Mỗi Ngày Một Chuyện
HƠI THỞ CỦA THÁNG NĂM - CAO MỴ NHÂN
HƠI THỞ CỦA THÁNG NĂM - CAO MỴ NHÂN
Một
thời gian nào đó, trước cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975, chúng ta ai cũng có một
chuỗi ngày sống vừa ý, mà bây giờ không cách nào có lại được .
Tôi
đã từng hỏi, từng viết, và từng hát hay là hét lên 2 tiếng
"
Thời gian ?" . Để không nghe ai trả lời, hay chính mình trả lời, như ca sĩ
Thanh Tuyền tự trả lời " Đi qua bao mùa trăng" .
Bây
giờ vầng trăng xưa đã già, sự thực thì trăng muôn tuổi , đố ai biết tuổi trăng
già, như ca dao Việt Nam ghi nhận.
Nhưng
trong văn chương đông phương, quý cụ cố của dân tộc ta đã từng bực bội thốt
" nguyệt lão " tức là lão trăng.
Nếu
lịch thiệp hơn đối với vầng trăng đã từng chia xẻ làm đôi, thì chúng ta được
nghe ca tụng trăng xưa , ấy là vầng " cổ nguyệt", hay biết mấy .
Trăng
già hay nguyệt lão mang hình ảnh một vầng trăng to bành cau có, quạu cọ bởi
vương chút mây che khiến vậy.
Chứ
trăng càng già càng tỏ, càng mênh mông tình .
Nhưng
vẫn tuổi trăng viên mãn ấy, vầng " cổ nguyệt " nói lên tất cả tính
chất bao dung, đằm thắm của bà nguyệt đi bên cạnh ông tơ, đều có tuồng tích,
quý vị chỉ không có thì giờ , hay không muốn tìm tòi nó ở cái kho văn chương
đông nam châu Á, nên cho qua thôi.
Vầng
trăng cổ nguyệt " trung niên " thường trốn vào nội tâm của bất cứ ai,
giai cấp nào, nó sui ta hiểu rằng ta có đó mà không phải đó.
Tức
là trăng của ta mà không phải của ta đâu, vì trăng "trung niên"
thường đại diện cho một mối tình, một cuộc tình, như trong bi ca Đoạn Trường
Tân Thanh của cụ Nguyễn Du, vầng trăng đại diện cho các nhân vật truyện ở
nhiều lúc , nhiều nơi, mà sáng giá nhất, lại vẫn là 2 câu :
Vầng
trăng ai xẻ làm đôi
Nửa
in gối chiếc, nửa soi dặm trường
( Nguyễn Du
)
Thật
quả, thưa quý vị, 2 câu thơ lãng mạn " khủng" này, nói theo từ ngữ
trong nước hiện nay, là lãng mạn khủng khiếp hay lãng mạn khổng lồ, chẳng ai
dám đánh giá nàng Kiều là quý phái hay dân giã được nữa.
Cái
nửa vầng trăng đó, theo khoa học tự nhiên, nó là đêm trăng mọc mà trái đất ta
chỉ thấy một nửa bình thường, tức cùng một thời gian , xê xích một không gian
thôi, nhưng 2 nhân vật trong cuộc tình, một người đang trằn trọc ngủ , vì quá
nhiều thương nhớ, còn một người lại đang trên đường trường xa thẳm gió sương...
Song,
nếu khoa học xã hội lại khác , vầng trăng nguyên thủy lúc nào cũng tròn vẹn, nó
bỗng trở thành trừu tượng , ấy là " vầng trăng như được xẻ làm đôi"
giống chiếc bánh tròn , một nửa để lại cho kẻ ở , một nửa đậu
trên vai người đi...
Tôi
cao hứng tán rộng về 2 nửa vầng trăng mà chưa trưng ra cái điều đem trăng đó ra
để ứng xử chuyện gì .
Thì
lại phải " Số là..." Có một vị anh hùng hào kiệt kia, danh tiếng lắm,
hiện ra vào, đi đứng, trên một sườn đồi " đẹp nhất Cali, khi tôi kể lại
thế này, tôi phải tự dặn lòng, là chớ cao hứng quá, bởi viết lách thường cao
hứng, sẽ làm mất mát chút đỉnh tình bạn thâm giao.
Chắc
quý vị khựng lại, nghĩ rằng đã thám giao, thì viết ra làm chi vậy ?
Thế
mới khổ cho người cầm bút phải không, muốn đả phá hay ca tụng cũng phải phụ
thuộc cái tình, và thế là thiên lệch tư duy rồi .
Vị
nhân sĩ tên tuổi là một giáo sư danh tiếng lắm, có điều không ai đoán được tuổi
của ông .
Tôi
thì thâm tình với ông thật, cũng từ ngày xa tổ quốc VN thôi, chứ :
"
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về
ước nẻo quyên ca..."
( Chinh phụ
ngâm - Đoàn Thị Điểm
)
Rồi
chỉ tích tắc sau, lại nghe:
" Thuở
đăng đồ, mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về
chỉ độ đào bông..."
( Chinh phụ
ngâm - Đoàn Thị
Điểm )
Ngày
đầu tới Mỹ cách đây 1/4 thề kỷ, thì giáo sư đã ngâm vịnh trên đồi đó 17 năm .
Tôi dón dén hỏi giáo sư về 2 cặp ví von trong thơ " Chinh phụ ngâm của nữ
sĩ Đoàn Thị Điểm " vừa nêu rằng có phải bà Đoàn muốn nhấn mạnh cái mốc
thời gian có đi mà chưa thấy về của chinh phu không ?
Giáo
sư trả lời một cách hơi phật ý :
Dân
tộc ta thời cổ và cận đại, rất hiếm tác phẩm lớn, nên những danh tác là danh
tác, tưởng như không cần đặt vấn đề thắc mắc nữa .
Thế
nên 2 đoạn thơ trên được bà Đoàn viết liên tiếp nhau, theo tôi, tức giáo sư
danh tiếng ở vùng đồi Bắc Cali ấy, là không thừa, nếu không có đủ 2 đoạn thì
cũng được rồi, nhưng nếu có cả 2 đoạn thì thật là đầy đủ phải không ạ.
Vâng,
đúng vậy, vì sự thực tác phẩm VN quan trọng nhất là lời văn, lời
thơ, không phải cái tuồng tích đâu .
Giáo
sư cười thú vị :
Cô
nhận xét đúng đấy, cái lời thôi, vì thế mới có câu :
Lời
lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu chớ, chớ cô coi thử, câu chuyện nàng Kiều thì
bình thường như các nhà thiên hạ . Và, trường thiên thơ " Chinh phụ ngâm
"chỉ là nỗi oán than cho cảnh chia đôi chinh phu chinh phụ ở bất cứ thời
chiến nào, nên xưa hay nay đều có thể dùng được .
Cám
ơn giáo sư, tôi sẽ vận dụng tư tưởng giáo sư chỉ vẽ, để làm vốn viết lách nếu
có cơ may được cầm bút .
Sau
đó, tôi được người bạn cũ cùng làm việc ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI, biết Cao Mỵ Nhân
vừa tới được xứ sở tự do, nhà thơ Thái Tú Hạp và hiền thê ông là dịch giả Ái
Cầm, mở ngay cho tôi mục viết " phiếm ", đặt tên "Chốn Bụi Hồng
", tôi mặc sức ...tung hoành ngòi bút .
Tuy
nhiên, với bản tính hoà hợp , hoà nhã vv...nói chung thì hiền hoà, thi sĩ Thái
Tú Hạp dặn dò :
Viết
lách mỗi thời một khác Cao Mỵ Nhân ạ. Chúng ta cũng chẳng có thì giờ để
...thiền nữa, Cao Mỵ Nhân nên đề cao những gì hay, đẹp ở đời thôi. Việc làm
chộn rộn, mâu thuẫn tập thể tha hương này không phải của chúng ta .
OK
quá chứ, không phải trong tên tôi có chữ MỴ đó à ? Tôi đã khởi sự rong chơi ở
:" Chốn Bụi Hồng " trên tuần báo Saigon times từ đó 1992, tới nay
2017, đúng 1/4 thế kỷ, tức 25 năm, và còn đang tiếp tục.
Mỗi
tuần một bài, mỗi bài một ...kỷ niệm .
Nhà
thơ Thái Tú Hạp và tôi đều chủ trương là chỉ viết cho những gì vốn tươi đẹp,
thì làm cho đẹp thêm thôi.
Do
đó chúng tôi " luận " về 3 đối tượng :
Ưu
điểm của những
nhân vật mà ai trong chúng ta ít nhiều biết tới, tức là ...nổi tiếng đấy .
Khác
lạ của sự việc chung, mà ít nhiều ai trong chúng ta có nghe, cũng như nổi tiếng
vậy
Và
, cuối cùng là danh lam thắng cảnh nếu có dịp đi qua .
Bây
giờ tôi lại có mục " Mỗi Ngày Một Chuyện
" trên
haingoaiphiemdam.com và haingoaiphiemdam.net, cũng trong " tôn
chỉ" sáng tác không gây thù chuốc oán, không phải tác giả có nhiều ân oán
giang hồ, mà cũng chỉ vì không có đủ thì giờ ...thiền nữa.
Thời
gian sao lại hạn chế hay eo hẹp quá chăng ?
Không,
tôi vẫn hằng ngày hình dung ra những người thân quen, bước vô thế giới ...thần
thoại...
Anh
bảo rằng quý vị ấy đang vô ngưỡng cửa của khung trời thần thoại, có quên có nhớ
như trong cổ tích, có thể tôi cũng đã đặt một bàn chân trên bậc thềm thần
thoại, vì hôm qua tôi bỗng quên tên một người, mà tôi nhớ đinh ninh rằng người
ấy mới cùng tôi nô rỡn hôm kia
Nhưng
khi tôi hỏi anh: " Có thực chúng mình vừa quên một khoảng thời gian kỳ lạ,
nó khiến anh rút ngắn tháng ngày thần thoại của mình không?"
Anh
không trả lời có hay không, mình vẫn nhìn anh thật lâu, anh ngó xuống bậc thềm
thần thoại, như khuyên mình đi tìm vầng cổ nguyệt đã rớt xuống một chân mây
không rõ ở phương trời nào.
Vầng
trăng lặng thinh không khiến mình sợ bằng tâm hồn đi vắng của anh .
Thời
gian? Tôi đã trở về cõi thơ của tôi, không có ai đợi chờ ai lâu hơn một thế kỷ.
Trăng
chỉ giả vờ mỗi tháng tròn trịa một lần, như thủa còn thơ ấu ở Chapa những người
bạn rừng của ba tôi kể rằng : " Con gấu đó nó đã già thêm mấy con trăng
rồi, mật của nó bắt đầu nát vữa, nên bỏ nó đi " .
Tôi
thấy ba tôi gật gù : " Bỏ nó đi " .
Mười
mấy năm sau, khi gia đình ba tôi đã di cư vô nam, tôi hỏi lại ba tôi, ba tôi
ngạc nhiên lắm : " Có chuyện đó không, ba chẳng nhớ nữa, thời gian lâu
quá rồi."
Ô
lạ, cùng một thời gian mà tôi thấy như mới hôm qua, còn ba tôi thì bảo "
lâu quá rồi " .
Tuần
trăng hay con trăng cái gì, anh nhập ...thiền đã một tuần
trăng, lại còn đưa thời gian vào chuyện thần thoại, thế có ...buồn không hở?
Đó
là hơi thở của tháng năm ...
Thôi
cũng là một trong số " Mỗi Ngày Một Chuyện " của Cao Mỵ Nhân. Có buồn
thì ghé " Cõi Người Ta " thư giãn, vầng trăng thơ lúc nào cũng ôm vời
vợi khối u tình ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HƠI THỞ CỦA THÁNG NĂM - CAO MỴ NHÂN
HƠI THỞ CỦA THÁNG NĂM - CAO MỴ NHÂN
Một
thời gian nào đó, trước cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975, chúng ta ai cũng có một
chuỗi ngày sống vừa ý, mà bây giờ không cách nào có lại được .
Tôi
đã từng hỏi, từng viết, và từng hát hay là hét lên 2 tiếng
"
Thời gian ?" . Để không nghe ai trả lời, hay chính mình trả lời, như ca sĩ
Thanh Tuyền tự trả lời " Đi qua bao mùa trăng" .
Bây
giờ vầng trăng xưa đã già, sự thực thì trăng muôn tuổi , đố ai biết tuổi trăng
già, như ca dao Việt Nam ghi nhận.
Nhưng
trong văn chương đông phương, quý cụ cố của dân tộc ta đã từng bực bội thốt
" nguyệt lão " tức là lão trăng.
Nếu
lịch thiệp hơn đối với vầng trăng đã từng chia xẻ làm đôi, thì chúng ta được
nghe ca tụng trăng xưa , ấy là vầng " cổ nguyệt", hay biết mấy .
Trăng
già hay nguyệt lão mang hình ảnh một vầng trăng to bành cau có, quạu cọ bởi
vương chút mây che khiến vậy.
Chứ
trăng càng già càng tỏ, càng mênh mông tình .
Nhưng
vẫn tuổi trăng viên mãn ấy, vầng " cổ nguyệt " nói lên tất cả tính
chất bao dung, đằm thắm của bà nguyệt đi bên cạnh ông tơ, đều có tuồng tích,
quý vị chỉ không có thì giờ , hay không muốn tìm tòi nó ở cái kho văn chương
đông nam châu Á, nên cho qua thôi.
Vầng
trăng cổ nguyệt " trung niên " thường trốn vào nội tâm của bất cứ ai,
giai cấp nào, nó sui ta hiểu rằng ta có đó mà không phải đó.
Tức
là trăng của ta mà không phải của ta đâu, vì trăng "trung niên"
thường đại diện cho một mối tình, một cuộc tình, như trong bi ca Đoạn Trường
Tân Thanh của cụ Nguyễn Du, vầng trăng đại diện cho các nhân vật truyện ở
nhiều lúc , nhiều nơi, mà sáng giá nhất, lại vẫn là 2 câu :
Vầng
trăng ai xẻ làm đôi
Nửa
in gối chiếc, nửa soi dặm trường
( Nguyễn Du
)
Thật
quả, thưa quý vị, 2 câu thơ lãng mạn " khủng" này, nói theo từ ngữ
trong nước hiện nay, là lãng mạn khủng khiếp hay lãng mạn khổng lồ, chẳng ai
dám đánh giá nàng Kiều là quý phái hay dân giã được nữa.
Cái
nửa vầng trăng đó, theo khoa học tự nhiên, nó là đêm trăng mọc mà trái đất ta
chỉ thấy một nửa bình thường, tức cùng một thời gian , xê xích một không gian
thôi, nhưng 2 nhân vật trong cuộc tình, một người đang trằn trọc ngủ , vì quá
nhiều thương nhớ, còn một người lại đang trên đường trường xa thẳm gió sương...
Song,
nếu khoa học xã hội lại khác , vầng trăng nguyên thủy lúc nào cũng tròn vẹn, nó
bỗng trở thành trừu tượng , ấy là " vầng trăng như được xẻ làm đôi"
giống chiếc bánh tròn , một nửa để lại cho kẻ ở , một nửa đậu
trên vai người đi...
Tôi
cao hứng tán rộng về 2 nửa vầng trăng mà chưa trưng ra cái điều đem trăng đó ra
để ứng xử chuyện gì .
Thì
lại phải " Số là..." Có một vị anh hùng hào kiệt kia, danh tiếng lắm,
hiện ra vào, đi đứng, trên một sườn đồi " đẹp nhất Cali, khi tôi kể lại
thế này, tôi phải tự dặn lòng, là chớ cao hứng quá, bởi viết lách thường cao
hứng, sẽ làm mất mát chút đỉnh tình bạn thâm giao.
Chắc
quý vị khựng lại, nghĩ rằng đã thám giao, thì viết ra làm chi vậy ?
Thế
mới khổ cho người cầm bút phải không, muốn đả phá hay ca tụng cũng phải phụ
thuộc cái tình, và thế là thiên lệch tư duy rồi .
Vị
nhân sĩ tên tuổi là một giáo sư danh tiếng lắm, có điều không ai đoán được tuổi
của ông .
Tôi
thì thâm tình với ông thật, cũng từ ngày xa tổ quốc VN thôi, chứ :
"
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về
ước nẻo quyên ca..."
( Chinh phụ
ngâm - Đoàn Thị Điểm
)
Rồi
chỉ tích tắc sau, lại nghe:
" Thuở
đăng đồ, mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về
chỉ độ đào bông..."
( Chinh phụ
ngâm - Đoàn Thị
Điểm )
Ngày
đầu tới Mỹ cách đây 1/4 thề kỷ, thì giáo sư đã ngâm vịnh trên đồi đó 17 năm .
Tôi dón dén hỏi giáo sư về 2 cặp ví von trong thơ " Chinh phụ ngâm của nữ
sĩ Đoàn Thị Điểm " vừa nêu rằng có phải bà Đoàn muốn nhấn mạnh cái mốc
thời gian có đi mà chưa thấy về của chinh phu không ?
Giáo
sư trả lời một cách hơi phật ý :
Dân
tộc ta thời cổ và cận đại, rất hiếm tác phẩm lớn, nên những danh tác là danh
tác, tưởng như không cần đặt vấn đề thắc mắc nữa .
Thế
nên 2 đoạn thơ trên được bà Đoàn viết liên tiếp nhau, theo tôi, tức giáo sư
danh tiếng ở vùng đồi Bắc Cali ấy, là không thừa, nếu không có đủ 2 đoạn thì
cũng được rồi, nhưng nếu có cả 2 đoạn thì thật là đầy đủ phải không ạ.
Vâng,
đúng vậy, vì sự thực tác phẩm VN quan trọng nhất là lời văn, lời
thơ, không phải cái tuồng tích đâu .
Giáo
sư cười thú vị :
Cô
nhận xét đúng đấy, cái lời thôi, vì thế mới có câu :
Lời
lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu chớ, chớ cô coi thử, câu chuyện nàng Kiều thì
bình thường như các nhà thiên hạ . Và, trường thiên thơ " Chinh phụ ngâm
"chỉ là nỗi oán than cho cảnh chia đôi chinh phu chinh phụ ở bất cứ thời
chiến nào, nên xưa hay nay đều có thể dùng được .
Cám
ơn giáo sư, tôi sẽ vận dụng tư tưởng giáo sư chỉ vẽ, để làm vốn viết lách nếu
có cơ may được cầm bút .
Sau
đó, tôi được người bạn cũ cùng làm việc ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI, biết Cao Mỵ Nhân
vừa tới được xứ sở tự do, nhà thơ Thái Tú Hạp và hiền thê ông là dịch giả Ái
Cầm, mở ngay cho tôi mục viết " phiếm ", đặt tên "Chốn Bụi Hồng
", tôi mặc sức ...tung hoành ngòi bút .
Tuy
nhiên, với bản tính hoà hợp , hoà nhã vv...nói chung thì hiền hoà, thi sĩ Thái
Tú Hạp dặn dò :
Viết
lách mỗi thời một khác Cao Mỵ Nhân ạ. Chúng ta cũng chẳng có thì giờ để
...thiền nữa, Cao Mỵ Nhân nên đề cao những gì hay, đẹp ở đời thôi. Việc làm
chộn rộn, mâu thuẫn tập thể tha hương này không phải của chúng ta .
OK
quá chứ, không phải trong tên tôi có chữ MỴ đó à ? Tôi đã khởi sự rong chơi ở
:" Chốn Bụi Hồng " trên tuần báo Saigon times từ đó 1992, tới nay
2017, đúng 1/4 thế kỷ, tức 25 năm, và còn đang tiếp tục.
Mỗi
tuần một bài, mỗi bài một ...kỷ niệm .
Nhà
thơ Thái Tú Hạp và tôi đều chủ trương là chỉ viết cho những gì vốn tươi đẹp,
thì làm cho đẹp thêm thôi.
Do
đó chúng tôi " luận " về 3 đối tượng :
Ưu
điểm của những
nhân vật mà ai trong chúng ta ít nhiều biết tới, tức là ...nổi tiếng đấy .
Khác
lạ của sự việc chung, mà ít nhiều ai trong chúng ta có nghe, cũng như nổi tiếng
vậy
Và
, cuối cùng là danh lam thắng cảnh nếu có dịp đi qua .
Bây
giờ tôi lại có mục " Mỗi Ngày Một Chuyện
" trên
haingoaiphiemdam.com và haingoaiphiemdam.net, cũng trong " tôn
chỉ" sáng tác không gây thù chuốc oán, không phải tác giả có nhiều ân oán
giang hồ, mà cũng chỉ vì không có đủ thì giờ ...thiền nữa.
Thời
gian sao lại hạn chế hay eo hẹp quá chăng ?
Không,
tôi vẫn hằng ngày hình dung ra những người thân quen, bước vô thế giới ...thần
thoại...
Anh
bảo rằng quý vị ấy đang vô ngưỡng cửa của khung trời thần thoại, có quên có nhớ
như trong cổ tích, có thể tôi cũng đã đặt một bàn chân trên bậc thềm thần
thoại, vì hôm qua tôi bỗng quên tên một người, mà tôi nhớ đinh ninh rằng người
ấy mới cùng tôi nô rỡn hôm kia
Nhưng
khi tôi hỏi anh: " Có thực chúng mình vừa quên một khoảng thời gian kỳ lạ,
nó khiến anh rút ngắn tháng ngày thần thoại của mình không?"
Anh
không trả lời có hay không, mình vẫn nhìn anh thật lâu, anh ngó xuống bậc thềm
thần thoại, như khuyên mình đi tìm vầng cổ nguyệt đã rớt xuống một chân mây
không rõ ở phương trời nào.
Vầng
trăng lặng thinh không khiến mình sợ bằng tâm hồn đi vắng của anh .
Thời
gian? Tôi đã trở về cõi thơ của tôi, không có ai đợi chờ ai lâu hơn một thế kỷ.
Trăng
chỉ giả vờ mỗi tháng tròn trịa một lần, như thủa còn thơ ấu ở Chapa những người
bạn rừng của ba tôi kể rằng : " Con gấu đó nó đã già thêm mấy con trăng
rồi, mật của nó bắt đầu nát vữa, nên bỏ nó đi " .
Tôi
thấy ba tôi gật gù : " Bỏ nó đi " .
Mười
mấy năm sau, khi gia đình ba tôi đã di cư vô nam, tôi hỏi lại ba tôi, ba tôi
ngạc nhiên lắm : " Có chuyện đó không, ba chẳng nhớ nữa, thời gian lâu
quá rồi."
Ô
lạ, cùng một thời gian mà tôi thấy như mới hôm qua, còn ba tôi thì bảo "
lâu quá rồi " .
Tuần
trăng hay con trăng cái gì, anh nhập ...thiền đã một tuần
trăng, lại còn đưa thời gian vào chuyện thần thoại, thế có ...buồn không hở?
Đó
là hơi thở của tháng năm ...
Thôi
cũng là một trong số " Mỗi Ngày Một Chuyện " của Cao Mỵ Nhân. Có buồn
thì ghé " Cõi Người Ta " thư giãn, vầng trăng thơ lúc nào cũng ôm vời
vợi khối u tình ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)