Cà Kê Dê Ngỗng
Dù có nhiều bác sỹ bị tố cáo giết người, nhưng Trung Quốc vẫn được đăng cai tổ chức Hội nghị Cấy ghép Nội tạng
Vào tháng 6 năm 2016, một báo cáo liên quan đến việc khảo sát hơn 700 bệnh viện ở Trung Quốc đã cáo buộc rằng, ĐCSTQ đã triển khai một ngành công nghiệp bí mật nhằm giết và cướp mổ nội tạng của các tù nhân lương tâm. Nội dung báo cáo của các nhà nghiên cứu đã không gặp bất kỳ sự phủ quyết nào, và các vị lãnh đạo chủ chốt trong ngành cấy ghép quốc tế đã đồng ý với một số kết luận quan trọng của nó.
Tuy nhiên, những tổ chức cấy ghép toàn cầu đã im hơi lặng tiếng. Các quan chức đầu ngành trong lĩnh vực cấy ghép tạng không hề thể hiện sự bất bình, cũng như không hề bày tỏ mối quan ngại nào đối với những tuyên bố cho rằng ngành y khoa cấy ghép tạng đã và đang được sử dụng như một hình thức mới trong việc giết người hàng loạt.
Họ cũng không đặt ra những câu hỏi lịch sự để buộc nhà chức trách Trung Quốc phải trả lời về nguồn gốc của số lượng nội tạng khổng lồ được sử dụng cho các ca cấy ghép ở Trung Quốc kể từ năm 2000. Trong cuốn báo cáo này, 3 nhà điều tra Ethan Gutmann, David Kilgour và David Matas đã ước tính mỗi năm có từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng đã được thực hiện từ năm 2000 đến năm 2015, nguồn nội tạng này có khả năng lớn nhất là được lấy từ các tù nhân lương tâm.
Thế nhưng, trong tháng 8 này tại Hồng Kông, Hiệp hội Cấy Ghép Nội tạng vẫn tổ chức hội nghị được diễn ra 2 năm 1 lần. Và Trung Quốc sẽ trở thành ngôi sao sáng trong hội nghị này.
Trong các phiên họp chuyên ngành như “Kỷ nguyên mới trong hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc” và “Cải cách cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc”, các quan chức Trung Quốc sẽ có cơ hội để nói với hàng ngàn chuyên gia y tế tại hội nghị lớn nhất của ngành công nghiệp này rằng, họ đã triệt để cải cách hệ thống của họ, qua đó có được tính hợp pháp và một vị thế hoàn toàn mới trên toàn cầu mà không thông qua bất kỳ điều luật mới nào, và chẳng có một bác sĩ hoặc quan chức nào phải chịu trách nhiệm cho những hành động đã được mô tả như là một cuộc thảm sát diệt chủng.
Những câu hỏi liên quan đến đạo đức nghề nghiệp
Trong hội nghị diễn ra vào tháng 8 năm nay, có 2 vấn đề rắc rối sẽ bị bỏ qua, theo thành viên của ủy ban giám sát việc cấy ghép nội tạng. Vấn đề đầu tiên là việc nghiên cứu lâm sàng của các bác sĩ Trung Quốc có khả năng đã dựa vào những nội tạng có được một cách phi đạo đức. Vấn đề thứ hai là những nhà quản trị cao nhất của Hiệp Hội cấy ghép sẽ để cho các bác sĩ quân y và bác sĩ phẫu thuật cấy ghép Trung Quốc được phát biểu – dù những người này đang bị cáo buộc là tham gia giết hại rất nhiều người vô tội.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của một bác sĩ nổi tiếng của Trung Quốc vì ông ta có một cách sống hai mặt rất khác thường: là một bác sĩ phẫu thuật gan hàng đầu, nhưng ông cũng hoạt động với vai trò là lãnh đạo cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ. Cơ quan này chuyên kích động hận thù chống lại Pháp Luân Công – một môn tu luyện tâm linh đã và đang bị đàn áp. Các nhà nghiên cứu cho rằng những học viên của môn tu luyện tâm linh này chính là đối tượng chủ yếu của tình trạng mổ cướp nội tạng.
Cùng chuyên đề với vị bác sỹ này, Trịnh Thụ Sâm, là Tiến sĩ Jeremy Chapman Sydney. Vị Tiến sĩ này đã từng là Giám đốc của Hiệp Hội cấy ghép, và là người bạn lâu năm của một quan chức đầu ngành trong lĩnh vực cấy ghép ở Trung Quốc. Tại Hội nghị này, Chapman còn giữ vai trò chủ tọa chương trình khoa học, có nhiệm vụ đảm bảo rằng các báo cáo khoa học của Trung Quốc hoàn toàn không sử dụng nghiên cứu dựa vào nội tạng của các tù nhân
Tuy nhiên, thời báo Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) đã xem xét hơn 50 báo cáo khoa học từ Trung Quốc, và phát hiện ít nhất hơn chục bài trong đó đã không giải thích rõ về nguồn cung cấp nội tạng.
Nguồn nội tạng không rõ nguồn gốc
Nhiều báo cáo khoa học đã không cung cấp bất kỳ thông tin nào về nguồn gốc nội tạng được sử dụng. Chẳng hạn như bài “Những yếu tố ảnh hưởng từ sự mệt mỏi ở người nhận ghép gan” của tác giả Liu Hongxia thuộc Đại học Y học Trung Quốc ở Bắc Kinh, không hề cung cấp thông tin về nguồn gốc của 285 lá gan và thời điểm mổ cấy ghép gan. Như thế rất khó khẳng định là những lá gan này có được lấy theo đúng nguyên tắc đạo đức hay không.
Từ năm 2005, các quan chức Trung Quốc đã nói rằng phần lớn các ca ghép tạng được thu thập từ các tử tù. Kể từ năm 2013, một hệ thống cấy ghép tự nguyện trên toàn quốc đã xuất hiện, mặc dù dữ liệu đáng tin cậy về các hoạt động của nó thì rất khó nắm bắt.
Cả hai người thuyết trình này đều có vấn đề về lai lịch. Dựa theo một bài viết vào năm 2003 đăng trên tạp chí mà cô là đồng tác giả, Liu đã tham gia ít nhất là 60 ca ghép thận từ tháng 1 năm 1999 đến tháng năm 2002. Gần như chắc chắn rằng không có ca phẫu thuật nào trong số này là tự nguyện, và theo thống kê thì nhiều trong số chúng có khả năng lấy từ các tù nhân lương tâm. Các tù nhân lương tâm được cho là nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu nhất ở Trung Quốc kể từ năm 2000.
Các vấn đề tương tự cũng xuất hiện ở Wang, người đã thực hiện hơn 700 ca ghép thận theo hồ sơ bệnh viện, đa phần trong thời điểm Trung Quốc chưa hề có hệ thống hiến tạng tự nguyện. Những người thuyết trình hoặc các đồng tác giả khác cũng mạnh miệng tương tự dù có những tiền sử rắc rối.
Có một số báo cáo khác không hề đề cập đến năm mà nội tạng được ghép. Một số báo cáo đã ghi rõ năm mà nội tạng được ghép và nó trùng với thời điểm nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố họ có hệ thống hiến tạng tự nguyện (sau năm 2013) – mặc dù không phải tất cả những ca phẫu thuật cấy ghép đều diễn ra trong thời gian này.
Thậm chí sau năm 2013, được biết [nhà cầm quyền Trung Quốc] vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nội tạng từ các tử tù và tù nhân lương tâm. Những người không nằm trong hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc, bao gồm các chuyên gia cấy ghép quốc tế, không thể nào biết được cuộc nghiên cứu nào sử dụng nội tạng từ người tự nguyện hiến tạng và nghiên cứu nào sử dụng nội tạng từ các tử tù.
‘Phân tích rất chi tiết’
Khi được hỏi về quá trình tuyển chọn bài viết, tiến sĩ Jeremy Chapman đã viết: “Chúng tôi đã tiến hành phân tích rất chi tiết tất cả các bài viết được nộp lên với một nhóm các cá nhân có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết cặn kẽ về chương trình ghép tạng của Trung Quốc… Bất kỳ bài viết nào có người hiến tạng hoặc các ca cấy ghép có khả năng đến từ các tử tù đều bị loại bỏ”.
Chapman là tổng biên tập tạp chí chính thức của TTS. Khi nhận được danh sách hơn chục bài báo cáo khoa học có vấn đề, với nghi vấn làm sao xác minh được nguồn cung ứng nội tạng trong các bài nghiên cứu này, Chapman nói rằng ông và các đồng nghiệp của mình tin tưởng các đồng nghiệp Trung Quốc luôn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức. Các diễn giả Trung Quốc được yêu cầu là phải đảm bảo với ban tổ chức Hội nghị “3 lần bằng văn bản” rằng các nội tạng đã được lấy theo đúng nguyên tắc đạo đức.
Chapman nói thêm: “Tất cả các nghiên cứu trình lên hội nghị mà có khả năng sử dụng nội tạng từ các tử tù đều bị loại bỏ, cũng như đã loại hẳn ra những nghiên cứu nào không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào của chúng tôi liên quan đến việc xác minh nguồn gốc”. Nhưng Chapman không cho biết rằng đã có bao nhiêu bài viết bị loại bỏ.
Việc không kiểm tra đã tạo ra một số vấn đề rắc rối.
“Hơn 28 năm, tôi đã xét duyệt rất nhiều bài viết khoa học tại nhiều cuộc hội thảo”, Tiến sĩ Maria Fiatarone Singh – thành viên trong hội đồng quản trị của Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) đã viết trong một email: “người xét duyệt chỉ nhận được một bản tóm tắt dài 250 từ cùng tên của các tác giả và các tổ chức cơ quan… Không thể xác minh được điều gì xa hơn nữa chỉ với 250 từ này”.
Tiến sĩ Fiatarone Singh và các đồng nghiệp tại DAFOH đã bày tỏ sự bất bình khi biết tin là sẽ có một hội nghị [cấy ghép nội tạng] được tổ chức tại Hồng Kông, trong đó những người thuyết trình là những bác sĩ từ lâu đã được xem là tham gia vào những tội ác chống lại nhân loại.
DAFOH viết trong một thông cáo báo chí gần đây: “Bất chấp quan ngại ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế, Hiệp hội Cấy ghép vẫn mời ông Hoàng Khiết Phu – chuyên gia cấy ghép hàng đầu của Trung Quốc phát biểu trước toàn thể khách mời tại Hội nghị Ghép tạng sắp tới”.
“Dưới thời Hoàng Khiết Phu làm Thứ trưởng Bộ Y tế, số ca ghép tạng của Trung Quốc đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Điều này diễn ra cùng lúc với việc bùng nổ sự bức hại và giam giữ các tù nhân lương tâm sau năm 1999, cũng như sự xuất hiện các báo cáo về việc các học viên Pháp Luân Công bị ép thử máu và kiểm tra sức khỏe vì mục tiêu bị nhắm đến chính là đức tin của họ”, DAFOH đã viết trong bản thông cáo.
Bản thân Hoàng Khiết Phu cũng tham gia hệ thống ghép tạng “giết người theo yêu cầu” của Trung Quốc. Dựa theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, vị bác sỹ này đã thực hiện hàng trăm ca ghép gan trong những năm vừa qua. Vào năm 2005, tại một bệnh viện ở Tân Cương, Hoàng Khiết Phu đã công bố lời kêu gọi khẩn cấp cần có 2 lá gan trong trong vòng 24 giờ, chuyển đến ngay trong đêm bằng đường hàng không. Mặc dù điều này khiến 2 người phải thiệt mạng, nhưng cuối cùng 2 lá gan này thậm chí còn không được dùng đến.
Nhiều Bác sĩ bị buộc tội sát nhân
Bệnh viện này là đối tượng của báo cáo điều tra dài 8.000 từ của thời báo Epoch Times vào tháng 2 năm 2016. Trong đó chỉ ra rằng số lượng các ca ghép tạng của bệnh viện này không thể nào có được nếu chỉ lấy từ các tử tù, và khẳng định rằng nó phải dựa vào một nguồn cung cấp nội tạng khác.
Ông Thẩm là đồng tác giả của một bài nghiên cứu sẽ được trình bày tại Hồng Kông về kỹ thuật kiểm tra chức năng gan.
Tuy nhiên, tại hội nghị này, một bác sĩ phẫu thuật khác sẽ xuất hiện và tạo ra mối nghi ngại lớn hơn rất nhiều: đó là Tiến sĩ Trịnh Thụ Sâm.
Cuộc sống 2 mặt của Trịnh Thụ Sâm
Đích thân Trịnh Thụ Sâm đã thực hiện ít nhất hàng trăm ca ghép gan, cũng như giám sát hàng ngàn ca [phẫu thuật ghép tạng khác]. Từ trụ sở riêng tại Bệnh viện Chi nhánh số 1 của Đại học Chiết Giang, ông Trịnh là đồng tác giả một bài viết vào năm 2005 về đề tài nhanh chóng lấy được lá gan, còn được gọi là “cấy ghép khẩn cấp” cho các bệnh nhân bị suy gan cấp tính.
Vì [Trung Quốc] không có hệ thống cấp quốc gia về hiến tạng tự nguyện và tìm kiếm những cơ quan nội tạng tương thích giống như ở các nước khác, nên điều này có nghĩa là người hiến tạng được xác định ngay tại địa phương và mới chết trong thời gian rất ngắn, khoảng chừng 24 giờ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc lấy gan siêu tốc như vậy là bằng chứng quan trọng cho thấy phải có sẵn một số lượng rất lớn người hiến tạng được giữ ở trạng thái chuẩn bị, chờ bị lấy nội tạng.
Trong khi đó, ông Trịnh lại có một cuộc sống 2 mặt. Khi không tiến hành những ca phẫu thuật ghép gan khẩn cấp, thì ông Trịnh mở ra những cuộc hội thảo tuyên truyền nhằm chống phá Pháp Luân Công, vì ông Trịnh là người đứng đầu Hiệp hội Chống Tà giáo tại tỉnh Chiết Giang.
Ông Trịnh đảm đương chức chủ tịch của tổ chức do ĐCSTQ điều hành này vào năm 2007. Kể từ đó, Trịnh đã liên tục diễn thuyết tại các trường học và đơn vị công tác của chính phủ, chỉnh sửa sách, cũng như đề ra nhiều giải thưởng… tất cả chỉ nhằm phỉ báng Pháp Luân Công – một môn tu luyện tâm linh truyền thống Trung Hoa đã bị bức hại kể từ năm 1999.
Các nhà nghiên cứu tin rằng ngay sau khi các học viên Pháp Luân Công được xác định là kẻ thù chính trị số một của ĐCSTQ và do đó đã bị đặt ra ngoài sự bảo vệ của luật pháp, họ bị biến thành mục tiêu để thu hoạch nội tạng. Đây là một hoạt động thu được lợi nhuận khổng lồ, mà chưa bao giờ bị trừng phạt, có sự phối hợp giữa y tế và quân sự của Trung Quốc.
Hồ sơ trực tuyến cho biết, vào tháng 10 năm 2010, ông Trịnh đã chủ trì một chương trình đào tạo cán bộ “chống tà giáo” tại Đại học Thuỷ lợi và Điện lực Chiết Giang. Trịnh đã đọc bài phát biểu mở màn và ngồi bên cạnh lãnh đạo Phòng 610 của tỉnh Chiết Giang. Phòng 610 là cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật chuyên giam cầm và tra tấn các học viên Pháp Luân Công.
Muốn khám phá ra được bộ mặt thật của Trịnh Thụ Sâm đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu bằng tiếng Trung Quốc, và có được sự nhạy cảm với bối cảnh tổ chức cơ quan ở Trung Quốc đều bị chính trị hóa ở mức độ rất cao. Đây là một điều mà các nhà lãnh đạo Hiệp hội Cấy ghép vẫn còn đang bị thiếu, dựa theo những lời phản bác của ban tổ chức.
Tất cả các tù nhân đều bình đẳng
Thậm chí sau khi các lãnh đạo của Hiệp hội Cấy ghép đã được thông báo về lai lịch bất minh của các bác sỹ Trung Quốc, thì Hiệp hội này vẫn im lặng và không có thay đổi gì đối với chương trình Hội nghị.
Trịnh Thụ Sâm vẫn sẽ xuất hiện cùng bàn chủ tọa với các lãnh đạo của Hiệp hội Cấy ghép như ông Jeremy Chapman, ông Philip O’Connell – đương kim Chủ tịch, và bà Nancy Ascher – Chủ tịch trong nhiệm kỳ tới của Hiệp hội. Xuất hiện cùng với họ là Hoàng Khiết Phu và bác sĩ phẫu thuật cấy ghép quân sự dày dạn kinh nghiệm Thạch Bỉnh Nghị. Riêng Trịnh sẽ đưa ra một bài phát biểu có tựa đề “Hoạt động ghép gan ở Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”.
Dù đã nhận được email tường thuật về lai lịch của người cùng chuyên đề với mình, nhưng bà Ascher vẫn không phản hồi bất kỳ thông tin nào. Tương tự như vậy, ông Chapman cũng từ chối bình luận. Cũng như các đồng nghiệp của mình trong việc hồi đáp các email, O’Connell cũng không đưa ra ý kiến.
Trải qua nhiều năm, Hiệp hội Cấy ghép đã ban hành một bộ hướng dẫn đạo đức khi làm việc với các bác sĩ Trung Quốc nhằm cân bằng 2 mục tiêu: một mặt là sự cần thiết phải duy trì các tiêu chuẩn đạo đức riêng của họ, mặt khác là “thúc đẩy đối thoại” và “giáo dục” các bác sĩ Trung Quốc về “giải pháp thay thế cho việc sử dụng các cơ quan nội tạng và mô của các tử tù”.
Theo truyền thống, các bác sĩ Trung Quốc được phép trở thành thành viên của Hiệp hội Cấy ghép cũng như được phép thuyết trình tại Hội nghị, miễn sao các bài nghiên cứu phải trong sạch.
Tuy nhiên, bộ hướng dẫn đạo đức này chỉ đề cập đến các bác sĩ đã từng sử dụng nội tạng từ các tử tù.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ như Trịnh Thụ Sâm rất khả nghi là đã giết người vô tội để mổ cướp nội tạng?
Theo Hiệp hội Cấy ghép thì chẳng có bất kỳ sự khác biệt nào cả, một bác sĩ như Trịnh vẫn được tự do tham gia Hội nghị này.
“Ở Trung Quốc, việc lấy nội tạng từ các tử tù đồng ý hiến tạng là hợp pháp, mặc dù nó có vấn đề về mặt đạo đức… Việc giết người để lấy nội tạng cũng không hợp pháp một cách công khai”
– Wendy Rogers, Đại học Macquarie.
Tiến sĩ Beatriz Domínguez-Gil, Chủ tịch Ủy ban Đạo đức của Hạ viện Hoa Kỳ đã viết: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng các nguyên tắc đạo đức tạo nên nền tảng chính sách của Hiệp hội Cấy ghép về thu hoạch nội tạng các tử tù phải được hiểu là cũng có thể áp dụng cho việc thu hoạch nội tạng từ bất kỳ ai không có khả năng đưa ra sự đồng ý hợp lệ của riêng mình – tức là tự nguyện, được thông báo, và cụ thể – vì thế bao gồm cả các tù nhân lương tâm”.
Điều này đã xóa sạch hố sâu cách biệt về mặt đạo đức giữa 2 hành động này, những nhà đạo đức học phát biểu.
“Ở Trung Quốc, việc lấy nội tạng từ các tử tù đồng ý hiến tạng là hợp pháp, mặc dù nó có vấn đề về mặt đạo đức”, Wendy Rogers – nhà luân lý sinh học tại Đại học Macquarie ở Sydney đã viết trong một email: “Ngay cả ở Trung Quốc, việc giết người để lấy nội tạng cũng không hợp pháp một cách công khai”.
Bà nói thêm: “Các bác sĩ tham gia trong trường hợp đầu tiên [lấy nội tạng từ các tử tù đồng ý hiến tạng] có thể bị buộc tội có hành vi phi đạo đức, nhưng các bác sĩ trong trường hợp thứ hai [giết người để lấy nội tạng] là những kẻ đã phạm tội giết người. Thường thì chúng ta luôn phân biệt rất rạch ròi về đạo đức giữa những kẻ sát nhân và những người khác. Bất kỳ lý thuyết đạo đức nào mà tôi có thể nghĩ ra đều cho thấy sự phân biệt này”.
Tẩy chay
Sự suy thoái trong đạo đức của Hiệp hội Cấy ghép Quốc tế đã khiến một số thành viên chủ chốt của Hiệp hội choáng váng. Tiến sĩ Jacob Lavee – vừa là Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Israel, vừa là bác sĩ phẫu thuật cấy ghép tim nổi tiếng nhất của nước này, đồng thời là thành viên Ủy ban Đạo đức của Hiệp hội Cấy ghép Quốc tế sẽ không bay đến Hồng Kông [tham dự Hội nghị].
“Tôi đã cố gắng nhưng không thể thuyết phục được ban lãnh đạo Hiệp hội Cấy ghép đừng chuyển địa điểm tổ chức Hội nghị Cấy ghép 2016 tới Hồng Kông, trong khi ban đầu đã dự kiến tiến hành ở Bangkok”, ông viết trong một email.
Tạo điều kiện cho Trung Quốc một nền tảng toàn cầu, mà lại bỏ qua các báo cáo về thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm “là một vết nhơ về đạo đức trong quy tắc đạo đức của Hiệp hội Cấy ghép”, bác sỹ Lavee đã viết
Lavee tiếp tục phát biểu: “Phát hiện đáng kinh ngạc về rất nhiều bài thuyết trình có vấn đề về đạo đức trong chương trình khoa học của Hội nghị này chỉ là một khía cạnh khác cho thấy sự suy đồi đạo đức trong Hiệp hội. Do đó, tôi đã thông báo cho các đồng nghiệp rằng tôi sẽ tẩy chay Hội nghị tại Hồng Kông, và đã kêu gọi họ cũng nên làm theo tôi”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Dù có nhiều bác sỹ bị tố cáo giết người, nhưng Trung Quốc vẫn được đăng cai tổ chức Hội nghị Cấy ghép Nội tạng
Vào tháng 6 năm 2016, một báo cáo liên quan đến việc khảo sát hơn 700 bệnh viện ở Trung Quốc đã cáo buộc rằng, ĐCSTQ đã triển khai một ngành công nghiệp bí mật nhằm giết và cướp mổ nội tạng của các tù nhân lương tâm. Nội dung báo cáo của các nhà nghiên cứu đã không gặp bất kỳ sự phủ quyết nào, và các vị lãnh đạo chủ chốt trong ngành cấy ghép quốc tế đã đồng ý với một số kết luận quan trọng của nó.
Tuy nhiên, những tổ chức cấy ghép toàn cầu đã im hơi lặng tiếng. Các quan chức đầu ngành trong lĩnh vực cấy ghép tạng không hề thể hiện sự bất bình, cũng như không hề bày tỏ mối quan ngại nào đối với những tuyên bố cho rằng ngành y khoa cấy ghép tạng đã và đang được sử dụng như một hình thức mới trong việc giết người hàng loạt.
Họ cũng không đặt ra những câu hỏi lịch sự để buộc nhà chức trách Trung Quốc phải trả lời về nguồn gốc của số lượng nội tạng khổng lồ được sử dụng cho các ca cấy ghép ở Trung Quốc kể từ năm 2000. Trong cuốn báo cáo này, 3 nhà điều tra Ethan Gutmann, David Kilgour và David Matas đã ước tính mỗi năm có từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng đã được thực hiện từ năm 2000 đến năm 2015, nguồn nội tạng này có khả năng lớn nhất là được lấy từ các tù nhân lương tâm.
Thế nhưng, trong tháng 8 này tại Hồng Kông, Hiệp hội Cấy Ghép Nội tạng vẫn tổ chức hội nghị được diễn ra 2 năm 1 lần. Và Trung Quốc sẽ trở thành ngôi sao sáng trong hội nghị này.
Trong các phiên họp chuyên ngành như “Kỷ nguyên mới trong hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc” và “Cải cách cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc”, các quan chức Trung Quốc sẽ có cơ hội để nói với hàng ngàn chuyên gia y tế tại hội nghị lớn nhất của ngành công nghiệp này rằng, họ đã triệt để cải cách hệ thống của họ, qua đó có được tính hợp pháp và một vị thế hoàn toàn mới trên toàn cầu mà không thông qua bất kỳ điều luật mới nào, và chẳng có một bác sĩ hoặc quan chức nào phải chịu trách nhiệm cho những hành động đã được mô tả như là một cuộc thảm sát diệt chủng.
Những câu hỏi liên quan đến đạo đức nghề nghiệp
Trong hội nghị diễn ra vào tháng 8 năm nay, có 2 vấn đề rắc rối sẽ bị bỏ qua, theo thành viên của ủy ban giám sát việc cấy ghép nội tạng. Vấn đề đầu tiên là việc nghiên cứu lâm sàng của các bác sĩ Trung Quốc có khả năng đã dựa vào những nội tạng có được một cách phi đạo đức. Vấn đề thứ hai là những nhà quản trị cao nhất của Hiệp Hội cấy ghép sẽ để cho các bác sĩ quân y và bác sĩ phẫu thuật cấy ghép Trung Quốc được phát biểu – dù những người này đang bị cáo buộc là tham gia giết hại rất nhiều người vô tội.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của một bác sĩ nổi tiếng của Trung Quốc vì ông ta có một cách sống hai mặt rất khác thường: là một bác sĩ phẫu thuật gan hàng đầu, nhưng ông cũng hoạt động với vai trò là lãnh đạo cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ. Cơ quan này chuyên kích động hận thù chống lại Pháp Luân Công – một môn tu luyện tâm linh đã và đang bị đàn áp. Các nhà nghiên cứu cho rằng những học viên của môn tu luyện tâm linh này chính là đối tượng chủ yếu của tình trạng mổ cướp nội tạng.
Cùng chuyên đề với vị bác sỹ này, Trịnh Thụ Sâm, là Tiến sĩ Jeremy Chapman Sydney. Vị Tiến sĩ này đã từng là Giám đốc của Hiệp Hội cấy ghép, và là người bạn lâu năm của một quan chức đầu ngành trong lĩnh vực cấy ghép ở Trung Quốc. Tại Hội nghị này, Chapman còn giữ vai trò chủ tọa chương trình khoa học, có nhiệm vụ đảm bảo rằng các báo cáo khoa học của Trung Quốc hoàn toàn không sử dụng nghiên cứu dựa vào nội tạng của các tù nhân
Tuy nhiên, thời báo Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) đã xem xét hơn 50 báo cáo khoa học từ Trung Quốc, và phát hiện ít nhất hơn chục bài trong đó đã không giải thích rõ về nguồn cung cấp nội tạng.
Nguồn nội tạng không rõ nguồn gốc
Nhiều báo cáo khoa học đã không cung cấp bất kỳ thông tin nào về nguồn gốc nội tạng được sử dụng. Chẳng hạn như bài “Những yếu tố ảnh hưởng từ sự mệt mỏi ở người nhận ghép gan” của tác giả Liu Hongxia thuộc Đại học Y học Trung Quốc ở Bắc Kinh, không hề cung cấp thông tin về nguồn gốc của 285 lá gan và thời điểm mổ cấy ghép gan. Như thế rất khó khẳng định là những lá gan này có được lấy theo đúng nguyên tắc đạo đức hay không.
Từ năm 2005, các quan chức Trung Quốc đã nói rằng phần lớn các ca ghép tạng được thu thập từ các tử tù. Kể từ năm 2013, một hệ thống cấy ghép tự nguyện trên toàn quốc đã xuất hiện, mặc dù dữ liệu đáng tin cậy về các hoạt động của nó thì rất khó nắm bắt.
Cả hai người thuyết trình này đều có vấn đề về lai lịch. Dựa theo một bài viết vào năm 2003 đăng trên tạp chí mà cô là đồng tác giả, Liu đã tham gia ít nhất là 60 ca ghép thận từ tháng 1 năm 1999 đến tháng năm 2002. Gần như chắc chắn rằng không có ca phẫu thuật nào trong số này là tự nguyện, và theo thống kê thì nhiều trong số chúng có khả năng lấy từ các tù nhân lương tâm. Các tù nhân lương tâm được cho là nguồn cung cấp nội tạng chủ yếu nhất ở Trung Quốc kể từ năm 2000.
Các vấn đề tương tự cũng xuất hiện ở Wang, người đã thực hiện hơn 700 ca ghép thận theo hồ sơ bệnh viện, đa phần trong thời điểm Trung Quốc chưa hề có hệ thống hiến tạng tự nguyện. Những người thuyết trình hoặc các đồng tác giả khác cũng mạnh miệng tương tự dù có những tiền sử rắc rối.
Có một số báo cáo khác không hề đề cập đến năm mà nội tạng được ghép. Một số báo cáo đã ghi rõ năm mà nội tạng được ghép và nó trùng với thời điểm nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố họ có hệ thống hiến tạng tự nguyện (sau năm 2013) – mặc dù không phải tất cả những ca phẫu thuật cấy ghép đều diễn ra trong thời gian này.
Thậm chí sau năm 2013, được biết [nhà cầm quyền Trung Quốc] vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nội tạng từ các tử tù và tù nhân lương tâm. Những người không nằm trong hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc, bao gồm các chuyên gia cấy ghép quốc tế, không thể nào biết được cuộc nghiên cứu nào sử dụng nội tạng từ người tự nguyện hiến tạng và nghiên cứu nào sử dụng nội tạng từ các tử tù.
‘Phân tích rất chi tiết’
Khi được hỏi về quá trình tuyển chọn bài viết, tiến sĩ Jeremy Chapman đã viết: “Chúng tôi đã tiến hành phân tích rất chi tiết tất cả các bài viết được nộp lên với một nhóm các cá nhân có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết cặn kẽ về chương trình ghép tạng của Trung Quốc… Bất kỳ bài viết nào có người hiến tạng hoặc các ca cấy ghép có khả năng đến từ các tử tù đều bị loại bỏ”.
Chapman là tổng biên tập tạp chí chính thức của TTS. Khi nhận được danh sách hơn chục bài báo cáo khoa học có vấn đề, với nghi vấn làm sao xác minh được nguồn cung ứng nội tạng trong các bài nghiên cứu này, Chapman nói rằng ông và các đồng nghiệp của mình tin tưởng các đồng nghiệp Trung Quốc luôn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức. Các diễn giả Trung Quốc được yêu cầu là phải đảm bảo với ban tổ chức Hội nghị “3 lần bằng văn bản” rằng các nội tạng đã được lấy theo đúng nguyên tắc đạo đức.
Chapman nói thêm: “Tất cả các nghiên cứu trình lên hội nghị mà có khả năng sử dụng nội tạng từ các tử tù đều bị loại bỏ, cũng như đã loại hẳn ra những nghiên cứu nào không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào của chúng tôi liên quan đến việc xác minh nguồn gốc”. Nhưng Chapman không cho biết rằng đã có bao nhiêu bài viết bị loại bỏ.
Việc không kiểm tra đã tạo ra một số vấn đề rắc rối.
“Hơn 28 năm, tôi đã xét duyệt rất nhiều bài viết khoa học tại nhiều cuộc hội thảo”, Tiến sĩ Maria Fiatarone Singh – thành viên trong hội đồng quản trị của Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) đã viết trong một email: “người xét duyệt chỉ nhận được một bản tóm tắt dài 250 từ cùng tên của các tác giả và các tổ chức cơ quan… Không thể xác minh được điều gì xa hơn nữa chỉ với 250 từ này”.
Tiến sĩ Fiatarone Singh và các đồng nghiệp tại DAFOH đã bày tỏ sự bất bình khi biết tin là sẽ có một hội nghị [cấy ghép nội tạng] được tổ chức tại Hồng Kông, trong đó những người thuyết trình là những bác sĩ từ lâu đã được xem là tham gia vào những tội ác chống lại nhân loại.
DAFOH viết trong một thông cáo báo chí gần đây: “Bất chấp quan ngại ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế, Hiệp hội Cấy ghép vẫn mời ông Hoàng Khiết Phu – chuyên gia cấy ghép hàng đầu của Trung Quốc phát biểu trước toàn thể khách mời tại Hội nghị Ghép tạng sắp tới”.
“Dưới thời Hoàng Khiết Phu làm Thứ trưởng Bộ Y tế, số ca ghép tạng của Trung Quốc đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Điều này diễn ra cùng lúc với việc bùng nổ sự bức hại và giam giữ các tù nhân lương tâm sau năm 1999, cũng như sự xuất hiện các báo cáo về việc các học viên Pháp Luân Công bị ép thử máu và kiểm tra sức khỏe vì mục tiêu bị nhắm đến chính là đức tin của họ”, DAFOH đã viết trong bản thông cáo.
Bản thân Hoàng Khiết Phu cũng tham gia hệ thống ghép tạng “giết người theo yêu cầu” của Trung Quốc. Dựa theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, vị bác sỹ này đã thực hiện hàng trăm ca ghép gan trong những năm vừa qua. Vào năm 2005, tại một bệnh viện ở Tân Cương, Hoàng Khiết Phu đã công bố lời kêu gọi khẩn cấp cần có 2 lá gan trong trong vòng 24 giờ, chuyển đến ngay trong đêm bằng đường hàng không. Mặc dù điều này khiến 2 người phải thiệt mạng, nhưng cuối cùng 2 lá gan này thậm chí còn không được dùng đến.
Nhiều Bác sĩ bị buộc tội sát nhân
Bệnh viện này là đối tượng của báo cáo điều tra dài 8.000 từ của thời báo Epoch Times vào tháng 2 năm 2016. Trong đó chỉ ra rằng số lượng các ca ghép tạng của bệnh viện này không thể nào có được nếu chỉ lấy từ các tử tù, và khẳng định rằng nó phải dựa vào một nguồn cung cấp nội tạng khác.
Ông Thẩm là đồng tác giả của một bài nghiên cứu sẽ được trình bày tại Hồng Kông về kỹ thuật kiểm tra chức năng gan.
Tuy nhiên, tại hội nghị này, một bác sĩ phẫu thuật khác sẽ xuất hiện và tạo ra mối nghi ngại lớn hơn rất nhiều: đó là Tiến sĩ Trịnh Thụ Sâm.
Cuộc sống 2 mặt của Trịnh Thụ Sâm
Đích thân Trịnh Thụ Sâm đã thực hiện ít nhất hàng trăm ca ghép gan, cũng như giám sát hàng ngàn ca [phẫu thuật ghép tạng khác]. Từ trụ sở riêng tại Bệnh viện Chi nhánh số 1 của Đại học Chiết Giang, ông Trịnh là đồng tác giả một bài viết vào năm 2005 về đề tài nhanh chóng lấy được lá gan, còn được gọi là “cấy ghép khẩn cấp” cho các bệnh nhân bị suy gan cấp tính.
Vì [Trung Quốc] không có hệ thống cấp quốc gia về hiến tạng tự nguyện và tìm kiếm những cơ quan nội tạng tương thích giống như ở các nước khác, nên điều này có nghĩa là người hiến tạng được xác định ngay tại địa phương và mới chết trong thời gian rất ngắn, khoảng chừng 24 giờ. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc lấy gan siêu tốc như vậy là bằng chứng quan trọng cho thấy phải có sẵn một số lượng rất lớn người hiến tạng được giữ ở trạng thái chuẩn bị, chờ bị lấy nội tạng.
Trong khi đó, ông Trịnh lại có một cuộc sống 2 mặt. Khi không tiến hành những ca phẫu thuật ghép gan khẩn cấp, thì ông Trịnh mở ra những cuộc hội thảo tuyên truyền nhằm chống phá Pháp Luân Công, vì ông Trịnh là người đứng đầu Hiệp hội Chống Tà giáo tại tỉnh Chiết Giang.
Ông Trịnh đảm đương chức chủ tịch của tổ chức do ĐCSTQ điều hành này vào năm 2007. Kể từ đó, Trịnh đã liên tục diễn thuyết tại các trường học và đơn vị công tác của chính phủ, chỉnh sửa sách, cũng như đề ra nhiều giải thưởng… tất cả chỉ nhằm phỉ báng Pháp Luân Công – một môn tu luyện tâm linh truyền thống Trung Hoa đã bị bức hại kể từ năm 1999.
Các nhà nghiên cứu tin rằng ngay sau khi các học viên Pháp Luân Công được xác định là kẻ thù chính trị số một của ĐCSTQ và do đó đã bị đặt ra ngoài sự bảo vệ của luật pháp, họ bị biến thành mục tiêu để thu hoạch nội tạng. Đây là một hoạt động thu được lợi nhuận khổng lồ, mà chưa bao giờ bị trừng phạt, có sự phối hợp giữa y tế và quân sự của Trung Quốc.
Hồ sơ trực tuyến cho biết, vào tháng 10 năm 2010, ông Trịnh đã chủ trì một chương trình đào tạo cán bộ “chống tà giáo” tại Đại học Thuỷ lợi và Điện lực Chiết Giang. Trịnh đã đọc bài phát biểu mở màn và ngồi bên cạnh lãnh đạo Phòng 610 của tỉnh Chiết Giang. Phòng 610 là cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật chuyên giam cầm và tra tấn các học viên Pháp Luân Công.
Muốn khám phá ra được bộ mặt thật của Trịnh Thụ Sâm đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu bằng tiếng Trung Quốc, và có được sự nhạy cảm với bối cảnh tổ chức cơ quan ở Trung Quốc đều bị chính trị hóa ở mức độ rất cao. Đây là một điều mà các nhà lãnh đạo Hiệp hội Cấy ghép vẫn còn đang bị thiếu, dựa theo những lời phản bác của ban tổ chức.
Tất cả các tù nhân đều bình đẳng
Thậm chí sau khi các lãnh đạo của Hiệp hội Cấy ghép đã được thông báo về lai lịch bất minh của các bác sỹ Trung Quốc, thì Hiệp hội này vẫn im lặng và không có thay đổi gì đối với chương trình Hội nghị.
Trịnh Thụ Sâm vẫn sẽ xuất hiện cùng bàn chủ tọa với các lãnh đạo của Hiệp hội Cấy ghép như ông Jeremy Chapman, ông Philip O’Connell – đương kim Chủ tịch, và bà Nancy Ascher – Chủ tịch trong nhiệm kỳ tới của Hiệp hội. Xuất hiện cùng với họ là Hoàng Khiết Phu và bác sĩ phẫu thuật cấy ghép quân sự dày dạn kinh nghiệm Thạch Bỉnh Nghị. Riêng Trịnh sẽ đưa ra một bài phát biểu có tựa đề “Hoạt động ghép gan ở Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”.
Dù đã nhận được email tường thuật về lai lịch của người cùng chuyên đề với mình, nhưng bà Ascher vẫn không phản hồi bất kỳ thông tin nào. Tương tự như vậy, ông Chapman cũng từ chối bình luận. Cũng như các đồng nghiệp của mình trong việc hồi đáp các email, O’Connell cũng không đưa ra ý kiến.
Trải qua nhiều năm, Hiệp hội Cấy ghép đã ban hành một bộ hướng dẫn đạo đức khi làm việc với các bác sĩ Trung Quốc nhằm cân bằng 2 mục tiêu: một mặt là sự cần thiết phải duy trì các tiêu chuẩn đạo đức riêng của họ, mặt khác là “thúc đẩy đối thoại” và “giáo dục” các bác sĩ Trung Quốc về “giải pháp thay thế cho việc sử dụng các cơ quan nội tạng và mô của các tử tù”.
Theo truyền thống, các bác sĩ Trung Quốc được phép trở thành thành viên của Hiệp hội Cấy ghép cũng như được phép thuyết trình tại Hội nghị, miễn sao các bài nghiên cứu phải trong sạch.
Tuy nhiên, bộ hướng dẫn đạo đức này chỉ đề cập đến các bác sĩ đã từng sử dụng nội tạng từ các tử tù.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ như Trịnh Thụ Sâm rất khả nghi là đã giết người vô tội để mổ cướp nội tạng?
Theo Hiệp hội Cấy ghép thì chẳng có bất kỳ sự khác biệt nào cả, một bác sĩ như Trịnh vẫn được tự do tham gia Hội nghị này.
“Ở Trung Quốc, việc lấy nội tạng từ các tử tù đồng ý hiến tạng là hợp pháp, mặc dù nó có vấn đề về mặt đạo đức… Việc giết người để lấy nội tạng cũng không hợp pháp một cách công khai”
– Wendy Rogers, Đại học Macquarie.
Tiến sĩ Beatriz Domínguez-Gil, Chủ tịch Ủy ban Đạo đức của Hạ viện Hoa Kỳ đã viết: “Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng các nguyên tắc đạo đức tạo nên nền tảng chính sách của Hiệp hội Cấy ghép về thu hoạch nội tạng các tử tù phải được hiểu là cũng có thể áp dụng cho việc thu hoạch nội tạng từ bất kỳ ai không có khả năng đưa ra sự đồng ý hợp lệ của riêng mình – tức là tự nguyện, được thông báo, và cụ thể – vì thế bao gồm cả các tù nhân lương tâm”.
Điều này đã xóa sạch hố sâu cách biệt về mặt đạo đức giữa 2 hành động này, những nhà đạo đức học phát biểu.
“Ở Trung Quốc, việc lấy nội tạng từ các tử tù đồng ý hiến tạng là hợp pháp, mặc dù nó có vấn đề về mặt đạo đức”, Wendy Rogers – nhà luân lý sinh học tại Đại học Macquarie ở Sydney đã viết trong một email: “Ngay cả ở Trung Quốc, việc giết người để lấy nội tạng cũng không hợp pháp một cách công khai”.
Bà nói thêm: “Các bác sĩ tham gia trong trường hợp đầu tiên [lấy nội tạng từ các tử tù đồng ý hiến tạng] có thể bị buộc tội có hành vi phi đạo đức, nhưng các bác sĩ trong trường hợp thứ hai [giết người để lấy nội tạng] là những kẻ đã phạm tội giết người. Thường thì chúng ta luôn phân biệt rất rạch ròi về đạo đức giữa những kẻ sát nhân và những người khác. Bất kỳ lý thuyết đạo đức nào mà tôi có thể nghĩ ra đều cho thấy sự phân biệt này”.
Tẩy chay
Sự suy thoái trong đạo đức của Hiệp hội Cấy ghép Quốc tế đã khiến một số thành viên chủ chốt của Hiệp hội choáng váng. Tiến sĩ Jacob Lavee – vừa là Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Israel, vừa là bác sĩ phẫu thuật cấy ghép tim nổi tiếng nhất của nước này, đồng thời là thành viên Ủy ban Đạo đức của Hiệp hội Cấy ghép Quốc tế sẽ không bay đến Hồng Kông [tham dự Hội nghị].
“Tôi đã cố gắng nhưng không thể thuyết phục được ban lãnh đạo Hiệp hội Cấy ghép đừng chuyển địa điểm tổ chức Hội nghị Cấy ghép 2016 tới Hồng Kông, trong khi ban đầu đã dự kiến tiến hành ở Bangkok”, ông viết trong một email.
Tạo điều kiện cho Trung Quốc một nền tảng toàn cầu, mà lại bỏ qua các báo cáo về thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm “là một vết nhơ về đạo đức trong quy tắc đạo đức của Hiệp hội Cấy ghép”, bác sỹ Lavee đã viết
Lavee tiếp tục phát biểu: “Phát hiện đáng kinh ngạc về rất nhiều bài thuyết trình có vấn đề về đạo đức trong chương trình khoa học của Hội nghị này chỉ là một khía cạnh khác cho thấy sự suy đồi đạo đức trong Hiệp hội. Do đó, tôi đã thông báo cho các đồng nghiệp rằng tôi sẽ tẩy chay Hội nghị tại Hồng Kông, và đã kêu gọi họ cũng nên làm theo tôi”.