Truyện Ngắn & Phóng Sự
Đêm mưa xưa Thị Nghè(Phong Vũ)
Qua ánh đèn đường vàng vọt, những sợi mưa loang loáng bay nghiêng theo chiều gió. Trong khoảng đêm đen thẩm, hạt mưa như những sợi tơ vàng dưới ánh sáng của những cột điện ốm yếu, đứng buồn rầu trong ngõ hẻm, quanh co và lạnh lẽo …
Đêm mưa xưa Thị Nghè
-
Qua ánh đèn đường vàng vọt, những sợi mưa loang loáng bay nghiêng theo chiều gió. Trong khoảng đêm đen thẩm, hạt mưa như những sợi tơ vàng dưới ánh sáng của những cột điện ốm yếu, đứng buồn rầu trong ngõ hẻm, quanh co và lạnh lẽo …
Tôi nhớ đến lời chị dặn hồi trưa: “Tối nay Hùng đi làm về. Nhớ đi đón chị từ đầu ngõ, ngang trại gà Thanh Tâm nghen”.
Mặc áo mưa vào dù mưa chỉ nhè nhẹ. Tôi cầm theo chiếc dù để chút nữa che cho chị. Khóa cửa nhà chắc chắn, tôi bắt đầu cuốc bộ trong con đường nhỏ hẹp. Hai bên là những dãy nhà cao thấp đủ cở. Đêm tối đen, con đường gập ghềnh đá trốc lở. Chỉ đến bên dưới những Hùngng sáng vàng vọt của cột đèn, là có thể nhìn thấy những Hùngng nước óng ánh sáng. Từ nhà chị, đến đầu con ngõ vào từ phía đại lộ Phan Thanh Giãn xa cũng khoảng gần cây số. Phía đầu đường bên kia, vào từ đường Hồng Thập Tự thì xa hơn chút. Nơi có bến xe Lambretta ba bánh chạy vào thành phố.
Tôi đốt thuốc hút, chậm rãi bước những bước chân không vội vã. Dãy nhà bên đường có nhiều nhà còn đèn sáng. Thỉnh thoảng có bóng người lúi húi làm gì đó trước sân. Trên nền trời chật hẹp còn lộ ra từ những mái nhà lổn ngổn mái tôn, mái ngói, tôi thấy ánh trăng thượng tuần mờ mờ xanh, nhoè nhoẹt dưới bóng mưa. Bước qua một khúc quanh, sau nhiều khúc quanh như thế, tôi thấy bên kia hiện ra trại gà Thanh Tâm lờ mờ ánh đèn quanh tường rào cao. Xa xa trước mặt những cột đèn thẳng tắp của đại lộ Phan Thanh Giãn lấp lánh sáng. Những chiếc xe lao đi vội vã, để lại ánh đèn đỏ kéo dài phía sau …Nhìn đồng hồ tay, chưa đến chín giờ tối là giờ mà chị sẽ xuống từ bến xe buýt, sau khi về từ lớp học ở Hội Việt Mỹ trong thành phố.
Ghé ngồi xuống một chiếc bàn thấp của quán sinh tố trước đầu hẻm. Tôi gọi một ly cà phê và duỗi chân dựa ngửa trên thành ghế, nhìn người xe qua lại. Đêm nay tôi có nhiệm vụ ra đầu đường đón chị, vì chiếc Honda của chị bị hỏng máy, đang bỏ sửa nơi một tiệm trong hẻm. Tôi đến ở nhà chị một thời gian vì có công tác nơi doanh trại bên kia kho năm, cảng tàu Khánh Hội. Mỗi sáng tôi cỡi xe Honda đi làm, chị cũng đi dạy ở một trường trong thành phố.
Mỗi chiều nếu tôi về sớm vì không la cà với đám bạn trong các quán nhậu lộ thiên, thì lại về cùng ăn cơm chiều với chị. Tối chị ngủ trong phòng riêng, tôi nằm trên bộ ghế sofa bên ngoài phòng khách. Đây là một căn nhà cất trên bờ sông Thị Nghè. Khoảng sau nhà thì cất nhô trên mặt nước.
Nhiều lúc ngồi ăn chiều, nhìn qua sàn nhà phía sau, có thể nhìn thấy măt nước rập rờn những dãy rau muống xanh bên dưới. Hay những buổi tối tắm, hoặc buổi sáng rửa mặt, có thể nghe tiếng nước rơi lỏm bỏm xuống mặt kinh. Chị đã ở trong căn nhà vách ván mái tôn đó nhiều năm, từ khi ra trường lên thành phố làm việc.
Qua bà con dòng họ, thì vai vế chị là một bà chị đáng kính của tôi. Nhưng trong khi tôi thì cằn cỗi vì năm tháng chinh chiến, còn chị thì vẫn mơn mởn trẻ ở tuổi hai mươi tư. Những lần Tết đến, nếu năm nào tôi về phép được và vào thăm quê nội, thì đều gặp chị tha thướt trong chiếc áo dài màu xanh, cũng từ thành phố về thăm ba mẹ chị, là anh em họ của ba má tôi.
Mưa chợt rào rạt rơi mạnh, tôi dời ghế vào sát mái hiên của quán để tránh mưa. Những hạt mưa vẫn lì lợm phất vào rơi lộp bộp trên chiếc áo mưa. Những làn khói thuốc thơm đem lại chút ấm áp cho bàn tay. Chiếc xe buýt từ bên kia cầu Phan Thanh Giãn từ từ dừng lại. Một vài người vội vã bước xuống, rồi chị trong chiếc áo dài trắng, tay ôm sách hiện ra bên khung cửa. Tôi đứng dậy, giương dù và bước ra đón chị. Chiếc xe rồ máy chạy đi để lại khoảng đường đã vắng vẻ vì đêm muộn. Chị mỉm cười vì sự đúng hẹn của tôi (chị có biết đâu tôi là một kẻ thường lỡ hẹn. Dù rằng có lần hẹn với cô bồ, và vì đến trễ nên cô ấy đã giận dỗi không thèm gặp nhau đến cả tháng).
Tôi đi sát vào chị, đưa dù lên che mưa cho chị. Hai chị em chậm rãi bước vào con hẻm giờ đã chập chùng mưa rơi. Tóc chị dài, nhiều ngọn tóc ướt lướt thướt vì những giọt mưa vụng trộm. Chị như muốn nép vào người tôi để tránh mưa. Vạt áo dài lất phất quấn vào chân tôi vì những cơn gió lạnh. Tôi liếc nhìn thì thấy vạt áo trắng mỏng ấy cũng đã ướt nước. Người chị ấm áp lạ lùng, dù bên ngoài mưa vẫn mưa. Hương thơm từ tóc chị ngan ngát tỏa dưới chiếc dù đang che sát hai mái đầu. Chị chợt rùn mình, và nói khẽ:
“ Ui, lạnh quá Hùng ơi !”.
Sau một chút ngần ngừ, nam tính trong tôi trổi dậy, tôi khe khẽ đưa tay choàng qua vai chị, khẽ kéo chị nép sát vào người tôi hơn. Chị không phãn đối, và như đồng tình khẽ ngả đầu vào vai tôi. Hai chị em đi trong mưa, bên dưới những ngọn đèn đường, mà chúng như tò mò ngắm nhìn hai bóng người dìu nhau trong ngõ hẻm. Hơi ấm thân thể chị nồng nàn truyền sang tôi. Tôi chợt thấy ngất ngây, vì biết rằng chị vẫn còn là con gái trinh nguyên. Dù chị cũng đã có một người bạn trai, nhưng qua các tiếp xúc tôi biết hai người vẫn còn trong vòng tình bạn thân thiết.
Chị chợt nói khẽ với tôi “ Hùng ơi, mưa lạnh quá, Hùng hút thuốc đi cho ấm”. Tôi ngần ngừ rồi theo lời chị. Tôi rút thuốc và diêm ra, rồi chị lại nói “ Để chị mồi thuốc cho Hùng nghen”. Tôi đưa diêm cho chị. Hai chị em lúi cúi che gió để mồi diêm. Rồi ánh lửa bùng lên, chị châm thuốc cho tôi, rồi đưa bàn tay lên ánh lửa để sưởi. Hơi thuốc thật thơm và ngon như chưa từng bao giờ…
Tôi không hiểu cảm xúc của tôi như thế nào lúc đó, chắc chỉ là một chút gì đó giữa thân thể trai gái, chợt bừng đến trong một đêm mưa như thế? Hay chỉ là một cảm giác bất chợt, rồi sẽ dịu lại, chìm lắng xuống trong vòng luân lý. Dù rằng tôi và chị chỉ là một thứ bà con thật xa, thật mơ hồ từ các thế hệ trước. Nhưng tôi vẫn kính trọng gọi là chị. Vẫn ngoan ngoãn, hiền lành dù rằng qua những đêm khuya chỉ có hai người trong căn nhà vắng vẻ. Chị vẫn đối xử với tôi một cách thành thật và trong sáng, thêm những săn sóc của một người chị với đứa em trai.
Tôi nhớ có những đêm khuya có trăng tỏ sáng rừng rực, hai chị em không ngủ được. Hai người gọi nhau ra ngồi trên sàn phía sau nhà. Bên dưới là mặt nước lóng lánh ánh trăng. Gió dìu dịu thổi, hai chị em ngồi uống trà, và ngẫu hứng tôi đã cùng chị hát những bài ca lãng mạng.
Tôi vẫn nhớ chị thích nhất bài “Như Cánh Vạc Bay” của nhạc sĩ họ Trịnh. Và biết thế nên tôi đã hát bài này thật tha thiết cho chị nghe. Rồi có lúc chìm đắm trong lung linh của ánh trăng tình tứ, chị đã khe khẽ ngả đầu ngủ, thật êm và thật hiền. Những lúc ấy, tôi im tiếng hát ru, ngồi ngắm nhìn khuôn mặt thánh thiện, tinh khiết của chị dưới ánh sáng trăng mờ ảo. Rồi khi tôi cũng buồn ngủ, đã nhẹ nhàng bồng chị vào phòng. Đặt chị xuống giường, kéo chăn, buông mùng cẩn thận. Đóng chặt cửa lại, tôi an tâm đi ra chiếc ghế sopha trước phòng khách. Và ngủ một giấc ngon lành tới sáng.
Thường khi thức dậy, thì chị đã đi dạy từ lúc nào. Đôi lúc viết để lại tôi những dòng căn dặn như chiều chị sẽ nấu món gì, và nhắc tôi về ăn với chị.
Tôi và chị chung sống với nhau như thế nhiều tháng. Rồi một ngày tôi thuyên chuyển xuống tàu. Bắt đầu những tháng ngày lênh lênh trên biển cả mông mênh. Chị không nói gì, nhưng nhìn đôi mắt tôi biết chị rất buồn...
* * *
Tôi trở lại quê hương sau mười mấy năm xa cách. Và một buổi chiều tôi tìm đến thăm chị, sau khi dò hỏi tin tức về chị. Hàng cây sao trước nhà chị lất phất như reo vui. Chị đã ở trong một ngôi nhà khác trên đường Hồng Thập Tự.
Ngôi nhà khang trang với tường vôi mái ngói. Sau tiếng chuông, chị xuất hiện nơi khung cửa. Ôi chị tôi ngày xưa và ngay nay vẫn thế. Vẫn đôi mắt ân cần, nụ cười có chiếc răng khểnh duyên, và ánh mắt chợt sáng long lanh khi nhận ra tôi trở lại. Duy có mái tóc chị là dài, đen huyền và dày hơn xưa. Chị mặc bộ áo cánh nhẹ, dáng vẽ nẩy nở của một người đàn bà. Qua các em tôi thì chị đã có chồng, và đã có hai con. Chồng chị là một viên chức của đài truyền hình. Và anh ấy có nhiều ảnh hưởng với các nghệ sĩ trong thành phố.
Tôi cầm tay chị nâng niu, chị của tôi không còn mảnh khảnh, mình hạc xương mai như con gái nữa. Chị là một thiếu phụ với mái tóc dài quyến rũ, và nụ cười của một người đàn bà đầy đủ hạnh phúc. Chị vẫn nhìn tôi bằng tia nhìn dịu dàng và một chút gì sâu thẳm trong ý nghĩ. Tôi mừng vì chị hạnh phúc sau bao dâu bể của cuộc sống.
Khi chia tay, chị nói nhỏ với tôi:
“Tối nào Hùng hãy đến đây, rồi hai chị em mình sẽ đưa nhau đi thăm lại các nơi, kỷ niệm của ngày xưa nghen …” Tôi ra về và nghĩ đến lời chị. Chị ơi, ngôi nhà ở trong hẻm Thị Nghè ngày nào giờ ra sao? Trăng còn rọi trên sông, những luống rau muống còn xanh rờn? Và những đêm khuya, có còn ai thức để hát cho nhau nghe nữa không?
* * *
Tôi trở lại Hoa kỳ mà không có dịp ghé lại thăm chị như lời hẹn. Cuộc sống tất bật lại cuốn hút tôi vào vòng quay. Những ý nghĩ của tôi về chị lại cũng dần dần quên lãng.
Rồi một đêm kia, tôi nhận được điện thoại của cô em gái, báo tin cho biết “Chị tôi đã qua đời vì bệnh ung thư sau nhiều năm chữa trị nhưng không khỏi …” Tôi bàng hoàng ngồi sửng trên ghế, chợt nhớ lần tôi về gặp chi. Có phải chăng chị biết mình sắp từ giã cõi đời, nên đã hẹn tôi đi trở lại thăm những nơi chốn xưa, đầy kỷ niệm thân ái của hai chị em ngày trước !
Thế mà tôi đã lỡ hẹn trong lần cuối cùng đó …
Phong Vu
KaLua Post
Đêm mưa xưa Thị Nghè(Phong Vũ)
Qua ánh đèn đường vàng vọt, những sợi mưa loang loáng bay nghiêng theo chiều gió. Trong khoảng đêm đen thẩm, hạt mưa như những sợi tơ vàng dưới ánh sáng của những cột điện ốm yếu, đứng buồn rầu trong ngõ hẻm, quanh co và lạnh lẽo …
Đêm mưa xưa Thị Nghè
-
Qua ánh đèn đường vàng vọt, những sợi mưa loang loáng bay nghiêng theo chiều gió. Trong khoảng đêm đen thẩm, hạt mưa như những sợi tơ vàng dưới ánh sáng của những cột điện ốm yếu, đứng buồn rầu trong ngõ hẻm, quanh co và lạnh lẽo …
Tôi nhớ đến lời chị dặn hồi trưa: “Tối nay Hùng đi làm về. Nhớ đi đón chị từ đầu ngõ, ngang trại gà Thanh Tâm nghen”.
Mặc áo mưa vào dù mưa chỉ nhè nhẹ. Tôi cầm theo chiếc dù để chút nữa che cho chị. Khóa cửa nhà chắc chắn, tôi bắt đầu cuốc bộ trong con đường nhỏ hẹp. Hai bên là những dãy nhà cao thấp đủ cở. Đêm tối đen, con đường gập ghềnh đá trốc lở. Chỉ đến bên dưới những Hùngng sáng vàng vọt của cột đèn, là có thể nhìn thấy những Hùngng nước óng ánh sáng. Từ nhà chị, đến đầu con ngõ vào từ phía đại lộ Phan Thanh Giãn xa cũng khoảng gần cây số. Phía đầu đường bên kia, vào từ đường Hồng Thập Tự thì xa hơn chút. Nơi có bến xe Lambretta ba bánh chạy vào thành phố.
Tôi đốt thuốc hút, chậm rãi bước những bước chân không vội vã. Dãy nhà bên đường có nhiều nhà còn đèn sáng. Thỉnh thoảng có bóng người lúi húi làm gì đó trước sân. Trên nền trời chật hẹp còn lộ ra từ những mái nhà lổn ngổn mái tôn, mái ngói, tôi thấy ánh trăng thượng tuần mờ mờ xanh, nhoè nhoẹt dưới bóng mưa. Bước qua một khúc quanh, sau nhiều khúc quanh như thế, tôi thấy bên kia hiện ra trại gà Thanh Tâm lờ mờ ánh đèn quanh tường rào cao. Xa xa trước mặt những cột đèn thẳng tắp của đại lộ Phan Thanh Giãn lấp lánh sáng. Những chiếc xe lao đi vội vã, để lại ánh đèn đỏ kéo dài phía sau …Nhìn đồng hồ tay, chưa đến chín giờ tối là giờ mà chị sẽ xuống từ bến xe buýt, sau khi về từ lớp học ở Hội Việt Mỹ trong thành phố.
Ghé ngồi xuống một chiếc bàn thấp của quán sinh tố trước đầu hẻm. Tôi gọi một ly cà phê và duỗi chân dựa ngửa trên thành ghế, nhìn người xe qua lại. Đêm nay tôi có nhiệm vụ ra đầu đường đón chị, vì chiếc Honda của chị bị hỏng máy, đang bỏ sửa nơi một tiệm trong hẻm. Tôi đến ở nhà chị một thời gian vì có công tác nơi doanh trại bên kia kho năm, cảng tàu Khánh Hội. Mỗi sáng tôi cỡi xe Honda đi làm, chị cũng đi dạy ở một trường trong thành phố.
Mỗi chiều nếu tôi về sớm vì không la cà với đám bạn trong các quán nhậu lộ thiên, thì lại về cùng ăn cơm chiều với chị. Tối chị ngủ trong phòng riêng, tôi nằm trên bộ ghế sofa bên ngoài phòng khách. Đây là một căn nhà cất trên bờ sông Thị Nghè. Khoảng sau nhà thì cất nhô trên mặt nước.
Nhiều lúc ngồi ăn chiều, nhìn qua sàn nhà phía sau, có thể nhìn thấy măt nước rập rờn những dãy rau muống xanh bên dưới. Hay những buổi tối tắm, hoặc buổi sáng rửa mặt, có thể nghe tiếng nước rơi lỏm bỏm xuống mặt kinh. Chị đã ở trong căn nhà vách ván mái tôn đó nhiều năm, từ khi ra trường lên thành phố làm việc.
Qua bà con dòng họ, thì vai vế chị là một bà chị đáng kính của tôi. Nhưng trong khi tôi thì cằn cỗi vì năm tháng chinh chiến, còn chị thì vẫn mơn mởn trẻ ở tuổi hai mươi tư. Những lần Tết đến, nếu năm nào tôi về phép được và vào thăm quê nội, thì đều gặp chị tha thướt trong chiếc áo dài màu xanh, cũng từ thành phố về thăm ba mẹ chị, là anh em họ của ba má tôi.
Mưa chợt rào rạt rơi mạnh, tôi dời ghế vào sát mái hiên của quán để tránh mưa. Những hạt mưa vẫn lì lợm phất vào rơi lộp bộp trên chiếc áo mưa. Những làn khói thuốc thơm đem lại chút ấm áp cho bàn tay. Chiếc xe buýt từ bên kia cầu Phan Thanh Giãn từ từ dừng lại. Một vài người vội vã bước xuống, rồi chị trong chiếc áo dài trắng, tay ôm sách hiện ra bên khung cửa. Tôi đứng dậy, giương dù và bước ra đón chị. Chiếc xe rồ máy chạy đi để lại khoảng đường đã vắng vẻ vì đêm muộn. Chị mỉm cười vì sự đúng hẹn của tôi (chị có biết đâu tôi là một kẻ thường lỡ hẹn. Dù rằng có lần hẹn với cô bồ, và vì đến trễ nên cô ấy đã giận dỗi không thèm gặp nhau đến cả tháng).
Tôi đi sát vào chị, đưa dù lên che mưa cho chị. Hai chị em chậm rãi bước vào con hẻm giờ đã chập chùng mưa rơi. Tóc chị dài, nhiều ngọn tóc ướt lướt thướt vì những giọt mưa vụng trộm. Chị như muốn nép vào người tôi để tránh mưa. Vạt áo dài lất phất quấn vào chân tôi vì những cơn gió lạnh. Tôi liếc nhìn thì thấy vạt áo trắng mỏng ấy cũng đã ướt nước. Người chị ấm áp lạ lùng, dù bên ngoài mưa vẫn mưa. Hương thơm từ tóc chị ngan ngát tỏa dưới chiếc dù đang che sát hai mái đầu. Chị chợt rùn mình, và nói khẽ:
“ Ui, lạnh quá Hùng ơi !”.
Sau một chút ngần ngừ, nam tính trong tôi trổi dậy, tôi khe khẽ đưa tay choàng qua vai chị, khẽ kéo chị nép sát vào người tôi hơn. Chị không phãn đối, và như đồng tình khẽ ngả đầu vào vai tôi. Hai chị em đi trong mưa, bên dưới những ngọn đèn đường, mà chúng như tò mò ngắm nhìn hai bóng người dìu nhau trong ngõ hẻm. Hơi ấm thân thể chị nồng nàn truyền sang tôi. Tôi chợt thấy ngất ngây, vì biết rằng chị vẫn còn là con gái trinh nguyên. Dù chị cũng đã có một người bạn trai, nhưng qua các tiếp xúc tôi biết hai người vẫn còn trong vòng tình bạn thân thiết.
Chị chợt nói khẽ với tôi “ Hùng ơi, mưa lạnh quá, Hùng hút thuốc đi cho ấm”. Tôi ngần ngừ rồi theo lời chị. Tôi rút thuốc và diêm ra, rồi chị lại nói “ Để chị mồi thuốc cho Hùng nghen”. Tôi đưa diêm cho chị. Hai chị em lúi cúi che gió để mồi diêm. Rồi ánh lửa bùng lên, chị châm thuốc cho tôi, rồi đưa bàn tay lên ánh lửa để sưởi. Hơi thuốc thật thơm và ngon như chưa từng bao giờ…
Tôi không hiểu cảm xúc của tôi như thế nào lúc đó, chắc chỉ là một chút gì đó giữa thân thể trai gái, chợt bừng đến trong một đêm mưa như thế? Hay chỉ là một cảm giác bất chợt, rồi sẽ dịu lại, chìm lắng xuống trong vòng luân lý. Dù rằng tôi và chị chỉ là một thứ bà con thật xa, thật mơ hồ từ các thế hệ trước. Nhưng tôi vẫn kính trọng gọi là chị. Vẫn ngoan ngoãn, hiền lành dù rằng qua những đêm khuya chỉ có hai người trong căn nhà vắng vẻ. Chị vẫn đối xử với tôi một cách thành thật và trong sáng, thêm những săn sóc của một người chị với đứa em trai.
Tôi nhớ có những đêm khuya có trăng tỏ sáng rừng rực, hai chị em không ngủ được. Hai người gọi nhau ra ngồi trên sàn phía sau nhà. Bên dưới là mặt nước lóng lánh ánh trăng. Gió dìu dịu thổi, hai chị em ngồi uống trà, và ngẫu hứng tôi đã cùng chị hát những bài ca lãng mạng.
Tôi vẫn nhớ chị thích nhất bài “Như Cánh Vạc Bay” của nhạc sĩ họ Trịnh. Và biết thế nên tôi đã hát bài này thật tha thiết cho chị nghe. Rồi có lúc chìm đắm trong lung linh của ánh trăng tình tứ, chị đã khe khẽ ngả đầu ngủ, thật êm và thật hiền. Những lúc ấy, tôi im tiếng hát ru, ngồi ngắm nhìn khuôn mặt thánh thiện, tinh khiết của chị dưới ánh sáng trăng mờ ảo. Rồi khi tôi cũng buồn ngủ, đã nhẹ nhàng bồng chị vào phòng. Đặt chị xuống giường, kéo chăn, buông mùng cẩn thận. Đóng chặt cửa lại, tôi an tâm đi ra chiếc ghế sopha trước phòng khách. Và ngủ một giấc ngon lành tới sáng.
Thường khi thức dậy, thì chị đã đi dạy từ lúc nào. Đôi lúc viết để lại tôi những dòng căn dặn như chiều chị sẽ nấu món gì, và nhắc tôi về ăn với chị.
Tôi và chị chung sống với nhau như thế nhiều tháng. Rồi một ngày tôi thuyên chuyển xuống tàu. Bắt đầu những tháng ngày lênh lênh trên biển cả mông mênh. Chị không nói gì, nhưng nhìn đôi mắt tôi biết chị rất buồn...
* * *
Tôi trở lại quê hương sau mười mấy năm xa cách. Và một buổi chiều tôi tìm đến thăm chị, sau khi dò hỏi tin tức về chị. Hàng cây sao trước nhà chị lất phất như reo vui. Chị đã ở trong một ngôi nhà khác trên đường Hồng Thập Tự.
Ngôi nhà khang trang với tường vôi mái ngói. Sau tiếng chuông, chị xuất hiện nơi khung cửa. Ôi chị tôi ngày xưa và ngay nay vẫn thế. Vẫn đôi mắt ân cần, nụ cười có chiếc răng khểnh duyên, và ánh mắt chợt sáng long lanh khi nhận ra tôi trở lại. Duy có mái tóc chị là dài, đen huyền và dày hơn xưa. Chị mặc bộ áo cánh nhẹ, dáng vẽ nẩy nở của một người đàn bà. Qua các em tôi thì chị đã có chồng, và đã có hai con. Chồng chị là một viên chức của đài truyền hình. Và anh ấy có nhiều ảnh hưởng với các nghệ sĩ trong thành phố.
Tôi cầm tay chị nâng niu, chị của tôi không còn mảnh khảnh, mình hạc xương mai như con gái nữa. Chị là một thiếu phụ với mái tóc dài quyến rũ, và nụ cười của một người đàn bà đầy đủ hạnh phúc. Chị vẫn nhìn tôi bằng tia nhìn dịu dàng và một chút gì sâu thẳm trong ý nghĩ. Tôi mừng vì chị hạnh phúc sau bao dâu bể của cuộc sống.
Khi chia tay, chị nói nhỏ với tôi:
“Tối nào Hùng hãy đến đây, rồi hai chị em mình sẽ đưa nhau đi thăm lại các nơi, kỷ niệm của ngày xưa nghen …” Tôi ra về và nghĩ đến lời chị. Chị ơi, ngôi nhà ở trong hẻm Thị Nghè ngày nào giờ ra sao? Trăng còn rọi trên sông, những luống rau muống còn xanh rờn? Và những đêm khuya, có còn ai thức để hát cho nhau nghe nữa không?
* * *
Tôi trở lại Hoa kỳ mà không có dịp ghé lại thăm chị như lời hẹn. Cuộc sống tất bật lại cuốn hút tôi vào vòng quay. Những ý nghĩ của tôi về chị lại cũng dần dần quên lãng.
Rồi một đêm kia, tôi nhận được điện thoại của cô em gái, báo tin cho biết “Chị tôi đã qua đời vì bệnh ung thư sau nhiều năm chữa trị nhưng không khỏi …” Tôi bàng hoàng ngồi sửng trên ghế, chợt nhớ lần tôi về gặp chi. Có phải chăng chị biết mình sắp từ giã cõi đời, nên đã hẹn tôi đi trở lại thăm những nơi chốn xưa, đầy kỷ niệm thân ái của hai chị em ngày trước !
Thế mà tôi đã lỡ hẹn trong lần cuối cùng đó …
Phong Vu
KaLua Post