Mỗi Ngày Một Chuyện
HOA "CHIẾN TRANH" - CAO MỴ NHÂN
Những Đóm Mắt Hỏa Châu - Tâm Đoan
HOA "CHIẾN TRANH" -
CAO MỴ NHÂN
Quý vị trong đại tộc Ka Ki thuộc Quân Lực VNCH,
đều đã từng nhìn thấy một loài Hoa ...nở về đêm, nhưng không phải là hoa tình
yêu của nhạc sĩ Mạnh Phát, mà là "Hoa chiến tranh" do đại tộc KaKi buộc phải
vun trồng.
Về phương diện mỹ thuật, thì loài hoa ấy cũng
"đẹp, và ...lạ nữa", không cần úp mở, quý vị cũng biết ngay đó là những
đóa "hoả châu" rồi.
"Hoa Chiến tranh" rất bền bỉ
với gió sương, không bị ảnh hưởng về thời tiết đã đành, mà còn không bị ảnh hưởng
bởi thòi gian và không gian nữa.
Là bởi vì những bông "Hoa Chiến
tranh" ấy, được kết nụ, khai hoa từ ...khoáng vật là kim loại,
lụa tơ nylon ...chứ không từ loài thực vật cỏ cây cành lá . ..
Hoa còn chiếu sáng long lanh trên bầu trời
rực rỡ. ..suốt canh thâu, cho dẫu có trăng sao thơ mộng, hoa cũng làm
lơ, vì hoa đang ...thi hành công vụ, là phải làm đêm sáng như ngày, để huynh đệ
chi binh thấy đường, đánh giặc.
"Hoa Chiến tranh" luôn nở mãn
khai, và nó siêu đẳng hơn mọi hoa thực vật, là không cho bất cứ
ai tới gần, để không xẩy ra bất trắc, giữ cho lính bạn ở trận địa điều
quân, thanh toán tới tên địch cuối cùng.
Ngó "Hoa Chiến tranh", tôi không dám
xài chữ "ngắm", ấy vì tôi sợ có vị lại tưởng rằng tôi mê loài
hoa "vô cảm" đó quá, thì thật khổ cho cả hoa lẫn tôi.
Nên, tôi có bổn phận phải thưa riêng với quý vị,
là "Hoa Chiến tranh" có 2 điểm hơn hẳn các thứ hoa bình thường:
Hoa rất nhiệt tình, chứ không phải vô cảm, vì
khi đã nở mãn khai, tức là nở lớn, để có thể tỏa ánh sáng của "Hoa
đăng "cho lính bạn thấy rõ tình cảm nồng nàn của "Trái
Sáng", tức đóa hoả châu đã kết quả.
Hoa rất chia xẻ vui buồn, lo âu, tức giận
... cùng "quan với quân lên đường"
soi tỏ cho "đoàn ngựa xe cuối
cùng "để đánh thắng giặc thù.
Hầu hết mặt trận nào xẩy tới khi đêm, có cả rừng
hoả châu trên trời, thì an lòng lính hơn.
Thêm vào đó, sa trường nổi sóng tiến quân, trong
bom rơi đạn nổ của phi pháo yểm trợ, thì chao ôi, hào quang chiến thắng, chính
là Hoa đăng đan kín bầu trời. ..
Vẫn còn soi tỏ mặt người trong đêm,
"Hoa Chiến tranh" từng đoá lặng lờ rơi xuống, đoá ở ven sông,
đoá trên sườn núi, đoá giữa cánh đồng, đoá trong khe suối ...
Ôi những đoá hoa đẹp bão bùng sắc lửa, một thời
nào chưa xa lắm, mà sao đã sớm đi vào huyền thoại, khi đại mộng dở dang.
Những người lính nơi biên cương, trấn thủ
lưu đồn miệt mù năm tháng, bỗng thấy ánh hoả châu xa, thoáng "một
mình thì thầm. ..đã gặp một nụ hoa nở về đêm".
"Hoa Chiến tranh "không chỉ nở về đêm,
đôi khi trái sáng còn soi tỏ cho trận địa giữa ban ngày.
Thủa trước 30-4-1975, một lần tôi phải tới quận
Hiếu Đức để thăm trường tiểu học Hiếu Đức, bỗng nghe tiếng máy bay quần thảo
trên trời, tiếp theo là đạn nổ như pháo giao xuân, thầy hiệu trưởng
hỏi tôi vẻ nhẫn nhịn:
"đánh trên Đại Lộc rồi, chị có sợ không?"
Hiếu Đức và Đại Lộc là 2 quận tiếp giáp của
tiểu khu Quảng Nam. Nên ra sân trường Hiếu Đức, ngó lên hướng Đại Lộc, súng
giao tranh đang nổ giữa ban ngày ...
Tôi hỏi thầy Tôn Thất Sang, hiệu trưởng
là: "đã thấy trận mạc như thế bao giờ chưa? "Thầy giáo hiệu trưởng
trả lời: "phía đó bị hoài."
Giữa núi đồi làng mạc mầu xanh xa xa đó, một
mâm lửa khổng lồ, hiệu trưởng làm bộ nghe ngóng, đoạn nói: "không
lâu đâu, chút nữa hoả châu lên, là chúng nó tắc họng ngay".
Tôi ngạc nhiên quá, hỏi thăm tiếp: "tại
sao phải có hoả châu, đang giữa ban ngày mà?".
Thầy giáo cười rất ý nhị: "đôi khi phải
có hoả châu ban ngày, chúng mới sợ"
Ý nói Việt Cộng luôn sợ sự toàn vẹn của ta, đánh
giặc với cả cõi lòng chiến trận, khả năng tiếp vận rất cần thiết, cho dẫu có dư
thừa như hoả châu bay giữa thanh thiên bạch nhật chẳng hạn.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân ở Đà Nẵng, trong
lúc nhà nhà còn đang mở cửa, bàn cúng tống cựu nghinh
tân đang đèn hương thơm ngát, cùng với tiếng pháo chào xuân.
Thì ... Hoả Châu bay đầy trời hướng
Nam thành phố, bên kia sông Cẩm Lệ, tức làng thôn Cẩm Tú, sát chân Ngũ Hoành
Sơn, thường gọi là núi Non Nước,
Chúng tôi chưa kịp biết chuyện gì, thì điện thoại
reo từ Bộ Tư Lệnh QĐ I/ QKI kêu gọi tất cả các trưởng phòng, ban và đơn vị trưởng về
đơn vị ứng chiến.
Cũng chưa kịp hỏi thêm "truyền tin", giọng
nói thân quen của thiếu tá Nguyễn Văn Ban, chỉ huy trưởng
Tổng Hành Dinh Bộ Tư Lệnh tiếp một câu mà lúc nào cũng sẵn
sàng nói với tôi: "riêng cô Mỵ, sớm mai hãy tới".
"Hoa Chiến Tranh" cứ nở trong vườn tâm
tư, với bạt ngàn sắc hoàng kim trên vạt cỏ bồ công anh hoang
dại, đã nhuộm vàng dĩ vãng tôi, như tuổi xuân lãng đãng ...xa rồi
...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HOA "CHIẾN TRANH" - CAO MỴ NHÂN
Những Đóm Mắt Hỏa Châu - Tâm Đoan
HOA "CHIẾN TRANH" -
CAO MỴ NHÂN
Quý vị trong đại tộc Ka Ki thuộc Quân Lực VNCH,
đều đã từng nhìn thấy một loài Hoa ...nở về đêm, nhưng không phải là hoa tình
yêu của nhạc sĩ Mạnh Phát, mà là "Hoa chiến tranh" do đại tộc KaKi buộc phải
vun trồng.
Về phương diện mỹ thuật, thì loài hoa ấy cũng
"đẹp, và ...lạ nữa", không cần úp mở, quý vị cũng biết ngay đó là những
đóa "hoả châu" rồi.
"Hoa Chiến tranh" rất bền bỉ
với gió sương, không bị ảnh hưởng về thời tiết đã đành, mà còn không bị ảnh hưởng
bởi thòi gian và không gian nữa.
Là bởi vì những bông "Hoa Chiến
tranh" ấy, được kết nụ, khai hoa từ ...khoáng vật là kim loại,
lụa tơ nylon ...chứ không từ loài thực vật cỏ cây cành lá . ..
Hoa còn chiếu sáng long lanh trên bầu trời
rực rỡ. ..suốt canh thâu, cho dẫu có trăng sao thơ mộng, hoa cũng làm
lơ, vì hoa đang ...thi hành công vụ, là phải làm đêm sáng như ngày, để huynh đệ
chi binh thấy đường, đánh giặc.
"Hoa Chiến tranh" luôn nở mãn
khai, và nó siêu đẳng hơn mọi hoa thực vật, là không cho bất cứ
ai tới gần, để không xẩy ra bất trắc, giữ cho lính bạn ở trận địa điều
quân, thanh toán tới tên địch cuối cùng.
Ngó "Hoa Chiến tranh", tôi không dám
xài chữ "ngắm", ấy vì tôi sợ có vị lại tưởng rằng tôi mê loài
hoa "vô cảm" đó quá, thì thật khổ cho cả hoa lẫn tôi.
Nên, tôi có bổn phận phải thưa riêng với quý vị,
là "Hoa Chiến tranh" có 2 điểm hơn hẳn các thứ hoa bình thường:
Hoa rất nhiệt tình, chứ không phải vô cảm, vì
khi đã nở mãn khai, tức là nở lớn, để có thể tỏa ánh sáng của "Hoa
đăng "cho lính bạn thấy rõ tình cảm nồng nàn của "Trái
Sáng", tức đóa hoả châu đã kết quả.
Hoa rất chia xẻ vui buồn, lo âu, tức giận
... cùng "quan với quân lên đường"
soi tỏ cho "đoàn ngựa xe cuối
cùng "để đánh thắng giặc thù.
Hầu hết mặt trận nào xẩy tới khi đêm, có cả rừng
hoả châu trên trời, thì an lòng lính hơn.
Thêm vào đó, sa trường nổi sóng tiến quân, trong
bom rơi đạn nổ của phi pháo yểm trợ, thì chao ôi, hào quang chiến thắng, chính
là Hoa đăng đan kín bầu trời. ..
Vẫn còn soi tỏ mặt người trong đêm,
"Hoa Chiến tranh" từng đoá lặng lờ rơi xuống, đoá ở ven sông,
đoá trên sườn núi, đoá giữa cánh đồng, đoá trong khe suối ...
Ôi những đoá hoa đẹp bão bùng sắc lửa, một thời
nào chưa xa lắm, mà sao đã sớm đi vào huyền thoại, khi đại mộng dở dang.
Những người lính nơi biên cương, trấn thủ
lưu đồn miệt mù năm tháng, bỗng thấy ánh hoả châu xa, thoáng "một
mình thì thầm. ..đã gặp một nụ hoa nở về đêm".
"Hoa Chiến tranh "không chỉ nở về đêm,
đôi khi trái sáng còn soi tỏ cho trận địa giữa ban ngày.
Thủa trước 30-4-1975, một lần tôi phải tới quận
Hiếu Đức để thăm trường tiểu học Hiếu Đức, bỗng nghe tiếng máy bay quần thảo
trên trời, tiếp theo là đạn nổ như pháo giao xuân, thầy hiệu trưởng
hỏi tôi vẻ nhẫn nhịn:
"đánh trên Đại Lộc rồi, chị có sợ không?"
Hiếu Đức và Đại Lộc là 2 quận tiếp giáp của
tiểu khu Quảng Nam. Nên ra sân trường Hiếu Đức, ngó lên hướng Đại Lộc, súng
giao tranh đang nổ giữa ban ngày ...
Tôi hỏi thầy Tôn Thất Sang, hiệu trưởng
là: "đã thấy trận mạc như thế bao giờ chưa? "Thầy giáo hiệu trưởng
trả lời: "phía đó bị hoài."
Giữa núi đồi làng mạc mầu xanh xa xa đó, một
mâm lửa khổng lồ, hiệu trưởng làm bộ nghe ngóng, đoạn nói: "không
lâu đâu, chút nữa hoả châu lên, là chúng nó tắc họng ngay".
Tôi ngạc nhiên quá, hỏi thăm tiếp: "tại
sao phải có hoả châu, đang giữa ban ngày mà?".
Thầy giáo cười rất ý nhị: "đôi khi phải
có hoả châu ban ngày, chúng mới sợ"
Ý nói Việt Cộng luôn sợ sự toàn vẹn của ta, đánh
giặc với cả cõi lòng chiến trận, khả năng tiếp vận rất cần thiết, cho dẫu có dư
thừa như hoả châu bay giữa thanh thiên bạch nhật chẳng hạn.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân ở Đà Nẵng, trong
lúc nhà nhà còn đang mở cửa, bàn cúng tống cựu nghinh
tân đang đèn hương thơm ngát, cùng với tiếng pháo chào xuân.
Thì ... Hoả Châu bay đầy trời hướng
Nam thành phố, bên kia sông Cẩm Lệ, tức làng thôn Cẩm Tú, sát chân Ngũ Hoành
Sơn, thường gọi là núi Non Nước,
Chúng tôi chưa kịp biết chuyện gì, thì điện thoại
reo từ Bộ Tư Lệnh QĐ I/ QKI kêu gọi tất cả các trưởng phòng, ban và đơn vị trưởng về
đơn vị ứng chiến.
Cũng chưa kịp hỏi thêm "truyền tin", giọng
nói thân quen của thiếu tá Nguyễn Văn Ban, chỉ huy trưởng
Tổng Hành Dinh Bộ Tư Lệnh tiếp một câu mà lúc nào cũng sẵn
sàng nói với tôi: "riêng cô Mỵ, sớm mai hãy tới".
"Hoa Chiến Tranh" cứ nở trong vườn tâm
tư, với bạt ngàn sắc hoàng kim trên vạt cỏ bồ công anh hoang
dại, đã nhuộm vàng dĩ vãng tôi, như tuổi xuân lãng đãng ...xa rồi
...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)