Tham Khảo
Donald Trump, Trung Quốc, và Việt Nam
Một chính phủ Việt Nam khôn ngoan sẽ tìm cách lợi dụng cuộc đấu này để làm lợi cho đất nước. Vì trong cuộc diện vùng Ðông Nam Á, Việt Nam có thể đóng một vai quan trọng nếu ông Trump nhìn kỹ vào bản đồ
Một chính phủ Việt Nam khôn ngoan sẽ tìm cách lợi dụng cuộc đấu này
để làm lợi cho đất nước. Vì trong cuộc diện vùng Ðông Nam Á, Việt Nam có
thể đóng một vai quan trọng nếu ông Trump nhìn kỹ vào bản đồ. Donald
Trump rất thực tế, không phải một người giáo điều, sẽ nhận ra sự thật
đó.
Khi ông Donald Trump đã vào Tòa Bạch Ốc, đứng trước bản đồ thế giới, ngó
đến vùng Châu Á, liệu ông sẽ tìm thấy ngay tên nước Việt Nam hay
không? Chắc là hơi khó. Ông Trump đã được hoãn dịch mấy lần, cho đến
khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Có lần ông được hoãn đi lính vì bị
đau chân, mà bây giờ ông cũng không nhớ đau chân phải hay chân trái.
Trên bản đồ Châu Á, Trung Quốc sẽ thu hút đôi mắt của các vị tổng thống
Mỹ, hơn cả Trung Ðông và Ấn Ðộ. Nhưng khi nhìn xuống phía Nam Trung
Quốc, tới vùng Ðông Nam Á, thì không ai có thể bỏ qua nước Việt Nam. Nếu
có người vẽ thêm Ðường Lưỡi Bò trên mặt biển để giải thích, thì chắc
chắn ông Trump phải nhìn thấy Việt Nam nằm ngay bên con đường biển mà
một phần ba hàng hóa trao đổi khắp thế giới qua lại. Sẽ có người kể cho
ông Trump biết rằng Nhật Bản tấn công Pearl Harbor năm 1941 sau khi các
nước Anh, Mỹ phong tỏa, tấn công các tàu chở nguyên liệu và dầu lửa
cho Nhật, cấm Nhật đi qua vùng biển này. Nếu có một cuộc chiến tranh
mới ở Thái Bình Dương trong thế kỷ 21, thì Ðường Lưỡi Bò sẽ là nguyên
nhân; mặc dù đây không phải là một nơi đáng tới xây khách sạn hoặc mở
sòng bài.
Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, nước Mỹ đóng ba vai trò quan trọng trên thế
giới, dù muốn hay không. Một là bảo đảm an ninh, trật tự trong nhiều khu
vực, một vai trò cảnh sát. Hai là thiết lập và bảo vệ các định chế
cùng quy tắc thúc đẩy thương mại quốc tế mở rộng hơn. Và thứ ba là vai
trò hô hào, cổ động cho cách sống tự do dân chủ, như người Mỹ đã thí
nghiệm từ thế kỷ 18. Trong cả ba vai trò đó, hiện nay Cộng Sản Trung
Quốc đang thách thức nước Mỹ ở vùng Ðông Nam Á. Muốn thực hiện khẩu
hiệu “Nước Mỹ vĩ đại như xưa” thì chắc ông Donald Trump không thể bỏ
qua vùng này.
Ðây là điều người Việt Nam có thể vận dụng làm sao có lợi cho dân tộc mình.
Người ta chú ý nhiều đến những lời ông Trump đả kích Trung Cộng về
thương mại, những lời đe dọa tăng thuế quan, vân vân. Nhưng trong cuộc
vận động tranh cử vừa qua, ông Donald Trump cũng cảnh cáo những hành
động xâm lăng của Trung Cộng. Ông đã nói rất mạnh, cốt chỉ trích chính
quyền Obama, và muốn chứng tỏ ông sẽ cứng rắn hơn.
Ông Trump từng nói rằng Trung Quốc đang xây một “pháo đài vĩ đại” (a
massive fortress) trong vùng biển Ðông Nam Á. Theo ông, vì họ không coi
nước Mỹ ra gì cả; ông ví với một bọn giết người mà không ai hỏi tội!
Trên điểm mạng (website) của ông Trump khi tranh cử, ông đã nêu ý kiến
sẽ “tăng cường quân lực Mỹ trong vùng biển phía Ðông và Ðông Nam Châu Á
cho thích đáng,” để “ngăn chặn cuộc phiêu lưu của Trung Quốc đe dọa
quyền lợi nước Mỹ ở Châu Á.”
Những lời đe dọa trên có vẻ mâu thuẫn với ý kiến của ông Trump muốn
“thương thuyết lại” những hiệp ước bảo vệ Nhật Bản và Nam Hàn, nhằm giảm
bớt chi phí quân sự của Mỹ. Ông Trump còn nói sẽ rút bớt quân Mỹ đang
đồn trú tại hai nước này, nếu họ không trả thêm tiền trong việc bảo vệ
an ninh. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng những cam kết quân sự của Mỹ với
các nước trong khối NATO và Nhật Bản, Nam Hàn, là những cột trụ ngoại
giao dựng lên từ 70 năm qua không thể một sớm một chiều xóa bỏ được. Nếu
Mỹ rút quân đi, vùng Ðông Bắc châu Á sẽ náo động và bất ổn. Một cuộc
chạy đua vũ lực sẽ diễn ra trước mối đe dọa bom nguyên tử của Bắc Hàn.
Ông Trump đã nói với đài CBS vào Tháng Hai năm 2016 rằng, “Tôi sẽ bảo
Trung Quốc thủ tiêu cái thằng đó (Kim Yong Un, lãnh tụ Bắc Hàn) bằng
cách này hay cách khác.” Ông còn ngỏ ý nếu Nhật Bản chế vũ khí hạch tâm
thì “cũng không hại gì cho nước Mỹ!” Có lẽ ông nghĩ một cách đơn giản
rằng khi Trung Cộng lo Nhật chế bom nguyên tử thì họ sẽ phải tìm cách
ngăn cản Bắc Hàn. Tại Quốc Hội Nam Hàn, các đại biểu thuộc cả hai đảng
đã lên tiếng yêu cầu chính phủ cứu xét việc chế tạo vũ khí hạch tâm.
Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể nghĩ khác. Bắc Hàn vẫn được họ
dùng như một quân bài trong những cuộc thương lượng với các nước Á Ðông.
Nếu quân đội Mỹ rút đi, họ sẽ tìm cách mời các nước này ký những hiệp
ước an ninh song phương, đi đôi với những quan hệ kinh tế, vì Trung
Quốc hiện đang là khách mua hàng nhiều nhất của cả Nam Hàn lẫn Nhật
Bản. Ðối với các nước Ðông Nam Á cũng vậy, các hiệp ước kinh tế sử dụng
Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Châu Á sẽ là đầu cầu để tiến tới các hiệp
ước an ninh hỗ tương.
Liệu nước Mỹ có thể rút quân đi để Trung Cộng đóng vai “cầm trịch” ở
vùng Á Ðông hay không? Mọi người có thể an tâm vì chính quyền Donald
Trump sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng. Những chiến hạm và phi cơ chiến
đấu mới sản xuất, các tiểu đoàn bộ binh và thủy quân lục chiến sắp
thành lập, sẽ phải được khai triển nơi nào đó trên thế giới. Người sắp
được bổ nhiệm chức Cố vấn An ninh Quốc gia là tướng ba sao Mike Flynn,
vốn là phó chủ tịch công ty CACI International ở Virginia, một nhà thầu
với Bộ Quốc Phòng, các cơ quan tình báo, và Bộ Nội An, chuyên về kỹ
thuật tin học.
Cho nên quân đội Mỹ sẽ không được rút về mà có thể còn được điều động
thêm, đi khắp thế giới. Trên website tranh cử, ông Trump từng nói rằng,
“Một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ sẽ là một tín hiệu minh bạch cho
Trung Quốc và các nước Châu Á thấy rằng nước Mỹ đã trở lại đóng vai trò
lãnh đạo thế giới.” Ông Trump đã chỉ trích chính sách của Tổng thống Barack Obama là “yếu ớt,” thì ông sẽ tìm cách chứng tỏ mình mạnh hơn.
Biểu diễn thái độ cứng rắn hơn tại Ðông Nam Á cũng phù hợp với những lời
ông Trump đả kích Trung Quốc trong cuộc tranh cử. Các cử tri ủng hộ
ông Trump sẽ hài lòng. Vùng biển Ðông Nam Á là nơi không phức tạp như ở
Trung Ðông và vùng Ukraine. Vì ở đó Mỹ chỉ cần tiếp tục những việc ông
Obama đang làm, có thể gia tăng cường độ; mà phía đối nghịch trước mặt
chỉ có một nước Trung Hoa. Còn ở hai chiến trường kia cần thăm dò phản
ứng của các nước Châu Âu, cũng đụng chạm tới Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ,
lại thêm cả thế giới Hồi Giáo.
Ông Trump có thể biểu diễn bằng cách tăng cường những chuyến đi thám sát
của Hải Quân Mỹ quanh các hòn đảo nhân tạo Trung Cộng đã xây, nhiều
lần hơn, với các chiến hạm lớn hơn. Ông sẽ tìm cách “chinh phục lại”
Philippines, coi như ông Obama đã để mất vào tay Trung Cộng.
Dù tiên đoán ông Trump sẽ “làm dữ” nhưng chúng ta không thể đặt hy vọng
vào một cuộc đối đầu sống chết giữa Donald Trump và Tập Cận Bình. Quan
hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là một cuộc chơi
đơn giản.
Ông Trump cũng từng nói trước ông sẽ dùng vấn đề thương mại để tạo áp
lực trên Bắc Kinh trong những cuộc thương thảo khác. Cho nên ông cũng có
thể làm ngược lại, dùng vấn đề an ninh hàng hải trong vùng Ðông Nam Á
như một miếng đòn mặc cả với Trung Cộng trên các vấn đề mậu dịch và đầu
tư.
Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ thấy nói chuyện với một thương gia như
Donald Trump dễ hơn phải đối đầu với các nhà chính trị như Barack Obama
hay Hillary Clinton, những người lúc nào cũng nhắc nhở đến nhân quyền
hay chuyện khí quyển đang nóng lên. Giới kinh doanh Mỹ và đảng Cộng Hòa
sẽ không cho phép một vị tổng thống Mỹ nào gây ra một cuộc chiến tranh
mậu dịch, vì kinh tế thế giới sẽ sụp đổ. Từ năm 1990, các công ty Mỹ đã
đầu tư 225 tỷ đô la vào nước Tàu, trong khi Trung Quốc mới đầu tư vào
Mỹ được 65 tỷ. Năm ngoái, Mỹ bán sang Trung Quốc số hàng hóa trị giá
113 tỷ đô la, đó là nước buôn bán lớn hàng thứ ba, sau Canada và
Mexico. Những công ty Mỹ như Boeing, Apple, General Motors biết rằng
dân Trung Hoa càng có tiền nhiều hơn thì nhu cầu mua những món hàng đắt
giá của Mỹ càng cao hơn.
Trong một thế giới mậu dịch tự do thì chính các xí nghiệp và các nhà
kinh doanh Mỹ sẽ được lợi; vì họ sẵn có tập quán cạnh tranh và khuyến
khích các sáng kiến trong nội bộ. Họ cũng sẵn sàng thay đổi cách làm ăn
khi cần thích ứng với hoàn cảnh mới. Tổ hợp ngân hàng JPMorgan Chase
mới bị chính phủ Mỹ phạt 264 triệu đô la vì đã tuyển mộ hàng trăm nhân
viên là con cháu của các quan chức Trung Cộng, trong đó có con trai ông
Cao Hổ Thành (Gao Hucheng), bộ trưởng Thương Mại Bắc Kinh và con gái
ông Hoàng Hành Nguyên (Huang Hongyuan) giám đốc ủy ban chứng khoán Hồng
Kông. Luật lệ Mỹ cấm hối lộ như vậy.
Dù Mỹ đánh thuế 45% trên hàng nhập cảng từ nước Tàu thì cũng không đem
được về Mỹ những công việc mà các công nhân Tàu đang làm. Muốn gia tăng
sản xuất công nghiệp ở Mỹ thì chỉ có cách đào tạo thêm kỹ thuật cao cho
công nhân đã mất việc. Vì phần lớn những việc đã bị đã đưa ra nước
ngoài nếu đem về Mỹ cũng không ai muốn làm với đồng lương như vậy.
Chính phủ Mỹ không thể trợ cấp các công ty để tăng lương cho nhân viên
như các xí nghiệp quốc doanh bên Tàu, vì sẽ bị các nước khác kiện trước
WTO.
Cho nên người Việt Nam không thể trông chờ một cuộc “chiến tranh” giữa
Mỹ và Trung Cộng, về kinh tế cũng như quân sự. Tuy nhiên, chúng ta cũng
biết rằng hai nước này sẽ “đấu võ” với nhau trong bốn năm tới, nhiều
hơn những năm qua; vì Donald Trump sẽ coi cuộc đấu với Trung Cộng như
một màn biểu diễn cho thấy ông mới là người tài giỏi hơn các chính phủ
trước.
Một chính phủ Việt Nam khôn ngoan sẽ tìm cách lợi dụng cuộc đấu này để
làm lợi cho đất nước. Vì trong cuộc diện vùng Ðông Nam Á, Việt Nam có
thể đóng một vai quan trọng nếu ông Trump nhìn kỹ vào bản đồ. Donald
Trump rất thực tế, không phải một người giáo điều, sẽ nhận ra sự thật
đó. Ông được nhận xét là một người “ưa ngọt,” thích được khen ngợi và
không thể chấp nhận ai đối đầu với mình. Ngay cả khi chính quyền Trump
xóa bỏ Hiệp Ước TPP, thì hai nước vẫn có thể tiếp tục giao thương với
thuế quan ưu đãi trong khuôn khổ WTO. Không có TPP, Việt Nam vẫn có thể
ký một hiệp ước mậu dịch tự do với Mỹ, ít nhất cũng tương đương với các
cuộc trao đổi bắt buộc với nước Tàu bây giờ vì không thể cưỡng lại.
Chính quyền Trump sẽ nhìn ra rằng giúp Việt Nam thoát khỏi cảnh lệ thuộc
Trung Cộng về kinh tế, thương mại, thì sẽ Việt Nam sẽ đủ mạnh để quyết
định độc lập hơn. Ðó là một cơ hội cho ông Trump chứng tỏ mình thành
công hơn ông Obama.
Tất nhiên, khi chọn con đường hợp tác với Mỹ để thoát áp lực của Trung
Cộng thì chính quyền Việt Nam sẽ phải cải cách môi trường kinh doanh,
thay đổi luật lệ và thể chế cho phù hợp với thế giới hiện tại.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Donald Trump, Trung Quốc, và Việt Nam
Một chính phủ Việt Nam khôn ngoan sẽ tìm cách lợi dụng cuộc đấu này để làm lợi cho đất nước. Vì trong cuộc diện vùng Ðông Nam Á, Việt Nam có thể đóng một vai quan trọng nếu ông Trump nhìn kỹ vào bản đồ
Một chính phủ Việt Nam khôn ngoan sẽ tìm cách lợi dụng cuộc đấu này
để làm lợi cho đất nước. Vì trong cuộc diện vùng Ðông Nam Á, Việt Nam có
thể đóng một vai quan trọng nếu ông Trump nhìn kỹ vào bản đồ. Donald
Trump rất thực tế, không phải một người giáo điều, sẽ nhận ra sự thật
đó.
Khi ông Donald Trump đã vào Tòa Bạch Ốc, đứng trước bản đồ thế giới, ngó
đến vùng Châu Á, liệu ông sẽ tìm thấy ngay tên nước Việt Nam hay
không? Chắc là hơi khó. Ông Trump đã được hoãn dịch mấy lần, cho đến
khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Có lần ông được hoãn đi lính vì bị
đau chân, mà bây giờ ông cũng không nhớ đau chân phải hay chân trái.
Trên bản đồ Châu Á, Trung Quốc sẽ thu hút đôi mắt của các vị tổng thống
Mỹ, hơn cả Trung Ðông và Ấn Ðộ. Nhưng khi nhìn xuống phía Nam Trung
Quốc, tới vùng Ðông Nam Á, thì không ai có thể bỏ qua nước Việt Nam. Nếu
có người vẽ thêm Ðường Lưỡi Bò trên mặt biển để giải thích, thì chắc
chắn ông Trump phải nhìn thấy Việt Nam nằm ngay bên con đường biển mà
một phần ba hàng hóa trao đổi khắp thế giới qua lại. Sẽ có người kể cho
ông Trump biết rằng Nhật Bản tấn công Pearl Harbor năm 1941 sau khi các
nước Anh, Mỹ phong tỏa, tấn công các tàu chở nguyên liệu và dầu lửa
cho Nhật, cấm Nhật đi qua vùng biển này. Nếu có một cuộc chiến tranh
mới ở Thái Bình Dương trong thế kỷ 21, thì Ðường Lưỡi Bò sẽ là nguyên
nhân; mặc dù đây không phải là một nơi đáng tới xây khách sạn hoặc mở
sòng bài.
Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, nước Mỹ đóng ba vai trò quan trọng trên thế
giới, dù muốn hay không. Một là bảo đảm an ninh, trật tự trong nhiều khu
vực, một vai trò cảnh sát. Hai là thiết lập và bảo vệ các định chế
cùng quy tắc thúc đẩy thương mại quốc tế mở rộng hơn. Và thứ ba là vai
trò hô hào, cổ động cho cách sống tự do dân chủ, như người Mỹ đã thí
nghiệm từ thế kỷ 18. Trong cả ba vai trò đó, hiện nay Cộng Sản Trung
Quốc đang thách thức nước Mỹ ở vùng Ðông Nam Á. Muốn thực hiện khẩu
hiệu “Nước Mỹ vĩ đại như xưa” thì chắc ông Donald Trump không thể bỏ
qua vùng này.
Ðây là điều người Việt Nam có thể vận dụng làm sao có lợi cho dân tộc mình.
Người ta chú ý nhiều đến những lời ông Trump đả kích Trung Cộng về
thương mại, những lời đe dọa tăng thuế quan, vân vân. Nhưng trong cuộc
vận động tranh cử vừa qua, ông Donald Trump cũng cảnh cáo những hành
động xâm lăng của Trung Cộng. Ông đã nói rất mạnh, cốt chỉ trích chính
quyền Obama, và muốn chứng tỏ ông sẽ cứng rắn hơn.
Ông Trump từng nói rằng Trung Quốc đang xây một “pháo đài vĩ đại” (a
massive fortress) trong vùng biển Ðông Nam Á. Theo ông, vì họ không coi
nước Mỹ ra gì cả; ông ví với một bọn giết người mà không ai hỏi tội!
Trên điểm mạng (website) của ông Trump khi tranh cử, ông đã nêu ý kiến
sẽ “tăng cường quân lực Mỹ trong vùng biển phía Ðông và Ðông Nam Châu Á
cho thích đáng,” để “ngăn chặn cuộc phiêu lưu của Trung Quốc đe dọa
quyền lợi nước Mỹ ở Châu Á.”
Những lời đe dọa trên có vẻ mâu thuẫn với ý kiến của ông Trump muốn
“thương thuyết lại” những hiệp ước bảo vệ Nhật Bản và Nam Hàn, nhằm giảm
bớt chi phí quân sự của Mỹ. Ông Trump còn nói sẽ rút bớt quân Mỹ đang
đồn trú tại hai nước này, nếu họ không trả thêm tiền trong việc bảo vệ
an ninh. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng những cam kết quân sự của Mỹ với
các nước trong khối NATO và Nhật Bản, Nam Hàn, là những cột trụ ngoại
giao dựng lên từ 70 năm qua không thể một sớm một chiều xóa bỏ được. Nếu
Mỹ rút quân đi, vùng Ðông Bắc châu Á sẽ náo động và bất ổn. Một cuộc
chạy đua vũ lực sẽ diễn ra trước mối đe dọa bom nguyên tử của Bắc Hàn.
Ông Trump đã nói với đài CBS vào Tháng Hai năm 2016 rằng, “Tôi sẽ bảo
Trung Quốc thủ tiêu cái thằng đó (Kim Yong Un, lãnh tụ Bắc Hàn) bằng
cách này hay cách khác.” Ông còn ngỏ ý nếu Nhật Bản chế vũ khí hạch tâm
thì “cũng không hại gì cho nước Mỹ!” Có lẽ ông nghĩ một cách đơn giản
rằng khi Trung Cộng lo Nhật chế bom nguyên tử thì họ sẽ phải tìm cách
ngăn cản Bắc Hàn. Tại Quốc Hội Nam Hàn, các đại biểu thuộc cả hai đảng
đã lên tiếng yêu cầu chính phủ cứu xét việc chế tạo vũ khí hạch tâm.
Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể nghĩ khác. Bắc Hàn vẫn được họ
dùng như một quân bài trong những cuộc thương lượng với các nước Á Ðông.
Nếu quân đội Mỹ rút đi, họ sẽ tìm cách mời các nước này ký những hiệp
ước an ninh song phương, đi đôi với những quan hệ kinh tế, vì Trung
Quốc hiện đang là khách mua hàng nhiều nhất của cả Nam Hàn lẫn Nhật
Bản. Ðối với các nước Ðông Nam Á cũng vậy, các hiệp ước kinh tế sử dụng
Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Châu Á sẽ là đầu cầu để tiến tới các hiệp
ước an ninh hỗ tương.
Liệu nước Mỹ có thể rút quân đi để Trung Cộng đóng vai “cầm trịch” ở
vùng Á Ðông hay không? Mọi người có thể an tâm vì chính quyền Donald
Trump sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng. Những chiến hạm và phi cơ chiến
đấu mới sản xuất, các tiểu đoàn bộ binh và thủy quân lục chiến sắp
thành lập, sẽ phải được khai triển nơi nào đó trên thế giới. Người sắp
được bổ nhiệm chức Cố vấn An ninh Quốc gia là tướng ba sao Mike Flynn,
vốn là phó chủ tịch công ty CACI International ở Virginia, một nhà thầu
với Bộ Quốc Phòng, các cơ quan tình báo, và Bộ Nội An, chuyên về kỹ
thuật tin học.
Cho nên quân đội Mỹ sẽ không được rút về mà có thể còn được điều động
thêm, đi khắp thế giới. Trên website tranh cử, ông Trump từng nói rằng,
“Một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ sẽ là một tín hiệu minh bạch cho
Trung Quốc và các nước Châu Á thấy rằng nước Mỹ đã trở lại đóng vai trò
lãnh đạo thế giới.” Ông Trump đã chỉ trích chính sách của Tổng thống Barack Obama là “yếu ớt,” thì ông sẽ tìm cách chứng tỏ mình mạnh hơn.
Biểu diễn thái độ cứng rắn hơn tại Ðông Nam Á cũng phù hợp với những lời
ông Trump đả kích Trung Quốc trong cuộc tranh cử. Các cử tri ủng hộ
ông Trump sẽ hài lòng. Vùng biển Ðông Nam Á là nơi không phức tạp như ở
Trung Ðông và vùng Ukraine. Vì ở đó Mỹ chỉ cần tiếp tục những việc ông
Obama đang làm, có thể gia tăng cường độ; mà phía đối nghịch trước mặt
chỉ có một nước Trung Hoa. Còn ở hai chiến trường kia cần thăm dò phản
ứng của các nước Châu Âu, cũng đụng chạm tới Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ,
lại thêm cả thế giới Hồi Giáo.
Ông Trump có thể biểu diễn bằng cách tăng cường những chuyến đi thám sát
của Hải Quân Mỹ quanh các hòn đảo nhân tạo Trung Cộng đã xây, nhiều
lần hơn, với các chiến hạm lớn hơn. Ông sẽ tìm cách “chinh phục lại”
Philippines, coi như ông Obama đã để mất vào tay Trung Cộng.
Dù tiên đoán ông Trump sẽ “làm dữ” nhưng chúng ta không thể đặt hy vọng
vào một cuộc đối đầu sống chết giữa Donald Trump và Tập Cận Bình. Quan
hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là một cuộc chơi
đơn giản.
Ông Trump cũng từng nói trước ông sẽ dùng vấn đề thương mại để tạo áp
lực trên Bắc Kinh trong những cuộc thương thảo khác. Cho nên ông cũng có
thể làm ngược lại, dùng vấn đề an ninh hàng hải trong vùng Ðông Nam Á
như một miếng đòn mặc cả với Trung Cộng trên các vấn đề mậu dịch và đầu
tư.
Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ thấy nói chuyện với một thương gia như
Donald Trump dễ hơn phải đối đầu với các nhà chính trị như Barack Obama
hay Hillary Clinton, những người lúc nào cũng nhắc nhở đến nhân quyền
hay chuyện khí quyển đang nóng lên. Giới kinh doanh Mỹ và đảng Cộng Hòa
sẽ không cho phép một vị tổng thống Mỹ nào gây ra một cuộc chiến tranh
mậu dịch, vì kinh tế thế giới sẽ sụp đổ. Từ năm 1990, các công ty Mỹ đã
đầu tư 225 tỷ đô la vào nước Tàu, trong khi Trung Quốc mới đầu tư vào
Mỹ được 65 tỷ. Năm ngoái, Mỹ bán sang Trung Quốc số hàng hóa trị giá
113 tỷ đô la, đó là nước buôn bán lớn hàng thứ ba, sau Canada và
Mexico. Những công ty Mỹ như Boeing, Apple, General Motors biết rằng
dân Trung Hoa càng có tiền nhiều hơn thì nhu cầu mua những món hàng đắt
giá của Mỹ càng cao hơn.
Trong một thế giới mậu dịch tự do thì chính các xí nghiệp và các nhà
kinh doanh Mỹ sẽ được lợi; vì họ sẵn có tập quán cạnh tranh và khuyến
khích các sáng kiến trong nội bộ. Họ cũng sẵn sàng thay đổi cách làm ăn
khi cần thích ứng với hoàn cảnh mới. Tổ hợp ngân hàng JPMorgan Chase
mới bị chính phủ Mỹ phạt 264 triệu đô la vì đã tuyển mộ hàng trăm nhân
viên là con cháu của các quan chức Trung Cộng, trong đó có con trai ông
Cao Hổ Thành (Gao Hucheng), bộ trưởng Thương Mại Bắc Kinh và con gái
ông Hoàng Hành Nguyên (Huang Hongyuan) giám đốc ủy ban chứng khoán Hồng
Kông. Luật lệ Mỹ cấm hối lộ như vậy.
Dù Mỹ đánh thuế 45% trên hàng nhập cảng từ nước Tàu thì cũng không đem
được về Mỹ những công việc mà các công nhân Tàu đang làm. Muốn gia tăng
sản xuất công nghiệp ở Mỹ thì chỉ có cách đào tạo thêm kỹ thuật cao cho
công nhân đã mất việc. Vì phần lớn những việc đã bị đã đưa ra nước
ngoài nếu đem về Mỹ cũng không ai muốn làm với đồng lương như vậy.
Chính phủ Mỹ không thể trợ cấp các công ty để tăng lương cho nhân viên
như các xí nghiệp quốc doanh bên Tàu, vì sẽ bị các nước khác kiện trước
WTO.
Cho nên người Việt Nam không thể trông chờ một cuộc “chiến tranh” giữa
Mỹ và Trung Cộng, về kinh tế cũng như quân sự. Tuy nhiên, chúng ta cũng
biết rằng hai nước này sẽ “đấu võ” với nhau trong bốn năm tới, nhiều
hơn những năm qua; vì Donald Trump sẽ coi cuộc đấu với Trung Cộng như
một màn biểu diễn cho thấy ông mới là người tài giỏi hơn các chính phủ
trước.
Một chính phủ Việt Nam khôn ngoan sẽ tìm cách lợi dụng cuộc đấu này để
làm lợi cho đất nước. Vì trong cuộc diện vùng Ðông Nam Á, Việt Nam có
thể đóng một vai quan trọng nếu ông Trump nhìn kỹ vào bản đồ. Donald
Trump rất thực tế, không phải một người giáo điều, sẽ nhận ra sự thật
đó. Ông được nhận xét là một người “ưa ngọt,” thích được khen ngợi và
không thể chấp nhận ai đối đầu với mình. Ngay cả khi chính quyền Trump
xóa bỏ Hiệp Ước TPP, thì hai nước vẫn có thể tiếp tục giao thương với
thuế quan ưu đãi trong khuôn khổ WTO. Không có TPP, Việt Nam vẫn có thể
ký một hiệp ước mậu dịch tự do với Mỹ, ít nhất cũng tương đương với các
cuộc trao đổi bắt buộc với nước Tàu bây giờ vì không thể cưỡng lại.
Chính quyền Trump sẽ nhìn ra rằng giúp Việt Nam thoát khỏi cảnh lệ thuộc
Trung Cộng về kinh tế, thương mại, thì sẽ Việt Nam sẽ đủ mạnh để quyết
định độc lập hơn. Ðó là một cơ hội cho ông Trump chứng tỏ mình thành
công hơn ông Obama.
Tất nhiên, khi chọn con đường hợp tác với Mỹ để thoát áp lực của Trung
Cộng thì chính quyền Việt Nam sẽ phải cải cách môi trường kinh doanh,
thay đổi luật lệ và thể chế cho phù hợp với thế giới hiện tại.
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)