Tham Khảo
'Đèn Cù có tư tưởng và nhận thức lớn'
Đèn cù cho thấy Trần Đĩnh có lý rất sớm, ông thấy sớm, và ông đã phải nhận lấy sự đối xử tồi tệ của những người chỉ muốn nhân dân không thấy gì cả và tuân phục, không cần nghĩ ngợi.
Với tôi, Đèn Cù là một tác phẩm lớn và có nhiều yếu tố làm nên tầm
lớn của tác phẩm. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi chỉ xin bàn về
một số điểm chính sau đây.
Để nói về Đèn Cù, điều đầu tiên tôi muốn bàn là về tính chân thật của
một tác phẩm lịch sử. Điều này nhiều người đã bàn, nhưng tôi không hẳn
đồng ý, và vì thế vẫn xin phép được nói ý kiến cá nhân ở đây.
Tác giả Trần Đĩnh cho rằng Đèn Cù là 'tiếng kêu đau' của ông. |
Thật hay không thật - tất nhiên đó là vấn đề cần đánh giá đầu tiên khi
nói về một tác phẩm phản ánh một giai đoạn lịch sử. Về vấn đề này, tôi
chỉ muốn góp thêm một bình luận là lịch sử được ghi lại là lịch sử của
người viết ra nó. Tất nhiên đây chỉ là một cách nói.
Nói điều này, tôi chỉ có hàm ý rằng chúng ta cần thừa nhận một sự thật
là không có cái gì được ghi lại một cách khách quan hoàn toàn, trừ khi
đó là dữ liệu (fact).
Các sách lịch sử, tác phẩm lịch sử đều là cách nhìn các dữ kiện ấy qua
con mắt của một con người có nhãn quan chính trị (dù muốn hay không).
Trên thực tế, bản thân các dữ kiện gọi là thật ấy cũng chỉ mới nói được
một phần của bức tranh tổng thể là toàn bộ sự sống và sự phát triển của
xã hội giai đoạn ấy, trong đó có tất cả những con người mà số phận bị
ảnh hưởng, những gì họ làm, và cả niềm vui và nỗi đau không thể đo đếm
được của họ.
Chỉ có sự vận động xảy ra của xã hội với cuộc sống có thật của mọi con
người trong đó là sự thật mà bất kỳ việc kể lại nào đều ít nhiều mang
màu sắc diễn giải, nghĩa là có yếu tố chủ quan.
Trong Đèn Cù có chi tiết về Trần Đĩnh khi ông bị cáo buộc rằng chuyên
đọc tà thư, ông trả lời, đại ý là: Tà thư nào? Cuộc sống ngoài kia kìa!
Vâng, cuộc sống - ấy mới là sự thật trọn vẹn.
Cho nên, sự thật lịch sử được viết lại là tương đối, nhưng nỗi đau trong
con người chứng kiến và trải nghiệm thì phải nói là có thật.
'Là tiếng kêu đau'
Trong Đèn Cù, Trần Đĩnh đã không từ chối nỗi đau của con người, nỗi đau
của cá nhân ông. Trước nỗi đau có thật của hàng chục triệu con người,
Đèn Cù ngầm đặt câu hỏi: Như thế mà bạn còn có thể vẫn lý sự đúng sai
sao? Liệu bạn có phải con người? Trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ,
Trần Đĩnh đã nói: “Đèn Cù là tiếng kêu đau của tôi”.
Có bài thơ nhan đề “Lịch sử” của tác giả trẻ Phương Đặng viết thế này:
Lịch sử chỉ là những kí ức đã phai. Nhưng chẳng thế nào do chúng ta quyết định.
Đen hay trắng hay ghi,Chúng có thể nói dối bịa đặt những câu chuyện
không có thật -Những gợn sóng trên mặt biển để che giấu sự xấu xíche đậy
tội ác xóa đi những gì chúng ta đã chịu đựng.
Chúng ta có thể khóc trong im lặngcho đến ngày chúng ta chết,nhưng sự
thật thuộc về chúng ta.Những trang sách có thể được viết lại nhưng mãi
mãi sẽ chỉ có một lịch sử mà thôi.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói Đèn Cù 'có văn' và 'đọc rất hay, rất vào'. |
Bài thơ là sự phản ứng với cách ghi chép về lịch sử tô vẽ hiện thực mà
quên mất con người trong đó. Điểm khác một chút của Trần Đĩnh đã làm nên
giá trị của Đèn Cù: Đó chính là ông quyết không chấp nhận sự im lặng
mãi mãi về nỗi đau này.
Như vậy, với những tác phẩm như Đèn Cù, cần chấp nhận lịch sử được viết
lại như là sự đa dạng hóa những sự diễn giải có suy tư, cảm xúc và quan
điểm của người viết về sự kiện (có thật), những nguyên nhân sâu xa của
nó và điều mà nó dẫn đến (kết quả hay hậu quả).
Chúng ta thấy ở Phương Tây, việc có rất nhiều sách bàn về một giai đoạn lịch sử, hiện thực lịch sử là chuyện bình thường.
Chỉ có ở Việt Nam, nhiều người vẫn tư duy theo cách phải có một cách nhìn gọi là “chuẩn”, “đúng” về lịch sử, về sự thật.
Đó là tư duy chính trị về lịch sử, tuy nhiên lịch sử là lịch sử, chính
trị là chính trị. Dùng chính trị để ghi chép lịch sử thì chắc chắn là sự
thật bị bóp méo.
Lựa chọn thông minh
Viết về lịch sử Việt Nam trong một giai đoạn khá dài, nhưng lại thể hiện
theo lối tự truyện là một lựa chọn thông minh của Trần Đĩnh cho phép
ông có một khoảng rộng để suy tư, diễn giải nội tâm cá nhân trước con
đường và những diễn biến lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện
đại, trong đó những người lãnh đạo cộng sản không chỉ ở trong nước mà cả
quốc tế (đặc biệt là Nga và Trung Quốc) đã chi phối số phận của dân tộc
như thế nào.
Lựa chọn đó cũng phù hợp với thế mạnh và cái chất Trần Đĩnh của tác giả:
Đó là chất văn được hình thành trên nền tảng văn hóa rất sâu dày và tài
năng của tác giả. Trần Đĩnh viết về lịch sử, nhưng lại có văn, điều
vắng bóng trong rất nhiều hồi ký, hay tự truyện của nhiều tác giả khác
(chưa kể vô số tác phẩm gọi là văn học trong nước, nhưng cũng chẳng có
văn).
Cái chất văn này nó mới làm cho quá khứ được nhìn một cách sống động và
được bọc bằng một lớp cảm xúc nhân văn. Cái chất văn này khơi lên và tô
đậm những điều mà lịch sử được ghi chép “khách quan” thường quên đi mất:
Đó là nỗi đau, những bi kịch của con người, là tâm thế cá nhân trước
diễn biến số phận của dân tộc.
Có tư tưởng
Một yếu tố quan trọng khác làm cho Đèn Cù trở thành một tác phẩm lớn: Đó
là tư tưởng. Tư tưởng của Trần Đĩnh rất nhất quán từ đầu đến cuối – đó
là ông không bao giờ tán thành bạo lực.
Từ khi nhận thức đó còn chưa rõ ràng đối với chàng thanh niên 17-18 tuổi
đi theo cách mạng này, trái tim Trần Đĩnh đã mách bảo ông rằng có cái
gì đó không ổn trong chết chóc của cả “quân ta” lẫn “quân địch”.
Ông đã chứng kiến đối mặt với cái chết thì vẻ mặt tất cả là kinh sợ như nhau.
Cái vô thức mơ hồ, le lói ban đầu này chính là cái ánh sáng bên trong
lớn dần đã soi đường cho sự lớn lên của ý thức của ông: Đó là “cứu
nước”, “giải phóng đất nước”, “thống nhất đất nước” hay tệ hơn là lựa
chọn chính trị, lựa chọn chế độ, bảo vệ bất kỳ chủ nghĩa nào không bao
giờ nên được coi là lý do để phải trả bằng xương máu của con người, dù
cho họ là ai.
Con đường nhận thức
Nhà thơ Hoàng Hưng nói với một tọa đàm của BBC rằng Đèn Cù có những giá trị đích thực. |
Đèn Cù giá trị cũng bởi tác giả kể chuyện chân thành, cho thấy trong cái
bối cảnh dài ấy, ông cũng trải qua một sự chuyển hóa về nhận thức, chứ
không phải ngay từ đầu ông đã đi được ngay đến những tư tưởng sau này.
Ông cũng thừa nhận ông cũng làm bồi bút, mê Hồ Chí Minh với Trường
Chinh, rồi “thất tình” với những con người này, hay rốt cục thì là thất
tình với chính lý tưởng chính trị mà chàng trai trẻ Trần Đĩnh lựa chọn
thuở nào.
Trong hành trình lịch sử của đất nước, ông lớn lên không phải bằng sự
kiện dân tộc, mà bằng những suy tư, nghiền ngẫm, bằng không ngừng đặt
câu hỏi tại sao về những sự kiện ấy. Và cứ mỗi trang sách sau của Đèn cù
người đọc lại thấy tác giả lớn lên một chút, sâu thêm một chút trong
khám phá hiện thực và nhận thức của mình để đạt tới chính kiến quang
minh.
Trong ngày chiến thắng mà cả dân tộc muôn người như một đều hân hoan,
Trần Đĩnh chỉ vui vì không phải có thêm người chết nữa, không vui vì
“chiến thắng”, và thậm chí bị công an chìm theo dõi ngay cả sự tách ra
một mình của ông, đủ để thấy Trần Đĩnh cô đơn đến mức nào trên con đường
tự nhận thức, tự đi tìm sự thật lịch sử của mình. Mà suy cho cùng thì
mọi con đường tự nhận thức đâu có thể là con đường tập thể.
Bài học lịch sử
Đèn cù cho thấy Trần Đĩnh có lý rất sớm, ông thấy sớm, và ông đã phải
nhận lấy sự đối xử tồi tệ của những người chỉ muốn nhân dân không thấy
gì cả và tuân phục, không cần nghĩ ngợi.
Điều chua chát nhất của lịch sử dân tộc dưới ngòi bút của Trần Đĩnh là
rốt cục cả một quốc gia của hàng chục triệu con người tự vỗ ngực là
chiến thắng mọi đế quốc lớn lại chỉ là cái ngựa giấy, voi giấy trong cái
đèn cù Trung Quốc-Nga-Mỹ.
Vậy thì là dân tộc này đã chiến thắng hay thất bại đây?
Sau Đèn Cù, câu trả lời cho nhiều người giờ đây đã có thể khác.
Bài học lịch sử vô cùng đau đớn cho cả dân tộc mà Trần Đĩnh chỉ ra và
dám nói ra: Đó là Việt Nam chưa hề có độc lập kể từ khi thoát khỏi thực
dân Pháp mà chỉ rơi vào sự nô dịch của các cường quốc khác theo một cách
khác ngoài sức tưởng tượng và kinh nghiệm của dân tộc này mà thôi.
Bài học này nói vào hôm nay có giá trị thức tỉnh cả dân tộc phải cảnh
giác với ông láng giềng khổng lồ đểu cáng Trung Quốc và phải quyết tâm
thóat bằng được khỏi sự nô dịch của nó, quyết không quay trở lại con
đường bị nô dịch như trước đây.
Nguyễn Điệp Hoa
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả từ Hà Nội.
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
'Đèn Cù có tư tưởng và nhận thức lớn'
Đèn cù cho thấy Trần Đĩnh có lý rất sớm, ông thấy sớm, và ông đã phải nhận lấy sự đối xử tồi tệ của những người chỉ muốn nhân dân không thấy gì cả và tuân phục, không cần nghĩ ngợi.
Với tôi, Đèn Cù là một tác phẩm lớn và có nhiều yếu tố làm nên tầm
lớn của tác phẩm. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi chỉ xin bàn về
một số điểm chính sau đây.
Để nói về Đèn Cù, điều đầu tiên tôi muốn bàn là về tính chân thật của
một tác phẩm lịch sử. Điều này nhiều người đã bàn, nhưng tôi không hẳn
đồng ý, và vì thế vẫn xin phép được nói ý kiến cá nhân ở đây.
Tác giả Trần Đĩnh cho rằng Đèn Cù là 'tiếng kêu đau' của ông. |
Thật hay không thật - tất nhiên đó là vấn đề cần đánh giá đầu tiên khi
nói về một tác phẩm phản ánh một giai đoạn lịch sử. Về vấn đề này, tôi
chỉ muốn góp thêm một bình luận là lịch sử được ghi lại là lịch sử của
người viết ra nó. Tất nhiên đây chỉ là một cách nói.
Nói điều này, tôi chỉ có hàm ý rằng chúng ta cần thừa nhận một sự thật
là không có cái gì được ghi lại một cách khách quan hoàn toàn, trừ khi
đó là dữ liệu (fact).
Các sách lịch sử, tác phẩm lịch sử đều là cách nhìn các dữ kiện ấy qua
con mắt của một con người có nhãn quan chính trị (dù muốn hay không).
Trên thực tế, bản thân các dữ kiện gọi là thật ấy cũng chỉ mới nói được
một phần của bức tranh tổng thể là toàn bộ sự sống và sự phát triển của
xã hội giai đoạn ấy, trong đó có tất cả những con người mà số phận bị
ảnh hưởng, những gì họ làm, và cả niềm vui và nỗi đau không thể đo đếm
được của họ.
Chỉ có sự vận động xảy ra của xã hội với cuộc sống có thật của mọi con
người trong đó là sự thật mà bất kỳ việc kể lại nào đều ít nhiều mang
màu sắc diễn giải, nghĩa là có yếu tố chủ quan.
Trong Đèn Cù có chi tiết về Trần Đĩnh khi ông bị cáo buộc rằng chuyên
đọc tà thư, ông trả lời, đại ý là: Tà thư nào? Cuộc sống ngoài kia kìa!
Vâng, cuộc sống - ấy mới là sự thật trọn vẹn.
Cho nên, sự thật lịch sử được viết lại là tương đối, nhưng nỗi đau trong
con người chứng kiến và trải nghiệm thì phải nói là có thật.
'Là tiếng kêu đau'
Trong Đèn Cù, Trần Đĩnh đã không từ chối nỗi đau của con người, nỗi đau
của cá nhân ông. Trước nỗi đau có thật của hàng chục triệu con người,
Đèn Cù ngầm đặt câu hỏi: Như thế mà bạn còn có thể vẫn lý sự đúng sai
sao? Liệu bạn có phải con người? Trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ,
Trần Đĩnh đã nói: “Đèn Cù là tiếng kêu đau của tôi”.
Có bài thơ nhan đề “Lịch sử” của tác giả trẻ Phương Đặng viết thế này:
Lịch sử chỉ là những kí ức đã phai. Nhưng chẳng thế nào do chúng ta quyết định.
Đen hay trắng hay ghi,Chúng có thể nói dối bịa đặt những câu chuyện
không có thật -Những gợn sóng trên mặt biển để che giấu sự xấu xíche đậy
tội ác xóa đi những gì chúng ta đã chịu đựng.
Chúng ta có thể khóc trong im lặngcho đến ngày chúng ta chết,nhưng sự
thật thuộc về chúng ta.Những trang sách có thể được viết lại nhưng mãi
mãi sẽ chỉ có một lịch sử mà thôi.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói Đèn Cù 'có văn' và 'đọc rất hay, rất vào'. |
Bài thơ là sự phản ứng với cách ghi chép về lịch sử tô vẽ hiện thực mà
quên mất con người trong đó. Điểm khác một chút của Trần Đĩnh đã làm nên
giá trị của Đèn Cù: Đó chính là ông quyết không chấp nhận sự im lặng
mãi mãi về nỗi đau này.
Như vậy, với những tác phẩm như Đèn Cù, cần chấp nhận lịch sử được viết
lại như là sự đa dạng hóa những sự diễn giải có suy tư, cảm xúc và quan
điểm của người viết về sự kiện (có thật), những nguyên nhân sâu xa của
nó và điều mà nó dẫn đến (kết quả hay hậu quả).
Chúng ta thấy ở Phương Tây, việc có rất nhiều sách bàn về một giai đoạn lịch sử, hiện thực lịch sử là chuyện bình thường.
Chỉ có ở Việt Nam, nhiều người vẫn tư duy theo cách phải có một cách nhìn gọi là “chuẩn”, “đúng” về lịch sử, về sự thật.
Đó là tư duy chính trị về lịch sử, tuy nhiên lịch sử là lịch sử, chính
trị là chính trị. Dùng chính trị để ghi chép lịch sử thì chắc chắn là sự
thật bị bóp méo.
Lựa chọn thông minh
Viết về lịch sử Việt Nam trong một giai đoạn khá dài, nhưng lại thể hiện
theo lối tự truyện là một lựa chọn thông minh của Trần Đĩnh cho phép
ông có một khoảng rộng để suy tư, diễn giải nội tâm cá nhân trước con
đường và những diễn biến lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện
đại, trong đó những người lãnh đạo cộng sản không chỉ ở trong nước mà cả
quốc tế (đặc biệt là Nga và Trung Quốc) đã chi phối số phận của dân tộc
như thế nào.
Lựa chọn đó cũng phù hợp với thế mạnh và cái chất Trần Đĩnh của tác giả:
Đó là chất văn được hình thành trên nền tảng văn hóa rất sâu dày và tài
năng của tác giả. Trần Đĩnh viết về lịch sử, nhưng lại có văn, điều
vắng bóng trong rất nhiều hồi ký, hay tự truyện của nhiều tác giả khác
(chưa kể vô số tác phẩm gọi là văn học trong nước, nhưng cũng chẳng có
văn).
Cái chất văn này nó mới làm cho quá khứ được nhìn một cách sống động và
được bọc bằng một lớp cảm xúc nhân văn. Cái chất văn này khơi lên và tô
đậm những điều mà lịch sử được ghi chép “khách quan” thường quên đi mất:
Đó là nỗi đau, những bi kịch của con người, là tâm thế cá nhân trước
diễn biến số phận của dân tộc.
Có tư tưởng
Một yếu tố quan trọng khác làm cho Đèn Cù trở thành một tác phẩm lớn: Đó
là tư tưởng. Tư tưởng của Trần Đĩnh rất nhất quán từ đầu đến cuối – đó
là ông không bao giờ tán thành bạo lực.
Từ khi nhận thức đó còn chưa rõ ràng đối với chàng thanh niên 17-18 tuổi
đi theo cách mạng này, trái tim Trần Đĩnh đã mách bảo ông rằng có cái
gì đó không ổn trong chết chóc của cả “quân ta” lẫn “quân địch”.
Ông đã chứng kiến đối mặt với cái chết thì vẻ mặt tất cả là kinh sợ như nhau.
Cái vô thức mơ hồ, le lói ban đầu này chính là cái ánh sáng bên trong
lớn dần đã soi đường cho sự lớn lên của ý thức của ông: Đó là “cứu
nước”, “giải phóng đất nước”, “thống nhất đất nước” hay tệ hơn là lựa
chọn chính trị, lựa chọn chế độ, bảo vệ bất kỳ chủ nghĩa nào không bao
giờ nên được coi là lý do để phải trả bằng xương máu của con người, dù
cho họ là ai.
Con đường nhận thức
Nhà thơ Hoàng Hưng nói với một tọa đàm của BBC rằng Đèn Cù có những giá trị đích thực. |
Đèn Cù giá trị cũng bởi tác giả kể chuyện chân thành, cho thấy trong cái
bối cảnh dài ấy, ông cũng trải qua một sự chuyển hóa về nhận thức, chứ
không phải ngay từ đầu ông đã đi được ngay đến những tư tưởng sau này.
Ông cũng thừa nhận ông cũng làm bồi bút, mê Hồ Chí Minh với Trường
Chinh, rồi “thất tình” với những con người này, hay rốt cục thì là thất
tình với chính lý tưởng chính trị mà chàng trai trẻ Trần Đĩnh lựa chọn
thuở nào.
Trong hành trình lịch sử của đất nước, ông lớn lên không phải bằng sự
kiện dân tộc, mà bằng những suy tư, nghiền ngẫm, bằng không ngừng đặt
câu hỏi tại sao về những sự kiện ấy. Và cứ mỗi trang sách sau của Đèn cù
người đọc lại thấy tác giả lớn lên một chút, sâu thêm một chút trong
khám phá hiện thực và nhận thức của mình để đạt tới chính kiến quang
minh.
Trong ngày chiến thắng mà cả dân tộc muôn người như một đều hân hoan,
Trần Đĩnh chỉ vui vì không phải có thêm người chết nữa, không vui vì
“chiến thắng”, và thậm chí bị công an chìm theo dõi ngay cả sự tách ra
một mình của ông, đủ để thấy Trần Đĩnh cô đơn đến mức nào trên con đường
tự nhận thức, tự đi tìm sự thật lịch sử của mình. Mà suy cho cùng thì
mọi con đường tự nhận thức đâu có thể là con đường tập thể.
Bài học lịch sử
Đèn cù cho thấy Trần Đĩnh có lý rất sớm, ông thấy sớm, và ông đã phải
nhận lấy sự đối xử tồi tệ của những người chỉ muốn nhân dân không thấy
gì cả và tuân phục, không cần nghĩ ngợi.
Điều chua chát nhất của lịch sử dân tộc dưới ngòi bút của Trần Đĩnh là
rốt cục cả một quốc gia của hàng chục triệu con người tự vỗ ngực là
chiến thắng mọi đế quốc lớn lại chỉ là cái ngựa giấy, voi giấy trong cái
đèn cù Trung Quốc-Nga-Mỹ.
Vậy thì là dân tộc này đã chiến thắng hay thất bại đây?
Sau Đèn Cù, câu trả lời cho nhiều người giờ đây đã có thể khác.
Bài học lịch sử vô cùng đau đớn cho cả dân tộc mà Trần Đĩnh chỉ ra và
dám nói ra: Đó là Việt Nam chưa hề có độc lập kể từ khi thoát khỏi thực
dân Pháp mà chỉ rơi vào sự nô dịch của các cường quốc khác theo một cách
khác ngoài sức tưởng tượng và kinh nghiệm của dân tộc này mà thôi.
Bài học này nói vào hôm nay có giá trị thức tỉnh cả dân tộc phải cảnh
giác với ông láng giềng khổng lồ đểu cáng Trung Quốc và phải quyết tâm
thóat bằng được khỏi sự nô dịch của nó, quyết không quay trở lại con
đường bị nô dịch như trước đây.
Nguyễn Điệp Hoa
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả từ Hà Nội.
(BBC)