Truyện Ngắn & Phóng Sự

Đôi Mắt Năm Xưa

Chiếc xe van của Công ty Du lịch Saigon bon bon chạy trên đường Sài gòn - Đà Lạt… Qua khỏi cầu La ngà, xe bắt đầu vượt lên những đồi dốc trên Quốc lộ 20.

            Chiếc xe van của Công ty Du lịch Saigon bon bon chạy trên đường Sài gòn - Đà Lạt… Qua  khỏi cầu La ngà, xe bắt đầu vượt lên những đồi dốc trên Quốc lộ 20.  Xe chậm lại  khi lên đồi 110 – trước đây là đồi Trương Văn Phúc, tên của một chiến sĩ VNCH đã hy sinh tại đây trước năm 1975. Sau khi xuôi dốc, xe ngừng lại trước khu chợ Định Quán để du khách ăn uống nghỉ ngơi chốc lát.

            Anh nhìn lại quang cảnh nơi đã từng làm việc hơn ba mươi năm trước đây. Vẫn những mỏm đá vươn cao, chồng lên nhau, lấn sát quốc lộ; vẫn ngôi chùa đối diện khu chợ. Tuy nhiên, căn nhà gỗ bên cạnh chùa mà Xã đã xây cất  cho Phó quận ở trước đây; quán nước anh đang ngồì - trước kia  là quán Rô be, với quán cơm chay bên cạnh… tất cả nay đã thay đổi hoặc không còn tồn tại nữa... Nhà cửa phố xá ở mặt lộ, trong lòng chợ... trông vắng vẻ tiêu điều khó nhận ra những nét quen thuộc ngày xưa. Bỗng nhiên, khi nhìn qua bên kia đường, anh thấy một cửa tiệm với bảng hiệu “Tiệm Khâm Hương, Chụp hình  Digital…”  khiến anh ngạc nhiên lẫn vui mừng. Đã hơn ba mươi năm rồi, kể từ ngày anh đến làm việc tại quận Định quán, và nhất là sau cuộc đổi đời 1975,  tiệm Khâm Hương vẫn còn đó sao?

* * *

            Anh đến nhận nhiệm sở tại Định quán vào một buổi chiều cuối năm 1970. Sau khi vào gặp Thiếu tá Xuân, Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng, anh được mời một “chầu nhậu sơ giao” tại quán Rô-be. Chủ quán là một ông già thuộc “dân Tây” đến mở quán từ lâu tại thị trấn nhỏ bé trên quốc lộ 20, cạnh “núi đá ba chồng”. Những chuyến xe đò từ Sàigòn đi Đà lạt, thường dừng lại đây để khách ăn trưa, nghỉ ngơi chốc lát trước khi xe chạy tiếp một đoạn đường dài lên dốc, qua đèo... và sẽ đến Đà lạt khi trời vừa xẩm tối. Hôm ấy, ông già Rô be đem một chai rượu Tây lâu năm hiệu Napoléon ra đãi khách mới đến từ phương xa.

            Buổi tối, trong cơn say chếnh choáng, anh lên xe Jeep Chi khu, cùng về với  ông Quận trưởng cũng say mèm! Anh được hướng dẫn vào căn phòng dành cho Phó quận trong dãy nhà của sỹ quan chi khu. Những ngày sau đó, anh bị nhức đầu, đau răng… một phần do cuộc nhậu  liên tiếp với ông Xã trưởng Định quán, Trưởng chi Cảnh sát, Trưởng chi Y tế… Theo lời chỉ vẽ, anh đến tiệm Khâm Hương, chủ tiệm có giấy phép làm nhiều nghề: chụp ảnh, sửa đồng hồ, chữa răng… Ông chủ Khâm Hương quê ở Miền Bắc, theo cha mẹ di cư vào Nam năm 1954. Ông bà có hai  con. Người con gái giống mẹ, nước da trắng, môi hồng và đôi mắt to, tròn long lanh như hai hạt nhãn, đang học trung học. Người con trai út giống bố, nhanh nhẹn tươi cười, còn học tiểu học. 

            Khi anh bước vào tiệm, gặp ông Khâm Hương đang chăm chú sửa đồng hồ. Anh chào ông chủ tiệm:

            - Chào chú Khâm Hương, tôi có chiếc răng bị đau, nhưng không có thì giờ về Sài gòn để chữa trị… Chắc chú khám để chữa cho tôi được chứ?

            - Dạ được! Chữa răng là nghề chuyên môn của tôi, cha truyền con nối mà, thưa ông Phó!… Nghe tin ông về làm việc ở đây cả tuần nay mà không có dịp để chào ông, mời ông đến nhà chơi. Nay ông quá bộ tới đây, thật hân hạnh cho chúng tôi quá! Xin mời ông vào phòng răng bên trong để tôi xem thể nào…

            Thầy thuốc Khâm Hương, tuy thiếu bằng cấp nhưng dư tay nghề, có phòng răng cũng khá sạch sẽ, hợp vệ sinh, nhiều y cụ tối tân chẳng khác một phòng răng ở Sàigòn! Ông xem xét chiếc răng sâu nằm trong cùng hàm dưới, chích thuốc tê và bắt đầu nhổ. Ông làm một mình, không cần phụ tá, nhanh nhẹn, gọn gàng và tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái, ít đau đớn… Xong ông cho bệnh nhân ngậm một cục bông gòn lớn để cầm máu và khuyên anh về ngậm nước muối và đá lạnh cho đến khi máu hết chảy ra…

            Khi ông Khâm Hương tiễn chân ra về, anh thấy một một cô gái trắng trẻo, áo dài thướt tha bước vào nhà. Thấy có khách lạ, cô gái cúi đầu toan bước vào trong, nhưng ông chủ nhà đã gọi lại giới thiệu:

            - Con gái lớn của tôi đó…Cháu nó vừa đi học về…Chào ông Phó đi con!

            Cô gái ngẩng lên lí nhí câu chào. Nhìn người khách lạ đang ngậm miếng bông gòn, tay ôm má, cô gái mở to đôi mắt nhìn, tay che miệng cười và bước vội vào trong.

            Sau lần nhổ chiếc răng đau, anh dự định sẽ từ chối những lần được mời đến các cuộc hiếu hỉ, chén thù chén tạc sau này… Nhưng anh khó có thể từ chối mãi với những người hiếu khách ở đây được. Thị trấn nhỏ bé này là nơi quy tụ những người dân làm nghề “phá sơn lâm”. Họ làm việc cực nhọc, hiểm nguy, lại thêm khung cảnh nơi đây khô khan cằn cỗi mà chẳng có gì giải trí ngoài việc uống rượu tiêu buồn. Cho nên, việc mời nhậu nhẹt thành một thông lệ, anh thấy khó chối từ, nếu không muốn bị họ chê là “kém thân dân” ….  

            Một buổi trưa cuối tuần, anh đang nằm đọc sách trong căn nhà gỗ cạnh chùa, Đại úy Thái trưởng chi An Ninh Quân Đội lái xe đến nhắc lời mời đi ăn giỗ tại nhà  ông Xã trưởng. Thái là bạn cũ của anh, cùng học ở trường Chu văn An Sài gòn trong những năm 1958-61… Ông Xã trưởng Định Quán là người gốc Long An, rất thích uống rượu, nhưng ít khi say sưa, càng uống càng vui vẻ tươi cười. Cư ngụ ở đây đã lâu nên ông được người dân mến trọng; bạn bè của ông, nhất là bạn nhậu khá đông. Sau nhà ông Xã trưởng có vườn cây rộng rãi, nhiều mỏm đá thấp;  trên một tảng đá rộng, ông cho cất một nhà sàn thật cao bằng gỗ.  Khách mời được ông hướng dẫn leo thang để lên nhà sàn mà ông gọi là “khoái lạc đài”, trên đó có sẵn bàn để nhiều chai rượu Tây với nhãn hiệu như Hennessy, Napoléon, Courvoisier. Đặc biệt có những loại hảo hạng như Martell nhãn đen (Black Label) cổ lùn VSOP. Ngoài ra có một thùng lớn chứa một cây nước đá, ngâm sẵn những lon bia của Mỹ hiệu Budweiser, Miller… Những lon bia này để “chữa lửa” khi rượu mạnh đã “bốc” lên đầu “ẩm khách”… Khách uống rượu không trông thấy một loại rượu mạnh nào của Mỹ như Whisky, Rhum…, hoặc bia Việt nam như Bia 33 nhãn hiệu đầu cọp…. Những “mồi nhậu” thuộc loại thịt rừng như nai nướng, mễn xào, nhím cà ri …được nhà bếp nấu sẵn, chuyển lên “khoái lạc đài” nhanh chóng bằng thang dây! Bên cạnh bàn tiệc, có sẵn chiếc giường nhỏ để khi quá say, khách có thể  nằm ngủ một giấc ngắn, khi tỉnh rượu sẽ ngồi dậy nhậu tiếp…

            Khi anh và người bạn đến nơi, đã thấy khá đông các vị trong Hội đồng và Ủy ban Xã, các ông chủ trại cưa, chủ xe be… Sau khi giới thiệu tân Phó quận với các vị khách địa phương, chủ nhà hướng dẫn mọi người lên “khoái lạc đài”, vì trên đó có “rượu nồng gió mát như tiên cảnh” !  Mặc dù anh dè dặt uống rượu cầm chừng với chủ nhà, lúc cáo từ ra về, anh khá say, phải nhờ người bạn sỹ quan dìu vào nhà… Chân nam đá chân xiêu, anh bước lên thềm, loay hoay móc chìa khóa trong túi ra mở cửa. Trước khi vào nhà, anh quay sang nhìn ra phố chợ bên kia đường. Từ trong cửa tiệm Khâm Hương, cô gái “có đôi mắt hột nhãn” đang chăm chú nhìn sang. Anh cảm thấy ngượng ngùng khi cô gái đang quan sát mình trong tình trạng say sưa, mất tự chủ. Anh vội đóng cửa, đến nằm vật xuống giường, không kịp thay áo quần giày vớ.

            Trong lúc đang lim dim, đầu óc quay cuồng, anh bỗng nghe tiếng gõ cửa. Tiếng gõ se sẽ rụt rè … rồi ngưng lại; tiếng bước đi, rồi  tiếng gõ trở lại mạnh mẽ hơn. Khi anh bước ra mở cửa đã thấy hai người con ông Khâm Hương. Cô gái mỉm cười, nhẹ nhàng đưa anh ly đá chanh mát lạnh. Cậu em cẩn trọng đưa bình trà nóng bằng hai tay. Cô gái bối rối một lúc rồi cất giọng nhỏ nhẹ:

            - Dạ… Ba cháu xin gửi chú ly nước chanh và ly  trà  nóng để chú uống chóng khỏe.

            Anh chưa kịp nói lời cám ơn, cô gái đã cúi chào, mắt long lanh, má đỏ ửng, bước vội ra đường trở về nhà.

                                                            * * *

            Mỗi sáng thứ Hai đầu tháng, anh thay mặt Quận trưởng sang Văn phòng Cố vấn Mỹ để họp bàn về Lượng Giá Ấp trong toàn Quận. Sau buổi họp, anh thường hỏi tin tức về tình hình an ninh mà viên thông dịch tên Hoa biết được, do làm việc với “Ông già ” - tên thân mật do Trung sĩ Hoa đã đặt cho người cố vấn Mỹ. Anh ta tỏ ra tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ những tin tức mới nhất, “hot” nhất. Một hôm, Hoa nói riêng với anh:

            - Chắc ông không được bên Chi khu cho biết tình hình đang căng thẳng lắm? Tôi cũng là dân “biệt phái” như ông, nên cần tìm hiểu để “sống còn” ở vùng đất nguy hiểm này ! Cách đây mấy hôm, toán Thám sát Tỉnh hành quân dọc sông Đồng Nai, vùng giáp ranh với Bình Tuy, khám phá ra 2 kho bột mì và gạo… Chắc “tụi nó” dự tính tích trữ lương thực để mở cuộc tấn công vô quận Định Quán hoặc Xuân Lộc. Mất lương thực, có lẽ không còn tấn công nữa, nhưng coi chừng tụi nó pháo kích vô Quận trả thù đó ông à!

            Anh ta ngưng lại, rít một hơi thuốc Haft-and-Haft từ chiếc tẩu ngắn, rồi thân mật nói:

            - Mỗi tối ông không nên lên lầu với các Sỹ quan Chi khu. Nếu pháo kích chạy xuống không kịp. Khi nào ông nghe tiếng con chó tôi sủa, phải coi chừng có kẻ lạ lẻn vô Chi khu. Ông biết tụi nó có thể lẻn vô lối nào không? Qua khe mấy chồng đá sau Chi khu đó! Khi nghe tiếng pháo kích, ông nên nằm yên đừng chạy ra kẻo lạc đạn. Ban đêm,  bên này thường bố trí đại liên sẵn sàng bắn ra khi có động tịnh…

            Đầu năm 1971, Trung tá Hai đến nhậm chức Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Định Quán … Sau khi phối kiểm tin tức tình báo, ông tỏ ra lo lắng tình hình an ninh tại đây. Ông xin bên Cố vấn Mỹ yểm trợ cọc sắt  kẽm gai để rào mặt sau Chi khu quân sự. Nhưng vật liệu từ Long Bình chở về còn chất trước sân Chi khu, chưa rào dậu … Ông cho mở cuộc hành quân phối hợp để  kiểm tra các đơn vị NDTV các Xã, Ấp về nhân số, vũ khí; kiểm soát lại các gia đình có người lạ mặt cư trú bất hợp pháp, những thành phần tình nghi tiếp tế cho địch… Cuộc hành quân phối hợp quy mô mà ban chỉ huy gồm: Chi khu phó, Phó quận Hành chánh, Trưởng chi Cảnh sát quận và một trung đội Cảnh sát  Dã chiến. Cuộc hành quân kéo dài cả ngày lẫn đêm, khiến anh nhớ lại những cuộc di hành  dã trại khi thụ huấn ở quân trường Bộ binh Thủ Đức.  

            Trái với dự đoán của Trung tá Hai, địch không về quấy phá các Ấp bên ngoài thị xã Định quán, nhưng đã tạo một thiệt hại nặng và bất ngờ bên trong Chi khu. Đêm hôm ấy trời không có ánh trăng. Khoảng nửa đêm, anh nghe tiếng chó sủa bên compound của Cố vấn Mỹ. Bỗng nhiên đèn điện tắt ngóm, cả Chi khu và bên Cố vấn Mỹ chìm vào bóng tối. Có tiếng mở máy xe, đèn xe hơi từ compound Mỹ chiếu sáng tận Chi khu. Có tiếng súng bắn hỏa châu và những trái sáng bay lơ lửng trên vòm trời… Từ trên lầu khu nhà sỹ quan Chi khu có tiếng người hỏi vọng xuống:

            - Ai đó?            

            Không nghe trả lời, nhưng có tiếng chạy của nhiều người… Tiếp theo là hai tiếng nổ ầm ĩ liên tiếp từ Văn phòng quận, và sau đó một tiếng nổ khác từ lô cốt trước vòng rào Chi khu. Tiếng đại liên bắn dòn dã từ compound Mỹ, tiếp theo là tiếng lựu đạn nổ, tiếng súng cối từ hướng căn cứ pháo binh Mỹ bắn sang phía sau hàng rào Chi khu… Sau đó không có gì xảy ra…

            Anh nằm im nghe ngóng tình hình… Từ bên rào Văn phòng Cố vấn Mỹ, có tiếng Trung sĩ Hoa gọi sang:

            - Có gì nổ bên này vậy? Trung tá với ông Phó có hề gì không?...

            Anh mở cửa bước ra, thấy Trung tá Hai đang đứng với Đại úy Chi khu phó, vội trả lời cho Hoa yên tâm:

            - Không ai bên này bị gì cả… Để tôi hỏi xem có gì nổ to quá vậy…

            Theo hướng nhìn hai vị sỹ quan, anh thấy Văn phòng Quận “biến mất”, chỉ còn trơ lại mảnh tường chơ vơ, loang lổ. Tư thất của Quận trưởng phía sau Văn phòng vẫn còn nguyên… Trung tá Hai  ra lệnh Chi khu phó mở cuộc truy kích, rồi quay sang Phó quận:

            - Thật bất ngờ! Tụi nó không tấn công, không pháo kích như mình tưởng mà lại đánh đặc công! Có lẽ bên compound Mỹ phản ứng khá nhanh, nên tụi nó chỉ kịp ném chất nổ làm sập Văn phòng Quận, rồi ném vô lô cốt trước Chi khu rồi rút lui…

            Ông Quận trưởng đã từng  là một sỹ quan tác chiến binh chủng nhảy dù nên vẫn bình tĩnh trước bất ngờ tai hại này. Ông nói tiếp:

            - Có lẽ đến hơn chục tên đặc công theo khe gộp đá sau Chi khu lẻn vô. Chúng  rút ra theo khe đó, để lại nhiều vết máu, bỏ lại nhiều quả B40, nhiều giỏ đựng chất nổ...nhưng không thấy xác chết đồng bọn để lại… 

             Phó quận hỏi thêm tin tức về kết quả cuộc đột kích:

            - Bên mình có ai bị thương tích chết chóc gì không Trung tá?

            Trung tá Hai đáp giọng buồn bã:

            - Chỉ có Trung sỹ thường vụ trực trong lô cốt trước Chi khu bị ném chất nổ chết cháy! Ngoài ra không có thương vong nào khác. May là phòng ngủ không bị sập nên tôi không hề hấn gì!  

            Ông Quận nói thêm trước khi quay vào căn phòng đang đứng trơ trọi giữa đống gạch ngói đổ nát:                

            - Tôi sẽ cho dọn dẹp một căn phòng trống trong Chi khu để ông Phó và nhân viên làm việc tạm. Ông cho thu dọn hồ sơ giấy tờ vung vãi, chuyển sang làm việc ngay hôm nay để dân chúng khỏi hoang mang. Mọi việc hành chánh ông Phó lo dùm để tôi rảnh tay đối phó tình hình an ninh bất ổn đang gia tăng ở đây…

            Trong khi chờ đợi nhân viên đến làm việc, anh lái xe sang Chi ANQĐ rủ đại úy Thái đi ăn sáng, và nhân thể trao đổi thêm tin tức an ninh. Lính gác mở cổng Chi khu, anh vừa lái xe vừa ngạc nhiên thấy đám người hiếu kỳ đang đứng trước vòng rào nhìn cảnh hoang tàn đổ nát bên trong. Có tiếng reo lên khi thấy anh:

            - Ông Phó kìa! May quá, có ai bị gì không ông?

            Anh lắc đầu, đưa tay chào những người quen… Trong đám người hiếu kỳ xôn xao chào hỏi, anh thoáng thấy một khuôn mặt nhợt nhạt, với đôi mắt mở to đầy lo âu, đen láy như hai hạt nhãn lồng… Anh kịp nhận ra người con gái của ông bà Khâm Hương đang đứng lẫn vào đám đông. Anh mỉm cười nhìn đôi mắt long lanh của cô gái, rồi lái xe sang bên kia đường đến trụ sở của đại úy Thái.

* * *

            Đầu năm 1973, anh được lệnh về Tỉnh, nhận nhiệm vụ mới. Hôm rời quận, một buổi trưa thứ Bảy, ông bà  Khâm Hương mời anh và đại úy Thái đến dùng cơm tại nhà… Đã lâu lắm, hôm nay anh mới được thưởng thức những món ăn đặc biệt của miền Bắc do bà Khâm Hương cùng cô gái “Bắc kỳ nho nhỏ” của họ nấu nướng. Anh được tiếp đãi thật ân cần, nồng hậu và quý mến. Sau bữa ăn, anh chào từ giã để lên xe cùng đại úy Thái về Sài gòn. Ông bà Khâm Hương cùng cô con gái tiễn anh ra tận xe đậu trước cửa tiệm của họ. Anh lưu luyến chào ông bà rồi mỉm cười với cô con gái đứng nép bên mẹ:

            - Cám ơn cháu và mẹ cháu đã đãi một bữa ăn với nhiều món “đặc biệt Bắc kỳ” thật ngon! Mong cháu ở lại học hành đỗ đạt để còn lên đại học nữa chứ!

            Cô gái e thẹn đáp lời:

            - Dạ, cháu cám ơn chú.

            Lời khen ngợi,  khuyến khích của anh không làm cho đôi mắt cô gái bớt u buồn. Cô đứng nhìn theo cho đến khi chiếc xe chở hai người khuất xa nơi triền dốc. 

            Bỗng nhiên đại úy Thái nheo mắt nhìn anh, giọng đùa cợt: 

            - Thôi chết ông rồi ông Phó ơi! Ông ra đi để lại nỗi buồn cho một trái tim sầu muộn! Tôi đã bắt gặp “ông Phó nhìn em ông Phó cười” đấy nhé!… Về Xuân Lộc làm việc, nhớ trở lại Định Quán thăm “cháu Hồng” con gái rượu ông bà Khâm Hương đấy!

            Anh nhìn người bạn tâm giao, ra sức chống chế:

            - Ông tài thật, biết cả tên cô bé kia à! Thôi đừng nói nhảm! Con gái người ta còn vị thành niên, chớ nói chuyện yêu đương, kẻo đến tai ông bà Khâm Hương thì  “mệt” cho tôi lắm đó, bạn già!

            Thái cười diễu cợt:

            - Tên cô gái  thì ai chẳng biết… Chỉ có ông Phó đến Định Quán sau tôi nhưng thân thiết với gia đình Khâm Hương trước tôi. Thế mà đến ngày ra đi vẫn không biết tên con gái cưng của người ta mới lạ chứ ! Vô tình đến thế thì thôi!

            Xe đến “cua chữ C” trên quốc lộ 20, trước khi nhập vào quốc lộ 1 để về Sài gòn, Thái cho xe chạy thật nhanh… Trời đã về chiều. Đoạn đường ngoằng ngoèo, vắng vẻ đã khiến  anh cảm thấy nao nao, nhớ nhung Định Quán. Những năm tháng làm việc tại đây đã cho anh nhiều cảm giác lẫn lộn: êm đềm, lo sợ, mến thương…            

* * *

            Sau lần chia tay với gia đình Khâm Hương, anh không có dịp nào về Định Quán thăm lại họ nữa. Về làm việc tại Xuân Lộc - một quận tại tỉnh lỵ, rộng lớn, đông dân, nhiều xã ấp hơn Định Quán - nên anh không còn rảnh rỗi. Cuối tuần, anh lái xe về Sài gòn thăm gia đình và bù khú với bạn bè đang làm việc tại thủ đô. Thỉnh thoảng anh gặp đại úy Thái ở tỉnh, nhưng không nhắc gì đến chuyện “về lại Định Quán thăm gia đình ông bà Khâm Hưng với cô gái rượu tên Hồng” nữa!

            Ngày 17 tháng 3, năm 1975 địch quân bắt đầu tấn công vào Phương Lâm, La Ngà; cuối cùng chiếm chi khu quân sự và toàn quận Định Quán… Hơn nửa tháng sau, gần ba sư đoàn của địch tấn công vào tỉnh lỵ Long Khánh. Suốt mười hai ngày đêm, sư đoàn 18 của thiếu tướng Lê Minh Đảo, cùng các đơn vị địa phương quân, các đơn vị Dù, Biệt động quân tăng cường đã chống trả mãnh liệt (từ sáng 8 tháng 4 đến đêm 20 tháng 4, 1975) gây nhiều thiệt hại cho đối phương. Cuối cùng, toàn bộ quân, cán, chính tỉnh Long Khánh và quận Xuân Lộc đã rút theo Sư đoàn 18, qua ngã Bình Ba, Bình Giã, về đến Phước Tuy an toàn.

            Sau đó, với sáu năm trải qua những tháng ngày bị đày ải khốn khổ trong những trại tù “cải tạo” từ Nam đến Bắc, anh đã đem được tấm thân tàn tạ trở về sống với gia đình tại Sài Gòn. Rồi anh xin vào làm việc ở một hãng sản xuất đồ nhôm gia dụng thuộc Quận 6, gần cầu chữ Y. Mỗi chiều, sau một ngày làm việc cực nhọc, anh được người chủ, một cựu chiến binh thời Việt Nam Cộng Hòa, mời ở lại dùng cơm, uống với ông ta vài chung rượu thuốc để giải sầu… Khoảng năm 1983, ở Sài gòn người ta xôn xao khi nghe đồn về một chiếc tàu chở người “vượt biên bán chính thức” - đa số là người Hoa - đã bị chìm tại chân cầu chữ Y vào một đêm tối trời... Những hôm anh đạp xe về nhà trong tình trạng chếnh choáng hơi men, sau những ly rượu thuốc tình nghĩa của ông chủ hãng nhôm, anh thường dừng lại trên cầu chữ Y... Nhìn dòng nước đục cuồn cuộn  dưới chân cầu, anh như thấy ẩn hiện những đôi mắt trợn trừng, những cái mồm há hấp kinh hãi trước khi chìm xuống dòng sông oan nghiệt.

            Giữa năm 1992, anh cùng gia đình đến được bến bờ Tự do. Không phải theo con đường vượt biên, với những lo lắng, sợ hãi, hiểm nguy, những tráo trở gạt gẫm - đã dẫn đến những cái chết tức tưởi trên biển Đông… mà theo  “diện HO”, dành cho những sĩ quan quân, cán, chính của VNCH, đã sống sót trở về từ những trại tù “cải tạo” CS!  Và rồi, với lòng nhớ nhung chốn quê xưa, nhớ thương những thân quyến còn ở lại Việt Nam,  những người dân tốt bụng ở địa phương xưa kia anh đã từng phục vụ… anh đã trở về thăm lại quê hương.

*  *  *  

            Khi bước vào cửa tiệm “Tân Hương - Chụp Hình Digital” anh đã thấy  một thanh niên đang ngồi trước máy Computer, hí hoáy sửa lại tấm hình lên trên màn ảnh nhỏ. Anh lên tiếng hỏi:

            - Này cậu, có phải đây là nhà ông Khâm Hương không?

            Cậu thanh niên dè dặt đáp:                                                                                         

            - Dạ phải…Nhưng chú  là ai mà biết Ba tôi?

            Với một tia hy vọng vừa nhóm lên trong lòng, anh đáp:

            - Tôi là bạn cũ của Ba cậu, từng làm việc ở quận Định quán trước năm 1975, muốn gặp Ba chốc lát…

            Cậu thanh niên vào bên trong, dìu một ông già gầy ốm bước ra. Ông già  nheo mắt nhìn anh một cách xa lạ:

            - Thưa ông là ai và gặp tôi có việc gì cần không?

            Anh nhìn ông chủ tiệm một thời mập mạnh, tươi trẻ  mà nay trông quá già nua ốm yếu…  Anh nở nụ cười xót xa :

            - Chú Khâm Hương không nhận ra tôi sao? Hồi trước năm 75 chú có nhổ răng cho ông Phó quận nào mà nhất định không nhận tiền không? 

            Ông già Khâm Hương móm mém cười, quay vào bên trong gọi vợ:

            - Ông Phó hồi xưa thường đến nhà mình chơi đó. Bây giờ trông ông khác quá! Nghe nói ông sang định cư ở Mỹ phải không? Lâu quá mới gặp lại ông, nay tôi không nhận ra, thật có lỗi với ông quá.

            Anh nhìn kỹ ông bà Khâm Hương. Ông đã gần 70 nhưng trông già trước tuổi. Bà vợ có dáng còn mạnh khỏe, trẻ trung hơn, đôi mắt vẫn còn đẹp như ngày anh làm việc ở quận này… Được bà cho biết ông Khâm Hương bị bệnh tiểu đường, anh an ủi, khích lệ ông, biếu ông một số tiền để mua thuốc… Họ cảm động vui mừng vì cuộc hội ngộ bất ngờ hôm nay. Anh nhìn căn nhà vắng người, hỏi ông Khâm Hương:

            - Tôi đi Đà Lạt, ghé đây ngồi uống nước quán bên kia đường, thấy bảng hiệu Khâm Hương, sực nhớ đến chú. Chắc chú cho người ta thuê hành nghề chụp hình phải không?

            Bà Khâm Hương trả lời thay chồng:

            - Thưa, đâu có cho ai thuê… Thế ông Phó không nhận ra cháu út ngồi đó sao?

            Anh sực nhớ cậu em út này ngày xưa đã cùng người chị bưng trà nước sang cho anh ở căn nhà gỗ bên kia đường.

            Anh  hỏi ông bà Khâm Hương:

            - Thế cô Hồng đâu rồi? Đã có gia đình, tay bồng, tay bế gì chưa?

            Một thoáng im lặng bao trùm căn nhà mà ngày xưa tràn đầy tiếng cười vui của ông bà Khâm Hương, tiếng khách hàng ra vào, cười nói…Bỗng dưng, ông bà đưa mắt nhìn nhau, rồi bà Khâm Hương cúi mặt nức nở, đôi vai rung lên: 

            - Cháu nó mất  rồi ông ạ! Sau năm 75, nó lấy chồng người Hoa ở Chợ Lớn, có một  đứa con trai kháu khỉnh lắm. Hồi năm 85, hai vợ chồng đóng mười mấy “cây vàng” để vượt biên bán chính thức. Không ngờ đêm đó xuống tàu, chạy đến chân cầu chữ Y thì tàu chìm, chết cả vợ chồng con cái. Chết tức tưởi, tội nghiệp quá!

            Anh nhìn ông bà Khâm Hương, như hai thân cây héo úa, rũ xuống với những khổ đau vì thương nhớ người con gái và cháu ngoại mến yêu của họ. Anh cúi mặt để dấu dòng nước mắt đắng cay, thương cảm.

* * *

            Anh chia tay với ông bà Khâm Hương, sau khi đã nắm chặt đôi tay gầy guộc, lạnh lẽo của ông nói lời an ủi, khích lệ… rồi bước ra đường, chuẩn bị lên xe. Trời đã xế chiều. Những hòn đá ba chồng bên kia đường in bóng trên bầu trời xanh ngắt, vẫn im lìm, sừng sững đứng đó trong bao nhiêu thiên niên kỷ, đã chứng kiến bao cảnh binh đao, chết chóc  xảy ra trên mảnh đất khốn khổ này! Anh như thấy lại trong những vách đá núi đá khô cằn đó thấp thoáng đôi mắt tròn, trong sáng, đen láy như hai hạt nhãn, ánh lên vẻ dịu hiền của người con gái tên Hồng năm xưa…

            Anh nhìn lần cuối quang cảnh khu chợ Định quán. Nơi đây lịch sử đã diễn biến với biết bao sự kiện: đặc công VC đánh sập Văn phòng quận năm đầu 1971, sau đó chúng đánh chiếm quận lỵ cũng như toàn bộ quận Định quán vào đầu năm 1975… 

            Lịch sử đã sang trang, tất cả đã theo vận nước trôi vào dĩ vãng. Tuy nhiên hình ảnh đôi mắt năm xưa vẫn còn đậm nét trong tâm hồn anh. Suốt bao năm sống tha phương nơi hải ngoại, anh vẫn mong ước một ngày trở lại quê xưa, về nơi chốn anh đã từng phục vụ trong hơn hai năm - với biết bao hiểm nguy, bao vui buồn, cay đắng lẫn ngọt ngào…, để gặp lại những gương mặt thương mến cũ, nhìn lại đôi mắt năm xưa. Nhưng nay tất cả đã đổi thay …kể cả đôi mắt ấy đã vĩnh viễn khép lại, không bao giờ  anh còn gặp lại nữa!


*  *  *  



Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đôi Mắt Năm Xưa

Chiếc xe van của Công ty Du lịch Saigon bon bon chạy trên đường Sài gòn - Đà Lạt… Qua khỏi cầu La ngà, xe bắt đầu vượt lên những đồi dốc trên Quốc lộ 20.

            Chiếc xe van của Công ty Du lịch Saigon bon bon chạy trên đường Sài gòn - Đà Lạt… Qua  khỏi cầu La ngà, xe bắt đầu vượt lên những đồi dốc trên Quốc lộ 20.  Xe chậm lại  khi lên đồi 110 – trước đây là đồi Trương Văn Phúc, tên của một chiến sĩ VNCH đã hy sinh tại đây trước năm 1975. Sau khi xuôi dốc, xe ngừng lại trước khu chợ Định Quán để du khách ăn uống nghỉ ngơi chốc lát.

            Anh nhìn lại quang cảnh nơi đã từng làm việc hơn ba mươi năm trước đây. Vẫn những mỏm đá vươn cao, chồng lên nhau, lấn sát quốc lộ; vẫn ngôi chùa đối diện khu chợ. Tuy nhiên, căn nhà gỗ bên cạnh chùa mà Xã đã xây cất  cho Phó quận ở trước đây; quán nước anh đang ngồì - trước kia  là quán Rô be, với quán cơm chay bên cạnh… tất cả nay đã thay đổi hoặc không còn tồn tại nữa... Nhà cửa phố xá ở mặt lộ, trong lòng chợ... trông vắng vẻ tiêu điều khó nhận ra những nét quen thuộc ngày xưa. Bỗng nhiên, khi nhìn qua bên kia đường, anh thấy một cửa tiệm với bảng hiệu “Tiệm Khâm Hương, Chụp hình  Digital…”  khiến anh ngạc nhiên lẫn vui mừng. Đã hơn ba mươi năm rồi, kể từ ngày anh đến làm việc tại quận Định quán, và nhất là sau cuộc đổi đời 1975,  tiệm Khâm Hương vẫn còn đó sao?

* * *

            Anh đến nhận nhiệm sở tại Định quán vào một buổi chiều cuối năm 1970. Sau khi vào gặp Thiếu tá Xuân, Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng, anh được mời một “chầu nhậu sơ giao” tại quán Rô-be. Chủ quán là một ông già thuộc “dân Tây” đến mở quán từ lâu tại thị trấn nhỏ bé trên quốc lộ 20, cạnh “núi đá ba chồng”. Những chuyến xe đò từ Sàigòn đi Đà lạt, thường dừng lại đây để khách ăn trưa, nghỉ ngơi chốc lát trước khi xe chạy tiếp một đoạn đường dài lên dốc, qua đèo... và sẽ đến Đà lạt khi trời vừa xẩm tối. Hôm ấy, ông già Rô be đem một chai rượu Tây lâu năm hiệu Napoléon ra đãi khách mới đến từ phương xa.

            Buổi tối, trong cơn say chếnh choáng, anh lên xe Jeep Chi khu, cùng về với  ông Quận trưởng cũng say mèm! Anh được hướng dẫn vào căn phòng dành cho Phó quận trong dãy nhà của sỹ quan chi khu. Những ngày sau đó, anh bị nhức đầu, đau răng… một phần do cuộc nhậu  liên tiếp với ông Xã trưởng Định quán, Trưởng chi Cảnh sát, Trưởng chi Y tế… Theo lời chỉ vẽ, anh đến tiệm Khâm Hương, chủ tiệm có giấy phép làm nhiều nghề: chụp ảnh, sửa đồng hồ, chữa răng… Ông chủ Khâm Hương quê ở Miền Bắc, theo cha mẹ di cư vào Nam năm 1954. Ông bà có hai  con. Người con gái giống mẹ, nước da trắng, môi hồng và đôi mắt to, tròn long lanh như hai hạt nhãn, đang học trung học. Người con trai út giống bố, nhanh nhẹn tươi cười, còn học tiểu học. 

            Khi anh bước vào tiệm, gặp ông Khâm Hương đang chăm chú sửa đồng hồ. Anh chào ông chủ tiệm:

            - Chào chú Khâm Hương, tôi có chiếc răng bị đau, nhưng không có thì giờ về Sài gòn để chữa trị… Chắc chú khám để chữa cho tôi được chứ?

            - Dạ được! Chữa răng là nghề chuyên môn của tôi, cha truyền con nối mà, thưa ông Phó!… Nghe tin ông về làm việc ở đây cả tuần nay mà không có dịp để chào ông, mời ông đến nhà chơi. Nay ông quá bộ tới đây, thật hân hạnh cho chúng tôi quá! Xin mời ông vào phòng răng bên trong để tôi xem thể nào…

            Thầy thuốc Khâm Hương, tuy thiếu bằng cấp nhưng dư tay nghề, có phòng răng cũng khá sạch sẽ, hợp vệ sinh, nhiều y cụ tối tân chẳng khác một phòng răng ở Sàigòn! Ông xem xét chiếc răng sâu nằm trong cùng hàm dưới, chích thuốc tê và bắt đầu nhổ. Ông làm một mình, không cần phụ tá, nhanh nhẹn, gọn gàng và tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái, ít đau đớn… Xong ông cho bệnh nhân ngậm một cục bông gòn lớn để cầm máu và khuyên anh về ngậm nước muối và đá lạnh cho đến khi máu hết chảy ra…

            Khi ông Khâm Hương tiễn chân ra về, anh thấy một một cô gái trắng trẻo, áo dài thướt tha bước vào nhà. Thấy có khách lạ, cô gái cúi đầu toan bước vào trong, nhưng ông chủ nhà đã gọi lại giới thiệu:

            - Con gái lớn của tôi đó…Cháu nó vừa đi học về…Chào ông Phó đi con!

            Cô gái ngẩng lên lí nhí câu chào. Nhìn người khách lạ đang ngậm miếng bông gòn, tay ôm má, cô gái mở to đôi mắt nhìn, tay che miệng cười và bước vội vào trong.

            Sau lần nhổ chiếc răng đau, anh dự định sẽ từ chối những lần được mời đến các cuộc hiếu hỉ, chén thù chén tạc sau này… Nhưng anh khó có thể từ chối mãi với những người hiếu khách ở đây được. Thị trấn nhỏ bé này là nơi quy tụ những người dân làm nghề “phá sơn lâm”. Họ làm việc cực nhọc, hiểm nguy, lại thêm khung cảnh nơi đây khô khan cằn cỗi mà chẳng có gì giải trí ngoài việc uống rượu tiêu buồn. Cho nên, việc mời nhậu nhẹt thành một thông lệ, anh thấy khó chối từ, nếu không muốn bị họ chê là “kém thân dân” ….  

            Một buổi trưa cuối tuần, anh đang nằm đọc sách trong căn nhà gỗ cạnh chùa, Đại úy Thái trưởng chi An Ninh Quân Đội lái xe đến nhắc lời mời đi ăn giỗ tại nhà  ông Xã trưởng. Thái là bạn cũ của anh, cùng học ở trường Chu văn An Sài gòn trong những năm 1958-61… Ông Xã trưởng Định Quán là người gốc Long An, rất thích uống rượu, nhưng ít khi say sưa, càng uống càng vui vẻ tươi cười. Cư ngụ ở đây đã lâu nên ông được người dân mến trọng; bạn bè của ông, nhất là bạn nhậu khá đông. Sau nhà ông Xã trưởng có vườn cây rộng rãi, nhiều mỏm đá thấp;  trên một tảng đá rộng, ông cho cất một nhà sàn thật cao bằng gỗ.  Khách mời được ông hướng dẫn leo thang để lên nhà sàn mà ông gọi là “khoái lạc đài”, trên đó có sẵn bàn để nhiều chai rượu Tây với nhãn hiệu như Hennessy, Napoléon, Courvoisier. Đặc biệt có những loại hảo hạng như Martell nhãn đen (Black Label) cổ lùn VSOP. Ngoài ra có một thùng lớn chứa một cây nước đá, ngâm sẵn những lon bia của Mỹ hiệu Budweiser, Miller… Những lon bia này để “chữa lửa” khi rượu mạnh đã “bốc” lên đầu “ẩm khách”… Khách uống rượu không trông thấy một loại rượu mạnh nào của Mỹ như Whisky, Rhum…, hoặc bia Việt nam như Bia 33 nhãn hiệu đầu cọp…. Những “mồi nhậu” thuộc loại thịt rừng như nai nướng, mễn xào, nhím cà ri …được nhà bếp nấu sẵn, chuyển lên “khoái lạc đài” nhanh chóng bằng thang dây! Bên cạnh bàn tiệc, có sẵn chiếc giường nhỏ để khi quá say, khách có thể  nằm ngủ một giấc ngắn, khi tỉnh rượu sẽ ngồi dậy nhậu tiếp…

            Khi anh và người bạn đến nơi, đã thấy khá đông các vị trong Hội đồng và Ủy ban Xã, các ông chủ trại cưa, chủ xe be… Sau khi giới thiệu tân Phó quận với các vị khách địa phương, chủ nhà hướng dẫn mọi người lên “khoái lạc đài”, vì trên đó có “rượu nồng gió mát như tiên cảnh” !  Mặc dù anh dè dặt uống rượu cầm chừng với chủ nhà, lúc cáo từ ra về, anh khá say, phải nhờ người bạn sỹ quan dìu vào nhà… Chân nam đá chân xiêu, anh bước lên thềm, loay hoay móc chìa khóa trong túi ra mở cửa. Trước khi vào nhà, anh quay sang nhìn ra phố chợ bên kia đường. Từ trong cửa tiệm Khâm Hương, cô gái “có đôi mắt hột nhãn” đang chăm chú nhìn sang. Anh cảm thấy ngượng ngùng khi cô gái đang quan sát mình trong tình trạng say sưa, mất tự chủ. Anh vội đóng cửa, đến nằm vật xuống giường, không kịp thay áo quần giày vớ.

            Trong lúc đang lim dim, đầu óc quay cuồng, anh bỗng nghe tiếng gõ cửa. Tiếng gõ se sẽ rụt rè … rồi ngưng lại; tiếng bước đi, rồi  tiếng gõ trở lại mạnh mẽ hơn. Khi anh bước ra mở cửa đã thấy hai người con ông Khâm Hương. Cô gái mỉm cười, nhẹ nhàng đưa anh ly đá chanh mát lạnh. Cậu em cẩn trọng đưa bình trà nóng bằng hai tay. Cô gái bối rối một lúc rồi cất giọng nhỏ nhẹ:

            - Dạ… Ba cháu xin gửi chú ly nước chanh và ly  trà  nóng để chú uống chóng khỏe.

            Anh chưa kịp nói lời cám ơn, cô gái đã cúi chào, mắt long lanh, má đỏ ửng, bước vội ra đường trở về nhà.

                                                            * * *

            Mỗi sáng thứ Hai đầu tháng, anh thay mặt Quận trưởng sang Văn phòng Cố vấn Mỹ để họp bàn về Lượng Giá Ấp trong toàn Quận. Sau buổi họp, anh thường hỏi tin tức về tình hình an ninh mà viên thông dịch tên Hoa biết được, do làm việc với “Ông già ” - tên thân mật do Trung sĩ Hoa đã đặt cho người cố vấn Mỹ. Anh ta tỏ ra tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ những tin tức mới nhất, “hot” nhất. Một hôm, Hoa nói riêng với anh:

            - Chắc ông không được bên Chi khu cho biết tình hình đang căng thẳng lắm? Tôi cũng là dân “biệt phái” như ông, nên cần tìm hiểu để “sống còn” ở vùng đất nguy hiểm này ! Cách đây mấy hôm, toán Thám sát Tỉnh hành quân dọc sông Đồng Nai, vùng giáp ranh với Bình Tuy, khám phá ra 2 kho bột mì và gạo… Chắc “tụi nó” dự tính tích trữ lương thực để mở cuộc tấn công vô quận Định Quán hoặc Xuân Lộc. Mất lương thực, có lẽ không còn tấn công nữa, nhưng coi chừng tụi nó pháo kích vô Quận trả thù đó ông à!

            Anh ta ngưng lại, rít một hơi thuốc Haft-and-Haft từ chiếc tẩu ngắn, rồi thân mật nói:

            - Mỗi tối ông không nên lên lầu với các Sỹ quan Chi khu. Nếu pháo kích chạy xuống không kịp. Khi nào ông nghe tiếng con chó tôi sủa, phải coi chừng có kẻ lạ lẻn vô Chi khu. Ông biết tụi nó có thể lẻn vô lối nào không? Qua khe mấy chồng đá sau Chi khu đó! Khi nghe tiếng pháo kích, ông nên nằm yên đừng chạy ra kẻo lạc đạn. Ban đêm,  bên này thường bố trí đại liên sẵn sàng bắn ra khi có động tịnh…

            Đầu năm 1971, Trung tá Hai đến nhậm chức Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Định Quán … Sau khi phối kiểm tin tức tình báo, ông tỏ ra lo lắng tình hình an ninh tại đây. Ông xin bên Cố vấn Mỹ yểm trợ cọc sắt  kẽm gai để rào mặt sau Chi khu quân sự. Nhưng vật liệu từ Long Bình chở về còn chất trước sân Chi khu, chưa rào dậu … Ông cho mở cuộc hành quân phối hợp để  kiểm tra các đơn vị NDTV các Xã, Ấp về nhân số, vũ khí; kiểm soát lại các gia đình có người lạ mặt cư trú bất hợp pháp, những thành phần tình nghi tiếp tế cho địch… Cuộc hành quân phối hợp quy mô mà ban chỉ huy gồm: Chi khu phó, Phó quận Hành chánh, Trưởng chi Cảnh sát quận và một trung đội Cảnh sát  Dã chiến. Cuộc hành quân kéo dài cả ngày lẫn đêm, khiến anh nhớ lại những cuộc di hành  dã trại khi thụ huấn ở quân trường Bộ binh Thủ Đức.  

            Trái với dự đoán của Trung tá Hai, địch không về quấy phá các Ấp bên ngoài thị xã Định quán, nhưng đã tạo một thiệt hại nặng và bất ngờ bên trong Chi khu. Đêm hôm ấy trời không có ánh trăng. Khoảng nửa đêm, anh nghe tiếng chó sủa bên compound của Cố vấn Mỹ. Bỗng nhiên đèn điện tắt ngóm, cả Chi khu và bên Cố vấn Mỹ chìm vào bóng tối. Có tiếng mở máy xe, đèn xe hơi từ compound Mỹ chiếu sáng tận Chi khu. Có tiếng súng bắn hỏa châu và những trái sáng bay lơ lửng trên vòm trời… Từ trên lầu khu nhà sỹ quan Chi khu có tiếng người hỏi vọng xuống:

            - Ai đó?            

            Không nghe trả lời, nhưng có tiếng chạy của nhiều người… Tiếp theo là hai tiếng nổ ầm ĩ liên tiếp từ Văn phòng quận, và sau đó một tiếng nổ khác từ lô cốt trước vòng rào Chi khu. Tiếng đại liên bắn dòn dã từ compound Mỹ, tiếp theo là tiếng lựu đạn nổ, tiếng súng cối từ hướng căn cứ pháo binh Mỹ bắn sang phía sau hàng rào Chi khu… Sau đó không có gì xảy ra…

            Anh nằm im nghe ngóng tình hình… Từ bên rào Văn phòng Cố vấn Mỹ, có tiếng Trung sĩ Hoa gọi sang:

            - Có gì nổ bên này vậy? Trung tá với ông Phó có hề gì không?...

            Anh mở cửa bước ra, thấy Trung tá Hai đang đứng với Đại úy Chi khu phó, vội trả lời cho Hoa yên tâm:

            - Không ai bên này bị gì cả… Để tôi hỏi xem có gì nổ to quá vậy…

            Theo hướng nhìn hai vị sỹ quan, anh thấy Văn phòng Quận “biến mất”, chỉ còn trơ lại mảnh tường chơ vơ, loang lổ. Tư thất của Quận trưởng phía sau Văn phòng vẫn còn nguyên… Trung tá Hai  ra lệnh Chi khu phó mở cuộc truy kích, rồi quay sang Phó quận:

            - Thật bất ngờ! Tụi nó không tấn công, không pháo kích như mình tưởng mà lại đánh đặc công! Có lẽ bên compound Mỹ phản ứng khá nhanh, nên tụi nó chỉ kịp ném chất nổ làm sập Văn phòng Quận, rồi ném vô lô cốt trước Chi khu rồi rút lui…

            Ông Quận trưởng đã từng  là một sỹ quan tác chiến binh chủng nhảy dù nên vẫn bình tĩnh trước bất ngờ tai hại này. Ông nói tiếp:

            - Có lẽ đến hơn chục tên đặc công theo khe gộp đá sau Chi khu lẻn vô. Chúng  rút ra theo khe đó, để lại nhiều vết máu, bỏ lại nhiều quả B40, nhiều giỏ đựng chất nổ...nhưng không thấy xác chết đồng bọn để lại… 

             Phó quận hỏi thêm tin tức về kết quả cuộc đột kích:

            - Bên mình có ai bị thương tích chết chóc gì không Trung tá?

            Trung tá Hai đáp giọng buồn bã:

            - Chỉ có Trung sỹ thường vụ trực trong lô cốt trước Chi khu bị ném chất nổ chết cháy! Ngoài ra không có thương vong nào khác. May là phòng ngủ không bị sập nên tôi không hề hấn gì!  

            Ông Quận nói thêm trước khi quay vào căn phòng đang đứng trơ trọi giữa đống gạch ngói đổ nát:                

            - Tôi sẽ cho dọn dẹp một căn phòng trống trong Chi khu để ông Phó và nhân viên làm việc tạm. Ông cho thu dọn hồ sơ giấy tờ vung vãi, chuyển sang làm việc ngay hôm nay để dân chúng khỏi hoang mang. Mọi việc hành chánh ông Phó lo dùm để tôi rảnh tay đối phó tình hình an ninh bất ổn đang gia tăng ở đây…

            Trong khi chờ đợi nhân viên đến làm việc, anh lái xe sang Chi ANQĐ rủ đại úy Thái đi ăn sáng, và nhân thể trao đổi thêm tin tức an ninh. Lính gác mở cổng Chi khu, anh vừa lái xe vừa ngạc nhiên thấy đám người hiếu kỳ đang đứng trước vòng rào nhìn cảnh hoang tàn đổ nát bên trong. Có tiếng reo lên khi thấy anh:

            - Ông Phó kìa! May quá, có ai bị gì không ông?

            Anh lắc đầu, đưa tay chào những người quen… Trong đám người hiếu kỳ xôn xao chào hỏi, anh thoáng thấy một khuôn mặt nhợt nhạt, với đôi mắt mở to đầy lo âu, đen láy như hai hạt nhãn lồng… Anh kịp nhận ra người con gái của ông bà Khâm Hương đang đứng lẫn vào đám đông. Anh mỉm cười nhìn đôi mắt long lanh của cô gái, rồi lái xe sang bên kia đường đến trụ sở của đại úy Thái.

* * *

            Đầu năm 1973, anh được lệnh về Tỉnh, nhận nhiệm vụ mới. Hôm rời quận, một buổi trưa thứ Bảy, ông bà  Khâm Hương mời anh và đại úy Thái đến dùng cơm tại nhà… Đã lâu lắm, hôm nay anh mới được thưởng thức những món ăn đặc biệt của miền Bắc do bà Khâm Hương cùng cô gái “Bắc kỳ nho nhỏ” của họ nấu nướng. Anh được tiếp đãi thật ân cần, nồng hậu và quý mến. Sau bữa ăn, anh chào từ giã để lên xe cùng đại úy Thái về Sài gòn. Ông bà Khâm Hương cùng cô con gái tiễn anh ra tận xe đậu trước cửa tiệm của họ. Anh lưu luyến chào ông bà rồi mỉm cười với cô con gái đứng nép bên mẹ:

            - Cám ơn cháu và mẹ cháu đã đãi một bữa ăn với nhiều món “đặc biệt Bắc kỳ” thật ngon! Mong cháu ở lại học hành đỗ đạt để còn lên đại học nữa chứ!

            Cô gái e thẹn đáp lời:

            - Dạ, cháu cám ơn chú.

            Lời khen ngợi,  khuyến khích của anh không làm cho đôi mắt cô gái bớt u buồn. Cô đứng nhìn theo cho đến khi chiếc xe chở hai người khuất xa nơi triền dốc. 

            Bỗng nhiên đại úy Thái nheo mắt nhìn anh, giọng đùa cợt: 

            - Thôi chết ông rồi ông Phó ơi! Ông ra đi để lại nỗi buồn cho một trái tim sầu muộn! Tôi đã bắt gặp “ông Phó nhìn em ông Phó cười” đấy nhé!… Về Xuân Lộc làm việc, nhớ trở lại Định Quán thăm “cháu Hồng” con gái rượu ông bà Khâm Hương đấy!

            Anh nhìn người bạn tâm giao, ra sức chống chế:

            - Ông tài thật, biết cả tên cô bé kia à! Thôi đừng nói nhảm! Con gái người ta còn vị thành niên, chớ nói chuyện yêu đương, kẻo đến tai ông bà Khâm Hương thì  “mệt” cho tôi lắm đó, bạn già!

            Thái cười diễu cợt:

            - Tên cô gái  thì ai chẳng biết… Chỉ có ông Phó đến Định Quán sau tôi nhưng thân thiết với gia đình Khâm Hương trước tôi. Thế mà đến ngày ra đi vẫn không biết tên con gái cưng của người ta mới lạ chứ ! Vô tình đến thế thì thôi!

            Xe đến “cua chữ C” trên quốc lộ 20, trước khi nhập vào quốc lộ 1 để về Sài gòn, Thái cho xe chạy thật nhanh… Trời đã về chiều. Đoạn đường ngoằng ngoèo, vắng vẻ đã khiến  anh cảm thấy nao nao, nhớ nhung Định Quán. Những năm tháng làm việc tại đây đã cho anh nhiều cảm giác lẫn lộn: êm đềm, lo sợ, mến thương…            

* * *

            Sau lần chia tay với gia đình Khâm Hương, anh không có dịp nào về Định Quán thăm lại họ nữa. Về làm việc tại Xuân Lộc - một quận tại tỉnh lỵ, rộng lớn, đông dân, nhiều xã ấp hơn Định Quán - nên anh không còn rảnh rỗi. Cuối tuần, anh lái xe về Sài gòn thăm gia đình và bù khú với bạn bè đang làm việc tại thủ đô. Thỉnh thoảng anh gặp đại úy Thái ở tỉnh, nhưng không nhắc gì đến chuyện “về lại Định Quán thăm gia đình ông bà Khâm Hưng với cô gái rượu tên Hồng” nữa!

            Ngày 17 tháng 3, năm 1975 địch quân bắt đầu tấn công vào Phương Lâm, La Ngà; cuối cùng chiếm chi khu quân sự và toàn quận Định Quán… Hơn nửa tháng sau, gần ba sư đoàn của địch tấn công vào tỉnh lỵ Long Khánh. Suốt mười hai ngày đêm, sư đoàn 18 của thiếu tướng Lê Minh Đảo, cùng các đơn vị địa phương quân, các đơn vị Dù, Biệt động quân tăng cường đã chống trả mãnh liệt (từ sáng 8 tháng 4 đến đêm 20 tháng 4, 1975) gây nhiều thiệt hại cho đối phương. Cuối cùng, toàn bộ quân, cán, chính tỉnh Long Khánh và quận Xuân Lộc đã rút theo Sư đoàn 18, qua ngã Bình Ba, Bình Giã, về đến Phước Tuy an toàn.

            Sau đó, với sáu năm trải qua những tháng ngày bị đày ải khốn khổ trong những trại tù “cải tạo” từ Nam đến Bắc, anh đã đem được tấm thân tàn tạ trở về sống với gia đình tại Sài Gòn. Rồi anh xin vào làm việc ở một hãng sản xuất đồ nhôm gia dụng thuộc Quận 6, gần cầu chữ Y. Mỗi chiều, sau một ngày làm việc cực nhọc, anh được người chủ, một cựu chiến binh thời Việt Nam Cộng Hòa, mời ở lại dùng cơm, uống với ông ta vài chung rượu thuốc để giải sầu… Khoảng năm 1983, ở Sài gòn người ta xôn xao khi nghe đồn về một chiếc tàu chở người “vượt biên bán chính thức” - đa số là người Hoa - đã bị chìm tại chân cầu chữ Y vào một đêm tối trời... Những hôm anh đạp xe về nhà trong tình trạng chếnh choáng hơi men, sau những ly rượu thuốc tình nghĩa của ông chủ hãng nhôm, anh thường dừng lại trên cầu chữ Y... Nhìn dòng nước đục cuồn cuộn  dưới chân cầu, anh như thấy ẩn hiện những đôi mắt trợn trừng, những cái mồm há hấp kinh hãi trước khi chìm xuống dòng sông oan nghiệt.

            Giữa năm 1992, anh cùng gia đình đến được bến bờ Tự do. Không phải theo con đường vượt biên, với những lo lắng, sợ hãi, hiểm nguy, những tráo trở gạt gẫm - đã dẫn đến những cái chết tức tưởi trên biển Đông… mà theo  “diện HO”, dành cho những sĩ quan quân, cán, chính của VNCH, đã sống sót trở về từ những trại tù “cải tạo” CS!  Và rồi, với lòng nhớ nhung chốn quê xưa, nhớ thương những thân quyến còn ở lại Việt Nam,  những người dân tốt bụng ở địa phương xưa kia anh đã từng phục vụ… anh đã trở về thăm lại quê hương.

*  *  *  

            Khi bước vào cửa tiệm “Tân Hương - Chụp Hình Digital” anh đã thấy  một thanh niên đang ngồi trước máy Computer, hí hoáy sửa lại tấm hình lên trên màn ảnh nhỏ. Anh lên tiếng hỏi:

            - Này cậu, có phải đây là nhà ông Khâm Hương không?

            Cậu thanh niên dè dặt đáp:                                                                                         

            - Dạ phải…Nhưng chú  là ai mà biết Ba tôi?

            Với một tia hy vọng vừa nhóm lên trong lòng, anh đáp:

            - Tôi là bạn cũ của Ba cậu, từng làm việc ở quận Định quán trước năm 1975, muốn gặp Ba chốc lát…

            Cậu thanh niên vào bên trong, dìu một ông già gầy ốm bước ra. Ông già  nheo mắt nhìn anh một cách xa lạ:

            - Thưa ông là ai và gặp tôi có việc gì cần không?

            Anh nhìn ông chủ tiệm một thời mập mạnh, tươi trẻ  mà nay trông quá già nua ốm yếu…  Anh nở nụ cười xót xa :

            - Chú Khâm Hương không nhận ra tôi sao? Hồi trước năm 75 chú có nhổ răng cho ông Phó quận nào mà nhất định không nhận tiền không? 

            Ông già Khâm Hương móm mém cười, quay vào bên trong gọi vợ:

            - Ông Phó hồi xưa thường đến nhà mình chơi đó. Bây giờ trông ông khác quá! Nghe nói ông sang định cư ở Mỹ phải không? Lâu quá mới gặp lại ông, nay tôi không nhận ra, thật có lỗi với ông quá.

            Anh nhìn kỹ ông bà Khâm Hương. Ông đã gần 70 nhưng trông già trước tuổi. Bà vợ có dáng còn mạnh khỏe, trẻ trung hơn, đôi mắt vẫn còn đẹp như ngày anh làm việc ở quận này… Được bà cho biết ông Khâm Hương bị bệnh tiểu đường, anh an ủi, khích lệ ông, biếu ông một số tiền để mua thuốc… Họ cảm động vui mừng vì cuộc hội ngộ bất ngờ hôm nay. Anh nhìn căn nhà vắng người, hỏi ông Khâm Hương:

            - Tôi đi Đà Lạt, ghé đây ngồi uống nước quán bên kia đường, thấy bảng hiệu Khâm Hương, sực nhớ đến chú. Chắc chú cho người ta thuê hành nghề chụp hình phải không?

            Bà Khâm Hương trả lời thay chồng:

            - Thưa, đâu có cho ai thuê… Thế ông Phó không nhận ra cháu út ngồi đó sao?

            Anh sực nhớ cậu em út này ngày xưa đã cùng người chị bưng trà nước sang cho anh ở căn nhà gỗ bên kia đường.

            Anh  hỏi ông bà Khâm Hương:

            - Thế cô Hồng đâu rồi? Đã có gia đình, tay bồng, tay bế gì chưa?

            Một thoáng im lặng bao trùm căn nhà mà ngày xưa tràn đầy tiếng cười vui của ông bà Khâm Hương, tiếng khách hàng ra vào, cười nói…Bỗng dưng, ông bà đưa mắt nhìn nhau, rồi bà Khâm Hương cúi mặt nức nở, đôi vai rung lên: 

            - Cháu nó mất  rồi ông ạ! Sau năm 75, nó lấy chồng người Hoa ở Chợ Lớn, có một  đứa con trai kháu khỉnh lắm. Hồi năm 85, hai vợ chồng đóng mười mấy “cây vàng” để vượt biên bán chính thức. Không ngờ đêm đó xuống tàu, chạy đến chân cầu chữ Y thì tàu chìm, chết cả vợ chồng con cái. Chết tức tưởi, tội nghiệp quá!

            Anh nhìn ông bà Khâm Hương, như hai thân cây héo úa, rũ xuống với những khổ đau vì thương nhớ người con gái và cháu ngoại mến yêu của họ. Anh cúi mặt để dấu dòng nước mắt đắng cay, thương cảm.

* * *

            Anh chia tay với ông bà Khâm Hương, sau khi đã nắm chặt đôi tay gầy guộc, lạnh lẽo của ông nói lời an ủi, khích lệ… rồi bước ra đường, chuẩn bị lên xe. Trời đã xế chiều. Những hòn đá ba chồng bên kia đường in bóng trên bầu trời xanh ngắt, vẫn im lìm, sừng sững đứng đó trong bao nhiêu thiên niên kỷ, đã chứng kiến bao cảnh binh đao, chết chóc  xảy ra trên mảnh đất khốn khổ này! Anh như thấy lại trong những vách đá núi đá khô cằn đó thấp thoáng đôi mắt tròn, trong sáng, đen láy như hai hạt nhãn, ánh lên vẻ dịu hiền của người con gái tên Hồng năm xưa…

            Anh nhìn lần cuối quang cảnh khu chợ Định quán. Nơi đây lịch sử đã diễn biến với biết bao sự kiện: đặc công VC đánh sập Văn phòng quận năm đầu 1971, sau đó chúng đánh chiếm quận lỵ cũng như toàn bộ quận Định quán vào đầu năm 1975… 

            Lịch sử đã sang trang, tất cả đã theo vận nước trôi vào dĩ vãng. Tuy nhiên hình ảnh đôi mắt năm xưa vẫn còn đậm nét trong tâm hồn anh. Suốt bao năm sống tha phương nơi hải ngoại, anh vẫn mong ước một ngày trở lại quê xưa, về nơi chốn anh đã từng phục vụ trong hơn hai năm - với biết bao hiểm nguy, bao vui buồn, cay đắng lẫn ngọt ngào…, để gặp lại những gương mặt thương mến cũ, nhìn lại đôi mắt năm xưa. Nhưng nay tất cả đã đổi thay …kể cả đôi mắt ấy đã vĩnh viễn khép lại, không bao giờ  anh còn gặp lại nữa!


*  *  *  



BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm