Truyện Ngắn & Phóng Sự

HỒ - XUÂN - HƯƠNG của BÙI-GIÁNG

Một bài viết có duyên của thi sĩ Bùi Giáng


Một bài viết có duyên của thi sĩ Bùi Giáng
HỒ - XUÂN - HƯƠNG
của BÙI-GIÁNG
“Thân em thì trắng phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non...”
Thân-phận của nữ-sĩ quả như lời nàng vịnh bánh trôi nước; bảy nổi ba chìm. Nhưng tất cả tấn thảm kịch chưa chỉ chừng đó. Nếu bảy nổi ba chìm giữa nước non mà người chịu để cho lòng mình cùng với cuộc đời mà đổi thay, méo mó, thì không sao. Cái đau-đớn là giữa non nước bảy nổi ba chìm, người lại cố giữ tròn-trịa, trắng-trong một tấm lòng son nguyên-vẹn. Và suốt một đời, sự xung-đột cứ tiếp-diễn liên-miên. Mâu-thuẫn giữa lòng người và cuộc sống, tương-xung giữa niềm khát-vọng tha-thiết của tâm-hồn và sự khắt khe của định mệnh. Oái-oăm làm sao, sự chênh lệch! Người tìm mãi không ra nhịp quân-bình. Thoảng hoặc, một đôi lần có tạm tìm được, cũng chỉ để rồi khi mất lại càng chua-xót tái tê hơn. Và lời van-xin, lời cầu nguyện âm-thầm của lòng người thiết tha qua giọng điệu cợt-đùa trâng-tráo, những lần nào ta lắng lại chu-đáo hơn, ta đã kịp nhận ra một âm-vang não-nuột cũng gần như tiếng “tân-thanh đoạn-trường” của Tố-Như mà có lẽ dường còn tấm-tức oái-oăm hơn. Nói mà nghẹn lời, thở-than mà ngượng ngập, muốn khóc lóc mà đành phải gượng cười, chưa một lần nào người thật sự để lòng mình trước mặt người đời được dàn bày, phơi trải. Tự thú thật với lòng mình đã ngượng-nghịu lắm thay! “Những chưa nói đã thẹn-thùng... “.
Mà thật ra, còn một lối nói nào phô bày rõ hơn nỗi lòng tan-nát bằng cái cười hí-hước che dấu tâm-tư? Che mà rất mở.
Người con gái từ nhỏ sống côi-cút với mẹ, ra vào một gian nhà nhỏ bên hồ Lãng Bạc, người con gái quê mẹ ở Hải Dương, quê cha Quỳnh-Lưu đất Nghệ, đã ôm-ấp những mông-tưởng gì khi nhìn tấm gương kim-cổ cau mặt với tang-thương, những lúc nắng hanh buổi sớm, mây dồn mái trưa... Nàng đã âm thầm nối lại những giấc mơ nào, riêng? chung? cùng non nước? Những giấc mơ nồng-nàn nào để ngày mai cuộc đời sẽ làm cho tan-nát? Và người sẽ lựa một giọng điệu nào để lấp-liếm nguôi quên, mà riêng mình biết đã trọn vẹn ký-thác với cái tâm sự của con người đau-thương mà nghìn xưa ca-dao từng than-thở:
“Tưởng rằng đá nát thì thôi,
Ai ngờ đá nát nung vôi lại nồng.”
Lên bảy, lên tám, xin mẹ cắp sách tới trường, những hoài-vọng thiết-tha nào xui giục? Cái thế-giới này mới xinh-ngộ làm sao. Từ bao năm lớn lên bên tà áo mẹ, có dịp nào được sống với nhịp lòng vui hứng thế này đâu. Một vài chữ Tam Tự Kinh của thầy chỉ bảo qua loa cho cô nữ sinh đỡ chơi nghịch, thầy có ngờ đâu rằng trong tâm hồn nhiều chờ mong thắm mộng ấy, mỗi một chữ sách có một âm vang không thường, đánh thức giậy muôn vàn khát-vọng tiềm lắng của cha ông, của những con người Nghệ-Tĩnh.
Các bạn trai đừng quá sỗ-sàng tinh nghịch nhé. Người bạn gái hồn-nhiên nhí-nhảnh ấy, cùng ngồi với các bạn trong gian phòng học kia, mang một tâm-hồn muôn thu của non nước, ngày mai sẽ thay thế cho bạn quần-thoa nói lên nỗi đời hờn-tủi của giới mình trong một giọng điệu nào độc-đáo vô song... và muôn người ngang qua sẽ dừng bước lắng nghe, sững-sờ, bâng-khuâng và lim dim mắt lại...
Cái giọng nói hồn nhiên vui cười cay đắng của người tự thuở lên mười, nàng đã có... Một chữ “XUÂN” viết trên bụng biến thành một chữ “THUNG” ... và nàng cũng không ngần-ngại gì mà không vì văn-chương đem phơi bụng mình cho bạn đọc. Bạn cứ nhìn kỹ vào bụng Xuân-Hương mà xem (bụng theo nghĩa đen). Đã nói chuyện văn-chương thì đừng nên e-thẹn gì giữa trai và gái. Một câu nói, một thái-độ ấy của người cũng đủ tóm-tắt cả một bản-ngã ngang-nhiên của bạn nữ lưu yêu đời dạn-dĩ. Rồi suốt đời nàng vẫn giữ vẹn lời thủy-chung với quan-niệm tuyệt-luân của mình hoài-bão với văn-chương nghệ-thuật: tươi-cười vừa như che dấu, vừa phơi trải cả tấm lòng tan nát, đứt lìa của mình, thẳng thắn cho đời nhìn càng rõ thêm ra... Người đời có cười nàng sao trên bước đường đời nàng vấp té nhiều bận thế, và quả tim có vì vậy mà dập nát nhiều không. Thì nàng vẫn lại tươi-cười lấp-lửng mà đáp:
“Giơ tay với thử trời cao thấp,
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài”
Lời nói để chữa thẹn của tuổi nhỏ quả cũng phát-xuất tự tâm-can, và nghiễm-nhiên trong đó lung-linh hình ảnh trọn một kiếp người. Muốn biết trời cao thấp, muốn biết đất ngắn dài, thì thế tất phải chịu xoạc cẳng, giơ tay, chịu lầm than té xuống, té lên chứ lị. Nếu không chịu trầy tay, gãy chân và đứt từng đoạn ruột thì làm sao biết rằng đất có còn để bàn chân đạp, và trời có còn để miệng thở than?
Ta hãy nhận ra lời nói của nàng. Cô gái đi du hội xuân nhí nhảnh tươi-cười gieo tặng những vần thơ xanh, sau này bao lần sẽ gây cho lòng người rất nhiều tấm-tức. Ta đau-lòng nhìn cái nụ cười xuân của nàng giữa buổi hội hân-hoan. Cái cười trước sau vẫn không thay đổi. Vẫn hồn-nhiên bất tận. Vẫn hai làn môi hồng thắm tươi làm khung cho hai hàm răng ngọc. Và nhìn vào ta cứ thấy mới mãi ra. Ta muốn thưa: – “Xin nàng hãy đừng cười nữa. Chừng ấy cũng đủ để chúng tôi hiểu rồi, và cảm tạ người rồi. Tôi đã đọc được tiếng khóc trong giọng cười, và hiểu đời mình, đời người lúng túng như thế nào trong vòng định-mệnh... “
Cái cười của nàng cũng như cái khóc của Nguyễn-Du, vừa đau-thương vừa an-ủi. Hai thiên-tài của đất nước đã chỉ cho ta hai lối thoát-ly, tuy xa biệt nhau, mà cùng giống nhau trong tác-dụng.
Với Nguyễn-Du, ta ngồi lại bên đường, dưới bóng cây râm-mát, bên bờ suối trong, ta chờ bàn tay người mẹ hiền thấm nước rửa-rịt vết-thương, và chim trên cành vẳng giọng ca chia sớt... Lòng ta dịu lại, vì trong khi ta đau-khổ, cả đất trời cảnh-vật đã cùng ta lai-láng cảm-thông. Khi đằm đìa than-thở:
“Bên trời góc bể bơ-vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai... “
ta đã dốc hết nguồn cơn cho trời bể, và trong lời thở than tràn-trào, uyển-chuyển, ta đã gửi trọn nỗi buồn đau cho nhịp-điệu, và cuối-cùng đã tìm ra an-ủi trong nhịp điệu đong đưa… Qua làn nước mắt người đã mỉm một nụ cười với nghệ-thuật vô-hạn tuyệt-vời, mình đã để cho lòng mình bị lời thơ quyến-rũ, đi vào trong bát ngát cảm thông. Không có gì an-ủi nỗi đau-thương con người bằng lời thơ não-nuột của Nguyễn-Du. Tiếng đoạn-trường đã lai-láng nối liền những đoạn lòng đứt nát... vì chính lòng thi-nhân đứt nát không hề được ai nối lại cho.
Với Hồ-xuân-Hương, ta tìm lối thoát ly cho đau-thương bằng một nẻo khác. Vết thương loang máu, ta vẫn không được phép ngồi lại bên đường. Không có người mẹ hiền ngồi bên ve-vuốt. Chim trên cành không vẳng giọng cảm-thông, mà lại lên điệu ca nhạo-báng. Và cảnh-vật cùng lên giọng cợt cười:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn... “
Người bạn đường đi bên cạnh lại cái-oăm giục ta giấn bước. Hãy cứ cười mà đi, mặc cho vết thương loang máu, mặc cho miệng thế cười chênh- lệch, mình hãy tự cười mình trước:
“Cái tội trăm năm chàng chịu cả,
Mảnh tình một khối thiếp xin mang,
Quản bao miệng thế lời chênh-lệch,
Những kẻ không mà có mới ngoan.”
Cái cười mới thật là trắng-trợn. Mà cũng thanh-thoát làm sao. Nó ngang nhiên hí-hước:
“Tài tử văn-nhân ai đó tá,
Thân này đâu đã chịu già tom.”
Nó cho ta đủ thanh-thản để đi vào giữa tủi-nhục của cuộc đời mà lòng không nao-núng. Người dù có điêu đứng vẫn giữ được thái-độ hiên-ngang, đắc-thế. Thật không khác gì thái-độ của tác-giả Đoạn-Trường Tân-Thanh mấy:
“Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu.”
Hoặc:
“Đã cho lấy chữ hồng-nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Con Tạo có tàn-nhẫn với ta, có xem ta như một đồ chơi bé bỏng, dù sao ta vẫn là một đồ chơi có ý thức mình là một đồ chơi, và chừng đó đủ cho phép người hãnh-kiêu mỉm cười cùng nghệ thuật, lên tiếng trách trời già:
“Lâm truyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom.”
Thật là khác xa cái cười của Trần-Tế-Xương. Cái cười hằn-học của Trần-Tế-Xương tố cáo sự thất-thế của con người trước cảnh-ngộ, không làm chủ được mình, không tự-tạo được cho mình một nhịp điều-hoà thanh-thản. Người không đi trên được thực-tế trớ trêu. Và vì thế T. T. Xương không cho ta thấy một nhân-sinh-quan sâu rộng. Không giúp ta hiểu đời một cách sâu sắc hơn.
Hồ Xuân Hương là một thiên tài trào phúng Việt-Nam đã đi vào cõi bất-diệt. Cái cười của Hồ-Xuân-Hương mới thật là vừa hồn-nhiên, vừa tươi-trẻ, vừa sâu-sắc, rộng lượng vô cùng. Nó không có tính cách thời-sự, và hẹp-hòi soi mói như cái cười Trần-Tế-Xương. Nàng vẫn cười người rất tàn-nhẫn:
“Cái kiếp tu-hành nặng đá đeo,
Vị gì một tí tẻo tèo teo”
Nhưng tàn-nhẫn mà không sâu độc, không ác ý. Cái mới thật là lạ. Chỉ vì lẽ nàng thương nhiều hơn ghét. Thương cho người và thương cho mình. Cười người mà cũng chính tự cười mình. Cười người “vị gì một tí tẻo tèo teo”, nhưng chính nàng đã há không bao lần từng cười mình đã vì cái thúc-bách của “tí tèo teo” mà ôm lòng chịu tủi-nhục đó sao?
Thế rồi khi nhận rõ nguyên nhân của tủi-nhục nó phi-lý lạ lùng đến thế thì thôi, là tấm lòng của nữ sĩ có phải đã cùng với nghệ thuật mà trao-đổi một chuỗi cười hân-hoan. Hân hoan và đau khổ quả đã thật xen hòa. Nhưng ta không dám quả-quyết rằng hân-hoan đã làm nguôi đau-khổ? Làn môi của nữ sĩ ta sợ vẫn chưa hết mếu trong nụ cười. Ta tưởng như chưa hẳn hiểu xong tấm lòng cùng những nguyện-ước của Xuân-Hương. Lòng nữ-sĩ nguyện-ước những gì? Người có tìm ra an-ủi trong nghệ thuật ấp ôm? Ta không biết. Nỗi đau khổ của người ta không thể cảm-thông trọn-vẹn. Nàng là đàn bà. Lại là nữ sĩ. Kẻ đồng-hội đồng-thuyền với nàng không phải là chúng ta. Cái dở-dang của tình duyên, cái bẽ-bàng của thân phận, cái ngang trái của số kiếp, người đàn bà bao giờ cũng là nạn nhân đau-đớn hơn đàn ông. Người đàn ông có nhiều lối thoát hơn. Trong vấn đề tình-duyên, ân-ái, người đàn ông được quyền chủ-động. Người đàn bà, trong bản-tính, tự thấy không thể ngang-nhiên. Huống-hồ còn luân-lý, còn tứ đức, tam tòng, còn phong-thể... Bao nhiêu mối ràng buộc. Làm sao thoát ly, dù tâm-hồn một nữ-sĩ có muốn cởi bỏ hết. Nỗi khát-khao của lòng, nhiều lắm, chỉ dám dãi tỏ trong lời thơ; trước cuộc đời, ta biết rằng nhà thơ sẽ e-dè lùi bước.
Người đàn ông, khi thiết tha yêu, đợi chờ mà không được đền đáp, vẫn dễ dàng tìm một đối tượng khác làm phương tiện thực-hiện cái mộng yêu-đương của lòng mình. Hở môi không đến nỗi thẹn-thùng, mà có phần còn khoái-trá hãnh kiêu trong hành-động “trả thù” oái-oăm là khác. Gã thanh niên bị tình ruồng bỏ, khát- vọng vô biên, bèn đi tìm một cô đĩ, hoặc một người đàn bà nào xấu-xí, cùng-khổ, lem-luốc nhất, và đem trao cho kẻ ấy trọn vẹn nỗi đằm-thắm thiết-tha của tình mình trong trắng. Và hân-hoan kiêu hãnh xiết bao. Đem bán rẻ tâm-hồn mình để trả thù cho bõ ghét. Mà khuynh-hướng vị-tha trong tình-yêu quả được thỏa mãn hoàn toàn. Và kẻ được dùng làm phương tiện sẽ nhìn anh với đôi con mắt lạ-lùng, không hiểu vì đâu, nhưng tấm lòng tri-ân càng nặng.
Người đàn bà có thể tìm nẻo thoát theo lối ấy được không? Cái lối thoát bất-định, do tình-cờ, do ngẫu-nhiên của cuộc sống đem lại một phần, nhưng rất nhiều phải do quyền chủ-động của kẻ làm đàn ông. Người đàn bà, mà nhất là người đàn bà phương Đông, tự bao đời âm-thầm kiên-nhẫn trong khuôn-phép tứ đức, tam tòng, dù có tài-hoa muốn để lòng trào-lộng, vẫn không thể nào dám ngang-nhiên xử dụng cái quyền kia... Dù chỉ một lần thôi, rồi cam lòng chịu chết.
Đến đây, ta e ngại. Ta sắp bước vào một khu-vực nào đó của một vấn đề nhân-sinh quá đoạn trường. Có nên nêu lên không. Mà nêu lên thì không được bỏ dở, phải đi tới cùng. Muốn đi tới cùng phải đau lòng lìa bỏ Khổng-Khưu, gột rửa rất nhiều thành kiến, mà theo tư-tưởng của Jesus... Và theo một cách tuyệt đối quá. Được không? Không! Được. Ta sẽ nêu lên. Nhưng sẽ không đi tới cùng. Ta còn ở trong địa-hạt văn chương. Và ta đương bàn về một nữ-sĩ. Dù muốn dù không, nàng cũng không chịu để ta sỗ sàng bàn đến vấn-đề riêng liên hệ đến bạn quần-thoa. Ta xin nhường lời cho một Hồ-xuân-Hương thứ hai của thời-đại mới. Nàng phải xuất hiện. Thế-kỷ điêu linh của chúng ta đương thiết-tha kêu gọi nàng hãy về, và bước mạnh-dạn hơn nữ-sĩ của thế-kỷ trước.
Vì cái nỗi trầm-luân của con người hiện nay sâu-thẳm quá chừng. Không giải-quyết nổi ta sợ rằng xã-hội sẽ mất thăng-bằng, vì bốn phần tư loài người đương dở sống, dở chết. Biết bao nhiêu hồng nhan “trơ ra với nước-non”, tủi-nhục đến nước nào mà cuộc đời chìm nổi của Kiều đối với họ không đoạn-trường tí nào, mà là Thiên Đường của Mộng.
Hồ-xuân-Hương còn may mắn quá nhiều. Dù ngang trái mấy lần, nàng cũng đã được bước đi mấy bước. Còn bao nhiêu kẻ khác xấu xí hay không, hồng-nhan hay đen-đủi, chưa một lần nào hiểu hương-vị của yêu-thương. Họ nghĩ thế nào? Lời ai bên tai cứ rền-rĩ: “Oh! me disait ce pauvre infirme... ne fût-ce qu'une fois! Pouvoir enlacer de mes bras qui que ce soit - pour qui je brûle... Il me semble qu'après avoir connu cette joie, je me résignerais | plus facilement à nen plus jamais goter - d'autres; que je me résignerais plus facilement à mourir.” (Ôi! Dù chỉ một lần thôi - Kẻ tật-nguyền đáng thương kia nói với tôi như thế - dù chỉ một lần, được siết chặt trong tay mình bất kỳ kẻ nào tôi cháy lòng khao-khát... Tôi tưởng rằng khi đã hưởng được niềm vui ấy, tôi sẽ đành lòng không bao giờ đòi hỏi hưởng thụ những niềm vui nào khác, tôi sẽ cam lòng chịu chết giữa hân-hoan...) (André Gide), và Somerset Maugham cũng để cho nhân vật thốt trong một phút loạn-cuồng ngây-ngất: “Bà hãy bắn tôi đi! Bắn ngay! Rồi tôi sẽ tha-thứ hết cho bà. Trời ơi! Anh yêu em lắm!”
Với những tâm hồn đương thiết-tha đòi hỏi đến điên-cuồng rồ-dại ấy, một lời an ủi của Gide có hiệu lực gì không: “Hỡi kẻ đau-khổ kia ơi! Niềm vui ấy được hưởng một lần chỉ càng gây thêm rạo-rực. Dù ngươi có tâm-hồn nghệ-sĩ bao nhiêu đi nữa, trong những vấn-đề này bao giờ tưởng tượng cũng không đến nỗi rứt-ray đau đớn bằng kỷ niệm da diết đâu nao!”
Đối với những tâm-hồn ấy, họ sẽ nghĩ thế nào khi thấy ở đời có những kẻ oái-oăm diên-trì thời-hạn? Sắp hái cành hoa thắm lại còn chậm-rải làm ra vẻ cân-nhắc đắn-đo... chần-chờ nấn ná... để làm tăng thêm ngào-ngạt cho hương lòng, rồi cái tiên-vị đủ đê mê, người ngất-ngây ngang-nhiên khước từ khoái-cảm...
Thì ra đời toàn những bất-công, tai ngược. Kẻ thừa-thãi hưởng-thụ một cách quá ư trưởng-giả, người lại thiếu quá nhiều, hụt trước hụt sau... Kẻ thiếu thốn quá nhiều có phàn-nàn, thì kẻ thừa lại lên lời dạy bảo: “Bạn hãy biết rằng cái ý nghĩa Có nằm trong tiếng KHÔNG. Không mà có. Có đến thừa-thãi cũng tức là không!” Chao!
Hồ-Xuân-Hương còn may-mắn nhiều. Dù hai lần nửa đường đứt gánh, nàng cũng đã được mang gánh nửa đoạn đường. Dù có “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, thì năm khi mười hoạ cũng còn có lần “nên chăng chớ” ...
Cũng vì lẽ đó nên trong văn-chương, nàng còn gửi lại cho ta những vần châu ngọc. Người nghệ-sĩ còn hoà-giải được với đời, nên thoả dạ làm thơ. Có những kẻ điêu-đứng hơn không còn biết mở miệng “ăn mần răng, nói mần răng bây giờ”. Tiếng đoạn-trường không thốt ra khỏi cổ. Tiếng đoạn trường không thể có âm-thanh.
BÙI GIÁNG
Bách Khoa số 9 ngày 15-5-1957
No photo description available.

Comments


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

HỒ - XUÂN - HƯƠNG của BÙI-GIÁNG

Một bài viết có duyên của thi sĩ Bùi Giáng


Một bài viết có duyên của thi sĩ Bùi Giáng
HỒ - XUÂN - HƯƠNG
của BÙI-GIÁNG
“Thân em thì trắng phận em tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non...”
Thân-phận của nữ-sĩ quả như lời nàng vịnh bánh trôi nước; bảy nổi ba chìm. Nhưng tất cả tấn thảm kịch chưa chỉ chừng đó. Nếu bảy nổi ba chìm giữa nước non mà người chịu để cho lòng mình cùng với cuộc đời mà đổi thay, méo mó, thì không sao. Cái đau-đớn là giữa non nước bảy nổi ba chìm, người lại cố giữ tròn-trịa, trắng-trong một tấm lòng son nguyên-vẹn. Và suốt một đời, sự xung-đột cứ tiếp-diễn liên-miên. Mâu-thuẫn giữa lòng người và cuộc sống, tương-xung giữa niềm khát-vọng tha-thiết của tâm-hồn và sự khắt khe của định mệnh. Oái-oăm làm sao, sự chênh lệch! Người tìm mãi không ra nhịp quân-bình. Thoảng hoặc, một đôi lần có tạm tìm được, cũng chỉ để rồi khi mất lại càng chua-xót tái tê hơn. Và lời van-xin, lời cầu nguyện âm-thầm của lòng người thiết tha qua giọng điệu cợt-đùa trâng-tráo, những lần nào ta lắng lại chu-đáo hơn, ta đã kịp nhận ra một âm-vang não-nuột cũng gần như tiếng “tân-thanh đoạn-trường” của Tố-Như mà có lẽ dường còn tấm-tức oái-oăm hơn. Nói mà nghẹn lời, thở-than mà ngượng ngập, muốn khóc lóc mà đành phải gượng cười, chưa một lần nào người thật sự để lòng mình trước mặt người đời được dàn bày, phơi trải. Tự thú thật với lòng mình đã ngượng-nghịu lắm thay! “Những chưa nói đã thẹn-thùng... “.
Mà thật ra, còn một lối nói nào phô bày rõ hơn nỗi lòng tan-nát bằng cái cười hí-hước che dấu tâm-tư? Che mà rất mở.
Người con gái từ nhỏ sống côi-cút với mẹ, ra vào một gian nhà nhỏ bên hồ Lãng Bạc, người con gái quê mẹ ở Hải Dương, quê cha Quỳnh-Lưu đất Nghệ, đã ôm-ấp những mông-tưởng gì khi nhìn tấm gương kim-cổ cau mặt với tang-thương, những lúc nắng hanh buổi sớm, mây dồn mái trưa... Nàng đã âm thầm nối lại những giấc mơ nào, riêng? chung? cùng non nước? Những giấc mơ nồng-nàn nào để ngày mai cuộc đời sẽ làm cho tan-nát? Và người sẽ lựa một giọng điệu nào để lấp-liếm nguôi quên, mà riêng mình biết đã trọn vẹn ký-thác với cái tâm sự của con người đau-thương mà nghìn xưa ca-dao từng than-thở:
“Tưởng rằng đá nát thì thôi,
Ai ngờ đá nát nung vôi lại nồng.”
Lên bảy, lên tám, xin mẹ cắp sách tới trường, những hoài-vọng thiết-tha nào xui giục? Cái thế-giới này mới xinh-ngộ làm sao. Từ bao năm lớn lên bên tà áo mẹ, có dịp nào được sống với nhịp lòng vui hứng thế này đâu. Một vài chữ Tam Tự Kinh của thầy chỉ bảo qua loa cho cô nữ sinh đỡ chơi nghịch, thầy có ngờ đâu rằng trong tâm hồn nhiều chờ mong thắm mộng ấy, mỗi một chữ sách có một âm vang không thường, đánh thức giậy muôn vàn khát-vọng tiềm lắng của cha ông, của những con người Nghệ-Tĩnh.
Các bạn trai đừng quá sỗ-sàng tinh nghịch nhé. Người bạn gái hồn-nhiên nhí-nhảnh ấy, cùng ngồi với các bạn trong gian phòng học kia, mang một tâm-hồn muôn thu của non nước, ngày mai sẽ thay thế cho bạn quần-thoa nói lên nỗi đời hờn-tủi của giới mình trong một giọng điệu nào độc-đáo vô song... và muôn người ngang qua sẽ dừng bước lắng nghe, sững-sờ, bâng-khuâng và lim dim mắt lại...
Cái giọng nói hồn nhiên vui cười cay đắng của người tự thuở lên mười, nàng đã có... Một chữ “XUÂN” viết trên bụng biến thành một chữ “THUNG” ... và nàng cũng không ngần-ngại gì mà không vì văn-chương đem phơi bụng mình cho bạn đọc. Bạn cứ nhìn kỹ vào bụng Xuân-Hương mà xem (bụng theo nghĩa đen). Đã nói chuyện văn-chương thì đừng nên e-thẹn gì giữa trai và gái. Một câu nói, một thái-độ ấy của người cũng đủ tóm-tắt cả một bản-ngã ngang-nhiên của bạn nữ lưu yêu đời dạn-dĩ. Rồi suốt đời nàng vẫn giữ vẹn lời thủy-chung với quan-niệm tuyệt-luân của mình hoài-bão với văn-chương nghệ-thuật: tươi-cười vừa như che dấu, vừa phơi trải cả tấm lòng tan nát, đứt lìa của mình, thẳng thắn cho đời nhìn càng rõ thêm ra... Người đời có cười nàng sao trên bước đường đời nàng vấp té nhiều bận thế, và quả tim có vì vậy mà dập nát nhiều không. Thì nàng vẫn lại tươi-cười lấp-lửng mà đáp:
“Giơ tay với thử trời cao thấp,
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài”
Lời nói để chữa thẹn của tuổi nhỏ quả cũng phát-xuất tự tâm-can, và nghiễm-nhiên trong đó lung-linh hình ảnh trọn một kiếp người. Muốn biết trời cao thấp, muốn biết đất ngắn dài, thì thế tất phải chịu xoạc cẳng, giơ tay, chịu lầm than té xuống, té lên chứ lị. Nếu không chịu trầy tay, gãy chân và đứt từng đoạn ruột thì làm sao biết rằng đất có còn để bàn chân đạp, và trời có còn để miệng thở than?
Ta hãy nhận ra lời nói của nàng. Cô gái đi du hội xuân nhí nhảnh tươi-cười gieo tặng những vần thơ xanh, sau này bao lần sẽ gây cho lòng người rất nhiều tấm-tức. Ta đau-lòng nhìn cái nụ cười xuân của nàng giữa buổi hội hân-hoan. Cái cười trước sau vẫn không thay đổi. Vẫn hồn-nhiên bất tận. Vẫn hai làn môi hồng thắm tươi làm khung cho hai hàm răng ngọc. Và nhìn vào ta cứ thấy mới mãi ra. Ta muốn thưa: – “Xin nàng hãy đừng cười nữa. Chừng ấy cũng đủ để chúng tôi hiểu rồi, và cảm tạ người rồi. Tôi đã đọc được tiếng khóc trong giọng cười, và hiểu đời mình, đời người lúng túng như thế nào trong vòng định-mệnh... “
Cái cười của nàng cũng như cái khóc của Nguyễn-Du, vừa đau-thương vừa an-ủi. Hai thiên-tài của đất nước đã chỉ cho ta hai lối thoát-ly, tuy xa biệt nhau, mà cùng giống nhau trong tác-dụng.
Với Nguyễn-Du, ta ngồi lại bên đường, dưới bóng cây râm-mát, bên bờ suối trong, ta chờ bàn tay người mẹ hiền thấm nước rửa-rịt vết-thương, và chim trên cành vẳng giọng ca chia sớt... Lòng ta dịu lại, vì trong khi ta đau-khổ, cả đất trời cảnh-vật đã cùng ta lai-láng cảm-thông. Khi đằm đìa than-thở:
“Bên trời góc bể bơ-vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai... “
ta đã dốc hết nguồn cơn cho trời bể, và trong lời thở than tràn-trào, uyển-chuyển, ta đã gửi trọn nỗi buồn đau cho nhịp-điệu, và cuối-cùng đã tìm ra an-ủi trong nhịp điệu đong đưa… Qua làn nước mắt người đã mỉm một nụ cười với nghệ-thuật vô-hạn tuyệt-vời, mình đã để cho lòng mình bị lời thơ quyến-rũ, đi vào trong bát ngát cảm thông. Không có gì an-ủi nỗi đau-thương con người bằng lời thơ não-nuột của Nguyễn-Du. Tiếng đoạn-trường đã lai-láng nối liền những đoạn lòng đứt nát... vì chính lòng thi-nhân đứt nát không hề được ai nối lại cho.
Với Hồ-xuân-Hương, ta tìm lối thoát ly cho đau-thương bằng một nẻo khác. Vết thương loang máu, ta vẫn không được phép ngồi lại bên đường. Không có người mẹ hiền ngồi bên ve-vuốt. Chim trên cành không vẳng giọng cảm-thông, mà lại lên điệu ca nhạo-báng. Và cảnh-vật cùng lên giọng cợt cười:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn... “
Người bạn đường đi bên cạnh lại cái-oăm giục ta giấn bước. Hãy cứ cười mà đi, mặc cho vết thương loang máu, mặc cho miệng thế cười chênh- lệch, mình hãy tự cười mình trước:
“Cái tội trăm năm chàng chịu cả,
Mảnh tình một khối thiếp xin mang,
Quản bao miệng thế lời chênh-lệch,
Những kẻ không mà có mới ngoan.”
Cái cười mới thật là trắng-trợn. Mà cũng thanh-thoát làm sao. Nó ngang nhiên hí-hước:
“Tài tử văn-nhân ai đó tá,
Thân này đâu đã chịu già tom.”
Nó cho ta đủ thanh-thản để đi vào giữa tủi-nhục của cuộc đời mà lòng không nao-núng. Người dù có điêu đứng vẫn giữ được thái-độ hiên-ngang, đắc-thế. Thật không khác gì thái-độ của tác-giả Đoạn-Trường Tân-Thanh mấy:
“Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu.”
Hoặc:
“Đã cho lấy chữ hồng-nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Con Tạo có tàn-nhẫn với ta, có xem ta như một đồ chơi bé bỏng, dù sao ta vẫn là một đồ chơi có ý thức mình là một đồ chơi, và chừng đó đủ cho phép người hãnh-kiêu mỉm cười cùng nghệ thuật, lên tiếng trách trời già:
“Lâm truyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom.”
Thật là khác xa cái cười của Trần-Tế-Xương. Cái cười hằn-học của Trần-Tế-Xương tố cáo sự thất-thế của con người trước cảnh-ngộ, không làm chủ được mình, không tự-tạo được cho mình một nhịp điều-hoà thanh-thản. Người không đi trên được thực-tế trớ trêu. Và vì thế T. T. Xương không cho ta thấy một nhân-sinh-quan sâu rộng. Không giúp ta hiểu đời một cách sâu sắc hơn.
Hồ Xuân Hương là một thiên tài trào phúng Việt-Nam đã đi vào cõi bất-diệt. Cái cười của Hồ-Xuân-Hương mới thật là vừa hồn-nhiên, vừa tươi-trẻ, vừa sâu-sắc, rộng lượng vô cùng. Nó không có tính cách thời-sự, và hẹp-hòi soi mói như cái cười Trần-Tế-Xương. Nàng vẫn cười người rất tàn-nhẫn:
“Cái kiếp tu-hành nặng đá đeo,
Vị gì một tí tẻo tèo teo”
Nhưng tàn-nhẫn mà không sâu độc, không ác ý. Cái mới thật là lạ. Chỉ vì lẽ nàng thương nhiều hơn ghét. Thương cho người và thương cho mình. Cười người mà cũng chính tự cười mình. Cười người “vị gì một tí tẻo tèo teo”, nhưng chính nàng đã há không bao lần từng cười mình đã vì cái thúc-bách của “tí tèo teo” mà ôm lòng chịu tủi-nhục đó sao?
Thế rồi khi nhận rõ nguyên nhân của tủi-nhục nó phi-lý lạ lùng đến thế thì thôi, là tấm lòng của nữ sĩ có phải đã cùng với nghệ thuật mà trao-đổi một chuỗi cười hân-hoan. Hân hoan và đau khổ quả đã thật xen hòa. Nhưng ta không dám quả-quyết rằng hân-hoan đã làm nguôi đau-khổ? Làn môi của nữ sĩ ta sợ vẫn chưa hết mếu trong nụ cười. Ta tưởng như chưa hẳn hiểu xong tấm lòng cùng những nguyện-ước của Xuân-Hương. Lòng nữ-sĩ nguyện-ước những gì? Người có tìm ra an-ủi trong nghệ thuật ấp ôm? Ta không biết. Nỗi đau khổ của người ta không thể cảm-thông trọn-vẹn. Nàng là đàn bà. Lại là nữ sĩ. Kẻ đồng-hội đồng-thuyền với nàng không phải là chúng ta. Cái dở-dang của tình duyên, cái bẽ-bàng của thân phận, cái ngang trái của số kiếp, người đàn bà bao giờ cũng là nạn nhân đau-đớn hơn đàn ông. Người đàn ông có nhiều lối thoát hơn. Trong vấn đề tình-duyên, ân-ái, người đàn ông được quyền chủ-động. Người đàn bà, trong bản-tính, tự thấy không thể ngang-nhiên. Huống-hồ còn luân-lý, còn tứ đức, tam tòng, còn phong-thể... Bao nhiêu mối ràng buộc. Làm sao thoát ly, dù tâm-hồn một nữ-sĩ có muốn cởi bỏ hết. Nỗi khát-khao của lòng, nhiều lắm, chỉ dám dãi tỏ trong lời thơ; trước cuộc đời, ta biết rằng nhà thơ sẽ e-dè lùi bước.
Người đàn ông, khi thiết tha yêu, đợi chờ mà không được đền đáp, vẫn dễ dàng tìm một đối tượng khác làm phương tiện thực-hiện cái mộng yêu-đương của lòng mình. Hở môi không đến nỗi thẹn-thùng, mà có phần còn khoái-trá hãnh kiêu trong hành-động “trả thù” oái-oăm là khác. Gã thanh niên bị tình ruồng bỏ, khát- vọng vô biên, bèn đi tìm một cô đĩ, hoặc một người đàn bà nào xấu-xí, cùng-khổ, lem-luốc nhất, và đem trao cho kẻ ấy trọn vẹn nỗi đằm-thắm thiết-tha của tình mình trong trắng. Và hân-hoan kiêu hãnh xiết bao. Đem bán rẻ tâm-hồn mình để trả thù cho bõ ghét. Mà khuynh-hướng vị-tha trong tình-yêu quả được thỏa mãn hoàn toàn. Và kẻ được dùng làm phương tiện sẽ nhìn anh với đôi con mắt lạ-lùng, không hiểu vì đâu, nhưng tấm lòng tri-ân càng nặng.
Người đàn bà có thể tìm nẻo thoát theo lối ấy được không? Cái lối thoát bất-định, do tình-cờ, do ngẫu-nhiên của cuộc sống đem lại một phần, nhưng rất nhiều phải do quyền chủ-động của kẻ làm đàn ông. Người đàn bà, mà nhất là người đàn bà phương Đông, tự bao đời âm-thầm kiên-nhẫn trong khuôn-phép tứ đức, tam tòng, dù có tài-hoa muốn để lòng trào-lộng, vẫn không thể nào dám ngang-nhiên xử dụng cái quyền kia... Dù chỉ một lần thôi, rồi cam lòng chịu chết.
Đến đây, ta e ngại. Ta sắp bước vào một khu-vực nào đó của một vấn đề nhân-sinh quá đoạn trường. Có nên nêu lên không. Mà nêu lên thì không được bỏ dở, phải đi tới cùng. Muốn đi tới cùng phải đau lòng lìa bỏ Khổng-Khưu, gột rửa rất nhiều thành kiến, mà theo tư-tưởng của Jesus... Và theo một cách tuyệt đối quá. Được không? Không! Được. Ta sẽ nêu lên. Nhưng sẽ không đi tới cùng. Ta còn ở trong địa-hạt văn chương. Và ta đương bàn về một nữ-sĩ. Dù muốn dù không, nàng cũng không chịu để ta sỗ sàng bàn đến vấn-đề riêng liên hệ đến bạn quần-thoa. Ta xin nhường lời cho một Hồ-xuân-Hương thứ hai của thời-đại mới. Nàng phải xuất hiện. Thế-kỷ điêu linh của chúng ta đương thiết-tha kêu gọi nàng hãy về, và bước mạnh-dạn hơn nữ-sĩ của thế-kỷ trước.
Vì cái nỗi trầm-luân của con người hiện nay sâu-thẳm quá chừng. Không giải-quyết nổi ta sợ rằng xã-hội sẽ mất thăng-bằng, vì bốn phần tư loài người đương dở sống, dở chết. Biết bao nhiêu hồng nhan “trơ ra với nước-non”, tủi-nhục đến nước nào mà cuộc đời chìm nổi của Kiều đối với họ không đoạn-trường tí nào, mà là Thiên Đường của Mộng.
Hồ-xuân-Hương còn may mắn quá nhiều. Dù ngang trái mấy lần, nàng cũng đã được bước đi mấy bước. Còn bao nhiêu kẻ khác xấu xí hay không, hồng-nhan hay đen-đủi, chưa một lần nào hiểu hương-vị của yêu-thương. Họ nghĩ thế nào? Lời ai bên tai cứ rền-rĩ: “Oh! me disait ce pauvre infirme... ne fût-ce qu'une fois! Pouvoir enlacer de mes bras qui que ce soit - pour qui je brûle... Il me semble qu'après avoir connu cette joie, je me résignerais | plus facilement à nen plus jamais goter - d'autres; que je me résignerais plus facilement à mourir.” (Ôi! Dù chỉ một lần thôi - Kẻ tật-nguyền đáng thương kia nói với tôi như thế - dù chỉ một lần, được siết chặt trong tay mình bất kỳ kẻ nào tôi cháy lòng khao-khát... Tôi tưởng rằng khi đã hưởng được niềm vui ấy, tôi sẽ đành lòng không bao giờ đòi hỏi hưởng thụ những niềm vui nào khác, tôi sẽ cam lòng chịu chết giữa hân-hoan...) (André Gide), và Somerset Maugham cũng để cho nhân vật thốt trong một phút loạn-cuồng ngây-ngất: “Bà hãy bắn tôi đi! Bắn ngay! Rồi tôi sẽ tha-thứ hết cho bà. Trời ơi! Anh yêu em lắm!”
Với những tâm hồn đương thiết-tha đòi hỏi đến điên-cuồng rồ-dại ấy, một lời an ủi của Gide có hiệu lực gì không: “Hỡi kẻ đau-khổ kia ơi! Niềm vui ấy được hưởng một lần chỉ càng gây thêm rạo-rực. Dù ngươi có tâm-hồn nghệ-sĩ bao nhiêu đi nữa, trong những vấn-đề này bao giờ tưởng tượng cũng không đến nỗi rứt-ray đau đớn bằng kỷ niệm da diết đâu nao!”
Đối với những tâm-hồn ấy, họ sẽ nghĩ thế nào khi thấy ở đời có những kẻ oái-oăm diên-trì thời-hạn? Sắp hái cành hoa thắm lại còn chậm-rải làm ra vẻ cân-nhắc đắn-đo... chần-chờ nấn ná... để làm tăng thêm ngào-ngạt cho hương lòng, rồi cái tiên-vị đủ đê mê, người ngất-ngây ngang-nhiên khước từ khoái-cảm...
Thì ra đời toàn những bất-công, tai ngược. Kẻ thừa-thãi hưởng-thụ một cách quá ư trưởng-giả, người lại thiếu quá nhiều, hụt trước hụt sau... Kẻ thiếu thốn quá nhiều có phàn-nàn, thì kẻ thừa lại lên lời dạy bảo: “Bạn hãy biết rằng cái ý nghĩa Có nằm trong tiếng KHÔNG. Không mà có. Có đến thừa-thãi cũng tức là không!” Chao!
Hồ-Xuân-Hương còn may-mắn nhiều. Dù hai lần nửa đường đứt gánh, nàng cũng đã được mang gánh nửa đoạn đường. Dù có “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”, thì năm khi mười hoạ cũng còn có lần “nên chăng chớ” ...
Cũng vì lẽ đó nên trong văn-chương, nàng còn gửi lại cho ta những vần châu ngọc. Người nghệ-sĩ còn hoà-giải được với đời, nên thoả dạ làm thơ. Có những kẻ điêu-đứng hơn không còn biết mở miệng “ăn mần răng, nói mần răng bây giờ”. Tiếng đoạn-trường không thốt ra khỏi cổ. Tiếng đoạn trường không thể có âm-thanh.
BÙI GIÁNG
Bách Khoa số 9 ngày 15-5-1957
No photo description available.

Comments


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm