Mỗi Ngày Một Chuyện
Đài Loan: Chống Nội Gián Tuyên Truyền Đỏ - Vi Anh
Sự kiện và thời sự. Tin RFI của Pháp ngày 10-08-2019 dẫn nguồn từ Reuters cho biết Tổng thống Đài Loan Bà Thái Anh Văn kêu gọi dân chúng, công luận Đài Loan đề cao cảnh giác trước thủ đoạn Trung Quốc xâm nhập vào truyền thông địa phương như "nội gián" để tung “tuyên truyền đỏ” chống Đài Loan và chống Mỹ vào bên trong đảo quốc Đai Loan.
Thông tấn xã Reuters đưa ra một loạt phóng sự điều tra về chiến dịch của Bắc Kinh tung tiền mua chuộc báo chí Đài Loan tuyên truyền đỏ. Reuters cho biết đã nắm được bằng chứng Trung Quốc đã mua chuộc ít nhất 5 nhóm báo chí và một đài truyền hình Đài Loan, để tham gia vào một chiến dịch tuyên truyền đánh bóng chế độ tại Hoa Lục, hầu chinh phục cảm tình người dân hải đảo.
Sự kiện các nhóm tư nhân thuê bao quảng cáo là chuyện bình thường tại Đài Loan cũng như ở các quốc gia tự do, dân chủ trên thế giới. Nhưng việc «đơn đặt hàng» do Bắc Kinh tài trợ được xem là một quả bom nổ chậm đe dọa an ninh quốc gia. Khiến đích thân tổng thống Thái Anh Văn phải lên tiếng kêu gọi dân chúng cảnh giác trước những «âm mưu cũng như hành động xâm nhập tuyên truyền của Trung Quốc».
Theo tổng thống Đài Loan, mối ưu tư của chính phủ Đài Loan từ lâu nay về mưu toan của Hoa Lục - đã được cơ quan truyền thông quốc tế xác nhận - không phải là mơ hồ vô căn cứ. Tổng thống Thái Anh Văn hy vọng là «mọi công dân phải cảnh giác trước tình trạng xâm nhập tuyên truyền và tung tin giả của Hoa Lục».
Cơ quan đặc trách Hoa Lục sự vụ của Đài Loan chưa phản ứng về loạt phóng sự của Reuters nhưng đảng Dân Tiến cho biết sẽ điều tra về các vấn đề được hãng tin Anh nêu lên. Ngay tức khắc, đảng cầm quyền Đài Loan yêu cầu Bắc Kinh không nên xem thường quyết tâm của 24 triệu dân hải đảo bảo vệ nền dân chủ và tự do.
Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp kêu gọi dân chúng «tập hợp dưới ngọn cờ» và «đừng nghe những kẻ nhận đồng tiền nhơ bẩn nên đã cúi đầu trước Bắc Kinh và chống Mỹ».
Và tháng Sáu vừa qua, hàng chục ngàn dân Đài Loan xuống đường yêu cầu chính phủ phải ban hành những quy định đối với «truyền thông đỏ», mà theo họ đã công khai tuyên truyền cho các ứng cử viên thân Trung Quốc trước bầu cử 2020.
Đi vào phân tích. Kể ra Đài Loan một đảo quốc chống CS Trung Quốc hết mình, một hệ thống an ninh nội bộ chặt chẽ, một ngọn đèn tự do, dân chủ bền vững, sang tỏ ở Á châu Thái Bình Dương. Mà bây giờ Đài Loan nhờ một loạt điều tra của thông tấn xã Reuters, mới lên tiếng, mới kêu gọi công dân đề cao cảnh giác CS mua chuộc một số cơ quan truyền thông ở Đài Loan để tuyên truyền đen trắng xám cho TC là quá trễ.
Từ lâu rồi TC dùng tiền mua chuộc, thao túng, lũng đoạn truyền thông các nước. Báo Liberation của Pháp từng cho biết những trang báo mà mục tiêu là lũng đoạn dư luận phương Tây đã được Trung Quốc thuê đăng với một giá rất cao, và trên thế giới có khoảng 30 tờ báo có uy tín nhận làm điều này, trong số đó có cả tờ New York Times đạt 13 triệu độc giả. Theo nhật báo Anh The Guardian, tờ Daily Telegraph chẳng hạn, khi đăng phụ trang của China Daily mỗi tháng một lần, sẽ nhận được 860.000 euro mỗi năm.
TC đã làm điều này trên nhiều cơ quan truyên thông ở các nước. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF- Reporters Sans Frontières/Reporters Without Borders) trụ sở tại Paris đã báo động hành động bá đạo mua chuộc lũng đoạn truyền thông ngoại quốc lâu rồi, nhiều rồi. Hôm 25/03/2019 RSF phổ biến một bản báo cáo mang tên «Trật tự thế giới mới về truyền thông do Trung Quốc lũng đoạn», đó là mưu toan đang đe dọa tự do báo chí trên thế giới.” Về nội dung, RSF tố cáo âm mưu tuyên truyền quốc nội và quốc ngoại của TC. TC không chỉ dùng «Vạn lý Hỏa thành» để siết chặt người dân Hoa lục, mà TC còn thông qua các đại sứ quán và Viện Khổng Tử trên thế giới để áp đặt quan điểm, giấu đi những chương đen tối trong lịch sử của TC. Về hình thức bản báo cáo bằng ba thứ tiếng Pháp, Anh, Hoa nêu cụ thể chiến lược của bộ máy tuyên truyền TC. Về chiến lược, chiến thuật tuyên truyền, bên cạnh việc hiện đại hóa các công cụ truyền thanh truyền hình của TC ở ngoại quốc, Bắc Kinh còn ồ ạt tung tiền ra mua quảng cáo, thâm nhập vào các cơ quan truyền thông ngoại quốc…Không chỉ có thế, TC còn hăm dọa, gây sức ép, sách nhiễu khắp nơi, với quy mô hầu như công nghiệp.
Bản báo cáo của RSF nói Bắc Kinh thường xuyên mua những trang báo của các tờ báo uy tín quốc tế như Wall Street Journal, Le Figaro hay Daily Telegraph để đăng những bài viết tuyên truyền nhắm vào độc giả các nước, một việc mà RSF gọi là sử dụng «con ngựa thành Troie».
Bài phát thanh của RFI Pháp có nhắc lại lời của Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF nhấn mạnh: «Nếu các nền dân chủ không phản ứng lại, TC sẽ áp đặt mô hình của họ, dần dà tràn ngập các cơ quan truyền thông trên thế giới, cạnh tranh với báo chí chân chính».
Chỉ trong một thập niên qua, Bắc Kinh đã đầu tư quy mô vào truyền thông: tập đoàn CGTN (China Global Television Network) của TC, phát thanh, truyền hình ra 140 nước, và đài phát thanh quốc tế Trung Quốc có đến 65 thứ tiếng. TC cũng chi tiền mời đến vài chục ngàn nhà báo các nước đang phát triển đến ‘tập huấn’ tại Bắc Kinh, để đổi lấy những bài viết có lợi cho chế độ. Còn báo chí của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, trước đây thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh, thì hầu như đều bị mua lại, nhập vào bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng xuất cảng các phương tiện kiểm duyệt và giám sát như công cụ tìm kiếm Bách Độ (Baidu), ứng dụng WeChat; khuyến khích các nhà nước độc tài sao chép các biện pháp trấn áp của mình, đặc biệt tại Đông Nam Á.
TC mướn các cơ quan truyền hình quốc tế lớn như CNN của Mỹ và BBC của Anh chạy quảng cáo những chương trình giải trí của TC để tuyên vận. TC đặt một màn truyền hình lớn nhứt ở Mỹ, phát 24/7 tin, hình, bình luận tốt cho TC ở công trường Times Square ở TP New York (Mỹ).
Phóng viên Không Biên giới nhận định, trước những tấn công dồn dập của Trung Quốc, các nước dân chủ vẫn chưa có những phản ứng cần thiết.
Thực ra, việc tuyên truyền quốc ngoại của TC không có gì mới lạ vì tuyên truyền là công tác quan trọng hàng đầu của các chế độ CS từ lâu rồi. Tốn bao nhiêu CS cũng không tiếc vì đó là công tác dân vận, địch vận, quốc tế vận, một mặt trận chiến tranh chánh trị vô cùng cần thiết cho CS.
Nhưng cái đáng chú ý là thời đại tin học này, CS dùng giải trí để lồng tuyên truyền và mướn phát dưới hình thức quảng cáo ngay trên truyền hình truyền thống và trong luồng của các đại siêu cường của Tây Phương. Rất tốn kém cho CS. Nhưng là mối lợi lớn cho truyền hình Tây Phương. CS biết khai thác cái sống, cái chết của truyền thông, phát thanh, phát hình, báo chí, của các nước tự do, dân chủ, đại đa số do tư nhân làm chủ, các cơ quan tư nhân này sống hay chết phần lớn là do quảng cáo. Mà các nước CS thì sẵn sàng chi cho tuyên truyền quốc ngoại với bất cứ giá nào./.(VA)A Nguyen chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đài Loan: Chống Nội Gián Tuyên Truyền Đỏ - Vi Anh
Sự kiện và thời sự. Tin RFI của Pháp ngày 10-08-2019 dẫn nguồn từ Reuters cho biết Tổng thống Đài Loan Bà Thái Anh Văn kêu gọi dân chúng, công luận Đài Loan đề cao cảnh giác trước thủ đoạn Trung Quốc xâm nhập vào truyền thông địa phương như "nội gián" để tung “tuyên truyền đỏ” chống Đài Loan và chống Mỹ vào bên trong đảo quốc Đai Loan.
Thông tấn xã Reuters đưa ra một loạt phóng sự điều tra về chiến dịch của Bắc Kinh tung tiền mua chuộc báo chí Đài Loan tuyên truyền đỏ. Reuters cho biết đã nắm được bằng chứng Trung Quốc đã mua chuộc ít nhất 5 nhóm báo chí và một đài truyền hình Đài Loan, để tham gia vào một chiến dịch tuyên truyền đánh bóng chế độ tại Hoa Lục, hầu chinh phục cảm tình người dân hải đảo.
Sự kiện các nhóm tư nhân thuê bao quảng cáo là chuyện bình thường tại Đài Loan cũng như ở các quốc gia tự do, dân chủ trên thế giới. Nhưng việc «đơn đặt hàng» do Bắc Kinh tài trợ được xem là một quả bom nổ chậm đe dọa an ninh quốc gia. Khiến đích thân tổng thống Thái Anh Văn phải lên tiếng kêu gọi dân chúng cảnh giác trước những «âm mưu cũng như hành động xâm nhập tuyên truyền của Trung Quốc».
Theo tổng thống Đài Loan, mối ưu tư của chính phủ Đài Loan từ lâu nay về mưu toan của Hoa Lục - đã được cơ quan truyền thông quốc tế xác nhận - không phải là mơ hồ vô căn cứ. Tổng thống Thái Anh Văn hy vọng là «mọi công dân phải cảnh giác trước tình trạng xâm nhập tuyên truyền và tung tin giả của Hoa Lục».
Cơ quan đặc trách Hoa Lục sự vụ của Đài Loan chưa phản ứng về loạt phóng sự của Reuters nhưng đảng Dân Tiến cho biết sẽ điều tra về các vấn đề được hãng tin Anh nêu lên. Ngay tức khắc, đảng cầm quyền Đài Loan yêu cầu Bắc Kinh không nên xem thường quyết tâm của 24 triệu dân hải đảo bảo vệ nền dân chủ và tự do.
Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp kêu gọi dân chúng «tập hợp dưới ngọn cờ» và «đừng nghe những kẻ nhận đồng tiền nhơ bẩn nên đã cúi đầu trước Bắc Kinh và chống Mỹ».
Và tháng Sáu vừa qua, hàng chục ngàn dân Đài Loan xuống đường yêu cầu chính phủ phải ban hành những quy định đối với «truyền thông đỏ», mà theo họ đã công khai tuyên truyền cho các ứng cử viên thân Trung Quốc trước bầu cử 2020.
Đi vào phân tích. Kể ra Đài Loan một đảo quốc chống CS Trung Quốc hết mình, một hệ thống an ninh nội bộ chặt chẽ, một ngọn đèn tự do, dân chủ bền vững, sang tỏ ở Á châu Thái Bình Dương. Mà bây giờ Đài Loan nhờ một loạt điều tra của thông tấn xã Reuters, mới lên tiếng, mới kêu gọi công dân đề cao cảnh giác CS mua chuộc một số cơ quan truyền thông ở Đài Loan để tuyên truyền đen trắng xám cho TC là quá trễ.
Từ lâu rồi TC dùng tiền mua chuộc, thao túng, lũng đoạn truyền thông các nước. Báo Liberation của Pháp từng cho biết những trang báo mà mục tiêu là lũng đoạn dư luận phương Tây đã được Trung Quốc thuê đăng với một giá rất cao, và trên thế giới có khoảng 30 tờ báo có uy tín nhận làm điều này, trong số đó có cả tờ New York Times đạt 13 triệu độc giả. Theo nhật báo Anh The Guardian, tờ Daily Telegraph chẳng hạn, khi đăng phụ trang của China Daily mỗi tháng một lần, sẽ nhận được 860.000 euro mỗi năm.
TC đã làm điều này trên nhiều cơ quan truyên thông ở các nước. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF- Reporters Sans Frontières/Reporters Without Borders) trụ sở tại Paris đã báo động hành động bá đạo mua chuộc lũng đoạn truyền thông ngoại quốc lâu rồi, nhiều rồi. Hôm 25/03/2019 RSF phổ biến một bản báo cáo mang tên «Trật tự thế giới mới về truyền thông do Trung Quốc lũng đoạn», đó là mưu toan đang đe dọa tự do báo chí trên thế giới.” Về nội dung, RSF tố cáo âm mưu tuyên truyền quốc nội và quốc ngoại của TC. TC không chỉ dùng «Vạn lý Hỏa thành» để siết chặt người dân Hoa lục, mà TC còn thông qua các đại sứ quán và Viện Khổng Tử trên thế giới để áp đặt quan điểm, giấu đi những chương đen tối trong lịch sử của TC. Về hình thức bản báo cáo bằng ba thứ tiếng Pháp, Anh, Hoa nêu cụ thể chiến lược của bộ máy tuyên truyền TC. Về chiến lược, chiến thuật tuyên truyền, bên cạnh việc hiện đại hóa các công cụ truyền thanh truyền hình của TC ở ngoại quốc, Bắc Kinh còn ồ ạt tung tiền ra mua quảng cáo, thâm nhập vào các cơ quan truyền thông ngoại quốc…Không chỉ có thế, TC còn hăm dọa, gây sức ép, sách nhiễu khắp nơi, với quy mô hầu như công nghiệp.
Bản báo cáo của RSF nói Bắc Kinh thường xuyên mua những trang báo của các tờ báo uy tín quốc tế như Wall Street Journal, Le Figaro hay Daily Telegraph để đăng những bài viết tuyên truyền nhắm vào độc giả các nước, một việc mà RSF gọi là sử dụng «con ngựa thành Troie».
Bài phát thanh của RFI Pháp có nhắc lại lời của Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF nhấn mạnh: «Nếu các nền dân chủ không phản ứng lại, TC sẽ áp đặt mô hình của họ, dần dà tràn ngập các cơ quan truyền thông trên thế giới, cạnh tranh với báo chí chân chính».
Chỉ trong một thập niên qua, Bắc Kinh đã đầu tư quy mô vào truyền thông: tập đoàn CGTN (China Global Television Network) của TC, phát thanh, truyền hình ra 140 nước, và đài phát thanh quốc tế Trung Quốc có đến 65 thứ tiếng. TC cũng chi tiền mời đến vài chục ngàn nhà báo các nước đang phát triển đến ‘tập huấn’ tại Bắc Kinh, để đổi lấy những bài viết có lợi cho chế độ. Còn báo chí của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, trước đây thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh, thì hầu như đều bị mua lại, nhập vào bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng xuất cảng các phương tiện kiểm duyệt và giám sát như công cụ tìm kiếm Bách Độ (Baidu), ứng dụng WeChat; khuyến khích các nhà nước độc tài sao chép các biện pháp trấn áp của mình, đặc biệt tại Đông Nam Á.
TC mướn các cơ quan truyền hình quốc tế lớn như CNN của Mỹ và BBC của Anh chạy quảng cáo những chương trình giải trí của TC để tuyên vận. TC đặt một màn truyền hình lớn nhứt ở Mỹ, phát 24/7 tin, hình, bình luận tốt cho TC ở công trường Times Square ở TP New York (Mỹ).
Phóng viên Không Biên giới nhận định, trước những tấn công dồn dập của Trung Quốc, các nước dân chủ vẫn chưa có những phản ứng cần thiết.
Thực ra, việc tuyên truyền quốc ngoại của TC không có gì mới lạ vì tuyên truyền là công tác quan trọng hàng đầu của các chế độ CS từ lâu rồi. Tốn bao nhiêu CS cũng không tiếc vì đó là công tác dân vận, địch vận, quốc tế vận, một mặt trận chiến tranh chánh trị vô cùng cần thiết cho CS.
Nhưng cái đáng chú ý là thời đại tin học này, CS dùng giải trí để lồng tuyên truyền và mướn phát dưới hình thức quảng cáo ngay trên truyền hình truyền thống và trong luồng của các đại siêu cường của Tây Phương. Rất tốn kém cho CS. Nhưng là mối lợi lớn cho truyền hình Tây Phương. CS biết khai thác cái sống, cái chết của truyền thông, phát thanh, phát hình, báo chí, của các nước tự do, dân chủ, đại đa số do tư nhân làm chủ, các cơ quan tư nhân này sống hay chết phần lớn là do quảng cáo. Mà các nước CS thì sẵn sàng chi cho tuyên truyền quốc ngoại với bất cứ giá nào./.(VA)A Nguyen chuyen