Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Bắc Kinh vô thần, không có quyền chọn vị Lạt Ma kế tục
NEW DELHI, Ấn Độ (NV) – Đức Đạt Lai Lạt Ma, 81 tuổi, lãnh đạo tinh thần lưu vong Tây Tạng, nói rằng chỉ người Tây Tạng mới có quyền quyết định tiếp tục việc lập một Đạt Lai Lạt Ma khác và nhấn mạnh rằng
Đức Đạt Lai Lạt Ma ban đạo từ cho một số chư tăng tại buổi lễ ngày 5 Tháng Tư ở Bomdila phía Bắc Ấn Độ. (Hình: BIJU BORO/AFP/Getty Images)
NEW DELHI, Ấn Độ (NV) – Đức Đạt Lai Lạt Ma, 81 tuổi, lãnh đạo tinh thần lưu vong Tây Tạng, nói rằng chỉ người Tây Tạng mới có quyền quyết định tiếp tục việc lập một Đạt Lai Lạt Ma khác và nhấn mạnh rằng Trung Quốc không thể tự chọn người kế vị Ngài.
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trích lời ngài nói trong cuộc họp báo khi đang viếng thăm Tawang, thành phố Đông Bắc Ấn Độ, rằng vào trước cuối năm nay ngài sẽ tổ chức một hội nghị để bàn luận về một Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm ngài.
Cuộc viếng thăm kéo dài một tuần lễ tại Arunachal Pradesh khiến Bắc Kinh nổi giận vì họ từng tự nhận chủ quyền một phần của tiểu bang giáp ranh Trung Quốc này ở vùng Himalaya.
Vấn đề ai sẽ thay thế Đức Đạt Lai Lạt Ma trở nên sôi nổi vì Trung Quốc luôn cho rằng chính các lãnh đạo cộng sản của họ mới có quyền chọn một Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp, như là một di sản do các hoàng đế Trung Quốc để lại.
Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng chính quyền Trung Quốc không có vai trò gì trong việc này vì họ vô thần và không tin vào ý niệm tôn giáo nào. Ngài nói, ít nhất “Người cộng sản Trung Quốc phải chấp nhận thuyết luân hồi trước đã.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho hay không ai biết được Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp sẽ ra đời ở đâu và ngài cũng không loại bỏ viễn ảnh người kế nhiệm ngài có thể là một phụ nữ.
Ngài nói: “Đến lúc tôi chết, có thể sẽ xuất hiện một vài chỉ dấu, nhưng vào giờ phút này thì chưa thể có dấu hiệu nào.”
Phật Giáo Tây Tạng tin rằng linh hồn của một Lạt Ma hay một tu sĩ Phật Giáo đức độ cao dày sẽ tái sinh vào thân xác của một đứa trẻ, ngay khi mới qua đời.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn khỏi Tây Tạng vào năm 1959 sau một cuộc nổi dậy bất thành chống lại sự chiếm đóng của Trung Quốc. Từ đó Ngài được Ấn Độ cho phép cư trú tại Dharamsala, thành phố nằm về phía Bắc. Trung Quốc đến nay vẫn xem Ngài như là phần tử ly khai nguy hiểm. (TP)
Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Bắc Kinh vô thần, không có quyền chọn vị Lạt Ma kế tục
NEW DELHI, Ấn Độ (NV) – Đức Đạt Lai Lạt Ma, 81 tuổi, lãnh đạo tinh thần lưu vong Tây Tạng, nói rằng chỉ người Tây Tạng mới có quyền quyết định tiếp tục việc lập một Đạt Lai Lạt Ma khác và nhấn mạnh rằng
Đức Đạt Lai Lạt Ma ban đạo từ cho một số chư tăng tại buổi lễ ngày 5 Tháng Tư ở Bomdila phía Bắc Ấn Độ. (Hình: BIJU BORO/AFP/Getty Images)
NEW DELHI, Ấn Độ (NV) – Đức Đạt Lai Lạt Ma, 81 tuổi, lãnh đạo tinh thần lưu vong Tây Tạng, nói rằng chỉ người Tây Tạng mới có quyền quyết định tiếp tục việc lập một Đạt Lai Lạt Ma khác và nhấn mạnh rằng Trung Quốc không thể tự chọn người kế vị Ngài.
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trích lời ngài nói trong cuộc họp báo khi đang viếng thăm Tawang, thành phố Đông Bắc Ấn Độ, rằng vào trước cuối năm nay ngài sẽ tổ chức một hội nghị để bàn luận về một Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm ngài.
Cuộc viếng thăm kéo dài một tuần lễ tại Arunachal Pradesh khiến Bắc Kinh nổi giận vì họ từng tự nhận chủ quyền một phần của tiểu bang giáp ranh Trung Quốc này ở vùng Himalaya.
Vấn đề ai sẽ thay thế Đức Đạt Lai Lạt Ma trở nên sôi nổi vì Trung Quốc luôn cho rằng chính các lãnh đạo cộng sản của họ mới có quyền chọn một Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp, như là một di sản do các hoàng đế Trung Quốc để lại.
Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng chính quyền Trung Quốc không có vai trò gì trong việc này vì họ vô thần và không tin vào ý niệm tôn giáo nào. Ngài nói, ít nhất “Người cộng sản Trung Quốc phải chấp nhận thuyết luân hồi trước đã.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho hay không ai biết được Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp sẽ ra đời ở đâu và ngài cũng không loại bỏ viễn ảnh người kế nhiệm ngài có thể là một phụ nữ.
Ngài nói: “Đến lúc tôi chết, có thể sẽ xuất hiện một vài chỉ dấu, nhưng vào giờ phút này thì chưa thể có dấu hiệu nào.”
Phật Giáo Tây Tạng tin rằng linh hồn của một Lạt Ma hay một tu sĩ Phật Giáo đức độ cao dày sẽ tái sinh vào thân xác của một đứa trẻ, ngay khi mới qua đời.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn khỏi Tây Tạng vào năm 1959 sau một cuộc nổi dậy bất thành chống lại sự chiếm đóng của Trung Quốc. Từ đó Ngài được Ấn Độ cho phép cư trú tại Dharamsala, thành phố nằm về phía Bắc. Trung Quốc đến nay vẫn xem Ngài như là phần tử ly khai nguy hiểm. (TP)
Người Việt