Kinh Đời
Giám đốc Nhật và cây xăng ‘đong đủ’
Động tác cúi chào khách hàng Việt Nam của một tổng giám đốc người Nhật đã và đang tiếp tục mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho doanh nghiệp của ông. Những ngày này, bộ phận marketing của ông chắc chắn vô cùng hào hứng thu thập và phân tích thông tin về chúng ta.
Để khách hàng tiềm năng nhận biết một thương hiệu trong một thị trường mới, nhiều nhà đầu tư phải chi hàng trăm triệu đôla Mỹ và họ phải truyền thông trong một khoảng dài, có khi nhiều năm.
Tôi dám chắc rằng ông và cộng sự không thể ý thức trước may mắn này. Người Nhật Bản không thể tưởng tượng được động tác cúi chào thường ngày của mình đã ấn tượng người Việt Nam đến thế. Ngay lập tức trên khắp các diễn đàn, các kênh truyền thông, quán nước vỉa hè, từ phóng viên đến người dân, họ ngạc nhiên, tranh cãi, rồi còn chửi nhau… ngu nữa.
Kỹ năng gì của Nhật Bản được thế giới sao chép?
Tăng thuế môi trường để bù đắp ngân sách?
Đặc biệt, báo Dân Trí còn cử phóng viên vào Tọa đàm về kinh tế vĩ mô quý 3 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) để phỏng vấn các chuyên gia Việt Nam về cái ông Nhật cây xăng lạ lùng đó.
Chuyện lạ thường bắt đầu từ chuyện lạ
Có thể nói không ngoa rằng động tác cúi chào của ông ta có giá hàng triệu đôla. Rất lâu rồi, tục ngữ miền Bắc có câu đầy ý nghĩa, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Thế mà nay, những con người nơi đây hầu như quên lãng. Chúng ta đã quen với những ánh mắt lạnh nhạt, hờ hững, thậm chí không thèm nhìn công dân của cô nhân viên phường, của người thu tiền điện… Chúng ta đã quen với “phương châm bán hàng” nức tiếng bún mắng cháo chửi.
Người Hà Nội giờ đây rất hà tiện. Ít cảm ơn và xin lỗi. Có khi nào bạn tự hỏi, chúng ta chào nhau có ít không và tại sao lại thế?
Con người thường chỉ làm những gì mình muốn. Nếu không muốn, sao có thể chào thường xuyên và chào tự nhiên. Nếu không vui và không muốn làm người khác vui, bạn không thể mỉm cười với mọi người. Nếu tâm niệm rằng, lời chào hoặc cúi người thấp xuống để chào là phiền toái, hạ thấp mình, không cần thiết, chúng ta không chào được đâu. Tâm thế của người Nhật khác với người Việt lắm.
Sẽ còn ngạc nhiên
Tồn tại trong bao cấp kéo dài, kinh doanh trong cơ chế xin – cho, khái niệm khách hàng rất mù mờ. Điều đó không có đất sống trong nền kinh tế thị trường. Với người Nhật, từ lãnh đạo đến nhân viên, họ hiểu rằng, khách hàng mới là người trả lương. Khách hàng là quan trọng nhất, họ không có đủ dũng cảm đuổi khách như ta.
Đến nước Nhật, bước vào quán, hầu hết du khách không khỏi ngỡ ngàng, nhiều khi áy náy, khi những cô gái phục vụ quỳ xuống, lắng nghe, mỉm cười và ghi chép thực đơn. Đúng yêu cầu của khách hàng luôn luôn là đòi hỏi quan trọng nhất họ phải hoàn thành. Nhưng họ không bao giờ quên chứng tỏ sự tôn trọng, quan tâm khách hàng ngay lập tức, từ khi có mặt cho đến lúc ra về.
Trở lại câu chuyện Giám đốc Nhật và cây xăng 'đong đủ', hãy chờ đợi thêm những ngạc nhiên đang tới. Xăng có lẽ là đong đủ đấy.
Có đúng yêu cầu của bạn không?
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Giám đốc Nhật và cây xăng ‘đong đủ’
Động tác cúi chào khách hàng Việt Nam của một tổng giám đốc người Nhật đã và đang tiếp tục mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho doanh nghiệp của ông. Những ngày này, bộ phận marketing của ông chắc chắn vô cùng hào hứng thu thập và phân tích thông tin về chúng ta.
Để khách hàng tiềm năng nhận biết một thương hiệu trong một thị trường mới, nhiều nhà đầu tư phải chi hàng trăm triệu đôla Mỹ và họ phải truyền thông trong một khoảng dài, có khi nhiều năm.
Tôi dám chắc rằng ông và cộng sự không thể ý thức trước may mắn này. Người Nhật Bản không thể tưởng tượng được động tác cúi chào thường ngày của mình đã ấn tượng người Việt Nam đến thế. Ngay lập tức trên khắp các diễn đàn, các kênh truyền thông, quán nước vỉa hè, từ phóng viên đến người dân, họ ngạc nhiên, tranh cãi, rồi còn chửi nhau… ngu nữa.
Kỹ năng gì của Nhật Bản được thế giới sao chép?
Tăng thuế môi trường để bù đắp ngân sách?
Đặc biệt, báo Dân Trí còn cử phóng viên vào Tọa đàm về kinh tế vĩ mô quý 3 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) để phỏng vấn các chuyên gia Việt Nam về cái ông Nhật cây xăng lạ lùng đó.
Chuyện lạ thường bắt đầu từ chuyện lạ
Có thể nói không ngoa rằng động tác cúi chào của ông ta có giá hàng triệu đôla. Rất lâu rồi, tục ngữ miền Bắc có câu đầy ý nghĩa, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Thế mà nay, những con người nơi đây hầu như quên lãng. Chúng ta đã quen với những ánh mắt lạnh nhạt, hờ hững, thậm chí không thèm nhìn công dân của cô nhân viên phường, của người thu tiền điện… Chúng ta đã quen với “phương châm bán hàng” nức tiếng bún mắng cháo chửi.
Người Hà Nội giờ đây rất hà tiện. Ít cảm ơn và xin lỗi. Có khi nào bạn tự hỏi, chúng ta chào nhau có ít không và tại sao lại thế?
Con người thường chỉ làm những gì mình muốn. Nếu không muốn, sao có thể chào thường xuyên và chào tự nhiên. Nếu không vui và không muốn làm người khác vui, bạn không thể mỉm cười với mọi người. Nếu tâm niệm rằng, lời chào hoặc cúi người thấp xuống để chào là phiền toái, hạ thấp mình, không cần thiết, chúng ta không chào được đâu. Tâm thế của người Nhật khác với người Việt lắm.
Sẽ còn ngạc nhiên
Tồn tại trong bao cấp kéo dài, kinh doanh trong cơ chế xin – cho, khái niệm khách hàng rất mù mờ. Điều đó không có đất sống trong nền kinh tế thị trường. Với người Nhật, từ lãnh đạo đến nhân viên, họ hiểu rằng, khách hàng mới là người trả lương. Khách hàng là quan trọng nhất, họ không có đủ dũng cảm đuổi khách như ta.
Đến nước Nhật, bước vào quán, hầu hết du khách không khỏi ngỡ ngàng, nhiều khi áy náy, khi những cô gái phục vụ quỳ xuống, lắng nghe, mỉm cười và ghi chép thực đơn. Đúng yêu cầu của khách hàng luôn luôn là đòi hỏi quan trọng nhất họ phải hoàn thành. Nhưng họ không bao giờ quên chứng tỏ sự tôn trọng, quan tâm khách hàng ngay lập tức, từ khi có mặt cho đến lúc ra về.
Trở lại câu chuyện Giám đốc Nhật và cây xăng 'đong đủ', hãy chờ đợi thêm những ngạc nhiên đang tới. Xăng có lẽ là đong đủ đấy.
Có đúng yêu cầu của bạn không?
BBC