Kinh Khổ
"Đi Ăn Ở Hà Nội" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại).
*
Hà Nội có nhiều món ngon; chuyện ấy ít người cãi. Nhưng món ăn ngon Hà Nội tập trung ở Phố cổ; mà nhà ở Phố cồ thì bé tẻo teo, thế nên hàng quán bày bán đầy vỉa hè, muốn ăn thì ngồi ngay đường đi, ghế thấp lè tè, toàn ghế nhựa. Món ăn cũng bày tràn ra đường mặc cho bụi đường và vi trùng ồ ạt. Hà Nội nổi tiếng là thành phố ô nhiễm bậc nhất cho nên thức ăn cũng thế thôi.
Ra Hà Nội tìm món ăn ngon của một thời trong văn của Thạch Lam, của Vũ Bằng và cả ông Nguyễn Tuân, những người được cho là sành ăn, thế nhưng khi thấy mọi người chen chúc ở vỉa hè và món ăn bày tràn cả lề đường thì ngại ngùng. Cũng có một số quán bán trong nhà, nhưng chật chội và bẩn cộng với muỗng đũa nhầy nhụa cả mỡ. Căn nhà ám khói và tràn giấy lau bay như bướm, trắng cả sàn. Chủ tiệm và người phục vụ có lẽ đắt khách quá nên chẳng cần lịch sự với khách. Họ trả lời cứ nhấm nha nhấm nhẳng. Chủ và tớ nhễ nhại mồ hôi cứ thế mà bưng bê thức ăn. Đặc biệt khi đi ăn ở các quán ăn Hà Nội, nhớ tuyệt đối đừng bao giờ đi vệ sinh, bởi đã vào đấy đi ra thì không thể ra ăn tiếp được vì nhà vệ sinh quá xá bẩn, bẩn tới phát khiếp.
Một lần tui vào Phở Thìn ở Phố Lò Đúc, ngồi một lát chẳng thấy ai hỏi mà quán thì nóng hầm hập, người chen chúc. Bàn ăn của quán là một dãy dài, ngồi chung chạ nhau. Đợi một hồi thấy chả có ai hỏi dù đã ra dấu nhiều lần với người phục vụ, nhưng các cậu ấy cứ tảng lờ. Ông khách ngồi chung bàn thấy thế mới bảo:
- “Ông phải ra ngoài kia gọi phở và trả tiền thì nó mới bưng vào.”
À ra thế! Gọi mấy bát phở, bảo chín, gầu. Cậu phục vụ lắc đầu:
- “Ở đây chỉ có một món tái lăn. Một bát 60 ngàn.”
Khi tô phở bưng ra, tui thử một muỗng nước lèo, đầy bột ngọt, thế là chỉ ăn được một vệt. Nhìn lui, một cặp vợ chồng trẻ và đứa con đang đứng chờ ngay sau lưng, tui đành đứng dậy. Ở đây không bán nước uống. Thôi thì để miệng nham nháp bột ngọt mà đi ra khỏi quán.
Người ta bảo Phở Bát Đàn ngon, tui lại không thích quán đó, dù có ngon, bởi cái kiểu cầm tô xếp hàng và thái độ khinh khi khách của tên lùn múc phở là tui không chịu được. Lại nghe Phở Dư, Phở Sướng, Phở Hàng Da… ăn cũng được lắm (?) Tui thuê xe đi ngang qua các quán này lại không dám vào vì quán nào cũng chen chúc, chỗ nào cũng chật chội.
Không ăn phở thì ăn bánh cuốn vậy! Nghe bảo ở Hàng Gà có bánh cuốn ngon, chợt nhớ cô bạn nhắn bảo ở phố Hàng Cót có quán bánh cuốn ăn được lắm. Tui hí hửng đi lộn về, gọi một dĩa nhưng rất thất vọng. Chạy qua Thanh Vân ở Hàng Gà, quán sạch sẽ, có quầy thu tiền ở cửa. Được giới thiệu “dĩa combo” gồm bánh cuốn và hai miếng chả cắt xéo giá 60 ngàn. Tui gọi ngay một đĩa, rồi cũng đành bỏ vì ăn không ngon; có lẽ khẩu vị của tui khác chăng? Tui bị cái tật là cảm thấy không ngon là bỏ, không ăn. Thà nhịn đói chứ không chịu ăn thứ dở.
Tui đành kêu cuốc xe trở về khách sạn. Đi ngang hàng quán bún, miến, cháo, gà, vịt, ngan, bún thang, bún ốc, chân gà, lòng lợn, cua, ốc, giò, nộm, chả cá… đẩy phố, nhưng thấy quán chiếm chật vỉa hè đành nhịn mà đi.
Một tối tui đi ăn bún chả gần khách sạn tui đang ở, đương nhiên là ngồi vỉa hè rồi. Đang ăn chợt thấy trước mặt, chị giúp việc rửa tô bằng cách nhúng vào một xô nước lợn cợn bún và rau, rồi cầm một cái khăn đã ngã màu theo tháng năm lau quanh, sắp thành chồng. Nhìn thế, tui phát nhợn, không ăn tiếp được.
Buổi sáng thức dậy sớm, một anh bạn người Hà Nội đem xe chở tui đi về làng Ước Lễ, nơi còn có cái cổng làng chụp hình. Anh bảo ghé Lý Thường Kiệt mua mấy gói xôi xéo ăn sang. Theo anh, đây là nơi bán xôi ngon nhất Hà thành. Tới nơi, thấy xôi, hành phi, giò chả để ngay dưới đất trên lối đi của người đi bộ, không sạp, không bàn ghế là đã thấy oải. Có ngon cũng thành dở.
Hà Nội vẫn có nhiều nhà hàng lịch sự và vệ sinh, nhưng người Hà Nội bảo rằng các món ăn ở đó không ngon, không đúng chất Hà Nội. Ăn ở các nơi đó là chưa thưởng thức được món ăn Hà Nội và chứng tỏ là không biết ăn.
Có lẽ Hà Nội là nơi có nhiều quán lề đường nhất nước và cũng có lẽ đó là phong cách ẩm thực của người Hà Nội. Tui ra Hà Nội rất nhiều lần từ thập niên 90 đến nay, nhận thấy cung cách mua bán hàng ăn ở Hà Nội không đổi mà ngày càng xô bồ và nhếch nhác hơn.
Đây là ý kiến và cách nhìn của một cá nhân, có thể chưa bao quát hết, nhưng cũng là nhận định của một người phương xa yêu Hà Nội viết vội về việc ăn ở Hà Nội.
Đỗ Duy Ngọc
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
- "Phương ngữ miền Nam Việt Nam đang bị xâm thực" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Chỉ Có Ở Việt Nam" - by Ku Búa / Trần Văn Giang (ghi lại).
"Đi Ăn Ở Hà Nội" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại).
*
Hà Nội có nhiều món ngon; chuyện ấy ít người cãi. Nhưng món ăn ngon Hà Nội tập trung ở Phố cổ; mà nhà ở Phố cồ thì bé tẻo teo, thế nên hàng quán bày bán đầy vỉa hè, muốn ăn thì ngồi ngay đường đi, ghế thấp lè tè, toàn ghế nhựa. Món ăn cũng bày tràn ra đường mặc cho bụi đường và vi trùng ồ ạt. Hà Nội nổi tiếng là thành phố ô nhiễm bậc nhất cho nên thức ăn cũng thế thôi.
Ra Hà Nội tìm món ăn ngon của một thời trong văn của Thạch Lam, của Vũ Bằng và cả ông Nguyễn Tuân, những người được cho là sành ăn, thế nhưng khi thấy mọi người chen chúc ở vỉa hè và món ăn bày tràn cả lề đường thì ngại ngùng. Cũng có một số quán bán trong nhà, nhưng chật chội và bẩn cộng với muỗng đũa nhầy nhụa cả mỡ. Căn nhà ám khói và tràn giấy lau bay như bướm, trắng cả sàn. Chủ tiệm và người phục vụ có lẽ đắt khách quá nên chẳng cần lịch sự với khách. Họ trả lời cứ nhấm nha nhấm nhẳng. Chủ và tớ nhễ nhại mồ hôi cứ thế mà bưng bê thức ăn. Đặc biệt khi đi ăn ở các quán ăn Hà Nội, nhớ tuyệt đối đừng bao giờ đi vệ sinh, bởi đã vào đấy đi ra thì không thể ra ăn tiếp được vì nhà vệ sinh quá xá bẩn, bẩn tới phát khiếp.
Một lần tui vào Phở Thìn ở Phố Lò Đúc, ngồi một lát chẳng thấy ai hỏi mà quán thì nóng hầm hập, người chen chúc. Bàn ăn của quán là một dãy dài, ngồi chung chạ nhau. Đợi một hồi thấy chả có ai hỏi dù đã ra dấu nhiều lần với người phục vụ, nhưng các cậu ấy cứ tảng lờ. Ông khách ngồi chung bàn thấy thế mới bảo:
- “Ông phải ra ngoài kia gọi phở và trả tiền thì nó mới bưng vào.”
À ra thế! Gọi mấy bát phở, bảo chín, gầu. Cậu phục vụ lắc đầu:
- “Ở đây chỉ có một món tái lăn. Một bát 60 ngàn.”
Khi tô phở bưng ra, tui thử một muỗng nước lèo, đầy bột ngọt, thế là chỉ ăn được một vệt. Nhìn lui, một cặp vợ chồng trẻ và đứa con đang đứng chờ ngay sau lưng, tui đành đứng dậy. Ở đây không bán nước uống. Thôi thì để miệng nham nháp bột ngọt mà đi ra khỏi quán.
Người ta bảo Phở Bát Đàn ngon, tui lại không thích quán đó, dù có ngon, bởi cái kiểu cầm tô xếp hàng và thái độ khinh khi khách của tên lùn múc phở là tui không chịu được. Lại nghe Phở Dư, Phở Sướng, Phở Hàng Da… ăn cũng được lắm (?) Tui thuê xe đi ngang qua các quán này lại không dám vào vì quán nào cũng chen chúc, chỗ nào cũng chật chội.
Không ăn phở thì ăn bánh cuốn vậy! Nghe bảo ở Hàng Gà có bánh cuốn ngon, chợt nhớ cô bạn nhắn bảo ở phố Hàng Cót có quán bánh cuốn ăn được lắm. Tui hí hửng đi lộn về, gọi một dĩa nhưng rất thất vọng. Chạy qua Thanh Vân ở Hàng Gà, quán sạch sẽ, có quầy thu tiền ở cửa. Được giới thiệu “dĩa combo” gồm bánh cuốn và hai miếng chả cắt xéo giá 60 ngàn. Tui gọi ngay một đĩa, rồi cũng đành bỏ vì ăn không ngon; có lẽ khẩu vị của tui khác chăng? Tui bị cái tật là cảm thấy không ngon là bỏ, không ăn. Thà nhịn đói chứ không chịu ăn thứ dở.
Tui đành kêu cuốc xe trở về khách sạn. Đi ngang hàng quán bún, miến, cháo, gà, vịt, ngan, bún thang, bún ốc, chân gà, lòng lợn, cua, ốc, giò, nộm, chả cá… đẩy phố, nhưng thấy quán chiếm chật vỉa hè đành nhịn mà đi.
Một tối tui đi ăn bún chả gần khách sạn tui đang ở, đương nhiên là ngồi vỉa hè rồi. Đang ăn chợt thấy trước mặt, chị giúp việc rửa tô bằng cách nhúng vào một xô nước lợn cợn bún và rau, rồi cầm một cái khăn đã ngã màu theo tháng năm lau quanh, sắp thành chồng. Nhìn thế, tui phát nhợn, không ăn tiếp được.
Buổi sáng thức dậy sớm, một anh bạn người Hà Nội đem xe chở tui đi về làng Ước Lễ, nơi còn có cái cổng làng chụp hình. Anh bảo ghé Lý Thường Kiệt mua mấy gói xôi xéo ăn sang. Theo anh, đây là nơi bán xôi ngon nhất Hà thành. Tới nơi, thấy xôi, hành phi, giò chả để ngay dưới đất trên lối đi của người đi bộ, không sạp, không bàn ghế là đã thấy oải. Có ngon cũng thành dở.
Hà Nội vẫn có nhiều nhà hàng lịch sự và vệ sinh, nhưng người Hà Nội bảo rằng các món ăn ở đó không ngon, không đúng chất Hà Nội. Ăn ở các nơi đó là chưa thưởng thức được món ăn Hà Nội và chứng tỏ là không biết ăn.
Có lẽ Hà Nội là nơi có nhiều quán lề đường nhất nước và cũng có lẽ đó là phong cách ẩm thực của người Hà Nội. Tui ra Hà Nội rất nhiều lần từ thập niên 90 đến nay, nhận thấy cung cách mua bán hàng ăn ở Hà Nội không đổi mà ngày càng xô bồ và nhếch nhác hơn.
Đây là ý kiến và cách nhìn của một cá nhân, có thể chưa bao quát hết, nhưng cũng là nhận định của một người phương xa yêu Hà Nội viết vội về việc ăn ở Hà Nội.
Đỗ Duy Ngọc
Trần Văn Giang (ghi lại)