Văn Học & Nghệ Thuật
Đặng Dung Mài Kiếm Dưới Trăng - Nguyễn Minh Thanh ( Trần Văn Giang St )
Đặng Dung Mài Kiếm Dưới Trăng
.
Đặng Dung (1373-1414)
I. Lược sử & Cảm Hoài
Đặng Dung, người huyện Thiên Lộc, Nghệ An, con Đặng Tất. Hai cha con đều phò Nhà Hậu Trần Giản Định Đế. Sau khi cha là Đặng Tất bị Giản Định Đế giết oan, Đặng Dung theo phò Trùng Quang Đế, lập được nhiều chiến công hiển hách. Trong trận Thái Gia (Ái Tử,Quảng Trị), Ông đánh úp doanh trại giặc bằng bộ binh và tượng binh, suýt bắt sống được Trương Phụ; nhưng vì không biết mặt hắn, nên Trương Phụ đã lẫn vào quân binh mà trốn thoát..!!
Cuối cùng vì binh ít thế cô, cả chúa tôi đều bị tướng giặc Trương Phụ vây bắt. Trên đường giải đi về Tàu, cả hai chúa tôi đều nhảy xuống biển tuẫn tiết..!! (Có nguồn nói Đặng Dung bị tên Trương Phụ giết bằng cách mổ bụng dã man ?!).
Dưới đây là bài thơ “CẢM HOÀI” (hay “Thuật Hoài”) duy nhứt của Đặng Dung:
CẢM HOÀI
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu (*) thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà (**)
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma
ĐẶNG DUNG
_________
(*) Đồ: chàng bán thịt (Phàn Khoái). Điếu: chàng câu cá (Hàn Tín).
(**) Vãn thiên hà - Do điển thơ Đỗ Phủ:
"An đắc tráng sĩ vãn Ngân Hà,
Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng."
(Ước gì có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống, để rửa sạch giáp binh rồi cất đi lâu dài, vì không còn chiến tranh nữa..!)
*
Gợi hình nhất của bài thơ là hai câu cuối, đúng là thi trung hữu họa. Rất nhiều người sẽ yêu hai câu thơ này vì hình ảnh hào hùng của của một tráng sĩ bạc đầu vẫn kiên gan mài kiếm dưới trăng. Nó rực rỡ hơn nhiều hình ảnh Tôn Thất Thuyết ngồi cầm gươm chém đá trong những ngày tàn của cuộc đời. Nó tuyệt vời hơn nhiều hình ảnh một thi sĩ Cao Tần vác thanh kiếm gẫy lên non vạch đất nhớ quê hương.
Bài thơ, về khía cạnh riêng, phản ảnh hoàn cảnh, tâm sự và hoài bão của tác giả, nó gây cảm ứng đồng điệu nơi người đọc. Về khía cạnh chung nó làm rung động sâu xa mỹ cảm nơi người đọc vì hình ảnh và nhạc điệu phong phú của nó.
Vì bài thơ có nhiều ưu điểm nên người ta khó lòng dịch được hết cái hay. Để thưởng thức trọn vẹn bài thơ, có lẽ ta nên đọc và thưởng thức thẳng vào nguyên tác. Tuy nhiên ở đây chúng tôi cũng xin chép lại mấy bản dịch đã sưu tầm được, và hy vọng những bản dịch này sẽ gây thêm hứng vị cho độc giả.
*
1. Bản dịch của Phan Kế Bính, trích trong “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say,
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
2. Bản dịch trong “Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên” của Hồ Đắc Hàm và Thái Văn Kiểm
Tuổi về gìa, phải thời bối rối,
Cả đất trời một hội mê say,
Gặp thời kẻ dở nên hay,
Anh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phần.
Lòng cứu chúa muốn vần trái đất,
Gột giáp binh khôn dắt sông trời.
Thù còn đầu đã bạc rồi,
Mấy phen dưới nguyệt chuốt mài lưỡi gươm.
3. Bản dịch của Phan Võ
Việc thế lôi thôi tuổi tác này,
Mênh mông trời đất hát và say,
Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,
Lỡ vận anh hùng luống nuốt caỵ
Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,
Rửa dòng không thể vén sông mây.
Quốc thù chưa trả già sao vội,
Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy.
4. Bản dịch của Đào Hữu Dương
Tuổi gìa lận đận nỗi tình đời,
Vô tận vần xoay khoảng đất trời,
Ti tiện gặp thời lên chẳng khó,
Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi.
Vác non phò chúa trên vai nặng,
Gột giáp qua mây mặt nước trôi
Thù nước chưa xong đầu sớm bạc,
Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi.
5. Bản dịch của Vũ Hải Tiêu
Thế cuộc mênh mang tuổi sớm già,
Đất trời thu lại chỉ say ca,
Gặp thời đồ điếu thành công dễ
Lỡ vận anh hùng nuốt hận đa.
Giúp chúa những mong nâng địa trục,
Rửa binh không lối kéo thiên hà.
Quốc thù chưa trả đầu mau bạc,
Bao độ mài gươm dưới nguyệt tà.
6. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ
Tan tành sự thế luống cay ai !
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
7. Bản dịch của Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do
Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi,
Đất trời thu lại hát say thôi,
Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận,
Đồ điếu nên công lúc gặp thời.
Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất,
Rửa binh khôn lối kéo sông trời.
Quốc thù chưa báo đầu mau bạc,
Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi.
II. Hai bản dịch của Nguyễn Minh Thanh, người biên soạn, theo thể thơ đường luật và lục bát.
CẢM HOÀI (theo thể Đường luật)
Sự thế miên man, tuổi hắt hiu
Đất trời lồng lộng hát ngao nghêu
Gặp thời đồ điếu nên công dễ
Lỡ vận anh hùng uống hận nhiều
Xoay trục phò vua mong chuyển hướng
Khơi sông gột giáp chẳng thông chiều
Bạc đầu thù nước buồn chưa trả
Mấy độ gươm mài bóng nguyệt xiêu..!!
NGUYỄN MINH THANH cẩn dịch
CẢM HOÀI (thể Lục bát)
Việc đời dằng dặc, tuổi cao
Đất trời lồng lộng nghêu ngao giải sầu
Gặp thời toại chí chàng câu
Anh hùng lỡ vận ngẫm sâu đoạn trường
Phò vua vạch đất tầm phương
Khơi sông gột giáp không đường tiến lui
Bạc đầu thù nước nào nguôi
Dưới trăng mài kiếm ngậm ngùi non sông..!!
NGUYỄN MINH THANH cẩn dịch
III. Bài thơ họa của Nguyễn Minh Thanh
Cảm cảnh người Anh Hùng Tóc Bạc dưới trăng nhọc nhằn mài kiếm mong khôi phục giang sơn cho nòi giống Lạc Hồng. Nhưng trời bất tùy người, cam đành thúc thủ…!! Người biên soạn có bài thơ họa cảm khái như sau:
ĐẶNG DUNG MÀI KIẾM DƯỚI TRĂNG
Mài gươm cặm cụi dưới trăng ngàn
Tuổi đã vào chiều việc ngổn ngang
Tóc bạc phất phơ soi kiếm bạc
Áo lam dầu dãi đẫm sương lam
Thái Gia (*) Trương Phụ kinh hồn phách
Mô Độ (*) Quân Minh loạn ngũ hàng
Dốc chí phò vua mưu phục quốc
Sa cơ tuẫn tiết hận ngùi mang..!!
NGUYỄN MINH THANH cẩn tác
(*) Các địa danh chiến trường.
IV. Lời kết
Qua bài thơ “CẢM HOÀI” của Đặng Dung, chúng ta thấy lời thơ, ý thơ, âm điệu thơ rất bi, hùng, tráng; làm cho ngưòi đọc cảm thông sâu sắc tình cảnh của tác giả, của anh hùng bất phùng thời. Đem chiếu rọi công nghiệp của Đặng Dung với lời thơ Cảm Hoài, y như Hình với Bóng. Trước thế cuộc bi đát, lòng Đặng Dung vô cùng bi phẫn. Tuy nhiên không vì bi phẫn mà trầm mình vào rượu như Phạm Thái, hay phát cuồng chiều chiều vác kiếm chém đá như Tôn Thất Thuyết, mà trái lại lúc nào cũng mưu đồ khôi phục giang sơn cho dù tuổi đã già, vẫn mài kiếm dưới trăng:
"Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền Đái nguyệt ma"
(Bạc đầu thù nước nào nguôi,
Dưới trăng mài kiếm ngậm ngùi non sông!)
Lý Tử Tấn, học giả đời Hậu Lê nhận xét về Cảm Hoài như sau:
- "Phi hào kiệt chi sĩ bất năng"
(Nếu không phải là kẻ sĩ, hào kiệt không thể làm được bài thơ nầy).
Nguồn: https://sangtao.org/2015/07/10/thi-nhan-danh-tuong-dang-dung-mai-kiem-duoi-trang/
Nguyễn Minh Thanh
Trần Văn Giang (st)
Bàn ra tán vào (0)
Đặng Dung Mài Kiếm Dưới Trăng - Nguyễn Minh Thanh ( Trần Văn Giang St )
Đặng Dung Mài Kiếm Dưới Trăng
.
Đặng Dung (1373-1414)
I. Lược sử & Cảm Hoài
Đặng Dung, người huyện Thiên Lộc, Nghệ An, con Đặng Tất. Hai cha con đều phò Nhà Hậu Trần Giản Định Đế. Sau khi cha là Đặng Tất bị Giản Định Đế giết oan, Đặng Dung theo phò Trùng Quang Đế, lập được nhiều chiến công hiển hách. Trong trận Thái Gia (Ái Tử,Quảng Trị), Ông đánh úp doanh trại giặc bằng bộ binh và tượng binh, suýt bắt sống được Trương Phụ; nhưng vì không biết mặt hắn, nên Trương Phụ đã lẫn vào quân binh mà trốn thoát..!!
Cuối cùng vì binh ít thế cô, cả chúa tôi đều bị tướng giặc Trương Phụ vây bắt. Trên đường giải đi về Tàu, cả hai chúa tôi đều nhảy xuống biển tuẫn tiết..!! (Có nguồn nói Đặng Dung bị tên Trương Phụ giết bằng cách mổ bụng dã man ?!).
Dưới đây là bài thơ “CẢM HOÀI” (hay “Thuật Hoài”) duy nhứt của Đặng Dung:
CẢM HOÀI
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu (*) thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà (**)
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma
ĐẶNG DUNG
_________
(*) Đồ: chàng bán thịt (Phàn Khoái). Điếu: chàng câu cá (Hàn Tín).
(**) Vãn thiên hà - Do điển thơ Đỗ Phủ:
"An đắc tráng sĩ vãn Ngân Hà,
Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng."
(Ước gì có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống, để rửa sạch giáp binh rồi cất đi lâu dài, vì không còn chiến tranh nữa..!)
*
Gợi hình nhất của bài thơ là hai câu cuối, đúng là thi trung hữu họa. Rất nhiều người sẽ yêu hai câu thơ này vì hình ảnh hào hùng của của một tráng sĩ bạc đầu vẫn kiên gan mài kiếm dưới trăng. Nó rực rỡ hơn nhiều hình ảnh Tôn Thất Thuyết ngồi cầm gươm chém đá trong những ngày tàn của cuộc đời. Nó tuyệt vời hơn nhiều hình ảnh một thi sĩ Cao Tần vác thanh kiếm gẫy lên non vạch đất nhớ quê hương.
Bài thơ, về khía cạnh riêng, phản ảnh hoàn cảnh, tâm sự và hoài bão của tác giả, nó gây cảm ứng đồng điệu nơi người đọc. Về khía cạnh chung nó làm rung động sâu xa mỹ cảm nơi người đọc vì hình ảnh và nhạc điệu phong phú của nó.
Vì bài thơ có nhiều ưu điểm nên người ta khó lòng dịch được hết cái hay. Để thưởng thức trọn vẹn bài thơ, có lẽ ta nên đọc và thưởng thức thẳng vào nguyên tác. Tuy nhiên ở đây chúng tôi cũng xin chép lại mấy bản dịch đã sưu tầm được, và hy vọng những bản dịch này sẽ gây thêm hứng vị cho độc giả.
*
1. Bản dịch của Phan Kế Bính, trích trong “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say,
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
2. Bản dịch trong “Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên” của Hồ Đắc Hàm và Thái Văn Kiểm
Tuổi về gìa, phải thời bối rối,
Cả đất trời một hội mê say,
Gặp thời kẻ dở nên hay,
Anh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phần.
Lòng cứu chúa muốn vần trái đất,
Gột giáp binh khôn dắt sông trời.
Thù còn đầu đã bạc rồi,
Mấy phen dưới nguyệt chuốt mài lưỡi gươm.
3. Bản dịch của Phan Võ
Việc thế lôi thôi tuổi tác này,
Mênh mông trời đất hát và say,
Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,
Lỡ vận anh hùng luống nuốt caỵ
Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,
Rửa dòng không thể vén sông mây.
Quốc thù chưa trả già sao vội,
Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy.
4. Bản dịch của Đào Hữu Dương
Tuổi gìa lận đận nỗi tình đời,
Vô tận vần xoay khoảng đất trời,
Ti tiện gặp thời lên chẳng khó,
Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi.
Vác non phò chúa trên vai nặng,
Gột giáp qua mây mặt nước trôi
Thù nước chưa xong đầu sớm bạc,
Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi.
5. Bản dịch của Vũ Hải Tiêu
Thế cuộc mênh mang tuổi sớm già,
Đất trời thu lại chỉ say ca,
Gặp thời đồ điếu thành công dễ
Lỡ vận anh hùng nuốt hận đa.
Giúp chúa những mong nâng địa trục,
Rửa binh không lối kéo thiên hà.
Quốc thù chưa trả đầu mau bạc,
Bao độ mài gươm dưới nguyệt tà.
6. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ
Tan tành sự thế luống cay ai !
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
7. Bản dịch của Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do
Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi,
Đất trời thu lại hát say thôi,
Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận,
Đồ điếu nên công lúc gặp thời.
Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất,
Rửa binh khôn lối kéo sông trời.
Quốc thù chưa báo đầu mau bạc,
Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi.
II. Hai bản dịch của Nguyễn Minh Thanh, người biên soạn, theo thể thơ đường luật và lục bát.
CẢM HOÀI (theo thể Đường luật)
Sự thế miên man, tuổi hắt hiu
Đất trời lồng lộng hát ngao nghêu
Gặp thời đồ điếu nên công dễ
Lỡ vận anh hùng uống hận nhiều
Xoay trục phò vua mong chuyển hướng
Khơi sông gột giáp chẳng thông chiều
Bạc đầu thù nước buồn chưa trả
Mấy độ gươm mài bóng nguyệt xiêu..!!
NGUYỄN MINH THANH cẩn dịch
CẢM HOÀI (thể Lục bát)
Việc đời dằng dặc, tuổi cao
Đất trời lồng lộng nghêu ngao giải sầu
Gặp thời toại chí chàng câu
Anh hùng lỡ vận ngẫm sâu đoạn trường
Phò vua vạch đất tầm phương
Khơi sông gột giáp không đường tiến lui
Bạc đầu thù nước nào nguôi
Dưới trăng mài kiếm ngậm ngùi non sông..!!
NGUYỄN MINH THANH cẩn dịch
III. Bài thơ họa của Nguyễn Minh Thanh
Cảm cảnh người Anh Hùng Tóc Bạc dưới trăng nhọc nhằn mài kiếm mong khôi phục giang sơn cho nòi giống Lạc Hồng. Nhưng trời bất tùy người, cam đành thúc thủ…!! Người biên soạn có bài thơ họa cảm khái như sau:
ĐẶNG DUNG MÀI KIẾM DƯỚI TRĂNG
Mài gươm cặm cụi dưới trăng ngàn
Tuổi đã vào chiều việc ngổn ngang
Tóc bạc phất phơ soi kiếm bạc
Áo lam dầu dãi đẫm sương lam
Thái Gia (*) Trương Phụ kinh hồn phách
Mô Độ (*) Quân Minh loạn ngũ hàng
Dốc chí phò vua mưu phục quốc
Sa cơ tuẫn tiết hận ngùi mang..!!
NGUYỄN MINH THANH cẩn tác
(*) Các địa danh chiến trường.
IV. Lời kết
Qua bài thơ “CẢM HOÀI” của Đặng Dung, chúng ta thấy lời thơ, ý thơ, âm điệu thơ rất bi, hùng, tráng; làm cho ngưòi đọc cảm thông sâu sắc tình cảnh của tác giả, của anh hùng bất phùng thời. Đem chiếu rọi công nghiệp của Đặng Dung với lời thơ Cảm Hoài, y như Hình với Bóng. Trước thế cuộc bi đát, lòng Đặng Dung vô cùng bi phẫn. Tuy nhiên không vì bi phẫn mà trầm mình vào rượu như Phạm Thái, hay phát cuồng chiều chiều vác kiếm chém đá như Tôn Thất Thuyết, mà trái lại lúc nào cũng mưu đồ khôi phục giang sơn cho dù tuổi đã già, vẫn mài kiếm dưới trăng:
"Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền Đái nguyệt ma"
(Bạc đầu thù nước nào nguôi,
Dưới trăng mài kiếm ngậm ngùi non sông!)
Lý Tử Tấn, học giả đời Hậu Lê nhận xét về Cảm Hoài như sau:
- "Phi hào kiệt chi sĩ bất năng"
(Nếu không phải là kẻ sĩ, hào kiệt không thể làm được bài thơ nầy).
Nguồn: https://sangtao.org/2015/07/10/thi-nhan-danh-tuong-dang-dung-mai-kiem-duoi-trang/
Nguyễn Minh Thanh
Trần Văn Giang (st)