Truyện Ngắn & Phóng Sự
HAI NGƯỜI THẦY - Nguyễn thị Bích Hậu
Nhân chuyện " mấy ông thầy" làm sách giáo khoa cố sống cố chết bào chữa cho những sai lầm tệ hại và to lớn của mình, một cách bất cố liêm sỉ.
Nhân chuyện " mấy ông thầy" làm sách giáo khoa cố sống cố chết bào chữa cho những sai lầm tệ hại và to lớn của mình, một cách bất cố liêm sỉ, xin đăng lại bài này để thấy rõ thêm về tư cách của các ông thầy VN này.
Chữ Liêm còn một chút này
Không cầm cho vững, lại dày cho tan!
(Nhại Kiều)
HAI NGƯỜI THẦY
Nguyễn thị Bích Hậu
Hôm qua thấy hình ảnh tay thầy giáo trưởng phòng khảo thí của Sở Giáo dục Hòa Bình tay giơ dấu chữ V chiến thắng cười tươi bước ra khỏi pháp đình, cho dù gánh án 8 năm tù, tôi chợt nhớ tới một thầy giáo khác.
Ông tên là Kang Min-kyu, Hiệu phó trường Trung học Danwon, Korea dẫn đầu đoàn 325 học sinh đi trên chuyến phà Sewol vào tháng 4/2014. Phà chìm do lỗi của nhà vận chuyển, 200 học sinh của ông mất tích và chết. Ông được cứu sống nhưng sau đó tự vẫn. Trong thư tuyệt mệnh dài 2 trang, ông có viết rằng "Sống sót một mình thật quá đau đớn trong khi 200 người vẫn đang mất tích. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự việc này. Một lần nữa, tôi sẽ lại trở thành thầy giáo của những học sinh đã mất tích ở bên kia thế giới”!
Một người thầy tham gia vào vụ gian lận điểm số thi cử, nhục nhã tới mức ghi dấu trong lịch sử giáo dục nước nhà. Một người mà vì hành động của mình cùng đồng nghiệp đã giết chết bao nhiêu niềm tin của học trò, của phụ huynh học sinh, của các thày cô giáo có lương tâm và trung thực. Anh ta phải vào tù, còn sống, nhưng ung dung cười nói và bày tỏ niềm tự hào. Không còn liêm sỉ! Không biết phải trái!
Một người thầy không thể sống tiếp dù sự việc xảy ra không hề do lỗi của ông. Nhưng trách nhiệm, lương tâm và liêm sỉ của một người thày khiến ông tự chọn cái chết. Ông không thể rời bỏ học sinh bất luận giá nào.
Dù tôi không mong thầy Kang Min Kyu phải có lựa chọn đau đớn này. Nhưng tôi kính trọng nhân cách và liêm sỉ của ông. Vì cách hành xử của ông để lại cho mọi người sự kính trọng. Và hiểu rằng trên đời này Liêm Sỉ là một điều quan trọng lắm. Nó có thể lớn hơn cả mạng sống. Nên người ta để bảo vệ chữ Liêm Sỉ, sẵn sàng hy sinh thân mình.
Trong sách giáo khoa giờ đây không thấy có bài nào dạy về Liêm Sỉ. Nhưng sách Cổ Học Tinh Hoa của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có dạy thế này:
"Liêm, Sỉ là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải nguy vong.
Nghĩ cho kĩ, thì sỉ cần hơn liêm: người không liêm làm những việc bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra."
Nhìn vào hành xử của 2 người thầy, thì tự hiểu những nguồn cơn bại hoại, suy vong hay thịnh vượng của giáo dục thế nào! Vì dù họ là thầy, họ đều là sản phẩm của giáo dục, của xã hội họ đang sống.
Nguyễn Thị Bích Hậu
Dan Dao chuyen
HAI NGƯỜI THẦY - Nguyễn thị Bích Hậu
Nhân chuyện " mấy ông thầy" làm sách giáo khoa cố sống cố chết bào chữa cho những sai lầm tệ hại và to lớn của mình, một cách bất cố liêm sỉ.
Nhân chuyện " mấy ông thầy" làm sách giáo khoa cố sống cố chết bào chữa cho những sai lầm tệ hại và to lớn của mình, một cách bất cố liêm sỉ, xin đăng lại bài này để thấy rõ thêm về tư cách của các ông thầy VN này.
Chữ Liêm còn một chút này
Không cầm cho vững, lại dày cho tan!
(Nhại Kiều)
HAI NGƯỜI THẦY
Nguyễn thị Bích Hậu
Hôm qua thấy hình ảnh tay thầy giáo trưởng phòng khảo thí của Sở Giáo dục Hòa Bình tay giơ dấu chữ V chiến thắng cười tươi bước ra khỏi pháp đình, cho dù gánh án 8 năm tù, tôi chợt nhớ tới một thầy giáo khác.
Ông tên là Kang Min-kyu, Hiệu phó trường Trung học Danwon, Korea dẫn đầu đoàn 325 học sinh đi trên chuyến phà Sewol vào tháng 4/2014. Phà chìm do lỗi của nhà vận chuyển, 200 học sinh của ông mất tích và chết. Ông được cứu sống nhưng sau đó tự vẫn. Trong thư tuyệt mệnh dài 2 trang, ông có viết rằng "Sống sót một mình thật quá đau đớn trong khi 200 người vẫn đang mất tích. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự việc này. Một lần nữa, tôi sẽ lại trở thành thầy giáo của những học sinh đã mất tích ở bên kia thế giới”!
Một người thầy tham gia vào vụ gian lận điểm số thi cử, nhục nhã tới mức ghi dấu trong lịch sử giáo dục nước nhà. Một người mà vì hành động của mình cùng đồng nghiệp đã giết chết bao nhiêu niềm tin của học trò, của phụ huynh học sinh, của các thày cô giáo có lương tâm và trung thực. Anh ta phải vào tù, còn sống, nhưng ung dung cười nói và bày tỏ niềm tự hào. Không còn liêm sỉ! Không biết phải trái!
Một người thầy không thể sống tiếp dù sự việc xảy ra không hề do lỗi của ông. Nhưng trách nhiệm, lương tâm và liêm sỉ của một người thày khiến ông tự chọn cái chết. Ông không thể rời bỏ học sinh bất luận giá nào.
Dù tôi không mong thầy Kang Min Kyu phải có lựa chọn đau đớn này. Nhưng tôi kính trọng nhân cách và liêm sỉ của ông. Vì cách hành xử của ông để lại cho mọi người sự kính trọng. Và hiểu rằng trên đời này Liêm Sỉ là một điều quan trọng lắm. Nó có thể lớn hơn cả mạng sống. Nên người ta để bảo vệ chữ Liêm Sỉ, sẵn sàng hy sinh thân mình.
Trong sách giáo khoa giờ đây không thấy có bài nào dạy về Liêm Sỉ. Nhưng sách Cổ Học Tinh Hoa của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc có dạy thế này:
"Liêm, Sỉ là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải nguy vong.
Nghĩ cho kĩ, thì sỉ cần hơn liêm: người không liêm làm những việc bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra."
Nhìn vào hành xử của 2 người thầy, thì tự hiểu những nguồn cơn bại hoại, suy vong hay thịnh vượng của giáo dục thế nào! Vì dù họ là thầy, họ đều là sản phẩm của giáo dục, của xã hội họ đang sống.
Nguyễn Thị Bích Hậu
Dan Dao chuyen