Mỗi Ngày Một Chuyện
GIÁNG SINH VIỆTNAM - CAO MỴ NHÂN
GIÁNG SINH VIỆTNAM - CAO MỴ NHÂN
Thủa
còn bé, ở ngoài bắc, tôi chẳng biết gì về ngày lễ Giáng Sinh, và vì những người
Pháp còn hiện diện trên quê hương ta, nên ai cũng gọi là lễ Noel.
Ba
tôi bảo sau lễ Noel một tuần là Tết tây, nên mỗi người sẽ thêm 1 tuổi.
Thêm
một tuổi thì cũng ...thích, thêm một $ thì cũng ...vui, mà thêm một ...tình
người ( không phải
người tình đâu nhé ), thì quả là cuộc sống có ý nghĩa vô cùng .
Xét
ra 2 chữ tình người thấy cũng tạm đầy đủ tính chất nhân bản như lâu nay, quý vị
thường lên chương trình cho các cuộc đấu tranh nhân chủ, nhân quyền ...còn thì
vân vân khác, xin không đề cập.
Cách
đây hơn 30 năm, trước thời gian đi tị nạn, tôi tình cờ gặp một vị lão lai, trong một buổi "Noel..."
nơi khuôn viên X, mà khách dự là dân Nam Bộ,cựu học sinh Petrus Ký, ra
đi...kháng chiến chống Pháp từ thủa nảo nao, giờ về hội ngộ đồng môn.
Nghe
tên một vị danh tiếng cựu trào Nam Bộ trước 1945 , được người bạn già vốn là
đại phu, cũng từ thời Tây ở Saigon, nhắc nhở là Huỳnh Văn Tiếng.
Buổi
đó mấy người quen biết nhau rồi, thì không nói làm gì ...
Còn
lạ hoắc kiểu như tôi, chỉ tới gặp đại phu về việc tập luyện Dưỡng Sinh, thì quả
tình tôi có nghe tên mấy ông qua sự tò mò về những nhân vật miền Nam.
Đa
số họ từ cửa trường Petrus Ký ra đi bưng biền, chỉ theo trào lưu đấu tranh giải
phóng dân tộc, chống Pháp đô hộ thôi.
Vị
đại phu bấy giờ đã 83 tuổi, nhưng theo năm sinh thì Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng
(1906 - 1998), là người tiên phuông tổng hợp chữa trị đông, tây y qua phương
pháp Dưỡng Sinh VN.
Còn
nhân vật tên tuổi Huỳnh Văn Tiếng mới 66 tuổi (1920 - 2009) cùng số khách kia,
thì rải rác ở lứa tuổi 7,80 ...
Tôi
thấy họ bịnh hoạn, nói chuyện với nhau vui vẻ, cười rỡn trong khuôn khổ, nhưng
giống như vừa đi lạc trở về ...
Vị
đại phu bảo rằng: Mấy ông này ngày xưa không giống vậy, họ đã thổi một luồng
gió mới cho sinh viên, học sinh, điển hình như ...Lưu Hữu Phước (1921-1989), Mai Văn Bộ (1918 - 2002),
Trần Văn Giàu 1911 - 2010)...
Tôi
thưa với đại phu họ Nguyễn, là tôi phải về sân tập thể dục Dưỡng Sinh ngay, vì
đã đến giờ người già và người bịnh tới ...học rồi.
Vị
đại phu này rất tế nhị, ông ngó tôi như chia xẻ nỗi ưu tư ...đại
phu nói mấy người đang có vẻ đau ốm :
Hãy
đi theo cô này về Câu Lạc Bộ, để học những động tác trị những bịnh như suyễn,
tê thấp vv...
Độ
vài ba người, đều phải đi bộ, vì đang trên cùng con đường Công Lý xưa , nay họ
đổi là Nam Kỳ khởi nghĩa .
Trong
lòng tôi thấy buồn chi lạ, tôi không biết lớp người trí thức miền Nam này, cứ
xem như họ đã đi, họ đã tới và họ đã ...về .
Chẳng
biết gia đình họ, chờ họ và đón họ thế nào, chứ tôi thì nhìn không ra sự vinh
hiển mà họ tưởng là đã đem về ...dù chỉ ở phương diện tinh thần .
Tôi
hỏi một câu trống không: " các bác đau bịnh gì ? "
Tôi
nghe rõ giọng nói khô ran của tôi ...nó có vẻ lạnh lùng, khó chịu ...
Một
ông tương đối vui vẻ, mừng rỡ ngó vòm hoa giấy leo quanh hiên nhà cao tầng ở
bên đường, trả lời: đau thường thôi.
Xưa
tụi tui ra đi, con đường này không nhiều nhà, không đẹp như bây giờ .
Bác
đi từ khi nào?
Hơn
40 năm trước.
Bác
về, còn gặp ai trong gia đình không ?
Chẳng
còn ai, kể cả lối xóm, đi đâu mất tiêu à.
Thế
bác đi làm gì, để về không còn ai .
Ừa,
nghe cũng lãng thiệt đó .
Mang
danh trí thức miền Nam xưa, mà giờ ngó như công nhân vận tải cao cấp .
Tới
Câu lạc bộ Dưỡng Sinh, ghi tên họ vào sổ học viên mà Khoa Dưỡng sinh thường gọi
bệnh nhân ngoại trú , tức là tập thể dục Dưỡng Sinh mấy giờ rồi về.
Còn
nội trú là phải nhập viện, điều trị như những khoa khác, thêm phần tập những động
tác dành riêng cho mỗi nhóm bịnh, thí dụ : Suy nhược thần kinh, suyễn, cao
huyết áp, phong tê thấp ...vv.
Khi
mấy vị đó về rồi, tôi mới thấy chua chát cho hoàn cảnh họ...với cái huyễn danh
Thanh Niên Tiền Phong từ Nam Bộ ra đi, hầu hết đã là sinh viên, thậm chí con
nhà giầu, đồng thời có người còn thành danh , như vị đại phu họ Nguyễn, là Bác
sĩ Tây y, đã mở phòng mạch Số 41 đường Cống Quỳnh ( tên tây là Arras ) đã bỏ hết lại Saigon,
để nóp với giáo mang ngang vai ...đi đánh Pháp, giờ thì thế nào đây nhỉ ?
Saigon
mùa Noel là mùa đẹp nhất, trời iu iu một chút heo may, thời tiết êm dịu, vừa đủ
cho người ta vui, cũng vừa đủ cho người ta buồn, tuỳ theo tâm trạng ...
Ông
bác có nụ cười xuề xoà nói một câu trước khi rời câu lạc bộ Dưỡng Sinh:
"
Ngày trước Saigon có không khí Noel, nhưng không phải của mình, bây giờ không
có vẻ thiêng liêng, cái Saigon nhìn ra lại không phải Saigon nữa, mới là kỳ chớ
..."
Tôi
chẳng cần phải hỏi lại ý ông nói thế nào, vì có lẽ Saigon ở với người Pháp lâu
quá, quen quá, nên Saigon phải có cái phong cách Tây phương, mới đúng ...Saigon
đích thực .
Chẳng
lẽ những người vốn sống ở Saigon có gốc, có rễ, nay nhìn Saigon như xa lạ.
Và
những người sống ở Saigon trước 30. 4 - 1975 từng giai đoạn, rồi ra đi tị nạn,
có dịp trở về , lại cũng như du khách ghé thăm sao ?
Bởi
cái lẽ là Saigon hoàn toàn biến mất những nét thân thuộc cố hữu .
Năm
1986, người ta đã tổ chức 3 chuyến khách Việt từ các nơi trên thế giới trở về "thăm
quê ", với bảng hiệu rõ ràng, do Hà Nội chủ chốt, theo thứ tự là:
1/ Mùa thu Hà Nội
2/.
Giáng sinh Việt Nam
3/.
Tết Nguyên Đán
Tức
là những hình ảnh đó đã được ghi vào tâm trí những người VN ..,tha hương .
Thế
nên , Giáng Sinh VN, chính là Giáng Sinh Saigon thôi, ấn tượng vậy rồi, Giáng
Sinh Saigon làm sao quên
được nhỉ ?
Năm
đó, bạo quyền Cộng sản đã chinh phục tâm lý của kiều bào nhẹ dạ,bằng những tấm
biểu ngữ vải đỏ kẻ chữ vàng
"
Người về từ nghìn trùng " ...
Những
cụ già thủa rời đất Bắc ra đi Tân thế giới còn trẻ trai, thủa nạn đói kinh hoàng
năm Ất Dậu ( 1945 ) , đã được dịp trở về thăm quê hương, những người đi sau vụ
chia đôi đất nước ( 1954 ) vv...Hay cả những người mới di tản ( 1975 ) ...cũng lững lờ về ...coi sao .
Tóm
lại, những ai có thể về được là lập tức về chơi cho biết , rồi lại ra đi ...
Giáng
Sinh VN, cũng như Giáng Sinh trên thế giới, là dẫu trong lòng có tan nát vì đủ
thứ lý do, người ta vẫn tin tưởng nơi Chúa cao vời, để được hồi sinh, hồi lực
trước cuộc sống khó khăn, phức tạp ...vì Chúa vẫn che chở, vì Trời có phụ lòng
ai bao giờ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
GIÁNG SINH VIỆTNAM - CAO MỴ NHÂN
GIÁNG SINH VIỆTNAM - CAO MỴ NHÂN
Thủa
còn bé, ở ngoài bắc, tôi chẳng biết gì về ngày lễ Giáng Sinh, và vì những người
Pháp còn hiện diện trên quê hương ta, nên ai cũng gọi là lễ Noel.
Ba
tôi bảo sau lễ Noel một tuần là Tết tây, nên mỗi người sẽ thêm 1 tuổi.
Thêm
một tuổi thì cũng ...thích, thêm một $ thì cũng ...vui, mà thêm một ...tình
người ( không phải
người tình đâu nhé ), thì quả là cuộc sống có ý nghĩa vô cùng .
Xét
ra 2 chữ tình người thấy cũng tạm đầy đủ tính chất nhân bản như lâu nay, quý vị
thường lên chương trình cho các cuộc đấu tranh nhân chủ, nhân quyền ...còn thì
vân vân khác, xin không đề cập.
Cách
đây hơn 30 năm, trước thời gian đi tị nạn, tôi tình cờ gặp một vị lão lai, trong một buổi "Noel..."
nơi khuôn viên X, mà khách dự là dân Nam Bộ,cựu học sinh Petrus Ký, ra
đi...kháng chiến chống Pháp từ thủa nảo nao, giờ về hội ngộ đồng môn.
Nghe
tên một vị danh tiếng cựu trào Nam Bộ trước 1945 , được người bạn già vốn là
đại phu, cũng từ thời Tây ở Saigon, nhắc nhở là Huỳnh Văn Tiếng.
Buổi
đó mấy người quen biết nhau rồi, thì không nói làm gì ...
Còn
lạ hoắc kiểu như tôi, chỉ tới gặp đại phu về việc tập luyện Dưỡng Sinh, thì quả
tình tôi có nghe tên mấy ông qua sự tò mò về những nhân vật miền Nam.
Đa
số họ từ cửa trường Petrus Ký ra đi bưng biền, chỉ theo trào lưu đấu tranh giải
phóng dân tộc, chống Pháp đô hộ thôi.
Vị
đại phu bấy giờ đã 83 tuổi, nhưng theo năm sinh thì Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng
(1906 - 1998), là người tiên phuông tổng hợp chữa trị đông, tây y qua phương
pháp Dưỡng Sinh VN.
Còn
nhân vật tên tuổi Huỳnh Văn Tiếng mới 66 tuổi (1920 - 2009) cùng số khách kia,
thì rải rác ở lứa tuổi 7,80 ...
Tôi
thấy họ bịnh hoạn, nói chuyện với nhau vui vẻ, cười rỡn trong khuôn khổ, nhưng
giống như vừa đi lạc trở về ...
Vị
đại phu bảo rằng: Mấy ông này ngày xưa không giống vậy, họ đã thổi một luồng
gió mới cho sinh viên, học sinh, điển hình như ...Lưu Hữu Phước (1921-1989), Mai Văn Bộ (1918 - 2002),
Trần Văn Giàu 1911 - 2010)...
Tôi
thưa với đại phu họ Nguyễn, là tôi phải về sân tập thể dục Dưỡng Sinh ngay, vì
đã đến giờ người già và người bịnh tới ...học rồi.
Vị
đại phu này rất tế nhị, ông ngó tôi như chia xẻ nỗi ưu tư ...đại
phu nói mấy người đang có vẻ đau ốm :
Hãy
đi theo cô này về Câu Lạc Bộ, để học những động tác trị những bịnh như suyễn,
tê thấp vv...
Độ
vài ba người, đều phải đi bộ, vì đang trên cùng con đường Công Lý xưa , nay họ
đổi là Nam Kỳ khởi nghĩa .
Trong
lòng tôi thấy buồn chi lạ, tôi không biết lớp người trí thức miền Nam này, cứ
xem như họ đã đi, họ đã tới và họ đã ...về .
Chẳng
biết gia đình họ, chờ họ và đón họ thế nào, chứ tôi thì nhìn không ra sự vinh
hiển mà họ tưởng là đã đem về ...dù chỉ ở phương diện tinh thần .
Tôi
hỏi một câu trống không: " các bác đau bịnh gì ? "
Tôi
nghe rõ giọng nói khô ran của tôi ...nó có vẻ lạnh lùng, khó chịu ...
Một
ông tương đối vui vẻ, mừng rỡ ngó vòm hoa giấy leo quanh hiên nhà cao tầng ở
bên đường, trả lời: đau thường thôi.
Xưa
tụi tui ra đi, con đường này không nhiều nhà, không đẹp như bây giờ .
Bác
đi từ khi nào?
Hơn
40 năm trước.
Bác
về, còn gặp ai trong gia đình không ?
Chẳng
còn ai, kể cả lối xóm, đi đâu mất tiêu à.
Thế
bác đi làm gì, để về không còn ai .
Ừa,
nghe cũng lãng thiệt đó .
Mang
danh trí thức miền Nam xưa, mà giờ ngó như công nhân vận tải cao cấp .
Tới
Câu lạc bộ Dưỡng Sinh, ghi tên họ vào sổ học viên mà Khoa Dưỡng sinh thường gọi
bệnh nhân ngoại trú , tức là tập thể dục Dưỡng Sinh mấy giờ rồi về.
Còn
nội trú là phải nhập viện, điều trị như những khoa khác, thêm phần tập những động
tác dành riêng cho mỗi nhóm bịnh, thí dụ : Suy nhược thần kinh, suyễn, cao
huyết áp, phong tê thấp ...vv.
Khi
mấy vị đó về rồi, tôi mới thấy chua chát cho hoàn cảnh họ...với cái huyễn danh
Thanh Niên Tiền Phong từ Nam Bộ ra đi, hầu hết đã là sinh viên, thậm chí con
nhà giầu, đồng thời có người còn thành danh , như vị đại phu họ Nguyễn, là Bác
sĩ Tây y, đã mở phòng mạch Số 41 đường Cống Quỳnh ( tên tây là Arras ) đã bỏ hết lại Saigon,
để nóp với giáo mang ngang vai ...đi đánh Pháp, giờ thì thế nào đây nhỉ ?
Saigon
mùa Noel là mùa đẹp nhất, trời iu iu một chút heo may, thời tiết êm dịu, vừa đủ
cho người ta vui, cũng vừa đủ cho người ta buồn, tuỳ theo tâm trạng ...
Ông
bác có nụ cười xuề xoà nói một câu trước khi rời câu lạc bộ Dưỡng Sinh:
"
Ngày trước Saigon có không khí Noel, nhưng không phải của mình, bây giờ không
có vẻ thiêng liêng, cái Saigon nhìn ra lại không phải Saigon nữa, mới là kỳ chớ
..."
Tôi
chẳng cần phải hỏi lại ý ông nói thế nào, vì có lẽ Saigon ở với người Pháp lâu
quá, quen quá, nên Saigon phải có cái phong cách Tây phương, mới đúng ...Saigon
đích thực .
Chẳng
lẽ những người vốn sống ở Saigon có gốc, có rễ, nay nhìn Saigon như xa lạ.
Và
những người sống ở Saigon trước 30. 4 - 1975 từng giai đoạn, rồi ra đi tị nạn,
có dịp trở về , lại cũng như du khách ghé thăm sao ?
Bởi
cái lẽ là Saigon hoàn toàn biến mất những nét thân thuộc cố hữu .
Năm
1986, người ta đã tổ chức 3 chuyến khách Việt từ các nơi trên thế giới trở về "thăm
quê ", với bảng hiệu rõ ràng, do Hà Nội chủ chốt, theo thứ tự là:
1/ Mùa thu Hà Nội
2/.
Giáng sinh Việt Nam
3/.
Tết Nguyên Đán
Tức
là những hình ảnh đó đã được ghi vào tâm trí những người VN ..,tha hương .
Thế
nên , Giáng Sinh VN, chính là Giáng Sinh Saigon thôi, ấn tượng vậy rồi, Giáng
Sinh Saigon làm sao quên
được nhỉ ?
Năm
đó, bạo quyền Cộng sản đã chinh phục tâm lý của kiều bào nhẹ dạ,bằng những tấm
biểu ngữ vải đỏ kẻ chữ vàng
"
Người về từ nghìn trùng " ...
Những
cụ già thủa rời đất Bắc ra đi Tân thế giới còn trẻ trai, thủa nạn đói kinh hoàng
năm Ất Dậu ( 1945 ) , đã được dịp trở về thăm quê hương, những người đi sau vụ
chia đôi đất nước ( 1954 ) vv...Hay cả những người mới di tản ( 1975 ) ...cũng lững lờ về ...coi sao .
Tóm
lại, những ai có thể về được là lập tức về chơi cho biết , rồi lại ra đi ...
Giáng
Sinh VN, cũng như Giáng Sinh trên thế giới, là dẫu trong lòng có tan nát vì đủ
thứ lý do, người ta vẫn tin tưởng nơi Chúa cao vời, để được hồi sinh, hồi lực
trước cuộc sống khó khăn, phức tạp ...vì Chúa vẫn che chở, vì Trời có phụ lòng
ai bao giờ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)