Mỗi Ngày Một Chuyện
HOA NỞ BỐN MÙA - CAO MỴ NHÂN
HOA NỞ BỐN MÙA - CAO MỴ NHÂN
Không
có một đám quan, hôn, tang, tế nào, của những vị lớn tuổi, và dĩ nhiên lớn cấp
trong đại tộc KaKi tôi, mà không có sự hiện diện của nữ diễn viên điện ảnh Kiều
Chinh.
Cứ
sơ qua các đám tang, đám tế ...của quý vị cao niên quanh thủ đô tị nạn Bolsa,
là thấy ngay bóng dáng chị, tôi gọi thế cho thân mật, bởi vốn tôi, và cả bất cứ
ai VN đã từng tiếp xúc với nữ diên viên Kiều Chinh, đều mang cảm giác rất thân
tình, như trong đại gia đình có cô con gái xinh đẹp, đáng được nhắc nhở khoe
khoang ...
Thoạt
đầu thì tôi chưa trực tiếp " đàm đạo" với chị, nữ diễn viên điện ảnh
Kiều Chinh.
Trước
ngày đổi đời 30-4-1975, tôi ở Đà Nẵng, tôi đi coi phim bộ ba diễn viên danh
tiếng thời đó: Kiều Chinh, Kim Vui, Thẩm Thuý Hằng qua các bộ phim VN.
Ai
VN còn trẻ trung, mà không đi coi phim tình cảm xã hội VN chứ, thậm chí có
những vị hồi đó còn trẻ hay sưu tầm hình ảnh và cả chuyện trò riêng tư của các
diễn viên nữ cũng như nam, đang nổi tiếng như Kiều Chinh chẳng hạn.
Riêng
tôi, hay cũng có vị khác mà tôi không biết được, thì lại tình cờ biết Kiều
Chinh với những tình tiết chuyện thật trữ tình, đáng lên phim mà chưa ai, hay
chính chị chưa làm riêng cho chị cuốn phim giống các nhà văn thơ hay viết hồi
ký vậy .
Một
buổi sớm mùa đông kia, tại sân sau ( tức là 2 cánh sân bên hông Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI, có một cặp tình thơ, tôi cứ gọi thế cho thơ mộng, chứ cả đôi thi khách
đó, đều có làm thơ bao giò đâu. Họ từ đâu đến thì tôi chưa rõ.
Còn
chiếc xe Jeep của Phòng Xã Hội tôi vừa tới, thì chị phụ tá tôi ...lanh chanh
" tám" là nói theo bây giờ, chứ hồi đó gọi là tò le:
"
Cô Mỵ, cô Mỵ, nhìn kìa, con Nh, xin lỗi, vì Nh còn chưa 20 tuổi, nó đang châm
thuốc lá cho Thiếu uý Nguyễn Năng Tế hút kìa " .
Ô
hay, châm lửa cho một Thiếu uý trẻ hút thuốc lá thì sao chớ . Bấy giờ tôi cũng
mới thiếu uý, tôi gắt lên : "Thì sao?" .
Chị
phụ tá chưng hửng: " Ông Tế này là chồng bà Kiều Chinh đó, cô là tôi,
không biết à ? "
Biết,
nhưng để làm gì, có hề gì, tôi lầm bầm:
Chị
lúc nào cũng quan trọng hoá vấn đề . Chỉ có một người xoè diêm châm lửa cho một
người hút thuốc khi buổi sáng còn mù sương thôi .
Cặp
bạn đó, thấy tôi đến rồi, thì thủng thẳng quay về dãy văn phòng Xã hội như tôi
diễn tả nhiều lần.
Vai
nam cất tiếng : " Tôi thiếu uý Nguyễn Năng Tế, còn đây là cô Nh. Khoá Đồng
Tiến mới ra trường, tháp tùng phái đoàn y sĩ đại tá Trương Khuê Quan (Cục
trưởng Cục Xã Hội VNCH)
Ra
thăm các đơn vị xã hội Quân Khu đấy.
Tôi
mời cả 2 vô Phòng Xã hội QĐI/ QKI, để đợi Đại Tá Cục Trường từ Câu Lạc Bộ Sĩ
Quan Quân Trấn lên .
Té
ra Thiếu Uý Nguyễn Năng Tế bấy giờ làm việc ở Cục Xã Hội Quân Đội .
Về
sau, Thiếu uý Nguyễn Năng Tế lần lượt thuyên chuyển đi các đơn vị khác, cuối
cùng ông lên chức Trung tá .
Song
song với sinh hoạt trong Quân Lực VNCH , ông cũng đóng phim.
Cuốn
phim nổi trội nhất của ông là phim Hè Muộn . Ông sắm vai phụ, hình ảnh một ông
già vừa ngồi lặng lẽ trong căn phòng với cái ống nhòm, nhìn đi tứ phía .
Bên
cạnh đó, tôi vẫn luôn luôn đi đó, đây cùng anh chị nhà văn Duy Lam, ông bà
trung tá Nguyễn Giáp Tý, là anh của trung tá Nguyễn Năng Tế, giới quý tộc xưa ở Hà Nội trước
20-7-1954, rất thường nhắc tới chị Kiều Chinh.
Tới
khi ra hải ngoại, thì sự kiện Kiều Chinh diễn viên điện ảnh VN xưa, đối với hầu
hết giới chức VN tị nạn, e
đã trở thành chẳng những quen thuộc, mà còn thân thuộc nữa.
Những
người bạn thân của tôi ngày
xưa ở VN như Nhã Ca,
Trần Dạ Từ, lại thân với chị Kiều Chinh còn "cọng giá cắn đôi", tức
là thân lắm lắm ...
Tiểu
sử nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh thì có lẽ chỉ cần bấm nút là máy computer
chạy ra đầy đủ .
Song
tôi vẫn quan niệm tôi chỉ thường nhắc tới các kỷ niệm mà đôi khi chính người trong cuộc quá đa đoan, đã quên bẵng mất.
Thực
ra với chị, tải tử điện ảnh Kiều Chinh danh tiếng của VNCH đầu tiên , và cũng
là còn sót lại tới bây giờ, rất nhiệt tình trong các công tác công cũng như tư,
tuỳ theo cách nghĩ của tha nhân và bằng hữu ...
Chị
là học trò cưng của cụ bà nữ sĩ Trùng Quang, hiệu trưởng trường văn hoá xã hội,
nữ công gia chánh duy nhất ở Hà Nội , người học trò này làm đẹp thêm danh tiếng
cho trường .
Nhưng
bên cạnh đó, Anh Nguyễn Năng Tế và chị, tài tử điện ảnh Kiều Chinh vẫn là bạn
thân của những vị mà một thời nào đó, không ai không nhớ cái mảng huynh đệ
chi binh "oánh giặc" cũng khét tiếng, hào hoa càng lừng danh, như quý vị có phương danh, mà có cả tục danh,
thí dụ:
Đại
tá Phạm Hy Mai, Tức Mai hắc lào
Trung
tá Nguyễn Mộng Hùng, Tức Hùng sùi (bọt mép)
Thiếu
tá Đoàn Xuân Ngọc. Tức Ngọc
toét
Trung
tá Nguyễn Thừa Dzu. Tức Cò Dzu vv..,
Có
đôi khi nhắc ra những kỷ niệm, lại là lúc bạn bè đã đi tít tắp mù xa, thật là
xa...
Nhưng
khi nhắc lại những kỷ niệm, thì bỗng cười hay khóc một mình .
Buổi
huý kỵ cố đại tá Nhẩy Dù Phạm Hy Mai, tục gọi Mai Hắc Lào, có nhiều bàn tiệc
lắm, phu nhân ông , lại là chị con bác tôi Cao Thị Mình Tâm, xuất thân từ học
viện Quốc Gia Hành Chánh , tổ chức tại nhà hàng X thủ đô tị nạn Bolsa.
Nữ
diễn viên điện ảnh Kiều Chinh được xếp cùng bàn với cố nhân của chị là cựu
trung tá Nguyễn Năng Tế .
Nhị
vị bạn dời xưa ngôi cạnh nhau vui vẻ, thân tình, và hết sức lịch thiệp như lần
đầu tiên hạnh ngộ ...
Có
lẽ cả hai nhân vật thực tế Kiều Chinh Nguyễn Năng Tế đều đã là những diễn viên đầy phong cách
và phẩm cách trong các kịch bản tiểu thuyết, thì lẽ nào sơ xuất, vụng về giao
tế được .
Tuy
nhiên đã nói tới kỷ niệm thì khó mà không xúc động, khổ nỗi xúc động lại là của khán thính
giả, chứ không hẳn của diễn viên ...
Bên
thềm bát tiên khánh thọ, thân kính mừng nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh lúc nào
cũng hân hoan, tươi thắm, nồng nàn như hoa nở bốn mùa, thịnh khai vượt trên năm
tháng ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HOA NỞ BỐN MÙA - CAO MỴ NHÂN
HOA NỞ BỐN MÙA - CAO MỴ NHÂN
Không
có một đám quan, hôn, tang, tế nào, của những vị lớn tuổi, và dĩ nhiên lớn cấp
trong đại tộc KaKi tôi, mà không có sự hiện diện của nữ diễn viên điện ảnh Kiều
Chinh.
Cứ
sơ qua các đám tang, đám tế ...của quý vị cao niên quanh thủ đô tị nạn Bolsa,
là thấy ngay bóng dáng chị, tôi gọi thế cho thân mật, bởi vốn tôi, và cả bất cứ
ai VN đã từng tiếp xúc với nữ diên viên Kiều Chinh, đều mang cảm giác rất thân
tình, như trong đại gia đình có cô con gái xinh đẹp, đáng được nhắc nhở khoe
khoang ...
Thoạt
đầu thì tôi chưa trực tiếp " đàm đạo" với chị, nữ diễn viên điện ảnh
Kiều Chinh.
Trước
ngày đổi đời 30-4-1975, tôi ở Đà Nẵng, tôi đi coi phim bộ ba diễn viên danh
tiếng thời đó: Kiều Chinh, Kim Vui, Thẩm Thuý Hằng qua các bộ phim VN.
Ai
VN còn trẻ trung, mà không đi coi phim tình cảm xã hội VN chứ, thậm chí có
những vị hồi đó còn trẻ hay sưu tầm hình ảnh và cả chuyện trò riêng tư của các
diễn viên nữ cũng như nam, đang nổi tiếng như Kiều Chinh chẳng hạn.
Riêng
tôi, hay cũng có vị khác mà tôi không biết được, thì lại tình cờ biết Kiều
Chinh với những tình tiết chuyện thật trữ tình, đáng lên phim mà chưa ai, hay
chính chị chưa làm riêng cho chị cuốn phim giống các nhà văn thơ hay viết hồi
ký vậy .
Một
buổi sớm mùa đông kia, tại sân sau ( tức là 2 cánh sân bên hông Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI, có một cặp tình thơ, tôi cứ gọi thế cho thơ mộng, chứ cả đôi thi khách
đó, đều có làm thơ bao giò đâu. Họ từ đâu đến thì tôi chưa rõ.
Còn
chiếc xe Jeep của Phòng Xã Hội tôi vừa tới, thì chị phụ tá tôi ...lanh chanh
" tám" là nói theo bây giờ, chứ hồi đó gọi là tò le:
"
Cô Mỵ, cô Mỵ, nhìn kìa, con Nh, xin lỗi, vì Nh còn chưa 20 tuổi, nó đang châm
thuốc lá cho Thiếu uý Nguyễn Năng Tế hút kìa " .
Ô
hay, châm lửa cho một Thiếu uý trẻ hút thuốc lá thì sao chớ . Bấy giờ tôi cũng
mới thiếu uý, tôi gắt lên : "Thì sao?" .
Chị
phụ tá chưng hửng: " Ông Tế này là chồng bà Kiều Chinh đó, cô là tôi,
không biết à ? "
Biết,
nhưng để làm gì, có hề gì, tôi lầm bầm:
Chị
lúc nào cũng quan trọng hoá vấn đề . Chỉ có một người xoè diêm châm lửa cho một
người hút thuốc khi buổi sáng còn mù sương thôi .
Cặp
bạn đó, thấy tôi đến rồi, thì thủng thẳng quay về dãy văn phòng Xã hội như tôi
diễn tả nhiều lần.
Vai
nam cất tiếng : " Tôi thiếu uý Nguyễn Năng Tế, còn đây là cô Nh. Khoá Đồng
Tiến mới ra trường, tháp tùng phái đoàn y sĩ đại tá Trương Khuê Quan (Cục
trưởng Cục Xã Hội VNCH)
Ra
thăm các đơn vị xã hội Quân Khu đấy.
Tôi
mời cả 2 vô Phòng Xã hội QĐI/ QKI, để đợi Đại Tá Cục Trường từ Câu Lạc Bộ Sĩ
Quan Quân Trấn lên .
Té
ra Thiếu Uý Nguyễn Năng Tế bấy giờ làm việc ở Cục Xã Hội Quân Đội .
Về
sau, Thiếu uý Nguyễn Năng Tế lần lượt thuyên chuyển đi các đơn vị khác, cuối
cùng ông lên chức Trung tá .
Song
song với sinh hoạt trong Quân Lực VNCH , ông cũng đóng phim.
Cuốn
phim nổi trội nhất của ông là phim Hè Muộn . Ông sắm vai phụ, hình ảnh một ông
già vừa ngồi lặng lẽ trong căn phòng với cái ống nhòm, nhìn đi tứ phía .
Bên
cạnh đó, tôi vẫn luôn luôn đi đó, đây cùng anh chị nhà văn Duy Lam, ông bà
trung tá Nguyễn Giáp Tý, là anh của trung tá Nguyễn Năng Tế, giới quý tộc xưa ở Hà Nội trước
20-7-1954, rất thường nhắc tới chị Kiều Chinh.
Tới
khi ra hải ngoại, thì sự kiện Kiều Chinh diễn viên điện ảnh VN xưa, đối với hầu
hết giới chức VN tị nạn, e
đã trở thành chẳng những quen thuộc, mà còn thân thuộc nữa.
Những
người bạn thân của tôi ngày
xưa ở VN như Nhã Ca,
Trần Dạ Từ, lại thân với chị Kiều Chinh còn "cọng giá cắn đôi", tức
là thân lắm lắm ...
Tiểu
sử nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh thì có lẽ chỉ cần bấm nút là máy computer
chạy ra đầy đủ .
Song
tôi vẫn quan niệm tôi chỉ thường nhắc tới các kỷ niệm mà đôi khi chính người trong cuộc quá đa đoan, đã quên bẵng mất.
Thực
ra với chị, tải tử điện ảnh Kiều Chinh danh tiếng của VNCH đầu tiên , và cũng
là còn sót lại tới bây giờ, rất nhiệt tình trong các công tác công cũng như tư,
tuỳ theo cách nghĩ của tha nhân và bằng hữu ...
Chị
là học trò cưng của cụ bà nữ sĩ Trùng Quang, hiệu trưởng trường văn hoá xã hội,
nữ công gia chánh duy nhất ở Hà Nội , người học trò này làm đẹp thêm danh tiếng
cho trường .
Nhưng
bên cạnh đó, Anh Nguyễn Năng Tế và chị, tài tử điện ảnh Kiều Chinh vẫn là bạn
thân của những vị mà một thời nào đó, không ai không nhớ cái mảng huynh đệ
chi binh "oánh giặc" cũng khét tiếng, hào hoa càng lừng danh, như quý vị có phương danh, mà có cả tục danh,
thí dụ:
Đại
tá Phạm Hy Mai, Tức Mai hắc lào
Trung
tá Nguyễn Mộng Hùng, Tức Hùng sùi (bọt mép)
Thiếu
tá Đoàn Xuân Ngọc. Tức Ngọc
toét
Trung
tá Nguyễn Thừa Dzu. Tức Cò Dzu vv..,
Có
đôi khi nhắc ra những kỷ niệm, lại là lúc bạn bè đã đi tít tắp mù xa, thật là
xa...
Nhưng
khi nhắc lại những kỷ niệm, thì bỗng cười hay khóc một mình .
Buổi
huý kỵ cố đại tá Nhẩy Dù Phạm Hy Mai, tục gọi Mai Hắc Lào, có nhiều bàn tiệc
lắm, phu nhân ông , lại là chị con bác tôi Cao Thị Mình Tâm, xuất thân từ học
viện Quốc Gia Hành Chánh , tổ chức tại nhà hàng X thủ đô tị nạn Bolsa.
Nữ
diễn viên điện ảnh Kiều Chinh được xếp cùng bàn với cố nhân của chị là cựu
trung tá Nguyễn Năng Tế .
Nhị
vị bạn dời xưa ngôi cạnh nhau vui vẻ, thân tình, và hết sức lịch thiệp như lần
đầu tiên hạnh ngộ ...
Có
lẽ cả hai nhân vật thực tế Kiều Chinh Nguyễn Năng Tế đều đã là những diễn viên đầy phong cách
và phẩm cách trong các kịch bản tiểu thuyết, thì lẽ nào sơ xuất, vụng về giao
tế được .
Tuy
nhiên đã nói tới kỷ niệm thì khó mà không xúc động, khổ nỗi xúc động lại là của khán thính
giả, chứ không hẳn của diễn viên ...
Bên
thềm bát tiên khánh thọ, thân kính mừng nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh lúc nào
cũng hân hoan, tươi thắm, nồng nàn như hoa nở bốn mùa, thịnh khai vượt trên năm
tháng ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)