Truyện Ngắn & Phóng Sự
Gunship trên lưới lửa Bastogne - Phi đoàn 213/ KÐ51CT / SÐ1KQ
Anh vẫn còn bay mãi
Ðời anh như khói sương
Em ngổn ngang trăm mối
Theo anh suốt đêm trường...
Quảng Trị chìm trong chiến trường "mùa hè đỏ lửa" ngùn ngụt khói súng trên từng tấc đất giao tranh, ác liệt, đẫm máu. Phía Tây Thừa Thiên, cứ điểm Bastogne, một tiền đồn biên trấn do một đơn vị nhỏ thuộc SÐ1BB trấn giữ, sừng sững thách thức nhô lên giữa núi đồi âm u đầy bóng Bắc quân. Những cơn gió Lào hừng hực có lẽ không thấm vào đâu nếu Bắc quân dùng biển người và biển lửa để bứng gốc Bastogne. Người lính đèo heo hút gió và lì đòn của Bastogne đã chong súng đợi những cuộc tấn công của địch có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.
Cứ điểm Bastogne
Thật vậy. Mùa hè đỏ lửa, chiến trường Quảng -Trị đang diễn ra ác liệt, đôi bên quyết tâm tranh giành nhau từng tấc đất. Ðầu tháng 4 - 1972, Bắc quân tung vào chiến trường một trận đánh quyết liệt nhằm bứng chốt cứ điểm Bastogne do một đơn vị bé nhỏ trấn biên của SÐ1BB dưới quyền Tư lệnh của Thiếu tướng Nguyễn văn Phú, để uy hiếp và làm chủ biên giới phía tây tỉnh Thừa Thiên. Họ đã huy động một lực lượng gấp trăm lần hơn về quân số lẫn vũ khí. Cả một trung đoàn chính quy được tăng cường thiết giáp và một trung đoàn Pháo binh phòng không yểm trợ. Chiến thuật sở trường của họ vẫn là "tiền pháo hậu xung".
Sau khi pháo tơi tả, tan nát mục tiêu, tưởng chừng một con kiến cũng không còn trên mặt đất đá Bastongne, Bắc quân tung ra những cuộc tấn công tràn ngập biển người để xóa sổ đơn vị trú phòng, nhưng những người chiến sĩ anh dũng của QLVNCH nơi đây vẫn hiên ngang cố thủ và chống trả quyết liệt để cứ điểm Bastogne vẫn sừng sững với núi sông. Tập san NAM của Pháp sau nầy có viết "Tại sao Bastogne không mất, là một phép lạ!"
Pháo binh phòng không của địch dầy đặc như cây rừng, gồm đủ các loại từ trung liên Tiệp Khắc, thượng liên RPD tới 12ly7, 12ly8 canon 20, 23ly, 37 ly, 57 ly, 83 ly và nhiều loại tối tân khác, kể cả hỏa tiễn tầm nhiệt SA7... được tận dụng nhằm ngăn chận mọi sự can thiệp của không quân. Với cường lực đó đương nhiên họ có khả năng loại những "tên giặc lái tàu bay lên thẳng" ra ngoài chiến trận. "Chuồn chuồn", bất cứ loại nào, vào lưới lửa này của Bắc quân, nếu không nát thây cũng cháy cánh.
Bây giờ, mọi sự tiếp tế cho quân trú phòng do C130 Hercule đảm nhận. Nhưng vì đỉnh núi cũng như cứ điểm Bastogne quá nhỏ nên may lắm mới có một hai cánh dù bay lạc vào, còn hầu hết đều rơi trong vùng đất địch, hóa ra mình tiếp tế cho kẻ thù, ngay cả những kiện hàng rớt trên hàng rào cứ điểm cũng không ai dám bò ra lấy vì những tên chuyên môn bắn sẻ ẩn náu chung quanh các triền núi và bám sát, sẵn sàng tỉa từng mục tiêu một. Cuối cùng, Quân Ðoàn phải viện đến phi đoàn Trực thăng vận và võ trang FÐ 213/ SÐ1KQ từ Ðà Nẵng cùng với những Phi công điêu luyện trở lại chiến trường để tìm cách cứu vãn tình thế vô cùng tuyệt vọng của quân trú phòng đang trong cơn hấp hối, từng giây từng phút đợi chờ giọt nước hồi sinh. Cái hy vọng của người lính biên trấn nầy nhỏ bé như thế. Chưa đầy một tháng mà họ đã trải qua hết mười tám tầng địa ngục, thiếu thốn tất cả mọi thứ cần thiết cho sự phòng thủ từ vũ khí đạn được, lương thực, thuốc men và cả quân số cũng hao hụt trầm trọng. Làm sao thân xác con người có thể tồn tại để hứng chịu ngày đêm mưa pháo và những đợt tấn công biển người... Thế là chúng tôi có mặt bên cạnh Bộ Tư Lệnh SÐ1BB tại Dạ lê.
Với cường độ chiến trường và sức mạnh mãnh liệt của phòng không địch đã làm khả năng tiếp cận của trực thăng với Bastonge không thể thực hiện được. Vì bay chậm và thấp, chúng tôi luôn luôn hoạt động trong khu vực DMZ (Death man zone - vùng tử địa). Chưa kể vũ khí phòng không và vũ khí cộng đồng, tất cả các loại vũ khí cá nhân đều bắn tới. Chúng tôi nghĩ đến những vệt sáng xanh của hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 phóng lên nhanh như cắt từ rừng núi âm u lao vào ống phản lực như Lệnh xé xác hay Tàn chi quái đao, địch thủ chỉ còn nắm tro tàn không xương cốt. Nỗi lo ngại tiếp cận chiến trường khốc liệt đó hiện rõ trên khuông mặt mỗi người khiến bầu không khí Biệt đội trở nên trằm lặng, vắng tiếng cười rộ chọc phá của những anh Cơ phi, Xạ thủ hay những cãi vã trong bàn sập xám chướng, tiếng chiếu quân cờ. Con bài tẩy chúng tôi người ta chưa lật vội, vẫn còn chờ tố nhau xả láng nay mai.
Chúng tôi chờ đợi, đợi chờ với hy vọng mong manh, mây mù hay sương đêm rừng núi làm bức màn che mắt địch để bất ngờ đổ bộ vào tiếp tế cho cứ điểm, dù chỉ để kéo dài thêm hơi thở cuối cùng của quân bạn trước lúc vị quốc vong thân, vì không ai dám nghĩ Bastogne có thể tồn tại như vẫn tồn tại mãi sau nầy. Mới chiều hôm qua khi màn đêm vừa buông xuống, chúng tôi kéo nhau ra công sự phòng thủ nhìn về chiến trường xa xa trong rừng núi, vỗ tay cổ võ những chiếc Hỏa long AC47 (Spooky) từ trên đánh xuống, bên dưới cũng không vừa, phòng không địch thi đua bắn trả, làn đạn lửa giao nhau xé nát không gian làm rực sáng cả góc trời. Ðúng là cảnh Long Hổ tranh hùng trời long đất lở, và chính nơi tử khí đang vùn vụt xông lên đó cũng là nơi chúng tôi ước hẹn mai nầy trên đỉnh Bastogne.
Chuyện gì dến rồi cũng đến. Chiều tàn, mây thưa theo ngọn gió bấc về trắng xóa bầu trời, tôi đang say sưa tụng bộ "Tiếu ngạo giang hồ" trong câu lạc bộ bỏ túi của Biệt đội thì thiếu tá Nguyễn Anh Toàn vào gọi tôi ra ngoài.
- November, lợi dụng trời đang kéo mây, mình lấy hai cái Gunship (trực thăng võ trang) làm cho tụi nó một chuyến đi.
Tôi hỏi lại.
- Gunship nặng quá đâu chuyên chở được bao nhiêu?
- Mình hạ hai giàn rocket xuống và tháo bớt đạn của hai khẩu Minigun ra, chỉ chừa lại vừa đủ để tự vệ thôi.
Tôi ngại ngùng nói:
- Liệu mình có qua nỗi không đây?
- Anh đi gom Phi hành đoàn anh lại đi, mình bắt tay vào việc ngay bây giờ để kịp trước khi trời tối, lên trời rồi sẽ liệu sau!
Thế là chúng tôi mỗi người một việc. Kiểm soát toàn bộ máy bay, tháo gỡ rocket đạn dược, nhất là hai khẩu Minigun như hai vị thần hộ mạng được kiểm soát kỹ lưỡng hơn và cùng với anh em khác chất hàng tiếp tế lên tàu. Chừng mười lăm phút sau hai chiếc Gunship bất đắc dĩ trở thành hai cái Slick (trực thăng vận) có mặt giữa khoảng trời xanh, bay là đà trên làn mây bao la trắng xóa phiêu bồng. Khi cất cánh chúng tôi bay về phía đông theo khoảng trống trên mây để nghi binh, vòng ra Huế rồi mới chuyển hướng tiến về mục tiêu trong rừng núi. Mặc dầu hai con tàu đang chấp cánh vẫy vùng trên ngàn mây gió nhưng bầu không khí yên lặng nặng nề ngột ngạt bao trùm mà trong lòng mỗi người cùng lo cho số phận chung. Lát nữa đây biết có còn cùng nhau tung cánh trở lại trời xanh, hay kẻ may mắn trở về, người không may người ở lại chiến trường thiên thu cùng những giọt sương mai, hay thân xác quyện cùng làn khói mỏng trên rừng thẩm với bao niềm u uất. Bỗng có tiếng của anh Ðương, xạ thủ, như để phá tan sự ngột ngạt ấy:
- Kìa nhìn xem, mấy đám mây hồng đẹp như má hồng con gái hẹn kép lần đầu!
Có tiếng đáp lại:
- Thôi đi ông, bao nhiêu bà rồi còn chưa đủ sao mà còn lần đầu lần cuối, hãy lo cho cái mạng của ông bây giờ đi!
Nghe họ kháo nhau, lúc bây giờ tôi mới nhìn kỹ thấy mây ửng hồng như giải lụa đào nhuộm bởi ráng chiều còn sót lại, thơ mộng như cảnh non bồng trong huyền thoại Lưu Nguyễn ngày xưa; nhưng nỗi lo héo hắt canh cánh bên lòng thì còn lòng da ỳnào chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên thai, thần tiên huyền hoặc hiếm hoi ấy mà dưới thế gian mấy ai có dịp ngắm nhìn. (*)
Trở lại chuyến không trình hướng về Bastogne, tôi nghe thiếu tá Toàn gọi:
- Gun hai đây một! Anh thấy khoảng trống xa xa hướng hai giờ chưa? Hy vọng nó sẽ bay qua mục tiêu, mình theo nó đi. Kiểm soát lại tàu và chuẩn bị!
Tôi trả lời.
- Roger! (yes!)
Và nhắc nhở anh em sẵn sàng vị thế tác chiến.
Chúng tôi bay thêm một vòng nhỏ để đặt mình vào vị trí thích hợp sẵn sàng lao xuống khi mục tiêu vừa xuất hiện mà không mất đi một giây khắc nào. Gun một là leader được yếu tố thuận lợi "bất ngờ", còn tôi là Wing-man yếu tố bất ngờ quyết định quan trọng sự sống còn đó dĩ nhiên không còn nữa, chiến trường bị động, phòng không tua tủa châu vào và pháo binh của họ cũng được điều chỉnh tọa độ chính xác từ khuya để sẵn sàng nhả đạn vào bãi khi chúng tôi tà tà đáp xuống. Sơn pháo 130 ly, đại bác 123 ly, hỏa tiễn 122 ly hai ba mươi cây số từ xa dộng tới làm sao chúng tôi biết được, súng cối đủ loại chung quanh được dịp cho những thằng nhóc con mười bốn mười lăm tuổi đầu xiềng chân vào khẩu pháo học đòi sinh Bắc tử Nam thụt cối vào chúng tôi. Thôi đành vậy, khó ai lường trước được chuyện gì sẽ đến.
Pháo vào bãi đáp là nghề của chàng, không chỉ riêng gì những Hot LZ như thế nầy, mà ngay cả những tiền đồn, cứ điểm cố định, bề ngoài có vẻ bình yên, nhưng những khẩu cối của du kích luôn luôn chực sẵn chào đón chúng tôi đáp xuống, đó là lúc điểm yếu nhất - con chim đậu xuống đất, kình ngư trong ao cạn - mặc tình đối phương muốn hành hạ cỡ nào cũng được khi cá nằm trên thớt, họ chỉ cần làm một cữ chỉ vuốt tay nhẹ nhàng dọc theo nòng súng, con nhạn là đà - từ chết tới bị thương. Nỗi lo lắng càng lúc càng đong đầy trong tim phổi theo từng hơi thở, theo từng nhịp chuyển của thời gian. Dòng suy nghĩ miên nam bỗng dưng bị cắt đứt, giờ thứ hai mươi lăm khởi điểm. Thiếu tá Toàn gọi tiếp báo phút quyết định bắt đầu.
- Gun hai đây một!
- Hai nghe!
- Chuẩn bị! Một bingo!
Gun một liền tách khỏi đội hình vùn vụt lao xuống mục tiêu như con diều hâu bổ nhào xuống con mồi. Tôi kiểm soát lại tất cả đồng hồ, phi kế, nhắc nhở phi hành đoàn khóa dây nịt an toàn và chú ý vào những điểm khả nghi nơi có thể có phòng không địch. Ðợi vài giây nữa ước chừng Gun một vừa rời bãi đáp tôi bước chân vào. Thầm đếm một hai ba bốn. . . tôi bá
- Gun một! Ðây hai bingo!
Tôi vội vã tách rời dám mây đang ẩn mình, bay cặp sát vách chân mây, chuyền qua đỉnh núi nầy sang đỉnh núi khác đuổi theo chiếc gun một đang lao vút như vào cõi xa xăm mịt mờ miền miên viễn. Mặc dù đã hạ hết cần lái cao độ và chúc nghiêng mũi lao xuống với vận tốc tối đa muốn chóng mặt mà vẫn thấy còn chậm, làm sao nuốt ba ngàn bộ trong vòng vài giây, vì mỗi giây khắt trong lúc nầy cũng trói cột sự tồn vong của chúng tôi vào trong ấy. Tôi nghiêng thêm phía bên trái để gia tăng tốc độ rơi nhanh thêm chút nữa theo cách đánh rocket "Falling leaves" chiếc lá rơi.
Tàu càng xuống thấp, đỉnh núi cũng từ từ nhô lên cao, ẩn hiện giữa vùng rừng thẩm âm u chìm theo bóng hoàng hôn buồn thảm nhạt nhòa lất phất mây giăng. Bastogne đó sao! Trên núi dưới rừng không còn màu xanh nữa mà trở nên màu xám đen như vừa qua một trận hỏa thiêu khủng khiếp. Cây cối đứt đọt, trơ cành trụi lá giữa mùa hoa nở - hoa dù, dù trái sáng, dù hỏa châu, dù tiếp tế đủ loại đủ màu sắc trùm lên ngọn cây khô vung vãi khắp nơi như những khóm phong lan khổng lồ dành tặng riêng người chiến sĩ biên khu.
Càng tới gần, cái hình ảnh một tiền đồn biên giới vượt xa ngoài sự tưởng tượng thông thường, tưởng cứ điểm có chiến lũy hào sâu, có vọng gác đêm sương hay ít ra cũng có bóng dáng cờ bay trước gió. Nhưng không, tất cả cơ ngơi, công sự phòng thủ điều bị sụp đổ tan hoang, cây đá ngổn ngang như thuở hồng hoang thời tiền sử chưa có dấu chân người bước đến. "Không lâu đài sao bóng cũng tịch dương".
Mỗi ngày sơ sơ vài trăm trái đạn sơn pháo nổ sâu, nổ chụp trên đầu thì làm gì nơi đây còn sự sống. Vòng rào kẽm gai, cột sắt kiên cố từng ngăn cản bao cuộc tấn công biển người bị cày xới nhiều nơi, những gò đống xám ngắt điêu tàn vùi lấp những giao thông hào chen lẫn hố đạn đại bác đủ loại lớn nhỏ, cạn sâu chồng chất lên nhau thì còn lại một chút gì để làm chứng nhân chiến địa kinh hồn và cái giá mà người lính trấn biên thùy phải trả. Vả chăng chỉ có ý chí can trường, bất khuất với tấm lòng trung dũng của người lính Bộ binh SÐ1 mới có thể "trơ gan cùng tuế nguyệt" nơi nầy. Ngoài ra không còn gì nữa, như ai đem cái mặt trăng nhét vào giữa chốn non ngàn áo não, dật dờ hồn ma bóng quế càng tăng cảnh thê lương càng xót xa kiếp người biên ải. "Cảnh đấy người đây luống đoạn trường".
Cuối cùng rồi cũng tới đích, bãi đáp lót bằng vỉ sắt đã bị đạn pháo hất tung ra ngoài, mặt đất như vừa mới được lấp bằng vội vã đơn sơ chỉ vừa đủ cho một con tàu đáp xuống. Cần gì, what will be will be, như thế nào rồi cũng phải đáp và tất cả điều diễn ra đúng như dự tính, bãi đáp bên trái trong tầm, tôi kéo ngược cần lái giảm vận tốc và quẹo gắt 90 độ tiến vào đúng lúc Gun một vừa cất cánh. Hàng tiếp tế chất hai bên hông tàu bị đạp tung ra ngoài tức khắc, tôi lại vội vã cất cánh lên. Cũng ngay lúc đó hằng loạt đạn lửa đuổi theo Gun một gần ngay trước mặt, không dám bay theo, tôi liền chúc mũi xuống theo triền núi bên trái, chuyền qua sườn núi khác, bay sát ngọn cây để màu tàu tiệp với màu lá rừng nhờ rừng cây che chở, lấy vận tốc tối đa rồi kéo cần lái về phía sau, tàu vọt lên gần như đường thẳng đứng, cất cánh hơi cowboy một chút để lấy cao độ càng nhanh càng tốt và chui vô mây ẩn mình, phòng không xa xa còn vang như pháo tết.
Tưởng rằng được về đến cõi bình yên sau phút giây đứng tim, nghẹt thở và chẳng mấy chốc trở lại trời rộng tang bồng, nhưng bình yên vẫn còn xa lắc càng bay vô mây càng dầy đặt tối đen. Tôi mở đèn cockpit bay theo phi kế. Lúc bấy giờ không dám nhìn lên ra bên ngoài, có thấy gì đâu. Mây theo gió và tốc độ tàu vùn vụt lướt tới ập vào mặt, pilot dễ dàng bị vertigo, chóng mặt gây ra tình trạng hoa mắt dẫn đến mất cảm giác thăng bằng, không còn nhận thức tàu nghiêng ngửa ra sau, tay chân không chịu làm việc theo lệnh truyền của khối óc để điều chỉnh mọi sự sai lệch và người phi công đi vào ảo giác tự giết mình.
Trong mây gió bắt đầu thổi càng lúc càng mạnh, tiếp theo những trận cuồng phong vùi dập phũ phàng. Tàu lặn hụp trong mây như chiếc lá cuốn trôi trên dòng thác đổ. Tôi vẫn tiếp tục lấy cao độ, ít nhất cũng phải hơn ba ngàn bộ mới có thể tránh khỏi sự đe dọa của những đỉnh núi chớm chở cao ngất Trường sơn nhưng không dám thay đổi hướng bay về phía Ðông như dự định, vì sợ tàu nghiêng mà không lấy lại được thăng bằng trong cơn bối rối. Ðang lo ngại chợt một tia sấm chớp đánh vụt ngang qua phía trước làm cả tàu rực sáng. Hãi hùng quá, tôi không còn tự tin nơi khả năng mình nữa, mặc dầu đã hoàn tất khóa huấn luyện đặc biệt bay mây, mưa và thời tiết xấu với những phi công lão luyện của Ðệ Thất Không lực Hoa Kỳ. Tôi đang chới với như nắm được cái phao, Thiếu tá Toàn gọi:
- Gun hai đây một! Bình yên chưa?
- Bình yên nhưng đang chui vô mây, dám mây nầy như thế nào mà ghê quá, dũ tôi như cái mền rách. Anh ra ngoài chưa? Hãy rời xa mấy đám mây, coi chừng tôi chui ra đụng nhau thì khốn nạn cả hai! Như để trấn an tôi anh nói: - Bình tĩnh đi, một chút rồi sẽ ra, mây mỏng thôi!
Như thể thần gió thần mây nổi giận thách thức khi lời thiếu tá Toàn vừa dứt, một tia chớp kèm theo tiếng nổ long trời kế cận một bên, tiếp theo một luồng gió mạnh - ầm – ầm... như có bàn tay khổng lồ bưng con tàu đưa lên cao rồi dập xuống làm tàu tròng trành, nghiêng ngửa lệch hướng bay, tất cả phi kế điều bị xáo trộn. Thật là một nỗi kinh hoàng cha sanh mẹ đẻ chưa từng gặp trong đời, tôi kêu anh Khương, co-pilot đọc tất cả instrument và tình trạng phi kế để kiểm chứng xem giác quan của tôi còn đúng không và yêu cầu anh báo ngay lập tức trường hợp bất bình thường cũng như sẵn sàng bay nếu tôi bị vertige.
Trong mây lạnh mà mồ hôi tươm ướt trán, tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh kiểm soát những bắp thịt, cố giãn gân cốt và tránh tình trạng gồng cứng rất dễ bị "over control" rồi tự mình tạo ra sự nguy hiểm khác. May mắn vài phút sau cảm thấy gió từ từ nhẹ bớt, tàu ít bị nhồi sóng và mây cũng hơi loãng dần, tôi buông cần lái cao độ bên tay trái để lau cặp mắt bị nhòe vì đã dán chặt vào phi kế lập lòe ánh sáng mờ mờ ảo ảo. Lúc bấy giờ mới nhớ lời khuyên ngàn vàng của bác sĩ Châu khám tổng quát lúc tôi tình nguyện gia nhập vào Không quân tại Cần thơ.
- Trên trời có một mình, có chuyện gì một mình mình gánh hết đâu có ai giúp đỡ, tại sao không đi Ðà Lạt hay Hải quân lúc nào cũng có bạn bè chung quanh?
Tôi cố viện lẽ:
- Dưới biển sóng gió ba đào mỗi ngày làm sao chịu nổi, còn Bộ binh thì phải lội sình lầy quanh năm suốt tháng, vượt núi băng rừng cũng vất vả như nhau...
Và tôi cố nằng nặc đòi ông phải chấp thuận, đến lúc nầy mới thấm thía lời người đi trước. Dường như có chút ánh sáng hiện xa xa phía bên phải, tôi từ từ chuyển hướng, chẳng bao lâu chúng tôi thoát ra được bên ngoài cõi chết vấn vương. Ðúng là - đường trần ai có qua cầu mới hay. Nếu thật sự mỗi phút trong mây bằng trăm năm dương thế thì chúng tôi đã sống qua cả ngàn năm gian khổ cực hình. Quay nhìn lại phía sau mới biết chúng tôi vừa bay xuyên qua chân mây hình cây nắm (Cumulo nimbus) là hung thần giông tố tích nhiều điện, nước, sấm chớp, cuồng phong. Tàn mây xám xịt còn lan rộng một vùng trời cao mịt mù... Chun vô mây vì bất đắc dĩ chớ không ai dại dột giỡn mặt với tử thần xem mạng sống nhẹ như mớ bồng bông.
Trở về căn cứ trời đã tối, chúng tôi kiểm soát lại tàu, trang bị lại rocket và đạn dược để sẵn sàn thi hành nhiệm vụ mới nay mai. Phi hành đoàn thắc mắc:
- Mình là Gunship chỉ có đánh nhau sao lại đảm nhận công việc nguy hiểm mà không phải là phần hành chuyên môn của mình!
Tôi chỉ biết trả lời "tại vì mình đa năng đa dụng mà!".
- Ðành rằng mình có nhiều khả năng hơn nhưng mỗi người một việc. Mỗi cuộc hành quân mình vào trước dọn bãi đáp, gặp hot LZ (landing zone), bãi đáp bị phục kích ngay trong lòng địch cũng bị dợt tơi bời hoa lá, còn phải bảo vệ Bộ binh yên vị mới rời vùng. Những lần đi đánh đêm giải tỏa áp lực cho những tiền đồn bị vây hãm chống lại sự tràn ngập của đối phương vô cùng nguy hiểm mà có ai đánh thế mình đâu.
Tôi đành giả lả:
- Thôi đi kiếm gì ăn đi, phải chi hồi nãy mình liệng xuống cho họ vài gói thuốc lá hay một chai xị đế chắc họ đã đời đêm nay!
Tôi hoàn toàn thông cảm với những ưu tư của anh em, vì mỗi lần trực thăng võ trang cất cánh là mỗi bận hành quân, mỗi giờ bay là mỗi giờ chinh chiến. Ðúng như Chinh Phụ ngâm than thở "Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi". Quả thật chưa một phi vụ nào của phi hành đoàn gunship được nhẹ nhàng để họ được nghỉ ngơi ngắm vạn vật, đất trời hoặc thả hồn theo những án mây bàng bạc lãng du. Khi bước lên tàu, định mệnh tùy thuộc hoàn toàn vào sự quyết định sáng suốt, khả năng và vận rủi may của trưởng phi cơ trên chiến trường. Riêng lòng tôi rất vui vì là những người đầu tiên bước vào cứ điểm bắt tay với quân bạn kể từ khi họ bị vây hãm giữa trùng vây, hẳn là một chia xẻ vô cùng lớn lao mặc dù phải mạo hiểm vượt qua "Xưa nay chiến địa đường bao", "Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu".
Thực tế phi vụ vừa qua cũng như mai nầy là những yêu cầu theo khả năng và tinh thần trách nhiệm chứ không hẳn là quân lệnh bắt buộc phải tuân hành, vì ai cũng thấy rõ tương quan lực lượng đôi bên cách xa nhau một trời một vực, chắc gì chúng tôi vượt qua được hàng rào ngoại vi của địch mà bảo đảm được an toàn chứ đừng nói gì đến đổ bộ vào cứ điểm.
Ngày thứ hai.
Ðêm biệt đội, giấc ngủ chập chờn nhiều dị mộng. Núi rừng dầy đặt mù sương giờ ước hẹn đã đến. Thiếu tá Toàn đã về Ðà Nẵng từ chiều hôm qua để phi hành đoàn khác thay thế. Như vậy chỉ riêng phi hành đoàn chúng tôi phải gánh vác trách nhiệm ". . . đi vào nơi gió cát" thêm một lần nữa.Vừa mới đánh đu qua lằn ranh sống chết hôm qua hai bàn chân chưa đứng vững bình yên trên mặt đất lại phải "Xông pha gió bãi trăng ngàn". Trời còn mờ tối, núi rừng còn say ngủ chúng tôi lặng lẽ lên đường. Bốn chiếc slick, hai chiếc gunship theo bảo vệ. Vẫn là Wingman trách nhiệm thật nặng nề, yểm trợ trực tiếp những chiếc lâm nguy và cấp cứu. Ðoàn tàu bay thật thấp trên giải mù sương, tựa lưng vào vách núi để giới hạn sự quan sát và tầm tác xạ của những khẩu phòng không hạng nặng tầm xa. Bay như vậy chúng tôi đành phải hứng chịu trọn vẹn những lằn đạn của tất cả các loại vũ khí nhẹ còn hơn lãnh đạn phòng không và nhất là loại SA7.
Ðoàn tàu lầm lũi bay vào cõi xa mưa gió như những bóng ma. Cũng một sự yên lặng bao trùm. Cái yên lặng không giống như chiều hôm qua.Yên lặng giữa chiến trường rờn rợn như báo hiệu chuyện gì khủng khiếp sắp xảy đến. Tại sao không ai nói lời nào hết! Anh Ðương đâu sao không nói mây hồng như má "con gái" gì đó, sương rừng núi cũng trắng xóa, mịn màng như làn da cô dâu ngày cưới đẹp lắm mà. Còn đối phương nữa, sao không khai hỏa để chúng tôi còn biết đường né tránh, đánh trả hay cùng lắm mượn đỡ chiêu "Lăng ba vi bộ" của Vi Tiểu Bảo - chạy - là thượng sách. Hay họ định đập chúng tôi bằng pháo binh ngay trên bãi đáp! Khi nghĩ tới ý đồ đen tối đó của địch, tôi vội báo lên CNC để nhắc nhở anh em cảnh giác.
Rõ ràng họ muốn làm cỏ chúng tôi và nhổ tận gốc rễ để trả đòn đau mà hai chiếc gunship đã dám qua mặt họ chiều hôm qua. Tôi bắt đầu run, không phải vì lạnh của khí hậu rừng núi ban mai mà vì sợ. Cái sợ không giống nỗi sợ hôm qua còn dính trên da thịt khi bị cuốn hút trong mây ngoài dự tính. Sợ bây giờ có thứ tự, lớp lang như người ta bắt con đê tế thần, trói lại, kề dao vào cổ, chờ đợi cứa. . . mạch máu. Không sợ sao được vì phi đoàn tôi đã chịu đựng và hy sinh quá nhiều từ chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào đến Mùa Hè Ðỏ Lửa, trên khắp chiến trường Trị - Thiên. Ðại úy Trần Lê Tiến vừa gãy cánh đại bàng trên đỉnh Checkmat khiến đơn vị phủ đậm màu tang đến đỗi thượng cấp có ý định đổi con số 2 lần 13 (213) xui xẻo thành số hên nào khác, 216 chẳng hạn, 9 nút để hóa giải bớt con số tử vong của đn vị. Hôm nay phải chăng thêm một ngày tang tóc nữa!
Bốn chiếc slick lần lượt đáp xuống cứ điểm và cất cánh trở lại bình yên. Sao lạ vậy! Không cần tìm hiểu nguyên nhân, miễn sao tất cả bình yên là hạnh phúc lắm rồi, tôi mừng thầm, vài phút nưã thôi chúng tôi sẽ đón chào một bình minh rực rỡ. "Bổn phận thi hành xong, thao diễn nghĩ ". Chợt có tiếng hốt hoảng vang lên trong nón bay:
- May day, may day! King star Bốn bị bắn. . .
Thôi, cuối cùng cũng không tránh khỏi một con nhạn sấp lìa bầy. Nhưng còn gọi cấp cứu, còn báo được copilot bị thương chắc chưa đến nỗi nào. Nhìn qua bên cạnh thấy chiếc slick bốn do trung úy Cao văn Gốc lái đang bay lảo đảo như sấp đâm đầu xuống đất. Tôi vòng lại bảo vệ anh và nói:
- Kingstar Bốn cố bay lên, tiếp tục rời vùng, tôi yểm trợ đánh dọc đường anh ra!
Và ngay lập tức tôi ra lệnh cho hai anh xạ thủ tác xạ tự do. Tuy nói vậy nhưng chưa kịp ra tay thì Bắc quân đã xuất chiêu trước, cuốn chúng tôi vào giữa vòng vây lửa đạn. Như cháy rừng, lửa hừng hực vút tận trời xanh, lửa kéo thành sợi, kết thành chùm, đan nhau thành lưới lửa bủa giăng khắp nẻo. Ðạn địch bắn thẳng, bắn xéo, bắn nghiêng, bắn chụm về phía chúng tôi. Một viên đạn lửa kéo theo năm viên đạn vô hình. Ðạn đại bác phòng không tự hủy nở hoa giữa trời, nổ ra cả ngàn miểng vụn lập lòe như pháo bông, như sắm chớp, khói đen chen nhau kết thành lớp mây xám che kín mảng trời xanh. Hai xạ thủ điều khiển hai khẩu minigun gầm lên như bầy hổ dữ tự động đánh trả, cùng nhau trút xuống tám ngàn viên đạn mỗi phút làm tàu run lên từng chập như muốn rã ra. Mới hồi nãy đây sự yên lặng rùng rợn bao nhiêu thì bây giờ âm thanh hỗn loạn, ầm ầm đạn tên hòa điệu càng thêm hãi hùng, ma quái bay nhiêu! Vậy mà tai tôi vẫn nghe rõ tiếng đạn thù xâu xé con tàu. Loại đạn cỡ lớn của vũ khí cộng đồng 12ly7 hay 12ly8 trúng đùi đụi như tiếng tiều phu đốn gỗ đẩy dạt con tàu như lá rụng mùa thu, đạn nhỏ trung liên Tiệp Khắc, thượng liên RPD, tiểu liên AK47 xuyên qua như tiếng dao cô hàng róc mía róc con tàu lạnh buốt thấu xương. Chợt tôi giựt mình khi không còn nghe tiếng súng minigun bên trái rót đạn giòn tai nữa, quay lại thấy anh Hết, xạ thủ đang nạy nòng súng trong khi làn đạn của đối phương từ phía sau đang thổi thẳng tới. Trời ơi! Tôi chỉ còn biết hét anh – "nằm xuống!" và xoay tàu lại cho khẩu minigun bên phải chống trả, cùng lúc tôi đánh ra hai trái rocket dập một vị trí hỏa lực khác.
Súng không hư làm sao được khi họ đã bắn vượt ra ngoài tốc độ tác xạ hạn định. Bây giờ chúng tôi chỉ còn mỗi khẩu Mini gun duy nhất. Chúng tôi như kiếm sĩ bị chặt đứt một cánh tay trong lúc giao chiến, hay con cua gãy càng cũng thế. Tôi nhắc nhở xạ thủ thận trọng gìn giữ súng. Từ bên ngoài, gun một đã yểm trợ đoàn tàu rời trận địa bình yên và tất cả cùng đang lo lắng cho chúng tôi. Nghe tiếng Thượng sĩ Ái hét lên trong vô tuyến.
- Trời ơi! November bị bắn quá rồi, làm sao cứu ảnh với!
Ðại úy Nguyễn Như Nguyện gọi máy hướng dẫn tôi thoát về hướng Lào, nhưng còn chỗ nào nữa mà bay! Trên dưới, chung quanh tàu tôi bị lưới lửa vây kín như con chim bị nhốt trong lồng. Chúng tôi thực sự trở thành bia bắn của đủ các loại phòng không địch. Mới chiều nào vỗ tay cổ võ những chiếc Spooky, bây giờ chính mình làm con thiêu thân cố nhoài ra ngoài bếp lửa rừng thiêng, thì cả ngàn tay súng của kẻ thù lại cố lôi kéo ngược tàu tôi vào cảnh "tên gieo đầu ngựa giáo đan mặt thành", đến nỗi cái sợ tràn ngập không còn chỗ chứa chớ đời nào dám "nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây". Tàu vẫn lượn vòng trồi lên hụp xuống núi đồi cầu may một kẽ hở nào đó thoát ra ngoài. Một phút đếm nhịp tim đập tám chục lần cũng thấy đà lâu lắm. Vài phút thôi người yêu chưa thấy bóng đã mấy bận ngồi đứng không yên, vậy mà giờ đây, thời gian dài như thiên thu đã cuốn chúng tôi vào trong lửa khói ngụt trời. Một phút, hai phút rồi ba phút trôi qua như hằng bao thế kỷ với tai nghe đạn réo tên bay, mắt mở rộng nhìn đạn thù xuyên kẽ lá, xoi lớp mù sương dật đờ làn khói mỏng đeo đuổi ngấu nghiến con tàu. Thời gian như ngừng trôi, lắng đọng để tất cả những hình ảnh hai mươi bốn tuổi đời hiện ra như một bức hoành phi trước mặt, hình ảnh thằng lính tây lôi kéo lê lết dưới đất lúc tuổi ấu thơ đến nắng thao trường mồ hôi thấm đổ, hãnh điện đôi cánh đại bàng trước ngực áo bay, đến lỗi lầm làm buồn tím thẳm áo Trưng Vương. . . và nhất là hình ảnh đứa con gái đầu lòng lên hai tuổi sốt ruột chờ cha mỗi chuyến không hànhà đã giựt tôi ra khỏi cơn mê, bừng tỉnh. Tôi phải sống. Từ phút giây ra khỏi lạc thần đó, bản tính nhanh nhẹn, sự bình tĩnh cố hữu trở về, tôi hướng dẫn hỏa tập, nhìn theo làn đạn minigun như rồng phung lửa với tài tác xạ tuyệt vời của xạ thủ áp đảo đối phương giúp tôi lên tinh thần trở lại và quyết định mở huyết lộ một mất một còn. Trung liên Tiệp khắc và thượng liên RPD là vũ khí chống cá nhân siêu hạng và đáng ngại của đối phương. Khi khai hỏa, đạn nổ giòn giã không ngừng làm cuống chân địch thủ. Tuy nhiên nhờ tiếng nổ liên tục kéo theo từng chùm đạn lửa làm cho chúng tôi dễ dàng nhận diện hơn bất cứ loại vũ khí nào khác. Do đó thay vì là thợ săn, họ trở thành con mồi cho mini gun và rocket mặc sức tung hoành...
Tôi gọi anh Khương chuyển nút rocket nhưng không thấy động tĩnh gì. Trời ơi anh đã chết rồi sao! Sao nhanh chóng và bình yên quá, đến đỗi cách nhau gang tấc mà không ai hay biết gì. Tôi tự vói tay ra sau điều khiển lấy núm chuyển rocket, không cần chọn lựa loại nào chống biển người, chống chiến xa hay công sự phòng thủ, tôi quyết định đồng loạt tung hết mười hai trái rocket còn lại tố xả láng vào những vị trí hỏa lực đối địch trước mặt như bức màn sắt chận đường. Vì đánh quá gần và quá thấp, lại nữa vì đã buông cần lái cao độ để chuyển vận nút rocket nên tôi không kịp kéo lên, đành để tàu sà xuống ngọn cây lướt qua mục tiêu đến đổi bị đất cát do rocket mình vừa mới đánh ra nổ văng lên đầy. Chính nhờ lướt càng qua đầu địch mà chúng tôi đã vượt ra được ngoại biên chiến trường. Tuy vậy cũng chưa tránh khỏi tầm đạn của những khẩu phòng không hạng nặng từ xa, những khối lửa xanh dờn như sao chổi đuổi theo bén gót.
Bất ngờ một dòng suối xuất hiện vừa đúng lúc như vị cứu tinh, tôi vội lướt tàu, lạn lách giữa những ngọn cây cao thoát ra ngoài trong lúc khẩu mini gun còn bắn vói về phía sau như đáp lễ giã từ chiến trận còn vương khói súng trên mây.
Về phía trực thăng võ trang, mặc dầu bay chậm nhưng nhờ tính cơ động, xoay trở nhanh nhẹn nên pilot gunship, ngoài tấn công mục tiêu chính đã chọn lựa, có thể tấn công cùng một lúc nhiều vị trí khác hai bên hoặc rải rocket như hình rẻ quạt phía trước và đánh ngay những lúc tàu còn đang nghiêng vị. Hai khẩu mini gun hoạt đông độc lập không những xạ thủ đánh được 180 độ mỗi bên từ trước vòng ra sau, đánh thẳng xuống khi cận chiến quần thảo ngay trên đầu địch.
Vừa thoát cõi chết ngoài vùng chiến địa, lết dần về hướng vị trí bạn, tàu bắt đầu rung dữ dội như muốn gãy ra làm hai, buộc tôi phải đáp khẩn cấp xuống quận Nam Hòa. Sau khi đặt tàu xuống đất bình yên mới biết chúng tôi còn sống. Ngồi yên lặng cho những giờ phút chiến đấu hãi hùng, căng thẳng tan dần trong tâm não, tôi nhắm mắt, gục đầu trên cần lái để nghe cơ thể mình bắt đầu khơi lại nhịp sống chuyển vận dòng máu trong thân. Những chiếc khác cũng đáp theo sau, anh em đang vây quanh đón mừng chúng tôi vừa thoát nạn và quan sát con tàu, như cùng một lúc tôi nghe các câu nói thảng thốt của nhiều người:
- Tàu bị bắn nát như tương vậy mà ổng còn lết về được đúng là trời cứu!
Hai anh xạ thủ bước tới đỡ tôi ra ngoài nói qua làn nước mắt.
- Ông thầy, trong tàu mình chắc có ai đeo bùa hộ mạng, nếu không thầy trò mình chắc chết hết còn đâu!
Sau khi han hỏi anh em và biết tất cả bình yên, tôi mới yên tâm vịn vai anh Ðương nói để xoa dịu nổi kinh hoàng còn vướng víu trên nét mặt bơ phờ. Tôi vỗ vai anh:
- Yên rồi, mình được bình yên rồi, chính anh mới là bùa hộ mang, nếu khẩu mini gun của anh hư nữa mình đâu còn có dịp đứng đây!
Tôi cảm ơn Ðại úy Nguyện, thượng sĩ I Ái đã đặc biệt quan tâm trong lúc tính mạng chúng tôi như chỉ mành treo chuông.
- Tôi thấy anh bay trong biển lửa mà hãi hùng, lo cho anh quá!
Và anh Nguyện nói tiếp:
- Bastogne đang bị pháo!
- Còn hàng chúng ta vừa tiếp tế cho Bastogne?
Tôi vội vàng hỏi rồi tự nói nhỏ như chỉ để vừa đủ nghe:
- Thế là công dã tràng! Tội nghiệp anh em trên đó!
Ngước nhìn lên tàu, tang thương đến không còn gì để nói; trên mui dột nắng tứ tung, tôi đi vòng quanh tay mò mẫm thân tàu trúng đạn tứ phía gần như biến dạng. Nửa thân về sau, nhất là cái đuôi không chỗ nào còn nguyên vẹn, có lỗ đạn có thể để lọt bàn tay, có nhiều lỗ lớn vì đạn xuyên phá chui ra ngoài. Anh em cũng đi lục tìm ra được cả chục đầu đạn lớn nhỏ đủ loại còn vướng mắc, hai cánh quạt cũng rách te tua khiến tôi bàng hoàng đến sững sờ kinh ngạc. Tàu bị trúng hằng trăm viên đạn mà vẫn hiên ngang tung hoành trong biển lửa và về lại an toàn. Phép lạ nào đã cứu chúng tôi! Tôi chỉ biết cuối đầu thầm cảm tạ Ơn trên cứu mạng.
Nhìn con tàu tàn tạ mà ngậm ngùi. Nó từ nửa quả địa cầu khác đến đây chung sức chung lòng, sát cánh cùng chúng tôi bảo vệ mảnh đất tự do nầy, bây giờ nằm đó hiện hữu như hư, như thực, như cơn mơ còn giăng mắc đạn thù đỏ lửa mênh mang . Tôi muốn ôm nó vào lòng nói lời tạ ơn, nói lời vĩnh biệt. Vì tôi biết thương tích nầy con tàu sẽ không còn cơ hội theo chúng tôi trên đường mây gió hành quân. Nó ở lại đây giải ngũ và giã từ vũ khí.
Tôi muốn dợm bỏ đi nhưng cái quyến luyến vô hình cứ giữ chân tôi lại. Chính nó đã cùng chúng tôi hành quân dọc ngang trên khắp chiến trường vùng hỏa tuyến, như Cồn Tiên, Gio Linh, Ðông Hà, Khe Xanh, phía Nam dòng Bến Hải... mà nay trong phút giây hiểm nghèo trên chiến địa, trong phút giây sinh tử đã căng mình ra hứng chịu tất cả khối hận thù của Bắc quân, che chở và bảo vệ chúng tôi về đến chốn bình yên mới trút hơi thở cuối cùng. Ðối lại, Phi công và phi hành đoàn trực thăng là những người bay không trang bị dù, nên bất cứ hoàn cảnh nào người với vật không thể tách rời nhau mà luôn luôn gắn bó theo nhau về tới đất.
Chúng tôi trở về Ðà Nẵng xót xa bỏ con tàu yêu dấu nằm trên bãi cỏ chờ đợi mục nát với thời gian.
(*) Viết đến đây, tôi xin dành đôi dòng viết về những người xạ thủ mini gun gan dạ đầy can đảm nầy, cũng như trong phi đội trực thăng võ trang về sau tôi thường gọi họ là mấy ông thiên lôi. Nếu trên chiến trường, chúng tôi có lập được đôi chút chiến công đều do công lao và tài điều khiển tuyệt vời khẩu Minigun sáu nòng của họ trút lên đầu địch bốn ngàn viên đạn mỗi phút, phá vỡ vòng vây áp lực hay những chướng ngại của đối phương để quân bạn tiến lên truy kích.
Giữa năm 1971 khi Phi đoàn 213 về Nam tăng phái cho căn cứ Không quân Biên Hòa, đặc biệt theo cánh quân Dù hành quân sang Cao Miên và khu Tứ giác sắt vùng biên giới Việt -Miên - Kampong cham, Snoul, An lộc, Tây ninh. Họ đã đu mình chân trong chân ngoài bắn đuổi theo giặc. Chính những người xạ thủ Minigun đó mới thực sự là mối gieo kinh hoàng cho Bắc quân, cho địch thủ.)
Sau "Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, sáu phi đội gồm bốn phi đội trực thăng vận và hai phi đội võ trang tiên đầu tiên được trung tá Cao Quang Khôi, Phi đoàn trưởng phi đoàn 213 thành lập nhằm đào tạo và đáp ứng như cầu thiết yếu đòi hỏi của chiến trường càng lúc càng gia tăng khốc liệt nơi vùng hỏa tuyến. Những phi đội trưởng, tuy tất cả là những sĩ quan trẻ nhưng đã chứng tỏ đầy đủ khả năng chỉ huy hành quân vô cùng xuất sắc trên khắp lãnh thổ Quân khu cũng như những biệt đội ngoại biên Chu Lai phía Nam Ðà-Nẵng và Biệt đội tiền phương phía bắc Hải Vân. Những dòng nầy được viết lại thể theo lời yêu cầu của anh Hải Triều, nhóm nhà văn quân đội, nhóm chủ trương các tác phẩm "Những Trận Ðánh Không Tên Trong Quân sử ".
Ðặc biệt, xin tặng phi đoàn 213 và SÐ1BB. Ngôn ngữ có giới hạn của nó nên không thể dùng lời gì đủ ý nghĩa vinh danh sự dũng cảm cang cường và sự hy sinh cao quý vô bờ bến của những người lính trấn biên cương đã dành cho mảnh đất Miền Nam.
Huỳnh - Hữu - Nghị
Phi đội trưởng phi đội gunship
Phi đoàn 213/ KÐ51CT / SÐ1KQ
(Viết tại Pháp mùa Ðông năm 2003)
Gunship trên lưới lửa Bastogne - Phi đoàn 213/ KÐ51CT / SÐ1KQ
Anh vẫn còn bay mãi
Ðời anh như khói sương
Em ngổn ngang trăm mối
Theo anh suốt đêm trường...
Quảng Trị chìm trong chiến trường "mùa hè đỏ lửa" ngùn ngụt khói súng trên từng tấc đất giao tranh, ác liệt, đẫm máu. Phía Tây Thừa Thiên, cứ điểm Bastogne, một tiền đồn biên trấn do một đơn vị nhỏ thuộc SÐ1BB trấn giữ, sừng sững thách thức nhô lên giữa núi đồi âm u đầy bóng Bắc quân. Những cơn gió Lào hừng hực có lẽ không thấm vào đâu nếu Bắc quân dùng biển người và biển lửa để bứng gốc Bastogne. Người lính đèo heo hút gió và lì đòn của Bastogne đã chong súng đợi những cuộc tấn công của địch có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.
Cứ điểm Bastogne
Thật vậy. Mùa hè đỏ lửa, chiến trường Quảng -Trị đang diễn ra ác liệt, đôi bên quyết tâm tranh giành nhau từng tấc đất. Ðầu tháng 4 - 1972, Bắc quân tung vào chiến trường một trận đánh quyết liệt nhằm bứng chốt cứ điểm Bastogne do một đơn vị bé nhỏ trấn biên của SÐ1BB dưới quyền Tư lệnh của Thiếu tướng Nguyễn văn Phú, để uy hiếp và làm chủ biên giới phía tây tỉnh Thừa Thiên. Họ đã huy động một lực lượng gấp trăm lần hơn về quân số lẫn vũ khí. Cả một trung đoàn chính quy được tăng cường thiết giáp và một trung đoàn Pháo binh phòng không yểm trợ. Chiến thuật sở trường của họ vẫn là "tiền pháo hậu xung".
Sau khi pháo tơi tả, tan nát mục tiêu, tưởng chừng một con kiến cũng không còn trên mặt đất đá Bastongne, Bắc quân tung ra những cuộc tấn công tràn ngập biển người để xóa sổ đơn vị trú phòng, nhưng những người chiến sĩ anh dũng của QLVNCH nơi đây vẫn hiên ngang cố thủ và chống trả quyết liệt để cứ điểm Bastogne vẫn sừng sững với núi sông. Tập san NAM của Pháp sau nầy có viết "Tại sao Bastogne không mất, là một phép lạ!"
Pháo binh phòng không của địch dầy đặc như cây rừng, gồm đủ các loại từ trung liên Tiệp Khắc, thượng liên RPD tới 12ly7, 12ly8 canon 20, 23ly, 37 ly, 57 ly, 83 ly và nhiều loại tối tân khác, kể cả hỏa tiễn tầm nhiệt SA7... được tận dụng nhằm ngăn chận mọi sự can thiệp của không quân. Với cường lực đó đương nhiên họ có khả năng loại những "tên giặc lái tàu bay lên thẳng" ra ngoài chiến trận. "Chuồn chuồn", bất cứ loại nào, vào lưới lửa này của Bắc quân, nếu không nát thây cũng cháy cánh.
Bây giờ, mọi sự tiếp tế cho quân trú phòng do C130 Hercule đảm nhận. Nhưng vì đỉnh núi cũng như cứ điểm Bastogne quá nhỏ nên may lắm mới có một hai cánh dù bay lạc vào, còn hầu hết đều rơi trong vùng đất địch, hóa ra mình tiếp tế cho kẻ thù, ngay cả những kiện hàng rớt trên hàng rào cứ điểm cũng không ai dám bò ra lấy vì những tên chuyên môn bắn sẻ ẩn náu chung quanh các triền núi và bám sát, sẵn sàng tỉa từng mục tiêu một. Cuối cùng, Quân Ðoàn phải viện đến phi đoàn Trực thăng vận và võ trang FÐ 213/ SÐ1KQ từ Ðà Nẵng cùng với những Phi công điêu luyện trở lại chiến trường để tìm cách cứu vãn tình thế vô cùng tuyệt vọng của quân trú phòng đang trong cơn hấp hối, từng giây từng phút đợi chờ giọt nước hồi sinh. Cái hy vọng của người lính biên trấn nầy nhỏ bé như thế. Chưa đầy một tháng mà họ đã trải qua hết mười tám tầng địa ngục, thiếu thốn tất cả mọi thứ cần thiết cho sự phòng thủ từ vũ khí đạn được, lương thực, thuốc men và cả quân số cũng hao hụt trầm trọng. Làm sao thân xác con người có thể tồn tại để hứng chịu ngày đêm mưa pháo và những đợt tấn công biển người... Thế là chúng tôi có mặt bên cạnh Bộ Tư Lệnh SÐ1BB tại Dạ lê.
Với cường độ chiến trường và sức mạnh mãnh liệt của phòng không địch đã làm khả năng tiếp cận của trực thăng với Bastonge không thể thực hiện được. Vì bay chậm và thấp, chúng tôi luôn luôn hoạt động trong khu vực DMZ (Death man zone - vùng tử địa). Chưa kể vũ khí phòng không và vũ khí cộng đồng, tất cả các loại vũ khí cá nhân đều bắn tới. Chúng tôi nghĩ đến những vệt sáng xanh của hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 phóng lên nhanh như cắt từ rừng núi âm u lao vào ống phản lực như Lệnh xé xác hay Tàn chi quái đao, địch thủ chỉ còn nắm tro tàn không xương cốt. Nỗi lo ngại tiếp cận chiến trường khốc liệt đó hiện rõ trên khuông mặt mỗi người khiến bầu không khí Biệt đội trở nên trằm lặng, vắng tiếng cười rộ chọc phá của những anh Cơ phi, Xạ thủ hay những cãi vã trong bàn sập xám chướng, tiếng chiếu quân cờ. Con bài tẩy chúng tôi người ta chưa lật vội, vẫn còn chờ tố nhau xả láng nay mai.
Chúng tôi chờ đợi, đợi chờ với hy vọng mong manh, mây mù hay sương đêm rừng núi làm bức màn che mắt địch để bất ngờ đổ bộ vào tiếp tế cho cứ điểm, dù chỉ để kéo dài thêm hơi thở cuối cùng của quân bạn trước lúc vị quốc vong thân, vì không ai dám nghĩ Bastogne có thể tồn tại như vẫn tồn tại mãi sau nầy. Mới chiều hôm qua khi màn đêm vừa buông xuống, chúng tôi kéo nhau ra công sự phòng thủ nhìn về chiến trường xa xa trong rừng núi, vỗ tay cổ võ những chiếc Hỏa long AC47 (Spooky) từ trên đánh xuống, bên dưới cũng không vừa, phòng không địch thi đua bắn trả, làn đạn lửa giao nhau xé nát không gian làm rực sáng cả góc trời. Ðúng là cảnh Long Hổ tranh hùng trời long đất lở, và chính nơi tử khí đang vùn vụt xông lên đó cũng là nơi chúng tôi ước hẹn mai nầy trên đỉnh Bastogne.
Chuyện gì dến rồi cũng đến. Chiều tàn, mây thưa theo ngọn gió bấc về trắng xóa bầu trời, tôi đang say sưa tụng bộ "Tiếu ngạo giang hồ" trong câu lạc bộ bỏ túi của Biệt đội thì thiếu tá Nguyễn Anh Toàn vào gọi tôi ra ngoài.
- November, lợi dụng trời đang kéo mây, mình lấy hai cái Gunship (trực thăng võ trang) làm cho tụi nó một chuyến đi.
Tôi hỏi lại.
- Gunship nặng quá đâu chuyên chở được bao nhiêu?
- Mình hạ hai giàn rocket xuống và tháo bớt đạn của hai khẩu Minigun ra, chỉ chừa lại vừa đủ để tự vệ thôi.
Tôi ngại ngùng nói:
- Liệu mình có qua nỗi không đây?
- Anh đi gom Phi hành đoàn anh lại đi, mình bắt tay vào việc ngay bây giờ để kịp trước khi trời tối, lên trời rồi sẽ liệu sau!
Thế là chúng tôi mỗi người một việc. Kiểm soát toàn bộ máy bay, tháo gỡ rocket đạn dược, nhất là hai khẩu Minigun như hai vị thần hộ mạng được kiểm soát kỹ lưỡng hơn và cùng với anh em khác chất hàng tiếp tế lên tàu. Chừng mười lăm phút sau hai chiếc Gunship bất đắc dĩ trở thành hai cái Slick (trực thăng vận) có mặt giữa khoảng trời xanh, bay là đà trên làn mây bao la trắng xóa phiêu bồng. Khi cất cánh chúng tôi bay về phía đông theo khoảng trống trên mây để nghi binh, vòng ra Huế rồi mới chuyển hướng tiến về mục tiêu trong rừng núi. Mặc dầu hai con tàu đang chấp cánh vẫy vùng trên ngàn mây gió nhưng bầu không khí yên lặng nặng nề ngột ngạt bao trùm mà trong lòng mỗi người cùng lo cho số phận chung. Lát nữa đây biết có còn cùng nhau tung cánh trở lại trời xanh, hay kẻ may mắn trở về, người không may người ở lại chiến trường thiên thu cùng những giọt sương mai, hay thân xác quyện cùng làn khói mỏng trên rừng thẩm với bao niềm u uất. Bỗng có tiếng của anh Ðương, xạ thủ, như để phá tan sự ngột ngạt ấy:
- Kìa nhìn xem, mấy đám mây hồng đẹp như má hồng con gái hẹn kép lần đầu!
Có tiếng đáp lại:
- Thôi đi ông, bao nhiêu bà rồi còn chưa đủ sao mà còn lần đầu lần cuối, hãy lo cho cái mạng của ông bây giờ đi!
Nghe họ kháo nhau, lúc bây giờ tôi mới nhìn kỹ thấy mây ửng hồng như giải lụa đào nhuộm bởi ráng chiều còn sót lại, thơ mộng như cảnh non bồng trong huyền thoại Lưu Nguyễn ngày xưa; nhưng nỗi lo héo hắt canh cánh bên lòng thì còn lòng da ỳnào chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên thai, thần tiên huyền hoặc hiếm hoi ấy mà dưới thế gian mấy ai có dịp ngắm nhìn. (*)
Trở lại chuyến không trình hướng về Bastogne, tôi nghe thiếu tá Toàn gọi:
- Gun hai đây một! Anh thấy khoảng trống xa xa hướng hai giờ chưa? Hy vọng nó sẽ bay qua mục tiêu, mình theo nó đi. Kiểm soát lại tàu và chuẩn bị!
Tôi trả lời.
- Roger! (yes!)
Và nhắc nhở anh em sẵn sàng vị thế tác chiến.
Chúng tôi bay thêm một vòng nhỏ để đặt mình vào vị trí thích hợp sẵn sàng lao xuống khi mục tiêu vừa xuất hiện mà không mất đi một giây khắc nào. Gun một là leader được yếu tố thuận lợi "bất ngờ", còn tôi là Wing-man yếu tố bất ngờ quyết định quan trọng sự sống còn đó dĩ nhiên không còn nữa, chiến trường bị động, phòng không tua tủa châu vào và pháo binh của họ cũng được điều chỉnh tọa độ chính xác từ khuya để sẵn sàng nhả đạn vào bãi khi chúng tôi tà tà đáp xuống. Sơn pháo 130 ly, đại bác 123 ly, hỏa tiễn 122 ly hai ba mươi cây số từ xa dộng tới làm sao chúng tôi biết được, súng cối đủ loại chung quanh được dịp cho những thằng nhóc con mười bốn mười lăm tuổi đầu xiềng chân vào khẩu pháo học đòi sinh Bắc tử Nam thụt cối vào chúng tôi. Thôi đành vậy, khó ai lường trước được chuyện gì sẽ đến.
Pháo vào bãi đáp là nghề của chàng, không chỉ riêng gì những Hot LZ như thế nầy, mà ngay cả những tiền đồn, cứ điểm cố định, bề ngoài có vẻ bình yên, nhưng những khẩu cối của du kích luôn luôn chực sẵn chào đón chúng tôi đáp xuống, đó là lúc điểm yếu nhất - con chim đậu xuống đất, kình ngư trong ao cạn - mặc tình đối phương muốn hành hạ cỡ nào cũng được khi cá nằm trên thớt, họ chỉ cần làm một cữ chỉ vuốt tay nhẹ nhàng dọc theo nòng súng, con nhạn là đà - từ chết tới bị thương. Nỗi lo lắng càng lúc càng đong đầy trong tim phổi theo từng hơi thở, theo từng nhịp chuyển của thời gian. Dòng suy nghĩ miên nam bỗng dưng bị cắt đứt, giờ thứ hai mươi lăm khởi điểm. Thiếu tá Toàn gọi tiếp báo phút quyết định bắt đầu.
- Gun hai đây một!
- Hai nghe!
- Chuẩn bị! Một bingo!
Gun một liền tách khỏi đội hình vùn vụt lao xuống mục tiêu như con diều hâu bổ nhào xuống con mồi. Tôi kiểm soát lại tất cả đồng hồ, phi kế, nhắc nhở phi hành đoàn khóa dây nịt an toàn và chú ý vào những điểm khả nghi nơi có thể có phòng không địch. Ðợi vài giây nữa ước chừng Gun một vừa rời bãi đáp tôi bước chân vào. Thầm đếm một hai ba bốn. . . tôi bá
- Gun một! Ðây hai bingo!
Tôi vội vã tách rời dám mây đang ẩn mình, bay cặp sát vách chân mây, chuyền qua đỉnh núi nầy sang đỉnh núi khác đuổi theo chiếc gun một đang lao vút như vào cõi xa xăm mịt mờ miền miên viễn. Mặc dù đã hạ hết cần lái cao độ và chúc nghiêng mũi lao xuống với vận tốc tối đa muốn chóng mặt mà vẫn thấy còn chậm, làm sao nuốt ba ngàn bộ trong vòng vài giây, vì mỗi giây khắt trong lúc nầy cũng trói cột sự tồn vong của chúng tôi vào trong ấy. Tôi nghiêng thêm phía bên trái để gia tăng tốc độ rơi nhanh thêm chút nữa theo cách đánh rocket "Falling leaves" chiếc lá rơi.
Tàu càng xuống thấp, đỉnh núi cũng từ từ nhô lên cao, ẩn hiện giữa vùng rừng thẩm âm u chìm theo bóng hoàng hôn buồn thảm nhạt nhòa lất phất mây giăng. Bastogne đó sao! Trên núi dưới rừng không còn màu xanh nữa mà trở nên màu xám đen như vừa qua một trận hỏa thiêu khủng khiếp. Cây cối đứt đọt, trơ cành trụi lá giữa mùa hoa nở - hoa dù, dù trái sáng, dù hỏa châu, dù tiếp tế đủ loại đủ màu sắc trùm lên ngọn cây khô vung vãi khắp nơi như những khóm phong lan khổng lồ dành tặng riêng người chiến sĩ biên khu.
Càng tới gần, cái hình ảnh một tiền đồn biên giới vượt xa ngoài sự tưởng tượng thông thường, tưởng cứ điểm có chiến lũy hào sâu, có vọng gác đêm sương hay ít ra cũng có bóng dáng cờ bay trước gió. Nhưng không, tất cả cơ ngơi, công sự phòng thủ điều bị sụp đổ tan hoang, cây đá ngổn ngang như thuở hồng hoang thời tiền sử chưa có dấu chân người bước đến. "Không lâu đài sao bóng cũng tịch dương".
Mỗi ngày sơ sơ vài trăm trái đạn sơn pháo nổ sâu, nổ chụp trên đầu thì làm gì nơi đây còn sự sống. Vòng rào kẽm gai, cột sắt kiên cố từng ngăn cản bao cuộc tấn công biển người bị cày xới nhiều nơi, những gò đống xám ngắt điêu tàn vùi lấp những giao thông hào chen lẫn hố đạn đại bác đủ loại lớn nhỏ, cạn sâu chồng chất lên nhau thì còn lại một chút gì để làm chứng nhân chiến địa kinh hồn và cái giá mà người lính trấn biên thùy phải trả. Vả chăng chỉ có ý chí can trường, bất khuất với tấm lòng trung dũng của người lính Bộ binh SÐ1 mới có thể "trơ gan cùng tuế nguyệt" nơi nầy. Ngoài ra không còn gì nữa, như ai đem cái mặt trăng nhét vào giữa chốn non ngàn áo não, dật dờ hồn ma bóng quế càng tăng cảnh thê lương càng xót xa kiếp người biên ải. "Cảnh đấy người đây luống đoạn trường".
Cuối cùng rồi cũng tới đích, bãi đáp lót bằng vỉ sắt đã bị đạn pháo hất tung ra ngoài, mặt đất như vừa mới được lấp bằng vội vã đơn sơ chỉ vừa đủ cho một con tàu đáp xuống. Cần gì, what will be will be, như thế nào rồi cũng phải đáp và tất cả điều diễn ra đúng như dự tính, bãi đáp bên trái trong tầm, tôi kéo ngược cần lái giảm vận tốc và quẹo gắt 90 độ tiến vào đúng lúc Gun một vừa cất cánh. Hàng tiếp tế chất hai bên hông tàu bị đạp tung ra ngoài tức khắc, tôi lại vội vã cất cánh lên. Cũng ngay lúc đó hằng loạt đạn lửa đuổi theo Gun một gần ngay trước mặt, không dám bay theo, tôi liền chúc mũi xuống theo triền núi bên trái, chuyền qua sườn núi khác, bay sát ngọn cây để màu tàu tiệp với màu lá rừng nhờ rừng cây che chở, lấy vận tốc tối đa rồi kéo cần lái về phía sau, tàu vọt lên gần như đường thẳng đứng, cất cánh hơi cowboy một chút để lấy cao độ càng nhanh càng tốt và chui vô mây ẩn mình, phòng không xa xa còn vang như pháo tết.
Tưởng rằng được về đến cõi bình yên sau phút giây đứng tim, nghẹt thở và chẳng mấy chốc trở lại trời rộng tang bồng, nhưng bình yên vẫn còn xa lắc càng bay vô mây càng dầy đặt tối đen. Tôi mở đèn cockpit bay theo phi kế. Lúc bấy giờ không dám nhìn lên ra bên ngoài, có thấy gì đâu. Mây theo gió và tốc độ tàu vùn vụt lướt tới ập vào mặt, pilot dễ dàng bị vertigo, chóng mặt gây ra tình trạng hoa mắt dẫn đến mất cảm giác thăng bằng, không còn nhận thức tàu nghiêng ngửa ra sau, tay chân không chịu làm việc theo lệnh truyền của khối óc để điều chỉnh mọi sự sai lệch và người phi công đi vào ảo giác tự giết mình.
Trong mây gió bắt đầu thổi càng lúc càng mạnh, tiếp theo những trận cuồng phong vùi dập phũ phàng. Tàu lặn hụp trong mây như chiếc lá cuốn trôi trên dòng thác đổ. Tôi vẫn tiếp tục lấy cao độ, ít nhất cũng phải hơn ba ngàn bộ mới có thể tránh khỏi sự đe dọa của những đỉnh núi chớm chở cao ngất Trường sơn nhưng không dám thay đổi hướng bay về phía Ðông như dự định, vì sợ tàu nghiêng mà không lấy lại được thăng bằng trong cơn bối rối. Ðang lo ngại chợt một tia sấm chớp đánh vụt ngang qua phía trước làm cả tàu rực sáng. Hãi hùng quá, tôi không còn tự tin nơi khả năng mình nữa, mặc dầu đã hoàn tất khóa huấn luyện đặc biệt bay mây, mưa và thời tiết xấu với những phi công lão luyện của Ðệ Thất Không lực Hoa Kỳ. Tôi đang chới với như nắm được cái phao, Thiếu tá Toàn gọi:
- Gun hai đây một! Bình yên chưa?
- Bình yên nhưng đang chui vô mây, dám mây nầy như thế nào mà ghê quá, dũ tôi như cái mền rách. Anh ra ngoài chưa? Hãy rời xa mấy đám mây, coi chừng tôi chui ra đụng nhau thì khốn nạn cả hai! Như để trấn an tôi anh nói: - Bình tĩnh đi, một chút rồi sẽ ra, mây mỏng thôi!
Như thể thần gió thần mây nổi giận thách thức khi lời thiếu tá Toàn vừa dứt, một tia chớp kèm theo tiếng nổ long trời kế cận một bên, tiếp theo một luồng gió mạnh - ầm – ầm... như có bàn tay khổng lồ bưng con tàu đưa lên cao rồi dập xuống làm tàu tròng trành, nghiêng ngửa lệch hướng bay, tất cả phi kế điều bị xáo trộn. Thật là một nỗi kinh hoàng cha sanh mẹ đẻ chưa từng gặp trong đời, tôi kêu anh Khương, co-pilot đọc tất cả instrument và tình trạng phi kế để kiểm chứng xem giác quan của tôi còn đúng không và yêu cầu anh báo ngay lập tức trường hợp bất bình thường cũng như sẵn sàng bay nếu tôi bị vertige.
Trong mây lạnh mà mồ hôi tươm ướt trán, tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh kiểm soát những bắp thịt, cố giãn gân cốt và tránh tình trạng gồng cứng rất dễ bị "over control" rồi tự mình tạo ra sự nguy hiểm khác. May mắn vài phút sau cảm thấy gió từ từ nhẹ bớt, tàu ít bị nhồi sóng và mây cũng hơi loãng dần, tôi buông cần lái cao độ bên tay trái để lau cặp mắt bị nhòe vì đã dán chặt vào phi kế lập lòe ánh sáng mờ mờ ảo ảo. Lúc bấy giờ mới nhớ lời khuyên ngàn vàng của bác sĩ Châu khám tổng quát lúc tôi tình nguyện gia nhập vào Không quân tại Cần thơ.
- Trên trời có một mình, có chuyện gì một mình mình gánh hết đâu có ai giúp đỡ, tại sao không đi Ðà Lạt hay Hải quân lúc nào cũng có bạn bè chung quanh?
Tôi cố viện lẽ:
- Dưới biển sóng gió ba đào mỗi ngày làm sao chịu nổi, còn Bộ binh thì phải lội sình lầy quanh năm suốt tháng, vượt núi băng rừng cũng vất vả như nhau...
Và tôi cố nằng nặc đòi ông phải chấp thuận, đến lúc nầy mới thấm thía lời người đi trước. Dường như có chút ánh sáng hiện xa xa phía bên phải, tôi từ từ chuyển hướng, chẳng bao lâu chúng tôi thoát ra được bên ngoài cõi chết vấn vương. Ðúng là - đường trần ai có qua cầu mới hay. Nếu thật sự mỗi phút trong mây bằng trăm năm dương thế thì chúng tôi đã sống qua cả ngàn năm gian khổ cực hình. Quay nhìn lại phía sau mới biết chúng tôi vừa bay xuyên qua chân mây hình cây nắm (Cumulo nimbus) là hung thần giông tố tích nhiều điện, nước, sấm chớp, cuồng phong. Tàn mây xám xịt còn lan rộng một vùng trời cao mịt mù... Chun vô mây vì bất đắc dĩ chớ không ai dại dột giỡn mặt với tử thần xem mạng sống nhẹ như mớ bồng bông.
Trở về căn cứ trời đã tối, chúng tôi kiểm soát lại tàu, trang bị lại rocket và đạn dược để sẵn sàn thi hành nhiệm vụ mới nay mai. Phi hành đoàn thắc mắc:
- Mình là Gunship chỉ có đánh nhau sao lại đảm nhận công việc nguy hiểm mà không phải là phần hành chuyên môn của mình!
Tôi chỉ biết trả lời "tại vì mình đa năng đa dụng mà!".
- Ðành rằng mình có nhiều khả năng hơn nhưng mỗi người một việc. Mỗi cuộc hành quân mình vào trước dọn bãi đáp, gặp hot LZ (landing zone), bãi đáp bị phục kích ngay trong lòng địch cũng bị dợt tơi bời hoa lá, còn phải bảo vệ Bộ binh yên vị mới rời vùng. Những lần đi đánh đêm giải tỏa áp lực cho những tiền đồn bị vây hãm chống lại sự tràn ngập của đối phương vô cùng nguy hiểm mà có ai đánh thế mình đâu.
Tôi đành giả lả:
- Thôi đi kiếm gì ăn đi, phải chi hồi nãy mình liệng xuống cho họ vài gói thuốc lá hay một chai xị đế chắc họ đã đời đêm nay!
Tôi hoàn toàn thông cảm với những ưu tư của anh em, vì mỗi lần trực thăng võ trang cất cánh là mỗi bận hành quân, mỗi giờ bay là mỗi giờ chinh chiến. Ðúng như Chinh Phụ ngâm than thở "Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi". Quả thật chưa một phi vụ nào của phi hành đoàn gunship được nhẹ nhàng để họ được nghỉ ngơi ngắm vạn vật, đất trời hoặc thả hồn theo những án mây bàng bạc lãng du. Khi bước lên tàu, định mệnh tùy thuộc hoàn toàn vào sự quyết định sáng suốt, khả năng và vận rủi may của trưởng phi cơ trên chiến trường. Riêng lòng tôi rất vui vì là những người đầu tiên bước vào cứ điểm bắt tay với quân bạn kể từ khi họ bị vây hãm giữa trùng vây, hẳn là một chia xẻ vô cùng lớn lao mặc dù phải mạo hiểm vượt qua "Xưa nay chiến địa đường bao", "Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu".
Thực tế phi vụ vừa qua cũng như mai nầy là những yêu cầu theo khả năng và tinh thần trách nhiệm chứ không hẳn là quân lệnh bắt buộc phải tuân hành, vì ai cũng thấy rõ tương quan lực lượng đôi bên cách xa nhau một trời một vực, chắc gì chúng tôi vượt qua được hàng rào ngoại vi của địch mà bảo đảm được an toàn chứ đừng nói gì đến đổ bộ vào cứ điểm.
Ngày thứ hai.
Ðêm biệt đội, giấc ngủ chập chờn nhiều dị mộng. Núi rừng dầy đặt mù sương giờ ước hẹn đã đến. Thiếu tá Toàn đã về Ðà Nẵng từ chiều hôm qua để phi hành đoàn khác thay thế. Như vậy chỉ riêng phi hành đoàn chúng tôi phải gánh vác trách nhiệm ". . . đi vào nơi gió cát" thêm một lần nữa.Vừa mới đánh đu qua lằn ranh sống chết hôm qua hai bàn chân chưa đứng vững bình yên trên mặt đất lại phải "Xông pha gió bãi trăng ngàn". Trời còn mờ tối, núi rừng còn say ngủ chúng tôi lặng lẽ lên đường. Bốn chiếc slick, hai chiếc gunship theo bảo vệ. Vẫn là Wingman trách nhiệm thật nặng nề, yểm trợ trực tiếp những chiếc lâm nguy và cấp cứu. Ðoàn tàu bay thật thấp trên giải mù sương, tựa lưng vào vách núi để giới hạn sự quan sát và tầm tác xạ của những khẩu phòng không hạng nặng tầm xa. Bay như vậy chúng tôi đành phải hứng chịu trọn vẹn những lằn đạn của tất cả các loại vũ khí nhẹ còn hơn lãnh đạn phòng không và nhất là loại SA7.
Ðoàn tàu lầm lũi bay vào cõi xa mưa gió như những bóng ma. Cũng một sự yên lặng bao trùm. Cái yên lặng không giống như chiều hôm qua.Yên lặng giữa chiến trường rờn rợn như báo hiệu chuyện gì khủng khiếp sắp xảy đến. Tại sao không ai nói lời nào hết! Anh Ðương đâu sao không nói mây hồng như má "con gái" gì đó, sương rừng núi cũng trắng xóa, mịn màng như làn da cô dâu ngày cưới đẹp lắm mà. Còn đối phương nữa, sao không khai hỏa để chúng tôi còn biết đường né tránh, đánh trả hay cùng lắm mượn đỡ chiêu "Lăng ba vi bộ" của Vi Tiểu Bảo - chạy - là thượng sách. Hay họ định đập chúng tôi bằng pháo binh ngay trên bãi đáp! Khi nghĩ tới ý đồ đen tối đó của địch, tôi vội báo lên CNC để nhắc nhở anh em cảnh giác.
Rõ ràng họ muốn làm cỏ chúng tôi và nhổ tận gốc rễ để trả đòn đau mà hai chiếc gunship đã dám qua mặt họ chiều hôm qua. Tôi bắt đầu run, không phải vì lạnh của khí hậu rừng núi ban mai mà vì sợ. Cái sợ không giống nỗi sợ hôm qua còn dính trên da thịt khi bị cuốn hút trong mây ngoài dự tính. Sợ bây giờ có thứ tự, lớp lang như người ta bắt con đê tế thần, trói lại, kề dao vào cổ, chờ đợi cứa. . . mạch máu. Không sợ sao được vì phi đoàn tôi đã chịu đựng và hy sinh quá nhiều từ chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào đến Mùa Hè Ðỏ Lửa, trên khắp chiến trường Trị - Thiên. Ðại úy Trần Lê Tiến vừa gãy cánh đại bàng trên đỉnh Checkmat khiến đơn vị phủ đậm màu tang đến đỗi thượng cấp có ý định đổi con số 2 lần 13 (213) xui xẻo thành số hên nào khác, 216 chẳng hạn, 9 nút để hóa giải bớt con số tử vong của đn vị. Hôm nay phải chăng thêm một ngày tang tóc nữa!
Bốn chiếc slick lần lượt đáp xuống cứ điểm và cất cánh trở lại bình yên. Sao lạ vậy! Không cần tìm hiểu nguyên nhân, miễn sao tất cả bình yên là hạnh phúc lắm rồi, tôi mừng thầm, vài phút nưã thôi chúng tôi sẽ đón chào một bình minh rực rỡ. "Bổn phận thi hành xong, thao diễn nghĩ ". Chợt có tiếng hốt hoảng vang lên trong nón bay:
- May day, may day! King star Bốn bị bắn. . .
Thôi, cuối cùng cũng không tránh khỏi một con nhạn sấp lìa bầy. Nhưng còn gọi cấp cứu, còn báo được copilot bị thương chắc chưa đến nỗi nào. Nhìn qua bên cạnh thấy chiếc slick bốn do trung úy Cao văn Gốc lái đang bay lảo đảo như sấp đâm đầu xuống đất. Tôi vòng lại bảo vệ anh và nói:
- Kingstar Bốn cố bay lên, tiếp tục rời vùng, tôi yểm trợ đánh dọc đường anh ra!
Và ngay lập tức tôi ra lệnh cho hai anh xạ thủ tác xạ tự do. Tuy nói vậy nhưng chưa kịp ra tay thì Bắc quân đã xuất chiêu trước, cuốn chúng tôi vào giữa vòng vây lửa đạn. Như cháy rừng, lửa hừng hực vút tận trời xanh, lửa kéo thành sợi, kết thành chùm, đan nhau thành lưới lửa bủa giăng khắp nẻo. Ðạn địch bắn thẳng, bắn xéo, bắn nghiêng, bắn chụm về phía chúng tôi. Một viên đạn lửa kéo theo năm viên đạn vô hình. Ðạn đại bác phòng không tự hủy nở hoa giữa trời, nổ ra cả ngàn miểng vụn lập lòe như pháo bông, như sắm chớp, khói đen chen nhau kết thành lớp mây xám che kín mảng trời xanh. Hai xạ thủ điều khiển hai khẩu minigun gầm lên như bầy hổ dữ tự động đánh trả, cùng nhau trút xuống tám ngàn viên đạn mỗi phút làm tàu run lên từng chập như muốn rã ra. Mới hồi nãy đây sự yên lặng rùng rợn bao nhiêu thì bây giờ âm thanh hỗn loạn, ầm ầm đạn tên hòa điệu càng thêm hãi hùng, ma quái bay nhiêu! Vậy mà tai tôi vẫn nghe rõ tiếng đạn thù xâu xé con tàu. Loại đạn cỡ lớn của vũ khí cộng đồng 12ly7 hay 12ly8 trúng đùi đụi như tiếng tiều phu đốn gỗ đẩy dạt con tàu như lá rụng mùa thu, đạn nhỏ trung liên Tiệp Khắc, thượng liên RPD, tiểu liên AK47 xuyên qua như tiếng dao cô hàng róc mía róc con tàu lạnh buốt thấu xương. Chợt tôi giựt mình khi không còn nghe tiếng súng minigun bên trái rót đạn giòn tai nữa, quay lại thấy anh Hết, xạ thủ đang nạy nòng súng trong khi làn đạn của đối phương từ phía sau đang thổi thẳng tới. Trời ơi! Tôi chỉ còn biết hét anh – "nằm xuống!" và xoay tàu lại cho khẩu minigun bên phải chống trả, cùng lúc tôi đánh ra hai trái rocket dập một vị trí hỏa lực khác.
Súng không hư làm sao được khi họ đã bắn vượt ra ngoài tốc độ tác xạ hạn định. Bây giờ chúng tôi chỉ còn mỗi khẩu Mini gun duy nhất. Chúng tôi như kiếm sĩ bị chặt đứt một cánh tay trong lúc giao chiến, hay con cua gãy càng cũng thế. Tôi nhắc nhở xạ thủ thận trọng gìn giữ súng. Từ bên ngoài, gun một đã yểm trợ đoàn tàu rời trận địa bình yên và tất cả cùng đang lo lắng cho chúng tôi. Nghe tiếng Thượng sĩ Ái hét lên trong vô tuyến.
- Trời ơi! November bị bắn quá rồi, làm sao cứu ảnh với!
Ðại úy Nguyễn Như Nguyện gọi máy hướng dẫn tôi thoát về hướng Lào, nhưng còn chỗ nào nữa mà bay! Trên dưới, chung quanh tàu tôi bị lưới lửa vây kín như con chim bị nhốt trong lồng. Chúng tôi thực sự trở thành bia bắn của đủ các loại phòng không địch. Mới chiều nào vỗ tay cổ võ những chiếc Spooky, bây giờ chính mình làm con thiêu thân cố nhoài ra ngoài bếp lửa rừng thiêng, thì cả ngàn tay súng của kẻ thù lại cố lôi kéo ngược tàu tôi vào cảnh "tên gieo đầu ngựa giáo đan mặt thành", đến nỗi cái sợ tràn ngập không còn chỗ chứa chớ đời nào dám "nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây". Tàu vẫn lượn vòng trồi lên hụp xuống núi đồi cầu may một kẽ hở nào đó thoát ra ngoài. Một phút đếm nhịp tim đập tám chục lần cũng thấy đà lâu lắm. Vài phút thôi người yêu chưa thấy bóng đã mấy bận ngồi đứng không yên, vậy mà giờ đây, thời gian dài như thiên thu đã cuốn chúng tôi vào trong lửa khói ngụt trời. Một phút, hai phút rồi ba phút trôi qua như hằng bao thế kỷ với tai nghe đạn réo tên bay, mắt mở rộng nhìn đạn thù xuyên kẽ lá, xoi lớp mù sương dật đờ làn khói mỏng đeo đuổi ngấu nghiến con tàu. Thời gian như ngừng trôi, lắng đọng để tất cả những hình ảnh hai mươi bốn tuổi đời hiện ra như một bức hoành phi trước mặt, hình ảnh thằng lính tây lôi kéo lê lết dưới đất lúc tuổi ấu thơ đến nắng thao trường mồ hôi thấm đổ, hãnh điện đôi cánh đại bàng trước ngực áo bay, đến lỗi lầm làm buồn tím thẳm áo Trưng Vương. . . và nhất là hình ảnh đứa con gái đầu lòng lên hai tuổi sốt ruột chờ cha mỗi chuyến không hànhà đã giựt tôi ra khỏi cơn mê, bừng tỉnh. Tôi phải sống. Từ phút giây ra khỏi lạc thần đó, bản tính nhanh nhẹn, sự bình tĩnh cố hữu trở về, tôi hướng dẫn hỏa tập, nhìn theo làn đạn minigun như rồng phung lửa với tài tác xạ tuyệt vời của xạ thủ áp đảo đối phương giúp tôi lên tinh thần trở lại và quyết định mở huyết lộ một mất một còn. Trung liên Tiệp khắc và thượng liên RPD là vũ khí chống cá nhân siêu hạng và đáng ngại của đối phương. Khi khai hỏa, đạn nổ giòn giã không ngừng làm cuống chân địch thủ. Tuy nhiên nhờ tiếng nổ liên tục kéo theo từng chùm đạn lửa làm cho chúng tôi dễ dàng nhận diện hơn bất cứ loại vũ khí nào khác. Do đó thay vì là thợ săn, họ trở thành con mồi cho mini gun và rocket mặc sức tung hoành...
Tôi gọi anh Khương chuyển nút rocket nhưng không thấy động tĩnh gì. Trời ơi anh đã chết rồi sao! Sao nhanh chóng và bình yên quá, đến đỗi cách nhau gang tấc mà không ai hay biết gì. Tôi tự vói tay ra sau điều khiển lấy núm chuyển rocket, không cần chọn lựa loại nào chống biển người, chống chiến xa hay công sự phòng thủ, tôi quyết định đồng loạt tung hết mười hai trái rocket còn lại tố xả láng vào những vị trí hỏa lực đối địch trước mặt như bức màn sắt chận đường. Vì đánh quá gần và quá thấp, lại nữa vì đã buông cần lái cao độ để chuyển vận nút rocket nên tôi không kịp kéo lên, đành để tàu sà xuống ngọn cây lướt qua mục tiêu đến đổi bị đất cát do rocket mình vừa mới đánh ra nổ văng lên đầy. Chính nhờ lướt càng qua đầu địch mà chúng tôi đã vượt ra được ngoại biên chiến trường. Tuy vậy cũng chưa tránh khỏi tầm đạn của những khẩu phòng không hạng nặng từ xa, những khối lửa xanh dờn như sao chổi đuổi theo bén gót.
Bất ngờ một dòng suối xuất hiện vừa đúng lúc như vị cứu tinh, tôi vội lướt tàu, lạn lách giữa những ngọn cây cao thoát ra ngoài trong lúc khẩu mini gun còn bắn vói về phía sau như đáp lễ giã từ chiến trận còn vương khói súng trên mây.
Về phía trực thăng võ trang, mặc dầu bay chậm nhưng nhờ tính cơ động, xoay trở nhanh nhẹn nên pilot gunship, ngoài tấn công mục tiêu chính đã chọn lựa, có thể tấn công cùng một lúc nhiều vị trí khác hai bên hoặc rải rocket như hình rẻ quạt phía trước và đánh ngay những lúc tàu còn đang nghiêng vị. Hai khẩu mini gun hoạt đông độc lập không những xạ thủ đánh được 180 độ mỗi bên từ trước vòng ra sau, đánh thẳng xuống khi cận chiến quần thảo ngay trên đầu địch.
Vừa thoát cõi chết ngoài vùng chiến địa, lết dần về hướng vị trí bạn, tàu bắt đầu rung dữ dội như muốn gãy ra làm hai, buộc tôi phải đáp khẩn cấp xuống quận Nam Hòa. Sau khi đặt tàu xuống đất bình yên mới biết chúng tôi còn sống. Ngồi yên lặng cho những giờ phút chiến đấu hãi hùng, căng thẳng tan dần trong tâm não, tôi nhắm mắt, gục đầu trên cần lái để nghe cơ thể mình bắt đầu khơi lại nhịp sống chuyển vận dòng máu trong thân. Những chiếc khác cũng đáp theo sau, anh em đang vây quanh đón mừng chúng tôi vừa thoát nạn và quan sát con tàu, như cùng một lúc tôi nghe các câu nói thảng thốt của nhiều người:
- Tàu bị bắn nát như tương vậy mà ổng còn lết về được đúng là trời cứu!
Hai anh xạ thủ bước tới đỡ tôi ra ngoài nói qua làn nước mắt.
- Ông thầy, trong tàu mình chắc có ai đeo bùa hộ mạng, nếu không thầy trò mình chắc chết hết còn đâu!
Sau khi han hỏi anh em và biết tất cả bình yên, tôi mới yên tâm vịn vai anh Ðương nói để xoa dịu nổi kinh hoàng còn vướng víu trên nét mặt bơ phờ. Tôi vỗ vai anh:
- Yên rồi, mình được bình yên rồi, chính anh mới là bùa hộ mang, nếu khẩu mini gun của anh hư nữa mình đâu còn có dịp đứng đây!
Tôi cảm ơn Ðại úy Nguyện, thượng sĩ I Ái đã đặc biệt quan tâm trong lúc tính mạng chúng tôi như chỉ mành treo chuông.
- Tôi thấy anh bay trong biển lửa mà hãi hùng, lo cho anh quá!
Và anh Nguyện nói tiếp:
- Bastogne đang bị pháo!
- Còn hàng chúng ta vừa tiếp tế cho Bastogne?
Tôi vội vàng hỏi rồi tự nói nhỏ như chỉ để vừa đủ nghe:
- Thế là công dã tràng! Tội nghiệp anh em trên đó!
Ngước nhìn lên tàu, tang thương đến không còn gì để nói; trên mui dột nắng tứ tung, tôi đi vòng quanh tay mò mẫm thân tàu trúng đạn tứ phía gần như biến dạng. Nửa thân về sau, nhất là cái đuôi không chỗ nào còn nguyên vẹn, có lỗ đạn có thể để lọt bàn tay, có nhiều lỗ lớn vì đạn xuyên phá chui ra ngoài. Anh em cũng đi lục tìm ra được cả chục đầu đạn lớn nhỏ đủ loại còn vướng mắc, hai cánh quạt cũng rách te tua khiến tôi bàng hoàng đến sững sờ kinh ngạc. Tàu bị trúng hằng trăm viên đạn mà vẫn hiên ngang tung hoành trong biển lửa và về lại an toàn. Phép lạ nào đã cứu chúng tôi! Tôi chỉ biết cuối đầu thầm cảm tạ Ơn trên cứu mạng.
Nhìn con tàu tàn tạ mà ngậm ngùi. Nó từ nửa quả địa cầu khác đến đây chung sức chung lòng, sát cánh cùng chúng tôi bảo vệ mảnh đất tự do nầy, bây giờ nằm đó hiện hữu như hư, như thực, như cơn mơ còn giăng mắc đạn thù đỏ lửa mênh mang . Tôi muốn ôm nó vào lòng nói lời tạ ơn, nói lời vĩnh biệt. Vì tôi biết thương tích nầy con tàu sẽ không còn cơ hội theo chúng tôi trên đường mây gió hành quân. Nó ở lại đây giải ngũ và giã từ vũ khí.
Tôi muốn dợm bỏ đi nhưng cái quyến luyến vô hình cứ giữ chân tôi lại. Chính nó đã cùng chúng tôi hành quân dọc ngang trên khắp chiến trường vùng hỏa tuyến, như Cồn Tiên, Gio Linh, Ðông Hà, Khe Xanh, phía Nam dòng Bến Hải... mà nay trong phút giây hiểm nghèo trên chiến địa, trong phút giây sinh tử đã căng mình ra hứng chịu tất cả khối hận thù của Bắc quân, che chở và bảo vệ chúng tôi về đến chốn bình yên mới trút hơi thở cuối cùng. Ðối lại, Phi công và phi hành đoàn trực thăng là những người bay không trang bị dù, nên bất cứ hoàn cảnh nào người với vật không thể tách rời nhau mà luôn luôn gắn bó theo nhau về tới đất.
Chúng tôi trở về Ðà Nẵng xót xa bỏ con tàu yêu dấu nằm trên bãi cỏ chờ đợi mục nát với thời gian.
(*) Viết đến đây, tôi xin dành đôi dòng viết về những người xạ thủ mini gun gan dạ đầy can đảm nầy, cũng như trong phi đội trực thăng võ trang về sau tôi thường gọi họ là mấy ông thiên lôi. Nếu trên chiến trường, chúng tôi có lập được đôi chút chiến công đều do công lao và tài điều khiển tuyệt vời khẩu Minigun sáu nòng của họ trút lên đầu địch bốn ngàn viên đạn mỗi phút, phá vỡ vòng vây áp lực hay những chướng ngại của đối phương để quân bạn tiến lên truy kích.
Giữa năm 1971 khi Phi đoàn 213 về Nam tăng phái cho căn cứ Không quân Biên Hòa, đặc biệt theo cánh quân Dù hành quân sang Cao Miên và khu Tứ giác sắt vùng biên giới Việt -Miên - Kampong cham, Snoul, An lộc, Tây ninh. Họ đã đu mình chân trong chân ngoài bắn đuổi theo giặc. Chính những người xạ thủ Minigun đó mới thực sự là mối gieo kinh hoàng cho Bắc quân, cho địch thủ.)
Sau "Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, sáu phi đội gồm bốn phi đội trực thăng vận và hai phi đội võ trang tiên đầu tiên được trung tá Cao Quang Khôi, Phi đoàn trưởng phi đoàn 213 thành lập nhằm đào tạo và đáp ứng như cầu thiết yếu đòi hỏi của chiến trường càng lúc càng gia tăng khốc liệt nơi vùng hỏa tuyến. Những phi đội trưởng, tuy tất cả là những sĩ quan trẻ nhưng đã chứng tỏ đầy đủ khả năng chỉ huy hành quân vô cùng xuất sắc trên khắp lãnh thổ Quân khu cũng như những biệt đội ngoại biên Chu Lai phía Nam Ðà-Nẵng và Biệt đội tiền phương phía bắc Hải Vân. Những dòng nầy được viết lại thể theo lời yêu cầu của anh Hải Triều, nhóm nhà văn quân đội, nhóm chủ trương các tác phẩm "Những Trận Ðánh Không Tên Trong Quân sử ".
Ðặc biệt, xin tặng phi đoàn 213 và SÐ1BB. Ngôn ngữ có giới hạn của nó nên không thể dùng lời gì đủ ý nghĩa vinh danh sự dũng cảm cang cường và sự hy sinh cao quý vô bờ bến của những người lính trấn biên cương đã dành cho mảnh đất Miền Nam.
Huỳnh - Hữu - Nghị
Phi đội trưởng phi đội gunship
Phi đoàn 213/ KÐ51CT / SÐ1KQ
(Viết tại Pháp mùa Ðông năm 2003)