Kinh Đời
Đằng sau sức mạnh quân sự của TQ
Hầu hết ý kiến chuyên gia đều tin rằng tất cả là do lỗi từ động cơ. Hệ thống động cơ đã không tắt tức thì khi tàu trồi lên khiến oxy bị "hụt" và gây tử vong cho toàn bộ thủy thủ đoàn.
Đằng sau sức mạnh quân sự của TQ
Hải quân Trung Quốc ngày nay vẫn không thể so với Hải quân Nhật cách đây hơn nửa thế kỷ về khả năng tự lực.
Với ngân sách quốc phòng khổng lồ khoảng 200 tỉ USD/năm (chỉ sau Mỹ), Trung Quốc đang dồn hết “công lực” cho hiện đại hóa quân đội. Tàu chiến, máy bay, máy bay không người lái (UAV)… xuất xưởng ào ạt như người ta sản xuất xúc xích! Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng kỹ thuật quân sự Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao thì thật lầm. Hầu hết máy bay, tàu chiến của họ chỉ có cái vỏ, còn ruột bên trong thì toàn “hàng ngoại”!
Phóng sự của Reuters (ngày 19/12/2013) cho biết, Đức, Pháp và Anh là những nước đang cung cấp thiết bị quân sự nhiều nhất cho Trung Quốc, nếu không kể Nga. Hầu hết tàu chiến hiện đại của Trung Quốc hiện chạy bằng động cơ diesel của Pháp và Đức. Khu trục hạm Trung Quốc trang bị giàn sonar, trực thăng diệt tàu ngầm và hỏa tiễn đất đối không của Pháp.
Trong khi đó, chiến đấu cơ và máy bay diệt hạm chạy bằng động cơ Anh. Thế hệ máy bay do thám mới nhất được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm của Anh. Và một số trực thăng vận tải lẫn trực thăng chiến đấu được đánh giá là tốt nhất đều dựa vào thiết kế của Eurocopter, chi nhánh thuộc Tập đoàn Hàng không quốc phòng khổng lồ EADS của châu Âu.
Đặc biệt, loại thiết bị chiến lược mà Trung Quốc đến nay vẫn không thể tự làm mà phải mua là động cơ tàu ngầm. Trong các tàu lớp Tống và lớp Nguyên do Trung Quốc tự đóng, người ta thấy có động cơ diesel của Hãng MTU Friedrichshafen GmbH (Đức). Cùng với 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo nhập từ Nga, sức mạnh hải quân Trung Quốc tập trung ở 21 chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ Đức này.
Theo dữ liệu các thương vụ vũ khí mà Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) thu thập, tính đến cuối năm 2012, MTU đã cung cấp 56 động cơ diesel cho tàu ngầm Trung Quốc…
This modern Chinese submarine packs a diesel engine by MTU of Germany. The People’s Liberation Army has purchased much key hardware from Europe. REUTERS
Về lý thuyết, Trung Quốc vẫn nằm dưới luật cấm vận vũ khí của phương Tây từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhưng trong khi Mỹ kiểm soát chặt chẽ các thương vụ chuyển giao kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc thì châu Âu lại lỏng lẻo hơn.
Trong 10 năm (tính đến năm 2011), theo số liệu chính thức, giới sản xuất châu Âu đã được cấp phép xuất khẩu số vũ khí trị giá gần 3 tỉ euro (4,1 tỉ USD) cho Trung Quốc, trong đó không chỉ có các thiết bị quân sự mà còn cả máy bay, tàu chiến, thiết bị chụp ảnh, xe tăng, hóa chất quân sự và đạn dược. Pháp và Anh là hai nước "chịu chơi" nhất trong các thương vụ vũ khí với Trung Quốc.
Riêng Pháp, nước này chiếm gần 2 tỉ euro giá trị các thương vụ được cấp phép. Anh đứng hạng nhì với gần 600 triệu euro và theo sau là Ý với 161 triệu euro. Giá trị các thương vụ thật ra khó kiểm chứng trong thực tế, vì một số nước, trong đó có Anh và Pháp, không công bố những con số này.
Ngoài ra, thống kê thương vụ vũ khí châu Âu lại không bao gồm các thiết bị kỹ thuật kép (dùng trong dân sự lẫn quân sự); và trong nhiều trường hợp, những thiết bị này bán không cần giấy phép, chẳng hạn một số động cơ tàu ngầm, tương tự với trường hợp phần mềm thiết kế hàng không mà trong thực tế có thể được dùng cho chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và UAV.
Tại sao Trung Quốc phải nhập?
EU không có cơ chế nhất quán để kiểm soát và theo dõi những thương vụ chuyển giao kỹ thuật kép. Do đó, trong tổng giá trị hàng hóa trị giá 143,9 tỉ euro xuất từ EU sang Trung Quốc năm 2012, khó có thể biết đâu là hàng kỹ thuật kép. Với giới sản xuất vũ khí châu Âu, Trung Quốc là thị trường béo bở và họ tận dụng khai thác. Vậy thôi.
Một trong những ví dụ là trường hợp MAN Diesel & Turbo (Đức). Năm 2012, MAN loan bố họ cung cấp động cơ cho hai tàu vận tải thuộc Cơ quan Kiểm soát -theo dõi hàng hải vệ tinh Trung Quốc (trực thuộc Bộ tổng quân trang, nơi giám sát các cuộc nghiên cứu và phát triển vũ khí cũng như quản lý mọi hoạt động quân sự lẫn không gian Trung Quốc). Phát ngôn viên MAN cho biết hãng đã sản xuất khoảng 250 động cơ cung cấp cho hải quân Trung Quốc…
Kỹ thuật hạn chế khiến Trung Quốc gần như chỉ có thể đóng được vỏ tàu ngầm.
Quả thật kỹ thuật quân sự Trung Quốc vẫn còn kém quá xa so với trình độ thế giới hiện nay và nếu không sắm đồ ngoại thì có lẽ 100 năm nữa Hải quân Trung Quốc vẫn chỉ có thể quanh quẩn ở vùng cận duyên. Họ đã nếm mùi thương đau từ kinh nghiệm riêng. Đầu năm 2003, một chiếc tàu ngầm hỏng được phát hiện trôi lềnh bềnh nửa chìm nửa nổi tại biển Bột Hải ở duyên hải Bắc Trung Quốc. Khi vớt nó lên, người ta nhận thấy tất cả 70 người trong thủy thủ đoàn đều thiệt mạng.
Nguyên nhân gây nên thảm kịch chỉ được thông báo ngắn gọn là "lỗi kỹ thuật". Điều gì đã thật sự xảy ra với con tàu lớp Minh mang số 361, một phiên bản mà Trung Quốc sao chép từ tàu ngầm Nga?
Hầu hết ý kiến chuyên gia đều tin rằng tất cả là do lỗi từ động cơ. Hệ thống động cơ đã không tắt tức thì khi tàu trồi lên khiến oxy bị "hụt" và gây tử vong cho toàn bộ thủy thủ đoàn. Sau sự kiện trên, Trung Quốc không dám mạo hiểm chế tạo động cơ tàu ngầm. Vậy là bắt đầu từ tàu ngầm lớp Tống tự đóng, Trung Quốc phải nhập động cơ MTU, mang về ráp tại xưởng đóng tàu Vũ Xương bên bờ Dương Tử.
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1259839#post1259839
Reference article: The Chinese military machine’s secret to success: European engineering
Đằng sau sức mạnh quân sự của TQ
Hải quân Trung Quốc ngày nay vẫn không thể so với Hải quân Nhật cách đây hơn nửa thế kỷ về khả năng tự lực.
Với ngân sách quốc phòng khổng lồ khoảng 200 tỉ USD/năm (chỉ sau Mỹ), Trung Quốc đang dồn hết “công lực” cho hiện đại hóa quân đội. Tàu chiến, máy bay, máy bay không người lái (UAV)… xuất xưởng ào ạt như người ta sản xuất xúc xích! Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng kỹ thuật quân sự Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao thì thật lầm. Hầu hết máy bay, tàu chiến của họ chỉ có cái vỏ, còn ruột bên trong thì toàn “hàng ngoại”!
Phóng sự của Reuters (ngày 19/12/2013) cho biết, Đức, Pháp và Anh là những nước đang cung cấp thiết bị quân sự nhiều nhất cho Trung Quốc, nếu không kể Nga. Hầu hết tàu chiến hiện đại của Trung Quốc hiện chạy bằng động cơ diesel của Pháp và Đức. Khu trục hạm Trung Quốc trang bị giàn sonar, trực thăng diệt tàu ngầm và hỏa tiễn đất đối không của Pháp.
Trong khi đó, chiến đấu cơ và máy bay diệt hạm chạy bằng động cơ Anh. Thế hệ máy bay do thám mới nhất được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm của Anh. Và một số trực thăng vận tải lẫn trực thăng chiến đấu được đánh giá là tốt nhất đều dựa vào thiết kế của Eurocopter, chi nhánh thuộc Tập đoàn Hàng không quốc phòng khổng lồ EADS của châu Âu.
Đặc biệt, loại thiết bị chiến lược mà Trung Quốc đến nay vẫn không thể tự làm mà phải mua là động cơ tàu ngầm. Trong các tàu lớp Tống và lớp Nguyên do Trung Quốc tự đóng, người ta thấy có động cơ diesel của Hãng MTU Friedrichshafen GmbH (Đức). Cùng với 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo nhập từ Nga, sức mạnh hải quân Trung Quốc tập trung ở 21 chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ Đức này.
Theo dữ liệu các thương vụ vũ khí mà Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) thu thập, tính đến cuối năm 2012, MTU đã cung cấp 56 động cơ diesel cho tàu ngầm Trung Quốc…
This modern Chinese submarine packs a diesel engine by MTU of Germany. The People’s Liberation Army has purchased much key hardware from Europe. REUTERS
Trong 10 năm (tính đến năm 2011), theo số liệu chính thức, giới sản xuất châu Âu đã được cấp phép xuất khẩu số vũ khí trị giá gần 3 tỉ euro (4,1 tỉ USD) cho Trung Quốc, trong đó không chỉ có các thiết bị quân sự mà còn cả máy bay, tàu chiến, thiết bị chụp ảnh, xe tăng, hóa chất quân sự và đạn dược. Pháp và Anh là hai nước "chịu chơi" nhất trong các thương vụ vũ khí với Trung Quốc.
Riêng Pháp, nước này chiếm gần 2 tỉ euro giá trị các thương vụ được cấp phép. Anh đứng hạng nhì với gần 600 triệu euro và theo sau là Ý với 161 triệu euro. Giá trị các thương vụ thật ra khó kiểm chứng trong thực tế, vì một số nước, trong đó có Anh và Pháp, không công bố những con số này.
Ngoài ra, thống kê thương vụ vũ khí châu Âu lại không bao gồm các thiết bị kỹ thuật kép (dùng trong dân sự lẫn quân sự); và trong nhiều trường hợp, những thiết bị này bán không cần giấy phép, chẳng hạn một số động cơ tàu ngầm, tương tự với trường hợp phần mềm thiết kế hàng không mà trong thực tế có thể được dùng cho chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và UAV.
Tại sao Trung Quốc phải nhập?
EU không có cơ chế nhất quán để kiểm soát và theo dõi những thương vụ chuyển giao kỹ thuật kép. Do đó, trong tổng giá trị hàng hóa trị giá 143,9 tỉ euro xuất từ EU sang Trung Quốc năm 2012, khó có thể biết đâu là hàng kỹ thuật kép. Với giới sản xuất vũ khí châu Âu, Trung Quốc là thị trường béo bở và họ tận dụng khai thác. Vậy thôi.
Một trong những ví dụ là trường hợp MAN Diesel & Turbo (Đức). Năm 2012, MAN loan bố họ cung cấp động cơ cho hai tàu vận tải thuộc Cơ quan Kiểm soát -theo dõi hàng hải vệ tinh Trung Quốc (trực thuộc Bộ tổng quân trang, nơi giám sát các cuộc nghiên cứu và phát triển vũ khí cũng như quản lý mọi hoạt động quân sự lẫn không gian Trung Quốc). Phát ngôn viên MAN cho biết hãng đã sản xuất khoảng 250 động cơ cung cấp cho hải quân Trung Quốc…
Kỹ thuật hạn chế khiến Trung Quốc gần như chỉ có thể đóng được vỏ tàu ngầm.
Nguyên nhân gây nên thảm kịch chỉ được thông báo ngắn gọn là "lỗi kỹ thuật". Điều gì đã thật sự xảy ra với con tàu lớp Minh mang số 361, một phiên bản mà Trung Quốc sao chép từ tàu ngầm Nga?
Hầu hết ý kiến chuyên gia đều tin rằng tất cả là do lỗi từ động cơ. Hệ thống động cơ đã không tắt tức thì khi tàu trồi lên khiến oxy bị "hụt" và gây tử vong cho toàn bộ thủy thủ đoàn. Sau sự kiện trên, Trung Quốc không dám mạo hiểm chế tạo động cơ tàu ngầm. Vậy là bắt đầu từ tàu ngầm lớp Tống tự đóng, Trung Quốc phải nhập động cơ MTU, mang về ráp tại xưởng đóng tàu Vũ Xương bên bờ Dương Tử.
http://www.quehuongngaymai.
Reference article: The Chinese military machine’s secret to success: European engineering
Nam Yết chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đằng sau sức mạnh quân sự của TQ
Hầu hết ý kiến chuyên gia đều tin rằng tất cả là do lỗi từ động cơ. Hệ thống động cơ đã không tắt tức thì khi tàu trồi lên khiến oxy bị "hụt" và gây tử vong cho toàn bộ thủy thủ đoàn.
Đằng sau sức mạnh quân sự của TQ
Hải quân Trung Quốc ngày nay vẫn không thể so với Hải quân Nhật cách đây hơn nửa thế kỷ về khả năng tự lực.
Với ngân sách quốc phòng khổng lồ khoảng 200 tỉ USD/năm (chỉ sau Mỹ), Trung Quốc đang dồn hết “công lực” cho hiện đại hóa quân đội. Tàu chiến, máy bay, máy bay không người lái (UAV)… xuất xưởng ào ạt như người ta sản xuất xúc xích! Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng kỹ thuật quân sự Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao thì thật lầm. Hầu hết máy bay, tàu chiến của họ chỉ có cái vỏ, còn ruột bên trong thì toàn “hàng ngoại”!
Phóng sự của Reuters (ngày 19/12/2013) cho biết, Đức, Pháp và Anh là những nước đang cung cấp thiết bị quân sự nhiều nhất cho Trung Quốc, nếu không kể Nga. Hầu hết tàu chiến hiện đại của Trung Quốc hiện chạy bằng động cơ diesel của Pháp và Đức. Khu trục hạm Trung Quốc trang bị giàn sonar, trực thăng diệt tàu ngầm và hỏa tiễn đất đối không của Pháp.
Trong khi đó, chiến đấu cơ và máy bay diệt hạm chạy bằng động cơ Anh. Thế hệ máy bay do thám mới nhất được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm của Anh. Và một số trực thăng vận tải lẫn trực thăng chiến đấu được đánh giá là tốt nhất đều dựa vào thiết kế của Eurocopter, chi nhánh thuộc Tập đoàn Hàng không quốc phòng khổng lồ EADS của châu Âu.
Đặc biệt, loại thiết bị chiến lược mà Trung Quốc đến nay vẫn không thể tự làm mà phải mua là động cơ tàu ngầm. Trong các tàu lớp Tống và lớp Nguyên do Trung Quốc tự đóng, người ta thấy có động cơ diesel của Hãng MTU Friedrichshafen GmbH (Đức). Cùng với 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo nhập từ Nga, sức mạnh hải quân Trung Quốc tập trung ở 21 chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ Đức này.
Theo dữ liệu các thương vụ vũ khí mà Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) thu thập, tính đến cuối năm 2012, MTU đã cung cấp 56 động cơ diesel cho tàu ngầm Trung Quốc…
This modern Chinese submarine packs a diesel engine by MTU of Germany. The People’s Liberation Army has purchased much key hardware from Europe. REUTERS
Trong 10 năm (tính đến năm 2011), theo số liệu chính thức, giới sản xuất châu Âu đã được cấp phép xuất khẩu số vũ khí trị giá gần 3 tỉ euro (4,1 tỉ USD) cho Trung Quốc, trong đó không chỉ có các thiết bị quân sự mà còn cả máy bay, tàu chiến, thiết bị chụp ảnh, xe tăng, hóa chất quân sự và đạn dược. Pháp và Anh là hai nước "chịu chơi" nhất trong các thương vụ vũ khí với Trung Quốc.
Riêng Pháp, nước này chiếm gần 2 tỉ euro giá trị các thương vụ được cấp phép. Anh đứng hạng nhì với gần 600 triệu euro và theo sau là Ý với 161 triệu euro. Giá trị các thương vụ thật ra khó kiểm chứng trong thực tế, vì một số nước, trong đó có Anh và Pháp, không công bố những con số này.
Ngoài ra, thống kê thương vụ vũ khí châu Âu lại không bao gồm các thiết bị kỹ thuật kép (dùng trong dân sự lẫn quân sự); và trong nhiều trường hợp, những thiết bị này bán không cần giấy phép, chẳng hạn một số động cơ tàu ngầm, tương tự với trường hợp phần mềm thiết kế hàng không mà trong thực tế có thể được dùng cho chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và UAV.
Tại sao Trung Quốc phải nhập?
EU không có cơ chế nhất quán để kiểm soát và theo dõi những thương vụ chuyển giao kỹ thuật kép. Do đó, trong tổng giá trị hàng hóa trị giá 143,9 tỉ euro xuất từ EU sang Trung Quốc năm 2012, khó có thể biết đâu là hàng kỹ thuật kép. Với giới sản xuất vũ khí châu Âu, Trung Quốc là thị trường béo bở và họ tận dụng khai thác. Vậy thôi.
Một trong những ví dụ là trường hợp MAN Diesel & Turbo (Đức). Năm 2012, MAN loan bố họ cung cấp động cơ cho hai tàu vận tải thuộc Cơ quan Kiểm soát -theo dõi hàng hải vệ tinh Trung Quốc (trực thuộc Bộ tổng quân trang, nơi giám sát các cuộc nghiên cứu và phát triển vũ khí cũng như quản lý mọi hoạt động quân sự lẫn không gian Trung Quốc). Phát ngôn viên MAN cho biết hãng đã sản xuất khoảng 250 động cơ cung cấp cho hải quân Trung Quốc…
Kỹ thuật hạn chế khiến Trung Quốc gần như chỉ có thể đóng được vỏ tàu ngầm.
Nguyên nhân gây nên thảm kịch chỉ được thông báo ngắn gọn là "lỗi kỹ thuật". Điều gì đã thật sự xảy ra với con tàu lớp Minh mang số 361, một phiên bản mà Trung Quốc sao chép từ tàu ngầm Nga?
Hầu hết ý kiến chuyên gia đều tin rằng tất cả là do lỗi từ động cơ. Hệ thống động cơ đã không tắt tức thì khi tàu trồi lên khiến oxy bị "hụt" và gây tử vong cho toàn bộ thủy thủ đoàn. Sau sự kiện trên, Trung Quốc không dám mạo hiểm chế tạo động cơ tàu ngầm. Vậy là bắt đầu từ tàu ngầm lớp Tống tự đóng, Trung Quốc phải nhập động cơ MTU, mang về ráp tại xưởng đóng tàu Vũ Xương bên bờ Dương Tử.
http://www.quehuongngaymai.
Reference article: The Chinese military machine’s secret to success: European engineering
Nam Yết chuyển