Thân Hữu Tiếp Tay...
Gánh nặng của một chuyến đi xa - Bùi Tín
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
Đã có nhiều bình luận, phán đoán, hy vọng và bi quan khác nhau về chuyến đi này.
Một số ý kiến bi quan cho rằng theo thể chế hiện hành, chức vụ Chủ tịch nước chỉ có tính cách tượng trưng, không có mấy thực quyền, có vị thế thấp hơn cả Tổng Bí thư lẫn Thủ tướng, cũng hẹp hơn của Chủ tịch Quốc hội. Ở Trung quốc thì tình hình khác hẳn, vì ở đó Chủ tịch nước kiêm luôn nhiệm vụ Tổng Bí thư đảng CS và thống lĩnh cả quân đội.
Cũng có nhiều ý kiến đóng góp và cố vấn cho ông Sang trước khi đoàn của ông lên đường vào thứ Ba 24 tháng 7 này. Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một người am hiểu về quan hệ quốc tế, khuyên ông nên hiểu thật rõ chính giới Mỹ, Tổng thống Mỹ, Chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ, công luận Mỹ để có thái độ thức thời và thích đáng. Theo ông, Hoa Kỳ tuy có lúc có tham gia chiến tranh ở Việt Nam nhưng hiện không có tham vọng gì về lãnh thổ, chủ quyền của ta. Cần nhớ rằng về quan hệ chính trị, quốc phòng, kinh tế…Việt Nam cần đến Mỹ hơn là Mỹ cần đến Việt Nam. Quả bóng hiện nay đang ở trên phần sân của Việt Nam. Hoa Kỳ đang cần Việt Nam cùng tham gia ngăn chặn mưu đồ bành trướng quân sự, kinh tế xuống phương Nam của Trung Quốc, một siêu cường CS đang trỗi dậy một cách nguy hiểm cho toàn thế giới. Việt Nam đang cần Mỹ ủng hộ để vào TPP - Tổ chức kinh tế xuyên Thái Bình Dương, với nhiều lợi ích to lớn lâu dài trong khi thời gian đang cấp bách, nhưng với điều kiện là Hà Nội phải thay đổi rõ ràng về chính trị theo hướng tôn trọng nhân quyền, và về kinh tế nới rộng tự do kinh doanh cho nhà kinh doanh tư nhân trong nước và nước ngoài. Việt Nam đang cần thoát khỏi sứ khống chế cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh.
Giáo sư Lê Xuân Khoa cũng góp một ý tưởng quan trọng là nếu lãnh đạo đảng CS hiểu rõ thời cơ hiếm có này để có một quyết định hệ trọng là thực hiện dân chủ hóa, chuyển đổi cả hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống dân chủ đa nguyên đa đảng theo kịp bước tiến của thời đại, sáng suốt đi trước Trung Quốc trên con đường dân chủ hóa tất yếu, thì đó sẽ là một cuộc đột phá to lớn mang lại lợi ích lâu dài cho nhân dân ta, khắc phục tận gốc tình thế bế tắc kéo dài hiện tại.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng hứa hẹn với dân họ là sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện dân chủ đa nguyên đa đảng, nhưng phải đi từng bước, qua 5 năm, 10 năm hay hơn nữa. Công dân tự do bỏ phiếu chọn người lãnh đạo ở cấp xã, rồi lên cấp huyện, cấp tỉnh, cuối cùng mới mở rộng cho cả nước. Đến bao giờ thì chưa biết. Đây là một kiểu hứa suông, xoa dịu, lừa dối. Trung Quốc quá rộng, quá đông, chuyển mình nặng nề khó khăn. Việt Nam ta gọn hơn, có truyền thống cố kết dân tộc trước ngoại xâm, dễ chuyển mình theo thời đại mới, hoàn toàn có thể bứt lên trước làm gương cho nước láng giềng khổng lồ nhưng ỳ ạch chậm tiến.
Đó chính là ý kiến của 72 trí thức đầu đàn phát biểu trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, của 100 trí thức có thêm ý kiến về Sửa đổi Hiến pháp, về trưng cầu dân ý và về sửa Luật đất đai. Đó cũng là chính kiến của 15 ngàn công dân cũng chung kiến nghị bác bỏ bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Chưa bao giờ có một số đông công dân nhất trí mạnh mẽ về một vấn đề thiết yếu như thế. Ông Trương Tấn Sang cần đọc cho thật kỹ các văn kiện rất có ý nghĩa ấy. Có thể nói túi khôn dân tộc hiện nằm trong đó.
Một câu hỏi còn lơ lửng chưa được trả lời rành mạch là việc ông Trương Tấn Sang ký Tuyên bố chung và ký một loạt 10 hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận với Trung Quốc ở Bắc Kinh tháng 6 vừa qua có được sự đồng ý của Bộ Chính trị và của Quốc hội hay chưa? Có phải nhóm tiền trạm đi trước chuẩn bị gồm có Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người Tàu, đã giúp cho Bắc Kinh thảo trước các văn kiện để dử ông Sang không?
Thông thường, Bộ Chính trị phải thảo luận và biểu quyết theo đa số về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Sẽ là điều hợp lý và sáng suốt nếu như ông Trương Tấn Sang, trước khi lên đường, có cuộc họp với Bộ Chính trị để bàn về nội dung sẽ phát biểu với phía Hoa Kỳ. Sẽ là tin vui vô hạn cho nhân dân ta nếu như trong cuộc họp này, tiếng nói của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước lọt vào những đôi tai chăm chú và thức tỉnh của 16 ủy viên Bộ Chính trị, để họ có quyết định đại thể ngắn gọn như sau: «Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam chủ trương gìn giữ, phát triển tình bạn láng giềng hòa thuận với nhân dân Trung Quốc, thực hiện mối quan hệ hữu nghị tương kính, hợp tác bình đẳng với nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời tự khẳng định mình có quyền tự do kết bạn bè thân thiết toàn diện - kể cả liên minh quân sự chặt chẽ khi cần thiết - với những đối tác mà Việt Nam tin cậy, như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên Âu».
Sao lại không thể có một giả thuyết và hy vọng như vậy? Tất nhiên quan hệ đối ngoại mang tính đột phá như thế sẽ tạo thanh thế đặc biệt cho Việt Nam để đổi mới sâu rộng cả về chính trị, nội trị, đối ngoại, quốc phòng, văn hóa.Thế lực bành trướng sẽ tức điên lên nhưng chúng không thể làm những gì quá đáng trước thế mới của nước Việt Nam dân chủ liên minh chặt chẽ với thế giới hiện đại.
Ngay trước mắt, Việt Nam sẽ sớm gia nhập đàng hoàng tổ chức Hợp tác TPP Xuyên Thái Bình Dương. Và tất nhiên 35 anh chị em tù chính trị được tự do tham gia xây dựng đất nước.
Sức bật của dân tộc hồi sinh sẽ biểu hiện về mọi mặt.
Nếu không đạt được theo hướng ấy, thì có thể xem như chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đã thất bại ngay trước khi bắt đấu. Trong chuyến đi này, ông Sang mang một trách nhiệm rất nặng nề. Nhưng đây cũng là một dịp may, một thời cơ cực hiếm. Bỏ qua sẽ là tội nặng.
Mong rằng lần này, cả Bộ Chính trị không còn mù quáng vì tư lợi, không còn ù lỳ, thách thức lương tri dân tộc.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đã có nhiều bình luận, phán đoán, hy vọng và bi quan khác nhau về chuyến đi này.
Một số ý kiến bi quan cho rằng theo thể chế hiện hành, chức vụ Chủ tịch nước chỉ có tính cách tượng trưng, không có mấy thực quyền, có vị thế thấp hơn cả Tổng Bí thư lẫn Thủ tướng, cũng hẹp hơn của Chủ tịch Quốc hội. Ở Trung quốc thì tình hình khác hẳn, vì ở đó Chủ tịch nước kiêm luôn nhiệm vụ Tổng Bí thư đảng CS và thống lĩnh cả quân đội.
Cũng có nhiều ý kiến đóng góp và cố vấn cho ông Sang trước khi đoàn của ông lên đường vào thứ Ba 24 tháng 7 này. Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một người am hiểu về quan hệ quốc tế, khuyên ông nên hiểu thật rõ chính giới Mỹ, Tổng thống Mỹ, Chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ, công luận Mỹ để có thái độ thức thời và thích đáng. Theo ông, Hoa Kỳ tuy có lúc có tham gia chiến tranh ở Việt Nam nhưng hiện không có tham vọng gì về lãnh thổ, chủ quyền của ta. Cần nhớ rằng về quan hệ chính trị, quốc phòng, kinh tế…Việt Nam cần đến Mỹ hơn là Mỹ cần đến Việt Nam. Quả bóng hiện nay đang ở trên phần sân của Việt Nam. Hoa Kỳ đang cần Việt Nam cùng tham gia ngăn chặn mưu đồ bành trướng quân sự, kinh tế xuống phương Nam của Trung Quốc, một siêu cường CS đang trỗi dậy một cách nguy hiểm cho toàn thế giới. Việt Nam đang cần Mỹ ủng hộ để vào TPP - Tổ chức kinh tế xuyên Thái Bình Dương, với nhiều lợi ích to lớn lâu dài trong khi thời gian đang cấp bách, nhưng với điều kiện là Hà Nội phải thay đổi rõ ràng về chính trị theo hướng tôn trọng nhân quyền, và về kinh tế nới rộng tự do kinh doanh cho nhà kinh doanh tư nhân trong nước và nước ngoài. Việt Nam đang cần thoát khỏi sứ khống chế cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh.
Giáo sư Lê Xuân Khoa cũng góp một ý tưởng quan trọng là nếu lãnh đạo đảng CS hiểu rõ thời cơ hiếm có này để có một quyết định hệ trọng là thực hiện dân chủ hóa, chuyển đổi cả hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống dân chủ đa nguyên đa đảng theo kịp bước tiến của thời đại, sáng suốt đi trước Trung Quốc trên con đường dân chủ hóa tất yếu, thì đó sẽ là một cuộc đột phá to lớn mang lại lợi ích lâu dài cho nhân dân ta, khắc phục tận gốc tình thế bế tắc kéo dài hiện tại.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng hứa hẹn với dân họ là sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện dân chủ đa nguyên đa đảng, nhưng phải đi từng bước, qua 5 năm, 10 năm hay hơn nữa. Công dân tự do bỏ phiếu chọn người lãnh đạo ở cấp xã, rồi lên cấp huyện, cấp tỉnh, cuối cùng mới mở rộng cho cả nước. Đến bao giờ thì chưa biết. Đây là một kiểu hứa suông, xoa dịu, lừa dối. Trung Quốc quá rộng, quá đông, chuyển mình nặng nề khó khăn. Việt Nam ta gọn hơn, có truyền thống cố kết dân tộc trước ngoại xâm, dễ chuyển mình theo thời đại mới, hoàn toàn có thể bứt lên trước làm gương cho nước láng giềng khổng lồ nhưng ỳ ạch chậm tiến.
Đó chính là ý kiến của 72 trí thức đầu đàn phát biểu trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, của 100 trí thức có thêm ý kiến về Sửa đổi Hiến pháp, về trưng cầu dân ý và về sửa Luật đất đai. Đó cũng là chính kiến của 15 ngàn công dân cũng chung kiến nghị bác bỏ bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Chưa bao giờ có một số đông công dân nhất trí mạnh mẽ về một vấn đề thiết yếu như thế. Ông Trương Tấn Sang cần đọc cho thật kỹ các văn kiện rất có ý nghĩa ấy. Có thể nói túi khôn dân tộc hiện nằm trong đó.
Một câu hỏi còn lơ lửng chưa được trả lời rành mạch là việc ông Trương Tấn Sang ký Tuyên bố chung và ký một loạt 10 hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận với Trung Quốc ở Bắc Kinh tháng 6 vừa qua có được sự đồng ý của Bộ Chính trị và của Quốc hội hay chưa? Có phải nhóm tiền trạm đi trước chuẩn bị gồm có Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người Tàu, đã giúp cho Bắc Kinh thảo trước các văn kiện để dử ông Sang không?
Thông thường, Bộ Chính trị phải thảo luận và biểu quyết theo đa số về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Sẽ là điều hợp lý và sáng suốt nếu như ông Trương Tấn Sang, trước khi lên đường, có cuộc họp với Bộ Chính trị để bàn về nội dung sẽ phát biểu với phía Hoa Kỳ. Sẽ là tin vui vô hạn cho nhân dân ta nếu như trong cuộc họp này, tiếng nói của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước lọt vào những đôi tai chăm chú và thức tỉnh của 16 ủy viên Bộ Chính trị, để họ có quyết định đại thể ngắn gọn như sau: «Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam chủ trương gìn giữ, phát triển tình bạn láng giềng hòa thuận với nhân dân Trung Quốc, thực hiện mối quan hệ hữu nghị tương kính, hợp tác bình đẳng với nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời tự khẳng định mình có quyền tự do kết bạn bè thân thiết toàn diện - kể cả liên minh quân sự chặt chẽ khi cần thiết - với những đối tác mà Việt Nam tin cậy, như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên Âu».
Sao lại không thể có một giả thuyết và hy vọng như vậy? Tất nhiên quan hệ đối ngoại mang tính đột phá như thế sẽ tạo thanh thế đặc biệt cho Việt Nam để đổi mới sâu rộng cả về chính trị, nội trị, đối ngoại, quốc phòng, văn hóa.Thế lực bành trướng sẽ tức điên lên nhưng chúng không thể làm những gì quá đáng trước thế mới của nước Việt Nam dân chủ liên minh chặt chẽ với thế giới hiện đại.
Ngay trước mắt, Việt Nam sẽ sớm gia nhập đàng hoàng tổ chức Hợp tác TPP Xuyên Thái Bình Dương. Và tất nhiên 35 anh chị em tù chính trị được tự do tham gia xây dựng đất nước.
Sức bật của dân tộc hồi sinh sẽ biểu hiện về mọi mặt.
Nếu không đạt được theo hướng ấy, thì có thể xem như chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đã thất bại ngay trước khi bắt đấu. Trong chuyến đi này, ông Sang mang một trách nhiệm rất nặng nề. Nhưng đây cũng là một dịp may, một thời cơ cực hiếm. Bỏ qua sẽ là tội nặng.
Mong rằng lần này, cả Bộ Chính trị không còn mù quáng vì tư lợi, không còn ù lỳ, thách thức lương tri dân tộc.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Gánh nặng của một chuyến đi xa - Bùi Tín
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
Đã có nhiều bình luận, phán đoán, hy vọng và bi quan khác nhau về chuyến đi này.
Một số ý kiến bi quan cho rằng theo thể chế hiện hành, chức vụ Chủ tịch nước chỉ có tính cách tượng trưng, không có mấy thực quyền, có vị thế thấp hơn cả Tổng Bí thư lẫn Thủ tướng, cũng hẹp hơn của Chủ tịch Quốc hội. Ở Trung quốc thì tình hình khác hẳn, vì ở đó Chủ tịch nước kiêm luôn nhiệm vụ Tổng Bí thư đảng CS và thống lĩnh cả quân đội.
Cũng có nhiều ý kiến đóng góp và cố vấn cho ông Sang trước khi đoàn của ông lên đường vào thứ Ba 24 tháng 7 này. Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một người am hiểu về quan hệ quốc tế, khuyên ông nên hiểu thật rõ chính giới Mỹ, Tổng thống Mỹ, Chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ, công luận Mỹ để có thái độ thức thời và thích đáng. Theo ông, Hoa Kỳ tuy có lúc có tham gia chiến tranh ở Việt Nam nhưng hiện không có tham vọng gì về lãnh thổ, chủ quyền của ta. Cần nhớ rằng về quan hệ chính trị, quốc phòng, kinh tế…Việt Nam cần đến Mỹ hơn là Mỹ cần đến Việt Nam. Quả bóng hiện nay đang ở trên phần sân của Việt Nam. Hoa Kỳ đang cần Việt Nam cùng tham gia ngăn chặn mưu đồ bành trướng quân sự, kinh tế xuống phương Nam của Trung Quốc, một siêu cường CS đang trỗi dậy một cách nguy hiểm cho toàn thế giới. Việt Nam đang cần Mỹ ủng hộ để vào TPP - Tổ chức kinh tế xuyên Thái Bình Dương, với nhiều lợi ích to lớn lâu dài trong khi thời gian đang cấp bách, nhưng với điều kiện là Hà Nội phải thay đổi rõ ràng về chính trị theo hướng tôn trọng nhân quyền, và về kinh tế nới rộng tự do kinh doanh cho nhà kinh doanh tư nhân trong nước và nước ngoài. Việt Nam đang cần thoát khỏi sứ khống chế cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh.
Giáo sư Lê Xuân Khoa cũng góp một ý tưởng quan trọng là nếu lãnh đạo đảng CS hiểu rõ thời cơ hiếm có này để có một quyết định hệ trọng là thực hiện dân chủ hóa, chuyển đổi cả hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống dân chủ đa nguyên đa đảng theo kịp bước tiến của thời đại, sáng suốt đi trước Trung Quốc trên con đường dân chủ hóa tất yếu, thì đó sẽ là một cuộc đột phá to lớn mang lại lợi ích lâu dài cho nhân dân ta, khắc phục tận gốc tình thế bế tắc kéo dài hiện tại.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng hứa hẹn với dân họ là sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện dân chủ đa nguyên đa đảng, nhưng phải đi từng bước, qua 5 năm, 10 năm hay hơn nữa. Công dân tự do bỏ phiếu chọn người lãnh đạo ở cấp xã, rồi lên cấp huyện, cấp tỉnh, cuối cùng mới mở rộng cho cả nước. Đến bao giờ thì chưa biết. Đây là một kiểu hứa suông, xoa dịu, lừa dối. Trung Quốc quá rộng, quá đông, chuyển mình nặng nề khó khăn. Việt Nam ta gọn hơn, có truyền thống cố kết dân tộc trước ngoại xâm, dễ chuyển mình theo thời đại mới, hoàn toàn có thể bứt lên trước làm gương cho nước láng giềng khổng lồ nhưng ỳ ạch chậm tiến.
Đó chính là ý kiến của 72 trí thức đầu đàn phát biểu trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, của 100 trí thức có thêm ý kiến về Sửa đổi Hiến pháp, về trưng cầu dân ý và về sửa Luật đất đai. Đó cũng là chính kiến của 15 ngàn công dân cũng chung kiến nghị bác bỏ bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Chưa bao giờ có một số đông công dân nhất trí mạnh mẽ về một vấn đề thiết yếu như thế. Ông Trương Tấn Sang cần đọc cho thật kỹ các văn kiện rất có ý nghĩa ấy. Có thể nói túi khôn dân tộc hiện nằm trong đó.
Một câu hỏi còn lơ lửng chưa được trả lời rành mạch là việc ông Trương Tấn Sang ký Tuyên bố chung và ký một loạt 10 hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận với Trung Quốc ở Bắc Kinh tháng 6 vừa qua có được sự đồng ý của Bộ Chính trị và của Quốc hội hay chưa? Có phải nhóm tiền trạm đi trước chuẩn bị gồm có Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người Tàu, đã giúp cho Bắc Kinh thảo trước các văn kiện để dử ông Sang không?
Thông thường, Bộ Chính trị phải thảo luận và biểu quyết theo đa số về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Sẽ là điều hợp lý và sáng suốt nếu như ông Trương Tấn Sang, trước khi lên đường, có cuộc họp với Bộ Chính trị để bàn về nội dung sẽ phát biểu với phía Hoa Kỳ. Sẽ là tin vui vô hạn cho nhân dân ta nếu như trong cuộc họp này, tiếng nói của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước lọt vào những đôi tai chăm chú và thức tỉnh của 16 ủy viên Bộ Chính trị, để họ có quyết định đại thể ngắn gọn như sau: «Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam chủ trương gìn giữ, phát triển tình bạn láng giềng hòa thuận với nhân dân Trung Quốc, thực hiện mối quan hệ hữu nghị tương kính, hợp tác bình đẳng với nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời tự khẳng định mình có quyền tự do kết bạn bè thân thiết toàn diện - kể cả liên minh quân sự chặt chẽ khi cần thiết - với những đối tác mà Việt Nam tin cậy, như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên Âu».
Sao lại không thể có một giả thuyết và hy vọng như vậy? Tất nhiên quan hệ đối ngoại mang tính đột phá như thế sẽ tạo thanh thế đặc biệt cho Việt Nam để đổi mới sâu rộng cả về chính trị, nội trị, đối ngoại, quốc phòng, văn hóa.Thế lực bành trướng sẽ tức điên lên nhưng chúng không thể làm những gì quá đáng trước thế mới của nước Việt Nam dân chủ liên minh chặt chẽ với thế giới hiện đại.
Ngay trước mắt, Việt Nam sẽ sớm gia nhập đàng hoàng tổ chức Hợp tác TPP Xuyên Thái Bình Dương. Và tất nhiên 35 anh chị em tù chính trị được tự do tham gia xây dựng đất nước.
Sức bật của dân tộc hồi sinh sẽ biểu hiện về mọi mặt.
Nếu không đạt được theo hướng ấy, thì có thể xem như chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đã thất bại ngay trước khi bắt đấu. Trong chuyến đi này, ông Sang mang một trách nhiệm rất nặng nề. Nhưng đây cũng là một dịp may, một thời cơ cực hiếm. Bỏ qua sẽ là tội nặng.
Mong rằng lần này, cả Bộ Chính trị không còn mù quáng vì tư lợi, không còn ù lỳ, thách thức lương tri dân tộc.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đã có nhiều bình luận, phán đoán, hy vọng và bi quan khác nhau về chuyến đi này.
Một số ý kiến bi quan cho rằng theo thể chế hiện hành, chức vụ Chủ tịch nước chỉ có tính cách tượng trưng, không có mấy thực quyền, có vị thế thấp hơn cả Tổng Bí thư lẫn Thủ tướng, cũng hẹp hơn của Chủ tịch Quốc hội. Ở Trung quốc thì tình hình khác hẳn, vì ở đó Chủ tịch nước kiêm luôn nhiệm vụ Tổng Bí thư đảng CS và thống lĩnh cả quân đội.
Cũng có nhiều ý kiến đóng góp và cố vấn cho ông Sang trước khi đoàn của ông lên đường vào thứ Ba 24 tháng 7 này. Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một người am hiểu về quan hệ quốc tế, khuyên ông nên hiểu thật rõ chính giới Mỹ, Tổng thống Mỹ, Chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ, công luận Mỹ để có thái độ thức thời và thích đáng. Theo ông, Hoa Kỳ tuy có lúc có tham gia chiến tranh ở Việt Nam nhưng hiện không có tham vọng gì về lãnh thổ, chủ quyền của ta. Cần nhớ rằng về quan hệ chính trị, quốc phòng, kinh tế…Việt Nam cần đến Mỹ hơn là Mỹ cần đến Việt Nam. Quả bóng hiện nay đang ở trên phần sân của Việt Nam. Hoa Kỳ đang cần Việt Nam cùng tham gia ngăn chặn mưu đồ bành trướng quân sự, kinh tế xuống phương Nam của Trung Quốc, một siêu cường CS đang trỗi dậy một cách nguy hiểm cho toàn thế giới. Việt Nam đang cần Mỹ ủng hộ để vào TPP - Tổ chức kinh tế xuyên Thái Bình Dương, với nhiều lợi ích to lớn lâu dài trong khi thời gian đang cấp bách, nhưng với điều kiện là Hà Nội phải thay đổi rõ ràng về chính trị theo hướng tôn trọng nhân quyền, và về kinh tế nới rộng tự do kinh doanh cho nhà kinh doanh tư nhân trong nước và nước ngoài. Việt Nam đang cần thoát khỏi sứ khống chế cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh.
Giáo sư Lê Xuân Khoa cũng góp một ý tưởng quan trọng là nếu lãnh đạo đảng CS hiểu rõ thời cơ hiếm có này để có một quyết định hệ trọng là thực hiện dân chủ hóa, chuyển đổi cả hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống dân chủ đa nguyên đa đảng theo kịp bước tiến của thời đại, sáng suốt đi trước Trung Quốc trên con đường dân chủ hóa tất yếu, thì đó sẽ là một cuộc đột phá to lớn mang lại lợi ích lâu dài cho nhân dân ta, khắc phục tận gốc tình thế bế tắc kéo dài hiện tại.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng hứa hẹn với dân họ là sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện dân chủ đa nguyên đa đảng, nhưng phải đi từng bước, qua 5 năm, 10 năm hay hơn nữa. Công dân tự do bỏ phiếu chọn người lãnh đạo ở cấp xã, rồi lên cấp huyện, cấp tỉnh, cuối cùng mới mở rộng cho cả nước. Đến bao giờ thì chưa biết. Đây là một kiểu hứa suông, xoa dịu, lừa dối. Trung Quốc quá rộng, quá đông, chuyển mình nặng nề khó khăn. Việt Nam ta gọn hơn, có truyền thống cố kết dân tộc trước ngoại xâm, dễ chuyển mình theo thời đại mới, hoàn toàn có thể bứt lên trước làm gương cho nước láng giềng khổng lồ nhưng ỳ ạch chậm tiến.
Đó chính là ý kiến của 72 trí thức đầu đàn phát biểu trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, của 100 trí thức có thêm ý kiến về Sửa đổi Hiến pháp, về trưng cầu dân ý và về sửa Luật đất đai. Đó cũng là chính kiến của 15 ngàn công dân cũng chung kiến nghị bác bỏ bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Chưa bao giờ có một số đông công dân nhất trí mạnh mẽ về một vấn đề thiết yếu như thế. Ông Trương Tấn Sang cần đọc cho thật kỹ các văn kiện rất có ý nghĩa ấy. Có thể nói túi khôn dân tộc hiện nằm trong đó.
Một câu hỏi còn lơ lửng chưa được trả lời rành mạch là việc ông Trương Tấn Sang ký Tuyên bố chung và ký một loạt 10 hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận với Trung Quốc ở Bắc Kinh tháng 6 vừa qua có được sự đồng ý của Bộ Chính trị và của Quốc hội hay chưa? Có phải nhóm tiền trạm đi trước chuẩn bị gồm có Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một người Tàu, đã giúp cho Bắc Kinh thảo trước các văn kiện để dử ông Sang không?
Thông thường, Bộ Chính trị phải thảo luận và biểu quyết theo đa số về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Sẽ là điều hợp lý và sáng suốt nếu như ông Trương Tấn Sang, trước khi lên đường, có cuộc họp với Bộ Chính trị để bàn về nội dung sẽ phát biểu với phía Hoa Kỳ. Sẽ là tin vui vô hạn cho nhân dân ta nếu như trong cuộc họp này, tiếng nói của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước lọt vào những đôi tai chăm chú và thức tỉnh của 16 ủy viên Bộ Chính trị, để họ có quyết định đại thể ngắn gọn như sau: «Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam chủ trương gìn giữ, phát triển tình bạn láng giềng hòa thuận với nhân dân Trung Quốc, thực hiện mối quan hệ hữu nghị tương kính, hợp tác bình đẳng với nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời tự khẳng định mình có quyền tự do kết bạn bè thân thiết toàn diện - kể cả liên minh quân sự chặt chẽ khi cần thiết - với những đối tác mà Việt Nam tin cậy, như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên Âu».
Sao lại không thể có một giả thuyết và hy vọng như vậy? Tất nhiên quan hệ đối ngoại mang tính đột phá như thế sẽ tạo thanh thế đặc biệt cho Việt Nam để đổi mới sâu rộng cả về chính trị, nội trị, đối ngoại, quốc phòng, văn hóa.Thế lực bành trướng sẽ tức điên lên nhưng chúng không thể làm những gì quá đáng trước thế mới của nước Việt Nam dân chủ liên minh chặt chẽ với thế giới hiện đại.
Ngay trước mắt, Việt Nam sẽ sớm gia nhập đàng hoàng tổ chức Hợp tác TPP Xuyên Thái Bình Dương. Và tất nhiên 35 anh chị em tù chính trị được tự do tham gia xây dựng đất nước.
Sức bật của dân tộc hồi sinh sẽ biểu hiện về mọi mặt.
Nếu không đạt được theo hướng ấy, thì có thể xem như chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đã thất bại ngay trước khi bắt đấu. Trong chuyến đi này, ông Sang mang một trách nhiệm rất nặng nề. Nhưng đây cũng là một dịp may, một thời cơ cực hiếm. Bỏ qua sẽ là tội nặng.
Mong rằng lần này, cả Bộ Chính trị không còn mù quáng vì tư lợi, không còn ù lỳ, thách thức lương tri dân tộc.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.