Kinh Đời
Đàn ông Tầu thèm khát một “món hàng đặc biệt” đến từ Việt Nam.. !! ??
Vietnam – Cali Today news – Người Trung Quốc thích hàng hóa dân dụng nhập lậu từ Việt Nam? Không hẳn. Người Trung Quốc thích hàng hóa nông sản Việt Nam? Không hẳn. Nhưng chắc chắn người Trung Quốc luôn thèm khát một “món hàng đặc biệt” đến từ Việt Nam đó chính là phụ nữ Việt Nam. Thời gian qua tình trạng buôn bán người đang diễn ra phức tạp và báo động tại rất nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam…
Báo đài Việt Nam cho biết, vào sáng ngày 23/8/2018 tại phiên giải trình về tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012 – 2017, do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức, thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết thời gian qua tội phạm mua bán người đã xảy ra ở cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, chủ yếu là mua bán người ra nước ngoài, chiếm 85% số vụ, trong đó số bán sang Trung Quốc chiếm 75% tổng số vụ. Trong 5 năm qua, Bộ Công an đã khởi tố 1.021 vụ án, 2.035 bị can; số nạn nhân bị mua bán và nghi bị mua bán là 3.090 người, trong đó tới 90% là phụ nữ và trẻ em, 80% thuộc các dân tộc thiểu số. 98% nạn nhân trong các vụ mua bán người bị bán ra nước ngoài, trong đó bán sang Trung Quốc chiếm trên 90%. Đa số nạn nhân là phụ nữ khi bị lừa bán ra nước ngoài, bị cưỡng ép kết hôn làm vợ người dân bản địa và bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động…
Hoạt động này diễn ra “nóng bỏng” nhất là ở các tỉnh biên giới Việt- Trung, các đối tượng tội phạm có sự phối hợp tinh vi, liên kết chặt chẽ với nhau đến từ các tỉnh Vân Nam, Sơn Đông, Phúc Kiến…của Trung Quốc với nhiều tỉnh thành của Việt Nam nhưng chủ yếu là các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam nhưng Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh…Thủ đoạn của chúng là tại Việt Nam cho người len lõi vào các khu Công nghiệp chiêu dụ các công nhân nữ sang Trung Quốc làm việc lương cao kèm với những lời hứa viễn cảnh đầy màu hồng khiến các công nhân nữ sa bẫy. Khi bị các đối tượng tội phạm đưa sang Trung Quốc, các công nhân nữ bị đưa vào nơi làm việc không như lời hứa, lương thấp, công việc nặng nhọc, lao động “chui”, lao động trá hình và bị bóc lột thậm tệ.
Nếu không bị các đối tượng tội phạm đẩy vào các ổ lao động “chui”thì cũng với hình thức chiêu dụ như sẽ có một khoản tiền khá lớn gửi về cho gia đình đặng cải thiện cuộc sống đang nghèo khổ, nạn nhân là những phụ nữ Việt Nam sau đó bị bán làm vợ cho đàn ôngTrung Quốc với giá khoảng mấy chục ngàn nhân dân Tệ tương đương khoảng mấy chục triệu đồng Việt Nam. Có không ít trường hợp nạn nhân biết mình bị mắc bẫy bọn buôn người nên chống cự, đòi chết sống chứ không chấp nhận làm vợ cho người đàn ông Trung Quốc thì bị các đối tượng tội phạm trấn áp bằng bạo lực rồi sau đó đẩy vào ổ mại dâm làm nô lệ tình dục, nếu các nạn nhân vẫn còn ngoan cố chống cự thì sẽ bị các đối tượng tội phạm cho di chuyển sâu vào nội địa Trung Quốc khiến các nạn nhân không có cơ hội thoát về Việt Nam.
Không chỉ công nhân nữ, các cô gái nghèo mà các đối tượng tội phạm buôn người còn nhắm đến thành phần sinh viên Việt Nam học xa nhà, cần việc làm để trang trải phần nào những khoản kinh phí học hành. Đánh động được đòn tâm lý này nên bằng thủ đoạn giải quyết việc làm, các đối tượng phạm tội đã lừa các sinh viên Việt Nam vào bẫy mà chúng giăng từ trước rồi sau đó qua mặt cơ quan chức năng và bán nạn nhân sang Trung Quốc. Khi phát hiện con cháu mình học xa nhà lâu ngày nhưng không thấy liên lạc về, mất tích, nhiều gia đình Việt Nam đau đớn, tìm kiếm con cháu trong vô vọng.
Chính sách mỗi gia đình Trung Quốc chỉ sinh một con là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất cân bằng giới tính tại Trung Quốc. Với tư duy cần có con trai để nối dõi tông đường, các gia đình Trung Quốc thích con trai hơn con gái. Theo thông tin từ báo đài, số liệu thống kê năm 2015 của Trung Quốc cho thấy hễ 120,08 bé trai/ 100 bé gái, nhiều khu vực tỷ lệ này là 135/100, thậm chí nhiều vùng nông thôn tỷ lệ mất cân bằng còn cao hơn. Nếu không có gì thay đổi thì đến năm 2020, dự kiến sẽ có 1/5 đàn ông Trung Quốc sẽ không thể tìm được vợ.
Chính vì vậy để “giải hạn” giống nòi, trong những thập niên gần đây đàn ông Trung Quốc thường đẩy mạnh việc tìm kiếm, “mua” những phụ nữ ở các nước láng giềng trong đó có Việt Nam để phục vụ việc sinh đẻ. Ở Việt Nam tình trạng mua bán này báo động ở mức độ nghiêm trọng bởi các đối tượng tội phạm đã khai thác luật hình sự Việt Nam quy định khung hình phạt của loại hình tội phạm này nhẹ hơn rất nhiều so với nhiều loại hình tội phạm khác, không có tử hình. Cho nên ngày càng có nhiều phụ nữ và cả trẻ em Việt Nam được ví như “món hàng đặc biệt” được các đối tượng tội phạm bắt cóc, lừa bẫy để buôn bán cho các đối tác là người đàn ông Trung Quốc đang “thèm khát” cần giải hạn.
Và ước chừng sau mỗi lần đưa nạn nhân trót lọt, các đối tượng tội phạm thu được khoảng mấy chục ngàn nhân dân Tệ tương đương mỗi trường hợp.
Báo đài Việt Nam vào ngày 3/8/2018 vừa qua, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu họp sơ kết 6 tháng đầu năm. Theo Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ mua bán người sang Trung Quốc bị phát hiện, nhiều nghi can bị bắt giữ. Các đối tượng tội phạm về vùng nông thôn để tìm phụ nữ khó khăn về kinh tế để dụ dỗ./.
QUÊ HƯƠNG
A Nguyen chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đàn ông Tầu thèm khát một “món hàng đặc biệt” đến từ Việt Nam.. !! ??
Vietnam – Cali Today news – Người Trung Quốc thích hàng hóa dân dụng nhập lậu từ Việt Nam? Không hẳn. Người Trung Quốc thích hàng hóa nông sản Việt Nam? Không hẳn. Nhưng chắc chắn người Trung Quốc luôn thèm khát một “món hàng đặc biệt” đến từ Việt Nam đó chính là phụ nữ Việt Nam. Thời gian qua tình trạng buôn bán người đang diễn ra phức tạp và báo động tại rất nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam…
Báo đài Việt Nam cho biết, vào sáng ngày 23/8/2018 tại phiên giải trình về tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012 – 2017, do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức, thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết thời gian qua tội phạm mua bán người đã xảy ra ở cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, chủ yếu là mua bán người ra nước ngoài, chiếm 85% số vụ, trong đó số bán sang Trung Quốc chiếm 75% tổng số vụ. Trong 5 năm qua, Bộ Công an đã khởi tố 1.021 vụ án, 2.035 bị can; số nạn nhân bị mua bán và nghi bị mua bán là 3.090 người, trong đó tới 90% là phụ nữ và trẻ em, 80% thuộc các dân tộc thiểu số. 98% nạn nhân trong các vụ mua bán người bị bán ra nước ngoài, trong đó bán sang Trung Quốc chiếm trên 90%. Đa số nạn nhân là phụ nữ khi bị lừa bán ra nước ngoài, bị cưỡng ép kết hôn làm vợ người dân bản địa và bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động…
Hoạt động này diễn ra “nóng bỏng” nhất là ở các tỉnh biên giới Việt- Trung, các đối tượng tội phạm có sự phối hợp tinh vi, liên kết chặt chẽ với nhau đến từ các tỉnh Vân Nam, Sơn Đông, Phúc Kiến…của Trung Quốc với nhiều tỉnh thành của Việt Nam nhưng chủ yếu là các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam nhưng Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh…Thủ đoạn của chúng là tại Việt Nam cho người len lõi vào các khu Công nghiệp chiêu dụ các công nhân nữ sang Trung Quốc làm việc lương cao kèm với những lời hứa viễn cảnh đầy màu hồng khiến các công nhân nữ sa bẫy. Khi bị các đối tượng tội phạm đưa sang Trung Quốc, các công nhân nữ bị đưa vào nơi làm việc không như lời hứa, lương thấp, công việc nặng nhọc, lao động “chui”, lao động trá hình và bị bóc lột thậm tệ.
Nếu không bị các đối tượng tội phạm đẩy vào các ổ lao động “chui”thì cũng với hình thức chiêu dụ như sẽ có một khoản tiền khá lớn gửi về cho gia đình đặng cải thiện cuộc sống đang nghèo khổ, nạn nhân là những phụ nữ Việt Nam sau đó bị bán làm vợ cho đàn ôngTrung Quốc với giá khoảng mấy chục ngàn nhân dân Tệ tương đương khoảng mấy chục triệu đồng Việt Nam. Có không ít trường hợp nạn nhân biết mình bị mắc bẫy bọn buôn người nên chống cự, đòi chết sống chứ không chấp nhận làm vợ cho người đàn ông Trung Quốc thì bị các đối tượng tội phạm trấn áp bằng bạo lực rồi sau đó đẩy vào ổ mại dâm làm nô lệ tình dục, nếu các nạn nhân vẫn còn ngoan cố chống cự thì sẽ bị các đối tượng tội phạm cho di chuyển sâu vào nội địa Trung Quốc khiến các nạn nhân không có cơ hội thoát về Việt Nam.
Không chỉ công nhân nữ, các cô gái nghèo mà các đối tượng tội phạm buôn người còn nhắm đến thành phần sinh viên Việt Nam học xa nhà, cần việc làm để trang trải phần nào những khoản kinh phí học hành. Đánh động được đòn tâm lý này nên bằng thủ đoạn giải quyết việc làm, các đối tượng phạm tội đã lừa các sinh viên Việt Nam vào bẫy mà chúng giăng từ trước rồi sau đó qua mặt cơ quan chức năng và bán nạn nhân sang Trung Quốc. Khi phát hiện con cháu mình học xa nhà lâu ngày nhưng không thấy liên lạc về, mất tích, nhiều gia đình Việt Nam đau đớn, tìm kiếm con cháu trong vô vọng.
Chính sách mỗi gia đình Trung Quốc chỉ sinh một con là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất cân bằng giới tính tại Trung Quốc. Với tư duy cần có con trai để nối dõi tông đường, các gia đình Trung Quốc thích con trai hơn con gái. Theo thông tin từ báo đài, số liệu thống kê năm 2015 của Trung Quốc cho thấy hễ 120,08 bé trai/ 100 bé gái, nhiều khu vực tỷ lệ này là 135/100, thậm chí nhiều vùng nông thôn tỷ lệ mất cân bằng còn cao hơn. Nếu không có gì thay đổi thì đến năm 2020, dự kiến sẽ có 1/5 đàn ông Trung Quốc sẽ không thể tìm được vợ.
Chính vì vậy để “giải hạn” giống nòi, trong những thập niên gần đây đàn ông Trung Quốc thường đẩy mạnh việc tìm kiếm, “mua” những phụ nữ ở các nước láng giềng trong đó có Việt Nam để phục vụ việc sinh đẻ. Ở Việt Nam tình trạng mua bán này báo động ở mức độ nghiêm trọng bởi các đối tượng tội phạm đã khai thác luật hình sự Việt Nam quy định khung hình phạt của loại hình tội phạm này nhẹ hơn rất nhiều so với nhiều loại hình tội phạm khác, không có tử hình. Cho nên ngày càng có nhiều phụ nữ và cả trẻ em Việt Nam được ví như “món hàng đặc biệt” được các đối tượng tội phạm bắt cóc, lừa bẫy để buôn bán cho các đối tác là người đàn ông Trung Quốc đang “thèm khát” cần giải hạn.
Và ước chừng sau mỗi lần đưa nạn nhân trót lọt, các đối tượng tội phạm thu được khoảng mấy chục ngàn nhân dân Tệ tương đương mỗi trường hợp.
Báo đài Việt Nam vào ngày 3/8/2018 vừa qua, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu họp sơ kết 6 tháng đầu năm. Theo Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ mua bán người sang Trung Quốc bị phát hiện, nhiều nghi can bị bắt giữ. Các đối tượng tội phạm về vùng nông thôn để tìm phụ nữ khó khăn về kinh tế để dụ dỗ./.
QUÊ HƯƠNG
A Nguyen chuyen