Mỗi Ngày Một Chuyện
"GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG" - CAO MỴ NHÂN
"GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG" -
CAO MỴ NHÂN
Có thể nói ai trong cuộc đời , từ ở " thượng tầng kiến trúc " đến
" hạ tầng cơ sở " cũng có những phút giây chạnh lòng , tôi dám cam
đoan thế .
Quý vị sẽ bảo rằng : ờ thì làm người , phải có tâm hồn , mới có "giây phút
chạnh lòng " được chớ , óc cứ đặc sệt còn ngoan cố như Cộng sản
, thì chạnh lòng với chả chạnh ...mề , làm sao được
Nhà thơ Thế Lữ năm 1936 , được đọc tiểu thuyết "Đoạn Tuyệt " viết
theo tư tưởng tranh luận xã hội cũ mới , ông đã cảm khái làm bài
thơ " giây phút chạnh lòng " để tặng nhà văn Nhất
Linh : " , diễn tả nội dung truyện nêu trên .
" Đoạn Tuyệt " có 2 nhân vật chính : Loan sẽ phải ở lại với
những gì cũ kỹ , thủ cựu , còn Dũng sẽ ra đi , tìm kiếm một sự mới mẻ , tân
tiến ...
Nhưng đây mới chỉ là bước đầu , dự trù ý tưởng hoán đổi số phận chính mình .
Hay là một cuộc cách mạng trong không gian hẹp .
Thậm chí còn là : điều nghiên sự việc tương lai nơi salon , sẽ tung phương án
ra xã hội bên ngoài .
" Đoạn Tuyệt " xuất hiện giữa thập niên 30 thế kỷ trước .khi người
Pháp còn hiện diện trên quê hương VN .
Vì thế , thi sĩ Thế Lữ mượn lời Loan , Dũng lúc chia tay , để nói lên nỗi xúc
cảm của một hoàn cảnh phải đợi chờ thay đổi . ..xã hội .
Nhà văn Nhất Linh xây dựng nên " nhân vật Dũng " , biểu tượng
của quý ông Tự Lực Văn Đoàn .
Nhưng chưa đầy 10 năm sau , 2-9-1945 , 2/7 thành viên đã hiện diện trong Nội
các Việt Minh của ông Hồ là nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam , và nhà văn
Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long , mỗi vị giữ một chức Bộ trưởng .
Nhà văn Thạch Lam ( 1910 - 1942 ) mất vì bịnh
Nhà văn Hoàng Đạo ( 1907 - 1948 )mất ở bên Tàu
Nhà văn Nhất Linh ( 1906 -1963 ) mất ở Saigon
Quý vị trên là anh em ruột .
Nhà văn Khái Hưng ( 1896 - 1947 ) là bạn nhà văn Nhất Linh
.
Và đó là tứ trụ văn sĩ trong Tự Lực Văn Đoàn .
Tất nhiên Tài liệu về riêng mỗi quý vị , và về chung Tự Lực Văn Đoàn có quá
nhiều , chung quanh quý vị và chúng tôi .
Hôm nay tôi chỉ đề cập đến cái " Giây phút chạnh lòng"
mà các thành viên trong Tự Lực Văn Đoàn được xã hội thời đó ái mộ tư tưởng mới
.
Trước hết thì 2 nhà văn Thạch Lam và Hoàng Đạo qua đời vì bạo bệnh , vị thứ ba
mệnh chung ngày 7 -7-1963
Với đầy đủ dữ kiện của một cuộc chống đối chính trị thời đệ I Cộng Hoà , lại
càng nhiều Tài liệu , tưởng vẫn chưa ráo mực , tôi xin phép không dám lạm bàn
.
Vậy còn lại nhà văn Khái Hưng , người có số tuổi cao nhất , tác giả của nhiều
chuyện mơ mộng như Hồn Bướm mơ Tiên , Trống Mái vv...
Nhà văn chung cuộc cũng bởi cái xã hội nghiệt ngã của bọn vô sản thâm thù
giai cấp trí thức , tiểu tư sản . Nhà văn Khái Hưng còn xuất thân từ cửa phủ
quan quyền , lại trong một Văn đoàn mang ý thức đổi mới , văn minh , tiên tiến
, là một thách đố với cương lĩnh của Cộng sản thế giới đang dấm dúi , luồn lách
vào bất cứ xã hội nào muốn được giải phóng ...
Do đó cái gọi là Việt Minh , tiền thân của CS VN ngày nay , đã thủ tiêu
ông .
Bên cạnh đó , hết 2/3 thi sĩ Tự Lực Văn Đoàn mặc nhiên theo CS là Thế Lữ và
Xuân Diệu , cụ Tú Mỡ ( 1900- 1976 ) , thì không rõ đường lối riêng tư của
vị thi sĩ chuyên thơ châm biếm , hài hước , cổ điển ...
Thi sĩ cổ điển Tú Mỡ là nhạc phụ của nhà văn tên tuổi chống Cộng hàng đầu ở
miền Nam : giáo sư Doãn -Quốc -Sỹ .
Tới nay thì với cách nhìn của một hậu sinh như tôi , sinh hoạt của quý vị Tự
Lực Văn Đoàn , đi song song với Chế độ CSVN trong 50 năm : các thập niên 30 ,
40 , 50 , 60 , 70 , vẫn dừng lại ở mức độ khai phá .
Vì lý tưởng của quý văn , thi sĩ Tự Lực Văn Đoàn cao sang , trí thức ...ở
" thượng tầng kiến trúc " quá , nên lướt qua 2 Chế độ đối lập
trên quê hương VN thế kỷ 20 vừa qua , đều không có vẻ thích hợp .
Cuối cùng thì người dân VN chân chính yêu thích , kính trọng sự nghiệp văn
chương của quý ông , thấy đồ sộ , tinh hoa , mới lạ với thủa đó , nhưng không
ai tới gần được , sau này thì có nhiều dòng văn thời đại
khác .
Tuy nhiên, với dự định nối dài sinh hoạt Tự Lực Văn Đoàn, nhà văn Nhất
Linh , trên danh nghĩa người tiên phuông hiện diện ở Tự Lực Văn Đoàn (cùng với
nhà văn Khái Hưng), đã có một "di chúc văn chương", viết
từ trước khi ông lâm nạn 7-7-1963 cả chục năm .
Rằng : ...3 cây bút "trẻ" thời đó, là Nguyễn Thị Vinh,
Tường Hùng và Duy Lam, có phong cach viết của TLVĐ, sẽ được kết nạp, một khi số
thành viên Tự Lực Văn Đoàn xưa trở về.
Vậy thì, số thành viên trở về đó , chỉ còn nhị vị thi sĩ đang sống ở
" bên kia " là Thế Lữ và Xuân Diệu , phần còn lại đã vắng mặt trên
đời .
Khi 2 thi sĩ Thế Lữ và Xuân Diệu ...trở về , cục diện đã hoàn toàn đổi khác,
nhà văn Nhất Linh đã chung cuộc ngày song thất năm 1963, thời đệ nhất Cộng Hoà.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG" - CAO MỴ NHÂN
"GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG" -
CAO MỴ NHÂN
Có thể nói ai trong cuộc đời , từ ở " thượng tầng kiến trúc " đến
" hạ tầng cơ sở " cũng có những phút giây chạnh lòng , tôi dám cam
đoan thế .
Quý vị sẽ bảo rằng : ờ thì làm người , phải có tâm hồn , mới có "giây phút
chạnh lòng " được chớ , óc cứ đặc sệt còn ngoan cố như Cộng sản
, thì chạnh lòng với chả chạnh ...mề , làm sao được
Nhà thơ Thế Lữ năm 1936 , được đọc tiểu thuyết "Đoạn Tuyệt " viết
theo tư tưởng tranh luận xã hội cũ mới , ông đã cảm khái làm bài
thơ " giây phút chạnh lòng " để tặng nhà văn Nhất
Linh : " , diễn tả nội dung truyện nêu trên .
" Đoạn Tuyệt " có 2 nhân vật chính : Loan sẽ phải ở lại với
những gì cũ kỹ , thủ cựu , còn Dũng sẽ ra đi , tìm kiếm một sự mới mẻ , tân
tiến ...
Nhưng đây mới chỉ là bước đầu , dự trù ý tưởng hoán đổi số phận chính mình .
Hay là một cuộc cách mạng trong không gian hẹp .
Thậm chí còn là : điều nghiên sự việc tương lai nơi salon , sẽ tung phương án
ra xã hội bên ngoài .
" Đoạn Tuyệt " xuất hiện giữa thập niên 30 thế kỷ trước .khi người
Pháp còn hiện diện trên quê hương VN .
Vì thế , thi sĩ Thế Lữ mượn lời Loan , Dũng lúc chia tay , để nói lên nỗi xúc
cảm của một hoàn cảnh phải đợi chờ thay đổi . ..xã hội .
Nhà văn Nhất Linh xây dựng nên " nhân vật Dũng " , biểu tượng
của quý ông Tự Lực Văn Đoàn .
Nhưng chưa đầy 10 năm sau , 2-9-1945 , 2/7 thành viên đã hiện diện trong Nội
các Việt Minh của ông Hồ là nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam , và nhà văn
Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long , mỗi vị giữ một chức Bộ trưởng .
Nhà văn Thạch Lam ( 1910 - 1942 ) mất vì bịnh
Nhà văn Hoàng Đạo ( 1907 - 1948 )mất ở bên Tàu
Nhà văn Nhất Linh ( 1906 -1963 ) mất ở Saigon
Quý vị trên là anh em ruột .
Nhà văn Khái Hưng ( 1896 - 1947 ) là bạn nhà văn Nhất Linh
.
Và đó là tứ trụ văn sĩ trong Tự Lực Văn Đoàn .
Tất nhiên Tài liệu về riêng mỗi quý vị , và về chung Tự Lực Văn Đoàn có quá
nhiều , chung quanh quý vị và chúng tôi .
Hôm nay tôi chỉ đề cập đến cái " Giây phút chạnh lòng"
mà các thành viên trong Tự Lực Văn Đoàn được xã hội thời đó ái mộ tư tưởng mới
.
Trước hết thì 2 nhà văn Thạch Lam và Hoàng Đạo qua đời vì bạo bệnh , vị thứ ba
mệnh chung ngày 7 -7-1963
Với đầy đủ dữ kiện của một cuộc chống đối chính trị thời đệ I Cộng Hoà , lại
càng nhiều Tài liệu , tưởng vẫn chưa ráo mực , tôi xin phép không dám lạm bàn
.
Vậy còn lại nhà văn Khái Hưng , người có số tuổi cao nhất , tác giả của nhiều
chuyện mơ mộng như Hồn Bướm mơ Tiên , Trống Mái vv...
Nhà văn chung cuộc cũng bởi cái xã hội nghiệt ngã của bọn vô sản thâm thù
giai cấp trí thức , tiểu tư sản . Nhà văn Khái Hưng còn xuất thân từ cửa phủ
quan quyền , lại trong một Văn đoàn mang ý thức đổi mới , văn minh , tiên tiến
, là một thách đố với cương lĩnh của Cộng sản thế giới đang dấm dúi , luồn lách
vào bất cứ xã hội nào muốn được giải phóng ...
Do đó cái gọi là Việt Minh , tiền thân của CS VN ngày nay , đã thủ tiêu
ông .
Bên cạnh đó , hết 2/3 thi sĩ Tự Lực Văn Đoàn mặc nhiên theo CS là Thế Lữ và
Xuân Diệu , cụ Tú Mỡ ( 1900- 1976 ) , thì không rõ đường lối riêng tư của
vị thi sĩ chuyên thơ châm biếm , hài hước , cổ điển ...
Thi sĩ cổ điển Tú Mỡ là nhạc phụ của nhà văn tên tuổi chống Cộng hàng đầu ở
miền Nam : giáo sư Doãn -Quốc -Sỹ .
Tới nay thì với cách nhìn của một hậu sinh như tôi , sinh hoạt của quý vị Tự
Lực Văn Đoàn , đi song song với Chế độ CSVN trong 50 năm : các thập niên 30 ,
40 , 50 , 60 , 70 , vẫn dừng lại ở mức độ khai phá .
Vì lý tưởng của quý văn , thi sĩ Tự Lực Văn Đoàn cao sang , trí thức ...ở
" thượng tầng kiến trúc " quá , nên lướt qua 2 Chế độ đối lập
trên quê hương VN thế kỷ 20 vừa qua , đều không có vẻ thích hợp .
Cuối cùng thì người dân VN chân chính yêu thích , kính trọng sự nghiệp văn
chương của quý ông , thấy đồ sộ , tinh hoa , mới lạ với thủa đó , nhưng không
ai tới gần được , sau này thì có nhiều dòng văn thời đại
khác .
Tuy nhiên, với dự định nối dài sinh hoạt Tự Lực Văn Đoàn, nhà văn Nhất
Linh , trên danh nghĩa người tiên phuông hiện diện ở Tự Lực Văn Đoàn (cùng với
nhà văn Khái Hưng), đã có một "di chúc văn chương", viết
từ trước khi ông lâm nạn 7-7-1963 cả chục năm .
Rằng : ...3 cây bút "trẻ" thời đó, là Nguyễn Thị Vinh,
Tường Hùng và Duy Lam, có phong cach viết của TLVĐ, sẽ được kết nạp, một khi số
thành viên Tự Lực Văn Đoàn xưa trở về.
Vậy thì, số thành viên trở về đó , chỉ còn nhị vị thi sĩ đang sống ở
" bên kia " là Thế Lữ và Xuân Diệu , phần còn lại đã vắng mặt trên
đời .
Khi 2 thi sĩ Thế Lữ và Xuân Diệu ...trở về , cục diện đã hoàn toàn đổi khác,
nhà văn Nhất Linh đã chung cuộc ngày song thất năm 1963, thời đệ nhất Cộng Hoà.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)