Mỗi Ngày Một Chuyện
HÀNH LANG BUỒN - CAO MỴ NHÂN
HÀNH LANG BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Anh
kể rằng: Ngày tan hàng, các chiến sĩ công binh còn mải miết xây dựng Nghĩa Dũng
Đài, và một hành lang buồn, là nơi biểu lộ
nỗi tiếc thương anh hùng tử sĩ, đặt tên là Vành Khăn Tang đó . Tuy đau buồn
nhưng trữ tình ghê lắm ...
Mình
quay đi thở dài, mình định nói với anh là:
" Anh hỡi, làm sao biết được tương
lai một cuộc tình, nhưng cuộc tình không quan tâm quá khứ, trái lại, nghĩa
trang thì chỉ có quá khứ mà thôi ..."
Lớp
tuổi anh, với xưa, trước 30 -4 -1975, là thế hệ lính trẻ, nhưng họ qua đời hơi
nhiều, anh không muốn nhắc tên ra, mình không muốn hỏi, vì người quen mình cũng
hơi nhiều nằm trên vạt đồi ấy ...
Bây
giờ thì anh có tuổi rồi, đã hơn 40 năm nói cho gọn , cho có chút gì thơ mộng vì
mình làm thơ, nhưng buồn quá mỗi năm khi Tết đến xuân về ...lại nhớ thời khói
lửa ở quê hương đau khổ ...ngày xưa...
Để
phá tan bầu không khí não nề, mà không một
người lính chiến nào không mang cảm giác lẫn lộn suy tư, rằng bên nhau thì vui
vẻ đấy, chứ chỉ một tích tắc bom rơi đạn nổ, là biết có còn gặp nhau nữa không
.
Thế
nên những người lính ở đại đội công binh kia, mình cũng biết như anh, họ cố
gắng hoàn tất công tác, để Tông Tông ...tôi sẽ dự trù làm lễ rất long trọng,
vào đúng ngày Quân Lực 19/6/1975 .
Ngoài
số quan khách chính phủ đệ nhị Cộng Hoà, các đơn vị đại diện 4 quân khu và biệt
khu thủ đô, các phần hành liên hệ công tác, đặc biệt là các gia đình tử sĩ có
thân nhân dưới các mộ phần ở nghĩa trang quân đội uy nghiêm đó ...
Cả
anh lẫn mình đều lặng người đi, nghẹn lời nhưng không thể khóc được . Chuyện
buồn đã lật qua trang thứ 42...
Cứ
tưởng tượng cái ngày Quân Lực 19/6/1975 ...
Anh
vốn là sĩ quan huấn luyện tác chiến, nên nghĩ đến Nghĩa Dũng Đài, với quan quân
hiện diện trang nghiêm, thế nào cũng có đội quân danh dự chẳng những súng gươm,
mà còn nhìn về dĩ vãng, nơi có bạn bè, họ đã ngủ yên không bao giờ dậy nữa.
Còn
mình thì ...hốt hoảng, khi chợt tưởng tượng ra một vành khăn tang đầy quả phụ
tử sĩ, thân nhân, có cả những người yêu, những người tình của lính đã hy sinh
vì tổ quốc VNCH.
Duy
có một điều mình băn khoăn, nói với anh là, mấy người cuối cùng rời cái nghĩa
trang quân đội Biên Hoà đó, trước vài giờ, là một chuẩn uý cùng số lính công
binh thợ, còn ngơ ngác không biết sự đổi thay nghiệt ngã 30-4 - 1975...đó thế
nào.
Không
ai thông báo cho chuẩn uý ấy và toán lính, không phải họ vô tình, mà sự việc nó
...diễn tiến ra vậy . Anh trầm ngâm ...mình nói tiếp : " Lính thì không
biết thế nào , chứ chuẩn uý đó đang hiện diện ở Hoa Kỳ. "
Buồn
nhỉ ? Nếu gặp lại nhau cũng tốt, chuẩn uý công binh đó, sẽ kể cho chúng ta nghe
đồ án công trình xây dựng sắp hoàn thành, chuẩn uý công binh đó có thể là một
kiến trúc sư .
Là
một sĩ quan giỏi về cầu đường, bây giờ đã sắp tuổi bảy chục , song ..nhất định
không gặp ai, vì tác phẩm xây dựng của chuẩn uý như nêu trên, đã hoàn toàn sụp
đổ ...
Người
chuẩn uý công binh phụ trách hoàn thành công trình làm
đẹp nơi ở của tử sĩ VNCH đương nêu, xứng đáng nhận một huy chương cao quý nhất
gắn trên hình cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu của chúng ta...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HÀNH LANG BUỒN - CAO MỴ NHÂN
HÀNH LANG BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Anh
kể rằng: Ngày tan hàng, các chiến sĩ công binh còn mải miết xây dựng Nghĩa Dũng
Đài, và một hành lang buồn, là nơi biểu lộ
nỗi tiếc thương anh hùng tử sĩ, đặt tên là Vành Khăn Tang đó . Tuy đau buồn
nhưng trữ tình ghê lắm ...
Mình
quay đi thở dài, mình định nói với anh là:
" Anh hỡi, làm sao biết được tương
lai một cuộc tình, nhưng cuộc tình không quan tâm quá khứ, trái lại, nghĩa
trang thì chỉ có quá khứ mà thôi ..."
Lớp
tuổi anh, với xưa, trước 30 -4 -1975, là thế hệ lính trẻ, nhưng họ qua đời hơi
nhiều, anh không muốn nhắc tên ra, mình không muốn hỏi, vì người quen mình cũng
hơi nhiều nằm trên vạt đồi ấy ...
Bây
giờ thì anh có tuổi rồi, đã hơn 40 năm nói cho gọn , cho có chút gì thơ mộng vì
mình làm thơ, nhưng buồn quá mỗi năm khi Tết đến xuân về ...lại nhớ thời khói
lửa ở quê hương đau khổ ...ngày xưa...
Để
phá tan bầu không khí não nề, mà không một
người lính chiến nào không mang cảm giác lẫn lộn suy tư, rằng bên nhau thì vui
vẻ đấy, chứ chỉ một tích tắc bom rơi đạn nổ, là biết có còn gặp nhau nữa không
.
Thế
nên những người lính ở đại đội công binh kia, mình cũng biết như anh, họ cố
gắng hoàn tất công tác, để Tông Tông ...tôi sẽ dự trù làm lễ rất long trọng,
vào đúng ngày Quân Lực 19/6/1975 .
Ngoài
số quan khách chính phủ đệ nhị Cộng Hoà, các đơn vị đại diện 4 quân khu và biệt
khu thủ đô, các phần hành liên hệ công tác, đặc biệt là các gia đình tử sĩ có
thân nhân dưới các mộ phần ở nghĩa trang quân đội uy nghiêm đó ...
Cả
anh lẫn mình đều lặng người đi, nghẹn lời nhưng không thể khóc được . Chuyện
buồn đã lật qua trang thứ 42...
Cứ
tưởng tượng cái ngày Quân Lực 19/6/1975 ...
Anh
vốn là sĩ quan huấn luyện tác chiến, nên nghĩ đến Nghĩa Dũng Đài, với quan quân
hiện diện trang nghiêm, thế nào cũng có đội quân danh dự chẳng những súng gươm,
mà còn nhìn về dĩ vãng, nơi có bạn bè, họ đã ngủ yên không bao giờ dậy nữa.
Còn
mình thì ...hốt hoảng, khi chợt tưởng tượng ra một vành khăn tang đầy quả phụ
tử sĩ, thân nhân, có cả những người yêu, những người tình của lính đã hy sinh
vì tổ quốc VNCH.
Duy
có một điều mình băn khoăn, nói với anh là, mấy người cuối cùng rời cái nghĩa
trang quân đội Biên Hoà đó, trước vài giờ, là một chuẩn uý cùng số lính công
binh thợ, còn ngơ ngác không biết sự đổi thay nghiệt ngã 30-4 - 1975...đó thế
nào.
Không
ai thông báo cho chuẩn uý ấy và toán lính, không phải họ vô tình, mà sự việc nó
...diễn tiến ra vậy . Anh trầm ngâm ...mình nói tiếp : " Lính thì không
biết thế nào , chứ chuẩn uý đó đang hiện diện ở Hoa Kỳ. "
Buồn
nhỉ ? Nếu gặp lại nhau cũng tốt, chuẩn uý công binh đó, sẽ kể cho chúng ta nghe
đồ án công trình xây dựng sắp hoàn thành, chuẩn uý công binh đó có thể là một
kiến trúc sư .
Là
một sĩ quan giỏi về cầu đường, bây giờ đã sắp tuổi bảy chục , song ..nhất định
không gặp ai, vì tác phẩm xây dựng của chuẩn uý như nêu trên, đã hoàn toàn sụp
đổ ...
Người
chuẩn uý công binh phụ trách hoàn thành công trình làm
đẹp nơi ở của tử sĩ VNCH đương nêu, xứng đáng nhận một huy chương cao quý nhất
gắn trên hình cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu của chúng ta...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)