Mỗi Ngày Một Chuyện
Dám viết Trung Cộng ‘cưỡng chiếm,’ chưa đủ
Hôm nay là đúng 45 năm sau Ngày Tang Hoàng Sa, 19 Tháng Giêng, 1974. Hôm qua, mấy tờ báo của đảng Cộng Sản, Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng, đã dám nói thẳng rằng Hoàng Sa bị quân Trung Cộng “cưỡng chiếm;” hoặc “dùng vũ lực cưỡng chiếm….”
Những tờ báo nêu trên đều nằm ở Sài Gòn. Mặc dù khắp nước có thể đọc những trang mạng của ba tờ báo trên nhưng các bức thư phản ứng được đăng tải với lời khen tờ báo Thanh Niên cũng chỉ xuất phát từ độc giả ở Sài Gòn; với lời lẽ mơ hồ như, “Cám ơn báo Thanh Niên đã viết về các sự kiện tại Biển Đông.”
Những ký giả bị đảng Cộng Sản khóa miệng và xỏ mũi được nới lỏng dây thừng, nhưng chỉ nới lỏng thôi. Họ vẫn tránh không nhắc đến tên họ các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và tên các chiến hạm anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa. Tờ Sài Gòn Giải Phóng chỉ nhắc qua, “hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng kháng cự với bao chiến sĩ đã hy sinh.”
Tờ Thanh Niên nói đến các “nhân chứng” được đưa ra công chúng ở Đà Nẵng, trong đó có ông Nguyễn Văn Cúc, một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, bị quân Trung Cộng bắt sau trận hải chiến. Tờ Thanh Niên kể rằng ông chủ tịch huyện Hoàng Sa đã “bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.”
Chỉ tri ân các nhân chứng lịch sử? Tại sao không nói một lời nào về công chiến đấu bảo vệ tổ quốc của những người lính đã bị bắt, và đã bỏ mình vì nước? Có thể ông chủ tịch huyện Hoàng Sa không vô tình và thiếu học đến nỗi nói những câu như vậy! Chính lưỡi kéo kiểm duyệt của đảng cộng sản đã cắt hết những lời lẽ “nhạy cảm!” Vẫn sợ Trung Cộng!
Việt Cộng vẫn còn sợ Trung Cộng. Cho nên Trung Cộng vẫn hống hách. Ngày 3 Tháng Giêng, 2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tên Lục Khảng dám nói rằng việc tàu hải giám Trung Cộng đánh chìm hoặc đâm vào tàu của ngư dân Việt Nam trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa là “hành động chấp pháp bình thường!”
Tại sao Trung Cộng dám trâng tráo như vậy? Vì họ vin vào bức công hàm Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai năm 1958. Máu các chiến sĩ Hoàng Sa đã đổ, nước Việt Nam bị mất biển và đảo chỉ vì bức thư này.
Ngày 4 Tháng 9,1958, thủ tướng Trung Cộng công bố quyết định nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý, có đính kèm bản đồ đường ranh giới lãnh hải tính từ lục địa và các hải đảo. trong đó họ bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của họ, giống như Đài Loan, Bành Hồ.
Ngày 14 Tháng Chín 1958, Thủ Tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng viết trong thư: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 Tháng Chín, 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Công hàm này cũng đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 Tháng Chín.
Tại miền Nam, ngày 13 Tháng Bảy, 1961, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, ấn định: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.”
Ngày 21 Tháng Mười, 1969, chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa ký nghị định số 709-BNV/HCĐP “Sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận.”
Dựa vào lá thư của Phạm Văn Đồng, bây giờ Trung Cộng tự cho quyền tấn công các ngư dân Việt Nam từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn không cho người mình đánh cá ngoài khơi. Bao đồng bào mất phương tiện sinh sống. Họ còn đe dọa và ngăn cấm cả các công ty quốc tế không cho tìm và khai thác dầu khí trong vùng biển thuộc nước ta.
Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, mới tiết lộ cuối Tháng Tám, 2011, kể lại mấy cuộc tiếp xúc với quan chức Trung Cộng để nghe họ biện minh việc cấm đoán các hãng dầu Mỹ.
Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 Tháng Ba, 2008, ông Trịnh Chấn Hoa (Zheng Zhenhua 郑振华), phó chủ nhiệm Phòng Kế Hoạch thuộc Vụ Á Châu, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đã nêu lên lá thư do ông Phạm Văn Đồng ký gửi Thủ Tướng Chu Ân Lai để chứng minh Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958.
Ông Trịnh Chấn Hoa còn dẫn sự tích lịch sử, nói từ đời Đông Hán (23-220) dân Trung Hoa đã sống ở các đảo đó; và trong thời Nam Bắc Triều nhà (Nam) Tống (420-478) đã đặt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vào tỉnh Quảng Đông.
Nếu dùng lý luận của ông Trịnh Chấn Hoa thì người Tàu có thể nói từ Lạng Sơn, qua Hà Nội, cho tới Đồng Hới đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc hay sao? Các ông Tô Định, Cao Biền, Trần Bá Tiên chẳng đã từng đặt các tỉnh của Việt Nam vào trong địa giới nước Tàu hay sao? Nói vậy chẳng khác gì chính phủ Anh Quốc tuyên bố các tiểu bang miền Đông nước Mỹ ngày nay vẫn thuộc chủ quyền của nước Anh vậy!
Việc ký bức thư năm 1958 chắc chắn không phải là sáng kiến riêng của ông Phạm Văn Đồng. Suốt đời ông Đồng chỉ là một đảng viên tốt, thi hành mọi việc do đảng sai bảo, ký giấy tờ do người khác quyết định. Trong thời gian năm 1958, những người nắm quyền quyết định cao nhất ở Hà Nội là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh. Cho nên nếu gọi bức thư ngày 14 Tháng Chín, 1958, là một “công hàm bán nước” thì cái tội bán nước không riêng ông Phạm Văn Đồng phải lãnh chịu.
Nếu muốn rửa mối nhục bán nước đó, đảng Cộng Sản Việt Nam phải tỏ ra cương quyết hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của các ngư dân Việt và quyền khai thác tài nguyên trong vùng Biển Đông.
Cho phép các tờ báo trong nước dùng chữ “cưỡng chiếm,” không tránh né, có thể là một hành động mở đầu cho tiến trình “sám hối.” Nhưng hành động đó không đủ rửa tội bán nước. Đảng Cộng Sản phải cho phép những người Việt Nam yêu nước đứng ra tổ chức những lễ tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa 1974. Những chiến sĩ anh dũng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và vợ con những người đã hy sinh phải được vinh danh “Tổ Quốc Tri Ân.”
Không những thế, đảng Cộng Sản phải chấm dứt không được cấm người dân tưởng niệm những chiến sĩ đã bỏ mình khi bảo vệ Đảo Gạc Ma mà Trung Cộng cưỡng chiếm năm 1988, cũng như những người hy sinh chống quân Trung Cộng xâm lăng năm 1979.
Khi nào người Việt Nam được tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do tỏ lòng biết ơn các chiến sĩ bỏ mình vì nước, thì khi đó nước Việt Nam mới thực sự độc lập! (Ngô Nhân Dụng)
Thanh Le chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Dám viết Trung Cộng ‘cưỡng chiếm,’ chưa đủ
Hôm nay là đúng 45 năm sau Ngày Tang Hoàng Sa, 19 Tháng Giêng, 1974. Hôm qua, mấy tờ báo của đảng Cộng Sản, Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng, đã dám nói thẳng rằng Hoàng Sa bị quân Trung Cộng “cưỡng chiếm;” hoặc “dùng vũ lực cưỡng chiếm….”
Những tờ báo nêu trên đều nằm ở Sài Gòn. Mặc dù khắp nước có thể đọc những trang mạng của ba tờ báo trên nhưng các bức thư phản ứng được đăng tải với lời khen tờ báo Thanh Niên cũng chỉ xuất phát từ độc giả ở Sài Gòn; với lời lẽ mơ hồ như, “Cám ơn báo Thanh Niên đã viết về các sự kiện tại Biển Đông.”
Những ký giả bị đảng Cộng Sản khóa miệng và xỏ mũi được nới lỏng dây thừng, nhưng chỉ nới lỏng thôi. Họ vẫn tránh không nhắc đến tên họ các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và tên các chiến hạm anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa. Tờ Sài Gòn Giải Phóng chỉ nhắc qua, “hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng kháng cự với bao chiến sĩ đã hy sinh.”
Tờ Thanh Niên nói đến các “nhân chứng” được đưa ra công chúng ở Đà Nẵng, trong đó có ông Nguyễn Văn Cúc, một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, bị quân Trung Cộng bắt sau trận hải chiến. Tờ Thanh Niên kể rằng ông chủ tịch huyện Hoàng Sa đã “bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các nhân chứng lịch sử, những người đã từng sống, làm việc và chứng kiến quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa.”
Chỉ tri ân các nhân chứng lịch sử? Tại sao không nói một lời nào về công chiến đấu bảo vệ tổ quốc của những người lính đã bị bắt, và đã bỏ mình vì nước? Có thể ông chủ tịch huyện Hoàng Sa không vô tình và thiếu học đến nỗi nói những câu như vậy! Chính lưỡi kéo kiểm duyệt của đảng cộng sản đã cắt hết những lời lẽ “nhạy cảm!” Vẫn sợ Trung Cộng!
Việt Cộng vẫn còn sợ Trung Cộng. Cho nên Trung Cộng vẫn hống hách. Ngày 3 Tháng Giêng, 2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tên Lục Khảng dám nói rằng việc tàu hải giám Trung Cộng đánh chìm hoặc đâm vào tàu của ngư dân Việt Nam trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa là “hành động chấp pháp bình thường!”
Tại sao Trung Cộng dám trâng tráo như vậy? Vì họ vin vào bức công hàm Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ân Lai năm 1958. Máu các chiến sĩ Hoàng Sa đã đổ, nước Việt Nam bị mất biển và đảo chỉ vì bức thư này.
Ngày 4 Tháng 9,1958, thủ tướng Trung Cộng công bố quyết định nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý, có đính kèm bản đồ đường ranh giới lãnh hải tính từ lục địa và các hải đảo. trong đó họ bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của họ, giống như Đài Loan, Bành Hồ.
Ngày 14 Tháng Chín 1958, Thủ Tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng viết trong thư: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 Tháng Chín, 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Công hàm này cũng đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 Tháng Chín.
Tại miền Nam, ngày 13 Tháng Bảy, 1961, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, ấn định: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.”
Ngày 21 Tháng Mười, 1969, chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa ký nghị định số 709-BNV/HCĐP “Sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận.”
Dựa vào lá thư của Phạm Văn Đồng, bây giờ Trung Cộng tự cho quyền tấn công các ngư dân Việt Nam từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn không cho người mình đánh cá ngoài khơi. Bao đồng bào mất phương tiện sinh sống. Họ còn đe dọa và ngăn cấm cả các công ty quốc tế không cho tìm và khai thác dầu khí trong vùng biển thuộc nước ta.
Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, mới tiết lộ cuối Tháng Tám, 2011, kể lại mấy cuộc tiếp xúc với quan chức Trung Cộng để nghe họ biện minh việc cấm đoán các hãng dầu Mỹ.
Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 Tháng Ba, 2008, ông Trịnh Chấn Hoa (Zheng Zhenhua 郑振华), phó chủ nhiệm Phòng Kế Hoạch thuộc Vụ Á Châu, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đã nêu lên lá thư do ông Phạm Văn Đồng ký gửi Thủ Tướng Chu Ân Lai để chứng minh Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958.
Ông Trịnh Chấn Hoa còn dẫn sự tích lịch sử, nói từ đời Đông Hán (23-220) dân Trung Hoa đã sống ở các đảo đó; và trong thời Nam Bắc Triều nhà (Nam) Tống (420-478) đã đặt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vào tỉnh Quảng Đông.
Nếu dùng lý luận của ông Trịnh Chấn Hoa thì người Tàu có thể nói từ Lạng Sơn, qua Hà Nội, cho tới Đồng Hới đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc hay sao? Các ông Tô Định, Cao Biền, Trần Bá Tiên chẳng đã từng đặt các tỉnh của Việt Nam vào trong địa giới nước Tàu hay sao? Nói vậy chẳng khác gì chính phủ Anh Quốc tuyên bố các tiểu bang miền Đông nước Mỹ ngày nay vẫn thuộc chủ quyền của nước Anh vậy!
Việc ký bức thư năm 1958 chắc chắn không phải là sáng kiến riêng của ông Phạm Văn Đồng. Suốt đời ông Đồng chỉ là một đảng viên tốt, thi hành mọi việc do đảng sai bảo, ký giấy tờ do người khác quyết định. Trong thời gian năm 1958, những người nắm quyền quyết định cao nhất ở Hà Nội là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh. Cho nên nếu gọi bức thư ngày 14 Tháng Chín, 1958, là một “công hàm bán nước” thì cái tội bán nước không riêng ông Phạm Văn Đồng phải lãnh chịu.
Nếu muốn rửa mối nhục bán nước đó, đảng Cộng Sản Việt Nam phải tỏ ra cương quyết hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của các ngư dân Việt và quyền khai thác tài nguyên trong vùng Biển Đông.
Cho phép các tờ báo trong nước dùng chữ “cưỡng chiếm,” không tránh né, có thể là một hành động mở đầu cho tiến trình “sám hối.” Nhưng hành động đó không đủ rửa tội bán nước. Đảng Cộng Sản phải cho phép những người Việt Nam yêu nước đứng ra tổ chức những lễ tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa 1974. Những chiến sĩ anh dũng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và vợ con những người đã hy sinh phải được vinh danh “Tổ Quốc Tri Ân.”
Không những thế, đảng Cộng Sản phải chấm dứt không được cấm người dân tưởng niệm những chiến sĩ đã bỏ mình khi bảo vệ Đảo Gạc Ma mà Trung Cộng cưỡng chiếm năm 1988, cũng như những người hy sinh chống quân Trung Cộng xâm lăng năm 1979.
Khi nào người Việt Nam được tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do tỏ lòng biết ơn các chiến sĩ bỏ mình vì nước, thì khi đó nước Việt Nam mới thực sự độc lập! (Ngô Nhân Dụng)
Thanh Le chuyen