Truyện Ngắn & Phóng Sự
Đôi Mắt - Topa
( HNPD ) Tôi sẽ không bao giờ quên được đôi mắt ấy. Những người phụ nữ có được đôi mắt đẹp - đôi mắt bồ câu - là chuyện thường tình. Nhưng, để có được đôi mắt tuyệt đẹp
( HNPD ) Tôi sẽ không bao giờ quên được đôi mắt ấy. Những người phụ nữ có được đôi mắt đẹp - đôi mắt bồ câu - là chuyện thường tình. Nhưng, để có được đôi mắt tuyệt đẹp mà đôi mắt đó còn như biết “nói” nữa thì… có lẽ không ai có. Vậy mà tôi đã thấy được người có đôi mắt đó. Đôi con mắt bồ câu đó khi nhìn ngay tôi thì tôi hiểu rõ ý của người đó y như đang nói chuyện với tôi vậy.
Hôm đó là ngày thứ bảy 18 tháng sáu năm 2016, ban nhạc Trùng Dương của một số bạn là bác sĩ và dược sĩ đứng ra tổ chức buổi văn nghệ có khiêu vũ tại thành phố Alkmaar Holland. Buổi văn nghệ có đông người và thật vui nên tôi đã nhảy nhiều, cũng như đã uống nhiều.
Khi đó là muời hai giờ mười phút sáng. Tôi để ý giờ vì buổi văn nghệ sẽ chấm dứt lúc một giờ sáng nên, trước khi chấm dứt buổi văn nghệ độ một tiếng thì tôi sẽ ngưng uống bia mà đổi qua uống nước lạnh hoặc nước ngọt. Tôi không muốn bị cảnh sát bắt thổi và rồi bị lãnh giấy phạt hoặc, bị tịch thu bằng lái thì xem như… cụt chân.
Đang rót ly nước lạnh từ chai nước thì tôi nhìn thấy một người phụ nữ thật trẻ, tuổi chưa quá ba mươi và thật đẹp; ngồi một mình trong góc tối phía trước mặt và đang nhìn tôi. Lúc đó tôi tưởng người phụ nữ nhìn những người đàn bà ngồi chung bàn với tôi nên tôi chỉ nhìn người phụ nữ đó thoáng qua rồi rót nước tiếp. Nhưng, rõ ràng tôi có linh cảm người phụ nữ đẹp đó đang nhìn ngay tôi nên tôi nhìn lại và tôi thấy cặp mắt của người đẹp như đang nói - đang truyền những ý tưởng đến cho tôi - và, tôi hiểu được rằng: “Anh hãy nhìn kỹ em đi. Nhìn thật kỹ đi vì rồi đây anh sẽ gặp lại em vì em muốn giúp anh”. Tôi nhìn kỹ người đẹp hơn. Người đẹp mặc bộ đầm dạ hội màu trắng có đính một bông hồng màu đỏ bên ngực phải. Có một điều tôi chắc chắn là, tuy người đẹp ngồi trong góc tối và cách xa chỗ tôi ngồi cũng hơn chục thước, vậy mà tôi nhìn thấy thật rõ ràng mọi cử động của đôi con mắt tuyệt đẹp đó, mới là lạ. Vì lịch sự tôi không dám nhìn người đẹp lâu nên tôi quay qua nói chuyện với những người đàn bà ngồi chung bàn. Nhưng, tôi vẫn có linh cảm đôi mắt đó vẫn cứ nhìn ngay tôi nên tôi lại quay nhìn người phụ nữ. Tôi thấy thật rõ ràng là đôi con mắt tuyệt đẹp đó lại đang nói với tôi rằng: “Em biết anh thích viết những chuyện huyền bí ma quái, nhưng, vì anh không phải là nhà văn chuyên nghiệp nên anh không dễ dàng nghĩ ra được cốt truyện. Em sẽ giúp anh để anh viết về… em”.
Một người đàn bà ngồi chung bàn thấy tôi cứ nhìn thẳng về phía trước nên hỏi:
- Anh nhìn gì mà trừng trừng như muốn thôi miên ai vậy anh?
Tôi giật mình nhìn người vừa hỏi với chút lúng túng nhưng tôi không trả lời. Ngay khi đó đèn trong phòng mở lên sáng choang thì… người đẹp cũng đã đi tự lúc nào rồi. Từ chỗ người đẹp ngồi muốn đi ra tới cửa cũng phải hơn hai chục thước, vậy mà chỉ trong khoảng chưa đến ba mươi giây đồng hồ mà người đẹp đã không còn trong hội trường nữa thì… tôi không làm sao hiểu được.
Tại bãi đậu xe khi tôi vừa tra chìa vào ổ khóa, thì, tôi lại nhìn thấy người đẹp đứng một mình bên cạnh một chiếc xe màu trắng cách chỗ tôi đậu xe khoảng hai mươi thước. Giữa đêm khuya vắng vẻ ở một bãi đậu xe yên tĩnh và vắng tanh như chỗ tôi đang đậu xe thì, một người đàn bà mặc bộ đồ trắng tinh mà tà áo đang bay phất phới theo cơn gió thổi… có thể làm cho những ai yếu bóng vía sẽ bị ngất xỉu ngay. Nhưng, vì tôi đã thấy người đẹp trước đó trong hội trường nên tôi không sợ. Tôi nhìn ngay người đẹp gật đầu chào. Và, rõ ràng là tôi lại thấy đôi con mắt của người đẹp nói với tôi rằng: “Hẹn gặp lại anh một ngày không xa”. Tôi dụi mắt rồi vội vàng bước vào trong xe và đề máy. Tôi nghĩ tôi bị say rồi nên… nhìn con gà mà tưởng con vịt. Khoảng cách hai mươi thước và giữa đêm khuya vậy mà tôi vẫn thấy rõ ràng đôi con mắt của người đẹp nói với tôi câu nói đó đã làm cho tôi nổi da gà và bị rùng mình nhiều lần mà tôi thì cứ nghĩ mình bị gió nên lạnh. Khi xe đã nổ máy và trước khi cho xe chạy, tôi còn cố quay đầu nhìn người đẹp một lần nữa nhưng, người đẹp đã lái xe đi mất rồi.
***
Chúa nhật 26 tháng sáu năm 2016, tôi vừa đến thăm một người bạn thân bị bệnh nặng ở thành phố Groningen. Người bạn mà tôi quen khi cùng chung chuyến tàu vượt biển năm 1980. Trên đường về lại nhà không hiểu sao tôi đã tự động lái xe vào thành phố Leeuwarden lúc nào mà tôi không hề hay biết gì cả; cho đến khi tôi nhìn thấy chữ Leeuwarden tôi mới bừng tỉnh lại. Trong thành phố này tôi có quen hai người phụ nữ rất dễ thương và lịch sự thường có mặt trong những buổi văn nghệ và khiêu vũ với tôi, nhưng tôi không có địa chỉ.
Vì là ngày chúa nhật nên các cửa tiệm trong thành phố đều đóng cửa. Tôi đang lái xe chạy trên con đường chính của thành phố và nhìn quang cảnh hai bên đường, thì, tôi sửng sốt khi nhìn thấy người đẹp có đôi con mắt biết nói đang bước những bước khoan thai như thể nàng đang đi dạo phố. Một điều lạ là người đẹp chiều nay cũng vẫn mặc bộ đầm dạ hội màu trắng có đính cái bông hồng đỏ bên ngực phải. Tôi thấy người đẹp bước vào tiệm ăn nhỏ mà tôi nhận ra ngay đó là tiệm ăn của người Việt Nam. Bảng hiệu Quỳnh Ngọc thì không làm sao có thể lầm với các tiệm ăn của các quốc gia khác được. Bây giờ đã hơn sáu giờ chiều nên tôi nghĩ mình cũng nên vào tiệm ăn Việt Nam đó, nhưng , mục đích là để làm quen với người đẹp.
Anh chàng có lẽ là chủ nhân tiệm ăn vì anh ăn mặc rất lịch sự với cái áo vest trên người kèm nụ cười thân thiện đã đón tôi ngay cửa. Tôi nhìn vào trong quán thì thấy người đẹp đang ngồi xem tờ thực đơn. Ngay lúc đó người đẹp ngước mặt lên và khi nhìn thấy tôi thì người đẹp liền nở nụ cười thật thân thiện và thật tươi. Tôi nhìn ngay mắt người đẹp thì, rõ ràng đôi mắt đó như đang nói với tôi rằng: “Mời anh đến đây ngồi chung bàn với em”. Tôi đi thẳng đến bàn của người đẹp. Và, điều làm cho tôi hết sức ngạc nhiên khi nàng lên tiếng:
- Anh Thuận ngồi đây với em vì em đi cũng một mình.
Tôi quá đỗi ngạc nhiên nên hỏi lại:
- Cô… cô biết tên tôi à?
- Dạ… biết. Em còn biết nhiều về anh nữa kìa. Em xin giới thiệu với anh em tên là Ngọc Liên.
- Chúng ta đã gặp nhau trong đêm văn nghệ ở Alkmaar tuần rồi phải không?
- Dạ, và em cũng thấy anh ở bãi đậu xe nữa. Nhưng…
- Nhưng sao… cô?
- Hình như đêm đó anh… sợ ma khi nhìn thấy em?
Tôi chống chế cách vụng về:
- Ô… Tại vì tôi say quá cô à.
- Anh Thuận gọi tên em hay gọi là em cho thân mật chứ cô cô xem xa lạ quá.
Tôi định nói, Ngọc Liên với tôi chẳng xa lạ chứ quen nhau hồi nào đâu. Chưa kịp nói thì anh chàng chủ tiệm ăn Quỳnh Ngọc đã đi đến nên Ngọc Liên tự gọi món ăn luôn cả cho tôi.
- Anh cho hai chén phở nhỏ ăn trước. Sau đó… sau đó anh cho hai phần bún chả và hai phần thịt bò nướng lá lốt.
Ngọc Liên không cần hỏi tôi uống gì, nàng gọi luôn:
- Cho tôi chai rượu chát Bordeau luôn anh nhé.
Tôi định nói ăn phở và bún mà uống rượu chát thì sợ không hợp khẩu vị. Nghĩ vậy nhưng tôi lại không lên tiếng. Tôi tôn trọng ý của Ngọc Liên. Tôi không biết bún chả là bún gì nhưng trong thực đơn không có nên tôi hỏi:
- Bún chả người miền Nam gọi là bún gì mà tôi không thấy ghi trong thực đơn?
Ngọc Liên trả lời ra vẻ cũng rành chuyện thế sự lắm:
- Là bún thịt nướng đó anh. Ông Tổng Thống Obama đến Hà Nội và cũng đã ăn món này đó anh.
Tôi nói như để có chuyện nói:
- Người trong Nam gọi rõ ràng hơn. Thí dụ như bún chả giò, bún chả cá,bún chả… gì đó. Chứ bún chả không thì sợ có nhiều người không hiểu. Chẳng hạn như tôi vậy. Trong thực đơn ghi bún thịt nướng mà không ghi bún chả thì rõ ràng quá phải không Ngọc Liên?
Ngọc Liên nghĩ tôi không hiểu sự khác biệt món ăn đó giữa hai miền nên nói một mạch:
- Cũng như phở, món này không có công thức nào được coi là chuẩn cả. Bún thịt nướng hay bún chả gồm 4 phần: bún, thịt nướng, rau sống và nước chấm. Bánh tráng được người miền Nam thêm vào, miền Bắc không có.Thịt nướng là thịt ba rọi ướp, có thể thêm thịt heo bầm vo viên ướp nướng. Ngoài Bắc bắt buộc phải có đủ hai thứ này. Rau sống thì gồm có xà lách và rau thơm, trong đó bắt buộc phải có rau húng và rau ngò. Miền nam có thêm dưa leo, rau dấp cá vân vân... Nước chấm là nước mắm pha.
Hớp rượu đầu tiên vừa trôi qua cổ họng đã làm cho tôi mạnh dạn hơn. Tôi hỏi:
- Ngọc Liên ở thành phố này à?
- Dạ, em ở đây từ năm 1973 khi đó em mười tám tuổi. Em đi du học chứ không phải tỵ nạn. Trường em học ở thành phố Groningen.
Tôi nhìn ngay mặt Ngọc Liên với hai con mắt mở thật lớn vì tôi không tin điều nàng vừa nói. Năm 1973 đến năm nay là 2016 vị chi là bốn mươi ba năm, thì năm nay Ngọc Liên phải sáu mươi mốt tuổi. Tôi hoàn toàn không thể tin được ở đôi con mắt của mình vì Ngọc Liên, theo tôi, chưa quá ba mươi tuổi. Tôi còn đang phân vân thì Ngọc Liên nói tiếp:
- Năm 1982 em bảo lãnh vợ chồng người anh ruột khi đó đang tạm trú ở trại tỵ nạn bên Mã Lai. Hiện hai người vẫn chung sống cùng một nhà với em. Lát nữa anh cho em quá giang về nhà nhưng em không thể mời anh vào nhà hôm nay được, vì hôm nay… Anh thấy em mặc cái áo đầm dạ hội mà em mặc tuần trước là vì hôm nay… Hôm nay là ngày đặc biệt của em. Lát nữa anh sẽ biết nhà em và lần khác anh cứ đến nhà tự nhiên lúc nào anh muốn. Cửa nhà luôn rộng mở đón chào anh, ngoại trừ hôm nay.
Tôi uống nhiều hơn ăn và tôi cứ nhìn ngay mặt của Ngọc Liên bởi tôi vẫn đang thắc mắc, một người đàn bà… già hơn sáu mươi tuổi mà trông như người chưa quá ba mươi thì chắc chắn phải nhờ đến dao kéo nhiều lắm chứ không thể như thế này được. Nhưng, dao kéo cũng chưa chắc đã làm được mà phải… lột da mặt hay thay nguyên cái mặt thì may ra, mà điều này thì khoa học chưa làm được. Vả lại đôi bàn tay của Ngọc Liên quá đẹp không một dấu vết của thời gian hơn sáu mươi năm.
Ngọc Liên thấy tôi ngồi im và chỉ uống rượu nên lên tiếng:
- Anh ăn với em chứ cứ uống hoài sao. Hôm tuần rồi anh nhảy với cô Bích Ngọc điệu tango hay quá.
Lại thêm một điều ngạc nhiên nữa. Tôi nói:
- Cũng có một người bạn khen Bích Ngọc nhảy hay.
- Không, ý em nói cô Bích Ngọc nhảy đẹp. Đào nhảy đẹp là nhờ kép… dìu. Anh đưa cô ấy đi… lã lướt lắm.
- Cám ơn Ngọc Liên về lời khen. Hôm đó tôi không thấy Ngọc Liên ra sàn nhảy.
- Em… cũng giống như cô Quỳnh vậy. Em mới tập và chỉ biết mỗi điệu cha cha cha thôi.
- Xin lỗi Ngọc Liên, Ngọc Liên quen Bích Ngọc và Quỳnh như thế nào?
- Hai cô đó cũng ở trong thành phố Leeuwarden… đìu hiu này. Em chỉ biết chứ không quen. Em biết nhiều người lắm nhưng không quen ai cả, chẳng hạn như với anh vậy. Em biết anh là anh Thuận nhưng em có quen anh bao giờ đâu.
- Nếu tôi nói chuyện này ra thì chắc chắn không một ai tin. Ngọc Liên làm cho tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác đến độ tôi ăn không muốn vô.
Có một điều rất lạ là chai rượu chát Bordeau chỉ một mình tôi uống nhưng tôi vẫn tỉnh táo, khác với mọi khi đến ly thứ ba là tôi đã bắt đầu ngà ngà.
Bây giờ đã hơn mười giờ đêm. Có lẽ tôi phải đưa Ngọc Liên về vì tôi còn phải lái xe một quãng đường khá xa. Khi anh chàng chủ tiệm ăn với nụ cười gần như luôn luôn nở trên môi đi đến. Ngọc Liên giành trả tiền.
- Hôm nay là ngày… của em. Anh Thuận để em trả tiền bữa ăn này. Khi khác thì anh được toàn quyền.
***
Con đường Lepelsstraat và số nhà 27 thì không bao giờ tôi có thể quên được, mặc dù tôi vẫn thường cẩn thận ghi chép, nhưng hôm nay thì không. Ngọc Liên xin xuống xe từ đầu đường rồi đi bộ đến nhà. Khi chia tay, Ngọc Liên nói:
- Anh sớm đến thăm em anh nhé, và anh sẽ hiểu vì sao hôm nay em không thể mời anh vào nhà. Anh không cần phải hẹn trước vì em luôn có mặt ở nhà.
- Tôi hứa sẽ đến thăm Ngọc Liên… trong tuần tới.
- Anh đừng mua gì cho em cả. Nếu có thể thì em xin anh một bó hoa toàn màu trắng. Em thích hoa màu trắng lắm anh.
Tôi bắt tay và hôn lên má của Ngọc Liên. Da mặt của Ngọc Liên thơm và mịn màng nhưng lại lạnh ngắt. Bàn tay của nàng cũng vậy. Ngọc Liên đang ngồi trong xe có điều hòa nhiệt độ mà cứ như nàng vừa từ trong tủ lạnh đi ra. Tôi ngồi trong xe nhìn nàng bước từng bước khoan thai đi về căn nhà số 27. Khi Ngọc Liên vào hẳn trong nhà rồi tôi mới lái xe về lại Amsterdam. Trên đường về nhà hình ảnh đôi con mắt của Ngọc Liên đã theo tôi suốt đoạn đường. Đôi con mắt đó thật sự đã làm cho tôi không thể nào quên được. Khi nói chuyện đôi con mắt đó luôn luôn nhìn ngay mặt người đối diện chứng tỏ bản tính của Ngọc Liên chân thật.Tôi đi cũng nhiều. Tôi quen cũng nhiều. Nhưng tôi chưa gặp người phụ nữ nào đặc biệt như Ngọc Liên cả. Tôi nghĩ Ngọc Liên ít ra cũng đã trải qua một mối tình, nhưng hiện tại chắc chắn nàng đang sống độc thân. Vì sự tế nhị nên tôi không dám đi sâu vào đời tư của nàng. Tôi muốn biết nhiều về những điều đặc biệt nơi Ngọc Liên. Tôi quyết định thứ ba tới tôi sẽ đến thăm nàng.
***
Cầm bó hoa lớn toàn một màu trắng, tôi có cảm tưởng mình đi thăm người không còn trên thế gian này. Thật vậy, tôi chưa bao giờ bỏ tiền ra mua hoa toàn màu trắng bao giờ. Tôi không hiểu người Hòa Lan mua hoa toàn màu trắng để dùng vào việc gì. Có người mua nên người bán mới trưng.
Buổi sáng hôm nay trời đẹp với hai mươi độ Celcius. Tôi rời nhà lúc tám giờ mười phút. Ghé tiệm bán hoa rồi chạy thẳng một mạch đến thành phố… đìu hiu Leeuwarden. Bây giờ là mười giờ hai mươi phút. Tôi sẽ mời Ngọc Liên đi phố để có dịp trả lễ về bữa ăn ngày hôm kia.
Vừa bấm chuông thì một người đàn ông trung niên mở cửa và tôi đoán đó là anh của Ngọc Liên.
- Xin hỏi cô Ngọc Liên có nhà không ông?
Người đàn ông bỗng trợn hai con mắt lên thật lớn như hai cái đèn pha nhìn tôi trừng trừng đồng thời cái miệng của ông hả ra toác hoác mà không trả lời câu hỏi của tôi. Mãi một lúc ông mới từ tốn hỏi như thể ông sợ có sự lầm lẫn:
- Ông hỏi… Ngọc Liên… em tôi à?
- Dạ.
Người đàn ông nhìn bó hoa trên tay tôi rồi lại nhìn ngay mặt tôi hỏi:
- Ông… ông quen… quen em tôi khi nào mà…
Thấy ông cứ ấp a ấp úng mà không nói tiếp nên tôi giải thích cho ông rõ:
- Tôi gặp Ngọc Liên tuần trước trong buổi văn nghệ ở Alkmaar. Chúa nhật vừa qua tôi gặp lại Ngọc Liên ngoài phố rồi cùng ngồi ăn với Ngọc Liên cho đến gần khuya và tôi đưa Ngọc Liên về đây.
Rõ ràng mặt của người đàn ông đang từ màu… bình thường đã đổi qua màu xanh lè với vẻ nhợt nhạt của người vừa bị trúng gió. Ông càng nói càng ấp a ấp úng hơn.
- Mời… mời… mời ông… vào nhà… mình… mình… nói chuyện.
Tôi linh cảm ngay có chuyện không lành. Nhưng, tôi không bao giờ có thể ngờ chuyện người chết có tính cách huyền bí đến không thể giải thích được khi nhìn thấy tấm hình của Ngọc Liên đang đặt trên bàn thờ. Bà chị dâu của Ngọc Liên rất bình tĩnh khi nghe tôi kể lại mọi chuyện và rồi bà mới kể rõ đầu đuôi cho tôi hiểu. Trong lúc đó anh của Ngọc Liên đang ôm đầu ngồi khóc hu hu.
- Một hôm đúng vào ngày 18 tháng sáu năm 1983, khi đó chúng tôi đến định cư ở đây đã được tròn một năm. Hôm đó em của chúng tôi đi dự buổi văn nghệ, và đúng là em đã mặc bộ màu trắng với cái bông hồng đỏ gắn bên ngực phải… như ông nói. Đêm khuya lúc trên đường trở về nhà em của chúng tôi bị một chiếc xe chạy ngược chiều đâm phải. Tai nạn đã làm cho hai con mắt của em vĩnh viễn không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Sống trong sự tối tăm nên em nghĩ mình là người vô dụng. Và, khoảng một năm sau, tức là ngày 26 tháng sáu năm 1984 em Ngọc Liên đã tìm đến cái chết ngay tại căn nhà này bằng cách uống rất nhiều thuốc ngủ. Sau đó xác của em đã được hỏa thiêu như bức thư mà em của chúng tôi đã để lại.
- Chiếc xe Ngọc Liên lái đêm đó màu gì… chị còn nhớ không?
- Dạ, màu trắng.
***
Trước khi rởi khỏi thành phố… đìu hiu Leeuwarden, tôi ghé đến tiệm ăn Quỳnh Ngọc. Tôi muốn kiểm lại xem anh chàng chủ tiệm vui vẻ và dễ thương sẽ nói những gì. Có thật là anh chàng cũng thấy Ngọc Liên ngồi ăn với tôi chứ. Anh chàng xác nhận ngay:
- Dạ, tối hôm kia ông và… bà có ăn tại đây và kêu các món… Để tôi lấy tờ hoá đơn ra xem lại cho chắc chắn. Đây, ông xem đây. Hai chén phở nhỏ. Hai phần bún thịt nướng. Hai phần thịt bò lá lốt và… hai chai rượu.
Tôi đính chính:
- Một chai chứ?
- Thưa ông không. Hôm đó… bà kêu đến hai chai và… ông đã uống cạn cả.
- Cô… Bà ấy có thường đến ăn ở đây không?
- Dạ không.Tối hôm kia là lần đầu tiên bà đến đây.
Trên đường về lại nhà tôi cứ như thấy đôi con mắt tuyệt đẹp của Ngọc Liên đang nhìn tôi và nói rất nhiều điều với tôi cũng như mong tôi thông cảm. Tại sao Ngọc Liên lại chọn tôi không phải để nhát mà là để tỏ những tình cảm giữa con người với nhau. Tôi nhớ lại trong đêm văn nghệ, đôi con mắt của Ngọc Liên đã nói với tôi: “Em biết anh thích viết những chuyện huyền bí ma quái, nhưng, vì anh không phải là nhà văn chuyên nghiệp nên anh không dễ dàng nghĩ ra được cốt truyện. Em sẽ giúp anh để anh viết về… em”.
Câu chuyện của Ngọc Liên nếu tôi viết ra thì độc giả cũng nghĩ đó là truyện hoang đường thôi chứ làm gì có chuyện người chết hiện về bằng xương bằng thịt như vậy được. Tôi là người có tâm hồn rất cứng rắn, thế mà tôi cứ bị xúc động mạnh khi nhớ đến Ngọc Liên. Tôi thật sự tiếc thương cho một cành hoa đẹp đã bị rơi rụng khi vừa chớm nở. Tôi thương Ngọc Liên chứ không hề sợ. Tôi sẽ trở lại thành phố Leeuwarden đìu hiu thường xuyên để thắp cho Ngọc Liên những nén nhang và sẽ mua cho nàng những bó hoa màu trắng. Ngoài ra mỗi năm đúng ngày 26 tháng sáu tôi sẽ có mặt tại nhà của nàng để tưởng nhớ ngày nàng ra đi và cũng để cám ơn những tình cảm mà Ngọc Liên đã đặc biệt dành cho tôi. Khi đó tôi sẽ liên lạc để gặp hai người đẹp mà tôi quen trong thành phố này, nhưng tôi sẽ không kể chuyện của Ngọc Liên. Tôi không muốn những người phụ nữ mà tôi thương yêu phải sợ hãi. Tôi ao ước được gặp lại Ngọc Liên trong những buồi văn nghệ và, chắc chắn tôi sẽ mời nàng nhảy điệu slow./.
ToPa ( Hòa Lan )
( HNPĐ )
( HNPD ) Tôi sẽ không bao giờ quên được đôi mắt ấy. Những người phụ nữ có được đôi mắt đẹp - đôi mắt bồ câu - là chuyện thường tình. Nhưng, để có được đôi mắt tuyệt đẹp mà đôi mắt đó còn như biết “nói” nữa thì… có lẽ không ai có. Vậy mà tôi đã thấy được người có đôi mắt đó. Đôi con mắt bồ câu đó khi nhìn ngay tôi thì tôi hiểu rõ ý của người đó y như đang nói chuyện với tôi vậy.
Hôm đó là ngày thứ bảy 18 tháng sáu năm 2016, ban nhạc Trùng Dương của một số bạn là bác sĩ và dược sĩ đứng ra tổ chức buổi văn nghệ có khiêu vũ tại thành phố Alkmaar Holland. Buổi văn nghệ có đông người và thật vui nên tôi đã nhảy nhiều, cũng như đã uống nhiều.
Khi đó là muời hai giờ mười phút sáng. Tôi để ý giờ vì buổi văn nghệ sẽ chấm dứt lúc một giờ sáng nên, trước khi chấm dứt buổi văn nghệ độ một tiếng thì tôi sẽ ngưng uống bia mà đổi qua uống nước lạnh hoặc nước ngọt. Tôi không muốn bị cảnh sát bắt thổi và rồi bị lãnh giấy phạt hoặc, bị tịch thu bằng lái thì xem như… cụt chân.
Đang rót ly nước lạnh từ chai nước thì tôi nhìn thấy một người phụ nữ thật trẻ, tuổi chưa quá ba mươi và thật đẹp; ngồi một mình trong góc tối phía trước mặt và đang nhìn tôi. Lúc đó tôi tưởng người phụ nữ nhìn những người đàn bà ngồi chung bàn với tôi nên tôi chỉ nhìn người phụ nữ đó thoáng qua rồi rót nước tiếp. Nhưng, rõ ràng tôi có linh cảm người phụ nữ đẹp đó đang nhìn ngay tôi nên tôi nhìn lại và tôi thấy cặp mắt của người đẹp như đang nói - đang truyền những ý tưởng đến cho tôi - và, tôi hiểu được rằng: “Anh hãy nhìn kỹ em đi. Nhìn thật kỹ đi vì rồi đây anh sẽ gặp lại em vì em muốn giúp anh”. Tôi nhìn kỹ người đẹp hơn. Người đẹp mặc bộ đầm dạ hội màu trắng có đính một bông hồng màu đỏ bên ngực phải. Có một điều tôi chắc chắn là, tuy người đẹp ngồi trong góc tối và cách xa chỗ tôi ngồi cũng hơn chục thước, vậy mà tôi nhìn thấy thật rõ ràng mọi cử động của đôi con mắt tuyệt đẹp đó, mới là lạ. Vì lịch sự tôi không dám nhìn người đẹp lâu nên tôi quay qua nói chuyện với những người đàn bà ngồi chung bàn. Nhưng, tôi vẫn có linh cảm đôi mắt đó vẫn cứ nhìn ngay tôi nên tôi lại quay nhìn người phụ nữ. Tôi thấy thật rõ ràng là đôi con mắt tuyệt đẹp đó lại đang nói với tôi rằng: “Em biết anh thích viết những chuyện huyền bí ma quái, nhưng, vì anh không phải là nhà văn chuyên nghiệp nên anh không dễ dàng nghĩ ra được cốt truyện. Em sẽ giúp anh để anh viết về… em”.
Một người đàn bà ngồi chung bàn thấy tôi cứ nhìn thẳng về phía trước nên hỏi:
- Anh nhìn gì mà trừng trừng như muốn thôi miên ai vậy anh?
Tôi giật mình nhìn người vừa hỏi với chút lúng túng nhưng tôi không trả lời. Ngay khi đó đèn trong phòng mở lên sáng choang thì… người đẹp cũng đã đi tự lúc nào rồi. Từ chỗ người đẹp ngồi muốn đi ra tới cửa cũng phải hơn hai chục thước, vậy mà chỉ trong khoảng chưa đến ba mươi giây đồng hồ mà người đẹp đã không còn trong hội trường nữa thì… tôi không làm sao hiểu được.
Tại bãi đậu xe khi tôi vừa tra chìa vào ổ khóa, thì, tôi lại nhìn thấy người đẹp đứng một mình bên cạnh một chiếc xe màu trắng cách chỗ tôi đậu xe khoảng hai mươi thước. Giữa đêm khuya vắng vẻ ở một bãi đậu xe yên tĩnh và vắng tanh như chỗ tôi đang đậu xe thì, một người đàn bà mặc bộ đồ trắng tinh mà tà áo đang bay phất phới theo cơn gió thổi… có thể làm cho những ai yếu bóng vía sẽ bị ngất xỉu ngay. Nhưng, vì tôi đã thấy người đẹp trước đó trong hội trường nên tôi không sợ. Tôi nhìn ngay người đẹp gật đầu chào. Và, rõ ràng là tôi lại thấy đôi con mắt của người đẹp nói với tôi rằng: “Hẹn gặp lại anh một ngày không xa”. Tôi dụi mắt rồi vội vàng bước vào trong xe và đề máy. Tôi nghĩ tôi bị say rồi nên… nhìn con gà mà tưởng con vịt. Khoảng cách hai mươi thước và giữa đêm khuya vậy mà tôi vẫn thấy rõ ràng đôi con mắt của người đẹp nói với tôi câu nói đó đã làm cho tôi nổi da gà và bị rùng mình nhiều lần mà tôi thì cứ nghĩ mình bị gió nên lạnh. Khi xe đã nổ máy và trước khi cho xe chạy, tôi còn cố quay đầu nhìn người đẹp một lần nữa nhưng, người đẹp đã lái xe đi mất rồi.
***
Chúa nhật 26 tháng sáu năm 2016, tôi vừa đến thăm một người bạn thân bị bệnh nặng ở thành phố Groningen. Người bạn mà tôi quen khi cùng chung chuyến tàu vượt biển năm 1980. Trên đường về lại nhà không hiểu sao tôi đã tự động lái xe vào thành phố Leeuwarden lúc nào mà tôi không hề hay biết gì cả; cho đến khi tôi nhìn thấy chữ Leeuwarden tôi mới bừng tỉnh lại. Trong thành phố này tôi có quen hai người phụ nữ rất dễ thương và lịch sự thường có mặt trong những buổi văn nghệ và khiêu vũ với tôi, nhưng tôi không có địa chỉ.
Vì là ngày chúa nhật nên các cửa tiệm trong thành phố đều đóng cửa. Tôi đang lái xe chạy trên con đường chính của thành phố và nhìn quang cảnh hai bên đường, thì, tôi sửng sốt khi nhìn thấy người đẹp có đôi con mắt biết nói đang bước những bước khoan thai như thể nàng đang đi dạo phố. Một điều lạ là người đẹp chiều nay cũng vẫn mặc bộ đầm dạ hội màu trắng có đính cái bông hồng đỏ bên ngực phải. Tôi thấy người đẹp bước vào tiệm ăn nhỏ mà tôi nhận ra ngay đó là tiệm ăn của người Việt Nam. Bảng hiệu Quỳnh Ngọc thì không làm sao có thể lầm với các tiệm ăn của các quốc gia khác được. Bây giờ đã hơn sáu giờ chiều nên tôi nghĩ mình cũng nên vào tiệm ăn Việt Nam đó, nhưng , mục đích là để làm quen với người đẹp.
Anh chàng có lẽ là chủ nhân tiệm ăn vì anh ăn mặc rất lịch sự với cái áo vest trên người kèm nụ cười thân thiện đã đón tôi ngay cửa. Tôi nhìn vào trong quán thì thấy người đẹp đang ngồi xem tờ thực đơn. Ngay lúc đó người đẹp ngước mặt lên và khi nhìn thấy tôi thì người đẹp liền nở nụ cười thật thân thiện và thật tươi. Tôi nhìn ngay mắt người đẹp thì, rõ ràng đôi mắt đó như đang nói với tôi rằng: “Mời anh đến đây ngồi chung bàn với em”. Tôi đi thẳng đến bàn của người đẹp. Và, điều làm cho tôi hết sức ngạc nhiên khi nàng lên tiếng:
- Anh Thuận ngồi đây với em vì em đi cũng một mình.
Tôi quá đỗi ngạc nhiên nên hỏi lại:
- Cô… cô biết tên tôi à?
- Dạ… biết. Em còn biết nhiều về anh nữa kìa. Em xin giới thiệu với anh em tên là Ngọc Liên.
- Chúng ta đã gặp nhau trong đêm văn nghệ ở Alkmaar tuần rồi phải không?
- Dạ, và em cũng thấy anh ở bãi đậu xe nữa. Nhưng…
- Nhưng sao… cô?
- Hình như đêm đó anh… sợ ma khi nhìn thấy em?
Tôi chống chế cách vụng về:
- Ô… Tại vì tôi say quá cô à.
- Anh Thuận gọi tên em hay gọi là em cho thân mật chứ cô cô xem xa lạ quá.
Tôi định nói, Ngọc Liên với tôi chẳng xa lạ chứ quen nhau hồi nào đâu. Chưa kịp nói thì anh chàng chủ tiệm ăn Quỳnh Ngọc đã đi đến nên Ngọc Liên tự gọi món ăn luôn cả cho tôi.
- Anh cho hai chén phở nhỏ ăn trước. Sau đó… sau đó anh cho hai phần bún chả và hai phần thịt bò nướng lá lốt.
Ngọc Liên không cần hỏi tôi uống gì, nàng gọi luôn:
- Cho tôi chai rượu chát Bordeau luôn anh nhé.
Tôi định nói ăn phở và bún mà uống rượu chát thì sợ không hợp khẩu vị. Nghĩ vậy nhưng tôi lại không lên tiếng. Tôi tôn trọng ý của Ngọc Liên. Tôi không biết bún chả là bún gì nhưng trong thực đơn không có nên tôi hỏi:
- Bún chả người miền Nam gọi là bún gì mà tôi không thấy ghi trong thực đơn?
Ngọc Liên trả lời ra vẻ cũng rành chuyện thế sự lắm:
- Là bún thịt nướng đó anh. Ông Tổng Thống Obama đến Hà Nội và cũng đã ăn món này đó anh.
Tôi nói như để có chuyện nói:
- Người trong Nam gọi rõ ràng hơn. Thí dụ như bún chả giò, bún chả cá,bún chả… gì đó. Chứ bún chả không thì sợ có nhiều người không hiểu. Chẳng hạn như tôi vậy. Trong thực đơn ghi bún thịt nướng mà không ghi bún chả thì rõ ràng quá phải không Ngọc Liên?
Ngọc Liên nghĩ tôi không hiểu sự khác biệt món ăn đó giữa hai miền nên nói một mạch:
- Cũng như phở, món này không có công thức nào được coi là chuẩn cả. Bún thịt nướng hay bún chả gồm 4 phần: bún, thịt nướng, rau sống và nước chấm. Bánh tráng được người miền Nam thêm vào, miền Bắc không có.Thịt nướng là thịt ba rọi ướp, có thể thêm thịt heo bầm vo viên ướp nướng. Ngoài Bắc bắt buộc phải có đủ hai thứ này. Rau sống thì gồm có xà lách và rau thơm, trong đó bắt buộc phải có rau húng và rau ngò. Miền nam có thêm dưa leo, rau dấp cá vân vân... Nước chấm là nước mắm pha.
Hớp rượu đầu tiên vừa trôi qua cổ họng đã làm cho tôi mạnh dạn hơn. Tôi hỏi:
- Ngọc Liên ở thành phố này à?
- Dạ, em ở đây từ năm 1973 khi đó em mười tám tuổi. Em đi du học chứ không phải tỵ nạn. Trường em học ở thành phố Groningen.
Tôi nhìn ngay mặt Ngọc Liên với hai con mắt mở thật lớn vì tôi không tin điều nàng vừa nói. Năm 1973 đến năm nay là 2016 vị chi là bốn mươi ba năm, thì năm nay Ngọc Liên phải sáu mươi mốt tuổi. Tôi hoàn toàn không thể tin được ở đôi con mắt của mình vì Ngọc Liên, theo tôi, chưa quá ba mươi tuổi. Tôi còn đang phân vân thì Ngọc Liên nói tiếp:
- Năm 1982 em bảo lãnh vợ chồng người anh ruột khi đó đang tạm trú ở trại tỵ nạn bên Mã Lai. Hiện hai người vẫn chung sống cùng một nhà với em. Lát nữa anh cho em quá giang về nhà nhưng em không thể mời anh vào nhà hôm nay được, vì hôm nay… Anh thấy em mặc cái áo đầm dạ hội mà em mặc tuần trước là vì hôm nay… Hôm nay là ngày đặc biệt của em. Lát nữa anh sẽ biết nhà em và lần khác anh cứ đến nhà tự nhiên lúc nào anh muốn. Cửa nhà luôn rộng mở đón chào anh, ngoại trừ hôm nay.
Tôi uống nhiều hơn ăn và tôi cứ nhìn ngay mặt của Ngọc Liên bởi tôi vẫn đang thắc mắc, một người đàn bà… già hơn sáu mươi tuổi mà trông như người chưa quá ba mươi thì chắc chắn phải nhờ đến dao kéo nhiều lắm chứ không thể như thế này được. Nhưng, dao kéo cũng chưa chắc đã làm được mà phải… lột da mặt hay thay nguyên cái mặt thì may ra, mà điều này thì khoa học chưa làm được. Vả lại đôi bàn tay của Ngọc Liên quá đẹp không một dấu vết của thời gian hơn sáu mươi năm.
Ngọc Liên thấy tôi ngồi im và chỉ uống rượu nên lên tiếng:
- Anh ăn với em chứ cứ uống hoài sao. Hôm tuần rồi anh nhảy với cô Bích Ngọc điệu tango hay quá.
Lại thêm một điều ngạc nhiên nữa. Tôi nói:
- Cũng có một người bạn khen Bích Ngọc nhảy hay.
- Không, ý em nói cô Bích Ngọc nhảy đẹp. Đào nhảy đẹp là nhờ kép… dìu. Anh đưa cô ấy đi… lã lướt lắm.
- Cám ơn Ngọc Liên về lời khen. Hôm đó tôi không thấy Ngọc Liên ra sàn nhảy.
- Em… cũng giống như cô Quỳnh vậy. Em mới tập và chỉ biết mỗi điệu cha cha cha thôi.
- Xin lỗi Ngọc Liên, Ngọc Liên quen Bích Ngọc và Quỳnh như thế nào?
- Hai cô đó cũng ở trong thành phố Leeuwarden… đìu hiu này. Em chỉ biết chứ không quen. Em biết nhiều người lắm nhưng không quen ai cả, chẳng hạn như với anh vậy. Em biết anh là anh Thuận nhưng em có quen anh bao giờ đâu.
- Nếu tôi nói chuyện này ra thì chắc chắn không một ai tin. Ngọc Liên làm cho tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác đến độ tôi ăn không muốn vô.
Có một điều rất lạ là chai rượu chát Bordeau chỉ một mình tôi uống nhưng tôi vẫn tỉnh táo, khác với mọi khi đến ly thứ ba là tôi đã bắt đầu ngà ngà.
Bây giờ đã hơn mười giờ đêm. Có lẽ tôi phải đưa Ngọc Liên về vì tôi còn phải lái xe một quãng đường khá xa. Khi anh chàng chủ tiệm ăn với nụ cười gần như luôn luôn nở trên môi đi đến. Ngọc Liên giành trả tiền.
- Hôm nay là ngày… của em. Anh Thuận để em trả tiền bữa ăn này. Khi khác thì anh được toàn quyền.
***
Con đường Lepelsstraat và số nhà 27 thì không bao giờ tôi có thể quên được, mặc dù tôi vẫn thường cẩn thận ghi chép, nhưng hôm nay thì không. Ngọc Liên xin xuống xe từ đầu đường rồi đi bộ đến nhà. Khi chia tay, Ngọc Liên nói:
- Anh sớm đến thăm em anh nhé, và anh sẽ hiểu vì sao hôm nay em không thể mời anh vào nhà. Anh không cần phải hẹn trước vì em luôn có mặt ở nhà.
- Tôi hứa sẽ đến thăm Ngọc Liên… trong tuần tới.
- Anh đừng mua gì cho em cả. Nếu có thể thì em xin anh một bó hoa toàn màu trắng. Em thích hoa màu trắng lắm anh.
Tôi bắt tay và hôn lên má của Ngọc Liên. Da mặt của Ngọc Liên thơm và mịn màng nhưng lại lạnh ngắt. Bàn tay của nàng cũng vậy. Ngọc Liên đang ngồi trong xe có điều hòa nhiệt độ mà cứ như nàng vừa từ trong tủ lạnh đi ra. Tôi ngồi trong xe nhìn nàng bước từng bước khoan thai đi về căn nhà số 27. Khi Ngọc Liên vào hẳn trong nhà rồi tôi mới lái xe về lại Amsterdam. Trên đường về nhà hình ảnh đôi con mắt của Ngọc Liên đã theo tôi suốt đoạn đường. Đôi con mắt đó thật sự đã làm cho tôi không thể nào quên được. Khi nói chuyện đôi con mắt đó luôn luôn nhìn ngay mặt người đối diện chứng tỏ bản tính của Ngọc Liên chân thật.Tôi đi cũng nhiều. Tôi quen cũng nhiều. Nhưng tôi chưa gặp người phụ nữ nào đặc biệt như Ngọc Liên cả. Tôi nghĩ Ngọc Liên ít ra cũng đã trải qua một mối tình, nhưng hiện tại chắc chắn nàng đang sống độc thân. Vì sự tế nhị nên tôi không dám đi sâu vào đời tư của nàng. Tôi muốn biết nhiều về những điều đặc biệt nơi Ngọc Liên. Tôi quyết định thứ ba tới tôi sẽ đến thăm nàng.
***
Cầm bó hoa lớn toàn một màu trắng, tôi có cảm tưởng mình đi thăm người không còn trên thế gian này. Thật vậy, tôi chưa bao giờ bỏ tiền ra mua hoa toàn màu trắng bao giờ. Tôi không hiểu người Hòa Lan mua hoa toàn màu trắng để dùng vào việc gì. Có người mua nên người bán mới trưng.
Buổi sáng hôm nay trời đẹp với hai mươi độ Celcius. Tôi rời nhà lúc tám giờ mười phút. Ghé tiệm bán hoa rồi chạy thẳng một mạch đến thành phố… đìu hiu Leeuwarden. Bây giờ là mười giờ hai mươi phút. Tôi sẽ mời Ngọc Liên đi phố để có dịp trả lễ về bữa ăn ngày hôm kia.
Vừa bấm chuông thì một người đàn ông trung niên mở cửa và tôi đoán đó là anh của Ngọc Liên.
- Xin hỏi cô Ngọc Liên có nhà không ông?
Người đàn ông bỗng trợn hai con mắt lên thật lớn như hai cái đèn pha nhìn tôi trừng trừng đồng thời cái miệng của ông hả ra toác hoác mà không trả lời câu hỏi của tôi. Mãi một lúc ông mới từ tốn hỏi như thể ông sợ có sự lầm lẫn:
- Ông hỏi… Ngọc Liên… em tôi à?
- Dạ.
Người đàn ông nhìn bó hoa trên tay tôi rồi lại nhìn ngay mặt tôi hỏi:
- Ông… ông quen… quen em tôi khi nào mà…
Thấy ông cứ ấp a ấp úng mà không nói tiếp nên tôi giải thích cho ông rõ:
- Tôi gặp Ngọc Liên tuần trước trong buổi văn nghệ ở Alkmaar. Chúa nhật vừa qua tôi gặp lại Ngọc Liên ngoài phố rồi cùng ngồi ăn với Ngọc Liên cho đến gần khuya và tôi đưa Ngọc Liên về đây.
Rõ ràng mặt của người đàn ông đang từ màu… bình thường đã đổi qua màu xanh lè với vẻ nhợt nhạt của người vừa bị trúng gió. Ông càng nói càng ấp a ấp úng hơn.
- Mời… mời… mời ông… vào nhà… mình… mình… nói chuyện.
Tôi linh cảm ngay có chuyện không lành. Nhưng, tôi không bao giờ có thể ngờ chuyện người chết có tính cách huyền bí đến không thể giải thích được khi nhìn thấy tấm hình của Ngọc Liên đang đặt trên bàn thờ. Bà chị dâu của Ngọc Liên rất bình tĩnh khi nghe tôi kể lại mọi chuyện và rồi bà mới kể rõ đầu đuôi cho tôi hiểu. Trong lúc đó anh của Ngọc Liên đang ôm đầu ngồi khóc hu hu.
- Một hôm đúng vào ngày 18 tháng sáu năm 1983, khi đó chúng tôi đến định cư ở đây đã được tròn một năm. Hôm đó em của chúng tôi đi dự buổi văn nghệ, và đúng là em đã mặc bộ màu trắng với cái bông hồng đỏ gắn bên ngực phải… như ông nói. Đêm khuya lúc trên đường trở về nhà em của chúng tôi bị một chiếc xe chạy ngược chiều đâm phải. Tai nạn đã làm cho hai con mắt của em vĩnh viễn không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Sống trong sự tối tăm nên em nghĩ mình là người vô dụng. Và, khoảng một năm sau, tức là ngày 26 tháng sáu năm 1984 em Ngọc Liên đã tìm đến cái chết ngay tại căn nhà này bằng cách uống rất nhiều thuốc ngủ. Sau đó xác của em đã được hỏa thiêu như bức thư mà em của chúng tôi đã để lại.
- Chiếc xe Ngọc Liên lái đêm đó màu gì… chị còn nhớ không?
- Dạ, màu trắng.
***
Trước khi rởi khỏi thành phố… đìu hiu Leeuwarden, tôi ghé đến tiệm ăn Quỳnh Ngọc. Tôi muốn kiểm lại xem anh chàng chủ tiệm vui vẻ và dễ thương sẽ nói những gì. Có thật là anh chàng cũng thấy Ngọc Liên ngồi ăn với tôi chứ. Anh chàng xác nhận ngay:
- Dạ, tối hôm kia ông và… bà có ăn tại đây và kêu các món… Để tôi lấy tờ hoá đơn ra xem lại cho chắc chắn. Đây, ông xem đây. Hai chén phở nhỏ. Hai phần bún thịt nướng. Hai phần thịt bò lá lốt và… hai chai rượu.
Tôi đính chính:
- Một chai chứ?
- Thưa ông không. Hôm đó… bà kêu đến hai chai và… ông đã uống cạn cả.
- Cô… Bà ấy có thường đến ăn ở đây không?
- Dạ không.Tối hôm kia là lần đầu tiên bà đến đây.
Trên đường về lại nhà tôi cứ như thấy đôi con mắt tuyệt đẹp của Ngọc Liên đang nhìn tôi và nói rất nhiều điều với tôi cũng như mong tôi thông cảm. Tại sao Ngọc Liên lại chọn tôi không phải để nhát mà là để tỏ những tình cảm giữa con người với nhau. Tôi nhớ lại trong đêm văn nghệ, đôi con mắt của Ngọc Liên đã nói với tôi: “Em biết anh thích viết những chuyện huyền bí ma quái, nhưng, vì anh không phải là nhà văn chuyên nghiệp nên anh không dễ dàng nghĩ ra được cốt truyện. Em sẽ giúp anh để anh viết về… em”.
Câu chuyện của Ngọc Liên nếu tôi viết ra thì độc giả cũng nghĩ đó là truyện hoang đường thôi chứ làm gì có chuyện người chết hiện về bằng xương bằng thịt như vậy được. Tôi là người có tâm hồn rất cứng rắn, thế mà tôi cứ bị xúc động mạnh khi nhớ đến Ngọc Liên. Tôi thật sự tiếc thương cho một cành hoa đẹp đã bị rơi rụng khi vừa chớm nở. Tôi thương Ngọc Liên chứ không hề sợ. Tôi sẽ trở lại thành phố Leeuwarden đìu hiu thường xuyên để thắp cho Ngọc Liên những nén nhang và sẽ mua cho nàng những bó hoa màu trắng. Ngoài ra mỗi năm đúng ngày 26 tháng sáu tôi sẽ có mặt tại nhà của nàng để tưởng nhớ ngày nàng ra đi và cũng để cám ơn những tình cảm mà Ngọc Liên đã đặc biệt dành cho tôi. Khi đó tôi sẽ liên lạc để gặp hai người đẹp mà tôi quen trong thành phố này, nhưng tôi sẽ không kể chuyện của Ngọc Liên. Tôi không muốn những người phụ nữ mà tôi thương yêu phải sợ hãi. Tôi ao ước được gặp lại Ngọc Liên trong những buồi văn nghệ và, chắc chắn tôi sẽ mời nàng nhảy điệu slow./.
ToPa ( Hòa Lan )
( HNPĐ )
Đôi Mắt - Topa
( HNPD ) Tôi sẽ không bao giờ quên được đôi mắt ấy. Những người phụ nữ có được đôi mắt đẹp - đôi mắt bồ câu - là chuyện thường tình. Nhưng, để có được đôi mắt tuyệt đẹp
( HNPD ) Tôi sẽ không bao giờ quên được đôi mắt ấy. Những người phụ nữ có được đôi mắt đẹp - đôi mắt bồ câu - là chuyện thường tình. Nhưng, để có được đôi mắt tuyệt đẹp mà đôi mắt đó còn như biết “nói” nữa thì… có lẽ không ai có. Vậy mà tôi đã thấy được người có đôi mắt đó. Đôi con mắt bồ câu đó khi nhìn ngay tôi thì tôi hiểu rõ ý của người đó y như đang nói chuyện với tôi vậy.
Hôm đó là ngày thứ bảy 18 tháng sáu năm 2016, ban nhạc Trùng Dương của một số bạn là bác sĩ và dược sĩ đứng ra tổ chức buổi văn nghệ có khiêu vũ tại thành phố Alkmaar Holland. Buổi văn nghệ có đông người và thật vui nên tôi đã nhảy nhiều, cũng như đã uống nhiều.
Khi đó là muời hai giờ mười phút sáng. Tôi để ý giờ vì buổi văn nghệ sẽ chấm dứt lúc một giờ sáng nên, trước khi chấm dứt buổi văn nghệ độ một tiếng thì tôi sẽ ngưng uống bia mà đổi qua uống nước lạnh hoặc nước ngọt. Tôi không muốn bị cảnh sát bắt thổi và rồi bị lãnh giấy phạt hoặc, bị tịch thu bằng lái thì xem như… cụt chân.
Đang rót ly nước lạnh từ chai nước thì tôi nhìn thấy một người phụ nữ thật trẻ, tuổi chưa quá ba mươi và thật đẹp; ngồi một mình trong góc tối phía trước mặt và đang nhìn tôi. Lúc đó tôi tưởng người phụ nữ nhìn những người đàn bà ngồi chung bàn với tôi nên tôi chỉ nhìn người phụ nữ đó thoáng qua rồi rót nước tiếp. Nhưng, rõ ràng tôi có linh cảm người phụ nữ đẹp đó đang nhìn ngay tôi nên tôi nhìn lại và tôi thấy cặp mắt của người đẹp như đang nói - đang truyền những ý tưởng đến cho tôi - và, tôi hiểu được rằng: “Anh hãy nhìn kỹ em đi. Nhìn thật kỹ đi vì rồi đây anh sẽ gặp lại em vì em muốn giúp anh”. Tôi nhìn kỹ người đẹp hơn. Người đẹp mặc bộ đầm dạ hội màu trắng có đính một bông hồng màu đỏ bên ngực phải. Có một điều tôi chắc chắn là, tuy người đẹp ngồi trong góc tối và cách xa chỗ tôi ngồi cũng hơn chục thước, vậy mà tôi nhìn thấy thật rõ ràng mọi cử động của đôi con mắt tuyệt đẹp đó, mới là lạ. Vì lịch sự tôi không dám nhìn người đẹp lâu nên tôi quay qua nói chuyện với những người đàn bà ngồi chung bàn. Nhưng, tôi vẫn có linh cảm đôi mắt đó vẫn cứ nhìn ngay tôi nên tôi lại quay nhìn người phụ nữ. Tôi thấy thật rõ ràng là đôi con mắt tuyệt đẹp đó lại đang nói với tôi rằng: “Em biết anh thích viết những chuyện huyền bí ma quái, nhưng, vì anh không phải là nhà văn chuyên nghiệp nên anh không dễ dàng nghĩ ra được cốt truyện. Em sẽ giúp anh để anh viết về… em”.
Một người đàn bà ngồi chung bàn thấy tôi cứ nhìn thẳng về phía trước nên hỏi:
- Anh nhìn gì mà trừng trừng như muốn thôi miên ai vậy anh?
Tôi giật mình nhìn người vừa hỏi với chút lúng túng nhưng tôi không trả lời. Ngay khi đó đèn trong phòng mở lên sáng choang thì… người đẹp cũng đã đi tự lúc nào rồi. Từ chỗ người đẹp ngồi muốn đi ra tới cửa cũng phải hơn hai chục thước, vậy mà chỉ trong khoảng chưa đến ba mươi giây đồng hồ mà người đẹp đã không còn trong hội trường nữa thì… tôi không làm sao hiểu được.
Tại bãi đậu xe khi tôi vừa tra chìa vào ổ khóa, thì, tôi lại nhìn thấy người đẹp đứng một mình bên cạnh một chiếc xe màu trắng cách chỗ tôi đậu xe khoảng hai mươi thước. Giữa đêm khuya vắng vẻ ở một bãi đậu xe yên tĩnh và vắng tanh như chỗ tôi đang đậu xe thì, một người đàn bà mặc bộ đồ trắng tinh mà tà áo đang bay phất phới theo cơn gió thổi… có thể làm cho những ai yếu bóng vía sẽ bị ngất xỉu ngay. Nhưng, vì tôi đã thấy người đẹp trước đó trong hội trường nên tôi không sợ. Tôi nhìn ngay người đẹp gật đầu chào. Và, rõ ràng là tôi lại thấy đôi con mắt của người đẹp nói với tôi rằng: “Hẹn gặp lại anh một ngày không xa”. Tôi dụi mắt rồi vội vàng bước vào trong xe và đề máy. Tôi nghĩ tôi bị say rồi nên… nhìn con gà mà tưởng con vịt. Khoảng cách hai mươi thước và giữa đêm khuya vậy mà tôi vẫn thấy rõ ràng đôi con mắt của người đẹp nói với tôi câu nói đó đã làm cho tôi nổi da gà và bị rùng mình nhiều lần mà tôi thì cứ nghĩ mình bị gió nên lạnh. Khi xe đã nổ máy và trước khi cho xe chạy, tôi còn cố quay đầu nhìn người đẹp một lần nữa nhưng, người đẹp đã lái xe đi mất rồi.
***
Chúa nhật 26 tháng sáu năm 2016, tôi vừa đến thăm một người bạn thân bị bệnh nặng ở thành phố Groningen. Người bạn mà tôi quen khi cùng chung chuyến tàu vượt biển năm 1980. Trên đường về lại nhà không hiểu sao tôi đã tự động lái xe vào thành phố Leeuwarden lúc nào mà tôi không hề hay biết gì cả; cho đến khi tôi nhìn thấy chữ Leeuwarden tôi mới bừng tỉnh lại. Trong thành phố này tôi có quen hai người phụ nữ rất dễ thương và lịch sự thường có mặt trong những buổi văn nghệ và khiêu vũ với tôi, nhưng tôi không có địa chỉ.
Vì là ngày chúa nhật nên các cửa tiệm trong thành phố đều đóng cửa. Tôi đang lái xe chạy trên con đường chính của thành phố và nhìn quang cảnh hai bên đường, thì, tôi sửng sốt khi nhìn thấy người đẹp có đôi con mắt biết nói đang bước những bước khoan thai như thể nàng đang đi dạo phố. Một điều lạ là người đẹp chiều nay cũng vẫn mặc bộ đầm dạ hội màu trắng có đính cái bông hồng đỏ bên ngực phải. Tôi thấy người đẹp bước vào tiệm ăn nhỏ mà tôi nhận ra ngay đó là tiệm ăn của người Việt Nam. Bảng hiệu Quỳnh Ngọc thì không làm sao có thể lầm với các tiệm ăn của các quốc gia khác được. Bây giờ đã hơn sáu giờ chiều nên tôi nghĩ mình cũng nên vào tiệm ăn Việt Nam đó, nhưng , mục đích là để làm quen với người đẹp.
Anh chàng có lẽ là chủ nhân tiệm ăn vì anh ăn mặc rất lịch sự với cái áo vest trên người kèm nụ cười thân thiện đã đón tôi ngay cửa. Tôi nhìn vào trong quán thì thấy người đẹp đang ngồi xem tờ thực đơn. Ngay lúc đó người đẹp ngước mặt lên và khi nhìn thấy tôi thì người đẹp liền nở nụ cười thật thân thiện và thật tươi. Tôi nhìn ngay mắt người đẹp thì, rõ ràng đôi mắt đó như đang nói với tôi rằng: “Mời anh đến đây ngồi chung bàn với em”. Tôi đi thẳng đến bàn của người đẹp. Và, điều làm cho tôi hết sức ngạc nhiên khi nàng lên tiếng:
- Anh Thuận ngồi đây với em vì em đi cũng một mình.
Tôi quá đỗi ngạc nhiên nên hỏi lại:
- Cô… cô biết tên tôi à?
- Dạ… biết. Em còn biết nhiều về anh nữa kìa. Em xin giới thiệu với anh em tên là Ngọc Liên.
- Chúng ta đã gặp nhau trong đêm văn nghệ ở Alkmaar tuần rồi phải không?
- Dạ, và em cũng thấy anh ở bãi đậu xe nữa. Nhưng…
- Nhưng sao… cô?
- Hình như đêm đó anh… sợ ma khi nhìn thấy em?
Tôi chống chế cách vụng về:
- Ô… Tại vì tôi say quá cô à.
- Anh Thuận gọi tên em hay gọi là em cho thân mật chứ cô cô xem xa lạ quá.
Tôi định nói, Ngọc Liên với tôi chẳng xa lạ chứ quen nhau hồi nào đâu. Chưa kịp nói thì anh chàng chủ tiệm ăn Quỳnh Ngọc đã đi đến nên Ngọc Liên tự gọi món ăn luôn cả cho tôi.
- Anh cho hai chén phở nhỏ ăn trước. Sau đó… sau đó anh cho hai phần bún chả và hai phần thịt bò nướng lá lốt.
Ngọc Liên không cần hỏi tôi uống gì, nàng gọi luôn:
- Cho tôi chai rượu chát Bordeau luôn anh nhé.
Tôi định nói ăn phở và bún mà uống rượu chát thì sợ không hợp khẩu vị. Nghĩ vậy nhưng tôi lại không lên tiếng. Tôi tôn trọng ý của Ngọc Liên. Tôi không biết bún chả là bún gì nhưng trong thực đơn không có nên tôi hỏi:
- Bún chả người miền Nam gọi là bún gì mà tôi không thấy ghi trong thực đơn?
Ngọc Liên trả lời ra vẻ cũng rành chuyện thế sự lắm:
- Là bún thịt nướng đó anh. Ông Tổng Thống Obama đến Hà Nội và cũng đã ăn món này đó anh.
Tôi nói như để có chuyện nói:
- Người trong Nam gọi rõ ràng hơn. Thí dụ như bún chả giò, bún chả cá,bún chả… gì đó. Chứ bún chả không thì sợ có nhiều người không hiểu. Chẳng hạn như tôi vậy. Trong thực đơn ghi bún thịt nướng mà không ghi bún chả thì rõ ràng quá phải không Ngọc Liên?
Ngọc Liên nghĩ tôi không hiểu sự khác biệt món ăn đó giữa hai miền nên nói một mạch:
- Cũng như phở, món này không có công thức nào được coi là chuẩn cả. Bún thịt nướng hay bún chả gồm 4 phần: bún, thịt nướng, rau sống và nước chấm. Bánh tráng được người miền Nam thêm vào, miền Bắc không có.Thịt nướng là thịt ba rọi ướp, có thể thêm thịt heo bầm vo viên ướp nướng. Ngoài Bắc bắt buộc phải có đủ hai thứ này. Rau sống thì gồm có xà lách và rau thơm, trong đó bắt buộc phải có rau húng và rau ngò. Miền nam có thêm dưa leo, rau dấp cá vân vân... Nước chấm là nước mắm pha.
Hớp rượu đầu tiên vừa trôi qua cổ họng đã làm cho tôi mạnh dạn hơn. Tôi hỏi:
- Ngọc Liên ở thành phố này à?
- Dạ, em ở đây từ năm 1973 khi đó em mười tám tuổi. Em đi du học chứ không phải tỵ nạn. Trường em học ở thành phố Groningen.
Tôi nhìn ngay mặt Ngọc Liên với hai con mắt mở thật lớn vì tôi không tin điều nàng vừa nói. Năm 1973 đến năm nay là 2016 vị chi là bốn mươi ba năm, thì năm nay Ngọc Liên phải sáu mươi mốt tuổi. Tôi hoàn toàn không thể tin được ở đôi con mắt của mình vì Ngọc Liên, theo tôi, chưa quá ba mươi tuổi. Tôi còn đang phân vân thì Ngọc Liên nói tiếp:
- Năm 1982 em bảo lãnh vợ chồng người anh ruột khi đó đang tạm trú ở trại tỵ nạn bên Mã Lai. Hiện hai người vẫn chung sống cùng một nhà với em. Lát nữa anh cho em quá giang về nhà nhưng em không thể mời anh vào nhà hôm nay được, vì hôm nay… Anh thấy em mặc cái áo đầm dạ hội mà em mặc tuần trước là vì hôm nay… Hôm nay là ngày đặc biệt của em. Lát nữa anh sẽ biết nhà em và lần khác anh cứ đến nhà tự nhiên lúc nào anh muốn. Cửa nhà luôn rộng mở đón chào anh, ngoại trừ hôm nay.
Tôi uống nhiều hơn ăn và tôi cứ nhìn ngay mặt của Ngọc Liên bởi tôi vẫn đang thắc mắc, một người đàn bà… già hơn sáu mươi tuổi mà trông như người chưa quá ba mươi thì chắc chắn phải nhờ đến dao kéo nhiều lắm chứ không thể như thế này được. Nhưng, dao kéo cũng chưa chắc đã làm được mà phải… lột da mặt hay thay nguyên cái mặt thì may ra, mà điều này thì khoa học chưa làm được. Vả lại đôi bàn tay của Ngọc Liên quá đẹp không một dấu vết của thời gian hơn sáu mươi năm.
Ngọc Liên thấy tôi ngồi im và chỉ uống rượu nên lên tiếng:
- Anh ăn với em chứ cứ uống hoài sao. Hôm tuần rồi anh nhảy với cô Bích Ngọc điệu tango hay quá.
Lại thêm một điều ngạc nhiên nữa. Tôi nói:
- Cũng có một người bạn khen Bích Ngọc nhảy hay.
- Không, ý em nói cô Bích Ngọc nhảy đẹp. Đào nhảy đẹp là nhờ kép… dìu. Anh đưa cô ấy đi… lã lướt lắm.
- Cám ơn Ngọc Liên về lời khen. Hôm đó tôi không thấy Ngọc Liên ra sàn nhảy.
- Em… cũng giống như cô Quỳnh vậy. Em mới tập và chỉ biết mỗi điệu cha cha cha thôi.
- Xin lỗi Ngọc Liên, Ngọc Liên quen Bích Ngọc và Quỳnh như thế nào?
- Hai cô đó cũng ở trong thành phố Leeuwarden… đìu hiu này. Em chỉ biết chứ không quen. Em biết nhiều người lắm nhưng không quen ai cả, chẳng hạn như với anh vậy. Em biết anh là anh Thuận nhưng em có quen anh bao giờ đâu.
- Nếu tôi nói chuyện này ra thì chắc chắn không một ai tin. Ngọc Liên làm cho tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác đến độ tôi ăn không muốn vô.
Có một điều rất lạ là chai rượu chát Bordeau chỉ một mình tôi uống nhưng tôi vẫn tỉnh táo, khác với mọi khi đến ly thứ ba là tôi đã bắt đầu ngà ngà.
Bây giờ đã hơn mười giờ đêm. Có lẽ tôi phải đưa Ngọc Liên về vì tôi còn phải lái xe một quãng đường khá xa. Khi anh chàng chủ tiệm ăn với nụ cười gần như luôn luôn nở trên môi đi đến. Ngọc Liên giành trả tiền.
- Hôm nay là ngày… của em. Anh Thuận để em trả tiền bữa ăn này. Khi khác thì anh được toàn quyền.
***
Con đường Lepelsstraat và số nhà 27 thì không bao giờ tôi có thể quên được, mặc dù tôi vẫn thường cẩn thận ghi chép, nhưng hôm nay thì không. Ngọc Liên xin xuống xe từ đầu đường rồi đi bộ đến nhà. Khi chia tay, Ngọc Liên nói:
- Anh sớm đến thăm em anh nhé, và anh sẽ hiểu vì sao hôm nay em không thể mời anh vào nhà. Anh không cần phải hẹn trước vì em luôn có mặt ở nhà.
- Tôi hứa sẽ đến thăm Ngọc Liên… trong tuần tới.
- Anh đừng mua gì cho em cả. Nếu có thể thì em xin anh một bó hoa toàn màu trắng. Em thích hoa màu trắng lắm anh.
Tôi bắt tay và hôn lên má của Ngọc Liên. Da mặt của Ngọc Liên thơm và mịn màng nhưng lại lạnh ngắt. Bàn tay của nàng cũng vậy. Ngọc Liên đang ngồi trong xe có điều hòa nhiệt độ mà cứ như nàng vừa từ trong tủ lạnh đi ra. Tôi ngồi trong xe nhìn nàng bước từng bước khoan thai đi về căn nhà số 27. Khi Ngọc Liên vào hẳn trong nhà rồi tôi mới lái xe về lại Amsterdam. Trên đường về nhà hình ảnh đôi con mắt của Ngọc Liên đã theo tôi suốt đoạn đường. Đôi con mắt đó thật sự đã làm cho tôi không thể nào quên được. Khi nói chuyện đôi con mắt đó luôn luôn nhìn ngay mặt người đối diện chứng tỏ bản tính của Ngọc Liên chân thật.Tôi đi cũng nhiều. Tôi quen cũng nhiều. Nhưng tôi chưa gặp người phụ nữ nào đặc biệt như Ngọc Liên cả. Tôi nghĩ Ngọc Liên ít ra cũng đã trải qua một mối tình, nhưng hiện tại chắc chắn nàng đang sống độc thân. Vì sự tế nhị nên tôi không dám đi sâu vào đời tư của nàng. Tôi muốn biết nhiều về những điều đặc biệt nơi Ngọc Liên. Tôi quyết định thứ ba tới tôi sẽ đến thăm nàng.
***
Cầm bó hoa lớn toàn một màu trắng, tôi có cảm tưởng mình đi thăm người không còn trên thế gian này. Thật vậy, tôi chưa bao giờ bỏ tiền ra mua hoa toàn màu trắng bao giờ. Tôi không hiểu người Hòa Lan mua hoa toàn màu trắng để dùng vào việc gì. Có người mua nên người bán mới trưng.
Buổi sáng hôm nay trời đẹp với hai mươi độ Celcius. Tôi rời nhà lúc tám giờ mười phút. Ghé tiệm bán hoa rồi chạy thẳng một mạch đến thành phố… đìu hiu Leeuwarden. Bây giờ là mười giờ hai mươi phút. Tôi sẽ mời Ngọc Liên đi phố để có dịp trả lễ về bữa ăn ngày hôm kia.
Vừa bấm chuông thì một người đàn ông trung niên mở cửa và tôi đoán đó là anh của Ngọc Liên.
- Xin hỏi cô Ngọc Liên có nhà không ông?
Người đàn ông bỗng trợn hai con mắt lên thật lớn như hai cái đèn pha nhìn tôi trừng trừng đồng thời cái miệng của ông hả ra toác hoác mà không trả lời câu hỏi của tôi. Mãi một lúc ông mới từ tốn hỏi như thể ông sợ có sự lầm lẫn:
- Ông hỏi… Ngọc Liên… em tôi à?
- Dạ.
Người đàn ông nhìn bó hoa trên tay tôi rồi lại nhìn ngay mặt tôi hỏi:
- Ông… ông quen… quen em tôi khi nào mà…
Thấy ông cứ ấp a ấp úng mà không nói tiếp nên tôi giải thích cho ông rõ:
- Tôi gặp Ngọc Liên tuần trước trong buổi văn nghệ ở Alkmaar. Chúa nhật vừa qua tôi gặp lại Ngọc Liên ngoài phố rồi cùng ngồi ăn với Ngọc Liên cho đến gần khuya và tôi đưa Ngọc Liên về đây.
Rõ ràng mặt của người đàn ông đang từ màu… bình thường đã đổi qua màu xanh lè với vẻ nhợt nhạt của người vừa bị trúng gió. Ông càng nói càng ấp a ấp úng hơn.
- Mời… mời… mời ông… vào nhà… mình… mình… nói chuyện.
Tôi linh cảm ngay có chuyện không lành. Nhưng, tôi không bao giờ có thể ngờ chuyện người chết có tính cách huyền bí đến không thể giải thích được khi nhìn thấy tấm hình của Ngọc Liên đang đặt trên bàn thờ. Bà chị dâu của Ngọc Liên rất bình tĩnh khi nghe tôi kể lại mọi chuyện và rồi bà mới kể rõ đầu đuôi cho tôi hiểu. Trong lúc đó anh của Ngọc Liên đang ôm đầu ngồi khóc hu hu.
- Một hôm đúng vào ngày 18 tháng sáu năm 1983, khi đó chúng tôi đến định cư ở đây đã được tròn một năm. Hôm đó em của chúng tôi đi dự buổi văn nghệ, và đúng là em đã mặc bộ màu trắng với cái bông hồng đỏ gắn bên ngực phải… như ông nói. Đêm khuya lúc trên đường trở về nhà em của chúng tôi bị một chiếc xe chạy ngược chiều đâm phải. Tai nạn đã làm cho hai con mắt của em vĩnh viễn không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Sống trong sự tối tăm nên em nghĩ mình là người vô dụng. Và, khoảng một năm sau, tức là ngày 26 tháng sáu năm 1984 em Ngọc Liên đã tìm đến cái chết ngay tại căn nhà này bằng cách uống rất nhiều thuốc ngủ. Sau đó xác của em đã được hỏa thiêu như bức thư mà em của chúng tôi đã để lại.
- Chiếc xe Ngọc Liên lái đêm đó màu gì… chị còn nhớ không?
- Dạ, màu trắng.
***
Trước khi rởi khỏi thành phố… đìu hiu Leeuwarden, tôi ghé đến tiệm ăn Quỳnh Ngọc. Tôi muốn kiểm lại xem anh chàng chủ tiệm vui vẻ và dễ thương sẽ nói những gì. Có thật là anh chàng cũng thấy Ngọc Liên ngồi ăn với tôi chứ. Anh chàng xác nhận ngay:
- Dạ, tối hôm kia ông và… bà có ăn tại đây và kêu các món… Để tôi lấy tờ hoá đơn ra xem lại cho chắc chắn. Đây, ông xem đây. Hai chén phở nhỏ. Hai phần bún thịt nướng. Hai phần thịt bò lá lốt và… hai chai rượu.
Tôi đính chính:
- Một chai chứ?
- Thưa ông không. Hôm đó… bà kêu đến hai chai và… ông đã uống cạn cả.
- Cô… Bà ấy có thường đến ăn ở đây không?
- Dạ không.Tối hôm kia là lần đầu tiên bà đến đây.
Trên đường về lại nhà tôi cứ như thấy đôi con mắt tuyệt đẹp của Ngọc Liên đang nhìn tôi và nói rất nhiều điều với tôi cũng như mong tôi thông cảm. Tại sao Ngọc Liên lại chọn tôi không phải để nhát mà là để tỏ những tình cảm giữa con người với nhau. Tôi nhớ lại trong đêm văn nghệ, đôi con mắt của Ngọc Liên đã nói với tôi: “Em biết anh thích viết những chuyện huyền bí ma quái, nhưng, vì anh không phải là nhà văn chuyên nghiệp nên anh không dễ dàng nghĩ ra được cốt truyện. Em sẽ giúp anh để anh viết về… em”.
Câu chuyện của Ngọc Liên nếu tôi viết ra thì độc giả cũng nghĩ đó là truyện hoang đường thôi chứ làm gì có chuyện người chết hiện về bằng xương bằng thịt như vậy được. Tôi là người có tâm hồn rất cứng rắn, thế mà tôi cứ bị xúc động mạnh khi nhớ đến Ngọc Liên. Tôi thật sự tiếc thương cho một cành hoa đẹp đã bị rơi rụng khi vừa chớm nở. Tôi thương Ngọc Liên chứ không hề sợ. Tôi sẽ trở lại thành phố Leeuwarden đìu hiu thường xuyên để thắp cho Ngọc Liên những nén nhang và sẽ mua cho nàng những bó hoa màu trắng. Ngoài ra mỗi năm đúng ngày 26 tháng sáu tôi sẽ có mặt tại nhà của nàng để tưởng nhớ ngày nàng ra đi và cũng để cám ơn những tình cảm mà Ngọc Liên đã đặc biệt dành cho tôi. Khi đó tôi sẽ liên lạc để gặp hai người đẹp mà tôi quen trong thành phố này, nhưng tôi sẽ không kể chuyện của Ngọc Liên. Tôi không muốn những người phụ nữ mà tôi thương yêu phải sợ hãi. Tôi ao ước được gặp lại Ngọc Liên trong những buồi văn nghệ và, chắc chắn tôi sẽ mời nàng nhảy điệu slow./.
ToPa ( Hòa Lan )
( HNPĐ )