Truyện Ngắn & Phóng Sự

Đoạn Đường Răng Cưa - Topa

( HNPĐ )Ông Tân say sưa đếm những bước chân đi cho đến khi thấm mệt ông mới chịu ngồi nghỉ. Ông ngồi im lặng như tượng nhìn chằm chằm vào cái gùi chứa hơn ba mươi trái su su



( HNPĐ ) Ông Tân say sưa đếm những bước chân đi cho đến khi thấm mệt ông mới chịu ngồi nghỉ. Ông ngồi im lặng như tượng nhìn chằm chằm vào cái gùi chứa hơn ba mươi trái su su hái ở trong vườn nhà của ông. Hôm nay là lần thứ nhất ông gùi su su đến cho bạn chứ trong vườn nhà của ông bạn ông cũng có trồng su su. Tuần nào cũng vậy, ít ra là một lần, ông phải đi trên con đường rừng này để đến thăm gia đình người bạn cùng đơn vị năm xưa nay đang bị bệnh nặng. Ông đã sáu mươi bảy tuổi, và vì lo cho sức khỏe nên ông phải đi bộ thường xuyên. Ông thường nói với người bạn: “Khi nào tôi còn đi được thì tôi vẫn muốn đi trên con đường này, thay vì đi trên đường lộ, con đường này tuy không… êm cho người lớn tuổi là tôi, nhưng con đường đối với gia đình tôi đã có quá nhiều kỷ niệm”.
Cái gùi tuy không lớn nhưng với sức khỏe hiện tại thì quả là nặng đối với ông. Ông lấy gói cơm nắm với muối đậu ra ăn. Cơm nắm với muối đậu là món ăn thông thường của dân nghèo miền Bắc được đem vào Nam từ khi đất nước bị chia đôi. Mẹ của ông học được cách làm cơm nắm của một gia đình di cư, và, ông học lại của mẹ nên mỗi khi đi đâu xa cả ngày là ông luôn làm cơm nắm đem theo. Gói muối đậu của ông thì đậu phải luôn nhiều nhiều hơn muối vì hai trái thận của ông không còn được mạnh như xưa nữa.
Cái gùi bỗng tự nhiên ngã về một bên rồi lăn xuống triền dốc, chạm vào một tảng đá phía dưới cách khoảng hai mươi thước rồi nằm im. Ông tự trách mình đã không để ý khi đặt cái gùi nên cái gùi mới bị lăn xuống phía dưới xa. Ông không thể thấy cái gùi bị bể hay không. Nhưng, chắc chắn mấy chục trái su su sẽ bị văng tứ tung vào trong những bụi cây. Ông nhìn xung quanh để tìm lối đi, và, ông bắt đầu đi xuống bằng cách hai tay nắm lấy những cành cây rồi cẩn thận dò từng bước một. Lúc ấy là mười hai giờ trưa nhưng ánh nắng đã bị che khuất bởi những cây rừng và khí hậu thì khoảng mười sáu mười bảy độ, nhưng mặt của ông vẫn nhễ nhại mồ hôi. Cách chỗ cái gùi khoảng chục thước có một dòng nước trong vắt chảy dài; có lẽ chảy về Cầu Đất chăng? Ông đến bên dòng nước và lấy hai bàn tay bụm lại để vốc nước lên uống. Bỗng, mắt của ông nhìn thấy một vật thật lớn và có hình dạng không thẳng. Tò mò ông đi đến gần hơn ông mới biết đó là một đoạn răng cưa của đường ray xe lửa. Một nỗi xúc động dâng tràn làm cho trái tim của ông đập liên hồi. Khác với đường ray xe lửa thông thường, đường ray xe lửa từ Phan Rang Tháp Chàm đến Dalat có thêm một đường ray ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tầu kéo cũng có răng móc, được chế tạo đặc biệt không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc. Ông không ngờ chính nơi đây, và cũng chính đoạn răng cưa của đường ray xe lửa dài khoảng bảy mươi phân mà mấy chục năm trước, năm 1976  khi nhà cầm quyền Việt Cộng khỏi sự cho tháo gỡ đường ray xe lửa tuyệt đẹp mà người Pháp phải mất đến ba mươi năm mới hoàn thành… Ông đã chôn giấu đoạn răng cưa nơi đây để mong có ngày đem về nhà làm kỷ niệm. Mấy chục năm qua, mà mỗi tuần ông vẫn thường đi trên con đường mà ngày trước từng có đường ray xe lửa có răng cưa; vậy mà ông lại quên bẵng đi “kỷ vật” mà ông đã cất giấu. Ba của ông là người đã góp công sức trong vai trò ông cai suốt nhiều năm để tạo dựng con đường xe lửa có răng cưa này. Còn ông, Năm 1976 là người bị Việt Cộng bắt đi tháo gỡ đường ray xe lửa này. Đường ray xe lửa tuyệt đẹp và hùng vĩ dài tám mươi bốn cây số chạy từ tỉnh lỵ Phan Rang Tháp Chàm và len lỏi qua các khu rừng rậm, rồi leo lên các đồi núi, chạy qua các con suối, rồi mới đến điểm cuối cùng là trung tâm thành phố nghỉ mát Dalat. Đường ray xe lửa này chỉ trong không đầy hai năm đã bị nhà cầm quyền Việt Cộng “giải phóng” mà, “công lớn” lại chính do người từng góp một phần công sức tạo dựng lên nó.
Ông buồn bã ngồi ngay xuống bên đoạn răng cưa của đường ray xe lửa. Dĩ vãng một thời thật đẹp về một miền quê hương thanh bình với những người thân yêu bỗng hiện về trong trí ông…

***
Năm 1919 tại xã Trạm Hành thuộc thành phố Dalat có người thiếu niên tên Trí mới vừa chín tuổi. Trí đã được một người Pháp vốn là người từng đi trong đoàn khảo sát địa lý để xây dựng con đường xe lửa từ Phan Rang đến Dalat giúp đỡ nhiều. Trí được gởi vào một trường dòng để học, nhưng, có lẽ số của Trí đen đúa nên thi hoài mà không đậu mặc dù rất siêng học và học rất khá. Tiếng Pháp Trí nói rất thông thạo nên đến năm 1930,  khi đó Trí hai mươi tuổi thì người Pháp đó giới thiệu vào làm cai trong sở hỏa xa và chỉ huy một nhóm công nhân người Việt phụ làm con đường xe lửa đoạn từ Đơn Dương đến Trạm Hành và kết thúc tại Dalat vào Năm 1933. Mặc dù được một người Pháp tốt bụng giúp đỡ mọi việc để tiến thân, nhưng, cuối năm 1941 Trí đã nghe lời một người theo Việt Minh nên cho rằng người Pháp là kẻ thù của dân tộc Việt.
Ông Trí ý thức được là cuộc đời của ông phải dâng hiến cho quê hương nên ông quyết định tham gia vào mặt trận Việt Minh rồi tham dự nhiều trận đánh và phá hoại. Một lần kia trong tổ của ông Trí phục kích một chiếc xe jeep chở một viên sĩ quan Pháp và ba người lính trên đoạn đường từ Đơn Dương đến Sông Pha. Lần đó người tổ trưởng của ông Trí và hai người đồng chí bị tử thương, nhưng ông Trí thì lại không bị hề hấn gì. Ông Trí lôi thi thể của người sĩ quan Pháp và ba nguời lính bảo vệ đến một khe núi và quăng xuống. Những tử thi của quân Pháp không hề làm cho ông bị rúng động. Hài lòng với công việc của mình, ông quay gót đến chỗ cái va-ly của viên sĩ quan Pháp để xem bên trong có gì quan trọng. Ông không ngờ trong cái va-ly chứa đầy tiền. Ông vui mừng hớn hở vì với công trạng này thì chắc chắn ông sẽ được khen thưởng và được thăng cấp. Trước khi mang cái va-ly đi, ông Trí đến ngồi nghỉ trên thảm rêu, nơi gốc cây thông để suy tính làm sao đem tiền đi an toàn và thật nhanh. Ông trải tấm ny lon mà ông dùng để che mưa, đặt những bó tiền vào và cột chặt. Cái tấm ny lon bây giờ căng phồng lên và được ông khoác lên sau lưng; trông ông giống như là phu khuân vác, ông bước đi thẳng vào rừng.
Ông luôn tự hỏi, sẽ giấu tiền ở đâu cho an toàn vì ông biết quân Pháp sẽ mở nhiều cuộc truy lùng. Khi còn cách nhà chừng bốn cây số, ông Trí đã chôn giấu cái bao tiền giữa những hòn đá ngổn ngang và gần một dòng nước mà ông chắc chắn sẽ nhận ra. Sửa soạn lại áo quần cho ngay ngắn, ông trở về nhà bằng con đường quốc lộ để không bị nghi ngờ.
Về đến nhà an toàn, ông uống cạn hai xị rượu đế rồi lên giường đánh một giấc dài… Cho đến khi ông bị dựng dậy vì lính Pháp đang đi truy lùng Việt Minh. Ông hoàn toàn không bị nghi ngờ vì từng là ông cai có giao hảo mật thiết với người Pháp.
Chiến tranh chấm dứt và đất nước bị chia đôi. Ông Trí để người vợ và thằng con trai lúc đó được sáu tuổi ở lại Trạm Hành, còn ông thì đi tập kết ra miền Bắc.
Chiều tối ngày 7 tháng 12 năm 1975, Tân và mẹ đang ăn cơm thì có một người đàn ông đến đứng trước cửa nhà và nhìn vào bên trong. Tân vội vàng đi ra cửa.Tân hơi chột dạ vì người đứng trước mặt anh là viên cán bộ Việt Cộng lạ mặt. Tân thật sự lo lắng vì anh từng cầm súng chiến đấu trong màu áo binh chủng Thủy Quân Lục Chiến thuộc Tiểu đoàn 2 Trâu Điên và đã đi “học tập”  ba ngày. Khi đó Tân mới hai mươi bảy tuổi.
- Thưa ông muốn tìm ai?
Viên cán bộ Việt Cộng nhìn ngay mặt Tân và không vội trả lời. Sự im lặng của viên cán bộ Việt Cộng làm cho Tân thật sự lo lắng. Anh chỉ sợ bị Việt Cộng, vốn có tính nhỏ mọn nên rồi sẽ trả thù anh, mặc dù khi buông súng cấp bậc của Tân chỉ là Hạ sĩ nhất. Tân sợ mẹ sẽ đau khổ rồi không chịu đựng được vì bà đang mang trong mình hai căn bệnh hiểm nghèo: bệnh tiểu đường và cao máu. Viên cán bộ không có vẻ mặt hung ác nhưng lại lộ vẻ xúc động khi nhìn trân trân ngay mặt Tân, và, cuối cùng viên cán bộ cũng lên tiếng:
- Có phải… anh.. là Tân không?
- Dạ, chính tôi là Tân. Mời ông vào nhà…
Thấy con lâu quá không trở vào ăn tiếp nên mẹ của Tân đi ra cửa. Bà vừa đi đến cửa liền ồ lên một tiếng thật lớn rồi cứ đứng như bị trời trồng nhìn người cán bộ mà không thốt ra được câu nào. Sự xúc động của mẹ làm cho Tân nhìn ông cán bộ và anh cũng vừa chợt hiểu ra, đây là người mà mẹ anh thường kể cho anh nghe. Gương mặt của viên cán bộ quá khắc khổ và dày dạn phong sương. Với cái “xắc cốt” lủng lẳng bên hông, Tân hiểu là viên cán bộ cũng có chức có quyền mặc dù ông đang mặc bộ đồ ka ki và không đeo lon. Viên cán bộ có một chút nghẹn ngào khi hỏi mà câu nói bị ngắt từng chữ:
- Bà… bà… và… con…
Mẹ của Tân nói với hai hàng nước mắt đang tuôn tràn:
- Ông… Trí… Anh khỏe không? Anh… vào nhà… đi.
Ông Trí đi vào nhà và đôi mắt của ông hướng nhìn đến mâm cơm chỉ có độc nhất dĩa rau lang luộc chấm nước tương và bên cạnh mâm có nồi cơm độn khoai, nhưng khoai thì nhiều hơn cơm. Ông cứ nhìn mâm cơm nhưng không nói gì. Thấy ông im lặng lâu nên mẹ của Tân lên tiếng:
- Nhà không có gì để đãi… anh. Anh… uống nước trà nhé?
Ông Trí có lẽ vì quá xúc động nên vẫn không nói gì. Một lúc thật lâu sau, ông nói trong khi hai con mắt vẫn nhìn ngay mâm cơm:
- Đất nước mới hết chiến tranh nên còn nhiều khó khăn. Chỉ trong một thời gian không lâu nữa thì sẽ không còn cảnh kham khổ như thế này. Tôi vừa được điều về làm việc tại thành phố Dalat. Tôi sẽ trở lại thăm bà và… thằng Tân. Chúng ta còn nhiều chuyện để nói lắm nhưng hiện tôi không có thời gian. Tôi… tôi… nhân tiện trên đường đến thành phố nhận công tác nên ghé qua… nhà… Tôi muốn biết… muốn xem cuộc sống của bà và… thằng Tân ra sao.
Ông như sợ nhìn mặt mẹ con Tân hay sao nên ông cứ nhìn ngay mâm cơm. Ông lấy từ trong cái “xắc cốt” ra hai tờ năm mươi đồng và để gần mâm cơm rồi ông quay người bước đi thẳng ra khỏi nhà như chạy và không quay mặt nhìn lại phía sau.Tân và mẹ chỉ biết đứng im nhìn theo ông cho đến khi ông mất hút ở ngõ quẹo.
Tân không thể nào nuốt trôi mấy củ khoai được nữa. Hình ảnh ông Trí, người đã tạo ra Tân và tuy không nuôi dưỡng nhưng Tân vẫn phải gọi là cha. Người cha mà Tân mới gặp lần đầu không quá mười lăm phút, làm cho Tân cảm thấy xót xa cho mẹ nhiều. Người mà khi nói không dám nhìn ngay người đối diện tức là người không ngay thẳng. Người như vậy mà Tân phải gọi là cha sao. Tân chưa thấy người cha nào ở miền Nam này khi gặp lại vợ con mà không tỏ một chút tình cảm nào như ông. Mẹ của Tân thì nãy giờ vẫn ngồi thừ người như suy nghĩ chứ cũng không còn khóc và cũng không còn ăn uống gì được nữa. Có lẽ bà không ngờ người mà bà quyết ở vậy để chờ ngày sum họp, nhưng lại không có một cử chi nào gọi là thương nhớ khi gặp lại nhau.

***
Ông Trí cầm ly rượu lên và uống cạn. Tân cũng uống cạn ly cho ông vui. Đây không biết là lần thứ mấy ông Trí trở lại đây và uống rượu cùng với Tân. Nhưng hôm nay ông Trí có điều gì đó làm cho ông bực mình nên ông uống có hơi nhiều. Ông nói như đang tức giận:
- Tôi đã nói hết lời nhưng họ vẫn nhất quyết phải tháo gỡ đường ray xe lửa. Họ viện dẫn là, tàn quân… chế độ cũ sẽ dùng con đường xe lửa để chuyển quân từ Tháp Chàm lên… giải phóng Dalat. Chỉ có phá con đường xe lửa đó thì Dalat mới được bình yên. Có một điều cay đắng cho tôi là…
Ông Trí lại cầm ly rượu lên uống cạn. Lúc này mặt của ông đã đỏ như bốc lửa có lẽ vì tức giận hơn là vì rượu. Những lần qua ông uống rất nhiều mà tửu lượng củaTân cũng thuộc loại khá nhưng cũng phải chào thua ông. Ông nhìn ngay mắt của Tân và nói như bị uất nghẹn:
- Một điều cay đắng cho tôi đó là… tôi… tôi sẽ là người chỉ huy tháo gỡ đường ray xe lửa.
Nói rồi bỗng ông cười lên sặc sụa như người đang lên cơn điên. Mặt ông đã đỏ nay càng đỏ hơn như Quan Công và ông cười như chưa bao giờ được cười như vậy.
- Ngày xưa… tôi làm cai trong việc dựng đường ray xe lửa. Hôm nay chính tôi sẽ chỉ huy tháo gỡ đường ray đó. Ha ha ha. Người Pháp hoàn toàn không xấu như tôi vẫn nghĩ… anh Tân à. Họ đã có công lớn xây dựng… Anh Tân có biết không, người Pháp đã bỏ ra ba mươi năm với biết bao công sức khó nhọc và của cải để hoàn thành con đường xe lửa đó, vậy mà nay tôi được lệnh phải tháo gỡ toàn bộ chỉ trong… một năm thôi. Ha ha ha. Đánh xong giặc Mỹ ta sẽ… phá hoại bằng mười lần hơn trong chiến tranh. Ha ha ha.Ha ha ha… Tháo đi rồi thì sẽ không bao giờ dựng lại được nữa đâu. Tôi không hiểu tại sao người cộng sản lại ngu đến như vậy được chứ. Vậy mà… vậy mà tôi đã ngu và đi theo họ suốt bao năm trời. Ha ha ha. Ha ha ha…
Ông cười mà như đang rống nên rất lớn. Tân vội vàng đứng lên đi đóng cửa lại. Anh không muốn những chuyện rắc rối đưa đến mặc dù ông Trí không sợ.
Ông Trí đã say rồi. Trong lúc say ông không còn sợ gì nữa, ông lôi tên những người lãnh đạo đã khai tử cái gọi là, Mặt trận giải phóng miền Nam mà ông từng tin tưởng, ra chửi. Chửi đã rồi ông lại cười… Ông gục ngay tại mâm cơm. Mâm cơm hôm nay có món thịt heo rừng nướng chấm với tương Bắc do chính ông đem đến… để hai cha con cùng ăn. Mẹ của Tân đã không còn nữa. Có lẽ bà vì thất vọng khi gặp lại người từng hứa hẹn với bà những điều quá tốt đẹp nên bà quyết ở vậy chờ ông để rồi mọi sự đã không như bà mơ ước nên bà… đi, không lâu sau khi gặp lại ông. Người vợ sau của ông Trí cũng đã mất tại Dalat khi vừa đến thành phố này chưa được bao lâu.

***
Như những người trẻ đồng trang lứa sau ngày miền Nam mất vào tay Việt cộng, Tân bị buộc phải tham gia vào cái gọi là “Thanh Niên Xung Phong” và, bị bắt đi tháo đường ray xe lửa đoạn từ Trại Mát xuống đến Đơn Dương mà ông Trí thì không muốn can thiệp cho Tân. Trong một buổi họp của thành phố, ông Trí đã nêu ra đủ lý do để đường ray xe lửa không bị tháo gỡ hoàn toàn. Một trong những lý do được nhà cầm quyền thành phố chấp nhận là: “Nếu tàn quân dùng đường xe lửa để chuyển quân, thì khi đang trên đường đến Dalat chúng ta đã có dư thời gian để chận họ lại từ Trại Mát”. Thế là nhà cầm quyền thành phố đồng ý để lại đoạn đường ray từ Dalat đến Trại Mát. Nhờ vậy mà đoạn đường đó vẫn còn cho đến nay như là một minh chứng cho sự sai lầm và ngu dốt của người cộng sản.
Sau khi hoàn thành việc tháo gỡ đường ray thì ông Trí bị cho nghỉ hưu với lý do đã lớn tuổi. Từ đó ông về sống hẳn trong căn nhà mà ông đã gầy dựng lên từ khi ông còn trai trẻ. Ông Trí vì quá buồn, quá hối hận, nên ông uống rượu ngày đêm nhưng lại ăn ít. Rồi ông cũng từ giã cõi đời trong một chiều đi thăm mộ mẹ của Tân và bị trúng gió. Đám tang ông Trí thật đơn sơ và buồn thảm vì chỉ có một người thân duy nhất đi đưa tiễn là người con trai của ông./.

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đoạn Đường Răng Cưa - Topa

( HNPĐ )Ông Tân say sưa đếm những bước chân đi cho đến khi thấm mệt ông mới chịu ngồi nghỉ. Ông ngồi im lặng như tượng nhìn chằm chằm vào cái gùi chứa hơn ba mươi trái su su



( HNPĐ ) Ông Tân say sưa đếm những bước chân đi cho đến khi thấm mệt ông mới chịu ngồi nghỉ. Ông ngồi im lặng như tượng nhìn chằm chằm vào cái gùi chứa hơn ba mươi trái su su hái ở trong vườn nhà của ông. Hôm nay là lần thứ nhất ông gùi su su đến cho bạn chứ trong vườn nhà của ông bạn ông cũng có trồng su su. Tuần nào cũng vậy, ít ra là một lần, ông phải đi trên con đường rừng này để đến thăm gia đình người bạn cùng đơn vị năm xưa nay đang bị bệnh nặng. Ông đã sáu mươi bảy tuổi, và vì lo cho sức khỏe nên ông phải đi bộ thường xuyên. Ông thường nói với người bạn: “Khi nào tôi còn đi được thì tôi vẫn muốn đi trên con đường này, thay vì đi trên đường lộ, con đường này tuy không… êm cho người lớn tuổi là tôi, nhưng con đường đối với gia đình tôi đã có quá nhiều kỷ niệm”.
Cái gùi tuy không lớn nhưng với sức khỏe hiện tại thì quả là nặng đối với ông. Ông lấy gói cơm nắm với muối đậu ra ăn. Cơm nắm với muối đậu là món ăn thông thường của dân nghèo miền Bắc được đem vào Nam từ khi đất nước bị chia đôi. Mẹ của ông học được cách làm cơm nắm của một gia đình di cư, và, ông học lại của mẹ nên mỗi khi đi đâu xa cả ngày là ông luôn làm cơm nắm đem theo. Gói muối đậu của ông thì đậu phải luôn nhiều nhiều hơn muối vì hai trái thận của ông không còn được mạnh như xưa nữa.
Cái gùi bỗng tự nhiên ngã về một bên rồi lăn xuống triền dốc, chạm vào một tảng đá phía dưới cách khoảng hai mươi thước rồi nằm im. Ông tự trách mình đã không để ý khi đặt cái gùi nên cái gùi mới bị lăn xuống phía dưới xa. Ông không thể thấy cái gùi bị bể hay không. Nhưng, chắc chắn mấy chục trái su su sẽ bị văng tứ tung vào trong những bụi cây. Ông nhìn xung quanh để tìm lối đi, và, ông bắt đầu đi xuống bằng cách hai tay nắm lấy những cành cây rồi cẩn thận dò từng bước một. Lúc ấy là mười hai giờ trưa nhưng ánh nắng đã bị che khuất bởi những cây rừng và khí hậu thì khoảng mười sáu mười bảy độ, nhưng mặt của ông vẫn nhễ nhại mồ hôi. Cách chỗ cái gùi khoảng chục thước có một dòng nước trong vắt chảy dài; có lẽ chảy về Cầu Đất chăng? Ông đến bên dòng nước và lấy hai bàn tay bụm lại để vốc nước lên uống. Bỗng, mắt của ông nhìn thấy một vật thật lớn và có hình dạng không thẳng. Tò mò ông đi đến gần hơn ông mới biết đó là một đoạn răng cưa của đường ray xe lửa. Một nỗi xúc động dâng tràn làm cho trái tim của ông đập liên hồi. Khác với đường ray xe lửa thông thường, đường ray xe lửa từ Phan Rang Tháp Chàm đến Dalat có thêm một đường ray ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tầu kéo cũng có răng móc, được chế tạo đặc biệt không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc. Ông không ngờ chính nơi đây, và cũng chính đoạn răng cưa của đường ray xe lửa dài khoảng bảy mươi phân mà mấy chục năm trước, năm 1976  khi nhà cầm quyền Việt Cộng khỏi sự cho tháo gỡ đường ray xe lửa tuyệt đẹp mà người Pháp phải mất đến ba mươi năm mới hoàn thành… Ông đã chôn giấu đoạn răng cưa nơi đây để mong có ngày đem về nhà làm kỷ niệm. Mấy chục năm qua, mà mỗi tuần ông vẫn thường đi trên con đường mà ngày trước từng có đường ray xe lửa có răng cưa; vậy mà ông lại quên bẵng đi “kỷ vật” mà ông đã cất giấu. Ba của ông là người đã góp công sức trong vai trò ông cai suốt nhiều năm để tạo dựng con đường xe lửa có răng cưa này. Còn ông, Năm 1976 là người bị Việt Cộng bắt đi tháo gỡ đường ray xe lửa này. Đường ray xe lửa tuyệt đẹp và hùng vĩ dài tám mươi bốn cây số chạy từ tỉnh lỵ Phan Rang Tháp Chàm và len lỏi qua các khu rừng rậm, rồi leo lên các đồi núi, chạy qua các con suối, rồi mới đến điểm cuối cùng là trung tâm thành phố nghỉ mát Dalat. Đường ray xe lửa này chỉ trong không đầy hai năm đã bị nhà cầm quyền Việt Cộng “giải phóng” mà, “công lớn” lại chính do người từng góp một phần công sức tạo dựng lên nó.
Ông buồn bã ngồi ngay xuống bên đoạn răng cưa của đường ray xe lửa. Dĩ vãng một thời thật đẹp về một miền quê hương thanh bình với những người thân yêu bỗng hiện về trong trí ông…

***
Năm 1919 tại xã Trạm Hành thuộc thành phố Dalat có người thiếu niên tên Trí mới vừa chín tuổi. Trí đã được một người Pháp vốn là người từng đi trong đoàn khảo sát địa lý để xây dựng con đường xe lửa từ Phan Rang đến Dalat giúp đỡ nhiều. Trí được gởi vào một trường dòng để học, nhưng, có lẽ số của Trí đen đúa nên thi hoài mà không đậu mặc dù rất siêng học và học rất khá. Tiếng Pháp Trí nói rất thông thạo nên đến năm 1930,  khi đó Trí hai mươi tuổi thì người Pháp đó giới thiệu vào làm cai trong sở hỏa xa và chỉ huy một nhóm công nhân người Việt phụ làm con đường xe lửa đoạn từ Đơn Dương đến Trạm Hành và kết thúc tại Dalat vào Năm 1933. Mặc dù được một người Pháp tốt bụng giúp đỡ mọi việc để tiến thân, nhưng, cuối năm 1941 Trí đã nghe lời một người theo Việt Minh nên cho rằng người Pháp là kẻ thù của dân tộc Việt.
Ông Trí ý thức được là cuộc đời của ông phải dâng hiến cho quê hương nên ông quyết định tham gia vào mặt trận Việt Minh rồi tham dự nhiều trận đánh và phá hoại. Một lần kia trong tổ của ông Trí phục kích một chiếc xe jeep chở một viên sĩ quan Pháp và ba người lính trên đoạn đường từ Đơn Dương đến Sông Pha. Lần đó người tổ trưởng của ông Trí và hai người đồng chí bị tử thương, nhưng ông Trí thì lại không bị hề hấn gì. Ông Trí lôi thi thể của người sĩ quan Pháp và ba nguời lính bảo vệ đến một khe núi và quăng xuống. Những tử thi của quân Pháp không hề làm cho ông bị rúng động. Hài lòng với công việc của mình, ông quay gót đến chỗ cái va-ly của viên sĩ quan Pháp để xem bên trong có gì quan trọng. Ông không ngờ trong cái va-ly chứa đầy tiền. Ông vui mừng hớn hở vì với công trạng này thì chắc chắn ông sẽ được khen thưởng và được thăng cấp. Trước khi mang cái va-ly đi, ông Trí đến ngồi nghỉ trên thảm rêu, nơi gốc cây thông để suy tính làm sao đem tiền đi an toàn và thật nhanh. Ông trải tấm ny lon mà ông dùng để che mưa, đặt những bó tiền vào và cột chặt. Cái tấm ny lon bây giờ căng phồng lên và được ông khoác lên sau lưng; trông ông giống như là phu khuân vác, ông bước đi thẳng vào rừng.
Ông luôn tự hỏi, sẽ giấu tiền ở đâu cho an toàn vì ông biết quân Pháp sẽ mở nhiều cuộc truy lùng. Khi còn cách nhà chừng bốn cây số, ông Trí đã chôn giấu cái bao tiền giữa những hòn đá ngổn ngang và gần một dòng nước mà ông chắc chắn sẽ nhận ra. Sửa soạn lại áo quần cho ngay ngắn, ông trở về nhà bằng con đường quốc lộ để không bị nghi ngờ.
Về đến nhà an toàn, ông uống cạn hai xị rượu đế rồi lên giường đánh một giấc dài… Cho đến khi ông bị dựng dậy vì lính Pháp đang đi truy lùng Việt Minh. Ông hoàn toàn không bị nghi ngờ vì từng là ông cai có giao hảo mật thiết với người Pháp.
Chiến tranh chấm dứt và đất nước bị chia đôi. Ông Trí để người vợ và thằng con trai lúc đó được sáu tuổi ở lại Trạm Hành, còn ông thì đi tập kết ra miền Bắc.
Chiều tối ngày 7 tháng 12 năm 1975, Tân và mẹ đang ăn cơm thì có một người đàn ông đến đứng trước cửa nhà và nhìn vào bên trong. Tân vội vàng đi ra cửa.Tân hơi chột dạ vì người đứng trước mặt anh là viên cán bộ Việt Cộng lạ mặt. Tân thật sự lo lắng vì anh từng cầm súng chiến đấu trong màu áo binh chủng Thủy Quân Lục Chiến thuộc Tiểu đoàn 2 Trâu Điên và đã đi “học tập”  ba ngày. Khi đó Tân mới hai mươi bảy tuổi.
- Thưa ông muốn tìm ai?
Viên cán bộ Việt Cộng nhìn ngay mặt Tân và không vội trả lời. Sự im lặng của viên cán bộ Việt Cộng làm cho Tân thật sự lo lắng. Anh chỉ sợ bị Việt Cộng, vốn có tính nhỏ mọn nên rồi sẽ trả thù anh, mặc dù khi buông súng cấp bậc của Tân chỉ là Hạ sĩ nhất. Tân sợ mẹ sẽ đau khổ rồi không chịu đựng được vì bà đang mang trong mình hai căn bệnh hiểm nghèo: bệnh tiểu đường và cao máu. Viên cán bộ không có vẻ mặt hung ác nhưng lại lộ vẻ xúc động khi nhìn trân trân ngay mặt Tân, và, cuối cùng viên cán bộ cũng lên tiếng:
- Có phải… anh.. là Tân không?
- Dạ, chính tôi là Tân. Mời ông vào nhà…
Thấy con lâu quá không trở vào ăn tiếp nên mẹ của Tân đi ra cửa. Bà vừa đi đến cửa liền ồ lên một tiếng thật lớn rồi cứ đứng như bị trời trồng nhìn người cán bộ mà không thốt ra được câu nào. Sự xúc động của mẹ làm cho Tân nhìn ông cán bộ và anh cũng vừa chợt hiểu ra, đây là người mà mẹ anh thường kể cho anh nghe. Gương mặt của viên cán bộ quá khắc khổ và dày dạn phong sương. Với cái “xắc cốt” lủng lẳng bên hông, Tân hiểu là viên cán bộ cũng có chức có quyền mặc dù ông đang mặc bộ đồ ka ki và không đeo lon. Viên cán bộ có một chút nghẹn ngào khi hỏi mà câu nói bị ngắt từng chữ:
- Bà… bà… và… con…
Mẹ của Tân nói với hai hàng nước mắt đang tuôn tràn:
- Ông… Trí… Anh khỏe không? Anh… vào nhà… đi.
Ông Trí đi vào nhà và đôi mắt của ông hướng nhìn đến mâm cơm chỉ có độc nhất dĩa rau lang luộc chấm nước tương và bên cạnh mâm có nồi cơm độn khoai, nhưng khoai thì nhiều hơn cơm. Ông cứ nhìn mâm cơm nhưng không nói gì. Thấy ông im lặng lâu nên mẹ của Tân lên tiếng:
- Nhà không có gì để đãi… anh. Anh… uống nước trà nhé?
Ông Trí có lẽ vì quá xúc động nên vẫn không nói gì. Một lúc thật lâu sau, ông nói trong khi hai con mắt vẫn nhìn ngay mâm cơm:
- Đất nước mới hết chiến tranh nên còn nhiều khó khăn. Chỉ trong một thời gian không lâu nữa thì sẽ không còn cảnh kham khổ như thế này. Tôi vừa được điều về làm việc tại thành phố Dalat. Tôi sẽ trở lại thăm bà và… thằng Tân. Chúng ta còn nhiều chuyện để nói lắm nhưng hiện tôi không có thời gian. Tôi… tôi… nhân tiện trên đường đến thành phố nhận công tác nên ghé qua… nhà… Tôi muốn biết… muốn xem cuộc sống của bà và… thằng Tân ra sao.
Ông như sợ nhìn mặt mẹ con Tân hay sao nên ông cứ nhìn ngay mâm cơm. Ông lấy từ trong cái “xắc cốt” ra hai tờ năm mươi đồng và để gần mâm cơm rồi ông quay người bước đi thẳng ra khỏi nhà như chạy và không quay mặt nhìn lại phía sau.Tân và mẹ chỉ biết đứng im nhìn theo ông cho đến khi ông mất hút ở ngõ quẹo.
Tân không thể nào nuốt trôi mấy củ khoai được nữa. Hình ảnh ông Trí, người đã tạo ra Tân và tuy không nuôi dưỡng nhưng Tân vẫn phải gọi là cha. Người cha mà Tân mới gặp lần đầu không quá mười lăm phút, làm cho Tân cảm thấy xót xa cho mẹ nhiều. Người mà khi nói không dám nhìn ngay người đối diện tức là người không ngay thẳng. Người như vậy mà Tân phải gọi là cha sao. Tân chưa thấy người cha nào ở miền Nam này khi gặp lại vợ con mà không tỏ một chút tình cảm nào như ông. Mẹ của Tân thì nãy giờ vẫn ngồi thừ người như suy nghĩ chứ cũng không còn khóc và cũng không còn ăn uống gì được nữa. Có lẽ bà không ngờ người mà bà quyết ở vậy để chờ ngày sum họp, nhưng lại không có một cử chi nào gọi là thương nhớ khi gặp lại nhau.

***
Ông Trí cầm ly rượu lên và uống cạn. Tân cũng uống cạn ly cho ông vui. Đây không biết là lần thứ mấy ông Trí trở lại đây và uống rượu cùng với Tân. Nhưng hôm nay ông Trí có điều gì đó làm cho ông bực mình nên ông uống có hơi nhiều. Ông nói như đang tức giận:
- Tôi đã nói hết lời nhưng họ vẫn nhất quyết phải tháo gỡ đường ray xe lửa. Họ viện dẫn là, tàn quân… chế độ cũ sẽ dùng con đường xe lửa để chuyển quân từ Tháp Chàm lên… giải phóng Dalat. Chỉ có phá con đường xe lửa đó thì Dalat mới được bình yên. Có một điều cay đắng cho tôi là…
Ông Trí lại cầm ly rượu lên uống cạn. Lúc này mặt của ông đã đỏ như bốc lửa có lẽ vì tức giận hơn là vì rượu. Những lần qua ông uống rất nhiều mà tửu lượng củaTân cũng thuộc loại khá nhưng cũng phải chào thua ông. Ông nhìn ngay mắt của Tân và nói như bị uất nghẹn:
- Một điều cay đắng cho tôi đó là… tôi… tôi sẽ là người chỉ huy tháo gỡ đường ray xe lửa.
Nói rồi bỗng ông cười lên sặc sụa như người đang lên cơn điên. Mặt ông đã đỏ nay càng đỏ hơn như Quan Công và ông cười như chưa bao giờ được cười như vậy.
- Ngày xưa… tôi làm cai trong việc dựng đường ray xe lửa. Hôm nay chính tôi sẽ chỉ huy tháo gỡ đường ray đó. Ha ha ha. Người Pháp hoàn toàn không xấu như tôi vẫn nghĩ… anh Tân à. Họ đã có công lớn xây dựng… Anh Tân có biết không, người Pháp đã bỏ ra ba mươi năm với biết bao công sức khó nhọc và của cải để hoàn thành con đường xe lửa đó, vậy mà nay tôi được lệnh phải tháo gỡ toàn bộ chỉ trong… một năm thôi. Ha ha ha. Đánh xong giặc Mỹ ta sẽ… phá hoại bằng mười lần hơn trong chiến tranh. Ha ha ha.Ha ha ha… Tháo đi rồi thì sẽ không bao giờ dựng lại được nữa đâu. Tôi không hiểu tại sao người cộng sản lại ngu đến như vậy được chứ. Vậy mà… vậy mà tôi đã ngu và đi theo họ suốt bao năm trời. Ha ha ha. Ha ha ha…
Ông cười mà như đang rống nên rất lớn. Tân vội vàng đứng lên đi đóng cửa lại. Anh không muốn những chuyện rắc rối đưa đến mặc dù ông Trí không sợ.
Ông Trí đã say rồi. Trong lúc say ông không còn sợ gì nữa, ông lôi tên những người lãnh đạo đã khai tử cái gọi là, Mặt trận giải phóng miền Nam mà ông từng tin tưởng, ra chửi. Chửi đã rồi ông lại cười… Ông gục ngay tại mâm cơm. Mâm cơm hôm nay có món thịt heo rừng nướng chấm với tương Bắc do chính ông đem đến… để hai cha con cùng ăn. Mẹ của Tân đã không còn nữa. Có lẽ bà vì thất vọng khi gặp lại người từng hứa hẹn với bà những điều quá tốt đẹp nên bà quyết ở vậy chờ ông để rồi mọi sự đã không như bà mơ ước nên bà… đi, không lâu sau khi gặp lại ông. Người vợ sau của ông Trí cũng đã mất tại Dalat khi vừa đến thành phố này chưa được bao lâu.

***
Như những người trẻ đồng trang lứa sau ngày miền Nam mất vào tay Việt cộng, Tân bị buộc phải tham gia vào cái gọi là “Thanh Niên Xung Phong” và, bị bắt đi tháo đường ray xe lửa đoạn từ Trại Mát xuống đến Đơn Dương mà ông Trí thì không muốn can thiệp cho Tân. Trong một buổi họp của thành phố, ông Trí đã nêu ra đủ lý do để đường ray xe lửa không bị tháo gỡ hoàn toàn. Một trong những lý do được nhà cầm quyền thành phố chấp nhận là: “Nếu tàn quân dùng đường xe lửa để chuyển quân, thì khi đang trên đường đến Dalat chúng ta đã có dư thời gian để chận họ lại từ Trại Mát”. Thế là nhà cầm quyền thành phố đồng ý để lại đoạn đường ray từ Dalat đến Trại Mát. Nhờ vậy mà đoạn đường đó vẫn còn cho đến nay như là một minh chứng cho sự sai lầm và ngu dốt của người cộng sản.
Sau khi hoàn thành việc tháo gỡ đường ray thì ông Trí bị cho nghỉ hưu với lý do đã lớn tuổi. Từ đó ông về sống hẳn trong căn nhà mà ông đã gầy dựng lên từ khi ông còn trai trẻ. Ông Trí vì quá buồn, quá hối hận, nên ông uống rượu ngày đêm nhưng lại ăn ít. Rồi ông cũng từ giã cõi đời trong một chiều đi thăm mộ mẹ của Tân và bị trúng gió. Đám tang ông Trí thật đơn sơ và buồn thảm vì chỉ có một người thân duy nhất đi đưa tiễn là người con trai của ông./.

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm