Mỗi Ngày Một Chuyện
GIỌNG KINH GIÀ LAM - CAO MỴ NHÂN
GIỌNG KINH GIÀ LAM - CAO MỴ NHÂN
Ăn sáng ở cửa chợ ông Tạ xong, chúng tôi bắt đầu đi bộ dọc theo con đường mà họ đổi là Hoàng Văn Thụ, xưa là Võ Tánh thì phải ...để sẽ tới chùa Già Lam ở đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp .
Ngôi chùa khởi thuỷ còn có tu viện Già Lam trong khuôn viên chùa nữa .
Mỗi lần về chùa Già Lam, giống như tìm về một quê hương nào đó, mà lạ là chúng tôi cứ hay nói " về chùa Già Lam ", chứ ít khi nói đến chùa, hoặc tới chùa , đi chùa Già Lam bao giờ .
Có lẽ là thói quen, mà cũng như là một kỷ niệm, song thú thực, tôi về chùa Già Lam nhiều lần lắm, mà không hề có một kỷ niệm nào cả.
Chùa Già Lam tôi tưởng tượng như một cuốn sách gì đó, cuốn sách dày lắm, chứa đựng rất nhiều chữ nghĩa ...
Cuốn sách rất dày ấy, có rất nhiều chữ nghĩa thơ, tranh ...của nhiều lớp tăng sĩ và tăng sinh ...
Nhưng tôi chưa bao giờ mở cuốn sách dày cộm đó, không vì lý do gì cả, không đủ thì giờ đến chùa để nghe quý thầy giảng pháp chuyên chú.
Tôi nghe lời kinh như hoa nở chần chậm, từng cánh lại từng cánh bung ra ...và ngát hương chữ nghĩa , đang tỏa khắp không gian .
Tôi thường lắng hồn nghe giọng kinh ở Già Lam, không giống giọng kinh ở các đạo tràng khác, nhưng nếu thay chư tăng khác, cũng ở Già Lam, thì giọng kinh vẫn Già Lam tròn vẹn, nên tôi khẳng định: " giọng kinh Già Lam " .
Có lẽ quý vị sẽ hỏi: Nếu vị tăng sĩ hay tăng sinh nào đó , đi các chùa khác ở trong nước, hoặc ra nước ngoài, thì quý chư tăng đó có mang theo " Giọng Kinh Già Lam " không ?
Tôi xin phép trả lời là không một trăm % Không, thế mới thần sầu chứ. ..
Khung cảnh Già Lam xưa, không phải Già Lam hiện đại ngày nay, nó có cái vẻ ...linh quái lạ lắm, như có điều gì thấm trong từng tấc đất, từng viên gạch, từng thân cây cao, từng khóm hoa thấp...
Và đặc biệt là cây ngọc lan, không lớn lắm, còn kể hơi thấp ...lá xanh biếc, hoa trắng ngần nở trong tầm tay với mà thôi .
Cây ngọc lan đó được mọc ngay lối đi từ Chùa qua cơ sở trai phòng của tu viện, nó che chiếc bàn đá, có ghế đá, để viễn khách dừng chân, tạm nghỉ hay là chờ gặp sư. Tất nhiên có phòng khách, đó chỉ là chỗ tạm dừng bước, ngồi chờ ...
Đó là chuyện kể lại thời gian thu vãn cách đây đúng 30 năm, 1986, buổi đi bộ về chùa, để chỉ ngồi dưới tàn lá ngọc lan, nơi bàn đá kể trên, đồng thời cũng là kỷ niệm duy nhất của tôi với hành trình lang thang bên giọng kinh Già Lam độc đáo.
Hiện nay, Già Lam được xây cất, sửa sang rộng lớn, quy mô, có thể nói uy nghi, hoành tráng đúng nghĩa
của nó ...
Nên, mọi sự việc trong chùa, ngoài chùa đều theo một cung cách mới, không còn chút gì thủa xưa , thì đương nhiên vậy .
Tôi chưa có dịp về thăm lại Chùa xưa.
Nghe họ hàng nói Già Lam bây giờ mọi sinh hoạt có vẻ khó khăn nhiều lắm .
Muốn đến tháp thiên cổ viếng tro cốt, di ảnh người quá cố, phải tuỳ thuộc vào nguyên tắc nghiêm cẩn của Chùa, đề phòng những chuyện tắc trách, đáng tiếc .
Nhiều khu riêng biệt, có giới hạn ...do các phần hành trách nhiệm, nên đều theo khuôn khổ mới .
Như vậy không phải về chùa là về một nơi đến rộng rãi thênh thang, thong dong, không phải kiểu cổng chùa cứ mở rộng đôi cánh lớn ngoài cửa Tam quan ..,
Càng không phải đến chỗ bàn đá, ngồi hít thở hương ngọc lan tỏa ngát một vùng nơi tịch mịch, thanh tịnh .
Chắc giọng kinh Già Lam có thay đổi ...vì Già Lam không giữ những tấc đất, những viên gạch, những thân cây cao, những khóm hoa thấp ngày xưa nữa ...
Tất cá đã chỉ còn dấu vết văn hoá xã hội trong nghi lễ một thời lãng đãng hồn xưa...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
GIỌNG KINH GIÀ LAM - CAO MỴ NHÂN
GIỌNG KINH GIÀ LAM - CAO MỴ NHÂN
Ăn sáng ở cửa chợ ông Tạ xong, chúng tôi bắt đầu đi bộ dọc theo con đường mà họ đổi là Hoàng Văn Thụ, xưa là Võ Tánh thì phải ...để sẽ tới chùa Già Lam ở đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp .
Ngôi chùa khởi thuỷ còn có tu viện Già Lam trong khuôn viên chùa nữa .
Mỗi lần về chùa Già Lam, giống như tìm về một quê hương nào đó, mà lạ là chúng tôi cứ hay nói " về chùa Già Lam ", chứ ít khi nói đến chùa, hoặc tới chùa , đi chùa Già Lam bao giờ .
Có lẽ là thói quen, mà cũng như là một kỷ niệm, song thú thực, tôi về chùa Già Lam nhiều lần lắm, mà không hề có một kỷ niệm nào cả.
Chùa Già Lam tôi tưởng tượng như một cuốn sách gì đó, cuốn sách dày lắm, chứa đựng rất nhiều chữ nghĩa ...
Cuốn sách rất dày ấy, có rất nhiều chữ nghĩa thơ, tranh ...của nhiều lớp tăng sĩ và tăng sinh ...
Nhưng tôi chưa bao giờ mở cuốn sách dày cộm đó, không vì lý do gì cả, không đủ thì giờ đến chùa để nghe quý thầy giảng pháp chuyên chú.
Tôi nghe lời kinh như hoa nở chần chậm, từng cánh lại từng cánh bung ra ...và ngát hương chữ nghĩa , đang tỏa khắp không gian .
Tôi thường lắng hồn nghe giọng kinh ở Già Lam, không giống giọng kinh ở các đạo tràng khác, nhưng nếu thay chư tăng khác, cũng ở Già Lam, thì giọng kinh vẫn Già Lam tròn vẹn, nên tôi khẳng định: " giọng kinh Già Lam " .
Có lẽ quý vị sẽ hỏi: Nếu vị tăng sĩ hay tăng sinh nào đó , đi các chùa khác ở trong nước, hoặc ra nước ngoài, thì quý chư tăng đó có mang theo " Giọng Kinh Già Lam " không ?
Tôi xin phép trả lời là không một trăm % Không, thế mới thần sầu chứ. ..
Khung cảnh Già Lam xưa, không phải Già Lam hiện đại ngày nay, nó có cái vẻ ...linh quái lạ lắm, như có điều gì thấm trong từng tấc đất, từng viên gạch, từng thân cây cao, từng khóm hoa thấp...
Và đặc biệt là cây ngọc lan, không lớn lắm, còn kể hơi thấp ...lá xanh biếc, hoa trắng ngần nở trong tầm tay với mà thôi .
Cây ngọc lan đó được mọc ngay lối đi từ Chùa qua cơ sở trai phòng của tu viện, nó che chiếc bàn đá, có ghế đá, để viễn khách dừng chân, tạm nghỉ hay là chờ gặp sư. Tất nhiên có phòng khách, đó chỉ là chỗ tạm dừng bước, ngồi chờ ...
Đó là chuyện kể lại thời gian thu vãn cách đây đúng 30 năm, 1986, buổi đi bộ về chùa, để chỉ ngồi dưới tàn lá ngọc lan, nơi bàn đá kể trên, đồng thời cũng là kỷ niệm duy nhất của tôi với hành trình lang thang bên giọng kinh Già Lam độc đáo.
Hiện nay, Già Lam được xây cất, sửa sang rộng lớn, quy mô, có thể nói uy nghi, hoành tráng đúng nghĩa
của nó ...
Nên, mọi sự việc trong chùa, ngoài chùa đều theo một cung cách mới, không còn chút gì thủa xưa , thì đương nhiên vậy .
Tôi chưa có dịp về thăm lại Chùa xưa.
Nghe họ hàng nói Già Lam bây giờ mọi sinh hoạt có vẻ khó khăn nhiều lắm .
Muốn đến tháp thiên cổ viếng tro cốt, di ảnh người quá cố, phải tuỳ thuộc vào nguyên tắc nghiêm cẩn của Chùa, đề phòng những chuyện tắc trách, đáng tiếc .
Nhiều khu riêng biệt, có giới hạn ...do các phần hành trách nhiệm, nên đều theo khuôn khổ mới .
Như vậy không phải về chùa là về một nơi đến rộng rãi thênh thang, thong dong, không phải kiểu cổng chùa cứ mở rộng đôi cánh lớn ngoài cửa Tam quan ..,
Càng không phải đến chỗ bàn đá, ngồi hít thở hương ngọc lan tỏa ngát một vùng nơi tịch mịch, thanh tịnh .
Chắc giọng kinh Già Lam có thay đổi ...vì Già Lam không giữ những tấc đất, những viên gạch, những thân cây cao, những khóm hoa thấp ngày xưa nữa ...
Tất cá đã chỉ còn dấu vết văn hoá xã hội trong nghi lễ một thời lãng đãng hồn xưa...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)