Mỗi Ngày Một Chuyện
GIÀU TÌNH CẢM - CAO MỴ NHÂN
GIÀU
TÌNH CẢM
- CAO
MỴ NHÂN
Mấy
chữ trong một câu viết lưng chừng " giàu tình cảm " té ra có từ đời
ông cố, ông sơ cơ, không phải tới thế kỷ 20 vừa qua, quý quan văn trong Tự Lực
Văn Đoàn, Nam Phong, Tiểu Thuyết Thứ Bảy vv... mới xài đâu.
Cách
đây nửa trăm năm hơn, tôi theo mẹ chồng tôi tới nhà cụ bà " Mệ Du ",
bấy giờ không biết mệ đã gần bảy chục chưa, nhưng mệ vẫn đẹp lắm, mẹ chồng tôi
nói mà có thể hàng xóm sát vách nghe rõ mồn một:
"
Mệ là một phi tần của vua Khải Định ."
Căn
nhà mệ ở chẳng biết của ai, vuông vít, gần như có một phòng.
Bộ
bàn ghế sơ sài vừa lúc ngồi uống nước, vừa dọn dẹp các thứ đồ dùng, để trống
nửa bàn ngồi ăn cơm.
Ở
một góc phòng có cái giường nhỏ của mệ nghỉ, tất nhên là ngủ cũng ở đó rồi.
Chúng
tôi đã ngồi ở bàn nước giữa nhà. Mệ đứng ngó chăm chăm một lúc, rồi vô phía cái
giường kéo chiếc màn che bằng vải cũ mèm, mệ nói để mệ thay đồ, vì dạy sớm quá
quên thay.
Mẹ
chồng tôi nói nhỏ: "Mấy bà ni là điệu hạnh lắm, quen làm dáng trong cung
rồi " .
Mẹ
chồng tôi nói lớn:
"
Thăm chút thôi,
không đi mô hết . "
Mệ
Du đưa tay khoát cái màn, gạt về một phía, rồi đủng đỉnh bước ra.
Biết
Mệ đã từng được tiếng chuẩn làm vợ " ngài ngự " nên cái việc làm đỏm là quen tay, tôi vẫn
ngạc nhiên :
"
Ủa mệ trang điểm mau ghê ta ."
Mệ
Du cười bẽn lẽn : " Có chi mô nà, tui chỉ quẹt sơ thôi, còn ở cung son,
điện vàng tha hồ ngắm nghía " .
Có
tiếng thở dài, chẳng biết của mệ hay của mẹ chồng tôi.
Mẹ
chồng tôi khoe ngầm:
"
Bà ngoại thằng Bê cũng trong phủ ".
Tức
mẹ của mẹ chồng tôi cũng chút đỉnh hoàng phái, nhân vật " thằng Bê "
là ông xã tôi, song cũng tên giả ở nhà, chứ đi học, đi làm, và cưới vợ là tôi,
thì cái tên trong hôn thú tiệp với cái tên ghi trong bản " khai tử "
cách đây 12 năm không sai một dấu phẩy.
Tôi
chỉ muốn kể về 3 chữ " giàu tình cảm ", mà các nhân chứng một trăm
năm trước đã xác nhận có chuyện " giàu tình cảm " một cách kinh điển
đối với đa số người VN.
Tôi
hỏi thăm mệ về vị vua áp chót của dân tộc VN, vì bà là phi tần, cung nữ thì
chắc chắn có dịp giáp mặt vua.
Mệ
Du nói một câu, khiến hôm nay tôi muốn kể lại rằng :
Dân
tộc ta từ vua tới cùng đinh dân dã, có lẽ ai cũng " giàu tình cảm ",
ngoại trừ cái bọn bạo quyền cộng sản đã cướp giật tôn ti trật tự của quan dân
thắm thiết.
Mệ
Du nói: " Bây tới cái nơi ở của bà Từ Cung tề, trên lầu, ngay ba gian
giữa, có những khung kiếng, lồng ở trong là những bức thư của vua Khải Định gởi
cho bà Từ Cung thủa trong cung đó, giàu tình cảm lắm nợ ".
Về
sau, trước 30-4-1975, có dịp tôi tháp tùng phái đoàn quý bà trung ương ra Huế,
thăm viếng cố đô cùng quý điện đài, lăng tẩm, đặc biệt là thăm Đức Từ Cung,
" Mẫu hậu vua Bảo Đại " , hay là hoàng thái hậu cuối cùng của triều
Nguyễn .
Đúng
như Mệ Du nói, những bức thư tình viết tay bắt đầu mờ, bằng chữ Quốc ngữ, của
vua Khải Định, ngài xưng " Bửu Đảo" với Đức Từ Cung thủa xuân thì .
Nếu
đi sâu vào chi tiết tâm tư tình cảm, thì người dân VN có vẻ " chịu chơi
" nhất, thích sống cho mình thật lòng đến nỗi đường đường một đấng hoàng
đế , ngài có thể ngồi yên ở ngai vàng, rồi phán nội, ngoại quan đi " mời
" bất cứ ai dân dã về triều thăm hỏi vv...
Huống
chi vua xưa có toàn quyền " tuyển dụng " cung tần mỹ nữ về cung. Thậm
chí có " quý nhân" vô cung rồi sống chuỗi ngày thầm lặng tới ...chết.
Đôi
khi ta thán dụt dè, hay gởi gấm trong văn chương một cách gián tiếp qua những
nhân vật cổ tích, thần thoại.
Càng
ngắm Mệ Du, càng thấy cuộc sống ...phi lý. Chẳng lẽ cứ giam thân ở giữa hoả mù
tình ái.
Tôi
hỏi mệ một câu chẳng ăn nhập vào đâu, nhưng chính là đi vào trọng tâm của vấn
đề :
"
Thưa, rồi sao mệ được ra ngoài xã hội ? "
Mệ
Du ngơ ngác: " Xã hội chi, tau không hiểu " .
Mẹ
chồng tôi cười trong hơi thuốc Cẩm Lệ quen thuộc :
"
Con Mỵ nó muốn hỏi mệ răng về gia đình ngoài đời nì "
Mệ
Du ngó chăm chú ra khoảng không trước mặt thật lâu, lại thở dài, rồi mới trả
lời :
Ra
khỏi cung hở? Tui có muốn rứa mô, năm 45 ( 1945) Việt Minh nó đuổi hết ra khỏi
hoàng thành. Tui về Truồi ít lâu rồi lập gia đình.
Ngày
chúng tôi hạnh ngộ Mệ Du, được biết mệ cũng có một người con ...nuôi bình
thường như các nhà thiên hạ có con chính thức sanh ra.
Rời
cung , mệ có chút tiền nhỏ làm vốn, dấu được mấy thứ nữ trang trong người,
thỉnh thoảng đi thăm quý vị thân thiết xưa trong thành.
Ngắm
nghía hình thức và tuổi tác quý vị hoàng tộc đó, thú thiệt tôi chẳng hiểu tôn
ti ngạch trật quý vị gì cả . Nhưng quý vị ấy gặp nhau, lập tức họ hiểu lẽ trật
tự quyền quý như thế nào, và đúng là quan liêu phong kiến, tất cả như đi vào
nguyên tắc, dẫu đã phảng phất mơ hồ.
Do
thế mới viết phép tắc vua quan và trăm thứ phụ hệ, nên nếu vua quan nghiêm minh
thì dân chúng được hưởng cảnh thái bình là vậy.
Trái
lại, nếu vua quan bất tuân luật lệ, lập tức triều đình sụp đổ, nhân dân đồ
thán, loạn lạc ngay .
"
Giàu tình cảm " đôi khi hoà lẫn với lòng nhân từ bác ái, hay tính vị tha,
nhân hậu của quý vị cao niên.
Do
đó tôi có thể nghĩ là việc " tu thân tích đức " phần nào đã từ phẩm
chất "giàu tình cảm " mà nên.
Lại
trở về " cái tôi đáng ghét " trong tích tắc, tôi vốn giàu tình cảm
thiệt sự, dễ rung động, kiểu lá vàng xào xạc dưới chân nai mỗi mùa chuyển
gió," frissonne " từng chân tơ, kẽ tóc ...
Nên
anh đã không ngần ngại mở cửa thiên đường ảo, cho tôi thả hồn mơ huyễn cảm, chỉ
để làm thơ ...
Mai
kia, có như Mệ Du lạc lõng, cũng vẫn thiết tha "vị vua tình cảm " của
mình .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
GIÀU TÌNH CẢM - CAO MỴ NHÂN
GIÀU
TÌNH CẢM
- CAO
MỴ NHÂN
Mấy
chữ trong một câu viết lưng chừng " giàu tình cảm " té ra có từ đời
ông cố, ông sơ cơ, không phải tới thế kỷ 20 vừa qua, quý quan văn trong Tự Lực
Văn Đoàn, Nam Phong, Tiểu Thuyết Thứ Bảy vv... mới xài đâu.
Cách
đây nửa trăm năm hơn, tôi theo mẹ chồng tôi tới nhà cụ bà " Mệ Du ",
bấy giờ không biết mệ đã gần bảy chục chưa, nhưng mệ vẫn đẹp lắm, mẹ chồng tôi
nói mà có thể hàng xóm sát vách nghe rõ mồn một:
"
Mệ là một phi tần của vua Khải Định ."
Căn
nhà mệ ở chẳng biết của ai, vuông vít, gần như có một phòng.
Bộ
bàn ghế sơ sài vừa lúc ngồi uống nước, vừa dọn dẹp các thứ đồ dùng, để trống
nửa bàn ngồi ăn cơm.
Ở
một góc phòng có cái giường nhỏ của mệ nghỉ, tất nhên là ngủ cũng ở đó rồi.
Chúng
tôi đã ngồi ở bàn nước giữa nhà. Mệ đứng ngó chăm chăm một lúc, rồi vô phía cái
giường kéo chiếc màn che bằng vải cũ mèm, mệ nói để mệ thay đồ, vì dạy sớm quá
quên thay.
Mẹ
chồng tôi nói nhỏ: "Mấy bà ni là điệu hạnh lắm, quen làm dáng trong cung
rồi " .
Mẹ
chồng tôi nói lớn:
"
Thăm chút thôi,
không đi mô hết . "
Mệ
Du đưa tay khoát cái màn, gạt về một phía, rồi đủng đỉnh bước ra.
Biết
Mệ đã từng được tiếng chuẩn làm vợ " ngài ngự " nên cái việc làm đỏm là quen tay, tôi vẫn
ngạc nhiên :
"
Ủa mệ trang điểm mau ghê ta ."
Mệ
Du cười bẽn lẽn : " Có chi mô nà, tui chỉ quẹt sơ thôi, còn ở cung son,
điện vàng tha hồ ngắm nghía " .
Có
tiếng thở dài, chẳng biết của mệ hay của mẹ chồng tôi.
Mẹ
chồng tôi khoe ngầm:
"
Bà ngoại thằng Bê cũng trong phủ ".
Tức
mẹ của mẹ chồng tôi cũng chút đỉnh hoàng phái, nhân vật " thằng Bê "
là ông xã tôi, song cũng tên giả ở nhà, chứ đi học, đi làm, và cưới vợ là tôi,
thì cái tên trong hôn thú tiệp với cái tên ghi trong bản " khai tử "
cách đây 12 năm không sai một dấu phẩy.
Tôi
chỉ muốn kể về 3 chữ " giàu tình cảm ", mà các nhân chứng một trăm
năm trước đã xác nhận có chuyện " giàu tình cảm " một cách kinh điển
đối với đa số người VN.
Tôi
hỏi thăm mệ về vị vua áp chót của dân tộc VN, vì bà là phi tần, cung nữ thì
chắc chắn có dịp giáp mặt vua.
Mệ
Du nói một câu, khiến hôm nay tôi muốn kể lại rằng :
Dân
tộc ta từ vua tới cùng đinh dân dã, có lẽ ai cũng " giàu tình cảm ",
ngoại trừ cái bọn bạo quyền cộng sản đã cướp giật tôn ti trật tự của quan dân
thắm thiết.
Mệ
Du nói: " Bây tới cái nơi ở của bà Từ Cung tề, trên lầu, ngay ba gian
giữa, có những khung kiếng, lồng ở trong là những bức thư của vua Khải Định gởi
cho bà Từ Cung thủa trong cung đó, giàu tình cảm lắm nợ ".
Về
sau, trước 30-4-1975, có dịp tôi tháp tùng phái đoàn quý bà trung ương ra Huế,
thăm viếng cố đô cùng quý điện đài, lăng tẩm, đặc biệt là thăm Đức Từ Cung,
" Mẫu hậu vua Bảo Đại " , hay là hoàng thái hậu cuối cùng của triều
Nguyễn .
Đúng
như Mệ Du nói, những bức thư tình viết tay bắt đầu mờ, bằng chữ Quốc ngữ, của
vua Khải Định, ngài xưng " Bửu Đảo" với Đức Từ Cung thủa xuân thì .
Nếu
đi sâu vào chi tiết tâm tư tình cảm, thì người dân VN có vẻ " chịu chơi
" nhất, thích sống cho mình thật lòng đến nỗi đường đường một đấng hoàng
đế , ngài có thể ngồi yên ở ngai vàng, rồi phán nội, ngoại quan đi " mời
" bất cứ ai dân dã về triều thăm hỏi vv...
Huống
chi vua xưa có toàn quyền " tuyển dụng " cung tần mỹ nữ về cung. Thậm
chí có " quý nhân" vô cung rồi sống chuỗi ngày thầm lặng tới ...chết.
Đôi
khi ta thán dụt dè, hay gởi gấm trong văn chương một cách gián tiếp qua những
nhân vật cổ tích, thần thoại.
Càng
ngắm Mệ Du, càng thấy cuộc sống ...phi lý. Chẳng lẽ cứ giam thân ở giữa hoả mù
tình ái.
Tôi
hỏi mệ một câu chẳng ăn nhập vào đâu, nhưng chính là đi vào trọng tâm của vấn
đề :
"
Thưa, rồi sao mệ được ra ngoài xã hội ? "
Mệ
Du ngơ ngác: " Xã hội chi, tau không hiểu " .
Mẹ
chồng tôi cười trong hơi thuốc Cẩm Lệ quen thuộc :
"
Con Mỵ nó muốn hỏi mệ răng về gia đình ngoài đời nì "
Mệ
Du ngó chăm chú ra khoảng không trước mặt thật lâu, lại thở dài, rồi mới trả
lời :
Ra
khỏi cung hở? Tui có muốn rứa mô, năm 45 ( 1945) Việt Minh nó đuổi hết ra khỏi
hoàng thành. Tui về Truồi ít lâu rồi lập gia đình.
Ngày
chúng tôi hạnh ngộ Mệ Du, được biết mệ cũng có một người con ...nuôi bình
thường như các nhà thiên hạ có con chính thức sanh ra.
Rời
cung , mệ có chút tiền nhỏ làm vốn, dấu được mấy thứ nữ trang trong người,
thỉnh thoảng đi thăm quý vị thân thiết xưa trong thành.
Ngắm
nghía hình thức và tuổi tác quý vị hoàng tộc đó, thú thiệt tôi chẳng hiểu tôn
ti ngạch trật quý vị gì cả . Nhưng quý vị ấy gặp nhau, lập tức họ hiểu lẽ trật
tự quyền quý như thế nào, và đúng là quan liêu phong kiến, tất cả như đi vào
nguyên tắc, dẫu đã phảng phất mơ hồ.
Do
thế mới viết phép tắc vua quan và trăm thứ phụ hệ, nên nếu vua quan nghiêm minh
thì dân chúng được hưởng cảnh thái bình là vậy.
Trái
lại, nếu vua quan bất tuân luật lệ, lập tức triều đình sụp đổ, nhân dân đồ
thán, loạn lạc ngay .
"
Giàu tình cảm " đôi khi hoà lẫn với lòng nhân từ bác ái, hay tính vị tha,
nhân hậu của quý vị cao niên.
Do
đó tôi có thể nghĩ là việc " tu thân tích đức " phần nào đã từ phẩm
chất "giàu tình cảm " mà nên.
Lại
trở về " cái tôi đáng ghét " trong tích tắc, tôi vốn giàu tình cảm
thiệt sự, dễ rung động, kiểu lá vàng xào xạc dưới chân nai mỗi mùa chuyển
gió," frissonne " từng chân tơ, kẽ tóc ...
Nên
anh đã không ngần ngại mở cửa thiên đường ảo, cho tôi thả hồn mơ huyễn cảm, chỉ
để làm thơ ...
Mai
kia, có như Mệ Du lạc lõng, cũng vẫn thiết tha "vị vua tình cảm " của
mình .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)