Truyện Ngắn & Phóng Sự
Góp Nước Miếng - Tràm Cà Mau
-
- Tác Giả: Tràm Cà Mau
Ảnh minh họa
Nhà
có đám giỗ, chị Hương hớn hở nói với đứa con trai: “Sao không mời con
Da-Ni-Phờ đến ăn cho vui? Con bé nầy dễ thương, vui vẻ, và ưa lăn vô bếp
lăng xăng làm việc nầy việc nọ. Có khi giành rửa cả núi chén bát, mà
mặt vẫn tươi như hoa nở.”
Trân thẳng thắn trả lới mẹ: “Nó ớn thấu
óc lối ăn uống nhà mình rồi mẹ à. Nó nói thiếu vệ sinh, dễ lây lan
truyền nhiễm bệnh từ người nầy qua người khác.”
“Sao vậy?” Chị Hương tròn mắt ngạc nhiên hỏi.
Trân
rùn vai: “Nó nói nhà mình ăn đũa, ngậm vào miệng, rồi gắp thức ăn trong
dĩa chung. Dính cả nước miếng, đờm dãi của người khác. Có người mang
bệnh truyền nhiễm, không ai biết, rồi lây lan cho mọi người. Dơ dáy.”
Chị Hương gằn giọng: “Dơ dáy? Tụi bây hôn môi, ngoạm mồm, trún nước bọt cho nhau, dễ thường vệ sinh sạch sẽ hơn ăn đũa sao?”
Trân không dám cãi lại mẹ, lảng đi nơi khác. Bố của Trân hạ cuốn sách xuống nhìn bà vợ, rồi cười:
“Tôi
đã nói với bà nhiều rồi, đừng dùng đũa gắp thức ăn cho ai cả. Mấy lần
bà mút đũa cho sạch, rồi gắp thức ăn bỏ vào dĩa cho con Da-Ni-Phờ, tôi
thấy cái mặt nó cứng sượng lại, dáng điệu sợ hãi lắm, cứ nhìn chăm chăm
vào miếng ăn bà vừa gắp cho nó, mà không dám đụng đến. Bà gắp cho tôi
thì được, chứ đừng nên gắp cho ai cả. Ngay cả bạn bè thân thiết hay con
cái trong nhà cũng đừng. Riêng tôi với bà, thì xem như một, tôi không sợ
cái dơ của bà, bà không sợ tôi lây bệnh. Đó là chuyện riêng của vợ
chồng. Nhưng có lẽ, ngay cả vợ chồng, cũng không nên dùng đũa gắp bỏ cho
nhau.”
Chị Hương hừ một tiếng, giọng giận hờn: “Người ta có
thương, có quan tâm, mới gắp miếng ngon mời ăn. Nếu không thì mặc kệ.
Hơi đâu mà tốn sức!”
Ông chồng chị tiếp lời: “Bà có cái thói dùng
đũa sục sạo, moi móc, đão lộn thức ăn trong dĩa, tìm miếng ngon bỏ cho
người khác. Cái tâm của bà tốt thật, nhưng hành động đó không hợp với
văn minh chút nào.”
“Ưà, tui dã man mọi rợ như vậy đó. Ai chịu thì chịu, không chịu thì thôi!”
“Ai
mà dám không chịu bà? Bà bỏ đói cho vêu mỏ ra thì khốn. Nhưng tôi có
nhận xét sau đây, nói ra bà đừng buồn giận nghe! Bà học được cái thói
đão thức ăn trong diã của mẹ bà. Mỗi lần về thăm ông bà cụ, trong bữa ăn
tôi ớn lắm. Có lần ăn thịt gà bóp rau răm, mẹ dùng tay bốc và xé thịt
bỏ vào chén tôi. Nhìn mười ngón tay của mẹ, móng dài, đóng khớm đất đen
ngòm. Tôi cũng ớn lạnh. Mắt tôi muốn nổ đôm đốm. Tôi cứ hốt hoảng bảo
xin mẹ để cho con tự nhiên, trong nhà cả mà, con đâu dám khách sáo.
Nhưng mẹ cứ bốc bỏ thêm vào chén tôi. Tôi biết đó là tình thương, là
lòng tốt của mẹ dành cho con rể, không thể phụ lòng mà từ chối, không đổ
đi được, sợ mẹ buồn. Tôi nín thở nhắm mắt mà nuốt trỏng, không dám
nhai, nó cứ nhờn nhợn trong cổ, nuốt hoài không xuống. Cứ nghĩ phải ăn
các thứ vi khuẩn, vi trùng, sán lãi, chất dơ bẩn dính trong mười cái
móng tay đen điu đó, không nổi gai ốc sao được. Chúng ta phải can đảm mà
công nhận cái chưa đúng, lối sống thiếu vệ sinh của mình. Tìm cách cải
tiến sửa đổi cho hợp với thời đại văn minh hơn. Nhiều lần tôi đề nghị ăn
đũa hai đầu như thời xưa mấy người đi kháng chiến chống Pháp trong bưng
biền, mà không ai chịu.”
Bà Hương cười chế diễu: “Ăn đũa hai đầu
văn minh lắm hay sao! Mấy người đó, ở trong rừng đặt bày chuyện vệ
sinh, khi về thành, có còn ai dùng đũa hai đầu nữa đâu. Hai đầu đũa đều
dính dơ, dễ quệt vào áo quần. Khi muốn tạm gác đũa cũng không được,
không biết gác vào đâu. Thêm lúng túng vụng về. Tôi nhớ nhiều lần ông đề
nghị để thêm vài ba đôi đũa chung trên mâm cơm, để cả muỗng chung vào
các dĩa thức ăn, khi gắp, thì dùng các thứ đũa muỗng chung đó. Thế mà
ngay chính ông, cứ lẫn lộn, cầm đũa chung mà ăn, dùng đũa riêng mà gắp,
lẫn lộn nhau, được năm ba hôm, phiền phức quá, rồi cũng dẹp. Chính ông
phá chứ không ai cả.”
Ông chống bà rùn vai cười gượng: “Đúng. Tôi
cứ lẫn lộn mãi vì quen thói cũ. Nếu chúng ta cứ tập lần lần, kiên nhẫn
theo, rồi thành quen và sẽ không lẫn lộn nữa. Cái gì cũng phải tập, thói
quen mấy chục năm từ ngày còn thơ ấu, đâu thể bỏ ngay được?”
Ông chồng bà Hương thở một tiếng rất dài, tằng hắng rồi nói:
“Cách
ăn uống ở quê tôi còn thiếu vệ sinh hơn nhiều. Một lần tôi về thăm,
được mời cơm chiều. Chiếu trải trên giường, mâm cơm có hai tô canh, một
dĩa rau luộc lớn, một tô nước chấm bằng mắm nêm pha loảng với ớt cay,
tỏi bằm, thêm một dĩa mắm cà vun. Quanh mâm cơm có tám người, hai ông bà
nội, hai vợ chồng, ba đứa con, và tôi. Đường xa, đói bụng, nhìn mâm cơm
tuy thanh đạm, nhưng tôi đã cảm được cái ngon trong tô canh, trong diã
rau luộc và tô nước chấm cay xè. Cả nhà, ai cũng đua nhau ăn mau như vũ
bảo. Mọi người dùng đũa gắp rau, rồi nhúng vào chén nước chấm chung,
quậy quậy đũa, rồi đưa thẳng vào mồm. Thỉnh thoảng có người đang nhai
nhồm nhoàm cơm đầy trong miệng, cầm tô canh lên húp một tiếng ‘rột’, rồi
bỏ xuống, người khác bắt chước, cầm tô húp theo. Tô nước chấm hòa đủ
nước miếng của mọi người trong nhà qua đôi đũa, càng ngày càng loảng và
nhạt ra. Tôi đi đường xa, tuy bụng đói, nhưng cũng ngại ngần, không dám
ăn rau luộc, không dám chan canh, chỉ khười khười mấy trái mắm cà, vì
món nầy ít bị những đôi đũa xáo trộn.”
Ngưng một lát, ông chồng
nói tiếp: “Đừng hỏi tại sao không chia cho mỗi người một chén nước chấm
riêng. Nhà nghèo, chén đâu có nhiều mà bày ra. Dù nếu có được chén, cũng
không thể đủ nhiều nước chấm để chia riêng cho từng người vài muỗng.
Bởi thế, khi trong nhà có người bị bệnh truyền nhiễm thì nó lây lan vô
tội vạ. Rán mà chịu. Nhưng thật ra, thì không biết làm sao hơn. Biết đâu
đó cũng là một cách chủng ngừa lạc hậu nhưng lại hiệu nghiệm.”
Anh
con trai tán thêm: “Khi nào đi ăn tiệc, con tránh ngồi chung bàn với
ông Tư, dì Sáu, chú Tám. Mấy người nầy ăn uống tự nhiên, dễ dàng. Cứ
dùng đũa đào bới lật qua lật lại thức ăn trong dĩa, gắp miếng nầy lên,
bỏ miếng kia xuống, cho đũa chạy rong từ dĩa nầy qua dĩa khác để tìm gắp
những miếng ăn mà họ vừa ý. Có mấy người khách chung bàn cứ nhíu mày,
mắt theo dõi chăm chăm các đôi đũa đang sục sạo, có lẽ để tránh các nơi
thức ăn đã bị đũa người khác nhúng vào rồi. Con thì cứ cười cười, quan
sát nét mặt bất bình, không vui của những người sợ, và cái hớn hở thản
nhiên của người đang dùng đũa bới đào chọn lựa, tìm được miếng ngon,
thấy mà thương. Bác Ngô nói với con rằng, thường chỉ ăn được mấy miếng
đầu tiên, khi những đôi đũa dơ dáy chưa đào xới diã thức ăn. Sau đó, bác
gác đũa, ngồi nói chuyện vui. Bởi thế, mỗi lần phải đi dự tiệc tùng,
bác bèn ăn cơm nguội trước ở nhà cho lưng lửng bụng mới ra đi. Bác nói
tiếp, có thể người ta sạch sẽ vệ sinh hơn bác, nhưng bác không muốn ăn
nước bọt, uống đờm dãi của người khác.”
Bà Hương trừng mắt gắt:
“Thôi, thôi, mẹ không muốn nghe cái lối nói thiếu tử tế đó. Việc chi mà
kêu là uống đờm dãi của người khác, nghe không lọt tai. Nên ăn nói cho
thanh lịch, tử tế hơn. Ông ấy đâu có vệ sinh văn minh chi hơn ai mà bày
đặt chê bai.”
Ông chồng bà Hương thấy vợ nỗi cáu, quay qua nháy mắt với anh con trai, và hạ giọng nói riêng với nó:
“Lần
nọ ăn tiệc, ba ngồi gần bà chị hàng xóm cũ. Bà nầy quen thân từ nhỏ.
Ngồi gần nhau, bà vui mừng nói chuyện tíu tít. Bà cho biết mới bị bệnh
cúm xong, chưa lành hẳn, lâu lâu bà hắt xì nhảy mũi, lấy khăn xịt mũi xì
xì, và ho sù sụ. Ba cũng sợ lây bệnh lắm, nhưng đành phó mặc cho Trời,
và cầu sao đừng bị lây. Chị em lâu ngày gặp lại nhau, dù về nhà có bị
bệnh, cũng đành chấp nhận. Nhưng chị cứ dùng đũa của chị, gắp thức ăn bỏ
vào chén của ba mãi. Ba cứ van lơn cầu khẩn chị để cho ba tự nhiên, ưa
ăn món nào thì sẽ tự gắp. Nhưng chị không chịu, cứ gắp bỏ cho ba hoài.
Ba
buồn lắm, nhưng không biết làm sao. Thấy dĩa thức ăn của ba cứ đầy vun,
chị hỏi sao không ăn, ba ngại ngần giả vờ nhăn mặt, nói rằng bỗng
nhiên nghe đau quặn trong bụng. Rồi ba chỉ uống nước cho đến khi tiệc
tàn.”
Anh con trai cười thích thú kể cho hai ông bà nghe: “Ba mẹ
có biết không, thằng James nó nói ăn lẩu là “góp nước miếng húp chung”.
Mọi người đều gắp tôm cá thịt, rau, nhúng vào nồi, nhận chìm rau, quậy
vục, chờ sôi, thọc đũa riêng vào mà vớt, mò, đôi khi lại dùng cả muỗng
riêng mà múc nước húp, rồi cho vào chén. Mọi người đều cùng làm một động
tác như nhau, không ai ngán ai lây truyền bệnh hoạn. Không biết nồi lẫu
sôi có giết hết được các loài vi khuẩn, vi trùng hay không. Bởi thế,
khi có ai mời di ăn món lẫu, nó thẳng thừng từ chối ngay, con cũng thế.
Con ngán nhất những bữa cơm chung, khi có người kêu canh chua cá bông
lau, nghe đề nghị là con can ngay. Vì cũng như ăn lẩu, mọi người vui vẻ
thọc đũa vào tô canh mò, vớt cá ra dĩa, rồi thọc đũa riêng vào mà dày
xéo xâu xé con cá. Có lẽ họ nghĩ nước mắm mặn cũng đủ giết chết vi
trùng, vi khuần rồi chăng? Bởi vậy, khi nào ăn lẩu, ăn canh chua là
không có con.”
Chị Hương tiếp lời anh con trai: “Người mình ăn đũa, dù cho là thiếu vệ sinh, nhưng đã chết ai đâu mà ầm ĩ?”
Ống
chồng chị đưa tay ngắt râu ngứa, rồi từ tốn nói: “Có chắc chưa chết ai
không? Thế mà thống kê cho biết, chỉ tại Hoa Kỳ thôi, số người bị lây
nhiễm qua đường miệng do ăn uống hàng năm có đến gần 50 triệu người, mà
130 ngàn người phải đưa vào bệnh viện, và chết hơn ba ngàn người.
Còn
Việt Nam mình không có thống kê, cứ lặng lẽ truyền bệnh, âm thầm mà
chết. Tôi nghĩ rằng, sở dĩ người Việt Nam mình đông đảo người bị bệnh
gan, là hậu quả của ăn đũa. Đôi đũa, gây đại họa, đôi đũa bí mật giết
người.”
Chị Hương đã yếu giọng: “Chi đến nỗi bi thảm đến thế? Dễ chừng những xứ không ăn đũa ít bị bệnh gan hơn chăng?”
Anh
con trai xen vào: “Ba nói đúng đó mẹ à. Bố mẹ của bạn con, mười người
chết, thì có đến năm sáu người chết vì bệnh gan, chai gan, ung thư gan,
bệnh gan B, bệnh gan C. Rồi mới đến bệnh tim, ung thư phổi, tử cung,
ruột. Bác Sáu nói rằng, không hiểu sao những người hay về Việt Nam chơi,
khi trở lại Mỹ, thường bị bệnh gan mà chết. Nói thế thì có lẽ cũng
không đúng hẳn, không lẽ chỉ họ chết mà người bên Việt Nam mình không
sao?”
Chị Hương lên giọng: “Đôi đũa cũng được xem như là một phát
minh quan trọng của loài người. Là một bước tiến của nền văn minh cổ
đại. Dùng đũa, có nhiều điều kỳ diệu. Còn bao hàm một cả triết lý của
đông phương. Đó là nguyên lý âm dương, ngũ hành, kết hợp giữa thế động
và thế tĩnh, động là chiểc đũa trên di động, tĩnh là chiếc dưới nằm yên.
Đũa tiện dụng, có thể đào, bới, kẹp, lùa, xắn, cắt, xé, phân nhỏ, xiên,
đè, quẹt, hất, giữ.
Chỉ đôi đũa thôi, nó còn đa năng hơn hai
ngón tay, hơn con dao, hơn cả muỗng nĩa. Đũa chỉ không gắp được chất
lỏng mà thôi. Có lẽ vào thời xa xưa nào đó, khi còn ăn lông ở lỗ, tổ
tiên chúng ta đã dùng que, nhánh mà khều thức ăn nướng trong lửa nóng.
Ban đầu dùng một thanh, sau đó dùng hai thanh mà gắp, thấy thuận tiện,
nên đôi đũa được phát sinh. Cũng có học giả cho rằng, loài người bắt
chước những con chim mỏ dài gắp cá mà làm nên đôi đũa. Khi tay dơ dáy,
dính đầy bùn đất, không muốn bốc thức ăn đưa lên miệng, dùng đũa là giải
pháp tốt nhất.” - Ngưng một lúc, chị nói tiếp - “Dùng đũa, còn vệ sinh
hơn dùng tay mà bốc như cách ăn của người Ấn Độ, Trung Đông. Đang ăn,
ngứa đầu đưa tay lên gãi tóc, ngứa mông thọc tay vào quần gãi, rồi cũng
bàn tay đó, bốc thức ăn cho vào miệng. Ăn đũa không rườm rà như ăn bằng
dao, nĩa, muỗng của người Âu Châu. Người Nhật, người Hàn cũng dùng đũa,
họ bày đặt ra những quy định riêng khá nghiêm ngặt khi sử dụng đũa,
cũng bảo đảm được phần nào vệ sinh trong khi ăn chung.”
Anh con
trai góp chuyện: “Con nghe chú Tú kể rằng, thời mới được tàu Nhật vớt
trong khi vượt biển. Đến Nhật tình cờ gặp được người bạn cũ vào thời du
học tại Mỹ trước đây. Được bạn mời cơm nhiều lần, và chú đã phạm phải
nhiều sai sót khi dùng đũa. Vì người Nhật đã đưa nghệ thuật ăn đũa thành
một thứ văn hoá, với nhiều quy định chặt chẽ. Chú cứ gắp thức ăn từ
dĩa, lia lịa đưa thẳng vào miệng. Chủ nhà vì lịch sự không nói, nhưng có
vẻ không bằng lòng. Trong khi đang ăn, nhiều lúc chú tạm gác đũa qua
chén. Làm chủ nhà tròn mắt ngơ ngác. Với người Nhật, đây là một hành
động cực kỳ vô phép, xúc phạm đến người nấu ăn, ý muốn nhắn rằng, đồ ăn
dở như hạch, hay là tôi cóc cần các thức ăn nầy. Có khi chú đã dùng đũa
đâm xiên vào cục thịt, cũng là một hành động vô lễ, giống như thử xem
thức ăn đã nấu chín hay chưa. Sau nầy, chú đọc sách, học được nhiều quy
tắc trong khi dùng đũa của người Nhật. Ví như không được ngậm đũa trên
miệng, không được dùng đũa đề chuyền thức ăn cho nhau, giống hành động
gắp tro xương người chết. Không cắm đôi đũa vào tô cơm, đũa chỉ được
cắm vào tô cơm cúng người chết mà thôi. Cũng không được dùng đũa để
chuyển dịch tô chén trên bàn ăn. Không được nhảy đũa từ món nầy qua món
kia. Không mút đũa. Không dùng đũa khoắng trong tô canh. Khi gắp món ăn,
gắp từ miếng nằm trên dần xuống miếng dưới, chứ không đào bới tìm miếng
ngon vừa ý. Kể ra những quy tắc đó, có nhiều phần đúng với phép vệ
sinh, nhưng cũng có nhiều cái mang nặng tính cách quy định không cần
thiết. Nếu ăn đũa theo người Nhật, cũng bớt được phần nào truyền nhiễm
bệnh từ nước miếng khi ăn chung.”
Sau khi pha cho chồng và con
hai ly nước trái cây, chị Hương lục lọi trong tủ đựng các dĩa phim, rồi
bảo sẽ cho chồng xem nghệ thuật cao siêu của người sử dụng đũa thuần
thục. Trên màn ảnh truyền hình hiện lên một kiếm khách xứ Phù Tang, đầu
đội nón rê xùm xụp, mang áo tơi lá, trông tơi tả nhếch nhác như một kẻ
ăn mày, khệnh khạng bước vô quán, xem như chung quanh không còn ai.
Lặng lẽ nâng cốc cạn rượu. Bỗng từ phía bàn kia, có người ném một ‘ám
khí’ bay vụt thẳng vào mặt kiếm khách. Không né tránh, không vội vàng,
kiếm khách cầm đôi đũa lên, gắp được miếng ám khí đang bay, vụt hất
ngược lại, địch thủ thét lên một tiếng đau đớn mà ngã lăn quay ra chết.
Rồi cũng đôi đũa đó, gắp lia lịa giết bọn ruồi nhặng đang bay vo ve trên
dĩa thức ăn.
Anh chồng chị Hương vỗ đùi cười vang mà nói: “Xạo
gần bằng chuyện đội phụ nữ anh hùng Thanh Hóa dùng cù ngéo tre móc rớt
máy bay ‘Con Ma’ bắt giặc lái Mỹ.”
Chị Hương hỏi chồng: “Ngày nay
văn minh, cả thế giới như đã thu hẹp lại. Hiểu biết và văn hóa phổ biến
khắp nơi, thì tại sao các dân tộc ăn bốc không biết cải thiện, mà dùng
dao nĩa, dùng đũa? Không biết dân Ấn Độ ăn bốc có vục tay vào tô cà ri
mà thay muỗng, đưa lên miệng húp sồn sột, rồi mút và liếm bàn tay hay
không? Có lẽ là không. Có thể họ đổ ra tô, diã của họ, rồi chấm mút
chăng?”
Chồng chị Hương thong thả: “Nghe đâu ăn bốc, theo quy
định, chỉ được bốc bằng các ngón của tay mặt mà thôi, tay trái được nghỉ
ngơi, có lẽ vì tay trái chỉ xử dụng để làm những việc dơ dáy. Món ăn
nào bị bàn tay trái của người khác đụng vào, thì xem như đã bị ô nhiễm,
không ai dám đụng đến nữa, phải bỏ đi. Người ta khinh bỉ người ăn bằng
tay trái, bị xem là hạ tiện, bất lịch sự. Trong truyện ‘Ngàn Lẻ Một Đêm’
của dân Ả Rập có kể chuyện một thương gia giàu có, vì ăn tỏi hôi tay,
nên bị người tình là bà hoàng, chặt mất bàn tay mặt, phải dùng tay trái
trong lúc ăn, ông ta bị khinh bỉ, hất hủi, miệt thị.
Khi bốc
những thức ăn rời rạc như cơm, đậu, thì chúm các ngón tay mà vít lên,
rồi lật ngữa bàn tay, để thức ăn vào giữa bốn ngón, sau đó dùng ngón tay
cái mà lùa vô miệng. Không để thức ăn trong lòng bàn tay. Không bốc
thức ăn từ dĩa đưa thẳng vào miệng. Ăn quen thì cũng gọn gàng, không bôi
tèm lem vào râu ria, môi miệng.”
“Ăn bốc có gì hay mà không thay đổi nhĩ?” Chị Hương hỏi vẩn vơ.
Trân,
con trai bà Hương trước đây có cô bạn gái người Ấn Độ, hay lui tới và
định ‘kết’ với cô nầy, nên đã tìm hiểu, bèn giải thích cho mẹ:
“Ăn
bốc cũng có cái triết lý cao siêu riêng của nó, chứ không phải là dã
man, chưa văn minh, chưa biết dùng đến đũa hay dao nĩa. Họ quan niệm
rằng, ăn bốc là một phối hợp kỳ diệu của ngũ hành với hệ thống thần kinh
não bộ, nối liền với hệ thống bộ tiêu hoá, có nhiều ích lợi dinh dưỡng
cho đời sống. Họ quan niệm năm ngón tay hàm chứa năng lực ‘ngũ hành’.
Ngón cái là tiêu biểu cho lửa, ngón trỏ là khí, ngón giữa là trời, ngón
đeo nhẫn là đất, ngón út là nước. Nếu mất thăng bằng của ‘ngũ hành’ nầy,
thì dễ sinh bệnh hoạn. Khi ăn bằng tay, bốc bằng năm ngón, thì năm thứ
năng lượng tiềm tàng nầy đi theo thức ăn mà vào cơ thể, làm cho thức ăn
thành một món thuốc, chữa lành các bệnh hoạn, tăng sinh lực cho các vùng
yếu đuối của cơ thể. Khi bốc bằng tay, thì cái xúc giác đưa tín hiệu
lên não bộ, vào hệ thống kinh mạch, nên bao tử biết để đón nhận, và chấp
nhận, tiết ra những dịch vị thích ứng, cho nên thực phẩm dễ tiêu hoá
hơn. Mấy ngón tay cũng là cái nhiệt kế đo lường độ nóng lạnh của thực
phẩm, để khỏi phỏng miệng la làng.”
Chị Hương cười: “Bày đặt!
Tưởng tượng! Có chi chắc là nước, lửa, trời, đất, khí nằm trên năm ngón
tay? Người ta tưởng rằng, ăn dao nĩa là văn minh và thuận tiện nhất.
Không hẵn. Trước tiên, phải cho mỗi người một bộ. Dao nĩa cũng không
thuận lợi bằng đôi đũa. Phở mà ăn bằng nĩa thì bất tiện lắm. Không thể
nào câu sợi phở lên, cũng không thể quấn vòng vòng như ăn mì sợi, nó
tuột mất. Thử xem, khi muốn gắp cục xương, dùng đũa vẫn dễ dàng hơn dùng
nĩa, cục xương nằm chênh vênh trên cái nĩa, rất dễ rơi rớt ra bàn, văng
vào áo quần người khác. Ăn bằng dao nĩa, phải phối hợp với ăn bốc. Như
ăn bánh mì, họ phài dùng tay mà xé, ăn gà nướng, cũng bốc bằng tay. Nếu
dùng đũa, thì không cần phải bốc bao giờ.”
Trân kể cho bố mẹ nghe
rằng, sở dĩ con Da-Ni-Phờ không dám đến nhà ăn nữa, vì năm ngoái, nó đi
du lịch bên Việt Nam với bạn. Chúng nó nghe nói thức ăn của các bà bán
hàng rong rất ngon. Chúng ăn bún ốc. Ăn mỗi đứa ba tô ngon lành. Khi ăn
thì chúng không để ý. Khi thấy chị hàng rong rửa tô trong một cái chậu
nước nhỏ, và lau bằng cái khăn ướt ngã màu đen điu, mà trước đó nó thấy
đàn ruồi bu đen, chạy nhảy trên khăn. Nó chợt nhận ra chậu nước đó đã
rửa cả hàng chục cái tô của hàng trăm thực khách, bao nhiêu dơ dáy đều
gom lại trong đó hết. Nó nghe dờn dợn trong cổ họng, rồi quay ra, kê đầu
vào gốc cây mà nôn thốc nôn tháo ra hết. Nó tởn, không dám đụng đến các
gánh hàng rong nữa. Sau đó, con Da-Ni-Phờ còn thấy tận mắt các bà bán
hàng móc túi thối tiền, những tờ đen điu bèo nhèo dơ dáy, rồi cũng dùng
bàn tay trần đó, bốc thịt, bốc rau, nhón tiêu hành, thả vào các tô chén
cho thực khách ăn. Nó khiếp vía từ đó.
Chị Hương nói với Trân:
“Con cứ kêu con Da-Ni-Phờ đến ăn đám giỗ cho vui. Nói cho nó biết, sẽ
cho nó một dĩa riêng thức ăn, không chung đụng với ai cả. Con bé nầy dễ
thương vui vẻ. Mỗi xứ có cái văn hoá riêng. Ai cũng tự hào về văn minh
của mình. Đừng ai chê ai. Ăn bốc cũng tốt, ăn bằng dao nĩa cũng hay,
nhưng tốt và tiện nhất là ăn đũa như chúng ta.”
Trân tiếp ý mẹ:
“Thế sao chúng ta không phối hợp giữa dao nĩa, và đôi đũa mà ăn uống cho
vệ sinh? Có đũa muỗng riêng, đũa muỗng chung, không ai ngại ai. Như thế
thì có vệ sinh hơn không. Ngày nay, đũa muỗng cũng rẻ rề, mua bao nhiêu
cũng có. Cứ tập dần, cái gì hay thì theo, cái gì không tốt thì bỏ đi.”
Chị
Hương nghĩ ngợi một lúc, vui vẻ nói: “Mẹ tán thành ý kiến của con. Kể
từ ngày mai, sẽ thi hành. Trong bữa ăn ai vi phạm sẽ xử phạt bằng tiền.
Mẹ chắc Ba con sẽ bị phạt dài dài đó. Phạt mãi, sợ tốn tiền, thì sẽ tuân
thủ mau.”
Ông chồng chị quay lại nói lớn: “Ừ, ừ, để xem ai bị phạt nhiều hơn ai cho biết. Bà cứ chê tôi hoài!” ./.
http://saigonecho.com/index.php/phiem/cac-tac-gia/27467-gop-nuoc-mieng
Góp Nước Miếng - Tràm Cà Mau
-
- Tác Giả: Tràm Cà Mau
Ảnh minh họa
Nhà
có đám giỗ, chị Hương hớn hở nói với đứa con trai: “Sao không mời con
Da-Ni-Phờ đến ăn cho vui? Con bé nầy dễ thương, vui vẻ, và ưa lăn vô bếp
lăng xăng làm việc nầy việc nọ. Có khi giành rửa cả núi chén bát, mà
mặt vẫn tươi như hoa nở.”
Trân thẳng thắn trả lới mẹ: “Nó ớn thấu
óc lối ăn uống nhà mình rồi mẹ à. Nó nói thiếu vệ sinh, dễ lây lan
truyền nhiễm bệnh từ người nầy qua người khác.”
“Sao vậy?” Chị Hương tròn mắt ngạc nhiên hỏi.
Trân
rùn vai: “Nó nói nhà mình ăn đũa, ngậm vào miệng, rồi gắp thức ăn trong
dĩa chung. Dính cả nước miếng, đờm dãi của người khác. Có người mang
bệnh truyền nhiễm, không ai biết, rồi lây lan cho mọi người. Dơ dáy.”
Chị Hương gằn giọng: “Dơ dáy? Tụi bây hôn môi, ngoạm mồm, trún nước bọt cho nhau, dễ thường vệ sinh sạch sẽ hơn ăn đũa sao?”
Trân không dám cãi lại mẹ, lảng đi nơi khác. Bố của Trân hạ cuốn sách xuống nhìn bà vợ, rồi cười:
“Tôi
đã nói với bà nhiều rồi, đừng dùng đũa gắp thức ăn cho ai cả. Mấy lần
bà mút đũa cho sạch, rồi gắp thức ăn bỏ vào dĩa cho con Da-Ni-Phờ, tôi
thấy cái mặt nó cứng sượng lại, dáng điệu sợ hãi lắm, cứ nhìn chăm chăm
vào miếng ăn bà vừa gắp cho nó, mà không dám đụng đến. Bà gắp cho tôi
thì được, chứ đừng nên gắp cho ai cả. Ngay cả bạn bè thân thiết hay con
cái trong nhà cũng đừng. Riêng tôi với bà, thì xem như một, tôi không sợ
cái dơ của bà, bà không sợ tôi lây bệnh. Đó là chuyện riêng của vợ
chồng. Nhưng có lẽ, ngay cả vợ chồng, cũng không nên dùng đũa gắp bỏ cho
nhau.”
Chị Hương hừ một tiếng, giọng giận hờn: “Người ta có
thương, có quan tâm, mới gắp miếng ngon mời ăn. Nếu không thì mặc kệ.
Hơi đâu mà tốn sức!”
Ông chồng chị tiếp lời: “Bà có cái thói dùng
đũa sục sạo, moi móc, đão lộn thức ăn trong dĩa, tìm miếng ngon bỏ cho
người khác. Cái tâm của bà tốt thật, nhưng hành động đó không hợp với
văn minh chút nào.”
“Ưà, tui dã man mọi rợ như vậy đó. Ai chịu thì chịu, không chịu thì thôi!”
“Ai
mà dám không chịu bà? Bà bỏ đói cho vêu mỏ ra thì khốn. Nhưng tôi có
nhận xét sau đây, nói ra bà đừng buồn giận nghe! Bà học được cái thói
đão thức ăn trong diã của mẹ bà. Mỗi lần về thăm ông bà cụ, trong bữa ăn
tôi ớn lắm. Có lần ăn thịt gà bóp rau răm, mẹ dùng tay bốc và xé thịt
bỏ vào chén tôi. Nhìn mười ngón tay của mẹ, móng dài, đóng khớm đất đen
ngòm. Tôi cũng ớn lạnh. Mắt tôi muốn nổ đôm đốm. Tôi cứ hốt hoảng bảo
xin mẹ để cho con tự nhiên, trong nhà cả mà, con đâu dám khách sáo.
Nhưng mẹ cứ bốc bỏ thêm vào chén tôi. Tôi biết đó là tình thương, là
lòng tốt của mẹ dành cho con rể, không thể phụ lòng mà từ chối, không đổ
đi được, sợ mẹ buồn. Tôi nín thở nhắm mắt mà nuốt trỏng, không dám
nhai, nó cứ nhờn nhợn trong cổ, nuốt hoài không xuống. Cứ nghĩ phải ăn
các thứ vi khuẩn, vi trùng, sán lãi, chất dơ bẩn dính trong mười cái
móng tay đen điu đó, không nổi gai ốc sao được. Chúng ta phải can đảm mà
công nhận cái chưa đúng, lối sống thiếu vệ sinh của mình. Tìm cách cải
tiến sửa đổi cho hợp với thời đại văn minh hơn. Nhiều lần tôi đề nghị ăn
đũa hai đầu như thời xưa mấy người đi kháng chiến chống Pháp trong bưng
biền, mà không ai chịu.”
Bà Hương cười chế diễu: “Ăn đũa hai đầu
văn minh lắm hay sao! Mấy người đó, ở trong rừng đặt bày chuyện vệ
sinh, khi về thành, có còn ai dùng đũa hai đầu nữa đâu. Hai đầu đũa đều
dính dơ, dễ quệt vào áo quần. Khi muốn tạm gác đũa cũng không được,
không biết gác vào đâu. Thêm lúng túng vụng về. Tôi nhớ nhiều lần ông đề
nghị để thêm vài ba đôi đũa chung trên mâm cơm, để cả muỗng chung vào
các dĩa thức ăn, khi gắp, thì dùng các thứ đũa muỗng chung đó. Thế mà
ngay chính ông, cứ lẫn lộn, cầm đũa chung mà ăn, dùng đũa riêng mà gắp,
lẫn lộn nhau, được năm ba hôm, phiền phức quá, rồi cũng dẹp. Chính ông
phá chứ không ai cả.”
Ông chống bà rùn vai cười gượng: “Đúng. Tôi
cứ lẫn lộn mãi vì quen thói cũ. Nếu chúng ta cứ tập lần lần, kiên nhẫn
theo, rồi thành quen và sẽ không lẫn lộn nữa. Cái gì cũng phải tập, thói
quen mấy chục năm từ ngày còn thơ ấu, đâu thể bỏ ngay được?”
Ông chồng bà Hương thở một tiếng rất dài, tằng hắng rồi nói:
“Cách
ăn uống ở quê tôi còn thiếu vệ sinh hơn nhiều. Một lần tôi về thăm,
được mời cơm chiều. Chiếu trải trên giường, mâm cơm có hai tô canh, một
dĩa rau luộc lớn, một tô nước chấm bằng mắm nêm pha loảng với ớt cay,
tỏi bằm, thêm một dĩa mắm cà vun. Quanh mâm cơm có tám người, hai ông bà
nội, hai vợ chồng, ba đứa con, và tôi. Đường xa, đói bụng, nhìn mâm cơm
tuy thanh đạm, nhưng tôi đã cảm được cái ngon trong tô canh, trong diã
rau luộc và tô nước chấm cay xè. Cả nhà, ai cũng đua nhau ăn mau như vũ
bảo. Mọi người dùng đũa gắp rau, rồi nhúng vào chén nước chấm chung,
quậy quậy đũa, rồi đưa thẳng vào mồm. Thỉnh thoảng có người đang nhai
nhồm nhoàm cơm đầy trong miệng, cầm tô canh lên húp một tiếng ‘rột’, rồi
bỏ xuống, người khác bắt chước, cầm tô húp theo. Tô nước chấm hòa đủ
nước miếng của mọi người trong nhà qua đôi đũa, càng ngày càng loảng và
nhạt ra. Tôi đi đường xa, tuy bụng đói, nhưng cũng ngại ngần, không dám
ăn rau luộc, không dám chan canh, chỉ khười khười mấy trái mắm cà, vì
món nầy ít bị những đôi đũa xáo trộn.”
Ngưng một lát, ông chồng
nói tiếp: “Đừng hỏi tại sao không chia cho mỗi người một chén nước chấm
riêng. Nhà nghèo, chén đâu có nhiều mà bày ra. Dù nếu có được chén, cũng
không thể đủ nhiều nước chấm để chia riêng cho từng người vài muỗng.
Bởi thế, khi trong nhà có người bị bệnh truyền nhiễm thì nó lây lan vô
tội vạ. Rán mà chịu. Nhưng thật ra, thì không biết làm sao hơn. Biết đâu
đó cũng là một cách chủng ngừa lạc hậu nhưng lại hiệu nghiệm.”
Anh
con trai tán thêm: “Khi nào đi ăn tiệc, con tránh ngồi chung bàn với
ông Tư, dì Sáu, chú Tám. Mấy người nầy ăn uống tự nhiên, dễ dàng. Cứ
dùng đũa đào bới lật qua lật lại thức ăn trong dĩa, gắp miếng nầy lên,
bỏ miếng kia xuống, cho đũa chạy rong từ dĩa nầy qua dĩa khác để tìm gắp
những miếng ăn mà họ vừa ý. Có mấy người khách chung bàn cứ nhíu mày,
mắt theo dõi chăm chăm các đôi đũa đang sục sạo, có lẽ để tránh các nơi
thức ăn đã bị đũa người khác nhúng vào rồi. Con thì cứ cười cười, quan
sát nét mặt bất bình, không vui của những người sợ, và cái hớn hở thản
nhiên của người đang dùng đũa bới đào chọn lựa, tìm được miếng ngon,
thấy mà thương. Bác Ngô nói với con rằng, thường chỉ ăn được mấy miếng
đầu tiên, khi những đôi đũa dơ dáy chưa đào xới diã thức ăn. Sau đó, bác
gác đũa, ngồi nói chuyện vui. Bởi thế, mỗi lần phải đi dự tiệc tùng,
bác bèn ăn cơm nguội trước ở nhà cho lưng lửng bụng mới ra đi. Bác nói
tiếp, có thể người ta sạch sẽ vệ sinh hơn bác, nhưng bác không muốn ăn
nước bọt, uống đờm dãi của người khác.”
Bà Hương trừng mắt gắt:
“Thôi, thôi, mẹ không muốn nghe cái lối nói thiếu tử tế đó. Việc chi mà
kêu là uống đờm dãi của người khác, nghe không lọt tai. Nên ăn nói cho
thanh lịch, tử tế hơn. Ông ấy đâu có vệ sinh văn minh chi hơn ai mà bày
đặt chê bai.”
Ông chồng bà Hương thấy vợ nỗi cáu, quay qua nháy mắt với anh con trai, và hạ giọng nói riêng với nó:
“Lần
nọ ăn tiệc, ba ngồi gần bà chị hàng xóm cũ. Bà nầy quen thân từ nhỏ.
Ngồi gần nhau, bà vui mừng nói chuyện tíu tít. Bà cho biết mới bị bệnh
cúm xong, chưa lành hẳn, lâu lâu bà hắt xì nhảy mũi, lấy khăn xịt mũi xì
xì, và ho sù sụ. Ba cũng sợ lây bệnh lắm, nhưng đành phó mặc cho Trời,
và cầu sao đừng bị lây. Chị em lâu ngày gặp lại nhau, dù về nhà có bị
bệnh, cũng đành chấp nhận. Nhưng chị cứ dùng đũa của chị, gắp thức ăn bỏ
vào chén của ba mãi. Ba cứ van lơn cầu khẩn chị để cho ba tự nhiên, ưa
ăn món nào thì sẽ tự gắp. Nhưng chị không chịu, cứ gắp bỏ cho ba hoài.
Ba
buồn lắm, nhưng không biết làm sao. Thấy dĩa thức ăn của ba cứ đầy vun,
chị hỏi sao không ăn, ba ngại ngần giả vờ nhăn mặt, nói rằng bỗng
nhiên nghe đau quặn trong bụng. Rồi ba chỉ uống nước cho đến khi tiệc
tàn.”
Anh con trai cười thích thú kể cho hai ông bà nghe: “Ba mẹ
có biết không, thằng James nó nói ăn lẩu là “góp nước miếng húp chung”.
Mọi người đều gắp tôm cá thịt, rau, nhúng vào nồi, nhận chìm rau, quậy
vục, chờ sôi, thọc đũa riêng vào mà vớt, mò, đôi khi lại dùng cả muỗng
riêng mà múc nước húp, rồi cho vào chén. Mọi người đều cùng làm một động
tác như nhau, không ai ngán ai lây truyền bệnh hoạn. Không biết nồi lẫu
sôi có giết hết được các loài vi khuẩn, vi trùng hay không. Bởi thế,
khi có ai mời di ăn món lẫu, nó thẳng thừng từ chối ngay, con cũng thế.
Con ngán nhất những bữa cơm chung, khi có người kêu canh chua cá bông
lau, nghe đề nghị là con can ngay. Vì cũng như ăn lẩu, mọi người vui vẻ
thọc đũa vào tô canh mò, vớt cá ra dĩa, rồi thọc đũa riêng vào mà dày
xéo xâu xé con cá. Có lẽ họ nghĩ nước mắm mặn cũng đủ giết chết vi
trùng, vi khuần rồi chăng? Bởi vậy, khi nào ăn lẩu, ăn canh chua là
không có con.”
Chị Hương tiếp lời anh con trai: “Người mình ăn đũa, dù cho là thiếu vệ sinh, nhưng đã chết ai đâu mà ầm ĩ?”
Ống
chồng chị đưa tay ngắt râu ngứa, rồi từ tốn nói: “Có chắc chưa chết ai
không? Thế mà thống kê cho biết, chỉ tại Hoa Kỳ thôi, số người bị lây
nhiễm qua đường miệng do ăn uống hàng năm có đến gần 50 triệu người, mà
130 ngàn người phải đưa vào bệnh viện, và chết hơn ba ngàn người.
Còn
Việt Nam mình không có thống kê, cứ lặng lẽ truyền bệnh, âm thầm mà
chết. Tôi nghĩ rằng, sở dĩ người Việt Nam mình đông đảo người bị bệnh
gan, là hậu quả của ăn đũa. Đôi đũa, gây đại họa, đôi đũa bí mật giết
người.”
Chị Hương đã yếu giọng: “Chi đến nỗi bi thảm đến thế? Dễ chừng những xứ không ăn đũa ít bị bệnh gan hơn chăng?”
Anh
con trai xen vào: “Ba nói đúng đó mẹ à. Bố mẹ của bạn con, mười người
chết, thì có đến năm sáu người chết vì bệnh gan, chai gan, ung thư gan,
bệnh gan B, bệnh gan C. Rồi mới đến bệnh tim, ung thư phổi, tử cung,
ruột. Bác Sáu nói rằng, không hiểu sao những người hay về Việt Nam chơi,
khi trở lại Mỹ, thường bị bệnh gan mà chết. Nói thế thì có lẽ cũng
không đúng hẳn, không lẽ chỉ họ chết mà người bên Việt Nam mình không
sao?”
Chị Hương lên giọng: “Đôi đũa cũng được xem như là một phát
minh quan trọng của loài người. Là một bước tiến của nền văn minh cổ
đại. Dùng đũa, có nhiều điều kỳ diệu. Còn bao hàm một cả triết lý của
đông phương. Đó là nguyên lý âm dương, ngũ hành, kết hợp giữa thế động
và thế tĩnh, động là chiểc đũa trên di động, tĩnh là chiếc dưới nằm yên.
Đũa tiện dụng, có thể đào, bới, kẹp, lùa, xắn, cắt, xé, phân nhỏ, xiên,
đè, quẹt, hất, giữ.
Chỉ đôi đũa thôi, nó còn đa năng hơn hai
ngón tay, hơn con dao, hơn cả muỗng nĩa. Đũa chỉ không gắp được chất
lỏng mà thôi. Có lẽ vào thời xa xưa nào đó, khi còn ăn lông ở lỗ, tổ
tiên chúng ta đã dùng que, nhánh mà khều thức ăn nướng trong lửa nóng.
Ban đầu dùng một thanh, sau đó dùng hai thanh mà gắp, thấy thuận tiện,
nên đôi đũa được phát sinh. Cũng có học giả cho rằng, loài người bắt
chước những con chim mỏ dài gắp cá mà làm nên đôi đũa. Khi tay dơ dáy,
dính đầy bùn đất, không muốn bốc thức ăn đưa lên miệng, dùng đũa là giải
pháp tốt nhất.” - Ngưng một lúc, chị nói tiếp - “Dùng đũa, còn vệ sinh
hơn dùng tay mà bốc như cách ăn của người Ấn Độ, Trung Đông. Đang ăn,
ngứa đầu đưa tay lên gãi tóc, ngứa mông thọc tay vào quần gãi, rồi cũng
bàn tay đó, bốc thức ăn cho vào miệng. Ăn đũa không rườm rà như ăn bằng
dao, nĩa, muỗng của người Âu Châu. Người Nhật, người Hàn cũng dùng đũa,
họ bày đặt ra những quy định riêng khá nghiêm ngặt khi sử dụng đũa,
cũng bảo đảm được phần nào vệ sinh trong khi ăn chung.”
Anh con
trai góp chuyện: “Con nghe chú Tú kể rằng, thời mới được tàu Nhật vớt
trong khi vượt biển. Đến Nhật tình cờ gặp được người bạn cũ vào thời du
học tại Mỹ trước đây. Được bạn mời cơm nhiều lần, và chú đã phạm phải
nhiều sai sót khi dùng đũa. Vì người Nhật đã đưa nghệ thuật ăn đũa thành
một thứ văn hoá, với nhiều quy định chặt chẽ. Chú cứ gắp thức ăn từ
dĩa, lia lịa đưa thẳng vào miệng. Chủ nhà vì lịch sự không nói, nhưng có
vẻ không bằng lòng. Trong khi đang ăn, nhiều lúc chú tạm gác đũa qua
chén. Làm chủ nhà tròn mắt ngơ ngác. Với người Nhật, đây là một hành
động cực kỳ vô phép, xúc phạm đến người nấu ăn, ý muốn nhắn rằng, đồ ăn
dở như hạch, hay là tôi cóc cần các thức ăn nầy. Có khi chú đã dùng đũa
đâm xiên vào cục thịt, cũng là một hành động vô lễ, giống như thử xem
thức ăn đã nấu chín hay chưa. Sau nầy, chú đọc sách, học được nhiều quy
tắc trong khi dùng đũa của người Nhật. Ví như không được ngậm đũa trên
miệng, không được dùng đũa đề chuyền thức ăn cho nhau, giống hành động
gắp tro xương người chết. Không cắm đôi đũa vào tô cơm, đũa chỉ được
cắm vào tô cơm cúng người chết mà thôi. Cũng không được dùng đũa để
chuyển dịch tô chén trên bàn ăn. Không được nhảy đũa từ món nầy qua món
kia. Không mút đũa. Không dùng đũa khoắng trong tô canh. Khi gắp món ăn,
gắp từ miếng nằm trên dần xuống miếng dưới, chứ không đào bới tìm miếng
ngon vừa ý. Kể ra những quy tắc đó, có nhiều phần đúng với phép vệ
sinh, nhưng cũng có nhiều cái mang nặng tính cách quy định không cần
thiết. Nếu ăn đũa theo người Nhật, cũng bớt được phần nào truyền nhiễm
bệnh từ nước miếng khi ăn chung.”
Sau khi pha cho chồng và con
hai ly nước trái cây, chị Hương lục lọi trong tủ đựng các dĩa phim, rồi
bảo sẽ cho chồng xem nghệ thuật cao siêu của người sử dụng đũa thuần
thục. Trên màn ảnh truyền hình hiện lên một kiếm khách xứ Phù Tang, đầu
đội nón rê xùm xụp, mang áo tơi lá, trông tơi tả nhếch nhác như một kẻ
ăn mày, khệnh khạng bước vô quán, xem như chung quanh không còn ai.
Lặng lẽ nâng cốc cạn rượu. Bỗng từ phía bàn kia, có người ném một ‘ám
khí’ bay vụt thẳng vào mặt kiếm khách. Không né tránh, không vội vàng,
kiếm khách cầm đôi đũa lên, gắp được miếng ám khí đang bay, vụt hất
ngược lại, địch thủ thét lên một tiếng đau đớn mà ngã lăn quay ra chết.
Rồi cũng đôi đũa đó, gắp lia lịa giết bọn ruồi nhặng đang bay vo ve trên
dĩa thức ăn.
Anh chồng chị Hương vỗ đùi cười vang mà nói: “Xạo
gần bằng chuyện đội phụ nữ anh hùng Thanh Hóa dùng cù ngéo tre móc rớt
máy bay ‘Con Ma’ bắt giặc lái Mỹ.”
Chị Hương hỏi chồng: “Ngày nay
văn minh, cả thế giới như đã thu hẹp lại. Hiểu biết và văn hóa phổ biến
khắp nơi, thì tại sao các dân tộc ăn bốc không biết cải thiện, mà dùng
dao nĩa, dùng đũa? Không biết dân Ấn Độ ăn bốc có vục tay vào tô cà ri
mà thay muỗng, đưa lên miệng húp sồn sột, rồi mút và liếm bàn tay hay
không? Có lẽ là không. Có thể họ đổ ra tô, diã của họ, rồi chấm mút
chăng?”
Chồng chị Hương thong thả: “Nghe đâu ăn bốc, theo quy
định, chỉ được bốc bằng các ngón của tay mặt mà thôi, tay trái được nghỉ
ngơi, có lẽ vì tay trái chỉ xử dụng để làm những việc dơ dáy. Món ăn
nào bị bàn tay trái của người khác đụng vào, thì xem như đã bị ô nhiễm,
không ai dám đụng đến nữa, phải bỏ đi. Người ta khinh bỉ người ăn bằng
tay trái, bị xem là hạ tiện, bất lịch sự. Trong truyện ‘Ngàn Lẻ Một Đêm’
của dân Ả Rập có kể chuyện một thương gia giàu có, vì ăn tỏi hôi tay,
nên bị người tình là bà hoàng, chặt mất bàn tay mặt, phải dùng tay trái
trong lúc ăn, ông ta bị khinh bỉ, hất hủi, miệt thị.
Khi bốc
những thức ăn rời rạc như cơm, đậu, thì chúm các ngón tay mà vít lên,
rồi lật ngữa bàn tay, để thức ăn vào giữa bốn ngón, sau đó dùng ngón tay
cái mà lùa vô miệng. Không để thức ăn trong lòng bàn tay. Không bốc
thức ăn từ dĩa đưa thẳng vào miệng. Ăn quen thì cũng gọn gàng, không bôi
tèm lem vào râu ria, môi miệng.”
“Ăn bốc có gì hay mà không thay đổi nhĩ?” Chị Hương hỏi vẩn vơ.
Trân,
con trai bà Hương trước đây có cô bạn gái người Ấn Độ, hay lui tới và
định ‘kết’ với cô nầy, nên đã tìm hiểu, bèn giải thích cho mẹ:
“Ăn
bốc cũng có cái triết lý cao siêu riêng của nó, chứ không phải là dã
man, chưa văn minh, chưa biết dùng đến đũa hay dao nĩa. Họ quan niệm
rằng, ăn bốc là một phối hợp kỳ diệu của ngũ hành với hệ thống thần kinh
não bộ, nối liền với hệ thống bộ tiêu hoá, có nhiều ích lợi dinh dưỡng
cho đời sống. Họ quan niệm năm ngón tay hàm chứa năng lực ‘ngũ hành’.
Ngón cái là tiêu biểu cho lửa, ngón trỏ là khí, ngón giữa là trời, ngón
đeo nhẫn là đất, ngón út là nước. Nếu mất thăng bằng của ‘ngũ hành’ nầy,
thì dễ sinh bệnh hoạn. Khi ăn bằng tay, bốc bằng năm ngón, thì năm thứ
năng lượng tiềm tàng nầy đi theo thức ăn mà vào cơ thể, làm cho thức ăn
thành một món thuốc, chữa lành các bệnh hoạn, tăng sinh lực cho các vùng
yếu đuối của cơ thể. Khi bốc bằng tay, thì cái xúc giác đưa tín hiệu
lên não bộ, vào hệ thống kinh mạch, nên bao tử biết để đón nhận, và chấp
nhận, tiết ra những dịch vị thích ứng, cho nên thực phẩm dễ tiêu hoá
hơn. Mấy ngón tay cũng là cái nhiệt kế đo lường độ nóng lạnh của thực
phẩm, để khỏi phỏng miệng la làng.”
Chị Hương cười: “Bày đặt!
Tưởng tượng! Có chi chắc là nước, lửa, trời, đất, khí nằm trên năm ngón
tay? Người ta tưởng rằng, ăn dao nĩa là văn minh và thuận tiện nhất.
Không hẵn. Trước tiên, phải cho mỗi người một bộ. Dao nĩa cũng không
thuận lợi bằng đôi đũa. Phở mà ăn bằng nĩa thì bất tiện lắm. Không thể
nào câu sợi phở lên, cũng không thể quấn vòng vòng như ăn mì sợi, nó
tuột mất. Thử xem, khi muốn gắp cục xương, dùng đũa vẫn dễ dàng hơn dùng
nĩa, cục xương nằm chênh vênh trên cái nĩa, rất dễ rơi rớt ra bàn, văng
vào áo quần người khác. Ăn bằng dao nĩa, phải phối hợp với ăn bốc. Như
ăn bánh mì, họ phài dùng tay mà xé, ăn gà nướng, cũng bốc bằng tay. Nếu
dùng đũa, thì không cần phải bốc bao giờ.”
Trân kể cho bố mẹ nghe
rằng, sở dĩ con Da-Ni-Phờ không dám đến nhà ăn nữa, vì năm ngoái, nó đi
du lịch bên Việt Nam với bạn. Chúng nó nghe nói thức ăn của các bà bán
hàng rong rất ngon. Chúng ăn bún ốc. Ăn mỗi đứa ba tô ngon lành. Khi ăn
thì chúng không để ý. Khi thấy chị hàng rong rửa tô trong một cái chậu
nước nhỏ, và lau bằng cái khăn ướt ngã màu đen điu, mà trước đó nó thấy
đàn ruồi bu đen, chạy nhảy trên khăn. Nó chợt nhận ra chậu nước đó đã
rửa cả hàng chục cái tô của hàng trăm thực khách, bao nhiêu dơ dáy đều
gom lại trong đó hết. Nó nghe dờn dợn trong cổ họng, rồi quay ra, kê đầu
vào gốc cây mà nôn thốc nôn tháo ra hết. Nó tởn, không dám đụng đến các
gánh hàng rong nữa. Sau đó, con Da-Ni-Phờ còn thấy tận mắt các bà bán
hàng móc túi thối tiền, những tờ đen điu bèo nhèo dơ dáy, rồi cũng dùng
bàn tay trần đó, bốc thịt, bốc rau, nhón tiêu hành, thả vào các tô chén
cho thực khách ăn. Nó khiếp vía từ đó.
Chị Hương nói với Trân:
“Con cứ kêu con Da-Ni-Phờ đến ăn đám giỗ cho vui. Nói cho nó biết, sẽ
cho nó một dĩa riêng thức ăn, không chung đụng với ai cả. Con bé nầy dễ
thương vui vẻ. Mỗi xứ có cái văn hoá riêng. Ai cũng tự hào về văn minh
của mình. Đừng ai chê ai. Ăn bốc cũng tốt, ăn bằng dao nĩa cũng hay,
nhưng tốt và tiện nhất là ăn đũa như chúng ta.”
Trân tiếp ý mẹ:
“Thế sao chúng ta không phối hợp giữa dao nĩa, và đôi đũa mà ăn uống cho
vệ sinh? Có đũa muỗng riêng, đũa muỗng chung, không ai ngại ai. Như thế
thì có vệ sinh hơn không. Ngày nay, đũa muỗng cũng rẻ rề, mua bao nhiêu
cũng có. Cứ tập dần, cái gì hay thì theo, cái gì không tốt thì bỏ đi.”
Chị
Hương nghĩ ngợi một lúc, vui vẻ nói: “Mẹ tán thành ý kiến của con. Kể
từ ngày mai, sẽ thi hành. Trong bữa ăn ai vi phạm sẽ xử phạt bằng tiền.
Mẹ chắc Ba con sẽ bị phạt dài dài đó. Phạt mãi, sợ tốn tiền, thì sẽ tuân
thủ mau.”
Ông chồng chị quay lại nói lớn: “Ừ, ừ, để xem ai bị phạt nhiều hơn ai cho biết. Bà cứ chê tôi hoài!” ./.
http://saigonecho.com/index.php/phiem/cac-tac-gia/27467-gop-nuoc-mieng