Mỗi Ngày Một Chuyện
HOA Ở DƯỚI THẤP - CAO MỴ NHÂN
HOA Ở DƯỚI THẤP - CAO MỴ NHÂN
Giữa
trưa nắng sáng rỡ, trời ở phương nam đẹp vô cùng, mở điện thoại coi lịch thời
tiết, Hawthorne 80 độ F , với mình là không khí tốt nhất, không nóng quá, và
chẳng còn lạnh như mấy hôm trước đây.
Lẽ
ra với thời tiết thế này, mình có thể ngồi ngoài vườn sau, nghe nhạc hay làm
thơ cho anh. Nhưng anh thân kính lúc này cứ để tâm hồn đi vắng. ..có lẽ chẳng
còn hình bóng mình trong một kẽ hở tư duy.
Mình
đã thả bộ vào khuôn viên của anh, là một dinh cơ bộn bề khí mảnh, tất cả đều
như muốn dừng lại , có thể nào như đang chờ đợi một sự việc gì .
Anh
sẽ cười rất bao dung, hình như trời sinh anh ra để chịu đựng thay cho mình
những phức tạp, ồn ào, nhiệt tình quá thành...lố, khiến không thả lỏng tâm tư
thư giãn được .
Anh
đoán biết hết những ý nghĩ của mình, đến nỗi mình không cần giãi bày, anh đã
lặng lẽ ...giải mã êm đẹp mọi thứ vấn đề đây kia.
Như
vậy thì thật là thú vị ...
Có
một người không chịu hiểu ra " vấn đề " quả vậy, cố nghĩ sai đi, cho rằng mình thích giả
vờ, để bạn bè tưởng lầm là mình đang sung sướng lắm, thật tình thì mình đã khổ
đau nhiều.
Tại
sao phải nghĩ ra như thế, họ không biết rằng họ cố làm một việc bao đồng, thay
vì quan tâm đến thiên hạ, sao không ngó lại bản thân họ đã sống như thế nào.
Hay
là tự đề cao, mục hạ vô nhân, mất công theo dõi mình từng chi tiết một, để day
dứt, dằn vặt nỗi khổ ở đời vô lý nhất đó.
Vị
đại đức KK kia, tức là so với hàng giáo phẩm, thì thầy còn trẻ, nếu như công
phu khổ tu, có đội lạp 3 dấu nến trên đầu, thầy vẫn có điều phân tán tư tưởng
là thầy quyết tu như thế, mà sao vẫn bâng khuâng .
Hình
như làm công việc gì cũng phải siêng năng tới bến. Thầy đã rời bộ cà sa, đã hoà
đồng vào quần chúng, vẫn không thấy vui, tất nhiên thầy buồn rồi .
Chính
thầy nói với tôi khi luận bàn về trang sức, thầy bảo : theo nhà Phật thì trang
sức đẹp nhất, là biết xấu hổ.
Vậy
anh cũng biết là mình đang đeo chuỗi trang sức ấy: Tôi cảm thấy thực sự xấu hổ,
khi hồ đồ nghĩ không đúng đắn về anh.
Nhưng
mình đã xin lỗi anh ngay sau đó, anh vẫn " kiên định lập trường ", là
không cho phép mình được quên cái lỗi tưởng là nhỏ bé, song trên phương diện
quan điểm, dù có nhất thời vẫn không bôi xoá được .
Mình
buồn quá, ra vườn sau ngó cây, trông mây ...rồi lại luận về, sao cứ phải luận
về một sự việc gì đó, để quyết định có nên quên hay cứ nhớ mãi điều mình đã
khiến cho khoảng cách giữa người này với người kia, bất cứ ai, cũng có thể thêm
bạn, hay bớt đi chút thù cũng tạm khuây trong lẽ sống ở đời này .
Vườn
sau nhà mình có một đám cây trinh nữ, cứ vô tình bị quả gì rơi trúng hay mình
sơ ý chạm phải, là nó cụp luôn cánh lá lại, như xếp đôi, như khép kín, hay là
bảo thủ.
Cây
hoa đó ở miền nam kêu là cây mắc cở, nhưng miền trung không kêu cây ốt dột, có
lẽ tôn trọng phấm chất khiêm tốn, quý giá của loài hoa vốn mang tên trinh nữ,
nên người miền trung cũng gọi là hoa mắc cở như trong nam, hay gọi hoa xấu hổ
như ngoài bắc .
Và
đúng ý nghĩa của nó, lá cây mắc cở, tức xấu hổ, xếp lại là bản năng tự vệ dễ
thương nhất, có lẽ trên tất cả vạn vật Thượng Đế đã sanh ra.
Tôi
ở vườn sau 2 tiếng đồng hồ, gần chiều rồi mà lá cây xấu hổ vẫn chưa mở ra.
Tuy
nhiên phần mỹ cảm của cây trinh nữ ấy, là chúm hoa tròn trịa, gồm những tơ hoa
mong manh thay cho cánh mỏng , mầu tím hoa cà, lại thản nhiên, thanh tú vươn
lên giữa vạt cỏ buồn của lá, như đã trôi vào giấc ngủ mê say.
Ca
nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh quả là chan hoà trong sáng tác : ông khẳng
định ông không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường ...ông thích loài hoa
trinh nữ yêu kiều, kém cỏi nhất trong các loài hoa được thịnh khai ở trên cao,
như mai lan hồng cúc vv...
Tới
hoa tưởng là thế giới thanh bình hoà hoãn nhất, bởi vì hoa vốn muôn hương, muôn
sắc, có hoa nào kém hoa nào đâu, vậy mà nhìn vào địa phận hoa ấy, vẫn có những
hoa trinh nữ , bồ công anh...nở ở dưới thấp .
Lại
cũng hiếm cảnh người đi hái hoa mắc cở về trưng bầy trên bàn ăn, bàn tiệc, vì
sẽ bị đánh giá là dở hơi, khùng điên .
Không
có hoa sang trọng thì hoa giấy, hoa dâm bụt bên đường cũng tạm.
Có
ai lại đưa hoa xấu hổ vô nhà chứ. Ngoại trừ trên đường đi, thấy nụ hoa trinh nữ
ấy " Đẹp quá " thì cúi xuống ngắt chơi một bông cho vui vậy thôi .
Tôi
đã cảm thấy vơi đi phần nào nỗi khổ tâm của mình, anh cũng biết mình phục thiện
quá xá rồi. Nhưng sao vẫn còn điều gì phảng phất mà lại rõ nét nhất trong cuộc
chơi giữa hai người, như cùng mê thích một lý tưởng, nhưng cái cách thể hiện có
vẻ bất tương, bất tuyệt .
Không
có vấn đề ai phải hơn ai, hoàn toàn không có ý loại bỏ, mà sao cứ bão hoà, trầm
cảm, mặc dầu mình thật hạnh phúc từ lúc đứng bên anh.
Mình
càng hãnh diện, càng vui vẻ, thì thiên hạ quen biết, nhất là nhân vật hàng xóm
một thời kia, thích coi mình ngã xuống vạt hoa mắc cở, để cho gai đâm, cho hoa
nát, và nhất là cho lá héo úa tàn trước lúc bình minh.
Nắng
bắt đầu phai nơi một góc vườn, cây thiên tuế trổ thêm một tầng lá biếc, mười chậu quýnh của
anh vẫn thi nhau nở giữa mùa hạ nồng nàn hơi nắng ấm lẫn với hương bay ngạt
ngào, mà người bạn thân mình ca tụng hương sắc quỳnh ấy là: "Quí hoa".
Ôi,
"sao anh không về chơi thôn Vỹ"?, ố ô, không phải mô, thôn Vỹ của thi
sĩ Hàn Mặc Tử, chứ nơi này chỉ tạm gọi "Hoa thôn", tức Hawthorne,
cũng đã thơ mộng lắm rồi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HOA Ở DƯỚI THẤP - CAO MỴ NHÂN
HOA Ở DƯỚI THẤP - CAO MỴ NHÂN
Giữa
trưa nắng sáng rỡ, trời ở phương nam đẹp vô cùng, mở điện thoại coi lịch thời
tiết, Hawthorne 80 độ F , với mình là không khí tốt nhất, không nóng quá, và
chẳng còn lạnh như mấy hôm trước đây.
Lẽ
ra với thời tiết thế này, mình có thể ngồi ngoài vườn sau, nghe nhạc hay làm
thơ cho anh. Nhưng anh thân kính lúc này cứ để tâm hồn đi vắng. ..có lẽ chẳng
còn hình bóng mình trong một kẽ hở tư duy.
Mình
đã thả bộ vào khuôn viên của anh, là một dinh cơ bộn bề khí mảnh, tất cả đều
như muốn dừng lại , có thể nào như đang chờ đợi một sự việc gì .
Anh
sẽ cười rất bao dung, hình như trời sinh anh ra để chịu đựng thay cho mình
những phức tạp, ồn ào, nhiệt tình quá thành...lố, khiến không thả lỏng tâm tư
thư giãn được .
Anh
đoán biết hết những ý nghĩ của mình, đến nỗi mình không cần giãi bày, anh đã
lặng lẽ ...giải mã êm đẹp mọi thứ vấn đề đây kia.
Như
vậy thì thật là thú vị ...
Có
một người không chịu hiểu ra " vấn đề " quả vậy, cố nghĩ sai đi, cho rằng mình thích giả
vờ, để bạn bè tưởng lầm là mình đang sung sướng lắm, thật tình thì mình đã khổ
đau nhiều.
Tại
sao phải nghĩ ra như thế, họ không biết rằng họ cố làm một việc bao đồng, thay
vì quan tâm đến thiên hạ, sao không ngó lại bản thân họ đã sống như thế nào.
Hay
là tự đề cao, mục hạ vô nhân, mất công theo dõi mình từng chi tiết một, để day
dứt, dằn vặt nỗi khổ ở đời vô lý nhất đó.
Vị
đại đức KK kia, tức là so với hàng giáo phẩm, thì thầy còn trẻ, nếu như công
phu khổ tu, có đội lạp 3 dấu nến trên đầu, thầy vẫn có điều phân tán tư tưởng
là thầy quyết tu như thế, mà sao vẫn bâng khuâng .
Hình
như làm công việc gì cũng phải siêng năng tới bến. Thầy đã rời bộ cà sa, đã hoà
đồng vào quần chúng, vẫn không thấy vui, tất nhiên thầy buồn rồi .
Chính
thầy nói với tôi khi luận bàn về trang sức, thầy bảo : theo nhà Phật thì trang
sức đẹp nhất, là biết xấu hổ.
Vậy
anh cũng biết là mình đang đeo chuỗi trang sức ấy: Tôi cảm thấy thực sự xấu hổ,
khi hồ đồ nghĩ không đúng đắn về anh.
Nhưng
mình đã xin lỗi anh ngay sau đó, anh vẫn " kiên định lập trường ", là
không cho phép mình được quên cái lỗi tưởng là nhỏ bé, song trên phương diện
quan điểm, dù có nhất thời vẫn không bôi xoá được .
Mình
buồn quá, ra vườn sau ngó cây, trông mây ...rồi lại luận về, sao cứ phải luận
về một sự việc gì đó, để quyết định có nên quên hay cứ nhớ mãi điều mình đã
khiến cho khoảng cách giữa người này với người kia, bất cứ ai, cũng có thể thêm
bạn, hay bớt đi chút thù cũng tạm khuây trong lẽ sống ở đời này .
Vườn
sau nhà mình có một đám cây trinh nữ, cứ vô tình bị quả gì rơi trúng hay mình
sơ ý chạm phải, là nó cụp luôn cánh lá lại, như xếp đôi, như khép kín, hay là
bảo thủ.
Cây
hoa đó ở miền nam kêu là cây mắc cở, nhưng miền trung không kêu cây ốt dột, có
lẽ tôn trọng phấm chất khiêm tốn, quý giá của loài hoa vốn mang tên trinh nữ,
nên người miền trung cũng gọi là hoa mắc cở như trong nam, hay gọi hoa xấu hổ
như ngoài bắc .
Và
đúng ý nghĩa của nó, lá cây mắc cở, tức xấu hổ, xếp lại là bản năng tự vệ dễ
thương nhất, có lẽ trên tất cả vạn vật Thượng Đế đã sanh ra.
Tôi
ở vườn sau 2 tiếng đồng hồ, gần chiều rồi mà lá cây xấu hổ vẫn chưa mở ra.
Tuy
nhiên phần mỹ cảm của cây trinh nữ ấy, là chúm hoa tròn trịa, gồm những tơ hoa
mong manh thay cho cánh mỏng , mầu tím hoa cà, lại thản nhiên, thanh tú vươn
lên giữa vạt cỏ buồn của lá, như đã trôi vào giấc ngủ mê say.
Ca
nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh quả là chan hoà trong sáng tác : ông khẳng
định ông không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường ...ông thích loài hoa
trinh nữ yêu kiều, kém cỏi nhất trong các loài hoa được thịnh khai ở trên cao,
như mai lan hồng cúc vv...
Tới
hoa tưởng là thế giới thanh bình hoà hoãn nhất, bởi vì hoa vốn muôn hương, muôn
sắc, có hoa nào kém hoa nào đâu, vậy mà nhìn vào địa phận hoa ấy, vẫn có những
hoa trinh nữ , bồ công anh...nở ở dưới thấp .
Lại
cũng hiếm cảnh người đi hái hoa mắc cở về trưng bầy trên bàn ăn, bàn tiệc, vì
sẽ bị đánh giá là dở hơi, khùng điên .
Không
có hoa sang trọng thì hoa giấy, hoa dâm bụt bên đường cũng tạm.
Có
ai lại đưa hoa xấu hổ vô nhà chứ. Ngoại trừ trên đường đi, thấy nụ hoa trinh nữ
ấy " Đẹp quá " thì cúi xuống ngắt chơi một bông cho vui vậy thôi .
Tôi
đã cảm thấy vơi đi phần nào nỗi khổ tâm của mình, anh cũng biết mình phục thiện
quá xá rồi. Nhưng sao vẫn còn điều gì phảng phất mà lại rõ nét nhất trong cuộc
chơi giữa hai người, như cùng mê thích một lý tưởng, nhưng cái cách thể hiện có
vẻ bất tương, bất tuyệt .
Không
có vấn đề ai phải hơn ai, hoàn toàn không có ý loại bỏ, mà sao cứ bão hoà, trầm
cảm, mặc dầu mình thật hạnh phúc từ lúc đứng bên anh.
Mình
càng hãnh diện, càng vui vẻ, thì thiên hạ quen biết, nhất là nhân vật hàng xóm
một thời kia, thích coi mình ngã xuống vạt hoa mắc cở, để cho gai đâm, cho hoa
nát, và nhất là cho lá héo úa tàn trước lúc bình minh.
Nắng
bắt đầu phai nơi một góc vườn, cây thiên tuế trổ thêm một tầng lá biếc, mười chậu quýnh của
anh vẫn thi nhau nở giữa mùa hạ nồng nàn hơi nắng ấm lẫn với hương bay ngạt
ngào, mà người bạn thân mình ca tụng hương sắc quỳnh ấy là: "Quí hoa".
Ôi,
"sao anh không về chơi thôn Vỹ"?, ố ô, không phải mô, thôn Vỹ của thi
sĩ Hàn Mặc Tử, chứ nơi này chỉ tạm gọi "Hoa thôn", tức Hawthorne,
cũng đã thơ mộng lắm rồi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)