Mỗi Ngày Một Chuyện
HỘI ÁO MẦU XANH - CAO MỴ NHÂN
HỘI ÁO MẦU XANH - CAO MỴ NHÂN
Đang
đi giữa phố Bolsa, từng tốp lại từng tốp ra vào ngắm nghía 3 ông Phước Lộc Thọ,
rồi thì tiệm ăn đâu đó, người người đủ hết Bắc Nam Trung VN nói nói năng năng
..." mày tao chi tớ ", nhưng là thứ "mày tao chi tớ" ...sang
trọng cơ.
Đó
là ngôn ngữ thường xuyên của các nhóm "Trưng Vương Bắc kỳ quốc di cư1954",
hay thêm một số lớp sinh sau 1954 ở các tỉnh miền nam dồn về Saigon, thi cho
được vào " truyền thống Trưng Vương" , để mà có kẻ nam nhi trang lứa
nào đó dám thốt câu:
Ai
đưa anh đến chốn này
Bên
kia sở thú, bên này Trưng Vương ...
Là
chỉ có chuẩn bị xơi chiếc guốc " Quốc Khánh " thôi đó nghe .
Số là tại sao có nông nỗi vậy cà ?
Thì
có gì đâu, thoạt thì " Trường Nữ Trung học Trưng vương đã có một phần các
nữ giáo sư và các nữ sinh Trưng Vương chúng tôi " đi cư vào nam, ngay khi
hiệp định Geneve ký kết . Bà Tăng Xuân An là hiệu trưởng, cùng một loạt nữ giáo
sư ...quý tộc đã hiện diện ở Saigon.
Trường
được Bộ Quốc Gia Giáo Dục phân phối cho mượn tạm trường nữ trung học Gia Long
những buổi chiều, tất nhiên Gia Long gia chủ học bình thường những buổi sáng
hằng ngày.
Có
một điều là 2 trường nữ trung học danh tiếng Bắc Nam ấy , chỉ phân công giờ
sinh hoạt, chứ toàn bộ các lớp học vẫn đệ nào theo phòng ốc đệ ấy .
Nên,
chúng tôi lại có một mối giao hảo mới, là ngay chính chỗ chúng tôi ngồi đã trở thành những hộp
thư luân lưu tức khắc , đó là bạn Gia Long sáng, tan học để lại cho bạn Trưng
Vương chiều một lá
thư, rồi chiều Trưng Vương tan học lại để thư hồi âm cho Gia Long sáng nhận ...
Tất
nhiên tôi nào ngoại lệ, tôi cũng nhận thư từ bạn Gia Long sáng gởi lại cho tôi,
tên bạn tôi là Trịnh Thị Kiêm Loan . Song vì Loan nội trú Gia Long, bởi lẽ gia
đình Loan ở Bình Dương, nên không đi về học hành trong ngày được.
Một
thời gian, chúng tôi đã thân nhau rồi, chỉ còn chưa biết mặt nhau thôi.
Bấy
giờ chúng tôi sao ngốc quá, chẳng đứa nào gởi cho đứa nào tấm hình gì cả .
Thế
là Trịnh Thị Kiêm Loan, vì ở nội trú, nên " nàng " đã đi rình tôi,
nàng cao nước cờ hơn
tôi , và bởi " nàng " nội trú nên mới có cơ hội từ các phòng nội trú
phía sau, tìm về lớp học chung đó, vào giờ ra chơi tức giải lao, đứng dòm tôi,
tôi ngó ra cửa lớp, cứ thấy Loan cười cười ngoắc tôi, tôi biết ngay là bạn Gia
Long cùng chỗ ngồi buổi sáng rồi .
Tới
đây thì tôi phải mở dấu ngoặc, là điểm này Loan " bạo " hơn anh hiện
nay của tôi, là vì hôm xưa anh mới đi rình tôi, khi tôi ra mắt cuốn Nhịp Tim
Thơ ở Westminster , anh đi rình tôi mà không có dấu hiệu nôn nóng, đó là anh
không cười, không ngoắc tôi, mà cứ dấu mặt sau cái máy quay phim, rồi lỉnh về
lúc nào không biết .
Còn
Loan, nàng ta đã chuẩn bị cho cuộc hạnh ngộ kỹ càng, là ấn vô tay tôi mấy cục
kẹo bạc hà . Rồi kéo tôi ra sân trường đông nghẹt nữ sinh Trưng Vương đang thi
nhau mở máy nói cười vui vẻ, chả có giám thị nào la mắng vì là giờ chơi cơ mà.
Chúng
tôi phải học nhờ trường Gia Long trong 2 niên khoá . Rồi trường nữ trung học
Trưng Vương chúng tôi được về trường mới xây cất, tọa lạc trên đường Nguyễn
Bỉnh Khiêm, song song với đường Cường Để.
Nên,
sau trường Trưng Vương là dòng tu kín( Đường Cường Để), mà trước trường
chúng tôi là Vườn Bách Thảo Saigon , còn gọi Sở Thú thật (Đường Nguyễn Bình
Khiêm) .
Ở
gần Sở Thú thế , nên rất nhiều cơ hội trốn học đi chơi, lại tất nhiên tôi có
bao giờ ngoại lệ .
Chẳng
hiểu sao lại thích trốn học nữa, nó làm như cái model ngày nào không đứa này
thì đứa khác, không lớp này thì lớp khác lang thang trong sở thú xem cọp "
ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt " như thi sĩ Thế Lữ diễn tả.
Có
thể nói trốn học là một nghề trong sự nghiệp đi học trung học . Chứ tiểu học
thì còn bé quá, mà đại học thì công khai nghỉ học đi chơi văn nghệ lai rai,
tình cảm ướt át rồi.
Thời
đi học Trưng Vương đó, tôi đã sớm có tên trên các báo Văn Nghệ Học Sinh, Văn
Nghệ Tiền Phong, nhất là thường xuyên đăng thơ trên Phụ Nữ Diễn Đàn, Văn Nghệ
Tự Do và rất nhiều đặc san , giai phẩm khác, thậm chí có bài trong báo Quân Đội
như Chỉ Đạo, đặc san Thủ Đức vv...
Do
đó ngoài bạn học như Trịnh Thị Kiêm Loan Gia Long ra, tôi còn có mấy vị văn thi sĩ kiếm cách thăm
viếng bất chợt, mà cứ nói là bận hành quân về phép, nên thăm mươi phút được
rồi, nếu không thì đến rình thử .
Vì
nhà ở Tân Sơn
Nhất, nên lúc đầu ba tôi cho đi xe tháng, là taxi quen, sau chị tôi đi lấy
chồng, tôi phải tập đi xe đạp từ cư xá Hàng Không TSN xuống trường nữ trung học
Trưng Vương đó.
Quả
tình ngày tháng học trung học đẹp nhất , huống hồ trường ấy là một
trường dành cho phái nữ, lại danh tiếng về mọi mặt, tôi không khoe khoang,
nhưng trường nữ trung học Trưng Vương Saigon kể từ 1954 - 1975, là một trường chỉ riêng phần nữ sinh đã khá đông giai
nhân hiện diện.
Phu
nhân tướng lãnh, chính trị gia cũng khả dĩ tiếng tăm như quý vị phu nhân của
Trung tướng XXX, Thiếu tướng Nguyễn Duy Hình, Thiếu tướng Nguyễn
Ngọc Loan, Tổng trưởng Hoàng Đức Nhã vv...cũng xuất thân từ nữ trung học Trưng
Vương ra.
Thế
rồi vận nước đổi thay, từ sau 30-4-1975, các " nữ sanh " Trưng Vương
đã cùng gia đình đi khắp nơi trên thế giới để tránh nạn cộng sản...
Riêng
định cư ở Hoa Kỳ là đông nhất, nên các hội cựu nữ sinh Trưng Vương đã hình
thành, đã có những sinh hoạt định kỳ, để các cựu nữ sinh Trưng Vương có dịp hội
ngộ.
Thường
niên thì tuỳ địa phương tổ chức, nhưng gần như thay phiên thì 4 địa điểm lớn,
đông gia đình các cựu nữ sinh Trưng Vương định cư là: nam, bắc California: San
Jose, Orange County, Houston Texas, Virginia... tổ chức cấp " quốc tế
", mời quý vị ở xa về dự hội.
Tất
nhiên nơi nào tới phiên tổ chức thì nơi đó lo các phần sắp xếp theo chương
trình đưa đón khách, khách sạn, tiệc tùng, văn nghệ, du lịch vv...giống các cơ
quan hội đoàn khác.
Các
cựu nữ sinh Trưng Vương thì từ xưa rồi, đã học nơi trường đó, là gần như ai
cũng ...tháo vát, ai cũng ...hùng biện, hoá cho nên, quý vị chỉ cần tạt qua một
lần đại hội các cựu nữ sinh Trưng Vương và gia đình, thân hữu là thấy ngay cái
" chất Trưng Vương " khác các trường bạn nhiều lắm.
Đặc
biệt là ai nấy
luôn luôn cười hết gas, từ khi rời quê hương ra đi xứ khác, thì
các cựu nữ sinh Trưng Vương trưởng thành thân tình như ruột thịt, ngó thấy nhau
là thấy ngay những ngày tháng cũ ở Saigon xưa ...
Có
thể quý vị thấy chúng tôi cùng nói một lượt, và không ai nghe cũng không sao ...
Nếu
có cựu " nữ sanh " nào lặng lẽ, trầm mặc vv... ấy là họ muốn thả lỏng
tâm hồn một thoáng chốc để mơ mộng, nhớ nhung thôi, chứ có lẽ, xin lỗi, khó mà
tìm ra một Nữ sinh Trưng Vương buồn, là vì buồn thì làm sao có thời giờ để
...cười và nói chứ ?
Bạn
tôi Trưng Vương, đang từ các nơi đổ về mấy hôm nay, để trước là Trưng Vương hội
ngộ, sau vãn cảnh thủ đô tị nạn Bolsa, một ngày như mọi ngày ...
Người
ta đồn, Little Saigon đã thu hút VN đang ở xa xôi về lập nghiệp, sinh hoạt đến
nỗi dân trong nước đi du lịch, cứ tưởng còn đang ở Saigon vậy.
Mầu
áo xanh đồng phục của các cựu nữ sinh Trưng Vương, ngoài Bắc kêu là mầu lam,
mầu sắc của núi non trên nền trời, không phải mầu lam chùa chiền, một mầu lam ý
nghĩa lịch sử, như nước non Lam Sơn chẳng hạn .
Thế
nên :
Trên
trời có đám mây xanh
Ở
giữa mấy trắng, chung quanh mây vàng ...
(Ca dao)
Mầu
xanh ấy chính là mầu " áo dài Trưng Vương " hiện nay đấy.
Ôi
chao ngày đi học thì áo trắng, đã khiến hàng trăm quý vị nam nhi trang lứa ở các trường Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trần
Lục, nhất là Võ Trường Toản sát bên Trưng Vương mơ tưởng như sau:
Ước
gì anh cưới được nàng
Để
anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây
dọc, rồi lại xây ngang
Xây
hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân ...
(Ca dao tiếp
theo)
Ngày
nay, có lẽ đã qua cả gần trăm năm, mà tinh thần " Nữ sinh Trưng Vương
" các thế hệ vẫn như còn rất mới, tưởng hôm qua thôi, mắc dầu có vị nữ
sinh Trưng Vương chẳng những có cháu đời thứ ba, mà còn có chắt, đời thứ 4, sắp
có chút đời thứ năm nữa .
Nếu
quý cựu nữ sinh Trưng Vương vừa nêu, thọ tới 100 tuổi , ý mà tôi tưởng tượng,
giả dụ thôi, không phải thật đâu, vì quý bạn Trưng Vương của tôi, còn son giá
lắm, đang " tao mày " inh ỏi khắp Bolsa kia kìa ...
Cùng
nhau bước vào đại hội áo mầu xanh vui vẻ nhé ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HỘI ÁO MẦU XANH - CAO MỴ NHÂN
HỘI ÁO MẦU XANH - CAO MỴ NHÂN
Đang
đi giữa phố Bolsa, từng tốp lại từng tốp ra vào ngắm nghía 3 ông Phước Lộc Thọ,
rồi thì tiệm ăn đâu đó, người người đủ hết Bắc Nam Trung VN nói nói năng năng
..." mày tao chi tớ ", nhưng là thứ "mày tao chi tớ" ...sang
trọng cơ.
Đó
là ngôn ngữ thường xuyên của các nhóm "Trưng Vương Bắc kỳ quốc di cư1954",
hay thêm một số lớp sinh sau 1954 ở các tỉnh miền nam dồn về Saigon, thi cho
được vào " truyền thống Trưng Vương" , để mà có kẻ nam nhi trang lứa
nào đó dám thốt câu:
Ai
đưa anh đến chốn này
Bên
kia sở thú, bên này Trưng Vương ...
Là
chỉ có chuẩn bị xơi chiếc guốc " Quốc Khánh " thôi đó nghe .
Số là tại sao có nông nỗi vậy cà ?
Thì
có gì đâu, thoạt thì " Trường Nữ Trung học Trưng vương đã có một phần các
nữ giáo sư và các nữ sinh Trưng Vương chúng tôi " đi cư vào nam, ngay khi
hiệp định Geneve ký kết . Bà Tăng Xuân An là hiệu trưởng, cùng một loạt nữ giáo
sư ...quý tộc đã hiện diện ở Saigon.
Trường
được Bộ Quốc Gia Giáo Dục phân phối cho mượn tạm trường nữ trung học Gia Long
những buổi chiều, tất nhiên Gia Long gia chủ học bình thường những buổi sáng
hằng ngày.
Có
một điều là 2 trường nữ trung học danh tiếng Bắc Nam ấy , chỉ phân công giờ
sinh hoạt, chứ toàn bộ các lớp học vẫn đệ nào theo phòng ốc đệ ấy .
Nên,
chúng tôi lại có một mối giao hảo mới, là ngay chính chỗ chúng tôi ngồi đã trở thành những hộp
thư luân lưu tức khắc , đó là bạn Gia Long sáng, tan học để lại cho bạn Trưng
Vương chiều một lá
thư, rồi chiều Trưng Vương tan học lại để thư hồi âm cho Gia Long sáng nhận ...
Tất
nhiên tôi nào ngoại lệ, tôi cũng nhận thư từ bạn Gia Long sáng gởi lại cho tôi,
tên bạn tôi là Trịnh Thị Kiêm Loan . Song vì Loan nội trú Gia Long, bởi lẽ gia
đình Loan ở Bình Dương, nên không đi về học hành trong ngày được.
Một
thời gian, chúng tôi đã thân nhau rồi, chỉ còn chưa biết mặt nhau thôi.
Bấy
giờ chúng tôi sao ngốc quá, chẳng đứa nào gởi cho đứa nào tấm hình gì cả .
Thế
là Trịnh Thị Kiêm Loan, vì ở nội trú, nên " nàng " đã đi rình tôi,
nàng cao nước cờ hơn
tôi , và bởi " nàng " nội trú nên mới có cơ hội từ các phòng nội trú
phía sau, tìm về lớp học chung đó, vào giờ ra chơi tức giải lao, đứng dòm tôi,
tôi ngó ra cửa lớp, cứ thấy Loan cười cười ngoắc tôi, tôi biết ngay là bạn Gia
Long cùng chỗ ngồi buổi sáng rồi .
Tới
đây thì tôi phải mở dấu ngoặc, là điểm này Loan " bạo " hơn anh hiện
nay của tôi, là vì hôm xưa anh mới đi rình tôi, khi tôi ra mắt cuốn Nhịp Tim
Thơ ở Westminster , anh đi rình tôi mà không có dấu hiệu nôn nóng, đó là anh
không cười, không ngoắc tôi, mà cứ dấu mặt sau cái máy quay phim, rồi lỉnh về
lúc nào không biết .
Còn
Loan, nàng ta đã chuẩn bị cho cuộc hạnh ngộ kỹ càng, là ấn vô tay tôi mấy cục
kẹo bạc hà . Rồi kéo tôi ra sân trường đông nghẹt nữ sinh Trưng Vương đang thi
nhau mở máy nói cười vui vẻ, chả có giám thị nào la mắng vì là giờ chơi cơ mà.
Chúng
tôi phải học nhờ trường Gia Long trong 2 niên khoá . Rồi trường nữ trung học
Trưng Vương chúng tôi được về trường mới xây cất, tọa lạc trên đường Nguyễn
Bỉnh Khiêm, song song với đường Cường Để.
Nên,
sau trường Trưng Vương là dòng tu kín( Đường Cường Để), mà trước trường
chúng tôi là Vườn Bách Thảo Saigon , còn gọi Sở Thú thật (Đường Nguyễn Bình
Khiêm) .
Ở
gần Sở Thú thế , nên rất nhiều cơ hội trốn học đi chơi, lại tất nhiên tôi có
bao giờ ngoại lệ .
Chẳng
hiểu sao lại thích trốn học nữa, nó làm như cái model ngày nào không đứa này
thì đứa khác, không lớp này thì lớp khác lang thang trong sở thú xem cọp "
ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt " như thi sĩ Thế Lữ diễn tả.
Có
thể nói trốn học là một nghề trong sự nghiệp đi học trung học . Chứ tiểu học
thì còn bé quá, mà đại học thì công khai nghỉ học đi chơi văn nghệ lai rai,
tình cảm ướt át rồi.
Thời
đi học Trưng Vương đó, tôi đã sớm có tên trên các báo Văn Nghệ Học Sinh, Văn
Nghệ Tiền Phong, nhất là thường xuyên đăng thơ trên Phụ Nữ Diễn Đàn, Văn Nghệ
Tự Do và rất nhiều đặc san , giai phẩm khác, thậm chí có bài trong báo Quân Đội
như Chỉ Đạo, đặc san Thủ Đức vv...
Do
đó ngoài bạn học như Trịnh Thị Kiêm Loan Gia Long ra, tôi còn có mấy vị văn thi sĩ kiếm cách thăm
viếng bất chợt, mà cứ nói là bận hành quân về phép, nên thăm mươi phút được
rồi, nếu không thì đến rình thử .
Vì
nhà ở Tân Sơn
Nhất, nên lúc đầu ba tôi cho đi xe tháng, là taxi quen, sau chị tôi đi lấy
chồng, tôi phải tập đi xe đạp từ cư xá Hàng Không TSN xuống trường nữ trung học
Trưng Vương đó.
Quả
tình ngày tháng học trung học đẹp nhất , huống hồ trường ấy là một
trường dành cho phái nữ, lại danh tiếng về mọi mặt, tôi không khoe khoang,
nhưng trường nữ trung học Trưng Vương Saigon kể từ 1954 - 1975, là một trường chỉ riêng phần nữ sinh đã khá đông giai
nhân hiện diện.
Phu
nhân tướng lãnh, chính trị gia cũng khả dĩ tiếng tăm như quý vị phu nhân của
Trung tướng XXX, Thiếu tướng Nguyễn Duy Hình, Thiếu tướng Nguyễn
Ngọc Loan, Tổng trưởng Hoàng Đức Nhã vv...cũng xuất thân từ nữ trung học Trưng
Vương ra.
Thế
rồi vận nước đổi thay, từ sau 30-4-1975, các " nữ sanh " Trưng Vương
đã cùng gia đình đi khắp nơi trên thế giới để tránh nạn cộng sản...
Riêng
định cư ở Hoa Kỳ là đông nhất, nên các hội cựu nữ sinh Trưng Vương đã hình
thành, đã có những sinh hoạt định kỳ, để các cựu nữ sinh Trưng Vương có dịp hội
ngộ.
Thường
niên thì tuỳ địa phương tổ chức, nhưng gần như thay phiên thì 4 địa điểm lớn,
đông gia đình các cựu nữ sinh Trưng Vương định cư là: nam, bắc California: San
Jose, Orange County, Houston Texas, Virginia... tổ chức cấp " quốc tế
", mời quý vị ở xa về dự hội.
Tất
nhiên nơi nào tới phiên tổ chức thì nơi đó lo các phần sắp xếp theo chương
trình đưa đón khách, khách sạn, tiệc tùng, văn nghệ, du lịch vv...giống các cơ
quan hội đoàn khác.
Các
cựu nữ sinh Trưng Vương thì từ xưa rồi, đã học nơi trường đó, là gần như ai
cũng ...tháo vát, ai cũng ...hùng biện, hoá cho nên, quý vị chỉ cần tạt qua một
lần đại hội các cựu nữ sinh Trưng Vương và gia đình, thân hữu là thấy ngay cái
" chất Trưng Vương " khác các trường bạn nhiều lắm.
Đặc
biệt là ai nấy
luôn luôn cười hết gas, từ khi rời quê hương ra đi xứ khác, thì
các cựu nữ sinh Trưng Vương trưởng thành thân tình như ruột thịt, ngó thấy nhau
là thấy ngay những ngày tháng cũ ở Saigon xưa ...
Có
thể quý vị thấy chúng tôi cùng nói một lượt, và không ai nghe cũng không sao ...
Nếu
có cựu " nữ sanh " nào lặng lẽ, trầm mặc vv... ấy là họ muốn thả lỏng
tâm hồn một thoáng chốc để mơ mộng, nhớ nhung thôi, chứ có lẽ, xin lỗi, khó mà
tìm ra một Nữ sinh Trưng Vương buồn, là vì buồn thì làm sao có thời giờ để
...cười và nói chứ ?
Bạn
tôi Trưng Vương, đang từ các nơi đổ về mấy hôm nay, để trước là Trưng Vương hội
ngộ, sau vãn cảnh thủ đô tị nạn Bolsa, một ngày như mọi ngày ...
Người
ta đồn, Little Saigon đã thu hút VN đang ở xa xôi về lập nghiệp, sinh hoạt đến
nỗi dân trong nước đi du lịch, cứ tưởng còn đang ở Saigon vậy.
Mầu
áo xanh đồng phục của các cựu nữ sinh Trưng Vương, ngoài Bắc kêu là mầu lam,
mầu sắc của núi non trên nền trời, không phải mầu lam chùa chiền, một mầu lam ý
nghĩa lịch sử, như nước non Lam Sơn chẳng hạn .
Thế
nên :
Trên
trời có đám mây xanh
Ở
giữa mấy trắng, chung quanh mây vàng ...
(Ca dao)
Mầu
xanh ấy chính là mầu " áo dài Trưng Vương " hiện nay đấy.
Ôi
chao ngày đi học thì áo trắng, đã khiến hàng trăm quý vị nam nhi trang lứa ở các trường Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trần
Lục, nhất là Võ Trường Toản sát bên Trưng Vương mơ tưởng như sau:
Ước
gì anh cưới được nàng
Để
anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây
dọc, rồi lại xây ngang
Xây
hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân ...
(Ca dao tiếp
theo)
Ngày
nay, có lẽ đã qua cả gần trăm năm, mà tinh thần " Nữ sinh Trưng Vương
" các thế hệ vẫn như còn rất mới, tưởng hôm qua thôi, mắc dầu có vị nữ
sinh Trưng Vương chẳng những có cháu đời thứ ba, mà còn có chắt, đời thứ 4, sắp
có chút đời thứ năm nữa .
Nếu
quý cựu nữ sinh Trưng Vương vừa nêu, thọ tới 100 tuổi , ý mà tôi tưởng tượng,
giả dụ thôi, không phải thật đâu, vì quý bạn Trưng Vương của tôi, còn son giá
lắm, đang " tao mày " inh ỏi khắp Bolsa kia kìa ...
Cùng
nhau bước vào đại hội áo mầu xanh vui vẻ nhé ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)