Nhân Vật

Danh hài Thanh Việt Nụ cười tặng cho người, nước mắt giữ phần mình!

Khi nhắc lại những ngày đầu mới khởi nghiệp sân khấu, Thanh Việt kể cho chúng tôi nghe khi ông bầu biểu đóng vai gì, dù chưa học vai đó nhưng bước ra sân khấu, người nhắc tuồng nhắc tới đâu, Thanh Việt hát tới đó.

 

alt

Nguyễn Phương

 

Trong các thập niên 60, 70, danh hài Thanh Việt được báo chí kịch trường đánh giá là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu tân nhạc lẫn sân khấu cải lương.
Hề Thanh Việt có bộ râu dê dưới cằm, một nét đặc trưng của anh để được nổi danh là Hề Râu, ngoài cái duyên giễu trời cho và tài bắt chước giọng nói hoặc điệu bộ của người khác, Thanh Việt không có tài nghệ ca nhạc nổi bật như các nghệ sĩ chuyên diễn hài đồng trang lứa với anh. Hề Thanh Việt ca tân nhạc không hay bằng hề Tùng Lâm và hề Xuân Phát, ca vọng cổ không hay bằng hề Văn Hường, hề Sa, hề Văn Chung nhưng Thanh Việt khi xuất hiện trên sân khấu thoại kịch cũng như trong các tuồng cải lương, hề Thanh Việt tạo được những trận cười liên tục cho khán giả và anh được khán giả tân nhạc lẫn cổ nhạc ái mộ, khen ngợi nhiệt liệt.


Khởi đầu cuộc đời đi hát, Thanh Việt theo người cha kế của anh là nghệ sĩ Tám Huê đi hát cho các đoàn nhỏ ở tỉnh. Lúc đó Thanh Việt còn nhỏ, anh đóng các vai quân hầu, quân sĩ chạy hiệu, các vai kép con, oải tử, vai đầy tớ theo hầu cận và nịnh bợ các cậu chủ công tử. Khi nhắc lại những ngày đầu mới khởi nghiệp sân khấu, Thanh Việt kể cho chúng tôi nghe khi ông bầu biểu đóng vai gì, dù chưa học vai đó nhưng bước ra sân khấu, người nhắc tuồng nhắc tới đâu, Thanh Việt hát tới đó. Vì không thuộc tuồng, Thanh Việt hát như người bị tật nói cà lăm, hát như một đứa đầy tớ ngu ngơ khù khờ, không ngờ lối hát đó lại chọc cười khán giả. Ông bầu chuyển cho anh qua hát vai hề và có vai tuồng đàng hoàng, nhưng rồi gánh hát bị Ban Công Tác Thành của VM liệng lựu đạn khi đang hát ở Miếu Quốc Công tỉnh Vĩnh Long. Gánh hát rã, đào kép đi tứ tán, Thanh Việt lên Saigon, gia nhập nhóm nghệ sĩ tân nhạc và thoại kịch đang có show diễn ở Bar Hoàng Yến trong Giải Trí Trường Thị Nghè.
Ở bar Hoàng Yến, Thanh Việt hát giễu bằng cách ca nhạc Mỹ giựt gân, nhảy múa theo điệu Mambo Rock hoặc ca bài Summertime theo điệu Soul lời Việt. Hề Thanh Việt chỉ bắt chước nhại theo giọng điệu nhạc Mỹ đang thịnh hành, chỉ hơi hơi giống chớ không đúng hẳn nhưng với lời Việt, nội dung sợ vợ, dê gái, hút thuốc phiện bị bắt, đánh bài thua vỡ nợ, vì mê gái mà mất xe Honda... Thanh Việt được báo chí kịch trường và khán giả trong Giải Trí Trường Thị Nghè nhiệt liệt tán thưởng. Các nghệ sĩ hài Tùng Lâm, Xuân Phát trong Bar Lệ Liễu gần đó bèn kết hợp lại với nhau thành một nhóm 6 tay hề: Tùng Lâm, Xuân Phát, Thanh Việt, Thanh Hoài, Phi Thoàn, Khả Năng mang danh là Lục Hài Tướng. Hề Tùng Lâm mướn rạp Quốc Thanh để mỗi sáng chúa nhựt tổ chức Đại Nhạc Hội “Cù Lét” với chương trình nhiều tiết mục giễu của Lục Hài Tướng.
Sáu nghệ sĩ hài diễn chung trong một chương trình nên mỗi nghệ sĩ hài phải chọn cho mình một lối diễn khác những người kia. Hề Phi Thoàn thì giễu phải nói nhanh, nói tía lia đủ thứ chuyện, chọc cười khán giả bằng điệu bộ lăng xăng, méo mặt, méo mày, đưa nguyên một bàn tay xòe năm ngón giả làm cái lượt để chải đầu... Hề Khả Năng to con lớn xác nên chọn lối diễn khù khờ, ngờ nghệch, phong cách đó trái ngược với phong cách của Phi Thoàn. Khả Năng và Phi Thoàn hợp thành một cặp hề mập-hề ốm như Laurel và Hardy của màn ảnh Mỹ.
Hai diễn viên Tùng Lâm, Xuân Phát hợp thành một cặp. Hề Tùng Lâm nhỏ con diễn theo lối quạu quọ, cái mặt vác hất. Hề Xuân Phát lớn con, có đôi mắt ti hí, cái miệng cười hề hề, lúc diễn với Tùng Lâm, dẫu Tùng Lâm nói gì, anh cũng cười cười, gật đầu ra vẻ hiểu biết nhưng rốt cuộc anh chẳng hiểu Tùng Lâm muốn gì, nói gì, tạo cơ hội cho Tùng Lâm đổ quạu để chọc cười khán giả.
Hề Thanh Hoài và hề Thanh Việt hợp thành một cặp hề nhựa-hề râu. Hề Thanh Hoài miệng cười toe toét, nói năng nhừa nhựa, người Bắc mà bắt chước nói giọng Nam, nghe ngây ngô tức cười. Hề Thanh Việt thì có bộ râu quặp vô cằm, anh bậm môi, miệng móm rất có duyên. Thanh Việt có tài làm cho bộ râu nhúc nhích, đánh nhịp nhạc bằng bộ râu của anh khiến cho khán giả khó mà nín cười.
Trong những năm 1960, 61, 62, Đại Nhạc Hội thu hút nhiều khán giả, các diễn viên hài có thu nhập cao, cuộc sống thoải mái, người ta thường gặp các danh hài ăn nhậu lu bù nơi các quán nhậu đường Bùi Viện, hoặc quán nhậu Tư Sanh bên chợ Xóm Chiếu. Sau cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963 dẫn đến những cuộc đảo chánh và chỉnh lý chánh phủ liên miên khiến cho đô thành có nhiều đêm giới nghiêm, chúa nhựt sáng khó hát, các diễn viên hài thất nghiệp, các anh tìm cách gia nhập các đoàn hát cải lương.
Hề Thanh Việt lân la đến hậu trường sân khấu Thanh Minh-Thanh Nga. Đêm diễn tuồng Đoạn Tuyệt, đoàn hát thiếu người đóng vai thầy pháp. Hề Kim Quang thì nằm bệnh viện Hồng Bàng để trị bịnh phổi. Hề Minh thế vai của Kim Quang, nhưng đêm đó hề Minh nhậu say, chạy xe Honda té bể đầu phải vô nhà thương cấp cứu. Đoàn đã mở màn hát nên phải kiếm người thế hề Minh. Nhân gặp Thanh Việt, bà Năm Sađéc đề nghị với bà bầu Thơ nhờ Thanh Việt đóng thế vai thầy pháp. Hề Thanh Việt lần đầu tiên đóng vai thầy pháp, không biết đọc thần chú, hô linh ra làm sao. Anh gặp tôi, nói: “Ông thầy! Ông thầy giúp đệ tử với, tôi không biết phải hát làm sao?” Tôi nói: “Một lát ra sân khấu, mầy đốt nhang, vẻ bùa, bắt ấn quyết, khi hô linh, mầy nói: Hỡi hỡi âm binh thần tướng, sau đó mầy xê tới cánh gà, tao cầm bổn tuồng, tao nhắc câu nào, mầy hát câu đó, cứ yên tâm đi!” Thanh Việt nói: “Ông thầy ráng ủng hộ, xong suất hát này, thầy trò mình đi nhậu”.
Bà Năm Sađéc nghe vậy, vừa cười vừa nói: “Mời ông thầy đi nhậu mà quên tui thì một lát nữa tui cũng quên bạn, đừng có trách nghen!” Thanh Việt bước tới xá bà Năm Sađéc: “Tội nghiệp con mà má! Con mua trầu cho má xơi, được hông!”
Ngoài sân khấu, tuồng diễn đến lớp Loan (Thanh Nga) bồng con đi bác sĩ khám về, Bà Năm Sađéc trong vai bà Phán Lợi, mẹ chồng, đay nghiến, đòi rước thầy pháp về trị bịnh cho cháu nội chớ không cho uống thuốc Tây. Nghệ sĩ Ngọc Nuôi trong vai cô em chồng đanh đá, dẫn ông thầy pháp (Thanh Việt) vô, Bích nói: “Má, con rước ông thầy pháp ở xóm Sáu Lèo tới. Ổng nổi tiếng bắt ma, trừ tà trị bịnh hay lắm, ổng ở núi Tà Lơn mới hạ san đó má!”
Ông thầy pháp Thanh Việt chắp tay xá xá bà Năm Sađéc rồi đưa cằm vểnh râu, nhướng nhướng chân mày, râu quặp nhịp nhịp. Mới thấy bộ điệu của Thanh Việt như vậy, khán giả vỗ tay cười rân. Bà Năm Sađéc nói mở đường cho Thanh Việt: “Nè, ông thầy thắp nhang khấn vái, đăng đàn gọi hồn nhập xác, cứ lấy khăn ấn nẹt nẹt vô mình đứa cháu nội của tôi là nó hết bịnh liền. Ông thầy khỏi vẽ bùa, đọc thầy chú cho khan tiếng, nghe ông thầy”.
Thanh VIệt nói: “Dạ, vậy thì tôi làm gấp gấp, lãnh cachet rồi chạy chầu đám khác!” Khán giả nghe ông thầy pháp mà nói lãnh cachet thì cười rộ lên. Thanh Việt biết lỡ lời, anh ta làm tỉnh, cầm nắm nhang khói bay mịt mù, vẽ bùa bốn phương tám hướng. Bà Năm Sađéc muốn trát Thanh Việt, bà bước ra tiền đài sân khấu, hướng về phía khán giả nói như phân bua với khán giả: “Ông thầy pháp nói lãnh cachet là lãnh cái chi cà? Phải hỏi ổng mới được”. Bà Năm vô, đứng gần pháp sư, hỏi: “Ông thầy, ông nói lãnh cachet là lãnh cái chi hả?” Thanh Việt chưa biết trả lời sao, nhân thấy bà Năm bước tới gần mình, bèn nảy ra sáng kiến: “Tôi nói nếu bác rảnh, bác xê ra cho tôi cúng, bác rảnh bác xê ra, chớ các cái gì?”
Tôi đứng bên cánh gà, cầm bổn tuồng, nhắc:
“Án ma ni bát di hồng,
Cấp cấp triệu thỉnh âm binh thần tướng lai đáo,
La Đường La Sát Bách vạn thiêng liêng
Tiền sai Lôi tướng, hậu khiển Âm binh,
Thính lịnh Ngã sai, Trừ tà sát quỷ
Là hỡi... hỡi âm binh ôi...”
Thanh Việt nẹt khăn ấn rét rét, xướng lớn theo lời nhắc tuồng của tôi nhưng thay vì nói La Đường La Sát bách vạn thiêng liêng, Thanh Việt rống họng la lớn: “Bà Năm Sađéc bá vạn âm binh...” Khán giả cười ào ào, bà Năm Sađéc nổi khùng, la lên: “Ông thầy cúng cái gì kỳ vậy cà?” Bà kéo áo Thanh Việt, Thanh Việt nẹt khăn ấn, vểnh râu la lớn: “É Mambo, Mambo Italinha no! É Mam Bô” Dàn nhạc như đã được Thanh Việt dặn trước, tấu một khúc nhạc Mambo rất giựt gân. Thanh Việt múa khăn ấn, nẹt rét rét, chân đi theo nhịp vũ điệu Mambo, miệng hát nhịp nhàng như người cốt lên đồng:

Truyền chư vị chúng thần,
Tương hồn ma nhập phách,
Hoặc hồn ở đám lau bụi lách
Hoặc hồn ở các sà nách ba
Hay hồn tới xóm Cây Da Xà
Nghe thầy triệu: Hồn mau nhập thể, hô nhập... hô nhập... (nẹt khăn ấn)
Hỡi hỡi Âm binh thần tướng, hề tụ lãnh lương
Kép mùi kép chánh, tướng cạnh, tướng con,
Mợ chày, mợ quý, vũ nữ vũ công, hề tụ lãnh lương
Bà Năm Sađéc cũng hề tụ lãnh lương
Ới hỡi hỡi âm binh Bà Năm Sađéc ơi ơi...
Cấp cấp theo lịnh triệu... Hô Giáng! Hô Giáng!
Khán giả cười ào ào vì Thanh Việt kêu mọi người trong gánh hát hề tụ lãnh lương. Anh cũng không quên kêu Bà Năm Sađéc hề tụ lãnh lương, Thanh Việt bậm râu cằm, vểnh ra phía trước, dùng cặp chân mày và bộ râu quặp gõ nhịp theo điệu nhạc Mambo khiến cho khán giả cười bể rạp.
Thanh Việt có lúc đi hát cho đoàn hát Việt Nam của bà bầu Thu, đoàn Dạ Lý Hương của ông bầu Xuân. Bất kỳ ở đoàn hát nào, sức thu hút khán giả của Thanh Việt cũng không thua gì sức hút của danh ca vọng cổ.

30 tháng 4 năm 1975, đất nước đổi chủ, nghệ sĩ hết thời:
Sau khi miền Nam mất, các nghệ sĩ cũng như mọi tầng lớp dân chúng đều phải chịu cảnh đói kém, thiếu thốn và vất vả dưới chế độ cai trị mới của nhà cầm quyền miền Bắc. Đến nay sau 37 năm bị miền Bắc cai trị, nhiều người còn bị ám ảnh vì cái cảnh phải xếp hàng mua gạo, mua bo bo, mua khoai mì, khoai lang để ăn độn thay cơm, mỗi người được mua một trăm gramme thịt trong một tháng, mua nhu yếu phẩm thì hai người chỉ được mua chung một cây kem đánh răng nhỏ...
Nghệ sĩ thì còn lâm vào tình trạng thảm não hơn. Thời Việt Nam Cộng Hòa thì nghệ sĩ là người của công chúng, nghệ thuật vừa mang tính chất văn hóa, làm giàu cho đời sống tinh thần và văn hóa của dân vừa là nguồn giải trí, mang lại niềm vui và phục hồi sức khỏe tinh thần cho công chúng. Đến thời gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa của miền Bắc áp đặt vào miền Nam thì văn hóa văn nghệ là Công Cụ Tuyên Truyền của đảng, nghệ sĩ cũng là công cụ tuyên truyền. Nghệ sĩ kép chánh, danh ca lãnh lương 10 đồng một suất hát, nghệ sĩ hài, soạn giả lãnh lương 5 đồng một suất hát, ngang hàng với vệ sĩ, vũ nữ và lao công sân khấu. Nhiều nghệ sĩ liều chết, vượt biên tìm đường sống. Những người chưa có cơ hội vượt thoát phải bán đồ đạt, vòng vàng, của cải đã dành dụm được dưới thời Cộng Hòa để sống cầm hơi dưới chế độ mới.
Sau khi bị bắt đi học tập cải tạo bảy ngày tại trường Quốc Gia Âm Nhạc cũ, Thanh Việt không được bố trí cho ở đoàn hát nào ở Saigon, anh theo các nghệ sĩ Nguyên Hạnh, Tú Trinh chạy về miền Tây, gia nhập đoàn hát ca vũ kịch của Ty Thông Tin Cần Thơ tổ chức dưới bảng hiệu đoàn Ngọc Giao-Hoàng Biếu để tìm đường vượt biên. Chỉ một tháng sau, Thanh Việt bị sa thải khỏi đoàn Ngọc Giao-Hoàng Biếu vì anh bị tố cáo là có ý định vượt biên. Anh trở lên Saigon, đến cuối năm 1975, danh hài Thanh Việt mới được cho gia nhập đoàn hát cải lương Saigon 3.
Ở đoàn cải lương Saigon 3, anh được khán giả nhiệt liệt tán thưởng nhưng số lương mỗi suất diễn không đủ nuôi sống gia đình anh. Ban ngày anh ra bùng binh Saigon chạy áp phe, kiếm đồng hồ “không người lái, có hai cửa sổ” để đem gạ bán cho các anh cán ngố ngoài Bắc mới vô.
Cái nghề làm công cụ tuyên truyền của đảng đã làm tàn lụn cái nghề hát giễu của anh. Thanh Việt không biết xoay trở ra sao khi không được giễu các vai nông dân, không được đi chân cao chân thấp, không được hát cà lăm vì họ nói hát như vậy là kêu ngạo nông dân, bêu rếu thành phần cốt cán của cách mạng. Muốn hát giễu thì chỉ được kêu ngạo địa chủ, phú hào hay sĩ quan Cộng Hòa, hề giễu cứ việc gán cho những người đó ăn hiếp dân nhưng sợ vợ, làm oai với lính nhưng hèn nhát trước bộ đội cách mạng.
Có lần đoàn hát Saigon 3 đi hát cho Thanh Niên Xung Phong ở Thủ Dầu Một, đoàn về đến bên kia cầu Saigon thì đã quá 12 giờ khuya, trạm gác của bộ đội ngăn không cho đoàn hát được qua cầu để vào nội thành.
Anh bộ đội CS nói: Dù cho Thiếu Tướng Danh, chỉ huy trưởng bộ đội ở Thành phố, nếu không có sự vụ lịnh đặc biệt, chúng tôi gác cầu đây cũng không cho vào nội thành ban đêm.
Đoàn hát đã hát mệt suốt đêm, giờ đây phải ngủ ngồi trên xe đò, chờ đến sáng mới qua được cầu Saigon để trở về nhà của mình. Thanh Việt vừa mệt vừa tức, anh bèn bước xuống xe, đi tới đi lui cho giãn gân cốt. Anh thấy có hai cục đá lớn để trên đường lộ gần dốc cầu. Anh hát lớn: Cục đá lăn nghiêng lăn ngửa, khen ai khéo sửa cho cục đá nó lăn tròn, anh đi bảy nước năm non, ngày về vợ anh đẻ sẵn mấy đứa con cho anh bồng...
Anh trưởng đồn hỏi: Anh kia, anh hát trêu ai đấy?
- Buồn buồn, hát những câu hát trong tuồng chớ tôi có trêu ai đâu.
- Anh lên xe ngồi, không được xuống đường.
- Xin cán bộ cho tôi khiêng mấy cục đá này để vô lề đường.
- Không được khênh!
- Mấy cục đá của cán bộ hả?
- Không phải, hôm kia có một chiếc xe nổ lốp, họ khênh đá chèn bánh xe để thay lốp, xong họ chạy đi, bỏ lại hai cục đá đấy.
- Vậy thì cho tôi khiêng dẹp vô lề, nơi đây là dốc cầu, nếu lỡ có ai chạy xe Honda hay đi xe đạp, đổ dốc cầu, cán phải cục đá này, té lòi bảng họng. Tôi dẹp nó vô lề để tránh tai nạn cho người khác.
- Không cho khênh! Anh lên xe ngay, cho xe của các anh qua cầu, khỏi nói nhiều, phiền quá!
Thanh Việt mừng quá, lên xe, tài xế vội mở máy, chạy qua cầu để anh em được về nhà ngủ. Ông trưởng đoàn hát nói: “Bộ đội nói là của dân, do dân, vì dân mấy cục đá cản đường, có thể gây tai nạn cho người đi xe hai bánh, vậy mà mấy ngày qua họ vẫn để y như vậy. Nghe Thanh Việt đòi khiêng dẹp để tránh tai nạn cho người khác, các anh đó mắc cỡ nên cho xe mình qua cầu để đỡ nghe nói lôi thôi”.
Khi xe về đến trụ sở đoàn Saigon 3, tôi nói: “Nói thiệt, bây giờ tôi mới hoàn hồn, nếu lúc nãy họ để cho xe của đoàn hát chạy lên cầu, xong họ xả súng bắn vô xe, nói là mình đi trong giờ giới nghiêm, vượt qua cầu, không chịu ngừng cho họ kiểm soát. Chừng đó lấy gì làm bằng cớ là họ ưng thuận cho mình chạy qua cầu trong giờ giới nghiêm?”
Sau đó Thanh Việt rời khỏi đoàn cải lương Saigon 3, không hiểu vì ông trưởng đoàn sợ anh hay cương nói bậy, sợ đụng chạm tới các đơn vị khác nên cho anh nghĩ hay chính Thanh Việt muốn tìm đường vượt biên. Thanh Việt hát cho đoàn hát huyện ở Cầu Ngang, sau anh về đoàn Hậu Giang.
Thanh Việt uống rượu nhiều do khán giả nông thôn thích anh nên khi anh hát ở làng xã nào thì vãn hát, anh được mời ăn nhậu cho tới sáng. Anh bị bệnh gan, bệnh càng ngày càng nặng nhưng anh không đủ tiền lo thuốc thang chữa trị. Anh nói thời bao cấp, lương hát không đủ sống, không nuôi nổi vợ con nên con vợ dẫn con đi vượt biên, chết chìm mất xác. Anh hát chọc cho người khác cười, đêm về nhớ vợ, nhớ con, nhớ hoàn cảnh của mình, anh thường khóc thầm thâu đêm. Những khi có người mời ăn nhậu, anh mượn tửu binh để giải phá thành sầu. Chính vì thế mà đêm nào anh cũng say. Có say mới ngủ được. Không say lại nhớ hoàn cảnh bế tắc của mình, nhớ vợ nhớ con, khóc hoài không dứt.
Thanh Việt được mời về Saigon thu vidéo hài, anh hy vọng sẽ đủ tiền để lo thang thuốc. Khi thực hiện một đoạn phim, đạo diễn bảo anh cỡi bò, vì con bò bị làm cho giựt mình, nhảy lồng lên, quăng Thanh Việt té nhào xuống đất, bụng anh bị cấn vào cục đá lớn bên đường. Anh được đưa vào bệnh viện và đã qua đời trước sự tiếc thương của bao khán giả và đồng nghiệp.
Thanh Việt chết vì tai nạn lao động, không được bồi thường và ngay khi quay phim một pha nguy hiểm, đạo diễn cũng không hề nghĩ đến biện pháp bảo vệ an toàn cho diễn viên.
Nghệ sĩ Thanh Việt chuyên mang nụ cười đến cho khán giả, riêng phần anh, anh chịu bao nhiêu khốn khổ, bất công, gia đình tan nát và bản thân anh cũng chết một cách thảm thương.
Nếu không có cuộc đổi đời năm 1975, chắc kết thúc cuộc đời của Thanh Việt không đến nỗi tang thương như vậy.

Nguyễn Phương, 2012

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Danh hài Thanh Việt Nụ cười tặng cho người, nước mắt giữ phần mình!

Khi nhắc lại những ngày đầu mới khởi nghiệp sân khấu, Thanh Việt kể cho chúng tôi nghe khi ông bầu biểu đóng vai gì, dù chưa học vai đó nhưng bước ra sân khấu, người nhắc tuồng nhắc tới đâu, Thanh Việt hát tới đó.

 

alt

Nguyễn Phương

 

Trong các thập niên 60, 70, danh hài Thanh Việt được báo chí kịch trường đánh giá là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu tân nhạc lẫn sân khấu cải lương.
Hề Thanh Việt có bộ râu dê dưới cằm, một nét đặc trưng của anh để được nổi danh là Hề Râu, ngoài cái duyên giễu trời cho và tài bắt chước giọng nói hoặc điệu bộ của người khác, Thanh Việt không có tài nghệ ca nhạc nổi bật như các nghệ sĩ chuyên diễn hài đồng trang lứa với anh. Hề Thanh Việt ca tân nhạc không hay bằng hề Tùng Lâm và hề Xuân Phát, ca vọng cổ không hay bằng hề Văn Hường, hề Sa, hề Văn Chung nhưng Thanh Việt khi xuất hiện trên sân khấu thoại kịch cũng như trong các tuồng cải lương, hề Thanh Việt tạo được những trận cười liên tục cho khán giả và anh được khán giả tân nhạc lẫn cổ nhạc ái mộ, khen ngợi nhiệt liệt.


Khởi đầu cuộc đời đi hát, Thanh Việt theo người cha kế của anh là nghệ sĩ Tám Huê đi hát cho các đoàn nhỏ ở tỉnh. Lúc đó Thanh Việt còn nhỏ, anh đóng các vai quân hầu, quân sĩ chạy hiệu, các vai kép con, oải tử, vai đầy tớ theo hầu cận và nịnh bợ các cậu chủ công tử. Khi nhắc lại những ngày đầu mới khởi nghiệp sân khấu, Thanh Việt kể cho chúng tôi nghe khi ông bầu biểu đóng vai gì, dù chưa học vai đó nhưng bước ra sân khấu, người nhắc tuồng nhắc tới đâu, Thanh Việt hát tới đó. Vì không thuộc tuồng, Thanh Việt hát như người bị tật nói cà lăm, hát như một đứa đầy tớ ngu ngơ khù khờ, không ngờ lối hát đó lại chọc cười khán giả. Ông bầu chuyển cho anh qua hát vai hề và có vai tuồng đàng hoàng, nhưng rồi gánh hát bị Ban Công Tác Thành của VM liệng lựu đạn khi đang hát ở Miếu Quốc Công tỉnh Vĩnh Long. Gánh hát rã, đào kép đi tứ tán, Thanh Việt lên Saigon, gia nhập nhóm nghệ sĩ tân nhạc và thoại kịch đang có show diễn ở Bar Hoàng Yến trong Giải Trí Trường Thị Nghè.
Ở bar Hoàng Yến, Thanh Việt hát giễu bằng cách ca nhạc Mỹ giựt gân, nhảy múa theo điệu Mambo Rock hoặc ca bài Summertime theo điệu Soul lời Việt. Hề Thanh Việt chỉ bắt chước nhại theo giọng điệu nhạc Mỹ đang thịnh hành, chỉ hơi hơi giống chớ không đúng hẳn nhưng với lời Việt, nội dung sợ vợ, dê gái, hút thuốc phiện bị bắt, đánh bài thua vỡ nợ, vì mê gái mà mất xe Honda... Thanh Việt được báo chí kịch trường và khán giả trong Giải Trí Trường Thị Nghè nhiệt liệt tán thưởng. Các nghệ sĩ hài Tùng Lâm, Xuân Phát trong Bar Lệ Liễu gần đó bèn kết hợp lại với nhau thành một nhóm 6 tay hề: Tùng Lâm, Xuân Phát, Thanh Việt, Thanh Hoài, Phi Thoàn, Khả Năng mang danh là Lục Hài Tướng. Hề Tùng Lâm mướn rạp Quốc Thanh để mỗi sáng chúa nhựt tổ chức Đại Nhạc Hội “Cù Lét” với chương trình nhiều tiết mục giễu của Lục Hài Tướng.
Sáu nghệ sĩ hài diễn chung trong một chương trình nên mỗi nghệ sĩ hài phải chọn cho mình một lối diễn khác những người kia. Hề Phi Thoàn thì giễu phải nói nhanh, nói tía lia đủ thứ chuyện, chọc cười khán giả bằng điệu bộ lăng xăng, méo mặt, méo mày, đưa nguyên một bàn tay xòe năm ngón giả làm cái lượt để chải đầu... Hề Khả Năng to con lớn xác nên chọn lối diễn khù khờ, ngờ nghệch, phong cách đó trái ngược với phong cách của Phi Thoàn. Khả Năng và Phi Thoàn hợp thành một cặp hề mập-hề ốm như Laurel và Hardy của màn ảnh Mỹ.
Hai diễn viên Tùng Lâm, Xuân Phát hợp thành một cặp. Hề Tùng Lâm nhỏ con diễn theo lối quạu quọ, cái mặt vác hất. Hề Xuân Phát lớn con, có đôi mắt ti hí, cái miệng cười hề hề, lúc diễn với Tùng Lâm, dẫu Tùng Lâm nói gì, anh cũng cười cười, gật đầu ra vẻ hiểu biết nhưng rốt cuộc anh chẳng hiểu Tùng Lâm muốn gì, nói gì, tạo cơ hội cho Tùng Lâm đổ quạu để chọc cười khán giả.
Hề Thanh Hoài và hề Thanh Việt hợp thành một cặp hề nhựa-hề râu. Hề Thanh Hoài miệng cười toe toét, nói năng nhừa nhựa, người Bắc mà bắt chước nói giọng Nam, nghe ngây ngô tức cười. Hề Thanh Việt thì có bộ râu quặp vô cằm, anh bậm môi, miệng móm rất có duyên. Thanh Việt có tài làm cho bộ râu nhúc nhích, đánh nhịp nhạc bằng bộ râu của anh khiến cho khán giả khó mà nín cười.
Trong những năm 1960, 61, 62, Đại Nhạc Hội thu hút nhiều khán giả, các diễn viên hài có thu nhập cao, cuộc sống thoải mái, người ta thường gặp các danh hài ăn nhậu lu bù nơi các quán nhậu đường Bùi Viện, hoặc quán nhậu Tư Sanh bên chợ Xóm Chiếu. Sau cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963 dẫn đến những cuộc đảo chánh và chỉnh lý chánh phủ liên miên khiến cho đô thành có nhiều đêm giới nghiêm, chúa nhựt sáng khó hát, các diễn viên hài thất nghiệp, các anh tìm cách gia nhập các đoàn hát cải lương.
Hề Thanh Việt lân la đến hậu trường sân khấu Thanh Minh-Thanh Nga. Đêm diễn tuồng Đoạn Tuyệt, đoàn hát thiếu người đóng vai thầy pháp. Hề Kim Quang thì nằm bệnh viện Hồng Bàng để trị bịnh phổi. Hề Minh thế vai của Kim Quang, nhưng đêm đó hề Minh nhậu say, chạy xe Honda té bể đầu phải vô nhà thương cấp cứu. Đoàn đã mở màn hát nên phải kiếm người thế hề Minh. Nhân gặp Thanh Việt, bà Năm Sađéc đề nghị với bà bầu Thơ nhờ Thanh Việt đóng thế vai thầy pháp. Hề Thanh Việt lần đầu tiên đóng vai thầy pháp, không biết đọc thần chú, hô linh ra làm sao. Anh gặp tôi, nói: “Ông thầy! Ông thầy giúp đệ tử với, tôi không biết phải hát làm sao?” Tôi nói: “Một lát ra sân khấu, mầy đốt nhang, vẻ bùa, bắt ấn quyết, khi hô linh, mầy nói: Hỡi hỡi âm binh thần tướng, sau đó mầy xê tới cánh gà, tao cầm bổn tuồng, tao nhắc câu nào, mầy hát câu đó, cứ yên tâm đi!” Thanh Việt nói: “Ông thầy ráng ủng hộ, xong suất hát này, thầy trò mình đi nhậu”.
Bà Năm Sađéc nghe vậy, vừa cười vừa nói: “Mời ông thầy đi nhậu mà quên tui thì một lát nữa tui cũng quên bạn, đừng có trách nghen!” Thanh Việt bước tới xá bà Năm Sađéc: “Tội nghiệp con mà má! Con mua trầu cho má xơi, được hông!”
Ngoài sân khấu, tuồng diễn đến lớp Loan (Thanh Nga) bồng con đi bác sĩ khám về, Bà Năm Sađéc trong vai bà Phán Lợi, mẹ chồng, đay nghiến, đòi rước thầy pháp về trị bịnh cho cháu nội chớ không cho uống thuốc Tây. Nghệ sĩ Ngọc Nuôi trong vai cô em chồng đanh đá, dẫn ông thầy pháp (Thanh Việt) vô, Bích nói: “Má, con rước ông thầy pháp ở xóm Sáu Lèo tới. Ổng nổi tiếng bắt ma, trừ tà trị bịnh hay lắm, ổng ở núi Tà Lơn mới hạ san đó má!”
Ông thầy pháp Thanh Việt chắp tay xá xá bà Năm Sađéc rồi đưa cằm vểnh râu, nhướng nhướng chân mày, râu quặp nhịp nhịp. Mới thấy bộ điệu của Thanh Việt như vậy, khán giả vỗ tay cười rân. Bà Năm Sađéc nói mở đường cho Thanh Việt: “Nè, ông thầy thắp nhang khấn vái, đăng đàn gọi hồn nhập xác, cứ lấy khăn ấn nẹt nẹt vô mình đứa cháu nội của tôi là nó hết bịnh liền. Ông thầy khỏi vẽ bùa, đọc thầy chú cho khan tiếng, nghe ông thầy”.
Thanh VIệt nói: “Dạ, vậy thì tôi làm gấp gấp, lãnh cachet rồi chạy chầu đám khác!” Khán giả nghe ông thầy pháp mà nói lãnh cachet thì cười rộ lên. Thanh Việt biết lỡ lời, anh ta làm tỉnh, cầm nắm nhang khói bay mịt mù, vẽ bùa bốn phương tám hướng. Bà Năm Sađéc muốn trát Thanh Việt, bà bước ra tiền đài sân khấu, hướng về phía khán giả nói như phân bua với khán giả: “Ông thầy pháp nói lãnh cachet là lãnh cái chi cà? Phải hỏi ổng mới được”. Bà Năm vô, đứng gần pháp sư, hỏi: “Ông thầy, ông nói lãnh cachet là lãnh cái chi hả?” Thanh Việt chưa biết trả lời sao, nhân thấy bà Năm bước tới gần mình, bèn nảy ra sáng kiến: “Tôi nói nếu bác rảnh, bác xê ra cho tôi cúng, bác rảnh bác xê ra, chớ các cái gì?”
Tôi đứng bên cánh gà, cầm bổn tuồng, nhắc:
“Án ma ni bát di hồng,
Cấp cấp triệu thỉnh âm binh thần tướng lai đáo,
La Đường La Sát Bách vạn thiêng liêng
Tiền sai Lôi tướng, hậu khiển Âm binh,
Thính lịnh Ngã sai, Trừ tà sát quỷ
Là hỡi... hỡi âm binh ôi...”
Thanh Việt nẹt khăn ấn rét rét, xướng lớn theo lời nhắc tuồng của tôi nhưng thay vì nói La Đường La Sát bách vạn thiêng liêng, Thanh Việt rống họng la lớn: “Bà Năm Sađéc bá vạn âm binh...” Khán giả cười ào ào, bà Năm Sađéc nổi khùng, la lên: “Ông thầy cúng cái gì kỳ vậy cà?” Bà kéo áo Thanh Việt, Thanh Việt nẹt khăn ấn, vểnh râu la lớn: “É Mambo, Mambo Italinha no! É Mam Bô” Dàn nhạc như đã được Thanh Việt dặn trước, tấu một khúc nhạc Mambo rất giựt gân. Thanh Việt múa khăn ấn, nẹt rét rét, chân đi theo nhịp vũ điệu Mambo, miệng hát nhịp nhàng như người cốt lên đồng:

Truyền chư vị chúng thần,
Tương hồn ma nhập phách,
Hoặc hồn ở đám lau bụi lách
Hoặc hồn ở các sà nách ba
Hay hồn tới xóm Cây Da Xà
Nghe thầy triệu: Hồn mau nhập thể, hô nhập... hô nhập... (nẹt khăn ấn)
Hỡi hỡi Âm binh thần tướng, hề tụ lãnh lương
Kép mùi kép chánh, tướng cạnh, tướng con,
Mợ chày, mợ quý, vũ nữ vũ công, hề tụ lãnh lương
Bà Năm Sađéc cũng hề tụ lãnh lương
Ới hỡi hỡi âm binh Bà Năm Sađéc ơi ơi...
Cấp cấp theo lịnh triệu... Hô Giáng! Hô Giáng!
Khán giả cười ào ào vì Thanh Việt kêu mọi người trong gánh hát hề tụ lãnh lương. Anh cũng không quên kêu Bà Năm Sađéc hề tụ lãnh lương, Thanh Việt bậm râu cằm, vểnh ra phía trước, dùng cặp chân mày và bộ râu quặp gõ nhịp theo điệu nhạc Mambo khiến cho khán giả cười bể rạp.
Thanh Việt có lúc đi hát cho đoàn hát Việt Nam của bà bầu Thu, đoàn Dạ Lý Hương của ông bầu Xuân. Bất kỳ ở đoàn hát nào, sức thu hút khán giả của Thanh Việt cũng không thua gì sức hút của danh ca vọng cổ.

30 tháng 4 năm 1975, đất nước đổi chủ, nghệ sĩ hết thời:
Sau khi miền Nam mất, các nghệ sĩ cũng như mọi tầng lớp dân chúng đều phải chịu cảnh đói kém, thiếu thốn và vất vả dưới chế độ cai trị mới của nhà cầm quyền miền Bắc. Đến nay sau 37 năm bị miền Bắc cai trị, nhiều người còn bị ám ảnh vì cái cảnh phải xếp hàng mua gạo, mua bo bo, mua khoai mì, khoai lang để ăn độn thay cơm, mỗi người được mua một trăm gramme thịt trong một tháng, mua nhu yếu phẩm thì hai người chỉ được mua chung một cây kem đánh răng nhỏ...
Nghệ sĩ thì còn lâm vào tình trạng thảm não hơn. Thời Việt Nam Cộng Hòa thì nghệ sĩ là người của công chúng, nghệ thuật vừa mang tính chất văn hóa, làm giàu cho đời sống tinh thần và văn hóa của dân vừa là nguồn giải trí, mang lại niềm vui và phục hồi sức khỏe tinh thần cho công chúng. Đến thời gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa của miền Bắc áp đặt vào miền Nam thì văn hóa văn nghệ là Công Cụ Tuyên Truyền của đảng, nghệ sĩ cũng là công cụ tuyên truyền. Nghệ sĩ kép chánh, danh ca lãnh lương 10 đồng một suất hát, nghệ sĩ hài, soạn giả lãnh lương 5 đồng một suất hát, ngang hàng với vệ sĩ, vũ nữ và lao công sân khấu. Nhiều nghệ sĩ liều chết, vượt biên tìm đường sống. Những người chưa có cơ hội vượt thoát phải bán đồ đạt, vòng vàng, của cải đã dành dụm được dưới thời Cộng Hòa để sống cầm hơi dưới chế độ mới.
Sau khi bị bắt đi học tập cải tạo bảy ngày tại trường Quốc Gia Âm Nhạc cũ, Thanh Việt không được bố trí cho ở đoàn hát nào ở Saigon, anh theo các nghệ sĩ Nguyên Hạnh, Tú Trinh chạy về miền Tây, gia nhập đoàn hát ca vũ kịch của Ty Thông Tin Cần Thơ tổ chức dưới bảng hiệu đoàn Ngọc Giao-Hoàng Biếu để tìm đường vượt biên. Chỉ một tháng sau, Thanh Việt bị sa thải khỏi đoàn Ngọc Giao-Hoàng Biếu vì anh bị tố cáo là có ý định vượt biên. Anh trở lên Saigon, đến cuối năm 1975, danh hài Thanh Việt mới được cho gia nhập đoàn hát cải lương Saigon 3.
Ở đoàn cải lương Saigon 3, anh được khán giả nhiệt liệt tán thưởng nhưng số lương mỗi suất diễn không đủ nuôi sống gia đình anh. Ban ngày anh ra bùng binh Saigon chạy áp phe, kiếm đồng hồ “không người lái, có hai cửa sổ” để đem gạ bán cho các anh cán ngố ngoài Bắc mới vô.
Cái nghề làm công cụ tuyên truyền của đảng đã làm tàn lụn cái nghề hát giễu của anh. Thanh Việt không biết xoay trở ra sao khi không được giễu các vai nông dân, không được đi chân cao chân thấp, không được hát cà lăm vì họ nói hát như vậy là kêu ngạo nông dân, bêu rếu thành phần cốt cán của cách mạng. Muốn hát giễu thì chỉ được kêu ngạo địa chủ, phú hào hay sĩ quan Cộng Hòa, hề giễu cứ việc gán cho những người đó ăn hiếp dân nhưng sợ vợ, làm oai với lính nhưng hèn nhát trước bộ đội cách mạng.
Có lần đoàn hát Saigon 3 đi hát cho Thanh Niên Xung Phong ở Thủ Dầu Một, đoàn về đến bên kia cầu Saigon thì đã quá 12 giờ khuya, trạm gác của bộ đội ngăn không cho đoàn hát được qua cầu để vào nội thành.
Anh bộ đội CS nói: Dù cho Thiếu Tướng Danh, chỉ huy trưởng bộ đội ở Thành phố, nếu không có sự vụ lịnh đặc biệt, chúng tôi gác cầu đây cũng không cho vào nội thành ban đêm.
Đoàn hát đã hát mệt suốt đêm, giờ đây phải ngủ ngồi trên xe đò, chờ đến sáng mới qua được cầu Saigon để trở về nhà của mình. Thanh Việt vừa mệt vừa tức, anh bèn bước xuống xe, đi tới đi lui cho giãn gân cốt. Anh thấy có hai cục đá lớn để trên đường lộ gần dốc cầu. Anh hát lớn: Cục đá lăn nghiêng lăn ngửa, khen ai khéo sửa cho cục đá nó lăn tròn, anh đi bảy nước năm non, ngày về vợ anh đẻ sẵn mấy đứa con cho anh bồng...
Anh trưởng đồn hỏi: Anh kia, anh hát trêu ai đấy?
- Buồn buồn, hát những câu hát trong tuồng chớ tôi có trêu ai đâu.
- Anh lên xe ngồi, không được xuống đường.
- Xin cán bộ cho tôi khiêng mấy cục đá này để vô lề đường.
- Không được khênh!
- Mấy cục đá của cán bộ hả?
- Không phải, hôm kia có một chiếc xe nổ lốp, họ khênh đá chèn bánh xe để thay lốp, xong họ chạy đi, bỏ lại hai cục đá đấy.
- Vậy thì cho tôi khiêng dẹp vô lề, nơi đây là dốc cầu, nếu lỡ có ai chạy xe Honda hay đi xe đạp, đổ dốc cầu, cán phải cục đá này, té lòi bảng họng. Tôi dẹp nó vô lề để tránh tai nạn cho người khác.
- Không cho khênh! Anh lên xe ngay, cho xe của các anh qua cầu, khỏi nói nhiều, phiền quá!
Thanh Việt mừng quá, lên xe, tài xế vội mở máy, chạy qua cầu để anh em được về nhà ngủ. Ông trưởng đoàn hát nói: “Bộ đội nói là của dân, do dân, vì dân mấy cục đá cản đường, có thể gây tai nạn cho người đi xe hai bánh, vậy mà mấy ngày qua họ vẫn để y như vậy. Nghe Thanh Việt đòi khiêng dẹp để tránh tai nạn cho người khác, các anh đó mắc cỡ nên cho xe mình qua cầu để đỡ nghe nói lôi thôi”.
Khi xe về đến trụ sở đoàn Saigon 3, tôi nói: “Nói thiệt, bây giờ tôi mới hoàn hồn, nếu lúc nãy họ để cho xe của đoàn hát chạy lên cầu, xong họ xả súng bắn vô xe, nói là mình đi trong giờ giới nghiêm, vượt qua cầu, không chịu ngừng cho họ kiểm soát. Chừng đó lấy gì làm bằng cớ là họ ưng thuận cho mình chạy qua cầu trong giờ giới nghiêm?”
Sau đó Thanh Việt rời khỏi đoàn cải lương Saigon 3, không hiểu vì ông trưởng đoàn sợ anh hay cương nói bậy, sợ đụng chạm tới các đơn vị khác nên cho anh nghĩ hay chính Thanh Việt muốn tìm đường vượt biên. Thanh Việt hát cho đoàn hát huyện ở Cầu Ngang, sau anh về đoàn Hậu Giang.
Thanh Việt uống rượu nhiều do khán giả nông thôn thích anh nên khi anh hát ở làng xã nào thì vãn hát, anh được mời ăn nhậu cho tới sáng. Anh bị bệnh gan, bệnh càng ngày càng nặng nhưng anh không đủ tiền lo thuốc thang chữa trị. Anh nói thời bao cấp, lương hát không đủ sống, không nuôi nổi vợ con nên con vợ dẫn con đi vượt biên, chết chìm mất xác. Anh hát chọc cho người khác cười, đêm về nhớ vợ, nhớ con, nhớ hoàn cảnh của mình, anh thường khóc thầm thâu đêm. Những khi có người mời ăn nhậu, anh mượn tửu binh để giải phá thành sầu. Chính vì thế mà đêm nào anh cũng say. Có say mới ngủ được. Không say lại nhớ hoàn cảnh bế tắc của mình, nhớ vợ nhớ con, khóc hoài không dứt.
Thanh Việt được mời về Saigon thu vidéo hài, anh hy vọng sẽ đủ tiền để lo thang thuốc. Khi thực hiện một đoạn phim, đạo diễn bảo anh cỡi bò, vì con bò bị làm cho giựt mình, nhảy lồng lên, quăng Thanh Việt té nhào xuống đất, bụng anh bị cấn vào cục đá lớn bên đường. Anh được đưa vào bệnh viện và đã qua đời trước sự tiếc thương của bao khán giả và đồng nghiệp.
Thanh Việt chết vì tai nạn lao động, không được bồi thường và ngay khi quay phim một pha nguy hiểm, đạo diễn cũng không hề nghĩ đến biện pháp bảo vệ an toàn cho diễn viên.
Nghệ sĩ Thanh Việt chuyên mang nụ cười đến cho khán giả, riêng phần anh, anh chịu bao nhiêu khốn khổ, bất công, gia đình tan nát và bản thân anh cũng chết một cách thảm thương.
Nếu không có cuộc đổi đời năm 1975, chắc kết thúc cuộc đời của Thanh Việt không đến nỗi tang thương như vậy.

Nguyễn Phương, 2012

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm