, thôi đành để kiếp sau đi tiếp hai nơi chốn này mà tôi cũng có nhiều kỷ niệm.
Nhân chuyến về quê lần này, tôi đã vào hàng lão tướng U90, cũng có thể nói tôi khó có dịp đi về thăm quê hương lần nữa, lực bất tòng tâm. Tôi đã chuẩn bị trước, sau khi hoàn mãn việc cải táng Mẹ, tôi sẽ có cuộc trở lại chiến trường xưa Miền Tây mà đường xưa tôi đi thường bằng máy bay trực thăng từ năm 1964 đến năm 1970 và trước đó, tôi cũng có đi bằng đường bô nhưng không đều khắp Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long. Và nay đi đường bộ có dịp thăm lại viếng cảnh cũ, còn người xưa nay chắc cũng về thế giới khác vì biết bao cuộc đổi thay của thế sự, chiến tranh. Nay tôi trở lại đường xưa dù đại khái, "chấm phá" vài nét để ôn cố tri tân chiến trường xưa mà cuộc đời binh nghiệp của tôi đã từng trải nghiệm, nay có cơ may nhớ lại quãng đời vàng son của tuổi trẻ, thật đẹp biết bao!
Kỷ niệm xưa làm sao tôi quên được, thời chiến tranh ác liệt với tuổi đời hai mươi mấy - ba mươi mấy là thời sung mãn nhất về sức khỏe, sự chịu đựng gian khổ không chùn bước, nhứt là không biết sợ chết, vì đạn tránh mình. Thú thật, tôi thua xa sự hy sinh, nguy hiểm, gian khổ của những bạn bè cùng khóa ở các đơn vị chiến đấu tại bốn Vùng Chiến Thuật. Nhưng, tôi có hơn một năm ở đơn vị tác chiến cấp Trung đoàn, tôi cũng nếm trải bị thủy lôi đường sông Bảy Háp, bị giựt mìn đường bộ trên tỉnh lộ gần Tắc Vân - Cà Mau hay bị hàng mấy chục quả pháo 81 ly của VC ở căn cứ Chà Là - Cà Mau hay bị bắn sẻ, bị VC đắp mô và mìn ở đầu Núi Voi, gần Nhà Bàng - Châu Đốc... mà tôi vẫn sống và không bị thương tật gì hết. Đó là những kỷ niệm nhớ đời trên đường tôi đi năm xưa bằng đường bộ đường sông. Về đại đơn vị cấp Quân Đoàn, lại đi nhiều hơn mà lại đi bằng trực thăng cũng có thể bị bắn rơi hay máy bay rớt vì tai nạn, lỗi kỹ thuật... Còn vào tù khổ sai tàn độc của cộng sản ở Miền Bắc gần tròn 10 năm, bị sụt hơn 20 ký, đau ốm đi không nổi, chống gậy lúc mới có 42 tuổi, tưởng đâu "đầu quay về núi", bỏ xác ở đất Bắc - sanh Nam tử Bắc - mà nay 85 tuổi may mắn còn đi đứng được còn thích đi du lịch xa. Như năm rồi đi Australia và New Zealand thăm Cha Lễ ở thành phố Auckland và năm nay lại về Việt Nam hồi tháng 6. Một ngày nào đó tôi cũng nhắm mắt xuôi tay cho hết kiếp của một con người trần thế từng mang nặng đủ thứ nợ - Amen!.
Trước đây, vợ chồng cháu Bùi Chí Bửu (con trai trưởng của chị thứ chín, cả hai vợ chồng đều là tiến sĩ giáo sư Nông Học) đưa tôi đi cách nay 3 năm để thăm lại Chiến Trường Xưa Miền Tây. Từ Cần Thơ đến Sóc Trăng , Bạc Liêu, Cà Mau và đến tận Mũi Cà Mau. Nay, từ quận Năm Căn đi đến đất Mũi (Cà Mau) vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc Việt Nam, dài trên dưới 70 cây số đã có đường lộ đá tráng nhựa đã đưa vào sử dụng chừng hơn một năm. Trước đây, muốn đến vùng đất Mũi Cà Mau, phải đi tàu từ quận lỵ Năm Căn mất nhiều giờ và thường bị say sóng.
Lần này tôi đi nốt con đường chiến trường xưa, khi từ Tây Ninh đi về Châu Đốc, các cháu tôi thay vì lái xe đi đường xưa, nay các cháu muốn tôi đi đường mới, xuyên qua lãnh thổ Hậu Nghĩa - Sài Gòn -Long An - Đồng Tháp (Tràm Chim) - Hồng Ngự. Và lần đầu tiên tôi biết phà từ lãnh thổ Hồng Ngự qua huyện Tân Châu và chạy thêm 17 cây số nữa đến bến phà Châu Giang (cái nôi của người Chămpa dệt tơ lụa ở Châu Đốc) đến tỉnh lỵ cũ Châu Đốc - quê hương của tôi.
Cải Táng Mẹ tôi xong, từ Nhà Bàng đi Hà Tiên - Phú Quốc và lượt về, đi qua các tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp - Tiền Giang và sẽ đến Bến Tre ngủ qua đêm. Hôm sau, chúng tôi tặng quà cho một trại cô nhi ở trong một xã hẻo lánh của quận Bình Đại. Các cháu muốn cho tôi biết, nhớ lại các bắc Vàm Cống - Cao Lành - Rạch Miễu nên đã đi vòng qua ba cây cầu: Vàm Cống - Cao Lãnh - Rạch Miễu, những cây cầu mới xây gần đây, đặc biệt cầu Vàm Cống do Hàn Quốc tài trợ vừa hoàn thành và sử dụng từ ngày 19.5. 2019.
Trước ngày oan nghiệt 30.4.1975, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng có kế hoạch xây cầu Mỹ Thuận vì là đường huyết mạch cũa Miền Tây, sẽ ngốn nhiều ngân sách quốc gia mà vấn đề giữ gìn an ninh bảo tồn cầu lại rất khó khăn, tốn kém và mất ít nhứt một tiểu đoàn bộ binh mới bảo vệ hữu hiệu cây cầu Mỹ Thuận. Vì hai bên bờ thượng và hạ nguồn sông Tiền vùng đất Mỹ Thuận, vườn cây ăn trái bạt ngàn, sum suê dày đặc cũng là nơi hoạt động thường xuyên của du kích và là nơi ém quân của CS. Trên sông, tàu thuyền qua lại thường xuyên và là con đường thủy quan trọng từ Việt Năm lên đất Chùa Tháp Campuchia.
Còn hai cây cầu Vàm Cống - Rạch Miễu muốn bảo vệ an ninh cũng phải mất ít nhứt một đại đội mỗi nơi để lo canh gác ở hai nguồn nước chảy qua cầu. Nay thì VC khỏe re, hết chiến tranh đâu còn kẻ nào lăm le phá hoại nữa. Các dòng sông, rạch ở Miền Tây, lúc nào cũng có nhiều giề lục bình trôi theo dòng nước xuôi ngược. Năm xưa, Việt Cộng dễ dàng lợi dụng giấu chất nổ vào các giề lục bình đó, dù có đề cao cảnh giác cũng có thể bị mìn nổ nhắm vào các trụ cầu hay người nhái đặc công VC nương theo các giề lục bình phá hoại cầu... Vì vậy, chánh phủ VNCH đợi đến thời hậu chiến sẽ ưu tiên xây cầu thay phà Mỹ Thuận cũng như cầu Cần Thơ. Nay dù muộn màng, cũng đã có năm cây cầu tân tiến nhất miền Tây là cầu Mỹ Thuận - Cần Thơ - Vàm Cống, Cao Lãnh và cấu Rạch Miễu vừa vĩ đại vừa giúp sự giao thông từ Sài Gòn về Miền Tây thêm thuận lợi dễ dàng, rút ngắn nhiều thời gian di chuyển...
Xin mời quý bạn đọc xem lại bản đồ Miền Tây mới sau năm 1975, còn có tên gọi là Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hồi xưa trước năm 1975, còn gọi là Vùng IV Chiến Thuật hay Quân Khu IV.
Lần này, tôi đi qua ba cây cầu lớn lần đầu tiên: Vàm Cống - Cao Lãnh và Rạch Miễu và hai cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ tôi đã đi qua các lần trước. Tôi có dịp đi qua cầu Rạch Miễu, ngang qua (cầu nối) Cồn Thới Sơn (Cồn Phụng của ông Đạo Dừa năm xưa?). Tôi nhớ lại cảnh ông và đệ tử của ông Đạo Dứa chống chiến tranh hay nói cách khác là chống chánh quyền VNCH, làm lợi cho VC. Trong những ngày có biểu tình ở Sài Gòn, ông Đạo Dừa cho đệ tử mang mèo và chuột lên Sài Gòn biểu diễn sự sống chung của hai sinh vật khắc tinh (ám chỉ VC và người Quốc Gia VNCH). Đệ tử ông thả mèo vào lồng chuột mà mèo không ăn chuột (vì mèo đã ăn no bụng chang bang rồi, không còn chỗ chứa thịt chuột nữa - có thể ở nơi tu luyện của ông đã có bài bản tập dượt trước cẩn thận rồi...). Cồn Phụng của ông Đạo Dừa là vương quốc của ông, cũng là sào huyệt thanh niên trốn quân dịch (có đóng hụi chết cho tổ chức ông Đạo?) và là cái ổ nuôi du kích VC. Sau 30.4.1975, ông Đạo Dừa mới mở mắt, trước kia với lý do là nơi tu tập của một đạo dù có đức tin " bá láp", mà chánh quyền địa phương để yên, không dám đụng tới...
Chuyến về quê lần này của tôi, vỏn vẹn có hai tuần, dù thời gian quá ngắn cho một chuyến đi xa mà tôi cũng từng ước ao có cơ hội trở lại chiến trường xưa của 16 tỉnh Miền Tây với 92 quận. Dù ngày nay, chế độ mới đưa tỉnh Long An vào lãnh thổ Miền Tây, thay vì là 17 tỉnh, nhưng chế độ mới đã xóa tên 5 tỉnh cũ: Gò Công - Kién Tường - Kiến Phong - Châu Đốc và Chương Thiện.
Diện tích Miền Tây bây giờ rộng lớn hơn xưa vì có thêm lãnh thổ của tỉnh Long An mà trước năm 1975, tỉnh Long An thuộc Quân Khu III (Miền Đông), nhưng tên tỉnh lại ít hơn còn 12 tỉnh (đúng ra có 11 tỉnh vì Cần Thơ là Thành Phố loại 1 trực thuộc Trung ương như Hà Nội - Sài Gòn - Đà Nẵng - Hải Phòng), như trong bản đồ Miền Tây hiện nay. (H: Trái, bốc mộ ở Tây Ninh - Phải, an táng hủ tro cốt tại Châu Đốc)
Ý định muốn trở lại vùng chiến trường xưa Miền Tây trước tiên là để cải táng Mẹ tôi về quê Châu Đốc và nhân cơ hội này có dịp trở lại vùng đất cũ thăm lại chiến trường xưa. Sự mong ước của tôi có từ ngày ra khỏi trại tù cải tạo đến nay hơn 34 năm. Tôi thầm nghĩ, nếu nhiệm vụ này mà chưa thành tựu, tôi sẽ còn ray rức, băn khoăn lo lắng, có thể lúc chết mắt tôi vẫn mở vì chưa "hoàn thành nhiệm vụ". Ba và Má tôi không được an táng cùng một chỗ, mổ yên mả đẹp kề cận bên nhau, không bị ngăn cách, như thời sanh tiền hai cụ đã bị ngăn cách tình nghĩa vợ chồng vì ông Cụ đã xây dựng thêm phòng nhì ở Sóc Trăng có đến năm tác phẩm.
Má tôi qua đời ở Tây Ninh cách nay đúng 40 năm (1979, xin viết lại cho đúng) sau một cuộc tản cư vì quân Khơ Me đỏ pháo kích thường xuyên vào Thị xã Châu Đốc. Tin tức con loan truyền là quân Khơ Me đỏ của Pol Pốt có thể tấn kích vào Thị xã Châu Đốc bất cứ lúc nào (1978 - 1979) nên đa số dân ở đây phải "sơ tán" ra khỏi Thị Xã. Má tôi lúc bấy giờ đã 81 tuổi (sanh năm 1898) cũng phải tản cư và hơn một năm sau mất tại Tây Ninh, được chôn cất tại một nghĩa trang trong vùng Thánh Địa Cao Đài - Tây Ninh.
Nay cuộc trở về thăm quê hương lần này của tôi là cải táng Má tôi về khu mộ gia đình ở Nhà Bàng - Châu Đốc, cách quê hương chôn nhau cắt rún của tôi - ấp Bà Bài khoảng 7 cây số đường chim bay. Bà Bài hiện nay, ngoại trừ ngôi chùa Bồng Lai cổ kính đã được trùng tu lại khang trang có thập phương bá tánh thường về đây chiêm bái nhân các ngày sóc vọng Mùng Một - Rằm. Ngoài ra, chưa có người dân nào gốc Bà Bài về nối bước cha ông chọn nơi đây làm chỗ lập nghiệp và cũng chưa có cư dân nào mới, không liên hệ gì với quê hương cũ Bà Bài về đây định cư lâu dài, nhứt là ờ bên bờ kinh Vĩnh Tế có chùa Bồng Lai, giáp với đất Miên. Tại nền chùa, chúng ta thấy những nhà mái ngói đỏ màu gạch cua khá rõ và làng mạc (phum sóc) của người Khơ Me lập nghiệp cách chùa không xa khoảng một cây số rưởi. Từ phum sóc của người Miên, chừng 5 cây số là vùng Chợ Trời và casino nhằm thu hút người Việt từ Thị xã Châu Đốc qua lại làm ăn buôn bán đánh bạc và chơi đá gà (Ba năm trước, tôi có đến vùng này "tham quan" rất ngắn, không dám ở lâu vì sợ bị trấn lột).
Từ đầu kinh Vĩnh Tế đi dọc theo sông Hậu lên hướng Kampuchia chừng 5 cây số, có đường xe hơi khá rộng, đưa khách vào vùng chợ trời và vương quốc cờ gian bạc lận. Tại đây, tệ nạn tứ đổ tường không thiếu một thứ gì trên cõi đời này. Có người mới đến vương quốc này, còn ăn diện tươm tất, tiền bạc rủng rỉnh, lái xe mô tô, đeo cà rá, nhẩn... khi về phải đi xe ôm chỉ còn cái quần xà lỏn đủ che của quý với chiếc áo thung 3 lổ vì thua bạc bị lột sạch sành sanh.
Chiếc máy bay Boeing 747 của hảng hàng không Hongkong Airlines đáp xuống phi trừong Hongkong sau khoảng 12 giờ bay liên tục. Tại đây, hành khách cũng là người mũi tẹt da vàng "xí xô xí xào", hầu hết xuống phi trường này, là người dân Hongkong hay cũng là người Hoa mà lại về Hoa Lục cũng quá cảnh tại đây. Còn phe ta, dân Việt Nam thứ thiệt phải chờ đợi thêm bốn tiếng rưỡi nữa sang phi cơ khác với sức chức trên dưới 200 người, nhỏ hơn chiếc phi cơ khổng lồ từ Mỹ về Hong kong. Mất khoảng trên dưới hai tiếng, ba ông cháu chúng tôi về đến phi trường Sài Gòn - Tân Sơn nhứt, tôi xem giờ trên chiếc phone cầm tay đã chỉ vào số 12:30 khuya của một ngày trung tuần tháng 6 dương lịch 2019. Hongkong Airlines là một hảng máy bay chở khách mới hoạt động gần đây, so sánh giá vé của hảng Hongkong Airlines "mềm" hơn so với các hảng máy khác như Cathay - Eva cũng của người Hoa ở Đài Loan hay Hongkong. Trên máy bay, tiếp viên và phi hành đoàn thông báo cho hành khách, họ dùng tiếng Quan Thoại (người ở Hoa lục và Đài Loan sử dụng ngôn ngữ này), tiếng Quảng Đông (dành riêng cho người Hongkong hay những người Hoa không biết tiếng Quan thoại mà chỉ biết giao tiếp làm ăn giữa người Hoa với nhau, họ thường sử dụng tiếng Quảng Đông, với âm lượng lớn hơn tiếng nói của người Mỹ, người Việt chúng ta (tại Hoa Kỳ, hầu hết người Hoa chuyên ngành thương mại hay xã giao họ đều sử dụng tiếng Quảng Đông nhiều hơn tiếng Quan Thoại). Tiếng Quảng Đông dễ học nói hơn tiếng Quan thoại dù chúng là người Hoa: "Hẹ", Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam... có tiếng nói hoàn toàn khác hẳn. Đất nước Trung Hoa to lớn với hơn một tỷ tư người cho nên có đến hàng trăm thứ tiếng nói khác nhau (thổ ngữ), may mắn là cùng một thứ chữ viết nên người Hoa với người Hoa nói chuyện với nhau không hiểu, họ cũng dùng bút đàm để giao tiếp nhau.
Hành khách Việt, ngồi trên máy bay của hàng không người Hoa chỉ có "điếc con ráy" không hiểu biết gì hết, ngoại trừ biết được tiếng Anh.
Ba ông cháu chúng tôi có chương trình, sau khi bốc mộ, cải táng, đưa tro cốt Mẹ tôi về quê hương trùng phùng với Ba tôi sau trên hơn nữa thế kỷ hai ông bà chưa gặp nhau. Nay gặp lại thường xuyên vì Ba Má tôi kề cận bên nhau với hai nấm mộ giống nhau, Kế tiếp, chúng tôi có hai chuyến làm công tác phước thiện giúp trẻ mồ côi ở Bến Tre và Phan Thiết.
Sau thủ tục quan thuế, cũng khá nhanh, tôi về Việt Nam lần này có hai đứa cháu ngoại trai rất lanh lợi và tháo vác, tôi rất an tâm vì ba ông cháu về quê bốc mộ ở Tây Ninh và đưa ngay về quê hương Châu Đốc cải táng tại Nhà Bàng thuộc xã Thới Sơn - Tịnh Biên (Châu Đốc).
Công việc bốc mộ ở Tây Ninh, có xe đưa tro cốt về Châu Đốc, các cháu - con của chị Tám chị Chín tôi ở Tây Ninh đã lo trước chu đáo. Từ sáng sớm để tránh cái nóng gay gắt của tỉnh Tây Ninh, những người giúp bốc mộ đã bắt đầu phá phần trên của ngôi mộ đến 8 giờ, đào xới đất đến hài cốt đã hiện ra qua một tấm nylong gần như còn nguyên. Mọi người, ngừng lại ngơi nghỉ chờ ông cháu chúng từ Mỹ về cùng với đứa con trai trưởng của chị chín tôi và vài đứa em của cháu ở Sài Gòn và Hóc Môn cùng về Tây Ninh lo giúp và đưa hài cốt về Châu Đốc trên hai chiếc xe van 16 chỗ ngồi và 8 chỗ ngồi.
Sau 40 năm, thân xác Mẹ tôi nằm dưới lòng đất lạnh, nay không còn gì hết, kể cả chiếc hòm gỗ tạp và cả xương thịt, quần áo cũng biến thành tro bụi, chỉ thấy tấm nylong bao thân xác Người là tương đối còn nguyên và cũng có dấu hiệu bị phân huỷ mục nát. Đúng nghĩa, thân xác từ cát bụi tạo thành nay cũng đã trở về với cát bụi. Các cháu tôi gom, hốt tro bụi thân xác của Bà cho vào đầy một cái hủ, dùng rượu đế rửa sạch phần ngoài hủ, dùng nylong bao kín lại. Thế là lấy cốt xong đưa về quê Châu Đốc an táng, cạnh bên mộ phần của Ba tôi và con cháu cũng chôn cất tại đây.
Công việc bốc mộ, một công việc khá cực nhọc mà các cháu tôi đã sắp xếp trước nên mọi việc làm suôn sẻ chóng vánh.
Chúng tôi đưa hủ tro cốt Mẹ về nhà chị Chín tôi ở cửa số 4 - vùng Thánh Địa Tây Ninh, các cháu có tổ chức lễ cúng cơm, một hình thức mời Mẹ tôi về dùng cơm chay và từ giả Tây Ninh trở về quê hương Châu Đốc luôn ở cạnh Ba tôi cho trọn "nghĩa tào khang chi thê - bất khả hạ đường..." chung tình, trọn đời vẫn còn yêu.!
Tại Nhà Bàng, các cháu con của chị Ba chúng tôi nhờ thợ hồ xây sẵn một phần mộ giống hệt như mộ phần của Ba tôi, hai Ông Bà ở sát nhau, không bao giờ ngăn cách như lúc còn sống trên thế gian.
Ngày bốc mộ và đưa hủ tro cốt về Châu Đốc nhằm ngày thứ bảy, chiều tới "tỉnh lỵ" Chầu Đốc - nhà Ba Má tôi ở đường Pasteur - gần hảng rượu Vĩnh Phong Long, năm xưa. Tại đây cũng có tổ chức cúng cơm chay theo nghi thức đạo Cao Đài, có rất đông con cháu quy tụ về đây tham dự cũng như để chuẩn bị cho ngày hôm sau - Chúa nhựt, đưa tro cốt Mẹ tôi vào Nhà Bàng an táng (cách Tỉnh lỵ Châu Đốc 17 cây số).
Đến 11 giờ trưa, mọi việc cải táng hoàn tất tốt đẹp, đại gia đình chúng tôi gần cả trăm người - cháu chắt nội ngoại từ Sài Gòn, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long Xuyên, Châu Đốc, Cái Dầu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu... cùng về dự Lễ Cải Táng long trọng này.
Cháu Hồng Sang và gia đình chị em của cháu mời trước tất cả mọi người xa gần về dự Lễ Cải Táng "Bà Tám" dự bữa cơm sum họp đại gia đình có ngưồn gốc ấp Bà Bài. Cháu Hồng Sang là con của Dì Chín (em ruột Má tôi - thứ tám). Hai chị em đều có chồng ở Bà Bài, nhà đối diện nhau, nhà chúng tôi ở bên bờ kinh có ngôi chùa Bồng Lai - hướng lên đất Miên. Còn nhà Bà Nội cháu Hồng Sang ở bờ bên kia kinh Vĩnh Tế, cách một cánh đồng là đến đường tỉnh lộ tráng nhựa, từ Núi Sam đi vào Nhà Bàng - Tịnh Biên - Tri Tôn (còn có tên là Xà Tón).
Gia đình cháu Hồng Sang và hầu hết các chị em của cháu nay đều ở Thị xã Long Xuyên, chỉ còn một đứa em gái cùng chồng đang ở ngôi nhà thừa tự khá to của Ba Má cháu để lại ở Nhà Bàng.
Trưa hơm đó, chúng tôi dự một bữa cơm sum họp rất có ý nghĩa gắn kết thêm tình gia tộc và nhứt là tình đồng hương cùng một nguồn gốc ấp Bà Bài. Đầu tiên chỉ có hai chị em có chồng cùng về ấp Bà Bài, sau hơn 70 năm, nay có đến mấy trăm con cháu chắt "tản lạc" khắp nơi kể cả bên xứ Cờ Hoa nữa.
Bữa cơm sum họp rất thịnh soạn có đến hàng chục món ăn đặc sản của quê hương Châu Đốc, đặc biệt từ Núi Sam vào vùng Tịnh Biên Tri Tôn có một món ăn độc đáo là bò non xào lá dang với nước cốt dừa béo ngọt. Món ngon độc đáo khác tạo cho tôi ấn tượng thêm nhớ quê hương Bà Bài thêm da diết, đó là món thịt chuột đồng rô ti ướp gia vị thơm lừng mà ở tỉnh Châu Đốc món ăn này cũng như món ăn cá linh non đầu mùa ngon tuyệt vời, chỗ nào cũng có. Các cháu, còn nấu thêm những món ăn cá rô tổ chảng kho tộ, cá rô lớn con như thế rất khó tìm mua cũng như cá lóc "có râu - tổ bà nái" hấp nữa và nhiều món ăn ngon miệng khác làm cho tôi lại càng nhớ quê hương Bà Bài của tôi. Năm xưa, nơi này có nhiều loại cá to "biết nói", rùa rắn, lươn, ếch, chuột, có khắp đồng ruộng và mùa nào cũng có nhiều vô số kể những "chất tươi" cho vào bụng. Nay không còn hoặc còn rất ít, than ôi cuộc đổi đời thay đổi, đổi thay sao buồn thảm quá vậy!
Chúng tôi ở lại Nhà Bàng qua đêm, sáng sớm hôm sau, bắt đầu cuộc hành trình với cơ duyên là vợ chồng cháu Thoại Hoa lái xe giúp đưa tôi đi nốt con Đường Xưa Tôi Đi xuyên qua vùng Thất Sơn đến Hà Tiên và Phú Quốc.
Kỷ niệm xưa lại về, năm 1963, đơn vị tôi mất mấy tháng hành quân ở vùng Núi Cấm, Núi Dài, Núi Tượng để bảo về cuộc đào đoạn kinh thông cuối cùng, từ cầu Cây Me - Xà Tón đến xã Ba Chúc (Núi Tượng) nối tiếp với con kinh nhỏ từ Kinh Vĩnh Tế chạy vào - Ngày khánh thành con kinh nối này thuộc loại kinh đào "đa hiệu", có tầm chiến lược về chánh trị, kinh tế, nông nghiệp kể cả quân sự nữa. Tổng Thống Ngô Đình Diệm với nhiều phái đoàn Ngoại giao và phái đoàn Chánh phủ đến tham dự, Tổng Thống cắt băng khánh thành.
Hết công tác ở đây, Trung Đoàn 33 được nghỉ dưỡng quân chừng 2 tuần, lại di chuyển về vùng Kiên Lương - Kiên Giang (gần Hà Tiên) mất gần một tháng hành quân vùng này dẹp tan các ổ du kích ở các hòn và vùng đất quanh Kiên Lương - nơi sản xuất xi măng Hà Tiên.
Từ Nhà Bàng - Thất Sơn có đường lộ tráng nhựa trên dưới 50 cây số đến Hà Tiên và đã mua vé tàu cao tốc trên Net trước. Đúng giờ, chúng tôi có 6 người xuống tàu đi ra đảo Phú Quốc mất chừng 1 giờ 15 phút (nếu đi tàu cao tốc từ Rạch Giá đến Phú Quốc mất gần 2 tiếng). Mỗi đoạn đường đi qua mà năm xưa đơn vị Trung Đoàn 33 Bộ Binh có nhiệm vụ hành quân lùng diệt địch, nay, trên nửa thế kỷ mà tôi có dịp như sống lại thuở hào hùng đó.
Ở Phú Quốc hơn 2 ngày, chúng tôi thuê xe trước nên giá cũng khá mềm, khách sạn "không sao"
(H: Trái - Đà Lạt & Phải - phát quà cô nhi viện Bến Tre)
tương đối rẻ, chừng hơn $20 USD/đêm. Năm xưa, tôi có vài lần đi ra đảo Phú Quốc - vùng An Thới - trại giam tù phiến cộng để viết bài về trại tù này. Nay, nghỉ ở Dương Đông, có thuê xe chở đi "tham quan" khu di tích chiến tranh An Thới và thăm viếng nơi nuôi ong lấy mật, cửa hàng sang trọng bán đồ trang sức Ngọc Trai, vườn tiêu, nơi làm rượu ... cũng như đi cáp treo ra khu nghỉ mát, du lịch đang xây dựng...Phú Quốc, ngày nay là một địa điểm du lịch quốc tế và kể cả có sòng bài nữa mà nghe nói sẽ tổ chức như ở Macao. Hàng chục công ty khách sạn nổi tiếng trên thế giới đã về đây xây dựng những khách sạn 5 sao và nhà hàng cao cấp, chừng 3 năm nữa Phú Quốc sẽ là địa điểm du lịch vui chơi giải trí, tắm biển vào hàng top của Việt Nam. Tin cho biết nhà cầm quyền tỉnh Kiên Giang đang kiến nghị với chánh phủ biến đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế quốc tế vì từ đây đi Campuchia gần hơn đi Hà Tiên và đi Thái Lan cũng quá gần kể luôn các nước vùng Đông Nam Á...
Bận về từ Hà Tiên đi đường bộ qua vùng Thất Sơn - An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp - Tiền Giang đến Bến Tre, nghỉ qua đêm để sáng hôm sau chúng tôi kết hợp với cháu từ Sài Gòn đến cùng phát quà tại một ngôi chùa ở "miệt vườn" thuộc quận Bình Đại, nuôi trẻ mồ côi có trên trăm trẻ.
Các cháu, nghe tôi ao ước, lần này cũng đưa tôi đi cho biết ba cây cầu mới hiện đại sau này là Cầu Vàm Cống mới thông cầu ngày 19.5.2019 - cấu thứ hai là Cầu Cao Lãnh và thứ ba là cầu Rạch Miễu.
Từ Sài Gòn về Miền Tây, sự giao thông đường bộ không còn "lụy" phà - bắc nữa, không mất thời gian đợi chờ lâu như xưa.
Tính đến tháng 5.2019, sau ngày 30.4.1975, hơn 44 năm, hết chiến tranh mà sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long còn quá chậm vì tệ nạn hành chánh "cửa quyền" - tham nhũng tràn lan cho nên con đường về Miền Tây theo lẽ phải có những cây cầu xịn cách đây trên 20 năm mới đúng ý nghĩa chánh sách đổi mới "cởi trói" cho sự phát triển mọi mặt ở Miền Tây.
Dù vậy, tính đến nay (19.5.2019), Nhà Nước đã xây dựng được 5 cây cầu tân tiến hiện đại như các nước phát triển trên thế giới, cũng giúp cho sự giao thông không mất nhiều thời gian đợi chờ qua phà qua bắc như trước kia. Và đường sá tương đối rộng rãi tráng nhựa khá tốt...
Miền Tây hiện nay đã xây dựng xong 5 cây cầu treo hiện đại, đẹp đẽ: Cầu Mỹ Thuận (năm 2000) - cầu Rạch Miễu (2009) - cầu Cần Thơ (2010) - cầu Cao Lãnh (2018) và cầu Vàm Cống (2019). Ngoài ra, đến quý 3 năm nay, cầu Mỹ Thuận 2 sẽ bắt đầu khởi công (sau 19 năm có cầu Mỹ Thuận 1 - cầu treo - cầu "dây giăng" ngang qua sông lớn đầu tiên ở Miền Tây), Cầu Mỹ Thuận 2, cách cầu Mỹ Thuận 1 - 350 mét ở hạ lưu, nhằm nối kết với tuyến đường cao tốc từ Trung Lương (đang thi công) đến Mỹ Thuận và từ MỹThuận củng có đường cao tốc đến Cần Thơ... Trong tương lai gần, đường bộ về Miền Tây có đến 2 tuyến đường đến Mỹ Thuận, một đường cao tốc mới và Quốc lộ 4, nay gọi là QL 1A đã có từ trước năm 1975, nay chỉ có mở rộng lớn thêm.
Để bài tạp ghi này không quá dài, tôi chỉ lược thuật một cách tổng quát 5 cây cầu chiến lược quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn những vấn đề trên Con Đường Tôi Đi năm xưa, nay có dịp đi trở lại, mắt đã thấy, tai đã nghe nhiều lãnh vực quan trọng của Việt Nam, cần phải nói lên trong những bài khác nối tiếp...
Với 5 cây cầu hiện đại chiến lược của Miền Tây, đều là cầu dây giăng (trên Wikipedia gọi cầu
dây văng - chữ văng viết v là sai chánh tá phải viết là giăng mới đúng, thay vì người miền Nam gọi là cầu treo rất tượng hình và dễ hiểu nữa). Bốn trong 5 cây cầu treo do người ngọại quốc "thi
công" và 3 cầu hoàn toàn tài trợ 100% của nước ngoài: Úc - Nhật - Đại Hàn (Hàn Quốc), chỉ có cầu treo Rạch Miễu là do các "công trình sư" Việt Nam và cũng có sự góp ý của nhiều tổ hợp, công ty ngoại quốc.
Mỗi cây cầu treo to đẹp này với số tiền chi phí bình quân đều trên 200 triệu USD:
1 - Cầu Mỹ Thuận (khánh thành năm 2000),
Cầu Mỹ Thuận, cầu treo hiện đại đầu tiên ở Miền Tây kể cả trên toàn cõi Việt Nam. Chiều dài 1,536m - rộng 23.66m - cao 37.5m, nhịp chánh để tàu ghe qua lại rộng 350m. Cầu Mỹ Thuận nằm trên QL 1A (trước 1975 gọi là QL4), cách Sài Gòn 125km, bắt qua sông Tiền, nối liền các tỉnh khu vực Tiền Giang và Sài Gòn với các tỉnh ở khu vực sông Hậu - Một cây cầu vô cùng quan trọng đối với lưu lựơng xe cộ giao thông của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cầu treo to rộng, kiến trúc đẹp hiện đại nhất đầu tiên tại Việt Nam, mỗi bên có 2 làn xe ôtô và 1 làn xe gắn máy cũng như đi bộ. Thiết kế và mọi chi phí đều do chánh phủ Úc Đại Lợi tài trợ và có sự hợp tác hỗ trợ xây dựng của chánh phủ Việt Nam.
Cầu treo Mỹ Thuận khởi công xây dựng từ ngày 6.7.1997 và hoàn tất, khánh thành ngày 21.5.2000, chưa được 3 năm, rất suôn sẻ, cũng là cây cầu xây dựng không có sự cố kỹ thuật hay tai nạn lao động như cấu Cần Thơ - cầu Vàm Cống kể cả cầu Cao Lãnh và cầu Rạch Miễu.
Còn dự án xây cầu Mỹ Thuận 2 sẽ khởi công vào quý 3 năm nay rất hợp lý hơn cầu Rạch Miễu 2 vì cầu Mỹ Thuận 2 là cầu nối đường cao tốc (tức là xa lộ - freeway) từ Trung Lương đến Mỹ Thuận... (đường cao tốc này, dù xây dựng hơn 10, nay phải tạm ngưng, đình trệ vì hết kinh phí) Cầu này phục vụ cho hàng chục tỉnh thành ở vùng sông Hậu tới Mũi Cà Mau như Mỹ Thuận1.
2 - Cầu Rạch Miễu (khánh thành năm 2009)
Cầu Rạch Miễu cách phà Rạch Miễu khoảng 1 cây số, Rạch Miễu có chiều dài gần gắp đôi so với cầu Mỹ Thuận, vắt ngang qua 2 nhánh sông Tiền, kể cả vượt qua cồn Thới Sơn (cồn Phụng nơi tu tập của đạo, phái ông Đạo Dừa?). Cầu Rạch Miễu là cầu treo đầu tiên áp dụng kỹ thuật mới hiện đại của nước ngoài từ thiết kế kiến trúc tới kinh phí và thi công xây dựng đều hoàn toàn do các công trình sư và công nhân Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên khi xây dựng cầu cũng gặp vài trục trặc kỹ thuật...
Cầu Rạch Miễu kể cả đường dẫn lên cầu dài đến 8,381 mét, riêng chiều dài của cầu là 2,868 mét và nhịp chính của cầu rộng 270m - cao 37,5m, có 2 đường xe (làn) ô tô và 2 làn xe gắn máy, chiều rộng cầu Rạch Miễu nhỏ hẹp hơn 4 cầu treo khác ở Miền Tây, nên thường gặp "sự cố" kẹt xe dữ dội trên cầu, nhứt là dịp Tết Nguyên Đán và tỉnh Bến Tre có lễ hội lớn... Cầu Rạch Miễu dù lưu thông xe cộ chánh là của tỉnh Bến Tre. Nếu tiên đoán trước sự giao thông thường bị tắt nghẽn thì làm thêm mỗi bên 1 làn xe ôtô nữa thì kể như rất tốt đẹp. Vì thiếu tính toán trước, cho nên mới có kế hoạch xây thêm cầu Rạch Miễu 2 cũng chỉ phục vụ chính có tỉnh Bến Tre - "quê hương đồng khổ" có tướng không học quân sự từ thiếu thời mà vẫn thành tướng như nữ tướng Nguyễn Thị Định - tướng võ biền Đồng Văn Cống... nay có lại có Chủ Tịch Quốc Hội "gật" Nguyễn Thị Kim Ngân cũng là người gốc Bến Tre nên Bến Tre được chánh phủ cho phép xây thêm cầu treo thứ 2? . Hiện nay kế hoạch xây dựng cầu treo Rạch Miễu 2 đang gặp trục trặc rắc rối vì tốn quá nhiều ngân sách quốc gia, phải đình hoãn lại, chưa biết chừng nào mới có đủ tiền xây dựng tiếp. Được biết, mỗi cầu treo tầm cở như 5 cây cầu hiện đại đã hoàn thành ở Miền Tây, tối thiểu chi phí xây dựng mỗi cầu trên 200 triệu USD mà Bến Tre muốn chơi trội hơn các tỉnh thành khác, có đến 2 cây cầu treo tối tân.
Cầu Rạch Miễu khởi công xây dựng ngày 30.4.2002 và khánh thành ngày 19.1.2009.
3 - Cầu Cần Thơ (khánh thành năm 2010)
Cầu Cần Thơ do thiết kế và tài trợ của chánh phủ Nhật, dài gần 3 cây số, gần bằng chiều dài cầu
Rạch Miễu (2,75km CT), chiều rộng gần bằng cầu Mỹ Thuận (23,1m CT) với 4 làn xe ô tô, 2 làn xe gắn máy và khách bộ hành. Với đường hai đầu nối lên cầu cộng chung với cầu đến 15,85km.
Cầu Cần Thơ hoàn toàn do tài trợ và thiết kế thi công của các công ty Nhật Bản phụ trách và có thuê nhiều nhân công Việt Nam. Trong 5 cây cầu treo hiện đại nhất Việt Nam, cầu Cần Thơ là cây cầu xảy ra vụ sập giàn dáo gây tai nạn thảm khốc làm cho công nhân Việt Nam chết và bị thương lên nhiều chục người. Cho nên cầu phải bị chậm trể hoàn tất thêm nhiều tháng. Khởi công năm 2004 và 6 năm sau, năm 2010 mới hoàn tất đưa vào sử dụng.
Cầu Cần Thơ có thể nói là cầu treo đẹp nhất Việt Nam đặc biệt là về đêm. Cầu bắt qua sông Hậu từ quận Bình Minh (Cái Vồn của thời Năm Lửa khi xưa trước năm 1954) qua quận Cái Răng của Thành Phố Cần Thơ, cách cũng gần 10 cây số bến phà cũ Cần Thơ
4 - Cầu Cao Lãnh (khánh thành năm 2018)
Cầu Cao lãnh do nhiều cố vấn, tài trợ của công ty nước ngoài như Mỹ, Phần Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và chủ yếu là Việt Nam, bắc ngang qua sông Tiền, cách cầu treo Mỹ Thuận 35 cây số cũng có 4 làn xe ôtô và 2 làn xe 2 bánh. Cầu dài trên 2 cây số (2,015m), cao 12,3m.
Cầu Cao Lãnh khởi công từ năm 2013 và khánh thành đưa vào sử dụng ngày 27.5.2018. Cầu treo Cao Lãnh nối liền thành phố Cao Lãnh và quận Lấp Vò.
5 - Cầu Vàm Cống (khánh thành tháng 5 năm 2019)
Cầu Vàm Cống là cây cầu dài nhứt ở Miền Tây, gần 3 cây số, bắc ngang qua sông Hậu, cách bến phà cũ Vàm Công cũng khá xa, nay thuộc địa phận huyện Thốt Nốt của Thành Phố Cần Thơ, nối liền với địa phận huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp. Hai bờ sông Hậu ở vùng Vàm Cống rộng lớn hơn vùng sông Hậu của cầu Cần Thơ.
Chiều dài cầu Vàm Cống 2,970m - nhịp chính ở giữa cầu để cho ghe tàu lớn qua lại, rộng 450m với trụ tháp cao 143,9m cũng có 4 làn xe ôtô và 2 làn xe gắn máy, mặt cầu rộng cho phép xe chạy qua cầu đến 80km/giờ.
Cầu Vàm Cống với thiết kế và thi công do Hàn Quốc cùng sự tài trợ kinh phí cũng do chánh phủ Đại Hàn trợ giúp. Chẳng may, thi công nửa chừng gặp sự cố nứt "dầm thép" của trụ cáp treo nên phải làm lại mất thêm thời gian và tiền bạc. Cầu Vàm Cống với kinh phí cao nhứt gần 300 triệu USD, 4 cầu treo hoàn thành trước đây mỗi cầu chỉ hơn 200 triệu USD một chút, vì vật giá gia tăng theo năm tháng và phải sửa chửa dầm thép đến 2 lần.
Chỉ riêng phần cầu vượt sông có chiều dài 870m, còn đường dẫn lên cầu dài trên 2km. Kiến trúc cầu có 28 nhịp ở phía tỉnh Đồng Tháp và 25 nhịp ở phía Thành phố Cần Thơ. Cầu Vàm Cống được xây dựng để thay thế phà (bắc) Vàm Cống đã có cách đây trên 100 năm.
KẾT - Qua hai lần thăm lại chiến trường xưa, tôi đã đi qua gần hết lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long làm cho tôi sống lại cả một bầu trời hạnh phúc của quê hương Miền Tây.
Năm xưa, thời còn đi học và dạy học ở Sài Gòn trước năm 1960, mỗi lần tôi về thăm quê hương Châu Đốc, xe đò phải qua bắc Mỹ Thuận và bắc Vàm Cống. Tại mỗi bến bắc đều có bán những thức ăn dằn bụng "đặc sản" khá độc đáo mà ở nhiều nơi khác không có bán, như tại 2 bờ sông, phà qua lại, ở Mỹ Thuận, có bán nhiều chim rô ti như: ốc cao - chằng nghịt - mỏ nhác... và nhiều loại trái cây cũng như có bán đủ thứ thức ăn cơm tấm, bún nước lèo, bún thịt nướng, cơm dĩa... cho hành khách qua lại chờ đợi qua bắc (mất nhiều thời gian). Còn 2 bờ sông Hậu của bắc Vàm Cống đặc biệt lại có bán chuột rô ti ăn với bánh mì ổ cũng khá ngon và no bụng đáo để đối với người bình dân và học trò nghèo như tôi.
Ngày nay, có 5 cầu treo tốt thay các phà qua sông chậm chạp và khỏi phải chờ đợi lâu rất tiện lợi cho mọi người. Nhưng, tội nghiệp những nghề sinh sống buôn gánh bán bưng các thổ sản trái cây của địa phương trên các phà đang chạy và các thức ăn phục vụ cho khách vãng lai trên bờ sông, nay phải giải nghệ.
Ở đời, hạnh phúc, tiện lợi của người này cũng là bất lợi, thiếu hạnh phúc cho người khác.@
Anh Phương Trần Văn Ngà (8.8.2019) (HNPD)
- Hình ảnh & dữ liệu 5 cầu treo hiện đại ở Miền Tây lấy từ nguồn Wikipedia.