Truyện Ngắn & Phóng Sự
Đời quân ngũ với nàng L-19
Nơi tôi làm việc nằm về hướng bắc của Dallas, cách phi trường Addison vào khoảng 10 phút chạy xe và công việc của tôi là shipping, vì vậy thời gian ra ngoài cũng khá thường. Đầu phi đạo nằm ngay khoảng đất trống của hãng vì thế mỗi khi có phi cơ cất cánh hoặc là hạ cánh, tôi đều thấy được
Nơi tôi làm việc nằm về hướng bắc của Dallas, cách phi trường Addison vào khoảng 10 phút chạy xe và công việc của tôi là shipping, vì vậy thời gian ra ngoài cũng khá thường. Đầu phi đạo nằm ngay khoảng đất trống của hãng vì thế mỗi khi có phi cơ cất cánh hoặc là hạ cánh, tôi đều thấy được. Phi trường này có những trường dạy bay với những phi cơ nhỏ như T 41 ngày xưa (?), thành ra những lúc được nghỉ nhiều, tôi thường ra ngoài để nhìn và được nghe tiếng động cơ quen thuộc, đã làm tôi nhớ về quá khứ thật nhiều…
Sau biến cố Tết Mậu Thân, cuộc chiến ngày càng thêm khốc liệt và chúng tôi không thể đứng ngoài thời cuộc được nữa, vì vậy sau khi học xong lớp Đệ Nhị và dự thi Tú Tài phần 1, từ đây, tương lai của chúng tôi đều tùy thuộc vào kỳ thi này. Tôi không may mắn nên đã không qua được cái cửa ải này. Tôi chọn vào Không Quân, có lẽ cũng do ảnh hưởng một phần vì mê làm phi công, một phần khác do lần đi biểu diễn Nhu Đạo cho Không Đoàn 74 Chiến Thuật, tôi không nhớ là dịp nào.
Kể như mộng làm phi công không thành, nhưng hy vọng sẽ được về võ đường Lôi Phong để cùng được huấn luyện.
Tôi nhập ngũ vào tháng 9 năm 1970 tại Sư Đoàn 4 Không Quân, và cũng không phải chờ đợi lâu, chỉ sau hai tuần là được đưa đi huấn luyện tại Quang Trung. Phải nói khóa chúng tôi là một khóa thật đặc biệt từ khi nhập trại cho đến lúc đi học huấn luyện đều có những may mắn mà các khóa khác không có. Sau khi mãn khóa quân sự, chúng tôi được sắp xếp để được đi học Anh ngữ. Tuy biết không chắc có được đi Mỹ hay không, nhưng chúng tôi cũng cố gắng học thật nhiều, cố đạt được cho đủ điểm để nuôi hy vọng. Tôi còn nhớ, khi chúng tôi vừa học đến quyển 2400, thì được lệnh rời Tent City về Bộ Tư Lệnh để chuẩn bị đi học chuyên môn. Phải nói là thật buồn vì như vậy hy vọng được đi Mỹ đã thành tro bụi rồi!…
Sau khi trình diện xong thì chọn nơi học. Tôi mong được ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ở Nha Trang để thụ huấn, cho biết người, biết ta. Lúc ấy, ai cũng muốn được ra Nha Trang hết, vì vậy lại có một lần bốc thăm. Những người bốc được thì hí hửng, còn những người khác thì buồn so, đành ở lại Sàigòn hay về Biên Hòa học.
Ra đến Nha Trang, chúng tôi cũng không phải chờ đợi lâu, vì không muốn phải chờ đợi lâu, nên hầu hết chọn học về ngành Bảo Trì Phi cơ cánh quạt, cứ nghĩ là có lợi cho mình về sau này (không biết lợi cái gì?..). Trong thời gian học, tôi đã cố gắng hết sức mình, với hy vọng là khi mãn khóa sẽ đỗ đầu khóa, để hy vọng được về Cần Thơ phục vụ, gần gia đình. Có lẽ bản tính tôi cũng thích máy móc, nên trong suốt khóa học, tôi đều được điểm cao. Tôi vẫn còn nhớ là khi thực tập, chúng tôi thực tập tên phi cơ A 26, loại này không còn được sử dụng nữa, thành ra việc thực tập và công việc khi ra trường đảm nhận, hai công việc khác xa lắm!…
Ngày mãn khóa học, tôi được điểm cao nhất, nhưng vì khóa tôi có đến 21 người, nên lúc học thì chia làm 2 buổi khác nhau, tôi học buổi chiều, còn phân nửa khóa còn lại học buổi sáng, do vậy khóa tôi có đến 2 người Thủ khoa, mà “thăm” ưu tiên chỉ có 1 mà thôi!… Vì vậy, hai người Thủ khoa là tôi và Phương phải bốc thăm. Phương gia đình ở Đà Nẵng, nhưng xui cho nó là không có “thăm” nào về Đà Nẵng cả. Khi ấy thì có 2 cái về Cần Thơ, 2 cái ở Nha Trang, 3 cái về Biên Hòa, còn bao nhiêu thì về Sàigòn hết. Tôi là người bốc thăm trước hết, sau khi Phương đã chọn về Sàigòn. Tôi hy vọng thầm là đừng về Biên Hòa, vì nghe là không có ai muốn về đó hết. Nhưng có lẽ định mệnh đã an bài, nên tôi là người bốc trúng “thăm” về Biên Hòa trước hết. Một người quê ở Châu Đốc đã may mắn được về Cần Thơ, còn một cái “thăm” Cần Thơ nữa thì Đông, nhà ở Nha Trang bốc trúng. Bạn Thành nhà ở Sàigòn lại bốc trúng “thăm” ở Nha Trang!… Chúng tôi nói với Th/uý Mai là xin được trao đổi lẫn nhau, nhưng không được, mà chỉ đổi được một lần thôi. Vì vậy, tôi đành phải về Biên Hòa, Đông và Thành đổi lẫn nhau. Thành đành phải về Cần Thơ hơn là đi Nha Trang. Tôi nói với Thành là cố gắng, sau 6 tháng phục vụ, hai đứa chúng tôi sẽ hoán chuyển cho nhau.
Những ngày đầu tiên đi làm sau khi tốt nghiệp, tôi đến Phòng Nhân Viên trình diện và ký giấy tờ. Tôi nhớ là mình được đưa về Liên Đoàn 23 Chiến Thuật, lúc ấy còn trực thuộc Không Đoàn 23 Chiến Thuật. Những ngày đầu chờ phần sở tiếp nhận, tôi nghĩ là cuộc sống ở đây sẽ làm cho mình già đi trước tuổi. Hàng ngày tạp dịch cho Liên Đoàn, nhìn thấy những chiếc A 1 đi và về, rồi thấy những nàng L 19 cất cánh vào buổi sáng, đến chiều mới về, … làm tôi dõi mắt nhìn theo những con tàu ấy đi đi về về. Người đến nhận tôi về phi đạo đầu tiên là Tr/sĩ Bình Văn Thư của Phi đạo. Lúc ấy, tôi không biết là sẽ làm cái gì?… Cùng về Biên Hòa với nhau là 3 người chúng tôi, chúng tôi cùng làm chung một chỗ. Sau khi đến Văn phòng Phi đạo, chúng tôi mới biết được về làm với mấy “nàng L 19”. Ông xếp đầu tiên trong đời quân ngũ của tôi là Th/sĩ 1 Ôn Văn Cảnh, và Phi đạo của tôi là Phi đạo 112. Trưởng toán là Th/sĩ Chánh, còn có bí danh là “Chánh già”. Ông viết chữ đẹp như mấy ông thầy giáo hồi còn ở trường học. Ông này sau đó nhận tôi vào làm chung ca của ông, vì vậy, sau ngày đó tôi được nghỉ ca (chúng tôi làm một ngày, nghỉ một ngày).
Phải nói là những ngày làm việc ở 112 có rất nhiều kỷ niệm, từ Phi hành đoàn đến các cơ trưởng, ai ai cũng có bí danh. Tôi nhớ là, Lộc thì là “Lộc lì”, Tỵ “ngư ông”, Diệp “xỉn”, “bác Huyến”, “bác Tuy” (vì 2 ông này là người Bắc, nên thích được gọi là Bác), Sảnh “mập”, Hưng “móm”, Nghĩa “xe đạp”, Khanh “con gái”, Hiếu “trùm mền” (vì anh ta có chiếc xe Honda 67 lúc nào cũng trùm mền lại hết), Thái “tây lai”, Quang “đen” còn gọi là “Quang Vélo” (vì hắn ta đi làm từ Sàigòn lên Biên Hòa bằng xe Vélo Solex. Chiếc vélo này giúp hắn cũng nhiều, mà hại hắn cũng không ít. Có một lần hắn phải dẫn bộ gần 2 cây số đề tìm chỗ vá bánh xe, cũng như có lần hắn đã phải đạp bộ từ Biên Hòa về Sàigòn vì xe không nổ máy. Hắn mất chiếc răng cửa cũng vì chiếc vélo này!… Quan ‘răng vàng” vì có chiếc răng cửa bịt vàng. Tụi tui bảo là vì nó quê ở Bến Tre nạo dừa nhiều quá nên phải bọc vàng răng cửa lại. Riêng tôi có biệt danh là Bé “nhật ký” hoặc là “Bé sửa chữa”. Sở dĩ tôi có biệt danh này, vì đêm nào tôi cũng viết nhật ký, không bỏ sót một đêm nào, còn biệt danh “Bé sửa chữa” vì tôi lúc đó là người thích tìm tòi về máy móc, mỗi khi đêm xuống, khi xong việc ngoài Phi đạo, anh em ai cũng đi chơi, riêng tôi hay lấy quyển “T.O.” ra đọc hoặc xem cách cấu tạo máy bay. Điều này khiến mấy anh Hưng, Lộc, Khanh, … đã nhận dạy tôi sửa chữa, và việc này đã theo tôi suốt thời gian phục vụ cho “nàng L 19”.
Ngoài ra, Phi đạo 112 còn có một vài nhân vật rất đặc biệt nữa mà nói đến tên, anh em ai cũng biết, chẳng hạn như Th/sĩ An thì luôn ở Tân Sơn Nhất. Thời đó, ông đi làm bằng xe hơi, chỉ mỗi khi có dịp về Sàigòn sửa tàu thì mới gặp được ông. Sau này, ông về là ở Kiểm Kỳ, rồi làm Trưởng Phi đạo, khi ấy thì tôi đã đổi về Cần Thơ. Một người nữa, mà mỗi khi anh em có dịp vào Thảo Cầm Viên đều gặp ông, đó là Th/sĩ 1 Anh, nghề tay trái là phó nhòm, vì vậy những ngày vào ca mà là ngày Chúa Nhật, ông hơi buồn chút chút ( vì không kiếm thêm chút ít để nuôi gia đình). Th/sĩ Hổ bao giờ cũng có nụ cười trên mặt. Những đứa làm biếng thì ông chửi tơi bời, nhưng với tôi thì luôn chọc cho ông ta cười. Sau 30/04/1975, tôi gặp lại anh Hổ, anh Anh, và anh Lộc, chỉ gặp lại duy nhất có một lần mà thôi. Đó là “mấy ông Thầy”, còn bọn lính chúng tôi ở Phi đạo, có 3 nhân vật mà mọi người không ai “thương”, đó là Chi, Tân, Thừa. Chi nhà ở Sàigòn, con một của một tiệm làm răng. Hắn ta luôn làm ông già giận lắm, vì thường làm “mất” các hàm răng giả của khách. Tân nhà cũng ở Sàigòn, tướng nhỏ con, rất ốm, tôi độ chừng lúc ấy hắn khoảng chừng 40 kg là tối đa. Nguyên hàm răng trước của Tân không còn cái nào hết. Thừa thì quê ở Đà Nẵng. Đây là bộ ba, lúc nào biến thì cùng biến một lượt. Vì vậy không ai muốn nhận vào ca của mình. Sau cùng ông Cảnh giải quyết bằng cách cho 3 đứa nó chỉ rửa tàu chớ không cho làm cơ trưởng. Vậy mà khi ra khỏi căn cứ, vào Thảo Cầm Viên, lúc nào cũng mang lon Thiếu Uý chuyện này đến tai ông Cảnh, ông chửi cho một trận, tôi còn nhớ ông nói:
-Tụi bây mà là Th/uý thì không còn ai là lính hết, và Không Quân sẽ mất mặt KBC luôn…
Tôi nhớ có một lần, tàu hư ở Lai Khê cần người đi sửa. Tôi là sửa chữa nên tôi sẽ phải đi việc này. Trong lúc chờ Phi hành đoàn ra, tôi chạy vào Câu Lạc Bộ để mua ly cà phê. Khi về đến Phi đạo thì “Quang đen” đã đi thay cho tôi. Hôm đó, Tr/uý Trác chở nó đi bằng chiếc U 17, dùng để phóng thanh, chiêu hồi, tầu mang số đuôi 504. Sau khi sửa chữa xong ở Lai Khê, lúc cất cánh trở về căn cứ thì phi cơ bị triệt nâng và rớt khi vừa cất cánh lên khoảng đọt cây. Tàu hư hết, Tr/uý Trác không bị sao cả, còn Quang thì lại bị đau xương sống phải vào Bệnh xá. Về đến Phi đạo nó bảo với tôi là xui quá. Tôi đáp lại là ai biểu mày dành đi làm chi?… Một lần khác, “Quang răng vàng” cũng dành đi thay tôi, cũng bị tai nạn. Từ đấy về sau, không ai dành đi thay tôi mỗi khi tôi được cắt đi sửa chữa tàu hư. Sau này, chuyện cũng xảy ra tương tự khi tôi thuyên chuyển về Cần Thơ, Phi đạo 116. Diệu cũng dành đi thay tôi, khi từ Châu Đốc trở về, tàu bị rớt!…
Đó là những chuyện mà tôi còn nhớ được, khi còn làm ở Phi đạo 112, còn riêng Phi Đoàn 112 cũng có một vài nhân vật mà tôi nghĩ cũng đặc biệt. Đó là Th/uý Tài, biệt danh “Tài cao bồi” vì anh đeo súng giống như mấy tay cao bồi trong phim. Một lần anh ra đi bay, không tìm ra được chiếc tầu của mình để đi bay, anh móc súng ra bắn chỉ thiên làm chúng tôi chạy tở mở. Lần cuối cùng anh đi bay chung với Đ/uý Tước, bị bắn rớt và bị Việt cộng bắt làm tù binh. Đ/uý Tước người nhỏ con, gặp anh lần đầu tôi không thể tin được vào mắt mình, khi thấy anh đi bay mang theo một gói xôi thật to, tính anh rất thích ăn xôi. Phi Đoàn 112 có 2 người tên Phúc, vì vậy mọi người đặt một là “Phúc đẹp trai” và người kia là “Phúc đau khổ”!… Ngoài ra còn có Tr/uý Nghĩa là “Nghĩa c.. Ngựa”, Đ/uý Bé thì to con như Mỹ. Còn có 2 Đ/uý Sơn, một ông rất dễ chịu, còn một ông rất khó. Một lần được ông chở đi sửa chữa tầu, tôi cứ nghĩ là sẽ bị ông sài xễ cho một trận, nhưng không ngờ, hôm ấy ông không khó như tôi nghĩ. Đ/uý Tư có một cái kèn, lúc nào rảnh, anh hay lấy ra thổi. Tr/uý “Liêm thầy giáo” rất hiền, chưa bao giờ nghe ông ta phiền hà anh em chúng tôi điều gì. Ông trông như là một nhà mô phạm. Sau này ông tử trận ở Tây Ninh, khi phi cơ bị bắn cháy, ông nhảy dù ra, nhưng dù không bọc. Đ/uý Thành thường được gọi là “Thành TV” và Tr/uý Hạnh, chúng tôi cùng biết nhau từ khi tôi chưa đi lính. Ngày đó, hai ông thường đến quán sinh tố Lan ở góc đường Phan Thanh Giản và Duy Tân (quán này của bà chị bà con) nên quen lắm. Tôi nhớ lần đi sửa tàu ở Phước Long, 2 anh đã dẫn tôi đi uống cà phê ở quán Thùy nằm trên đồi nhìn xuống thị xã. Tôi còn có được tấm hình ngày đi sửa tàu này. Phi Đoàn Trưởng lúc ấy là Th/tá Hạnh, người nhỏ con. Nghe nói là ông đã bị thương trong một lần đi Phước Bình (một quận của tỉnh Phước Long), tàu bị pháo kích hư hại không thể sửa chữa được. Chiếc tàu ông bay mang số đuôi 310, chiếc này nguyên của Chuẩn Tướng Tính, Tư Lệnh Sư Đoàn. Đ/uý Trực hôm đó cũng đáp xuống chung và cũng bị hư tàu, nhưng ông không bị thương như Th/tá Hạnh. Trong Phi Đoàn còn có Tr/uý Tiến người Cần Thơ, sau này hỏi ra, tôi được biết ông là con của ông chủ tiệm sửa xe Việt Tân. Nhờ quen biết ông nên cuộc sống nơi “xứ người” không buồn chán. Còn một người nữa rất đặc biệt, đó là Đ/uý Lộc Quan sát viên, khi đi bay, Đ/uý Lộc luôn đem theo bên mình một khẩu M 16, trên tàu thì chất đầy lựu đạn khói và lựu đạn nổ, đôi khi có cả đạn súng cối. Tôi hỏi ông mang theo nhiều thứ nguy hiểm như vậy để làm gì, ông trả lời là mang nhiều như vậy “chơi” tụi nó mới sướng!…
Trước khi tôi về phục vụ ở Phi đạo 112, tôi được nghe anh em kể lại về một nhân vật nữa, độc đáo cũng không kém, là Đ/uý Luận, mỗi khi đi bay về, nếu tàu trục trặc cơ phận gì, ông viết trong Form rất chi tiết, có khi viết đến 2 hoặc 3 tờ Form mới hết ý. Mọi người liền đặt cho ông tên phụ là Đ/uý “Luận văn”. Mọi người còn kể một tai nạn của ông là trong một lần bay về đáp, phi cơ của ông đụng với một phi cơ O 1 của Hoa Kỳ, chiếc phi cơ O 1 của Hoa Kỳ chặt mất của ông một bánh đáp, sau đó chiếc này rớt, phi hành đoàn chết, riêng Đ/uý “Luận văn” về đáp ở căn cứ chỉ còn một bánh. Tuy vậy, khi đáp, chiếc phi cơ của ông không hư hại gì nhiều, chỉ cọ đầu cánh chút đỉnh. Sau này, được biết ông từ trần vì một tai nạn xe cộ, trên đường từ Biên Hoà về Sàigòn, bị xe quân sự GMC của Hoa Kỳ đụng trên xa lộ. Ngoài ra, còn có Hoa tiêu Đ/uý Từ Bá Đạt, sau này được biệt phái về Air Việt Nam. Tôi nhớ ông này, vì trên nón bay của ông có vẽ cái nắm tay của môn võ Thái Cực Đạo. Còn nhiều vị nữa trong Phi Đoàn nhưng tôi không thể nhớ hết tên được.
Tôi còn nhớ khi về Biên Hòa thì chỉ có một Phi Đoàn Quan Sát 112, Phi Đạo lúc ấy nằm kế Phi Đạo A- 1 của PĐ 514 và 518, gần kho nhiên liệu và vật cụ yểm trợ dưới chân đài Kiểm Soát Không Lưu cũ. Anh em chúng tôi thường lên đấy ngủ tối để tránh pháo kích. Ở đây cũng có một toán quân nhân thuộc KQ Hoa Kỳ, trưởng toán là một Thượng sĩ nhất, ông này ít thấy làm gì, mà thường thấy ngồi trên chiếc xe gắn máy 250cc đậu trong hangar, còn những nhân viên khác của ông thường ở trong văn phòng coi TV. Thời gian làm chung với toán quân nhân Hoa Kỳ này, cũng có nhiều chuyện vui. Thường các Phi hành đoàn đi bay rất sớm, có khi Phi hành đoàn ra Phi Đạo từ lúc 6 giờ sáng, và trở về đáp rất tối. Nhiều hôm trời tối, không thấy gì chung quanh! … Những lúc này, toán KQ Hoa Kỳ sửa chữa chung với chúng tôi, họ đã ra về rất sớm. Chúng tôi nói với họ là những phi cơ đậu hàng đầu dành cho họ, vì họ về sớm nên không biết số tàu. Do vậy phần lớn phi cơ hư, chúng tôi để cho đậu hàng đầu. Sau này họ biết, họ đi làm sớm và về muộn như chúng tôi để lấy số tàu do họ phụ trách. Nhiều hôm tàu hư nhiều, họ sửa không kịp phải nhờ bên tụi tôi tiếp. Bữa trưa, khi xe bán đồ ăn của họ đến, họ thường mua đồ ăn trưa cho chúng tôi luôn, nhờ vậy, chúng tôi được biết thức ăn của Mỹ từ lúc đó.
Không Quân VN sau này bành trướng, vì vậy chúng tôi tiếp nhận thêm phi cơ của Lục Quân Hoa Kỳ chuyển giao. Lúc đi nhận tàu, ngoài Phi hành đoàn tiếp nhận máy bay, kỹ thuật chúng tôi cũng có hiện diện để kiểm và nhận hồ sơ của máy bay (Kiểm Phẩm lo việc này) còn chúng tôi thì tiếp nhận các phụ tùng như dây cột tầu, v..v.. Tầu tiếp nhận này thường sơn màu Lục quân, khi VN tiếp nhận, tầu được rửa sạch, đem đến xưởng sơn để sơn mầu trắng, vẽ cờ và chữ số. Phi cơ của SĐ 3 KQ trên thân có sơn những ô hình quả trám vàng và đen, đuôi có đánh số và chữ. Tôi nhớ là Phi Đoàn 112 tầu mang chữ D và V, chiếc của Sư Đoàn Trưởng mang số V/B 310. Sau chiếc 310 hư ở Phước Bình, Phi Đoàn thay thế bằng chiếc 546 cùng đợt với chiếc 427 (dành riêng cho SĐ Trưởng SĐ 4 Không Quân).
Ngày tháng dần trôi, tôi cứ hy vọng khi có đủ thâm niên để làm đơn hoán chuyển với Thành (đang phục vụ ở Phi Đạo 122 Cần Thơ). Nó cũng hy vọng được hoán chuyển sớm như tôi, nhưng có lẽ tôi nặng nợ với Biên Hoà nên thời gian hoán chuyển được tăng lên thêm 1 năm. Tôi tự nhủ, thời gian cũng sẽ qua mau, cứ lo làm việc rồi cũng sẽ đến ngày hoán chuyển. Tôi cố gắng học hỏi để nâng cao trình độ sửa chữa, ngõ hầu khi về Cần Thơ sẽ không bị trở ngại, vì vậy tôi là người thường xuyên đi “sân ngoài” để sửa tầu. Kể từ khi Quang bị rớt tàu khi đi sửa tàu sân ngoài, không ai chịu đi hết. Tôi cho việc đi sửa tàu sân ngoài là niềm vui, vì được biết nhiều nơi mà nếu không có việc đi “sân ngoài “ này, tôi chẳng bao giờ biết đến các nơi như Lộc Ninh, Đồng Xoài, Phước Vĩnh, Bình Long (An Lộc), kể cả vùng Duyên Hải như Long Hải, bất cứ nơi nào có Biệt đội L 19 là tôi đều đi.
Phi Đoàn 112 còn có Biệt đội ở Bình Long. Có lần tôi ra biệt đội này, thay thế cho một số anh em ở đó về Căn Cứ để học, may cho tôi, Biệt đội này rút về Lai Khê được 1 tuần lễ thì Bình Long bị tấn công (mùa Hè đỏ lửa), sau đó chúng tôi thường trực ở Lai Khê trong suốt thời điểm nóng bỏng này. Những năm này, tôi được ba người bạn thân khuyến khích, tôi học Văn hoá trở lại, rồi tôi nộp đơn thi Tú Tài, và sau cùng qua được cái cửa ải này.
Càng ngày nhu cầu chiến trường và sự lớn mạnh của Không Quân, nên SĐ 3 có thêm một Phi Đoàn Quan sát nữa, đó là Phi Đoàn 124. Phi Đoàn gồm các Pilot từ các Phi Đoàn khác thuyên chuyển về, trong số này, có nhiều vị thật nhiều kinh nghiệm. Phi Đoàn Trưởng là Th/tá Nhơn biệt danh là Nhơn “chùa” (tôi không biết tại sao lại có biệt danh này, có lẽ tại ông hiền và tóc hớt cao giống như mấy ông sư). Phi Đạo chúng tôi cũng chia làm hai để trở thành một Phi Đạo 124 mới, Phân Đoàn Trưởng là Th/uý Lý Văn Thạnh (nghe nói ông cùng khóa với Tr/tá Không Đoàn Phó KĐ 30 Bảo Toàn và Tiếp Liệu). Ông Thạnh tuy lớn tuổi nhưng rất chịu chơi với lính. Ông rất thương tôi, vì tôi làm lâu ở Phi Đạo. Rất nhiều anh em mới ra trường về Phi Đạo 124, ai cũng dễ thương. Tôi nhớ Nghĩa “bà mụ” (vì mẹ của Nghĩa có nhà Bảo sanh) – Ba “xe be” (không biết tại sao có tên này?..) Tôi đã hướng dẫn hai người này, khi tôi đổi về Cần Thơ, “chị” Liêng (tướng giống như con gái, dễ dậy bảo). Những người mới về lành như là con gái nên Phi Đạo chúng tôi đặt tên là “chị”. Như “chị” Tăng ( anh này rất nhát gái, mỗi lần bị các chị em chọc thường đỏ mặt, sau này khi anh ta biết “Dốc Sỏi” rồi, anh thành quỷ luôn!..) – Lý Sấm người Hoa, có má lúm đồng tiền khi cười, rất dễ thương, gia đình Sấm ở Bình Long, khi chiến cuộc xảy ra, Sấm không biết tin tức gia đình nên mặt mũi buồn so – Bành Hổng, cũng người Hoa, mỗi lần nói chuyện chúng tôi thường cười gần bể bụng. Tôi nhớ Bành Hồng vì khi đó, muốn thay bánh đuôi cho O 1, chúng tôi không cần con đội, chỉ cần Bành Hồng kê lưng vào đội O 1 là xong. Khi chuyển qua Phi Đạo 124, tôi làm trưởng toán sửa chữa, Hưng “móm” làm trưởng toán, bác Huyến coi sổ sách cho bay, Diệp “xỉn” lo vòng ngoài. Toán bên kia khi thì Ty “ngư ông” làm trưởng toán, Sảnh “mập” là sửa chữa.
Chuyện hoán chuyển về Cần Thơ của tôi không xong, khi Thành ở Phi Đạo 122 không chịu nổi nhớ nhà, nên hắn cứ “lặn, dù” đều đều, bị nhốt thường xuyên. Một lần vừa bị nhốt xong, thả ra hắn đi luôn, không trở về đơn vị nữa!… Nhưng may cho tôi, trong một lần tôi đến sửa điện nhà cho Tr/tá Danh (Trưởng Phòng Hành Quân Chiến Cuộc), qua sự giới thiệu của Đ/uý Phước (Trương Vĩnh Phước, nhờ tên dễ nhớ nên khi qua Mỹ, tôi tìm gặp lại được ông, và cả Th/úy Ngọc cùng làm với nhau lúc trước ở Biên Hoà). Tr/tá Danh hỏi thăm về gia đình, khi biết tôi ở Cần Thơ, thì ông đề nghị hoán chuyển cho cháu ông ta đang làm ở Phi Đạo 122 Cần Thơ. Tôi nói với ông là nhờ ông nhắn với cháu của ông ký đơn trước rồi gửi lại cho tôi. Lúc này, tôi đã quen với bà xã của tôi, nên tôi không còn ý định nộp đơn đi Pilot (ý muốn sau khi thi đậu Tú Tài), vả lại Ba tôi không muốn tôi đi bay vì sợ chữ “Thọ” không bằng ở dưới đất.
Chuyện hoán chuyển của tôi cũng có vấn đề. Tôi cứ nghĩ là mọi thuận tiện mình đều có nhưng chờ hoài không thấy kết quả gì hết. Bạn Năm làm chung với tôi, nộp đơn hoán chuyển sau tôi lại có giấy gọi hoán chuyển trước (sau này Năm làm ở Phi Đạo 116). Tôi hỏi Tr/tá Danh, thì ông ta gọi về Bộ Tư Lệnh hỏi thăm dùm, ở đây cho biết là vì ông Thạnh Phân Đoàn Trưởng muốn giữ tôi lại vì Phi Đạo 124 không có người thay tôi sửa chữa O 1 được. Nhờ Tr/tá Danh gọi như vậy mà hồ sơ hoán chuyển của tôi mới hoàn tất.
Phi Đoàn 124 cũng có nhiều chuyện vui, tôi còn nhớ có Tr/uý Xiêu, không biết ông bị xui thế nào mà cứ đập tàu mãi, Phi Đạo chúng tôi có chiếc P/X, nó có một cái bệnh mà chúng tôi không biết phải sửa như thế nào?… Khi bay bình phi 1800 bộ thì phi cơ bình thường, nhưng khi bay cao hơn, thì lại có tiếng kêu như là hai cánh sắp rời ra. Tôi đã sửa và đi bay theo để xem nó như thế nào, thì đúng vẫn như vậy!… Chúng tôi đã đem vào kiểm kỳ để coi lại, nhưng cũng không tìm được nguyên nhân, vì vậy Phi Đoàn sử dụng làm phi cơ huấn luyện hoặc để bay liên lạc. Một ngày, tôi xuống ca nghỉ, đến chiều vào thì nghe mấy đứa làm chung cho hay là P/X không còn nữa!… Vì ông Xiêu đã không may gặp gió cuốn khi về đáp, và tàu hư không sử dụng được nữa!…
Phi trường Biên Hòa có một lần bị nổ kho bom vãng lai của phi cơ A 1. Hôm ấy nhằm ngày tôi xuống ca nghỉ, khi nghe tiếng nổ thì tôi thay đồ để vào ngay. Khi đến cổng đã có ông Th/uý Thạnh đứng đó và bảo lãnh cho chúng tôi vào Phi Đạo để tiếp. Khi vào đến thì tôi không thể nào tưởng tượng nổi nó lại như vậy!… Mấy phi cơ còn ở nhà đều hư hết, phần nhiều bị đất gạch rơi trúng. Rất may là khi xảy ra tai nạn thì rất nhiều phi cơ đã đi hành quân từ sáng sớm, chỉ còn lại ở nhà chừng 1/3. Có nhiều chiếc bị gãy hẳn nguyên cánh, hoặc là gãy thân. Phần lớn đều bị bể kiếng, kiếng trên nóc, kiếng trước, sau, … Chúng tôi phải di chuyển những chiếc tầu hư qua khu Tây của Không Đoàn Kỹ Thuật & Tiếp Vận đậu ở đó, rồi lựa lại từng chiếc, để đưa hẳn qua công xưởng để sửa chữa. Lúc ấy, nhìn những con tàu bị hư như vậy mà muốn rớt nước mắt. Sau ngày đó, tôi tình nguyện không nghỉ bù để có gắng sữa số phi cơ khả dụng lên thật nhiều. Có hôm, tôi làm luôn đêm, đến khi nào buồn ngủ quá mới nghỉ. Sau lần đó, tôi được Th/uý Thạnh đề nghị với Không Đoàn cho tôi 4 ngày phép thưởng (lúc bấy giờ cúp phép hết). Phải nói là lâu lắm rồi, tôi mới có những ngày phép thần tiên như vậy. Đúng là sau khi làm cực thì được đền bù.
Có câu chuyện này cũng vui. Khi tôi ở Biên Hòa có lần chiếc Thần Phong đáp xuống Phi Đạo 124 của chúng tôi. Tôi đang sửa một chiếc tầu gần đó, khi thấy chiếc Thần Phong taxi vô nên vội ra đón vào ụ. Phi cơ Thần Phong là sản phẩm của Sáu Sư Đoàn KQ cùng làm ra nó. Hình dáng nó giống như chiếc A 37 nhưng nhỏ hơn và là phi cơ cánh quạt. Trên tầu bước xuống là một ông Th/tá nhỏ người, rất đẹp trai nhưng tôi không để ý tên. Sau khi cho phi cơ vào ụ thì đến chỗ làm việc để gọi xe nhiên liệu, tôi nghe Th/sĩ Cảnh hỏi:
-Th/tá Vechai khoẻ không?…
Nghe xong tôi nói bông quơ là: “Chắc là ông này nhậu dữ lắm sao mà tên gọi là Vechai?…” Không ngờ ông đứng ngay sau lưng và nói:
-Tên Vechai bộ xấu lắm hở em?…
Tôi hết hồn trả lời:
-Em tưởng Th/tá nhậu quá nên mới có biệt danh này chớ.
Khi nhìn lên tên của ông trên áo bay,tôi thấy đúng là tên: VECHAI. Sau khi tầu của ông châm xăng đầy đủ, ông ra đi bay. Các anh em Phi Đạo nói với tôi:
-Hên mà gặp ông Vechai…
Tôi nghĩ là chắc ông không giận tôi đâu.
Khi đi phép xong, trở lại đơn vị, tôi được biết là hồ sơ hoán chuyển đơn vị của tôi đã xong, chỉ còn chờ ngày hoán chuyển. Những ngày sau cùng này, tôi hướng dẫn tận tình và truyền nghề hết cho Ba “xe be” và Nghĩa “mụ”. Ngoài ra, tôi cũng truyền nghề thêm cho Cang, người Vĩnh Long. Cang khá và chịu học hỏi.
Khi tôi nhận được Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển, chúng tôi có bữa tiệc tiễn đưa suốt đêm. Ai cũng đòi cụng ly với tôi, vì mọi người nói là không biết đến bao giờ mới có dịp uống với tôi. Riêng Th/uý Thạnh thì bảo với tôi rằng, bất cứ khi nào muốn trở lại Biên Hòa ông sẵn sàng nhận tôi lại.
Tôi về SĐ 4 KQ, cả nhà tôi đều vui mừng, nhất là Ba tôi, ông không còn buồn nữa. Tôi nuôi hy vọng được biệt phái về Võ Đường Lôi Phong để cùng huấn luyện với anh Xuân. Anh Xuân là người đã dạy cho tôi Nhu đạo đầu tiên khi tôi còn là học sinh. Lúc ấy, Tướng Ánh đã mất nên việc biệt phái này cũng hơi khó. Nhưng tôi vẫn tự an ủi là dẫu sao mình cũng đã được gần gia đình, và nhất là gần Sơn, người bạn thân của tôi mà từ khi vào Quân đội, bây giờ chúng tôi mới cùng chung đơn vị.
Sau khi trình diện Phòng Nhân Viên và ký xong các giấy tờ, tôi được đưa về Liên Đoàn, và bổ phần sở. Tôi cứ nghĩ là mình sẽ về Phi Đạo của Phi Đoàn 122, thế chỗ của Phước đã hoán chuyển. Chỉ một ngày sau đó, tôi được ông Thầy Cần, ông là Trưởng Phi Đạo của Phi Đoàn 116 đến nhận tôi về. Tôi hơi ngạc nhiên về việc này, và nghĩ chắc mình có duyên với Phi Đạo 116.
Ngày đầu tiên ở Phi Đạo 116, ông thầy Cần thử tôi, khi anh Lương đem mẫu Kỹ Thuật của một chiếc O 1 vào cho ông Thg/sĩ Sang và nói với ông Cần là cần thay bánh, ông Cần nói ngay:
-Ê, dân Biên Hòa mới về thử thay coi. Nghe nói dân trên đó tay nghề giỏi lắm phải không?…
-Đâu có đem đồ nghề vô đây đâu ông Thầy. Có thể anh em nào cho mượn được không?… Tôi cần…
-Nghe nói như vậy là biết tay nghề rồi. Vậy làm ở ca này luôn đi… Ông Cần nói với tôi như vậy.
Thế là tôi không chờ đợi lâu, chiều hôm đó là vào ca, ngày mai nghĩ xuống ca. Cái vui nữa là cùng chung ngày với Sơn. Kể từ này, hai đứa tôi đi làm chung với nhau, vì trên đường tôi đi đến Phi Đạo 116, phải đi ngang qua chỗ Sơn làm, rất thuận tiện cho chúng tôi.
Trưởng toán của tôi là Thg/sĩ Sang người cao ốm, tánh tình dễ chịu, ông có biệt danh là Sang “thịt heo” (biệt danh này có cho ông, vì cuộc sống gia đình ông quá chật hẹp, nên bà xã phải buôn bán thịt heo để chi dụng thêm cho gia đình). Kế đến là Thg/sĩ Thế, hình như quê ông ở Mỹ Tho hay Bến Tre gì đó?… ông này tánh tình cũng dễ chịu, không bao giờ cằn nhằn, trừ khi có ai ba gai mới bị ông “thổi” – Tr/sĩ nhất Lương, phải nói anh này rất hiền, tay nghề rất giỏi. Anh mặc đồ lính không bao giờ sửa, phát sao mặc vậy. Tôi hỏi là anh không sợ người ta cười sao?… Anh cười trừ và bảo mặc kệ (Tôi và anh Lương sau ngày 30/04/1975 thường gặp nhau, vì cùng hành nghề chạy xe ôm. Nghề này anh làm từ khi còn mặc quân phục, vì anh đông con quá!…) – Tr/sĩ Thành, khi tôi về làm chung với anh không được bao lâu thì anh đổi đi đơn vị khác, hình như ra Vùng 2?… – Còn Tr/sĩ Long, anh Long là cháu của Tr/tá Lý Thành Ba ở Biên Hòa. Tôi biết Tr/sĩ Long vì hồi còn ở Biên Hòa, Tr/tá Ba thường cho tôi quá giang về Cần Thơ chung với ông mỗi khi ông có việc phải về Cần Thơ. Anh Long cũng tốt với chúng tôi, nhưng anh có tật nói nhiều, nhà anh ở Sóc Trăng, Phi Đoàn 116 có biệt đội ở Sóc Trăng, nhưng anh không được biệt phái đi Sóc Trăng, vì nếu anh đi, không có ai thay thế làm công việc của anh. Hình như sau này, anh đổi về Biên Hòa làm với Tr/tá Ba.
Còn đám lính chúng tôi gồm: Tôi, Bé Hai (anh này nhập ngũ cùng ngày với tôi, chỉ khác nhau khóa chuyên môn, miệng anh móm như bà già ăn trầu. Lúc còn thụ huấn ở Quang Trung, tôi thường lấy Giấy Phép của anh sử dụng, vì anh là con “bà phước”, không bao giờ biết đến tờ Giấy Phép. Một người nữa tên là Diệu, cùng Trung Đội ngày xưa, sau ngày 30/04/1975, cùng sát cánh trong nghề chạy xe ôm với tôi. Trong những người chạy xe ôm, có cả Tr/uý Thắng nữa. Những người khác là: Anh, Chào, Năm “Châu Đốc” (người cùng làm chung ở Biên Hoà với tôi, học chuyên môn sau tôi một khóa. Anh này đóng đô thường trực ở Biệt Đội Châu Đốc, cho đến nửa tháng cuối cùng, vì vợ tôi sanh, tôi nói với Năm để tôi thay ở Biệt Đội Châu Đốc, rồi cũng tan hàng trong kỳ biệt phái cuối cùng này. Sau này khi về quê vợ, tôi cũng gặp Năm vài lần).
Toán bên kia có trưởng toán là Thg/sĩ Trần Phi Điệp, ông này người miền Trung, nhưng tánh tình cũng rất dễ chịu. Ngoài những ngày đi làm, ông cũng chạy xe ôm. Sau ngày 30/04/1975, ông cũng vẫn hành nghề chạy xe ôm với anh em chúng tôi. Ông chết bởi một tên cán bộ VC say rượu chạy xe Jeep đụng phải và kéo lê ông một đoạn khá xa. Một lần đi thăm mộ Ba tôi, tôi thấy ngôi mộ của ông. Tôi có thắp cho ông ba nén nhang. Không biết gia đình của ông bây giờ ra sao?… – Một người nữa rất nhỏ con là Thg/sĩ Mai (tôi không nhớ tên họ và cũng không rõ là làm ở toán của tôi hay của toán ông Điệp. Bên toán ông Điệp, tôi quên cũng nhiều người, vì khi tôi lên ca, các anh em đó đã về.
Ngoài ra còn các anh em khác như: Dũng (Hồ) ở Chương Thiện, Phong (Huỳnh) ở Sóc Trăng, Mã Tính ở Bạc Liêu, ở Rạch Sỏi là Huỳnh (người Cái Sắn). Châu Đốc hình như là Phong, sau này Năm đi thay, Phong đổi qua Sóc Trăng Cà Mau là Nhơn, vì nhà của Nhơn ở Cà Mau, sau này Nhơn có đập một cái tàu (không rõ nguyên nhân). Năm Căn thì không có ai đi cả. Bến Tre là Phúc (không nhớ rõ lắm). Vĩnh Bình tôi cũng không nhớ. Nếu anh em nào còn nhớ thì làm ơn sửa lại danh sách này giùm tôi.
Văn Thư là Lý Trường Hải (nhà ở bến xe mới là tiệm sách Phương Thảo), sau ngày 30/04/1975, Hải ra đi trên một chiếc U-17 của Phi Đoàn (không rõ ai bay), tôi có đến thăm má của Hải, bà khóc nhiều lắm. Còn một người nữa là ở Stock room là La Hiền Xi, tay này đi khám sức khoẻ chung với tôi thì bị rớt (lý do tim đập mạnh), nhìn thân hình của Xi dạo đó, ai cũng ham, Xi chơi tạ. Sau này học chuyên môn sau tôi, hình như là khóa 3. Sau ngày 30/04/1975, Xi hành nghề bán Sâm Bửu Lượng gần rạp hát Minh Châu (Cần Thơ). Đây là những gi tôi nhớ về Phi Đạo 116.
Các Phi Hành đoàn của 116 thì tôi nhớ như sau:
-Tr/tá Gia, Th/tá Điền (Phi Đoàn 116 có hai ông Điền), Th/tá Quang, Th/tá Thành, Th/tá Sử (không biết ông này có bà con với Đ/tá Bùi Quang Hiền là ở Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 4 không?… Đ/tá Hiền là Ba của người bạn thân của tôi, cả Đ/tá Bùi Quang Khương, Không Đoàn trưởng Không Đoàn Yểm Cứ. Th/tá An (ông này là dân Cần Thơ, và cũng là Sư Huynh ở trường Phan Thanh Giản. Nhờ đọc cuốn Đặc san tôi mới biết chuyện này. Tôi biết hơi ít về Th/tá An, phải chi ngày xưa biết ông cùng học ở Phan Thanh Giản thì sẽ có nhiều chuyện để nói).
Th/tá Khương thì tôi biết rất nhiều, bởi tôi thường lo tàu cho ổng bay. Cấp Tá thì tôi chỉ biết có vậy Còn Đ/uý thì tôi biết nhiều.
Đ/uý Lộc Quan sát viên không những tôi biết mà còn quen nữa, vì anh là chồng của chị Mai ở chung đường với gia đình tôi. Chi Mai biết tụi tôi hồi còn nhỏ, anh chị còn có tiệm cho mướn sách, mà tôi mướn ở tiệm sách của anh chị không biết bao nhiêu là sách. Anh Lộc khi tù cải tạo về thì vượt biên và được định cư ở Mỹ. Ngày tôi rời Việt Nam thì được chị Mai cho biết anh đang bảo lãnh chị gần xong. Chắc bây giờ anh chị đã đoàn tụ với nhau rồi?…
Đ/uý Hiệp và Đ/uý Trung là cặp bài trùng, lúc nào hai ông cũng đi bay chung với nhau, thường đi Biệt đội Sóc Trăng. Vào ngày cuối thì Đ/uý Trung bị trúng đạn tử thương (tin này chúng tôi biết sau ngày đó vài hôm, khi tôi có dịp gặp lại một vài anh em Phi Đạo).
Nhắc đến Đ/uý Trung thì phải nhắc đến Đ/uý Trường, anh là Nguyễn Viết Trường. Ngày đầu tiên tiên gặp anh ra đi bay, tôi hỏi:
-Anh có bà con gì với Tướng Nguyễn viết Thanh không vậy?. Nhưng anh là người Bắc còn Tướng Thanh là người miền Nam, có lẽ bà con họ Nguyễn. Tôi nói xong như vậy, anh chỉ cười trừ.
Nhớ đến anh Nguyễn Viết Trường, tôi cũng nhớ đến anh Nguyễn Tấn Lương cùng làm Phi Đạo 116 với tôi ngày xưa. Anh chị Lương sanh đứa con trai và cũng đặt tên là Nguyễn Viết Trường, năm nay chắc cháu cũng 30 tuổi. Tôi nghĩ là anh Trường không giận anh Lương đâu (ở Mỹ này khi đặt tên con như tên của mình là họ thương mình lắm).
Tôi với Đ/uý Trường có nhiều chuyện để kể với nhau, vì anh em chúng tôi cùng biệt phái ở Chương Thiện. Cùng đi biệt phái với anh Trường là Đ/uý Xuân, sau anh Trường là Đ/uý Di. Trưởng toán Liên Lạc Điều Không là Th/tá Vĩnh (tôi thường gọi ông Th/tá “5 năm rồi không gặp”, vì mỗi sáng khi thức dậy, ông thường mở máy hát, và chúng tôi thường nghe bài này, sau này ông đổi ra Vùng 2 và Th/tá Hoàng thay ông).
Đ/uý Dân Quan sát viên cùng với Tr/uý Trãi mà những ngày cuối cùng tôi ở Biệt đội Châu Đốc với 2 anh, ALO là Đ/uý Huynh.
Đ/uý Mưu người hùng Năm Căn – Đ/uý Hải (Phi Đoàn 116 cũng có 2 người tên Hải, nhìn hình của anh nhưng tôi nhớ rất ít). Còn một số vị nữa mà tôi không nhớ rõ !…
Cấp bậc Tr/úy thì tôi nhớ là Tr/uý Nguyễn Tiến Thắng, tôi nhớ Tr/uý Thắng nhiều vì tôi thường được anh chở đi sửa tàu ngoài. Ngày đó nếu tàu ở Chuơng Thiện bị hư thì chỉ có tôi đi sửa, nhờ vậy tôi có nhiều thời giờ đến thăm bà xã đang làm ở Sở Học Chánh Chương Thiện. Vì biết ý tôi nên mỗi khi sắp đáp Chương Thiện, anh Thắng thường bay thấp ngang trường Trung Học là bà xã tôi biết tôi xuống thăm. Những ngày cuối trước khi tôi đi công tác ở Chương Thiện thì anh Thắng đang bay ở đây. Nhắc đến Chương Thiện tôi không thể quên được danh hiệu Sơn Ca 22. Sau ngày 30/04/1975 anh Thắng cũng hành nghề chạy xe ôm với chúng tôi. Khi anh vượt biên tôi không biết, chỉ khi đến nhà anh mới hay chuyện này. Bây giờ chúng tôi đã liên lạc với nhau rồi.
Anh Trần Hữu An trong thời gian tại ngũ anh thương tôi lắm. Khi đi bay, nhìn thấy tôi ký tên là anh không cần kiểm tầu nữa (các anh khác cũng vậy, rất tin tôi – Xin cám ơn các anh đã tin tưởng tôi). Anh An đối với tôi như người anh đối với người em trong gia đình, không bao giờ nói đến cấp bậc (mà hình như trong gia đình L 19 ai cũng có thái độ như vậy hết. Không biết các anh ở các Phi Đoàn khác như thế nào?… Nhưng tôi nghĩ chắc là ai cũng vậy). Tôi có một kỷ niệm với anh An, đó là sau ngày 30/04, lúc đó tôi đang chạy xe ôm. Vào buổi chiều tôi vừa đưa khách từ cầu bắc về bến xe Mới. Khi khách xuống xe thì tôi gặp anh An, phải nói là anh An là người đầu tiên của Phi Đoàn 116 mà tôi còn gặp lại sau 30/04. Tôi hỏi anh An đi đâu mà đứng đây – Anh Bảo là cần về Trà Nóc gấp nhưng nãy giờ đón xe Lam mà không được – Tôi bảo là tôi sẽ chở anh về trên đó – anh ngại vì như vậy tôi sẽ tốn nhiều xăng – tôi nói là anh đừng ngại gì hết, lên xe đi – và tôi đã chở anh về Trà Nóc, đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp lại anh ở Việt Nam. Sau này có cuốn Đặc San Phi Đoàn 116 tôi đã tìm được anh, bây giờ thì chúng tôi liên lạc nhau thường xuyên.
Anh Trãi với tôi cũng có những giây phút cuối của cuộc chiến, lúc đó tôi và anh cùng Đ/uý Dân đang ở Biệt đội Châu Đốc, tôi còn nhớ là ngày 30/04/1975 tôi vừa về Cần Thơ lấy chiếc Honda liền để đi lại cho dễ dàng vì bà xã tôi vừa sanh đứa con đầu lòng vào ngày 28/04/1975. Sau khi nghe trên radio tin đầu hàng, tôi đã chạy đến Biệt đội chở anh và anh Dân ra phi trường, và hai anh đã ra đi an toàn.
Anh Sùng mỗi lần về Phi Đoàn đổi tàu rồi lại tiếp tục đi Bạc Liêu, anh thường nhờ tôi coi lại tàu trước khi anh bay.
Anh Cử, anh Vinh (chúng tôi thường gọi anh là Tạ Vinh), anh Bút, anh Trùm (ngày xưa chúng tôi gọi là ông Trùm “chuyện cổ tích”), Tuấn “râu” , tôi còn nhớ anh nhỏ người nhưng có bộ râu rất đẹp như Tướng Kỳ.
Hiền “lồi”, tôi có với anh một kỷ niệm khó quên, đó là anh bị trực thăng của Phi Đoàn 211 bay phiá sau khi anh đang taxi vào Phi đạo thì bị lật úp, lúc đó cả mấy trái rocket đều rớt xuống phi đạo nhưng không sao cả. Anh bị kẹt trong tầu, tôi phải chui vào để tháo dây an toàn cho anh để anh thoát ra.
Anh Chất thì nhìn bộ mặt anh là biết hiền lành rồi. Còn nhiều anh nữa nhưng tôi không nhớ hết, có lẽ khi gặp nhau sẽ nhớ dần dần.
Phi cơ ở Biên Hòa khi nhìn danh hiệu thì sẽ biết ở Phi Đoàn nào, còn ở Sư Đoàn 4 Không Quân thì cách sơn tàu khác nhau. Phi Đoàn 116 và Phi Đoàn 122 khi nhìn cánh lái phương hướng sẽ phân biệt được tàu của Phi Đoàn nào. Tàu của Phi Đoàn 116 thì sơn các cánh sau với các màu đỏ, vàng, cam, xanh dương, xanh lá cây. Chiếc U-17 của Sư Đoàn Trưởng mang số 427, và được sơn bằng mầu cam và các sao màu trắng. Chiếc 427, mỗi lần các VIP ra đi bay, nếu là toán tôi, anh Lương là người chịu trách nhiệm. Với Sư Đoàn Trưởng phi cơ thường được đem lên sân cờ. Riêng Đ/tá Ông Lợi Hồng Sư Đoàn Phó khi ra đi bay thì mọi người trốn hết, không ai dám cho đi bay, chỉ còn tôi, anh Lương, hoặc anh Thế thường lãnh việc này, vì chúng tôi tóc cắt ngắn, quân phục đúng quy cách. Phi Đạo chúng tôi thường có các vị VIP bay đến, rồi đi. Có một lần vào giờ ăn trưa, tất cả các anh em đang đi ăn trưa, một số khác bận đồ nhiên liệu. Chợt có một chiếc U-17 của Phi Đoàn bay về, tôi ra hướng dẫn vào bãi đậu. Trên phi cơ bước xuống một vị Th/tá của Phi Đoàn (tôi không nhớ tên), một vị Tr/tá và Phu nhân, cả ba vị vào Văn Phòng Phi Đạo để chờ xe ra đón. Tôi vào Văn Phòng Phi Đạo để đưa mẫu Kỹ Thuật cho anh Lương để báo cáo với Kiểm Soát Bảo Trì, tôi thấy vị Tr/tá này trông quen quen, nhìn bảng tên trên ngực áo ông, thấy mang tên Tài, tôi chợt nhớ ra là Tr/tá Ôn Văn Tài (lúc trước có một thời ông từng là Không Đoàn Trưởng KĐ 74 Chiến Thuật khi mới thành lập) và Phu nhân đi cùng chắc chắn là ca sĩ Thanh Thúy (một giọng hát mà tôi từng ngưỡng mộ trước khi vào lính).
Cũng có một lần ở Phi Đạo chúng tôi, lúc Tướng Nguyễn Huy Ánh còn sống và là Sư Đoàn Trưởng, trong một lần ông đi bay về cũng vào giờ trưa, chỉ có một anh Trg/sĩ (tôi không nhớ tên) trực, nhưng anh lại ngủ quên, nên khi tàu về không thấy ai ra đón, Tướng Ánh tắt máy, tự kéo thắng tay và chèn bánh, xong ông vào Văn Phòng Phi Đạo gọi anh Trg/sĩ trực để báo tàu về và nhờ đẩy tàu vào trong ụ. Anh Trg/sĩ này mắt nhắm mắt mở tưởng là ai chọc phá nên buông tiếng chửi thề, chừng khi nhìn kỹ lại là Tướng Ánh, anh hết hồn và hết lời xin lỗi. Tướng Anh nói với anh là mai lên Văn Phòng của ông gặp ông. Suốt ngày hôm đó, anh không làm được việc gì vì lo nghĩ là thế nào cũng bị phạt. Ngày hôm sau, khi lên trình diện Tướng, anh không bị phạt mà còn được 4 ngày phép, bởi vì khi hỏi ra, Tướng Ánh biết là vợ anh vừa mới sanh, anh đã ở trong bệnh viện với vợ mình suốt cả một đêm không ngủ nên mới ra nông nỗi như vậy. Khi về Phi Đạo mọi người thấy anh tươi cười và tỉnh táo. Anh em Phi Đạo chúng tôi cũng thường có quà của Phu nhân Tướng Nguyễn Huy Ánh mỗi khi ông bà đi bay đâu về đến Phi Đạo.
Tôi về Phi Đạo 116 được vài tháng thì Phi Đạo tiếp nhận người và các tàu khác từ các Phi Đoàn biệt phái về để chuẩn bị cho khóa Huấn Luyện cho các phi công tập làm quen với phi cơ trước khi được huấn luyện bay bổng. Phi Đoàn 112 và 124 cũng gửi tàu về, vì vậy tôi có dịp gặp lại những anh em cùng làm trước đây ở Biên Hòa, trong đó có Nghĩa “mụ”, “chị” Liêng, Tặng, Cang, v..v….
Còn các Phi Hành đoàn thì gặp lại được Tr/uý Hạnh (ưa đi bay với Thành T.V.), Tr/uý Sơn và nhiều Phi Hành đoàn khác. Cũng thời gian này, tôi được biệt phái về Võ Đường Lôi Phong để huấn luyện và chuẩn bị đi tranh giải Nhu Đạo toàn quốc năm 1973. Những lúc rảnh rỗi tôi cũng thỉnh thoảng ghé qua Phi Đạo chơi và thỉnh thoảng cũng gặp một vài Phi hành đoàn đến võ đường tập luyện. Sau gần hai tháng xa Phi Đạo vì đi tranh giải Nhu Đạo, tôi trở về Phi Đạo và làm việc ở toán cũ với anh Sang, anh Lương và nhiều anh em khác. Lần trở về làm việc này, tôi có thêm một biệt danh là Bé “Judo”, ngoài biệt danh Bé “bảy” đã có trước. Giống như các lần đi biệt phái trở về, tôi được ông thầy Cần chỉ định làm cơ trưởng cộng thêm sửa chữa, vì vậy tôi biết được thêm nhiều Tiểu Khu nơi có L-19 đáp. Nhờ công việc sửa chữa này tôi được đi đến nhiều địa danh, mà nếu không có việc đi sửa chữa tàu bè này, tôi chẳng bao giờ được đặt chân đến!… Chẳng hạn như địa danh tận cùng của đất nước là Năm Căn, chỉ khi tới đó mới thấy được mũi Cà Mau (mà khi học Địa Lý năm xưa, chúng ta thường nghe đất nước ta từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau). Bạc Liêu (xứ của Mã Tính), Sóc Trăng, Rạch Giá, Chương Thiện, Châu Đốc, Long Xuyên, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Đông Tâm, Kiến Hòa, v..v..
Tôi cũng có nhiều chuyện bất ngờ khi về làm Phi Đạo 116. Người bạn học chung với tôi năm xưa về làm “Sếp” của tôi. Hôm đám cưới của tôi, một số anh em Phi Đạo đến dự, họ nói là hôm nay có một Chuẩn Uý mới về Phi Đạo làm Phân Đoàn trưởng. Ngày tôi trở vào đơn vị làm việc, khi vào đến cổng Sư Đoàn thì gặp bạn tôi, cũng đang đi bộ vào. Tôi nhìn ngay ra nó mặc dầu chúng tôi xa cách nhau mấy năm trường. Trước đây chúng tôi học chung với nhau 4 năm trời, sau đó bạn tôi đi học chuyên nghiệp, còn tôi vẫn học Phổ thông, nó tốt nghiệp còn tôi thi rớt. Gặp lại nhau hôm ấy chúng tôi cùng uống cà phê nhưng không hỏi han nhau gì hết. Khi tôi đến Phi Đạo làm việc và đang sửa tiếp một chiếc tàu thì thấy bạn tôi cũng bước vào Phi Đạo, thấy vậy tôi hỏi nó đi đâu vậy, nó nói là đến nhận nhiệm sở, lúc ấy chúng tôi mới vỡ lẽ ra và cùng cười với nhau về cuộc gặp gỡ này. Khi ông thầy Cân giới thiệu bạn tôi với mọi người trong Phi Đạo và giới thiệu mọi người trong Phi Đạo với bạn tôi, đến lượt tôi, tôi nói với ông là chúng tôi biết nhau rồi, ông ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tôi gặp Phân Đoàn trưởng thì làm sao mà biết nhau được?… Tôi mới cho ông hay là chúng tôi là bạn học với nhau ngày xưa. Bạn tôi tên là Ngô Ngọc Thành, được thăng Th/uý có một tuần lễ thì tan hàng, do vậy bạn tôi cũng bóc hết 2 cuốn lịch với 9 tháng. Phải chi nó bóc đủ 3 cuốn thì giờ này cũng qua bên này rồi!… Ngày tôi đi Mỹ, tôi có tìm nó và cho nó hay. Nó chúc mừng tôi, tôi cũng cám ơn nó vì suốt thời gian cùng làm việc chung với nhau, nó đã giúp đỡ tôi rất nhiều.
Một số tầu của Phi Đoàn 116 mà tôi còn nhớ số đuôi như:
-Về O-1 gồm: 012 – 045 – 168 – 173 – 273 – 327 – 405 – 408 – 436 – 481 – 562 – 682 – 723 – 868 – và 906 (các anh em nào còn nhớ xin bổ túc thêm).
-Về U-17 gồm:
U-17 A : 921 (chiếc này dùng để phóng thanh và rải truyền đơn, còn nữa những gì tôi không nhớ nổi!…)
U-17B: 321 – 427 – 565 (quý vị nào còn nhớ xin bổ túc thêm cho đủ)
Kính thưa các Niên trưởng, các anh và các bạn, tôi xin kết thúc bài viết này và hy vọng những gì tôi viết ở đây, không làm quý vị nhàm chán và cho là tôi viết dài dòng. Riêng tôi, được viết ra đây những điều này, tôi cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng. Những điều này cứ làm tôi suy nghĩ mãi và phải viết ra làm sao đây?…Tôi cũng chân thành cám ơn các anh Đào Bá Hùng, Nguyễn Viết Trường, Trần Hữu An, Nguyễn Tiến Thắng đã khuyến khích tôi viết bài này.
Dallas mùa hè 2003
Lôi Phong, Phi Vân 5 (với Sơn Ca 22)
Nguyễn Văn Bé (847)
( Biên Hùng chuyển )
Tác giả/Nhân vật: Lôi Phong
Thân tặng các bạn Cơ Trưởng, Phi công & Quan sát, đã từng sống và làm việc với nàng L 19 112 (Thanh xà); 116 (Thần Ưng, Sơn Ca); 124. Riêng tặng người bạn thân nhất đã mất Nguyễn Lam SơnNơi tôi làm việc nằm về hướng bắc của Dallas, cách phi trường Addison vào khoảng 10 phút chạy xe và công việc của tôi là shipping, vì vậy thời gian ra ngoài cũng khá thường. Đầu phi đạo nằm ngay khoảng đất trống của hãng vì thế mỗi khi có phi cơ cất cánh hoặc là hạ cánh, tôi đều thấy được. Phi trường này có những trường dạy bay với những phi cơ nhỏ như T 41 ngày xưa (?), thành ra những lúc được nghỉ nhiều, tôi thường ra ngoài để nhìn và được nghe tiếng động cơ quen thuộc, đã làm tôi nhớ về quá khứ thật nhiều…
Sau biến cố Tết Mậu Thân, cuộc chiến ngày càng thêm khốc liệt và chúng tôi không thể đứng ngoài thời cuộc được nữa, vì vậy sau khi học xong lớp Đệ Nhị và dự thi Tú Tài phần 1, từ đây, tương lai của chúng tôi đều tùy thuộc vào kỳ thi này. Tôi không may mắn nên đã không qua được cái cửa ải này. Tôi chọn vào Không Quân, có lẽ cũng do ảnh hưởng một phần vì mê làm phi công, một phần khác do lần đi biểu diễn Nhu Đạo cho Không Đoàn 74 Chiến Thuật, tôi không nhớ là dịp nào.
Kể như mộng làm phi công không thành, nhưng hy vọng sẽ được về võ đường Lôi Phong để cùng được huấn luyện.
Tôi nhập ngũ vào tháng 9 năm 1970 tại Sư Đoàn 4 Không Quân, và cũng không phải chờ đợi lâu, chỉ sau hai tuần là được đưa đi huấn luyện tại Quang Trung. Phải nói khóa chúng tôi là một khóa thật đặc biệt từ khi nhập trại cho đến lúc đi học huấn luyện đều có những may mắn mà các khóa khác không có. Sau khi mãn khóa quân sự, chúng tôi được sắp xếp để được đi học Anh ngữ. Tuy biết không chắc có được đi Mỹ hay không, nhưng chúng tôi cũng cố gắng học thật nhiều, cố đạt được cho đủ điểm để nuôi hy vọng. Tôi còn nhớ, khi chúng tôi vừa học đến quyển 2400, thì được lệnh rời Tent City về Bộ Tư Lệnh để chuẩn bị đi học chuyên môn. Phải nói là thật buồn vì như vậy hy vọng được đi Mỹ đã thành tro bụi rồi!…
Sau khi trình diện xong thì chọn nơi học. Tôi mong được ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ở Nha Trang để thụ huấn, cho biết người, biết ta. Lúc ấy, ai cũng muốn được ra Nha Trang hết, vì vậy lại có một lần bốc thăm. Những người bốc được thì hí hửng, còn những người khác thì buồn so, đành ở lại Sàigòn hay về Biên Hòa học.
Ra đến Nha Trang, chúng tôi cũng không phải chờ đợi lâu, vì không muốn phải chờ đợi lâu, nên hầu hết chọn học về ngành Bảo Trì Phi cơ cánh quạt, cứ nghĩ là có lợi cho mình về sau này (không biết lợi cái gì?..). Trong thời gian học, tôi đã cố gắng hết sức mình, với hy vọng là khi mãn khóa sẽ đỗ đầu khóa, để hy vọng được về Cần Thơ phục vụ, gần gia đình. Có lẽ bản tính tôi cũng thích máy móc, nên trong suốt khóa học, tôi đều được điểm cao. Tôi vẫn còn nhớ là khi thực tập, chúng tôi thực tập tên phi cơ A 26, loại này không còn được sử dụng nữa, thành ra việc thực tập và công việc khi ra trường đảm nhận, hai công việc khác xa lắm!…
Ngày mãn khóa học, tôi được điểm cao nhất, nhưng vì khóa tôi có đến 21 người, nên lúc học thì chia làm 2 buổi khác nhau, tôi học buổi chiều, còn phân nửa khóa còn lại học buổi sáng, do vậy khóa tôi có đến 2 người Thủ khoa, mà “thăm” ưu tiên chỉ có 1 mà thôi!… Vì vậy, hai người Thủ khoa là tôi và Phương phải bốc thăm. Phương gia đình ở Đà Nẵng, nhưng xui cho nó là không có “thăm” nào về Đà Nẵng cả. Khi ấy thì có 2 cái về Cần Thơ, 2 cái ở Nha Trang, 3 cái về Biên Hòa, còn bao nhiêu thì về Sàigòn hết. Tôi là người bốc thăm trước hết, sau khi Phương đã chọn về Sàigòn. Tôi hy vọng thầm là đừng về Biên Hòa, vì nghe là không có ai muốn về đó hết. Nhưng có lẽ định mệnh đã an bài, nên tôi là người bốc trúng “thăm” về Biên Hòa trước hết. Một người quê ở Châu Đốc đã may mắn được về Cần Thơ, còn một cái “thăm” Cần Thơ nữa thì Đông, nhà ở Nha Trang bốc trúng. Bạn Thành nhà ở Sàigòn lại bốc trúng “thăm” ở Nha Trang!… Chúng tôi nói với Th/uý Mai là xin được trao đổi lẫn nhau, nhưng không được, mà chỉ đổi được một lần thôi. Vì vậy, tôi đành phải về Biên Hòa, Đông và Thành đổi lẫn nhau. Thành đành phải về Cần Thơ hơn là đi Nha Trang. Tôi nói với Thành là cố gắng, sau 6 tháng phục vụ, hai đứa chúng tôi sẽ hoán chuyển cho nhau.
Những ngày đầu tiên đi làm sau khi tốt nghiệp, tôi đến Phòng Nhân Viên trình diện và ký giấy tờ. Tôi nhớ là mình được đưa về Liên Đoàn 23 Chiến Thuật, lúc ấy còn trực thuộc Không Đoàn 23 Chiến Thuật. Những ngày đầu chờ phần sở tiếp nhận, tôi nghĩ là cuộc sống ở đây sẽ làm cho mình già đi trước tuổi. Hàng ngày tạp dịch cho Liên Đoàn, nhìn thấy những chiếc A 1 đi và về, rồi thấy những nàng L 19 cất cánh vào buổi sáng, đến chiều mới về, … làm tôi dõi mắt nhìn theo những con tàu ấy đi đi về về. Người đến nhận tôi về phi đạo đầu tiên là Tr/sĩ Bình Văn Thư của Phi đạo. Lúc ấy, tôi không biết là sẽ làm cái gì?… Cùng về Biên Hòa với nhau là 3 người chúng tôi, chúng tôi cùng làm chung một chỗ. Sau khi đến Văn phòng Phi đạo, chúng tôi mới biết được về làm với mấy “nàng L 19”. Ông xếp đầu tiên trong đời quân ngũ của tôi là Th/sĩ 1 Ôn Văn Cảnh, và Phi đạo của tôi là Phi đạo 112. Trưởng toán là Th/sĩ Chánh, còn có bí danh là “Chánh già”. Ông viết chữ đẹp như mấy ông thầy giáo hồi còn ở trường học. Ông này sau đó nhận tôi vào làm chung ca của ông, vì vậy, sau ngày đó tôi được nghỉ ca (chúng tôi làm một ngày, nghỉ một ngày).
Phải nói là những ngày làm việc ở 112 có rất nhiều kỷ niệm, từ Phi hành đoàn đến các cơ trưởng, ai ai cũng có bí danh. Tôi nhớ là, Lộc thì là “Lộc lì”, Tỵ “ngư ông”, Diệp “xỉn”, “bác Huyến”, “bác Tuy” (vì 2 ông này là người Bắc, nên thích được gọi là Bác), Sảnh “mập”, Hưng “móm”, Nghĩa “xe đạp”, Khanh “con gái”, Hiếu “trùm mền” (vì anh ta có chiếc xe Honda 67 lúc nào cũng trùm mền lại hết), Thái “tây lai”, Quang “đen” còn gọi là “Quang Vélo” (vì hắn ta đi làm từ Sàigòn lên Biên Hòa bằng xe Vélo Solex. Chiếc vélo này giúp hắn cũng nhiều, mà hại hắn cũng không ít. Có một lần hắn phải dẫn bộ gần 2 cây số đề tìm chỗ vá bánh xe, cũng như có lần hắn đã phải đạp bộ từ Biên Hòa về Sàigòn vì xe không nổ máy. Hắn mất chiếc răng cửa cũng vì chiếc vélo này!… Quan ‘răng vàng” vì có chiếc răng cửa bịt vàng. Tụi tui bảo là vì nó quê ở Bến Tre nạo dừa nhiều quá nên phải bọc vàng răng cửa lại. Riêng tôi có biệt danh là Bé “nhật ký” hoặc là “Bé sửa chữa”. Sở dĩ tôi có biệt danh này, vì đêm nào tôi cũng viết nhật ký, không bỏ sót một đêm nào, còn biệt danh “Bé sửa chữa” vì tôi lúc đó là người thích tìm tòi về máy móc, mỗi khi đêm xuống, khi xong việc ngoài Phi đạo, anh em ai cũng đi chơi, riêng tôi hay lấy quyển “T.O.” ra đọc hoặc xem cách cấu tạo máy bay. Điều này khiến mấy anh Hưng, Lộc, Khanh, … đã nhận dạy tôi sửa chữa, và việc này đã theo tôi suốt thời gian phục vụ cho “nàng L 19”.
Ngoài ra, Phi đạo 112 còn có một vài nhân vật rất đặc biệt nữa mà nói đến tên, anh em ai cũng biết, chẳng hạn như Th/sĩ An thì luôn ở Tân Sơn Nhất. Thời đó, ông đi làm bằng xe hơi, chỉ mỗi khi có dịp về Sàigòn sửa tàu thì mới gặp được ông. Sau này, ông về là ở Kiểm Kỳ, rồi làm Trưởng Phi đạo, khi ấy thì tôi đã đổi về Cần Thơ. Một người nữa, mà mỗi khi anh em có dịp vào Thảo Cầm Viên đều gặp ông, đó là Th/sĩ 1 Anh, nghề tay trái là phó nhòm, vì vậy những ngày vào ca mà là ngày Chúa Nhật, ông hơi buồn chút chút ( vì không kiếm thêm chút ít để nuôi gia đình). Th/sĩ Hổ bao giờ cũng có nụ cười trên mặt. Những đứa làm biếng thì ông chửi tơi bời, nhưng với tôi thì luôn chọc cho ông ta cười. Sau 30/04/1975, tôi gặp lại anh Hổ, anh Anh, và anh Lộc, chỉ gặp lại duy nhất có một lần mà thôi. Đó là “mấy ông Thầy”, còn bọn lính chúng tôi ở Phi đạo, có 3 nhân vật mà mọi người không ai “thương”, đó là Chi, Tân, Thừa. Chi nhà ở Sàigòn, con một của một tiệm làm răng. Hắn ta luôn làm ông già giận lắm, vì thường làm “mất” các hàm răng giả của khách. Tân nhà cũng ở Sàigòn, tướng nhỏ con, rất ốm, tôi độ chừng lúc ấy hắn khoảng chừng 40 kg là tối đa. Nguyên hàm răng trước của Tân không còn cái nào hết. Thừa thì quê ở Đà Nẵng. Đây là bộ ba, lúc nào biến thì cùng biến một lượt. Vì vậy không ai muốn nhận vào ca của mình. Sau cùng ông Cảnh giải quyết bằng cách cho 3 đứa nó chỉ rửa tàu chớ không cho làm cơ trưởng. Vậy mà khi ra khỏi căn cứ, vào Thảo Cầm Viên, lúc nào cũng mang lon Thiếu Uý chuyện này đến tai ông Cảnh, ông chửi cho một trận, tôi còn nhớ ông nói:
-Tụi bây mà là Th/uý thì không còn ai là lính hết, và Không Quân sẽ mất mặt KBC luôn…
Tôi nhớ có một lần, tàu hư ở Lai Khê cần người đi sửa. Tôi là sửa chữa nên tôi sẽ phải đi việc này. Trong lúc chờ Phi hành đoàn ra, tôi chạy vào Câu Lạc Bộ để mua ly cà phê. Khi về đến Phi đạo thì “Quang đen” đã đi thay cho tôi. Hôm đó, Tr/uý Trác chở nó đi bằng chiếc U 17, dùng để phóng thanh, chiêu hồi, tầu mang số đuôi 504. Sau khi sửa chữa xong ở Lai Khê, lúc cất cánh trở về căn cứ thì phi cơ bị triệt nâng và rớt khi vừa cất cánh lên khoảng đọt cây. Tàu hư hết, Tr/uý Trác không bị sao cả, còn Quang thì lại bị đau xương sống phải vào Bệnh xá. Về đến Phi đạo nó bảo với tôi là xui quá. Tôi đáp lại là ai biểu mày dành đi làm chi?… Một lần khác, “Quang răng vàng” cũng dành đi thay tôi, cũng bị tai nạn. Từ đấy về sau, không ai dành đi thay tôi mỗi khi tôi được cắt đi sửa chữa tàu hư. Sau này, chuyện cũng xảy ra tương tự khi tôi thuyên chuyển về Cần Thơ, Phi đạo 116. Diệu cũng dành đi thay tôi, khi từ Châu Đốc trở về, tàu bị rớt!…
Đó là những chuyện mà tôi còn nhớ được, khi còn làm ở Phi đạo 112, còn riêng Phi Đoàn 112 cũng có một vài nhân vật mà tôi nghĩ cũng đặc biệt. Đó là Th/uý Tài, biệt danh “Tài cao bồi” vì anh đeo súng giống như mấy tay cao bồi trong phim. Một lần anh ra đi bay, không tìm ra được chiếc tầu của mình để đi bay, anh móc súng ra bắn chỉ thiên làm chúng tôi chạy tở mở. Lần cuối cùng anh đi bay chung với Đ/uý Tước, bị bắn rớt và bị Việt cộng bắt làm tù binh. Đ/uý Tước người nhỏ con, gặp anh lần đầu tôi không thể tin được vào mắt mình, khi thấy anh đi bay mang theo một gói xôi thật to, tính anh rất thích ăn xôi. Phi Đoàn 112 có 2 người tên Phúc, vì vậy mọi người đặt một là “Phúc đẹp trai” và người kia là “Phúc đau khổ”!… Ngoài ra còn có Tr/uý Nghĩa là “Nghĩa c.. Ngựa”, Đ/uý Bé thì to con như Mỹ. Còn có 2 Đ/uý Sơn, một ông rất dễ chịu, còn một ông rất khó. Một lần được ông chở đi sửa chữa tầu, tôi cứ nghĩ là sẽ bị ông sài xễ cho một trận, nhưng không ngờ, hôm ấy ông không khó như tôi nghĩ. Đ/uý Tư có một cái kèn, lúc nào rảnh, anh hay lấy ra thổi. Tr/uý “Liêm thầy giáo” rất hiền, chưa bao giờ nghe ông ta phiền hà anh em chúng tôi điều gì. Ông trông như là một nhà mô phạm. Sau này ông tử trận ở Tây Ninh, khi phi cơ bị bắn cháy, ông nhảy dù ra, nhưng dù không bọc. Đ/uý Thành thường được gọi là “Thành TV” và Tr/uý Hạnh, chúng tôi cùng biết nhau từ khi tôi chưa đi lính. Ngày đó, hai ông thường đến quán sinh tố Lan ở góc đường Phan Thanh Giản và Duy Tân (quán này của bà chị bà con) nên quen lắm. Tôi nhớ lần đi sửa tàu ở Phước Long, 2 anh đã dẫn tôi đi uống cà phê ở quán Thùy nằm trên đồi nhìn xuống thị xã. Tôi còn có được tấm hình ngày đi sửa tàu này. Phi Đoàn Trưởng lúc ấy là Th/tá Hạnh, người nhỏ con. Nghe nói là ông đã bị thương trong một lần đi Phước Bình (một quận của tỉnh Phước Long), tàu bị pháo kích hư hại không thể sửa chữa được. Chiếc tàu ông bay mang số đuôi 310, chiếc này nguyên của Chuẩn Tướng Tính, Tư Lệnh Sư Đoàn. Đ/uý Trực hôm đó cũng đáp xuống chung và cũng bị hư tàu, nhưng ông không bị thương như Th/tá Hạnh. Trong Phi Đoàn còn có Tr/uý Tiến người Cần Thơ, sau này hỏi ra, tôi được biết ông là con của ông chủ tiệm sửa xe Việt Tân. Nhờ quen biết ông nên cuộc sống nơi “xứ người” không buồn chán. Còn một người nữa rất đặc biệt, đó là Đ/uý Lộc Quan sát viên, khi đi bay, Đ/uý Lộc luôn đem theo bên mình một khẩu M 16, trên tàu thì chất đầy lựu đạn khói và lựu đạn nổ, đôi khi có cả đạn súng cối. Tôi hỏi ông mang theo nhiều thứ nguy hiểm như vậy để làm gì, ông trả lời là mang nhiều như vậy “chơi” tụi nó mới sướng!…
Trước khi tôi về phục vụ ở Phi đạo 112, tôi được nghe anh em kể lại về một nhân vật nữa, độc đáo cũng không kém, là Đ/uý Luận, mỗi khi đi bay về, nếu tàu trục trặc cơ phận gì, ông viết trong Form rất chi tiết, có khi viết đến 2 hoặc 3 tờ Form mới hết ý. Mọi người liền đặt cho ông tên phụ là Đ/uý “Luận văn”. Mọi người còn kể một tai nạn của ông là trong một lần bay về đáp, phi cơ của ông đụng với một phi cơ O 1 của Hoa Kỳ, chiếc phi cơ O 1 của Hoa Kỳ chặt mất của ông một bánh đáp, sau đó chiếc này rớt, phi hành đoàn chết, riêng Đ/uý “Luận văn” về đáp ở căn cứ chỉ còn một bánh. Tuy vậy, khi đáp, chiếc phi cơ của ông không hư hại gì nhiều, chỉ cọ đầu cánh chút đỉnh. Sau này, được biết ông từ trần vì một tai nạn xe cộ, trên đường từ Biên Hoà về Sàigòn, bị xe quân sự GMC của Hoa Kỳ đụng trên xa lộ. Ngoài ra, còn có Hoa tiêu Đ/uý Từ Bá Đạt, sau này được biệt phái về Air Việt Nam. Tôi nhớ ông này, vì trên nón bay của ông có vẽ cái nắm tay của môn võ Thái Cực Đạo. Còn nhiều vị nữa trong Phi Đoàn nhưng tôi không thể nhớ hết tên được.
Tôi còn nhớ khi về Biên Hòa thì chỉ có một Phi Đoàn Quan Sát 112, Phi Đạo lúc ấy nằm kế Phi Đạo A- 1 của PĐ 514 và 518, gần kho nhiên liệu và vật cụ yểm trợ dưới chân đài Kiểm Soát Không Lưu cũ. Anh em chúng tôi thường lên đấy ngủ tối để tránh pháo kích. Ở đây cũng có một toán quân nhân thuộc KQ Hoa Kỳ, trưởng toán là một Thượng sĩ nhất, ông này ít thấy làm gì, mà thường thấy ngồi trên chiếc xe gắn máy 250cc đậu trong hangar, còn những nhân viên khác của ông thường ở trong văn phòng coi TV. Thời gian làm chung với toán quân nhân Hoa Kỳ này, cũng có nhiều chuyện vui. Thường các Phi hành đoàn đi bay rất sớm, có khi Phi hành đoàn ra Phi Đạo từ lúc 6 giờ sáng, và trở về đáp rất tối. Nhiều hôm trời tối, không thấy gì chung quanh! … Những lúc này, toán KQ Hoa Kỳ sửa chữa chung với chúng tôi, họ đã ra về rất sớm. Chúng tôi nói với họ là những phi cơ đậu hàng đầu dành cho họ, vì họ về sớm nên không biết số tàu. Do vậy phần lớn phi cơ hư, chúng tôi để cho đậu hàng đầu. Sau này họ biết, họ đi làm sớm và về muộn như chúng tôi để lấy số tàu do họ phụ trách. Nhiều hôm tàu hư nhiều, họ sửa không kịp phải nhờ bên tụi tôi tiếp. Bữa trưa, khi xe bán đồ ăn của họ đến, họ thường mua đồ ăn trưa cho chúng tôi luôn, nhờ vậy, chúng tôi được biết thức ăn của Mỹ từ lúc đó.
Không Quân VN sau này bành trướng, vì vậy chúng tôi tiếp nhận thêm phi cơ của Lục Quân Hoa Kỳ chuyển giao. Lúc đi nhận tàu, ngoài Phi hành đoàn tiếp nhận máy bay, kỹ thuật chúng tôi cũng có hiện diện để kiểm và nhận hồ sơ của máy bay (Kiểm Phẩm lo việc này) còn chúng tôi thì tiếp nhận các phụ tùng như dây cột tầu, v..v.. Tầu tiếp nhận này thường sơn màu Lục quân, khi VN tiếp nhận, tầu được rửa sạch, đem đến xưởng sơn để sơn mầu trắng, vẽ cờ và chữ số. Phi cơ của SĐ 3 KQ trên thân có sơn những ô hình quả trám vàng và đen, đuôi có đánh số và chữ. Tôi nhớ là Phi Đoàn 112 tầu mang chữ D và V, chiếc của Sư Đoàn Trưởng mang số V/B 310. Sau chiếc 310 hư ở Phước Bình, Phi Đoàn thay thế bằng chiếc 546 cùng đợt với chiếc 427 (dành riêng cho SĐ Trưởng SĐ 4 Không Quân).
Ngày tháng dần trôi, tôi cứ hy vọng khi có đủ thâm niên để làm đơn hoán chuyển với Thành (đang phục vụ ở Phi Đạo 122 Cần Thơ). Nó cũng hy vọng được hoán chuyển sớm như tôi, nhưng có lẽ tôi nặng nợ với Biên Hoà nên thời gian hoán chuyển được tăng lên thêm 1 năm. Tôi tự nhủ, thời gian cũng sẽ qua mau, cứ lo làm việc rồi cũng sẽ đến ngày hoán chuyển. Tôi cố gắng học hỏi để nâng cao trình độ sửa chữa, ngõ hầu khi về Cần Thơ sẽ không bị trở ngại, vì vậy tôi là người thường xuyên đi “sân ngoài” để sửa tầu. Kể từ khi Quang bị rớt tàu khi đi sửa tàu sân ngoài, không ai chịu đi hết. Tôi cho việc đi sửa tàu sân ngoài là niềm vui, vì được biết nhiều nơi mà nếu không có việc đi “sân ngoài “ này, tôi chẳng bao giờ biết đến các nơi như Lộc Ninh, Đồng Xoài, Phước Vĩnh, Bình Long (An Lộc), kể cả vùng Duyên Hải như Long Hải, bất cứ nơi nào có Biệt đội L 19 là tôi đều đi.
Phi Đoàn 112 còn có Biệt đội ở Bình Long. Có lần tôi ra biệt đội này, thay thế cho một số anh em ở đó về Căn Cứ để học, may cho tôi, Biệt đội này rút về Lai Khê được 1 tuần lễ thì Bình Long bị tấn công (mùa Hè đỏ lửa), sau đó chúng tôi thường trực ở Lai Khê trong suốt thời điểm nóng bỏng này. Những năm này, tôi được ba người bạn thân khuyến khích, tôi học Văn hoá trở lại, rồi tôi nộp đơn thi Tú Tài, và sau cùng qua được cái cửa ải này.
Càng ngày nhu cầu chiến trường và sự lớn mạnh của Không Quân, nên SĐ 3 có thêm một Phi Đoàn Quan sát nữa, đó là Phi Đoàn 124. Phi Đoàn gồm các Pilot từ các Phi Đoàn khác thuyên chuyển về, trong số này, có nhiều vị thật nhiều kinh nghiệm. Phi Đoàn Trưởng là Th/tá Nhơn biệt danh là Nhơn “chùa” (tôi không biết tại sao lại có biệt danh này, có lẽ tại ông hiền và tóc hớt cao giống như mấy ông sư). Phi Đạo chúng tôi cũng chia làm hai để trở thành một Phi Đạo 124 mới, Phân Đoàn Trưởng là Th/uý Lý Văn Thạnh (nghe nói ông cùng khóa với Tr/tá Không Đoàn Phó KĐ 30 Bảo Toàn và Tiếp Liệu). Ông Thạnh tuy lớn tuổi nhưng rất chịu chơi với lính. Ông rất thương tôi, vì tôi làm lâu ở Phi Đạo. Rất nhiều anh em mới ra trường về Phi Đạo 124, ai cũng dễ thương. Tôi nhớ Nghĩa “bà mụ” (vì mẹ của Nghĩa có nhà Bảo sanh) – Ba “xe be” (không biết tại sao có tên này?..) Tôi đã hướng dẫn hai người này, khi tôi đổi về Cần Thơ, “chị” Liêng (tướng giống như con gái, dễ dậy bảo). Những người mới về lành như là con gái nên Phi Đạo chúng tôi đặt tên là “chị”. Như “chị” Tăng ( anh này rất nhát gái, mỗi lần bị các chị em chọc thường đỏ mặt, sau này khi anh ta biết “Dốc Sỏi” rồi, anh thành quỷ luôn!..) – Lý Sấm người Hoa, có má lúm đồng tiền khi cười, rất dễ thương, gia đình Sấm ở Bình Long, khi chiến cuộc xảy ra, Sấm không biết tin tức gia đình nên mặt mũi buồn so – Bành Hổng, cũng người Hoa, mỗi lần nói chuyện chúng tôi thường cười gần bể bụng. Tôi nhớ Bành Hồng vì khi đó, muốn thay bánh đuôi cho O 1, chúng tôi không cần con đội, chỉ cần Bành Hồng kê lưng vào đội O 1 là xong. Khi chuyển qua Phi Đạo 124, tôi làm trưởng toán sửa chữa, Hưng “móm” làm trưởng toán, bác Huyến coi sổ sách cho bay, Diệp “xỉn” lo vòng ngoài. Toán bên kia khi thì Ty “ngư ông” làm trưởng toán, Sảnh “mập” là sửa chữa.
Chuyện hoán chuyển về Cần Thơ của tôi không xong, khi Thành ở Phi Đạo 122 không chịu nổi nhớ nhà, nên hắn cứ “lặn, dù” đều đều, bị nhốt thường xuyên. Một lần vừa bị nhốt xong, thả ra hắn đi luôn, không trở về đơn vị nữa!… Nhưng may cho tôi, trong một lần tôi đến sửa điện nhà cho Tr/tá Danh (Trưởng Phòng Hành Quân Chiến Cuộc), qua sự giới thiệu của Đ/uý Phước (Trương Vĩnh Phước, nhờ tên dễ nhớ nên khi qua Mỹ, tôi tìm gặp lại được ông, và cả Th/úy Ngọc cùng làm với nhau lúc trước ở Biên Hoà). Tr/tá Danh hỏi thăm về gia đình, khi biết tôi ở Cần Thơ, thì ông đề nghị hoán chuyển cho cháu ông ta đang làm ở Phi Đạo 122 Cần Thơ. Tôi nói với ông là nhờ ông nhắn với cháu của ông ký đơn trước rồi gửi lại cho tôi. Lúc này, tôi đã quen với bà xã của tôi, nên tôi không còn ý định nộp đơn đi Pilot (ý muốn sau khi thi đậu Tú Tài), vả lại Ba tôi không muốn tôi đi bay vì sợ chữ “Thọ” không bằng ở dưới đất.
Chuyện hoán chuyển của tôi cũng có vấn đề. Tôi cứ nghĩ là mọi thuận tiện mình đều có nhưng chờ hoài không thấy kết quả gì hết. Bạn Năm làm chung với tôi, nộp đơn hoán chuyển sau tôi lại có giấy gọi hoán chuyển trước (sau này Năm làm ở Phi Đạo 116). Tôi hỏi Tr/tá Danh, thì ông ta gọi về Bộ Tư Lệnh hỏi thăm dùm, ở đây cho biết là vì ông Thạnh Phân Đoàn Trưởng muốn giữ tôi lại vì Phi Đạo 124 không có người thay tôi sửa chữa O 1 được. Nhờ Tr/tá Danh gọi như vậy mà hồ sơ hoán chuyển của tôi mới hoàn tất.
Phi Đoàn 124 cũng có nhiều chuyện vui, tôi còn nhớ có Tr/uý Xiêu, không biết ông bị xui thế nào mà cứ đập tàu mãi, Phi Đạo chúng tôi có chiếc P/X, nó có một cái bệnh mà chúng tôi không biết phải sửa như thế nào?… Khi bay bình phi 1800 bộ thì phi cơ bình thường, nhưng khi bay cao hơn, thì lại có tiếng kêu như là hai cánh sắp rời ra. Tôi đã sửa và đi bay theo để xem nó như thế nào, thì đúng vẫn như vậy!… Chúng tôi đã đem vào kiểm kỳ để coi lại, nhưng cũng không tìm được nguyên nhân, vì vậy Phi Đoàn sử dụng làm phi cơ huấn luyện hoặc để bay liên lạc. Một ngày, tôi xuống ca nghỉ, đến chiều vào thì nghe mấy đứa làm chung cho hay là P/X không còn nữa!… Vì ông Xiêu đã không may gặp gió cuốn khi về đáp, và tàu hư không sử dụng được nữa!…
Phi trường Biên Hòa có một lần bị nổ kho bom vãng lai của phi cơ A 1. Hôm ấy nhằm ngày tôi xuống ca nghỉ, khi nghe tiếng nổ thì tôi thay đồ để vào ngay. Khi đến cổng đã có ông Th/uý Thạnh đứng đó và bảo lãnh cho chúng tôi vào Phi Đạo để tiếp. Khi vào đến thì tôi không thể nào tưởng tượng nổi nó lại như vậy!… Mấy phi cơ còn ở nhà đều hư hết, phần nhiều bị đất gạch rơi trúng. Rất may là khi xảy ra tai nạn thì rất nhiều phi cơ đã đi hành quân từ sáng sớm, chỉ còn lại ở nhà chừng 1/3. Có nhiều chiếc bị gãy hẳn nguyên cánh, hoặc là gãy thân. Phần lớn đều bị bể kiếng, kiếng trên nóc, kiếng trước, sau, … Chúng tôi phải di chuyển những chiếc tầu hư qua khu Tây của Không Đoàn Kỹ Thuật & Tiếp Vận đậu ở đó, rồi lựa lại từng chiếc, để đưa hẳn qua công xưởng để sửa chữa. Lúc ấy, nhìn những con tàu bị hư như vậy mà muốn rớt nước mắt. Sau ngày đó, tôi tình nguyện không nghỉ bù để có gắng sữa số phi cơ khả dụng lên thật nhiều. Có hôm, tôi làm luôn đêm, đến khi nào buồn ngủ quá mới nghỉ. Sau lần đó, tôi được Th/uý Thạnh đề nghị với Không Đoàn cho tôi 4 ngày phép thưởng (lúc bấy giờ cúp phép hết). Phải nói là lâu lắm rồi, tôi mới có những ngày phép thần tiên như vậy. Đúng là sau khi làm cực thì được đền bù.
Có câu chuyện này cũng vui. Khi tôi ở Biên Hòa có lần chiếc Thần Phong đáp xuống Phi Đạo 124 của chúng tôi. Tôi đang sửa một chiếc tầu gần đó, khi thấy chiếc Thần Phong taxi vô nên vội ra đón vào ụ. Phi cơ Thần Phong là sản phẩm của Sáu Sư Đoàn KQ cùng làm ra nó. Hình dáng nó giống như chiếc A 37 nhưng nhỏ hơn và là phi cơ cánh quạt. Trên tầu bước xuống là một ông Th/tá nhỏ người, rất đẹp trai nhưng tôi không để ý tên. Sau khi cho phi cơ vào ụ thì đến chỗ làm việc để gọi xe nhiên liệu, tôi nghe Th/sĩ Cảnh hỏi:
-Th/tá Vechai khoẻ không?…
Nghe xong tôi nói bông quơ là: “Chắc là ông này nhậu dữ lắm sao mà tên gọi là Vechai?…” Không ngờ ông đứng ngay sau lưng và nói:
-Tên Vechai bộ xấu lắm hở em?…
Tôi hết hồn trả lời:
-Em tưởng Th/tá nhậu quá nên mới có biệt danh này chớ.
Khi nhìn lên tên của ông trên áo bay,tôi thấy đúng là tên: VECHAI. Sau khi tầu của ông châm xăng đầy đủ, ông ra đi bay. Các anh em Phi Đạo nói với tôi:
-Hên mà gặp ông Vechai…
Tôi nghĩ là chắc ông không giận tôi đâu.
Khi đi phép xong, trở lại đơn vị, tôi được biết là hồ sơ hoán chuyển đơn vị của tôi đã xong, chỉ còn chờ ngày hoán chuyển. Những ngày sau cùng này, tôi hướng dẫn tận tình và truyền nghề hết cho Ba “xe be” và Nghĩa “mụ”. Ngoài ra, tôi cũng truyền nghề thêm cho Cang, người Vĩnh Long. Cang khá và chịu học hỏi.
Khi tôi nhận được Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển, chúng tôi có bữa tiệc tiễn đưa suốt đêm. Ai cũng đòi cụng ly với tôi, vì mọi người nói là không biết đến bao giờ mới có dịp uống với tôi. Riêng Th/uý Thạnh thì bảo với tôi rằng, bất cứ khi nào muốn trở lại Biên Hòa ông sẵn sàng nhận tôi lại.
Tôi về SĐ 4 KQ, cả nhà tôi đều vui mừng, nhất là Ba tôi, ông không còn buồn nữa. Tôi nuôi hy vọng được biệt phái về Võ Đường Lôi Phong để cùng huấn luyện với anh Xuân. Anh Xuân là người đã dạy cho tôi Nhu đạo đầu tiên khi tôi còn là học sinh. Lúc ấy, Tướng Ánh đã mất nên việc biệt phái này cũng hơi khó. Nhưng tôi vẫn tự an ủi là dẫu sao mình cũng đã được gần gia đình, và nhất là gần Sơn, người bạn thân của tôi mà từ khi vào Quân đội, bây giờ chúng tôi mới cùng chung đơn vị.
Sau khi trình diện Phòng Nhân Viên và ký xong các giấy tờ, tôi được đưa về Liên Đoàn, và bổ phần sở. Tôi cứ nghĩ là mình sẽ về Phi Đạo của Phi Đoàn 122, thế chỗ của Phước đã hoán chuyển. Chỉ một ngày sau đó, tôi được ông Thầy Cần, ông là Trưởng Phi Đạo của Phi Đoàn 116 đến nhận tôi về. Tôi hơi ngạc nhiên về việc này, và nghĩ chắc mình có duyên với Phi Đạo 116.
Ngày đầu tiên ở Phi Đạo 116, ông thầy Cần thử tôi, khi anh Lương đem mẫu Kỹ Thuật của một chiếc O 1 vào cho ông Thg/sĩ Sang và nói với ông Cần là cần thay bánh, ông Cần nói ngay:
-Ê, dân Biên Hòa mới về thử thay coi. Nghe nói dân trên đó tay nghề giỏi lắm phải không?…
-Đâu có đem đồ nghề vô đây đâu ông Thầy. Có thể anh em nào cho mượn được không?… Tôi cần…
-Nghe nói như vậy là biết tay nghề rồi. Vậy làm ở ca này luôn đi… Ông Cần nói với tôi như vậy.
Thế là tôi không chờ đợi lâu, chiều hôm đó là vào ca, ngày mai nghĩ xuống ca. Cái vui nữa là cùng chung ngày với Sơn. Kể từ này, hai đứa tôi đi làm chung với nhau, vì trên đường tôi đi đến Phi Đạo 116, phải đi ngang qua chỗ Sơn làm, rất thuận tiện cho chúng tôi.
Trưởng toán của tôi là Thg/sĩ Sang người cao ốm, tánh tình dễ chịu, ông có biệt danh là Sang “thịt heo” (biệt danh này có cho ông, vì cuộc sống gia đình ông quá chật hẹp, nên bà xã phải buôn bán thịt heo để chi dụng thêm cho gia đình). Kế đến là Thg/sĩ Thế, hình như quê ông ở Mỹ Tho hay Bến Tre gì đó?… ông này tánh tình cũng dễ chịu, không bao giờ cằn nhằn, trừ khi có ai ba gai mới bị ông “thổi” – Tr/sĩ nhất Lương, phải nói anh này rất hiền, tay nghề rất giỏi. Anh mặc đồ lính không bao giờ sửa, phát sao mặc vậy. Tôi hỏi là anh không sợ người ta cười sao?… Anh cười trừ và bảo mặc kệ (Tôi và anh Lương sau ngày 30/04/1975 thường gặp nhau, vì cùng hành nghề chạy xe ôm. Nghề này anh làm từ khi còn mặc quân phục, vì anh đông con quá!…) – Tr/sĩ Thành, khi tôi về làm chung với anh không được bao lâu thì anh đổi đi đơn vị khác, hình như ra Vùng 2?… – Còn Tr/sĩ Long, anh Long là cháu của Tr/tá Lý Thành Ba ở Biên Hòa. Tôi biết Tr/sĩ Long vì hồi còn ở Biên Hòa, Tr/tá Ba thường cho tôi quá giang về Cần Thơ chung với ông mỗi khi ông có việc phải về Cần Thơ. Anh Long cũng tốt với chúng tôi, nhưng anh có tật nói nhiều, nhà anh ở Sóc Trăng, Phi Đoàn 116 có biệt đội ở Sóc Trăng, nhưng anh không được biệt phái đi Sóc Trăng, vì nếu anh đi, không có ai thay thế làm công việc của anh. Hình như sau này, anh đổi về Biên Hòa làm với Tr/tá Ba.
Còn đám lính chúng tôi gồm: Tôi, Bé Hai (anh này nhập ngũ cùng ngày với tôi, chỉ khác nhau khóa chuyên môn, miệng anh móm như bà già ăn trầu. Lúc còn thụ huấn ở Quang Trung, tôi thường lấy Giấy Phép của anh sử dụng, vì anh là con “bà phước”, không bao giờ biết đến tờ Giấy Phép. Một người nữa tên là Diệu, cùng Trung Đội ngày xưa, sau ngày 30/04/1975, cùng sát cánh trong nghề chạy xe ôm với tôi. Trong những người chạy xe ôm, có cả Tr/uý Thắng nữa. Những người khác là: Anh, Chào, Năm “Châu Đốc” (người cùng làm chung ở Biên Hoà với tôi, học chuyên môn sau tôi một khóa. Anh này đóng đô thường trực ở Biệt Đội Châu Đốc, cho đến nửa tháng cuối cùng, vì vợ tôi sanh, tôi nói với Năm để tôi thay ở Biệt Đội Châu Đốc, rồi cũng tan hàng trong kỳ biệt phái cuối cùng này. Sau này khi về quê vợ, tôi cũng gặp Năm vài lần).
Toán bên kia có trưởng toán là Thg/sĩ Trần Phi Điệp, ông này người miền Trung, nhưng tánh tình cũng rất dễ chịu. Ngoài những ngày đi làm, ông cũng chạy xe ôm. Sau ngày 30/04/1975, ông cũng vẫn hành nghề chạy xe ôm với anh em chúng tôi. Ông chết bởi một tên cán bộ VC say rượu chạy xe Jeep đụng phải và kéo lê ông một đoạn khá xa. Một lần đi thăm mộ Ba tôi, tôi thấy ngôi mộ của ông. Tôi có thắp cho ông ba nén nhang. Không biết gia đình của ông bây giờ ra sao?… – Một người nữa rất nhỏ con là Thg/sĩ Mai (tôi không nhớ tên họ và cũng không rõ là làm ở toán của tôi hay của toán ông Điệp. Bên toán ông Điệp, tôi quên cũng nhiều người, vì khi tôi lên ca, các anh em đó đã về.
Ngoài ra còn các anh em khác như: Dũng (Hồ) ở Chương Thiện, Phong (Huỳnh) ở Sóc Trăng, Mã Tính ở Bạc Liêu, ở Rạch Sỏi là Huỳnh (người Cái Sắn). Châu Đốc hình như là Phong, sau này Năm đi thay, Phong đổi qua Sóc Trăng Cà Mau là Nhơn, vì nhà của Nhơn ở Cà Mau, sau này Nhơn có đập một cái tàu (không rõ nguyên nhân). Năm Căn thì không có ai đi cả. Bến Tre là Phúc (không nhớ rõ lắm). Vĩnh Bình tôi cũng không nhớ. Nếu anh em nào còn nhớ thì làm ơn sửa lại danh sách này giùm tôi.
Văn Thư là Lý Trường Hải (nhà ở bến xe mới là tiệm sách Phương Thảo), sau ngày 30/04/1975, Hải ra đi trên một chiếc U-17 của Phi Đoàn (không rõ ai bay), tôi có đến thăm má của Hải, bà khóc nhiều lắm. Còn một người nữa là ở Stock room là La Hiền Xi, tay này đi khám sức khoẻ chung với tôi thì bị rớt (lý do tim đập mạnh), nhìn thân hình của Xi dạo đó, ai cũng ham, Xi chơi tạ. Sau này học chuyên môn sau tôi, hình như là khóa 3. Sau ngày 30/04/1975, Xi hành nghề bán Sâm Bửu Lượng gần rạp hát Minh Châu (Cần Thơ). Đây là những gi tôi nhớ về Phi Đạo 116.
Các Phi Hành đoàn của 116 thì tôi nhớ như sau:
-Tr/tá Gia, Th/tá Điền (Phi Đoàn 116 có hai ông Điền), Th/tá Quang, Th/tá Thành, Th/tá Sử (không biết ông này có bà con với Đ/tá Bùi Quang Hiền là ở Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 4 không?… Đ/tá Hiền là Ba của người bạn thân của tôi, cả Đ/tá Bùi Quang Khương, Không Đoàn trưởng Không Đoàn Yểm Cứ. Th/tá An (ông này là dân Cần Thơ, và cũng là Sư Huynh ở trường Phan Thanh Giản. Nhờ đọc cuốn Đặc san tôi mới biết chuyện này. Tôi biết hơi ít về Th/tá An, phải chi ngày xưa biết ông cùng học ở Phan Thanh Giản thì sẽ có nhiều chuyện để nói).
Th/tá Khương thì tôi biết rất nhiều, bởi tôi thường lo tàu cho ổng bay. Cấp Tá thì tôi chỉ biết có vậy Còn Đ/uý thì tôi biết nhiều.
Đ/uý Lộc Quan sát viên không những tôi biết mà còn quen nữa, vì anh là chồng của chị Mai ở chung đường với gia đình tôi. Chi Mai biết tụi tôi hồi còn nhỏ, anh chị còn có tiệm cho mướn sách, mà tôi mướn ở tiệm sách của anh chị không biết bao nhiêu là sách. Anh Lộc khi tù cải tạo về thì vượt biên và được định cư ở Mỹ. Ngày tôi rời Việt Nam thì được chị Mai cho biết anh đang bảo lãnh chị gần xong. Chắc bây giờ anh chị đã đoàn tụ với nhau rồi?…
Đ/uý Hiệp và Đ/uý Trung là cặp bài trùng, lúc nào hai ông cũng đi bay chung với nhau, thường đi Biệt đội Sóc Trăng. Vào ngày cuối thì Đ/uý Trung bị trúng đạn tử thương (tin này chúng tôi biết sau ngày đó vài hôm, khi tôi có dịp gặp lại một vài anh em Phi Đạo).
Nhắc đến Đ/uý Trung thì phải nhắc đến Đ/uý Trường, anh là Nguyễn Viết Trường. Ngày đầu tiên tiên gặp anh ra đi bay, tôi hỏi:
-Anh có bà con gì với Tướng Nguyễn viết Thanh không vậy?. Nhưng anh là người Bắc còn Tướng Thanh là người miền Nam, có lẽ bà con họ Nguyễn. Tôi nói xong như vậy, anh chỉ cười trừ.
Nhớ đến anh Nguyễn Viết Trường, tôi cũng nhớ đến anh Nguyễn Tấn Lương cùng làm Phi Đạo 116 với tôi ngày xưa. Anh chị Lương sanh đứa con trai và cũng đặt tên là Nguyễn Viết Trường, năm nay chắc cháu cũng 30 tuổi. Tôi nghĩ là anh Trường không giận anh Lương đâu (ở Mỹ này khi đặt tên con như tên của mình là họ thương mình lắm).
Tôi với Đ/uý Trường có nhiều chuyện để kể với nhau, vì anh em chúng tôi cùng biệt phái ở Chương Thiện. Cùng đi biệt phái với anh Trường là Đ/uý Xuân, sau anh Trường là Đ/uý Di. Trưởng toán Liên Lạc Điều Không là Th/tá Vĩnh (tôi thường gọi ông Th/tá “5 năm rồi không gặp”, vì mỗi sáng khi thức dậy, ông thường mở máy hát, và chúng tôi thường nghe bài này, sau này ông đổi ra Vùng 2 và Th/tá Hoàng thay ông).
Đ/uý Dân Quan sát viên cùng với Tr/uý Trãi mà những ngày cuối cùng tôi ở Biệt đội Châu Đốc với 2 anh, ALO là Đ/uý Huynh.
Đ/uý Mưu người hùng Năm Căn – Đ/uý Hải (Phi Đoàn 116 cũng có 2 người tên Hải, nhìn hình của anh nhưng tôi nhớ rất ít). Còn một số vị nữa mà tôi không nhớ rõ !…
Cấp bậc Tr/úy thì tôi nhớ là Tr/uý Nguyễn Tiến Thắng, tôi nhớ Tr/uý Thắng nhiều vì tôi thường được anh chở đi sửa tàu ngoài. Ngày đó nếu tàu ở Chuơng Thiện bị hư thì chỉ có tôi đi sửa, nhờ vậy tôi có nhiều thời giờ đến thăm bà xã đang làm ở Sở Học Chánh Chương Thiện. Vì biết ý tôi nên mỗi khi sắp đáp Chương Thiện, anh Thắng thường bay thấp ngang trường Trung Học là bà xã tôi biết tôi xuống thăm. Những ngày cuối trước khi tôi đi công tác ở Chương Thiện thì anh Thắng đang bay ở đây. Nhắc đến Chương Thiện tôi không thể quên được danh hiệu Sơn Ca 22. Sau ngày 30/04/1975 anh Thắng cũng hành nghề chạy xe ôm với chúng tôi. Khi anh vượt biên tôi không biết, chỉ khi đến nhà anh mới hay chuyện này. Bây giờ chúng tôi đã liên lạc với nhau rồi.
Anh Trần Hữu An trong thời gian tại ngũ anh thương tôi lắm. Khi đi bay, nhìn thấy tôi ký tên là anh không cần kiểm tầu nữa (các anh khác cũng vậy, rất tin tôi – Xin cám ơn các anh đã tin tưởng tôi). Anh An đối với tôi như người anh đối với người em trong gia đình, không bao giờ nói đến cấp bậc (mà hình như trong gia đình L 19 ai cũng có thái độ như vậy hết. Không biết các anh ở các Phi Đoàn khác như thế nào?… Nhưng tôi nghĩ chắc là ai cũng vậy). Tôi có một kỷ niệm với anh An, đó là sau ngày 30/04, lúc đó tôi đang chạy xe ôm. Vào buổi chiều tôi vừa đưa khách từ cầu bắc về bến xe Mới. Khi khách xuống xe thì tôi gặp anh An, phải nói là anh An là người đầu tiên của Phi Đoàn 116 mà tôi còn gặp lại sau 30/04. Tôi hỏi anh An đi đâu mà đứng đây – Anh Bảo là cần về Trà Nóc gấp nhưng nãy giờ đón xe Lam mà không được – Tôi bảo là tôi sẽ chở anh về trên đó – anh ngại vì như vậy tôi sẽ tốn nhiều xăng – tôi nói là anh đừng ngại gì hết, lên xe đi – và tôi đã chở anh về Trà Nóc, đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp lại anh ở Việt Nam. Sau này có cuốn Đặc San Phi Đoàn 116 tôi đã tìm được anh, bây giờ thì chúng tôi liên lạc nhau thường xuyên.
Anh Trãi với tôi cũng có những giây phút cuối của cuộc chiến, lúc đó tôi và anh cùng Đ/uý Dân đang ở Biệt đội Châu Đốc, tôi còn nhớ là ngày 30/04/1975 tôi vừa về Cần Thơ lấy chiếc Honda liền để đi lại cho dễ dàng vì bà xã tôi vừa sanh đứa con đầu lòng vào ngày 28/04/1975. Sau khi nghe trên radio tin đầu hàng, tôi đã chạy đến Biệt đội chở anh và anh Dân ra phi trường, và hai anh đã ra đi an toàn.
Anh Sùng mỗi lần về Phi Đoàn đổi tàu rồi lại tiếp tục đi Bạc Liêu, anh thường nhờ tôi coi lại tàu trước khi anh bay.
Anh Cử, anh Vinh (chúng tôi thường gọi anh là Tạ Vinh), anh Bút, anh Trùm (ngày xưa chúng tôi gọi là ông Trùm “chuyện cổ tích”), Tuấn “râu” , tôi còn nhớ anh nhỏ người nhưng có bộ râu rất đẹp như Tướng Kỳ.
Hiền “lồi”, tôi có với anh một kỷ niệm khó quên, đó là anh bị trực thăng của Phi Đoàn 211 bay phiá sau khi anh đang taxi vào Phi đạo thì bị lật úp, lúc đó cả mấy trái rocket đều rớt xuống phi đạo nhưng không sao cả. Anh bị kẹt trong tầu, tôi phải chui vào để tháo dây an toàn cho anh để anh thoát ra.
Anh Chất thì nhìn bộ mặt anh là biết hiền lành rồi. Còn nhiều anh nữa nhưng tôi không nhớ hết, có lẽ khi gặp nhau sẽ nhớ dần dần.
Phi cơ ở Biên Hòa khi nhìn danh hiệu thì sẽ biết ở Phi Đoàn nào, còn ở Sư Đoàn 4 Không Quân thì cách sơn tàu khác nhau. Phi Đoàn 116 và Phi Đoàn 122 khi nhìn cánh lái phương hướng sẽ phân biệt được tàu của Phi Đoàn nào. Tàu của Phi Đoàn 116 thì sơn các cánh sau với các màu đỏ, vàng, cam, xanh dương, xanh lá cây. Chiếc U-17 của Sư Đoàn Trưởng mang số 427, và được sơn bằng mầu cam và các sao màu trắng. Chiếc 427, mỗi lần các VIP ra đi bay, nếu là toán tôi, anh Lương là người chịu trách nhiệm. Với Sư Đoàn Trưởng phi cơ thường được đem lên sân cờ. Riêng Đ/tá Ông Lợi Hồng Sư Đoàn Phó khi ra đi bay thì mọi người trốn hết, không ai dám cho đi bay, chỉ còn tôi, anh Lương, hoặc anh Thế thường lãnh việc này, vì chúng tôi tóc cắt ngắn, quân phục đúng quy cách. Phi Đạo chúng tôi thường có các vị VIP bay đến, rồi đi. Có một lần vào giờ ăn trưa, tất cả các anh em đang đi ăn trưa, một số khác bận đồ nhiên liệu. Chợt có một chiếc U-17 của Phi Đoàn bay về, tôi ra hướng dẫn vào bãi đậu. Trên phi cơ bước xuống một vị Th/tá của Phi Đoàn (tôi không nhớ tên), một vị Tr/tá và Phu nhân, cả ba vị vào Văn Phòng Phi Đạo để chờ xe ra đón. Tôi vào Văn Phòng Phi Đạo để đưa mẫu Kỹ Thuật cho anh Lương để báo cáo với Kiểm Soát Bảo Trì, tôi thấy vị Tr/tá này trông quen quen, nhìn bảng tên trên ngực áo ông, thấy mang tên Tài, tôi chợt nhớ ra là Tr/tá Ôn Văn Tài (lúc trước có một thời ông từng là Không Đoàn Trưởng KĐ 74 Chiến Thuật khi mới thành lập) và Phu nhân đi cùng chắc chắn là ca sĩ Thanh Thúy (một giọng hát mà tôi từng ngưỡng mộ trước khi vào lính).
Cũng có một lần ở Phi Đạo chúng tôi, lúc Tướng Nguyễn Huy Ánh còn sống và là Sư Đoàn Trưởng, trong một lần ông đi bay về cũng vào giờ trưa, chỉ có một anh Trg/sĩ (tôi không nhớ tên) trực, nhưng anh lại ngủ quên, nên khi tàu về không thấy ai ra đón, Tướng Ánh tắt máy, tự kéo thắng tay và chèn bánh, xong ông vào Văn Phòng Phi Đạo gọi anh Trg/sĩ trực để báo tàu về và nhờ đẩy tàu vào trong ụ. Anh Trg/sĩ này mắt nhắm mắt mở tưởng là ai chọc phá nên buông tiếng chửi thề, chừng khi nhìn kỹ lại là Tướng Ánh, anh hết hồn và hết lời xin lỗi. Tướng Anh nói với anh là mai lên Văn Phòng của ông gặp ông. Suốt ngày hôm đó, anh không làm được việc gì vì lo nghĩ là thế nào cũng bị phạt. Ngày hôm sau, khi lên trình diện Tướng, anh không bị phạt mà còn được 4 ngày phép, bởi vì khi hỏi ra, Tướng Ánh biết là vợ anh vừa mới sanh, anh đã ở trong bệnh viện với vợ mình suốt cả một đêm không ngủ nên mới ra nông nỗi như vậy. Khi về Phi Đạo mọi người thấy anh tươi cười và tỉnh táo. Anh em Phi Đạo chúng tôi cũng thường có quà của Phu nhân Tướng Nguyễn Huy Ánh mỗi khi ông bà đi bay đâu về đến Phi Đạo.
Tôi về Phi Đạo 116 được vài tháng thì Phi Đạo tiếp nhận người và các tàu khác từ các Phi Đoàn biệt phái về để chuẩn bị cho khóa Huấn Luyện cho các phi công tập làm quen với phi cơ trước khi được huấn luyện bay bổng. Phi Đoàn 112 và 124 cũng gửi tàu về, vì vậy tôi có dịp gặp lại những anh em cùng làm trước đây ở Biên Hòa, trong đó có Nghĩa “mụ”, “chị” Liêng, Tặng, Cang, v..v….
Còn các Phi Hành đoàn thì gặp lại được Tr/uý Hạnh (ưa đi bay với Thành T.V.), Tr/uý Sơn và nhiều Phi Hành đoàn khác. Cũng thời gian này, tôi được biệt phái về Võ Đường Lôi Phong để huấn luyện và chuẩn bị đi tranh giải Nhu Đạo toàn quốc năm 1973. Những lúc rảnh rỗi tôi cũng thỉnh thoảng ghé qua Phi Đạo chơi và thỉnh thoảng cũng gặp một vài Phi hành đoàn đến võ đường tập luyện. Sau gần hai tháng xa Phi Đạo vì đi tranh giải Nhu Đạo, tôi trở về Phi Đạo và làm việc ở toán cũ với anh Sang, anh Lương và nhiều anh em khác. Lần trở về làm việc này, tôi có thêm một biệt danh là Bé “Judo”, ngoài biệt danh Bé “bảy” đã có trước. Giống như các lần đi biệt phái trở về, tôi được ông thầy Cần chỉ định làm cơ trưởng cộng thêm sửa chữa, vì vậy tôi biết được thêm nhiều Tiểu Khu nơi có L-19 đáp. Nhờ công việc sửa chữa này tôi được đi đến nhiều địa danh, mà nếu không có việc đi sửa chữa tàu bè này, tôi chẳng bao giờ được đặt chân đến!… Chẳng hạn như địa danh tận cùng của đất nước là Năm Căn, chỉ khi tới đó mới thấy được mũi Cà Mau (mà khi học Địa Lý năm xưa, chúng ta thường nghe đất nước ta từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau). Bạc Liêu (xứ của Mã Tính), Sóc Trăng, Rạch Giá, Chương Thiện, Châu Đốc, Long Xuyên, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Đông Tâm, Kiến Hòa, v..v..
Tôi cũng có nhiều chuyện bất ngờ khi về làm Phi Đạo 116. Người bạn học chung với tôi năm xưa về làm “Sếp” của tôi. Hôm đám cưới của tôi, một số anh em Phi Đạo đến dự, họ nói là hôm nay có một Chuẩn Uý mới về Phi Đạo làm Phân Đoàn trưởng. Ngày tôi trở vào đơn vị làm việc, khi vào đến cổng Sư Đoàn thì gặp bạn tôi, cũng đang đi bộ vào. Tôi nhìn ngay ra nó mặc dầu chúng tôi xa cách nhau mấy năm trường. Trước đây chúng tôi học chung với nhau 4 năm trời, sau đó bạn tôi đi học chuyên nghiệp, còn tôi vẫn học Phổ thông, nó tốt nghiệp còn tôi thi rớt. Gặp lại nhau hôm ấy chúng tôi cùng uống cà phê nhưng không hỏi han nhau gì hết. Khi tôi đến Phi Đạo làm việc và đang sửa tiếp một chiếc tàu thì thấy bạn tôi cũng bước vào Phi Đạo, thấy vậy tôi hỏi nó đi đâu vậy, nó nói là đến nhận nhiệm sở, lúc ấy chúng tôi mới vỡ lẽ ra và cùng cười với nhau về cuộc gặp gỡ này. Khi ông thầy Cân giới thiệu bạn tôi với mọi người trong Phi Đạo và giới thiệu mọi người trong Phi Đạo với bạn tôi, đến lượt tôi, tôi nói với ông là chúng tôi biết nhau rồi, ông ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tôi gặp Phân Đoàn trưởng thì làm sao mà biết nhau được?… Tôi mới cho ông hay là chúng tôi là bạn học với nhau ngày xưa. Bạn tôi tên là Ngô Ngọc Thành, được thăng Th/uý có một tuần lễ thì tan hàng, do vậy bạn tôi cũng bóc hết 2 cuốn lịch với 9 tháng. Phải chi nó bóc đủ 3 cuốn thì giờ này cũng qua bên này rồi!… Ngày tôi đi Mỹ, tôi có tìm nó và cho nó hay. Nó chúc mừng tôi, tôi cũng cám ơn nó vì suốt thời gian cùng làm việc chung với nhau, nó đã giúp đỡ tôi rất nhiều.
Một số tầu của Phi Đoàn 116 mà tôi còn nhớ số đuôi như:
-Về O-1 gồm: 012 – 045 – 168 – 173 – 273 – 327 – 405 – 408 – 436 – 481 – 562 – 682 – 723 – 868 – và 906 (các anh em nào còn nhớ xin bổ túc thêm).
-Về U-17 gồm:
U-17 A : 921 (chiếc này dùng để phóng thanh và rải truyền đơn, còn nữa những gì tôi không nhớ nổi!…)
U-17B: 321 – 427 – 565 (quý vị nào còn nhớ xin bổ túc thêm cho đủ)
Kính thưa các Niên trưởng, các anh và các bạn, tôi xin kết thúc bài viết này và hy vọng những gì tôi viết ở đây, không làm quý vị nhàm chán và cho là tôi viết dài dòng. Riêng tôi, được viết ra đây những điều này, tôi cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng. Những điều này cứ làm tôi suy nghĩ mãi và phải viết ra làm sao đây?…Tôi cũng chân thành cám ơn các anh Đào Bá Hùng, Nguyễn Viết Trường, Trần Hữu An, Nguyễn Tiến Thắng đã khuyến khích tôi viết bài này.
Dallas mùa hè 2003
Lôi Phong, Phi Vân 5 (với Sơn Ca 22)
Nguyễn Văn Bé (847)
( Biên Hùng chuyển )
Đời quân ngũ với nàng L-19
Nơi tôi làm việc nằm về hướng bắc của Dallas, cách phi trường Addison vào khoảng 10 phút chạy xe và công việc của tôi là shipping, vì vậy thời gian ra ngoài cũng khá thường. Đầu phi đạo nằm ngay khoảng đất trống của hãng vì thế mỗi khi có phi cơ cất cánh hoặc là hạ cánh, tôi đều thấy được
Tác giả/Nhân vật: Lôi Phong
Thân tặng các bạn Cơ Trưởng, Phi công & Quan sát, đã từng sống và làm việc với nàng L 19 112 (Thanh xà); 116 (Thần Ưng, Sơn Ca); 124. Riêng tặng người bạn thân nhất đã mất Nguyễn Lam SơnNơi tôi làm việc nằm về hướng bắc của Dallas, cách phi trường Addison vào khoảng 10 phút chạy xe và công việc của tôi là shipping, vì vậy thời gian ra ngoài cũng khá thường. Đầu phi đạo nằm ngay khoảng đất trống của hãng vì thế mỗi khi có phi cơ cất cánh hoặc là hạ cánh, tôi đều thấy được. Phi trường này có những trường dạy bay với những phi cơ nhỏ như T 41 ngày xưa (?), thành ra những lúc được nghỉ nhiều, tôi thường ra ngoài để nhìn và được nghe tiếng động cơ quen thuộc, đã làm tôi nhớ về quá khứ thật nhiều…
Sau biến cố Tết Mậu Thân, cuộc chiến ngày càng thêm khốc liệt và chúng tôi không thể đứng ngoài thời cuộc được nữa, vì vậy sau khi học xong lớp Đệ Nhị và dự thi Tú Tài phần 1, từ đây, tương lai của chúng tôi đều tùy thuộc vào kỳ thi này. Tôi không may mắn nên đã không qua được cái cửa ải này. Tôi chọn vào Không Quân, có lẽ cũng do ảnh hưởng một phần vì mê làm phi công, một phần khác do lần đi biểu diễn Nhu Đạo cho Không Đoàn 74 Chiến Thuật, tôi không nhớ là dịp nào.
Kể như mộng làm phi công không thành, nhưng hy vọng sẽ được về võ đường Lôi Phong để cùng được huấn luyện.
Tôi nhập ngũ vào tháng 9 năm 1970 tại Sư Đoàn 4 Không Quân, và cũng không phải chờ đợi lâu, chỉ sau hai tuần là được đưa đi huấn luyện tại Quang Trung. Phải nói khóa chúng tôi là một khóa thật đặc biệt từ khi nhập trại cho đến lúc đi học huấn luyện đều có những may mắn mà các khóa khác không có. Sau khi mãn khóa quân sự, chúng tôi được sắp xếp để được đi học Anh ngữ. Tuy biết không chắc có được đi Mỹ hay không, nhưng chúng tôi cũng cố gắng học thật nhiều, cố đạt được cho đủ điểm để nuôi hy vọng. Tôi còn nhớ, khi chúng tôi vừa học đến quyển 2400, thì được lệnh rời Tent City về Bộ Tư Lệnh để chuẩn bị đi học chuyên môn. Phải nói là thật buồn vì như vậy hy vọng được đi Mỹ đã thành tro bụi rồi!…
Sau khi trình diện xong thì chọn nơi học. Tôi mong được ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ở Nha Trang để thụ huấn, cho biết người, biết ta. Lúc ấy, ai cũng muốn được ra Nha Trang hết, vì vậy lại có một lần bốc thăm. Những người bốc được thì hí hửng, còn những người khác thì buồn so, đành ở lại Sàigòn hay về Biên Hòa học.
Ra đến Nha Trang, chúng tôi cũng không phải chờ đợi lâu, vì không muốn phải chờ đợi lâu, nên hầu hết chọn học về ngành Bảo Trì Phi cơ cánh quạt, cứ nghĩ là có lợi cho mình về sau này (không biết lợi cái gì?..). Trong thời gian học, tôi đã cố gắng hết sức mình, với hy vọng là khi mãn khóa sẽ đỗ đầu khóa, để hy vọng được về Cần Thơ phục vụ, gần gia đình. Có lẽ bản tính tôi cũng thích máy móc, nên trong suốt khóa học, tôi đều được điểm cao. Tôi vẫn còn nhớ là khi thực tập, chúng tôi thực tập tên phi cơ A 26, loại này không còn được sử dụng nữa, thành ra việc thực tập và công việc khi ra trường đảm nhận, hai công việc khác xa lắm!…
Ngày mãn khóa học, tôi được điểm cao nhất, nhưng vì khóa tôi có đến 21 người, nên lúc học thì chia làm 2 buổi khác nhau, tôi học buổi chiều, còn phân nửa khóa còn lại học buổi sáng, do vậy khóa tôi có đến 2 người Thủ khoa, mà “thăm” ưu tiên chỉ có 1 mà thôi!… Vì vậy, hai người Thủ khoa là tôi và Phương phải bốc thăm. Phương gia đình ở Đà Nẵng, nhưng xui cho nó là không có “thăm” nào về Đà Nẵng cả. Khi ấy thì có 2 cái về Cần Thơ, 2 cái ở Nha Trang, 3 cái về Biên Hòa, còn bao nhiêu thì về Sàigòn hết. Tôi là người bốc thăm trước hết, sau khi Phương đã chọn về Sàigòn. Tôi hy vọng thầm là đừng về Biên Hòa, vì nghe là không có ai muốn về đó hết. Nhưng có lẽ định mệnh đã an bài, nên tôi là người bốc trúng “thăm” về Biên Hòa trước hết. Một người quê ở Châu Đốc đã may mắn được về Cần Thơ, còn một cái “thăm” Cần Thơ nữa thì Đông, nhà ở Nha Trang bốc trúng. Bạn Thành nhà ở Sàigòn lại bốc trúng “thăm” ở Nha Trang!… Chúng tôi nói với Th/uý Mai là xin được trao đổi lẫn nhau, nhưng không được, mà chỉ đổi được một lần thôi. Vì vậy, tôi đành phải về Biên Hòa, Đông và Thành đổi lẫn nhau. Thành đành phải về Cần Thơ hơn là đi Nha Trang. Tôi nói với Thành là cố gắng, sau 6 tháng phục vụ, hai đứa chúng tôi sẽ hoán chuyển cho nhau.
Những ngày đầu tiên đi làm sau khi tốt nghiệp, tôi đến Phòng Nhân Viên trình diện và ký giấy tờ. Tôi nhớ là mình được đưa về Liên Đoàn 23 Chiến Thuật, lúc ấy còn trực thuộc Không Đoàn 23 Chiến Thuật. Những ngày đầu chờ phần sở tiếp nhận, tôi nghĩ là cuộc sống ở đây sẽ làm cho mình già đi trước tuổi. Hàng ngày tạp dịch cho Liên Đoàn, nhìn thấy những chiếc A 1 đi và về, rồi thấy những nàng L 19 cất cánh vào buổi sáng, đến chiều mới về, … làm tôi dõi mắt nhìn theo những con tàu ấy đi đi về về. Người đến nhận tôi về phi đạo đầu tiên là Tr/sĩ Bình Văn Thư của Phi đạo. Lúc ấy, tôi không biết là sẽ làm cái gì?… Cùng về Biên Hòa với nhau là 3 người chúng tôi, chúng tôi cùng làm chung một chỗ. Sau khi đến Văn phòng Phi đạo, chúng tôi mới biết được về làm với mấy “nàng L 19”. Ông xếp đầu tiên trong đời quân ngũ của tôi là Th/sĩ 1 Ôn Văn Cảnh, và Phi đạo của tôi là Phi đạo 112. Trưởng toán là Th/sĩ Chánh, còn có bí danh là “Chánh già”. Ông viết chữ đẹp như mấy ông thầy giáo hồi còn ở trường học. Ông này sau đó nhận tôi vào làm chung ca của ông, vì vậy, sau ngày đó tôi được nghỉ ca (chúng tôi làm một ngày, nghỉ một ngày).
Phải nói là những ngày làm việc ở 112 có rất nhiều kỷ niệm, từ Phi hành đoàn đến các cơ trưởng, ai ai cũng có bí danh. Tôi nhớ là, Lộc thì là “Lộc lì”, Tỵ “ngư ông”, Diệp “xỉn”, “bác Huyến”, “bác Tuy” (vì 2 ông này là người Bắc, nên thích được gọi là Bác), Sảnh “mập”, Hưng “móm”, Nghĩa “xe đạp”, Khanh “con gái”, Hiếu “trùm mền” (vì anh ta có chiếc xe Honda 67 lúc nào cũng trùm mền lại hết), Thái “tây lai”, Quang “đen” còn gọi là “Quang Vélo” (vì hắn ta đi làm từ Sàigòn lên Biên Hòa bằng xe Vélo Solex. Chiếc vélo này giúp hắn cũng nhiều, mà hại hắn cũng không ít. Có một lần hắn phải dẫn bộ gần 2 cây số đề tìm chỗ vá bánh xe, cũng như có lần hắn đã phải đạp bộ từ Biên Hòa về Sàigòn vì xe không nổ máy. Hắn mất chiếc răng cửa cũng vì chiếc vélo này!… Quan ‘răng vàng” vì có chiếc răng cửa bịt vàng. Tụi tui bảo là vì nó quê ở Bến Tre nạo dừa nhiều quá nên phải bọc vàng răng cửa lại. Riêng tôi có biệt danh là Bé “nhật ký” hoặc là “Bé sửa chữa”. Sở dĩ tôi có biệt danh này, vì đêm nào tôi cũng viết nhật ký, không bỏ sót một đêm nào, còn biệt danh “Bé sửa chữa” vì tôi lúc đó là người thích tìm tòi về máy móc, mỗi khi đêm xuống, khi xong việc ngoài Phi đạo, anh em ai cũng đi chơi, riêng tôi hay lấy quyển “T.O.” ra đọc hoặc xem cách cấu tạo máy bay. Điều này khiến mấy anh Hưng, Lộc, Khanh, … đã nhận dạy tôi sửa chữa, và việc này đã theo tôi suốt thời gian phục vụ cho “nàng L 19”.
Ngoài ra, Phi đạo 112 còn có một vài nhân vật rất đặc biệt nữa mà nói đến tên, anh em ai cũng biết, chẳng hạn như Th/sĩ An thì luôn ở Tân Sơn Nhất. Thời đó, ông đi làm bằng xe hơi, chỉ mỗi khi có dịp về Sàigòn sửa tàu thì mới gặp được ông. Sau này, ông về là ở Kiểm Kỳ, rồi làm Trưởng Phi đạo, khi ấy thì tôi đã đổi về Cần Thơ. Một người nữa, mà mỗi khi anh em có dịp vào Thảo Cầm Viên đều gặp ông, đó là Th/sĩ 1 Anh, nghề tay trái là phó nhòm, vì vậy những ngày vào ca mà là ngày Chúa Nhật, ông hơi buồn chút chút ( vì không kiếm thêm chút ít để nuôi gia đình). Th/sĩ Hổ bao giờ cũng có nụ cười trên mặt. Những đứa làm biếng thì ông chửi tơi bời, nhưng với tôi thì luôn chọc cho ông ta cười. Sau 30/04/1975, tôi gặp lại anh Hổ, anh Anh, và anh Lộc, chỉ gặp lại duy nhất có một lần mà thôi. Đó là “mấy ông Thầy”, còn bọn lính chúng tôi ở Phi đạo, có 3 nhân vật mà mọi người không ai “thương”, đó là Chi, Tân, Thừa. Chi nhà ở Sàigòn, con một của một tiệm làm răng. Hắn ta luôn làm ông già giận lắm, vì thường làm “mất” các hàm răng giả của khách. Tân nhà cũng ở Sàigòn, tướng nhỏ con, rất ốm, tôi độ chừng lúc ấy hắn khoảng chừng 40 kg là tối đa. Nguyên hàm răng trước của Tân không còn cái nào hết. Thừa thì quê ở Đà Nẵng. Đây là bộ ba, lúc nào biến thì cùng biến một lượt. Vì vậy không ai muốn nhận vào ca của mình. Sau cùng ông Cảnh giải quyết bằng cách cho 3 đứa nó chỉ rửa tàu chớ không cho làm cơ trưởng. Vậy mà khi ra khỏi căn cứ, vào Thảo Cầm Viên, lúc nào cũng mang lon Thiếu Uý chuyện này đến tai ông Cảnh, ông chửi cho một trận, tôi còn nhớ ông nói:
-Tụi bây mà là Th/uý thì không còn ai là lính hết, và Không Quân sẽ mất mặt KBC luôn…
Tôi nhớ có một lần, tàu hư ở Lai Khê cần người đi sửa. Tôi là sửa chữa nên tôi sẽ phải đi việc này. Trong lúc chờ Phi hành đoàn ra, tôi chạy vào Câu Lạc Bộ để mua ly cà phê. Khi về đến Phi đạo thì “Quang đen” đã đi thay cho tôi. Hôm đó, Tr/uý Trác chở nó đi bằng chiếc U 17, dùng để phóng thanh, chiêu hồi, tầu mang số đuôi 504. Sau khi sửa chữa xong ở Lai Khê, lúc cất cánh trở về căn cứ thì phi cơ bị triệt nâng và rớt khi vừa cất cánh lên khoảng đọt cây. Tàu hư hết, Tr/uý Trác không bị sao cả, còn Quang thì lại bị đau xương sống phải vào Bệnh xá. Về đến Phi đạo nó bảo với tôi là xui quá. Tôi đáp lại là ai biểu mày dành đi làm chi?… Một lần khác, “Quang răng vàng” cũng dành đi thay tôi, cũng bị tai nạn. Từ đấy về sau, không ai dành đi thay tôi mỗi khi tôi được cắt đi sửa chữa tàu hư. Sau này, chuyện cũng xảy ra tương tự khi tôi thuyên chuyển về Cần Thơ, Phi đạo 116. Diệu cũng dành đi thay tôi, khi từ Châu Đốc trở về, tàu bị rớt!…
Đó là những chuyện mà tôi còn nhớ được, khi còn làm ở Phi đạo 112, còn riêng Phi Đoàn 112 cũng có một vài nhân vật mà tôi nghĩ cũng đặc biệt. Đó là Th/uý Tài, biệt danh “Tài cao bồi” vì anh đeo súng giống như mấy tay cao bồi trong phim. Một lần anh ra đi bay, không tìm ra được chiếc tầu của mình để đi bay, anh móc súng ra bắn chỉ thiên làm chúng tôi chạy tở mở. Lần cuối cùng anh đi bay chung với Đ/uý Tước, bị bắn rớt và bị Việt cộng bắt làm tù binh. Đ/uý Tước người nhỏ con, gặp anh lần đầu tôi không thể tin được vào mắt mình, khi thấy anh đi bay mang theo một gói xôi thật to, tính anh rất thích ăn xôi. Phi Đoàn 112 có 2 người tên Phúc, vì vậy mọi người đặt một là “Phúc đẹp trai” và người kia là “Phúc đau khổ”!… Ngoài ra còn có Tr/uý Nghĩa là “Nghĩa c.. Ngựa”, Đ/uý Bé thì to con như Mỹ. Còn có 2 Đ/uý Sơn, một ông rất dễ chịu, còn một ông rất khó. Một lần được ông chở đi sửa chữa tầu, tôi cứ nghĩ là sẽ bị ông sài xễ cho một trận, nhưng không ngờ, hôm ấy ông không khó như tôi nghĩ. Đ/uý Tư có một cái kèn, lúc nào rảnh, anh hay lấy ra thổi. Tr/uý “Liêm thầy giáo” rất hiền, chưa bao giờ nghe ông ta phiền hà anh em chúng tôi điều gì. Ông trông như là một nhà mô phạm. Sau này ông tử trận ở Tây Ninh, khi phi cơ bị bắn cháy, ông nhảy dù ra, nhưng dù không bọc. Đ/uý Thành thường được gọi là “Thành TV” và Tr/uý Hạnh, chúng tôi cùng biết nhau từ khi tôi chưa đi lính. Ngày đó, hai ông thường đến quán sinh tố Lan ở góc đường Phan Thanh Giản và Duy Tân (quán này của bà chị bà con) nên quen lắm. Tôi nhớ lần đi sửa tàu ở Phước Long, 2 anh đã dẫn tôi đi uống cà phê ở quán Thùy nằm trên đồi nhìn xuống thị xã. Tôi còn có được tấm hình ngày đi sửa tàu này. Phi Đoàn Trưởng lúc ấy là Th/tá Hạnh, người nhỏ con. Nghe nói là ông đã bị thương trong một lần đi Phước Bình (một quận của tỉnh Phước Long), tàu bị pháo kích hư hại không thể sửa chữa được. Chiếc tàu ông bay mang số đuôi 310, chiếc này nguyên của Chuẩn Tướng Tính, Tư Lệnh Sư Đoàn. Đ/uý Trực hôm đó cũng đáp xuống chung và cũng bị hư tàu, nhưng ông không bị thương như Th/tá Hạnh. Trong Phi Đoàn còn có Tr/uý Tiến người Cần Thơ, sau này hỏi ra, tôi được biết ông là con của ông chủ tiệm sửa xe Việt Tân. Nhờ quen biết ông nên cuộc sống nơi “xứ người” không buồn chán. Còn một người nữa rất đặc biệt, đó là Đ/uý Lộc Quan sát viên, khi đi bay, Đ/uý Lộc luôn đem theo bên mình một khẩu M 16, trên tàu thì chất đầy lựu đạn khói và lựu đạn nổ, đôi khi có cả đạn súng cối. Tôi hỏi ông mang theo nhiều thứ nguy hiểm như vậy để làm gì, ông trả lời là mang nhiều như vậy “chơi” tụi nó mới sướng!…
Trước khi tôi về phục vụ ở Phi đạo 112, tôi được nghe anh em kể lại về một nhân vật nữa, độc đáo cũng không kém, là Đ/uý Luận, mỗi khi đi bay về, nếu tàu trục trặc cơ phận gì, ông viết trong Form rất chi tiết, có khi viết đến 2 hoặc 3 tờ Form mới hết ý. Mọi người liền đặt cho ông tên phụ là Đ/uý “Luận văn”. Mọi người còn kể một tai nạn của ông là trong một lần bay về đáp, phi cơ của ông đụng với một phi cơ O 1 của Hoa Kỳ, chiếc phi cơ O 1 của Hoa Kỳ chặt mất của ông một bánh đáp, sau đó chiếc này rớt, phi hành đoàn chết, riêng Đ/uý “Luận văn” về đáp ở căn cứ chỉ còn một bánh. Tuy vậy, khi đáp, chiếc phi cơ của ông không hư hại gì nhiều, chỉ cọ đầu cánh chút đỉnh. Sau này, được biết ông từ trần vì một tai nạn xe cộ, trên đường từ Biên Hoà về Sàigòn, bị xe quân sự GMC của Hoa Kỳ đụng trên xa lộ. Ngoài ra, còn có Hoa tiêu Đ/uý Từ Bá Đạt, sau này được biệt phái về Air Việt Nam. Tôi nhớ ông này, vì trên nón bay của ông có vẽ cái nắm tay của môn võ Thái Cực Đạo. Còn nhiều vị nữa trong Phi Đoàn nhưng tôi không thể nhớ hết tên được.
Tôi còn nhớ khi về Biên Hòa thì chỉ có một Phi Đoàn Quan Sát 112, Phi Đạo lúc ấy nằm kế Phi Đạo A- 1 của PĐ 514 và 518, gần kho nhiên liệu và vật cụ yểm trợ dưới chân đài Kiểm Soát Không Lưu cũ. Anh em chúng tôi thường lên đấy ngủ tối để tránh pháo kích. Ở đây cũng có một toán quân nhân thuộc KQ Hoa Kỳ, trưởng toán là một Thượng sĩ nhất, ông này ít thấy làm gì, mà thường thấy ngồi trên chiếc xe gắn máy 250cc đậu trong hangar, còn những nhân viên khác của ông thường ở trong văn phòng coi TV. Thời gian làm chung với toán quân nhân Hoa Kỳ này, cũng có nhiều chuyện vui. Thường các Phi hành đoàn đi bay rất sớm, có khi Phi hành đoàn ra Phi Đạo từ lúc 6 giờ sáng, và trở về đáp rất tối. Nhiều hôm trời tối, không thấy gì chung quanh! … Những lúc này, toán KQ Hoa Kỳ sửa chữa chung với chúng tôi, họ đã ra về rất sớm. Chúng tôi nói với họ là những phi cơ đậu hàng đầu dành cho họ, vì họ về sớm nên không biết số tàu. Do vậy phần lớn phi cơ hư, chúng tôi để cho đậu hàng đầu. Sau này họ biết, họ đi làm sớm và về muộn như chúng tôi để lấy số tàu do họ phụ trách. Nhiều hôm tàu hư nhiều, họ sửa không kịp phải nhờ bên tụi tôi tiếp. Bữa trưa, khi xe bán đồ ăn của họ đến, họ thường mua đồ ăn trưa cho chúng tôi luôn, nhờ vậy, chúng tôi được biết thức ăn của Mỹ từ lúc đó.
Không Quân VN sau này bành trướng, vì vậy chúng tôi tiếp nhận thêm phi cơ của Lục Quân Hoa Kỳ chuyển giao. Lúc đi nhận tàu, ngoài Phi hành đoàn tiếp nhận máy bay, kỹ thuật chúng tôi cũng có hiện diện để kiểm và nhận hồ sơ của máy bay (Kiểm Phẩm lo việc này) còn chúng tôi thì tiếp nhận các phụ tùng như dây cột tầu, v..v.. Tầu tiếp nhận này thường sơn màu Lục quân, khi VN tiếp nhận, tầu được rửa sạch, đem đến xưởng sơn để sơn mầu trắng, vẽ cờ và chữ số. Phi cơ của SĐ 3 KQ trên thân có sơn những ô hình quả trám vàng và đen, đuôi có đánh số và chữ. Tôi nhớ là Phi Đoàn 112 tầu mang chữ D và V, chiếc của Sư Đoàn Trưởng mang số V/B 310. Sau chiếc 310 hư ở Phước Bình, Phi Đoàn thay thế bằng chiếc 546 cùng đợt với chiếc 427 (dành riêng cho SĐ Trưởng SĐ 4 Không Quân).
Ngày tháng dần trôi, tôi cứ hy vọng khi có đủ thâm niên để làm đơn hoán chuyển với Thành (đang phục vụ ở Phi Đạo 122 Cần Thơ). Nó cũng hy vọng được hoán chuyển sớm như tôi, nhưng có lẽ tôi nặng nợ với Biên Hoà nên thời gian hoán chuyển được tăng lên thêm 1 năm. Tôi tự nhủ, thời gian cũng sẽ qua mau, cứ lo làm việc rồi cũng sẽ đến ngày hoán chuyển. Tôi cố gắng học hỏi để nâng cao trình độ sửa chữa, ngõ hầu khi về Cần Thơ sẽ không bị trở ngại, vì vậy tôi là người thường xuyên đi “sân ngoài” để sửa tầu. Kể từ khi Quang bị rớt tàu khi đi sửa tàu sân ngoài, không ai chịu đi hết. Tôi cho việc đi sửa tàu sân ngoài là niềm vui, vì được biết nhiều nơi mà nếu không có việc đi “sân ngoài “ này, tôi chẳng bao giờ biết đến các nơi như Lộc Ninh, Đồng Xoài, Phước Vĩnh, Bình Long (An Lộc), kể cả vùng Duyên Hải như Long Hải, bất cứ nơi nào có Biệt đội L 19 là tôi đều đi.
Phi Đoàn 112 còn có Biệt đội ở Bình Long. Có lần tôi ra biệt đội này, thay thế cho một số anh em ở đó về Căn Cứ để học, may cho tôi, Biệt đội này rút về Lai Khê được 1 tuần lễ thì Bình Long bị tấn công (mùa Hè đỏ lửa), sau đó chúng tôi thường trực ở Lai Khê trong suốt thời điểm nóng bỏng này. Những năm này, tôi được ba người bạn thân khuyến khích, tôi học Văn hoá trở lại, rồi tôi nộp đơn thi Tú Tài, và sau cùng qua được cái cửa ải này.
Càng ngày nhu cầu chiến trường và sự lớn mạnh của Không Quân, nên SĐ 3 có thêm một Phi Đoàn Quan sát nữa, đó là Phi Đoàn 124. Phi Đoàn gồm các Pilot từ các Phi Đoàn khác thuyên chuyển về, trong số này, có nhiều vị thật nhiều kinh nghiệm. Phi Đoàn Trưởng là Th/tá Nhơn biệt danh là Nhơn “chùa” (tôi không biết tại sao lại có biệt danh này, có lẽ tại ông hiền và tóc hớt cao giống như mấy ông sư). Phi Đạo chúng tôi cũng chia làm hai để trở thành một Phi Đạo 124 mới, Phân Đoàn Trưởng là Th/uý Lý Văn Thạnh (nghe nói ông cùng khóa với Tr/tá Không Đoàn Phó KĐ 30 Bảo Toàn và Tiếp Liệu). Ông Thạnh tuy lớn tuổi nhưng rất chịu chơi với lính. Ông rất thương tôi, vì tôi làm lâu ở Phi Đạo. Rất nhiều anh em mới ra trường về Phi Đạo 124, ai cũng dễ thương. Tôi nhớ Nghĩa “bà mụ” (vì mẹ của Nghĩa có nhà Bảo sanh) – Ba “xe be” (không biết tại sao có tên này?..) Tôi đã hướng dẫn hai người này, khi tôi đổi về Cần Thơ, “chị” Liêng (tướng giống như con gái, dễ dậy bảo). Những người mới về lành như là con gái nên Phi Đạo chúng tôi đặt tên là “chị”. Như “chị” Tăng ( anh này rất nhát gái, mỗi lần bị các chị em chọc thường đỏ mặt, sau này khi anh ta biết “Dốc Sỏi” rồi, anh thành quỷ luôn!..) – Lý Sấm người Hoa, có má lúm đồng tiền khi cười, rất dễ thương, gia đình Sấm ở Bình Long, khi chiến cuộc xảy ra, Sấm không biết tin tức gia đình nên mặt mũi buồn so – Bành Hổng, cũng người Hoa, mỗi lần nói chuyện chúng tôi thường cười gần bể bụng. Tôi nhớ Bành Hồng vì khi đó, muốn thay bánh đuôi cho O 1, chúng tôi không cần con đội, chỉ cần Bành Hồng kê lưng vào đội O 1 là xong. Khi chuyển qua Phi Đạo 124, tôi làm trưởng toán sửa chữa, Hưng “móm” làm trưởng toán, bác Huyến coi sổ sách cho bay, Diệp “xỉn” lo vòng ngoài. Toán bên kia khi thì Ty “ngư ông” làm trưởng toán, Sảnh “mập” là sửa chữa.
Chuyện hoán chuyển về Cần Thơ của tôi không xong, khi Thành ở Phi Đạo 122 không chịu nổi nhớ nhà, nên hắn cứ “lặn, dù” đều đều, bị nhốt thường xuyên. Một lần vừa bị nhốt xong, thả ra hắn đi luôn, không trở về đơn vị nữa!… Nhưng may cho tôi, trong một lần tôi đến sửa điện nhà cho Tr/tá Danh (Trưởng Phòng Hành Quân Chiến Cuộc), qua sự giới thiệu của Đ/uý Phước (Trương Vĩnh Phước, nhờ tên dễ nhớ nên khi qua Mỹ, tôi tìm gặp lại được ông, và cả Th/úy Ngọc cùng làm với nhau lúc trước ở Biên Hoà). Tr/tá Danh hỏi thăm về gia đình, khi biết tôi ở Cần Thơ, thì ông đề nghị hoán chuyển cho cháu ông ta đang làm ở Phi Đạo 122 Cần Thơ. Tôi nói với ông là nhờ ông nhắn với cháu của ông ký đơn trước rồi gửi lại cho tôi. Lúc này, tôi đã quen với bà xã của tôi, nên tôi không còn ý định nộp đơn đi Pilot (ý muốn sau khi thi đậu Tú Tài), vả lại Ba tôi không muốn tôi đi bay vì sợ chữ “Thọ” không bằng ở dưới đất.
Chuyện hoán chuyển của tôi cũng có vấn đề. Tôi cứ nghĩ là mọi thuận tiện mình đều có nhưng chờ hoài không thấy kết quả gì hết. Bạn Năm làm chung với tôi, nộp đơn hoán chuyển sau tôi lại có giấy gọi hoán chuyển trước (sau này Năm làm ở Phi Đạo 116). Tôi hỏi Tr/tá Danh, thì ông ta gọi về Bộ Tư Lệnh hỏi thăm dùm, ở đây cho biết là vì ông Thạnh Phân Đoàn Trưởng muốn giữ tôi lại vì Phi Đạo 124 không có người thay tôi sửa chữa O 1 được. Nhờ Tr/tá Danh gọi như vậy mà hồ sơ hoán chuyển của tôi mới hoàn tất.
Phi Đoàn 124 cũng có nhiều chuyện vui, tôi còn nhớ có Tr/uý Xiêu, không biết ông bị xui thế nào mà cứ đập tàu mãi, Phi Đạo chúng tôi có chiếc P/X, nó có một cái bệnh mà chúng tôi không biết phải sửa như thế nào?… Khi bay bình phi 1800 bộ thì phi cơ bình thường, nhưng khi bay cao hơn, thì lại có tiếng kêu như là hai cánh sắp rời ra. Tôi đã sửa và đi bay theo để xem nó như thế nào, thì đúng vẫn như vậy!… Chúng tôi đã đem vào kiểm kỳ để coi lại, nhưng cũng không tìm được nguyên nhân, vì vậy Phi Đoàn sử dụng làm phi cơ huấn luyện hoặc để bay liên lạc. Một ngày, tôi xuống ca nghỉ, đến chiều vào thì nghe mấy đứa làm chung cho hay là P/X không còn nữa!… Vì ông Xiêu đã không may gặp gió cuốn khi về đáp, và tàu hư không sử dụng được nữa!…
Phi trường Biên Hòa có một lần bị nổ kho bom vãng lai của phi cơ A 1. Hôm ấy nhằm ngày tôi xuống ca nghỉ, khi nghe tiếng nổ thì tôi thay đồ để vào ngay. Khi đến cổng đã có ông Th/uý Thạnh đứng đó và bảo lãnh cho chúng tôi vào Phi Đạo để tiếp. Khi vào đến thì tôi không thể nào tưởng tượng nổi nó lại như vậy!… Mấy phi cơ còn ở nhà đều hư hết, phần nhiều bị đất gạch rơi trúng. Rất may là khi xảy ra tai nạn thì rất nhiều phi cơ đã đi hành quân từ sáng sớm, chỉ còn lại ở nhà chừng 1/3. Có nhiều chiếc bị gãy hẳn nguyên cánh, hoặc là gãy thân. Phần lớn đều bị bể kiếng, kiếng trên nóc, kiếng trước, sau, … Chúng tôi phải di chuyển những chiếc tầu hư qua khu Tây của Không Đoàn Kỹ Thuật & Tiếp Vận đậu ở đó, rồi lựa lại từng chiếc, để đưa hẳn qua công xưởng để sửa chữa. Lúc ấy, nhìn những con tàu bị hư như vậy mà muốn rớt nước mắt. Sau ngày đó, tôi tình nguyện không nghỉ bù để có gắng sữa số phi cơ khả dụng lên thật nhiều. Có hôm, tôi làm luôn đêm, đến khi nào buồn ngủ quá mới nghỉ. Sau lần đó, tôi được Th/uý Thạnh đề nghị với Không Đoàn cho tôi 4 ngày phép thưởng (lúc bấy giờ cúp phép hết). Phải nói là lâu lắm rồi, tôi mới có những ngày phép thần tiên như vậy. Đúng là sau khi làm cực thì được đền bù.
Có câu chuyện này cũng vui. Khi tôi ở Biên Hòa có lần chiếc Thần Phong đáp xuống Phi Đạo 124 của chúng tôi. Tôi đang sửa một chiếc tầu gần đó, khi thấy chiếc Thần Phong taxi vô nên vội ra đón vào ụ. Phi cơ Thần Phong là sản phẩm của Sáu Sư Đoàn KQ cùng làm ra nó. Hình dáng nó giống như chiếc A 37 nhưng nhỏ hơn và là phi cơ cánh quạt. Trên tầu bước xuống là một ông Th/tá nhỏ người, rất đẹp trai nhưng tôi không để ý tên. Sau khi cho phi cơ vào ụ thì đến chỗ làm việc để gọi xe nhiên liệu, tôi nghe Th/sĩ Cảnh hỏi:
-Th/tá Vechai khoẻ không?…
Nghe xong tôi nói bông quơ là: “Chắc là ông này nhậu dữ lắm sao mà tên gọi là Vechai?…” Không ngờ ông đứng ngay sau lưng và nói:
-Tên Vechai bộ xấu lắm hở em?…
Tôi hết hồn trả lời:
-Em tưởng Th/tá nhậu quá nên mới có biệt danh này chớ.
Khi nhìn lên tên của ông trên áo bay,tôi thấy đúng là tên: VECHAI. Sau khi tầu của ông châm xăng đầy đủ, ông ra đi bay. Các anh em Phi Đạo nói với tôi:
-Hên mà gặp ông Vechai…
Tôi nghĩ là chắc ông không giận tôi đâu.
Khi đi phép xong, trở lại đơn vị, tôi được biết là hồ sơ hoán chuyển đơn vị của tôi đã xong, chỉ còn chờ ngày hoán chuyển. Những ngày sau cùng này, tôi hướng dẫn tận tình và truyền nghề hết cho Ba “xe be” và Nghĩa “mụ”. Ngoài ra, tôi cũng truyền nghề thêm cho Cang, người Vĩnh Long. Cang khá và chịu học hỏi.
Khi tôi nhận được Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển, chúng tôi có bữa tiệc tiễn đưa suốt đêm. Ai cũng đòi cụng ly với tôi, vì mọi người nói là không biết đến bao giờ mới có dịp uống với tôi. Riêng Th/uý Thạnh thì bảo với tôi rằng, bất cứ khi nào muốn trở lại Biên Hòa ông sẵn sàng nhận tôi lại.
Tôi về SĐ 4 KQ, cả nhà tôi đều vui mừng, nhất là Ba tôi, ông không còn buồn nữa. Tôi nuôi hy vọng được biệt phái về Võ Đường Lôi Phong để cùng huấn luyện với anh Xuân. Anh Xuân là người đã dạy cho tôi Nhu đạo đầu tiên khi tôi còn là học sinh. Lúc ấy, Tướng Ánh đã mất nên việc biệt phái này cũng hơi khó. Nhưng tôi vẫn tự an ủi là dẫu sao mình cũng đã được gần gia đình, và nhất là gần Sơn, người bạn thân của tôi mà từ khi vào Quân đội, bây giờ chúng tôi mới cùng chung đơn vị.
Sau khi trình diện Phòng Nhân Viên và ký xong các giấy tờ, tôi được đưa về Liên Đoàn, và bổ phần sở. Tôi cứ nghĩ là mình sẽ về Phi Đạo của Phi Đoàn 122, thế chỗ của Phước đã hoán chuyển. Chỉ một ngày sau đó, tôi được ông Thầy Cần, ông là Trưởng Phi Đạo của Phi Đoàn 116 đến nhận tôi về. Tôi hơi ngạc nhiên về việc này, và nghĩ chắc mình có duyên với Phi Đạo 116.
Ngày đầu tiên ở Phi Đạo 116, ông thầy Cần thử tôi, khi anh Lương đem mẫu Kỹ Thuật của một chiếc O 1 vào cho ông Thg/sĩ Sang và nói với ông Cần là cần thay bánh, ông Cần nói ngay:
-Ê, dân Biên Hòa mới về thử thay coi. Nghe nói dân trên đó tay nghề giỏi lắm phải không?…
-Đâu có đem đồ nghề vô đây đâu ông Thầy. Có thể anh em nào cho mượn được không?… Tôi cần…
-Nghe nói như vậy là biết tay nghề rồi. Vậy làm ở ca này luôn đi… Ông Cần nói với tôi như vậy.
Thế là tôi không chờ đợi lâu, chiều hôm đó là vào ca, ngày mai nghĩ xuống ca. Cái vui nữa là cùng chung ngày với Sơn. Kể từ này, hai đứa tôi đi làm chung với nhau, vì trên đường tôi đi đến Phi Đạo 116, phải đi ngang qua chỗ Sơn làm, rất thuận tiện cho chúng tôi.
Trưởng toán của tôi là Thg/sĩ Sang người cao ốm, tánh tình dễ chịu, ông có biệt danh là Sang “thịt heo” (biệt danh này có cho ông, vì cuộc sống gia đình ông quá chật hẹp, nên bà xã phải buôn bán thịt heo để chi dụng thêm cho gia đình). Kế đến là Thg/sĩ Thế, hình như quê ông ở Mỹ Tho hay Bến Tre gì đó?… ông này tánh tình cũng dễ chịu, không bao giờ cằn nhằn, trừ khi có ai ba gai mới bị ông “thổi” – Tr/sĩ nhất Lương, phải nói anh này rất hiền, tay nghề rất giỏi. Anh mặc đồ lính không bao giờ sửa, phát sao mặc vậy. Tôi hỏi là anh không sợ người ta cười sao?… Anh cười trừ và bảo mặc kệ (Tôi và anh Lương sau ngày 30/04/1975 thường gặp nhau, vì cùng hành nghề chạy xe ôm. Nghề này anh làm từ khi còn mặc quân phục, vì anh đông con quá!…) – Tr/sĩ Thành, khi tôi về làm chung với anh không được bao lâu thì anh đổi đi đơn vị khác, hình như ra Vùng 2?… – Còn Tr/sĩ Long, anh Long là cháu của Tr/tá Lý Thành Ba ở Biên Hòa. Tôi biết Tr/sĩ Long vì hồi còn ở Biên Hòa, Tr/tá Ba thường cho tôi quá giang về Cần Thơ chung với ông mỗi khi ông có việc phải về Cần Thơ. Anh Long cũng tốt với chúng tôi, nhưng anh có tật nói nhiều, nhà anh ở Sóc Trăng, Phi Đoàn 116 có biệt đội ở Sóc Trăng, nhưng anh không được biệt phái đi Sóc Trăng, vì nếu anh đi, không có ai thay thế làm công việc của anh. Hình như sau này, anh đổi về Biên Hòa làm với Tr/tá Ba.
Còn đám lính chúng tôi gồm: Tôi, Bé Hai (anh này nhập ngũ cùng ngày với tôi, chỉ khác nhau khóa chuyên môn, miệng anh móm như bà già ăn trầu. Lúc còn thụ huấn ở Quang Trung, tôi thường lấy Giấy Phép của anh sử dụng, vì anh là con “bà phước”, không bao giờ biết đến tờ Giấy Phép. Một người nữa tên là Diệu, cùng Trung Đội ngày xưa, sau ngày 30/04/1975, cùng sát cánh trong nghề chạy xe ôm với tôi. Trong những người chạy xe ôm, có cả Tr/uý Thắng nữa. Những người khác là: Anh, Chào, Năm “Châu Đốc” (người cùng làm chung ở Biên Hoà với tôi, học chuyên môn sau tôi một khóa. Anh này đóng đô thường trực ở Biệt Đội Châu Đốc, cho đến nửa tháng cuối cùng, vì vợ tôi sanh, tôi nói với Năm để tôi thay ở Biệt Đội Châu Đốc, rồi cũng tan hàng trong kỳ biệt phái cuối cùng này. Sau này khi về quê vợ, tôi cũng gặp Năm vài lần).
Toán bên kia có trưởng toán là Thg/sĩ Trần Phi Điệp, ông này người miền Trung, nhưng tánh tình cũng rất dễ chịu. Ngoài những ngày đi làm, ông cũng chạy xe ôm. Sau ngày 30/04/1975, ông cũng vẫn hành nghề chạy xe ôm với anh em chúng tôi. Ông chết bởi một tên cán bộ VC say rượu chạy xe Jeep đụng phải và kéo lê ông một đoạn khá xa. Một lần đi thăm mộ Ba tôi, tôi thấy ngôi mộ của ông. Tôi có thắp cho ông ba nén nhang. Không biết gia đình của ông bây giờ ra sao?… – Một người nữa rất nhỏ con là Thg/sĩ Mai (tôi không nhớ tên họ và cũng không rõ là làm ở toán của tôi hay của toán ông Điệp. Bên toán ông Điệp, tôi quên cũng nhiều người, vì khi tôi lên ca, các anh em đó đã về.
Ngoài ra còn các anh em khác như: Dũng (Hồ) ở Chương Thiện, Phong (Huỳnh) ở Sóc Trăng, Mã Tính ở Bạc Liêu, ở Rạch Sỏi là Huỳnh (người Cái Sắn). Châu Đốc hình như là Phong, sau này Năm đi thay, Phong đổi qua Sóc Trăng Cà Mau là Nhơn, vì nhà của Nhơn ở Cà Mau, sau này Nhơn có đập một cái tàu (không rõ nguyên nhân). Năm Căn thì không có ai đi cả. Bến Tre là Phúc (không nhớ rõ lắm). Vĩnh Bình tôi cũng không nhớ. Nếu anh em nào còn nhớ thì làm ơn sửa lại danh sách này giùm tôi.
Văn Thư là Lý Trường Hải (nhà ở bến xe mới là tiệm sách Phương Thảo), sau ngày 30/04/1975, Hải ra đi trên một chiếc U-17 của Phi Đoàn (không rõ ai bay), tôi có đến thăm má của Hải, bà khóc nhiều lắm. Còn một người nữa là ở Stock room là La Hiền Xi, tay này đi khám sức khoẻ chung với tôi thì bị rớt (lý do tim đập mạnh), nhìn thân hình của Xi dạo đó, ai cũng ham, Xi chơi tạ. Sau này học chuyên môn sau tôi, hình như là khóa 3. Sau ngày 30/04/1975, Xi hành nghề bán Sâm Bửu Lượng gần rạp hát Minh Châu (Cần Thơ). Đây là những gi tôi nhớ về Phi Đạo 116.
Các Phi Hành đoàn của 116 thì tôi nhớ như sau:
-Tr/tá Gia, Th/tá Điền (Phi Đoàn 116 có hai ông Điền), Th/tá Quang, Th/tá Thành, Th/tá Sử (không biết ông này có bà con với Đ/tá Bùi Quang Hiền là ở Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 4 không?… Đ/tá Hiền là Ba của người bạn thân của tôi, cả Đ/tá Bùi Quang Khương, Không Đoàn trưởng Không Đoàn Yểm Cứ. Th/tá An (ông này là dân Cần Thơ, và cũng là Sư Huynh ở trường Phan Thanh Giản. Nhờ đọc cuốn Đặc san tôi mới biết chuyện này. Tôi biết hơi ít về Th/tá An, phải chi ngày xưa biết ông cùng học ở Phan Thanh Giản thì sẽ có nhiều chuyện để nói).
Th/tá Khương thì tôi biết rất nhiều, bởi tôi thường lo tàu cho ổng bay. Cấp Tá thì tôi chỉ biết có vậy Còn Đ/uý thì tôi biết nhiều.
Đ/uý Lộc Quan sát viên không những tôi biết mà còn quen nữa, vì anh là chồng của chị Mai ở chung đường với gia đình tôi. Chi Mai biết tụi tôi hồi còn nhỏ, anh chị còn có tiệm cho mướn sách, mà tôi mướn ở tiệm sách của anh chị không biết bao nhiêu là sách. Anh Lộc khi tù cải tạo về thì vượt biên và được định cư ở Mỹ. Ngày tôi rời Việt Nam thì được chị Mai cho biết anh đang bảo lãnh chị gần xong. Chắc bây giờ anh chị đã đoàn tụ với nhau rồi?…
Đ/uý Hiệp và Đ/uý Trung là cặp bài trùng, lúc nào hai ông cũng đi bay chung với nhau, thường đi Biệt đội Sóc Trăng. Vào ngày cuối thì Đ/uý Trung bị trúng đạn tử thương (tin này chúng tôi biết sau ngày đó vài hôm, khi tôi có dịp gặp lại một vài anh em Phi Đạo).
Nhắc đến Đ/uý Trung thì phải nhắc đến Đ/uý Trường, anh là Nguyễn Viết Trường. Ngày đầu tiên tiên gặp anh ra đi bay, tôi hỏi:
-Anh có bà con gì với Tướng Nguyễn viết Thanh không vậy?. Nhưng anh là người Bắc còn Tướng Thanh là người miền Nam, có lẽ bà con họ Nguyễn. Tôi nói xong như vậy, anh chỉ cười trừ.
Nhớ đến anh Nguyễn Viết Trường, tôi cũng nhớ đến anh Nguyễn Tấn Lương cùng làm Phi Đạo 116 với tôi ngày xưa. Anh chị Lương sanh đứa con trai và cũng đặt tên là Nguyễn Viết Trường, năm nay chắc cháu cũng 30 tuổi. Tôi nghĩ là anh Trường không giận anh Lương đâu (ở Mỹ này khi đặt tên con như tên của mình là họ thương mình lắm).
Tôi với Đ/uý Trường có nhiều chuyện để kể với nhau, vì anh em chúng tôi cùng biệt phái ở Chương Thiện. Cùng đi biệt phái với anh Trường là Đ/uý Xuân, sau anh Trường là Đ/uý Di. Trưởng toán Liên Lạc Điều Không là Th/tá Vĩnh (tôi thường gọi ông Th/tá “5 năm rồi không gặp”, vì mỗi sáng khi thức dậy, ông thường mở máy hát, và chúng tôi thường nghe bài này, sau này ông đổi ra Vùng 2 và Th/tá Hoàng thay ông).
Đ/uý Dân Quan sát viên cùng với Tr/uý Trãi mà những ngày cuối cùng tôi ở Biệt đội Châu Đốc với 2 anh, ALO là Đ/uý Huynh.
Đ/uý Mưu người hùng Năm Căn – Đ/uý Hải (Phi Đoàn 116 cũng có 2 người tên Hải, nhìn hình của anh nhưng tôi nhớ rất ít). Còn một số vị nữa mà tôi không nhớ rõ !…
Cấp bậc Tr/úy thì tôi nhớ là Tr/uý Nguyễn Tiến Thắng, tôi nhớ Tr/uý Thắng nhiều vì tôi thường được anh chở đi sửa tàu ngoài. Ngày đó nếu tàu ở Chuơng Thiện bị hư thì chỉ có tôi đi sửa, nhờ vậy tôi có nhiều thời giờ đến thăm bà xã đang làm ở Sở Học Chánh Chương Thiện. Vì biết ý tôi nên mỗi khi sắp đáp Chương Thiện, anh Thắng thường bay thấp ngang trường Trung Học là bà xã tôi biết tôi xuống thăm. Những ngày cuối trước khi tôi đi công tác ở Chương Thiện thì anh Thắng đang bay ở đây. Nhắc đến Chương Thiện tôi không thể quên được danh hiệu Sơn Ca 22. Sau ngày 30/04/1975 anh Thắng cũng hành nghề chạy xe ôm với chúng tôi. Khi anh vượt biên tôi không biết, chỉ khi đến nhà anh mới hay chuyện này. Bây giờ chúng tôi đã liên lạc với nhau rồi.
Anh Trần Hữu An trong thời gian tại ngũ anh thương tôi lắm. Khi đi bay, nhìn thấy tôi ký tên là anh không cần kiểm tầu nữa (các anh khác cũng vậy, rất tin tôi – Xin cám ơn các anh đã tin tưởng tôi). Anh An đối với tôi như người anh đối với người em trong gia đình, không bao giờ nói đến cấp bậc (mà hình như trong gia đình L 19 ai cũng có thái độ như vậy hết. Không biết các anh ở các Phi Đoàn khác như thế nào?… Nhưng tôi nghĩ chắc là ai cũng vậy). Tôi có một kỷ niệm với anh An, đó là sau ngày 30/04, lúc đó tôi đang chạy xe ôm. Vào buổi chiều tôi vừa đưa khách từ cầu bắc về bến xe Mới. Khi khách xuống xe thì tôi gặp anh An, phải nói là anh An là người đầu tiên của Phi Đoàn 116 mà tôi còn gặp lại sau 30/04. Tôi hỏi anh An đi đâu mà đứng đây – Anh Bảo là cần về Trà Nóc gấp nhưng nãy giờ đón xe Lam mà không được – Tôi bảo là tôi sẽ chở anh về trên đó – anh ngại vì như vậy tôi sẽ tốn nhiều xăng – tôi nói là anh đừng ngại gì hết, lên xe đi – và tôi đã chở anh về Trà Nóc, đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp lại anh ở Việt Nam. Sau này có cuốn Đặc San Phi Đoàn 116 tôi đã tìm được anh, bây giờ thì chúng tôi liên lạc nhau thường xuyên.
Anh Trãi với tôi cũng có những giây phút cuối của cuộc chiến, lúc đó tôi và anh cùng Đ/uý Dân đang ở Biệt đội Châu Đốc, tôi còn nhớ là ngày 30/04/1975 tôi vừa về Cần Thơ lấy chiếc Honda liền để đi lại cho dễ dàng vì bà xã tôi vừa sanh đứa con đầu lòng vào ngày 28/04/1975. Sau khi nghe trên radio tin đầu hàng, tôi đã chạy đến Biệt đội chở anh và anh Dân ra phi trường, và hai anh đã ra đi an toàn.
Anh Sùng mỗi lần về Phi Đoàn đổi tàu rồi lại tiếp tục đi Bạc Liêu, anh thường nhờ tôi coi lại tàu trước khi anh bay.
Anh Cử, anh Vinh (chúng tôi thường gọi anh là Tạ Vinh), anh Bút, anh Trùm (ngày xưa chúng tôi gọi là ông Trùm “chuyện cổ tích”), Tuấn “râu” , tôi còn nhớ anh nhỏ người nhưng có bộ râu rất đẹp như Tướng Kỳ.
Hiền “lồi”, tôi có với anh một kỷ niệm khó quên, đó là anh bị trực thăng của Phi Đoàn 211 bay phiá sau khi anh đang taxi vào Phi đạo thì bị lật úp, lúc đó cả mấy trái rocket đều rớt xuống phi đạo nhưng không sao cả. Anh bị kẹt trong tầu, tôi phải chui vào để tháo dây an toàn cho anh để anh thoát ra.
Anh Chất thì nhìn bộ mặt anh là biết hiền lành rồi. Còn nhiều anh nữa nhưng tôi không nhớ hết, có lẽ khi gặp nhau sẽ nhớ dần dần.
Phi cơ ở Biên Hòa khi nhìn danh hiệu thì sẽ biết ở Phi Đoàn nào, còn ở Sư Đoàn 4 Không Quân thì cách sơn tàu khác nhau. Phi Đoàn 116 và Phi Đoàn 122 khi nhìn cánh lái phương hướng sẽ phân biệt được tàu của Phi Đoàn nào. Tàu của Phi Đoàn 116 thì sơn các cánh sau với các màu đỏ, vàng, cam, xanh dương, xanh lá cây. Chiếc U-17 của Sư Đoàn Trưởng mang số 427, và được sơn bằng mầu cam và các sao màu trắng. Chiếc 427, mỗi lần các VIP ra đi bay, nếu là toán tôi, anh Lương là người chịu trách nhiệm. Với Sư Đoàn Trưởng phi cơ thường được đem lên sân cờ. Riêng Đ/tá Ông Lợi Hồng Sư Đoàn Phó khi ra đi bay thì mọi người trốn hết, không ai dám cho đi bay, chỉ còn tôi, anh Lương, hoặc anh Thế thường lãnh việc này, vì chúng tôi tóc cắt ngắn, quân phục đúng quy cách. Phi Đạo chúng tôi thường có các vị VIP bay đến, rồi đi. Có một lần vào giờ ăn trưa, tất cả các anh em đang đi ăn trưa, một số khác bận đồ nhiên liệu. Chợt có một chiếc U-17 của Phi Đoàn bay về, tôi ra hướng dẫn vào bãi đậu. Trên phi cơ bước xuống một vị Th/tá của Phi Đoàn (tôi không nhớ tên), một vị Tr/tá và Phu nhân, cả ba vị vào Văn Phòng Phi Đạo để chờ xe ra đón. Tôi vào Văn Phòng Phi Đạo để đưa mẫu Kỹ Thuật cho anh Lương để báo cáo với Kiểm Soát Bảo Trì, tôi thấy vị Tr/tá này trông quen quen, nhìn bảng tên trên ngực áo ông, thấy mang tên Tài, tôi chợt nhớ ra là Tr/tá Ôn Văn Tài (lúc trước có một thời ông từng là Không Đoàn Trưởng KĐ 74 Chiến Thuật khi mới thành lập) và Phu nhân đi cùng chắc chắn là ca sĩ Thanh Thúy (một giọng hát mà tôi từng ngưỡng mộ trước khi vào lính).
Cũng có một lần ở Phi Đạo chúng tôi, lúc Tướng Nguyễn Huy Ánh còn sống và là Sư Đoàn Trưởng, trong một lần ông đi bay về cũng vào giờ trưa, chỉ có một anh Trg/sĩ (tôi không nhớ tên) trực, nhưng anh lại ngủ quên, nên khi tàu về không thấy ai ra đón, Tướng Ánh tắt máy, tự kéo thắng tay và chèn bánh, xong ông vào Văn Phòng Phi Đạo gọi anh Trg/sĩ trực để báo tàu về và nhờ đẩy tàu vào trong ụ. Anh Trg/sĩ này mắt nhắm mắt mở tưởng là ai chọc phá nên buông tiếng chửi thề, chừng khi nhìn kỹ lại là Tướng Ánh, anh hết hồn và hết lời xin lỗi. Tướng Anh nói với anh là mai lên Văn Phòng của ông gặp ông. Suốt ngày hôm đó, anh không làm được việc gì vì lo nghĩ là thế nào cũng bị phạt. Ngày hôm sau, khi lên trình diện Tướng, anh không bị phạt mà còn được 4 ngày phép, bởi vì khi hỏi ra, Tướng Ánh biết là vợ anh vừa mới sanh, anh đã ở trong bệnh viện với vợ mình suốt cả một đêm không ngủ nên mới ra nông nỗi như vậy. Khi về Phi Đạo mọi người thấy anh tươi cười và tỉnh táo. Anh em Phi Đạo chúng tôi cũng thường có quà của Phu nhân Tướng Nguyễn Huy Ánh mỗi khi ông bà đi bay đâu về đến Phi Đạo.
Tôi về Phi Đạo 116 được vài tháng thì Phi Đạo tiếp nhận người và các tàu khác từ các Phi Đoàn biệt phái về để chuẩn bị cho khóa Huấn Luyện cho các phi công tập làm quen với phi cơ trước khi được huấn luyện bay bổng. Phi Đoàn 112 và 124 cũng gửi tàu về, vì vậy tôi có dịp gặp lại những anh em cùng làm trước đây ở Biên Hòa, trong đó có Nghĩa “mụ”, “chị” Liêng, Tặng, Cang, v..v….
Còn các Phi Hành đoàn thì gặp lại được Tr/uý Hạnh (ưa đi bay với Thành T.V.), Tr/uý Sơn và nhiều Phi Hành đoàn khác. Cũng thời gian này, tôi được biệt phái về Võ Đường Lôi Phong để huấn luyện và chuẩn bị đi tranh giải Nhu Đạo toàn quốc năm 1973. Những lúc rảnh rỗi tôi cũng thỉnh thoảng ghé qua Phi Đạo chơi và thỉnh thoảng cũng gặp một vài Phi hành đoàn đến võ đường tập luyện. Sau gần hai tháng xa Phi Đạo vì đi tranh giải Nhu Đạo, tôi trở về Phi Đạo và làm việc ở toán cũ với anh Sang, anh Lương và nhiều anh em khác. Lần trở về làm việc này, tôi có thêm một biệt danh là Bé “Judo”, ngoài biệt danh Bé “bảy” đã có trước. Giống như các lần đi biệt phái trở về, tôi được ông thầy Cần chỉ định làm cơ trưởng cộng thêm sửa chữa, vì vậy tôi biết được thêm nhiều Tiểu Khu nơi có L-19 đáp. Nhờ công việc sửa chữa này tôi được đi đến nhiều địa danh, mà nếu không có việc đi sửa chữa tàu bè này, tôi chẳng bao giờ được đặt chân đến!… Chẳng hạn như địa danh tận cùng của đất nước là Năm Căn, chỉ khi tới đó mới thấy được mũi Cà Mau (mà khi học Địa Lý năm xưa, chúng ta thường nghe đất nước ta từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau). Bạc Liêu (xứ của Mã Tính), Sóc Trăng, Rạch Giá, Chương Thiện, Châu Đốc, Long Xuyên, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Đông Tâm, Kiến Hòa, v..v..
Tôi cũng có nhiều chuyện bất ngờ khi về làm Phi Đạo 116. Người bạn học chung với tôi năm xưa về làm “Sếp” của tôi. Hôm đám cưới của tôi, một số anh em Phi Đạo đến dự, họ nói là hôm nay có một Chuẩn Uý mới về Phi Đạo làm Phân Đoàn trưởng. Ngày tôi trở vào đơn vị làm việc, khi vào đến cổng Sư Đoàn thì gặp bạn tôi, cũng đang đi bộ vào. Tôi nhìn ngay ra nó mặc dầu chúng tôi xa cách nhau mấy năm trường. Trước đây chúng tôi học chung với nhau 4 năm trời, sau đó bạn tôi đi học chuyên nghiệp, còn tôi vẫn học Phổ thông, nó tốt nghiệp còn tôi thi rớt. Gặp lại nhau hôm ấy chúng tôi cùng uống cà phê nhưng không hỏi han nhau gì hết. Khi tôi đến Phi Đạo làm việc và đang sửa tiếp một chiếc tàu thì thấy bạn tôi cũng bước vào Phi Đạo, thấy vậy tôi hỏi nó đi đâu vậy, nó nói là đến nhận nhiệm sở, lúc ấy chúng tôi mới vỡ lẽ ra và cùng cười với nhau về cuộc gặp gỡ này. Khi ông thầy Cân giới thiệu bạn tôi với mọi người trong Phi Đạo và giới thiệu mọi người trong Phi Đạo với bạn tôi, đến lượt tôi, tôi nói với ông là chúng tôi biết nhau rồi, ông ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tôi gặp Phân Đoàn trưởng thì làm sao mà biết nhau được?… Tôi mới cho ông hay là chúng tôi là bạn học với nhau ngày xưa. Bạn tôi tên là Ngô Ngọc Thành, được thăng Th/uý có một tuần lễ thì tan hàng, do vậy bạn tôi cũng bóc hết 2 cuốn lịch với 9 tháng. Phải chi nó bóc đủ 3 cuốn thì giờ này cũng qua bên này rồi!… Ngày tôi đi Mỹ, tôi có tìm nó và cho nó hay. Nó chúc mừng tôi, tôi cũng cám ơn nó vì suốt thời gian cùng làm việc chung với nhau, nó đã giúp đỡ tôi rất nhiều.
Một số tầu của Phi Đoàn 116 mà tôi còn nhớ số đuôi như:
-Về O-1 gồm: 012 – 045 – 168 – 173 – 273 – 327 – 405 – 408 – 436 – 481 – 562 – 682 – 723 – 868 – và 906 (các anh em nào còn nhớ xin bổ túc thêm).
-Về U-17 gồm:
U-17 A : 921 (chiếc này dùng để phóng thanh và rải truyền đơn, còn nữa những gì tôi không nhớ nổi!…)
U-17B: 321 – 427 – 565 (quý vị nào còn nhớ xin bổ túc thêm cho đủ)
Kính thưa các Niên trưởng, các anh và các bạn, tôi xin kết thúc bài viết này và hy vọng những gì tôi viết ở đây, không làm quý vị nhàm chán và cho là tôi viết dài dòng. Riêng tôi, được viết ra đây những điều này, tôi cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng. Những điều này cứ làm tôi suy nghĩ mãi và phải viết ra làm sao đây?…Tôi cũng chân thành cám ơn các anh Đào Bá Hùng, Nguyễn Viết Trường, Trần Hữu An, Nguyễn Tiến Thắng đã khuyến khích tôi viết bài này.
Dallas mùa hè 2003
Lôi Phong, Phi Vân 5 (với Sơn Ca 22)
Nguyễn Văn Bé (847)
( Biên Hùng chuyển )