Kinh Đời
Dư luận mạng viết về đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng
Dư luận người Việt trong và ngoài nước đang chú ý nhiều đến sự kiện đương kim Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ chính trị bị Ủy ban kiểm tra Trung ương công khai kiến nghị kỷ luật.
Dư luận người Việt trong và ngoài nước đang chú ý nhiều đến sự kiện
đương kim Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ chính trị bị
Ủy ban kiểm tra Trung ương công khai kiến nghị kỷ luật.
Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quy trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) |
Đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng công bố hôm 27/4, trước lúc Hội nghị
Trung ương 5 Khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra đầu tháng Năm.
Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quy trách nhiệm người
đứng đầu về các vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong giai
đoạn 2009 - 2011, là nơi ông từng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập
đoàn.
BBC ghi nhận một số tiếng nói trên mạng xã hội tiếng Việt và cả báo chí nhà nước tại Việt Nam bình luận sự việc này.
Lặp lại năm 2012?
Nhiều người so sánh đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng với đề nghị xem
xét kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một hội nghị trung ương năm
2012.
Khi đó, Hội nghị Trung ương 6 Khóa 11 ra kết luận "không thi hành kỷ
luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị".
Nay nhà báo Tâm Chánh, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị, viết
trên Facebook cá nhân, cho rằng ông Đinh La Thăng không có sức mạnh như
nguyên Thủ tướng:
"Vì đơn giản ông Thăng không có bề dày nắm quyền lực như ông Nguyễn Tấn Dũng để có thể chi phối chọn lựa của các ủy viên TƯ."
Hoặc nếu ông Thăng không bị kỷ luật, cây bút Tâm Chánh nêu giả thiết
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có thể "huy động sự tham gia của người
dân vào cuộc đấu tranh sinh tử này".
"Yếu huyệt trong thế trận này chính là ai nhanh chóng nắm giữ ngọn cờ công khai và chuyển nó thành khí thế của dân."
Nhân dân chỉ tin khi đồng thời với xử lý kỷ luật ông Thăng là những giải pháp đồng bộ công khai, minh bạch
Nguyễn An Dân viết trên Facebook
"Ông Trọng sẽ thắng nếu biết khai thác sức mạnh này, biến dư luận thành
công luận, nhưng ở thời ông Trọng tác động chính yếu này của truyền
thông không còn trong tay nền báo chí cách mạng vốn bị tẩn nhừ tử, chỉ
có một mực "cách mạng" mà không còn sự chính trực báo chí nữa."
Còn nếu ông Thăng nhận mức kỷ luật khá nặng là "cảnh cáo", cây bút Tâm Chánh nêu ra kịch bản:
"Sự leo thang mong muốn trừng phạt này sẽ làm lộ ra không it tật bệnh ở
mức trầm kha của một hệ thống chinh trị sau nhiều năm kiến tạo pháp
quyền vẫn chỉ có thể dùng đến uy quyền để cai trị chính bộ máy của
mình."
Giải pháp 'đồng bộ'
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp khai mạc Hội nghị Trung ương 5 |
Đại hội Đảng 12 diễn ra tháng Giêng 2016 |
Trong khi đó, cây bút Nguyễn An Dân cũng dùng Facebook để đòi hỏi:
"Nhân dân chỉ tin khi đồng thời với xử lý kỷ luật ông Thăng là những
giải pháp đồng bộ công khai, minh bạch với nhân dân và đảng viên cơ sở
trong xử lý toàn diện."
"Xa hơn là việc chọn lựa bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cần phải công khai,
minh bạch những thành tích đã đạt được, có chương trình hành động để đạt
được các mục tiêu, yêu cầu của cương vị đó, thuyết phục được các đảng
viên và quần chúng nhân dân."
Ông này cho rằng: " Vấn đề cuối cùng vẫn là hiến pháp phải đứng trên đảng pháp, là pháp trị, là tư pháp độc lập."
Chốt lại, ông Nguyễn An Dân kêu gọi cải tổ chính trị:
"Chính trị càng cải cách nhanh chừng nào thì tham nhũng sẽ giảm dần đi
chừng ấy, đó mới là cách chống tham nhũng hiệu quả và lâu dài, vì lợi
ích nhân dân, chứ không phải giữ nguyên hệ thống nhưng đem dê ra tế thần
khi cần thiết."
Chấn động hay rất bình thường?
Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công khai đề xuất hình thức kỷ luật
với ông Đinh La Thăng, truyền thông nhà nước tại Việt Nam cũng phỏng vấn
một số người thường trả lời báo chí.
Cựu đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng:
"Từ nay, nên theo nếp sống văn minh như thế: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và kỷ luật của tổ chức."
Một cựu Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nói:
"Người có công thì biểu dương, người có tội thì không bỏ qua."
Nói chấn động, vì đồng chí Đinh La Thăng từng được ca ngợi là năng động
LS Phan Xuân Xiểm
"Tôi ghi nhận tinh thần nghiêm túc ấy. Còn xem xét kết luận ấy như thế nào, xử lý ra sao thì do Trung ương quyết định."
Còn trên trang Giáo Dục, luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên Hàm Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết:
"Nội dung kết luận kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương quả thực là vụ việc theo tôi là chấn động.
Nói chấn động, vì đồng chí Đinh La Thăng từng được ca ngợi là năng động,
có những táo bạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công tác...
Ông Đinh La Thăng từng được nêu như một "hiện tượng" của chính trị Việt Nam vài năm qua |
Trước đây, dư luận chỉ biết cái đồng chí Đinh La Thăng làm được nhưng
nay Đảng đã chỉ ra những trách nhiệm của đồng chí về những hậu quả mà
đồng chí đã làm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và chịu xem xét xử lý theo
điều lệ Đảng".
Nhưng ông Phan Xuân Xiểm cũng nói thêm:
"Đồng chí Đinh La Thăng giữ chức vị cao trong Đảng bị đề nghị xem xét kỷ luật thì tôi cho là điều bình thường."
Cũng về sự "bình thường", trang Viet-Studies ở Hoa Kỳ nhắc lại một bài
trên VietnamNet hồi tháng 11/2011 trích lời ông Vũ Mão, cựu quan chức
cao cấp ở Việt Nam khi đó khen Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng:
"Tôi hoan nghênh và ủng hộ những việc làm thể hiện tư duy, phong cách mạnh mẽ của của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng...
Hiện nay, dư luận đồng tình với Bộ trưởng Thăng rất nhiều, những ý kiến
qua lại cũng không ít, tôi cho đó là chuyện bình thường."
BBC sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến trước và trong kỳ hội nghị trung
ương 5 khóa XII của Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam sắp diễn ra.
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Dư luận mạng viết về đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng
Dư luận người Việt trong và ngoài nước đang chú ý nhiều đến sự kiện đương kim Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ chính trị bị Ủy ban kiểm tra Trung ương công khai kiến nghị kỷ luật.
Dư luận người Việt trong và ngoài nước đang chú ý nhiều đến sự kiện
đương kim Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ chính trị bị
Ủy ban kiểm tra Trung ương công khai kiến nghị kỷ luật.
Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quy trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) |
Đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng công bố hôm 27/4, trước lúc Hội nghị
Trung ương 5 Khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra đầu tháng Năm.
Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quy trách nhiệm người
đứng đầu về các vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong giai
đoạn 2009 - 2011, là nơi ông từng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập
đoàn.
BBC ghi nhận một số tiếng nói trên mạng xã hội tiếng Việt và cả báo chí nhà nước tại Việt Nam bình luận sự việc này.
Lặp lại năm 2012?
Nhiều người so sánh đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng với đề nghị xem
xét kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một hội nghị trung ương năm
2012.
Khi đó, Hội nghị Trung ương 6 Khóa 11 ra kết luận "không thi hành kỷ
luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị".
Nay nhà báo Tâm Chánh, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị, viết
trên Facebook cá nhân, cho rằng ông Đinh La Thăng không có sức mạnh như
nguyên Thủ tướng:
"Vì đơn giản ông Thăng không có bề dày nắm quyền lực như ông Nguyễn Tấn Dũng để có thể chi phối chọn lựa của các ủy viên TƯ."
Hoặc nếu ông Thăng không bị kỷ luật, cây bút Tâm Chánh nêu giả thiết
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có thể "huy động sự tham gia của người
dân vào cuộc đấu tranh sinh tử này".
"Yếu huyệt trong thế trận này chính là ai nhanh chóng nắm giữ ngọn cờ công khai và chuyển nó thành khí thế của dân."
Nhân dân chỉ tin khi đồng thời với xử lý kỷ luật ông Thăng là những giải pháp đồng bộ công khai, minh bạch
Nguyễn An Dân viết trên Facebook
"Ông Trọng sẽ thắng nếu biết khai thác sức mạnh này, biến dư luận thành
công luận, nhưng ở thời ông Trọng tác động chính yếu này của truyền
thông không còn trong tay nền báo chí cách mạng vốn bị tẩn nhừ tử, chỉ
có một mực "cách mạng" mà không còn sự chính trực báo chí nữa."
Còn nếu ông Thăng nhận mức kỷ luật khá nặng là "cảnh cáo", cây bút Tâm Chánh nêu ra kịch bản:
"Sự leo thang mong muốn trừng phạt này sẽ làm lộ ra không it tật bệnh ở
mức trầm kha của một hệ thống chinh trị sau nhiều năm kiến tạo pháp
quyền vẫn chỉ có thể dùng đến uy quyền để cai trị chính bộ máy của
mình."
Giải pháp 'đồng bộ'
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp khai mạc Hội nghị Trung ương 5 |
Đại hội Đảng 12 diễn ra tháng Giêng 2016 |
Trong khi đó, cây bút Nguyễn An Dân cũng dùng Facebook để đòi hỏi:
"Nhân dân chỉ tin khi đồng thời với xử lý kỷ luật ông Thăng là những
giải pháp đồng bộ công khai, minh bạch với nhân dân và đảng viên cơ sở
trong xử lý toàn diện."
"Xa hơn là việc chọn lựa bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cần phải công khai,
minh bạch những thành tích đã đạt được, có chương trình hành động để đạt
được các mục tiêu, yêu cầu của cương vị đó, thuyết phục được các đảng
viên và quần chúng nhân dân."
Ông này cho rằng: " Vấn đề cuối cùng vẫn là hiến pháp phải đứng trên đảng pháp, là pháp trị, là tư pháp độc lập."
Chốt lại, ông Nguyễn An Dân kêu gọi cải tổ chính trị:
"Chính trị càng cải cách nhanh chừng nào thì tham nhũng sẽ giảm dần đi
chừng ấy, đó mới là cách chống tham nhũng hiệu quả và lâu dài, vì lợi
ích nhân dân, chứ không phải giữ nguyên hệ thống nhưng đem dê ra tế thần
khi cần thiết."
Chấn động hay rất bình thường?
Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công khai đề xuất hình thức kỷ luật
với ông Đinh La Thăng, truyền thông nhà nước tại Việt Nam cũng phỏng vấn
một số người thường trả lời báo chí.
Cựu đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng:
"Từ nay, nên theo nếp sống văn minh như thế: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và kỷ luật của tổ chức."
Một cựu Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nói:
"Người có công thì biểu dương, người có tội thì không bỏ qua."
Nói chấn động, vì đồng chí Đinh La Thăng từng được ca ngợi là năng động
LS Phan Xuân Xiểm
"Tôi ghi nhận tinh thần nghiêm túc ấy. Còn xem xét kết luận ấy như thế nào, xử lý ra sao thì do Trung ương quyết định."
Còn trên trang Giáo Dục, luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên Hàm Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết:
"Nội dung kết luận kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương quả thực là vụ việc theo tôi là chấn động.
Nói chấn động, vì đồng chí Đinh La Thăng từng được ca ngợi là năng động,
có những táo bạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công tác...
Ông Đinh La Thăng từng được nêu như một "hiện tượng" của chính trị Việt Nam vài năm qua |
Trước đây, dư luận chỉ biết cái đồng chí Đinh La Thăng làm được nhưng
nay Đảng đã chỉ ra những trách nhiệm của đồng chí về những hậu quả mà
đồng chí đã làm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và chịu xem xét xử lý theo
điều lệ Đảng".
Nhưng ông Phan Xuân Xiểm cũng nói thêm:
"Đồng chí Đinh La Thăng giữ chức vị cao trong Đảng bị đề nghị xem xét kỷ luật thì tôi cho là điều bình thường."
Cũng về sự "bình thường", trang Viet-Studies ở Hoa Kỳ nhắc lại một bài
trên VietnamNet hồi tháng 11/2011 trích lời ông Vũ Mão, cựu quan chức
cao cấp ở Việt Nam khi đó khen Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng:
"Tôi hoan nghênh và ủng hộ những việc làm thể hiện tư duy, phong cách mạnh mẽ của của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng...
Hiện nay, dư luận đồng tình với Bộ trưởng Thăng rất nhiều, những ý kiến
qua lại cũng không ít, tôi cho đó là chuyện bình thường."
BBC sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến trước và trong kỳ hội nghị trung
ương 5 khóa XII của Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam sắp diễn ra.
(BBC)