Mỗi Ngày Một Chuyện
HỘI THƠ MƯA - CAO MỴ NHÂN
HỘI THƠ MƯA - CAO MỴ NHÂN
Hôm
xưa Cao Mỵ Nhân gởi HNPD đăng bài thơ mang tựa đề:
"
Dự hội xem mưa ", sau đó thì cmn quên bẵng.
Thay
vì cmn có thể nhờ Diego Nguyen tìm lại, nhưng Diego Nguyen bận quá, vả lại
những giọt mưa trong hội mưa rơi thủa đó, đã khô vì hạn hán Cali cách nay 2
năm, vườn thơ cũng trở nên hoang hoá.
Vừa
đây, Los Angeles có chút mưa rơi...Diego Nguyen gởi cho Cao Mỵ Nhân một chiếc
dù đi dự hội xem mưa, cùng quý vị thi sĩ đang thả hồn theo từng giọt lệ trời, ở
bốn phương thiên hạ.
Mấy
vị bạn thơ ở thật xa, nữ sĩ Trần Lệ Khánh cư ngụ ở Nam Định ( Bắc Việt ) là bậc nữ lưu sau Danh
thơ TTKH chục năm.
Thi
sĩ Lý Đức Quỳnh vốn là thức giả ở cố đô Huế, đã di cư vô Sàigon quá lâu.
Thi
sĩ Trịnh Cơ nguyên trước 1975, là một sĩ quan Hải Quân của QL /VNCH di tản qua
Paris sau ngày tan hàng.
Quý
vị bạn thơ nêu trên, toàn là các tay xướng hoạ
"
thơ Đường luật ", và có khả năng phiên dịch thơ Anh, Pháp ngữ .
Để
giao hảo thơ ca vui vẻ, Cao Mỵ Nhân thường góp mặt trong các buổi hội thơ, không
nhất thiết xướng hoạ Đường luật, vẫn luôn luôn duy trì, sưu tầm việc " nối
điêu " tân thời , đó là chung tay viết bài lục bát, thất ngôn hay vv...
khác nữa.
Hôm
nay xin giới thiệu một bài 6 X 8 bình thường, 4 Chúng tôi góp mỗi người 1
đoạn tức cảnh về những giọt mưa...
Có
lẽ trong đời quý vị và chúng tôi ít nhiều đều hứng được những giọt mưa trong
mát, ướt át vv...
Nhưng
qua mưa, đôi khi người ta thấy những giọt nước tưởng là giống nhau, tròn, nhỏ,
lạnh, sạch vv... thế mà cũng có thể khác nhau theo cách nhìn và cảm nhận riêng.
Xin
mời đọc :
THƠ MƯA
Nghe
mưa tưởng giọng ca sầu
Hoá
ra giọt nước đang rầu rĩ than
Tiếng
buồn, ngọc nát châu tan
Nên
bao hò hẹn đã tràn vào thơ ( Cao Mỵ Nhân )
Màn
mưa thấm giấc mộng mơ
Thức
nghê thường vũ dật dờ Trang sinh
Giọt
mưa tí tách ảo tình
Giật
mình, mình chẳng biết mình là ai ( Trần Lệ Khánh )
Đêm
nay thao thức canh dài
Nghe
mưa rỉ rả nhớ ai lệ mờ
Giọt
buồn rót tiếng ơ thờ
Ngàn
năm cung oán ai chờ ai đây ( Trịnh Cơ )
Cánh
thiên di bặt tin mây
Hàn
liêu mưa đẫm hao gầy vóc mai
Cung
thương son phấn trang đài
Giọt
thời gian buốt trần ai khôn nhoà ( Lý Đức Quỳnh )
Với
cách chơi thơ đúng nghĩa nêu trên, Cao Mỵ Nhân tôi đã nhiều lần, ở nhiều nơi
khác nhau, mở đầu, tham dự hay kết thúc một bài thơ trong bất cứ một trạng
huống nào .
Song,
điều căn bản, số bạn thơ nhiều ít không thành vấn đề, mà cần tôn trọng tinh
thần nội dung, đồng cảm một huyền thoại dân gian thôi.
Tức
là chỉ viết lách trên danh nghĩa thơ thuần tuý, với những cảm xúc chân thành
phong hoa tuyết nguyệt ...không đi chệch ra ngoài khuôn khổ thơ ca thuần khiết.
Tóm
lại thơ góp chung thanh thản , phóng khoáng, hoan ca, không khích bác, thi thố,
đàm tiếu vv...
Vì
quý thi nhân hào sảng, ai cũng muốn tâm tư tình cảm được nhẹ nhàng, thanh
thoát.
Các
vấn đề khác lại tuỳ thuộc phạm vi khác, lãnh vực khác .
Thơ
vẫn có thể đứng trước, sau hay bên cạnh biểu ngữ đấu tranh, hoặc giữa cảnh:
quan, hôn, tang, tế...vv, vì thơ ở những nơi đó, đã mang một nhiệm vụ, một ý
nghĩa khác rồi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HỘI THƠ MƯA - CAO MỴ NHÂN
HỘI THƠ MƯA - CAO MỴ NHÂN
Hôm
xưa Cao Mỵ Nhân gởi HNPD đăng bài thơ mang tựa đề:
"
Dự hội xem mưa ", sau đó thì cmn quên bẵng.
Thay
vì cmn có thể nhờ Diego Nguyen tìm lại, nhưng Diego Nguyen bận quá, vả lại
những giọt mưa trong hội mưa rơi thủa đó, đã khô vì hạn hán Cali cách nay 2
năm, vườn thơ cũng trở nên hoang hoá.
Vừa
đây, Los Angeles có chút mưa rơi...Diego Nguyen gởi cho Cao Mỵ Nhân một chiếc
dù đi dự hội xem mưa, cùng quý vị thi sĩ đang thả hồn theo từng giọt lệ trời, ở
bốn phương thiên hạ.
Mấy
vị bạn thơ ở thật xa, nữ sĩ Trần Lệ Khánh cư ngụ ở Nam Định ( Bắc Việt ) là bậc nữ lưu sau Danh
thơ TTKH chục năm.
Thi
sĩ Lý Đức Quỳnh vốn là thức giả ở cố đô Huế, đã di cư vô Sàigon quá lâu.
Thi
sĩ Trịnh Cơ nguyên trước 1975, là một sĩ quan Hải Quân của QL /VNCH di tản qua
Paris sau ngày tan hàng.
Quý
vị bạn thơ nêu trên, toàn là các tay xướng hoạ
"
thơ Đường luật ", và có khả năng phiên dịch thơ Anh, Pháp ngữ .
Để
giao hảo thơ ca vui vẻ, Cao Mỵ Nhân thường góp mặt trong các buổi hội thơ, không
nhất thiết xướng hoạ Đường luật, vẫn luôn luôn duy trì, sưu tầm việc " nối
điêu " tân thời , đó là chung tay viết bài lục bát, thất ngôn hay vv...
khác nữa.
Hôm
nay xin giới thiệu một bài 6 X 8 bình thường, 4 Chúng tôi góp mỗi người 1
đoạn tức cảnh về những giọt mưa...
Có
lẽ trong đời quý vị và chúng tôi ít nhiều đều hứng được những giọt mưa trong
mát, ướt át vv...
Nhưng
qua mưa, đôi khi người ta thấy những giọt nước tưởng là giống nhau, tròn, nhỏ,
lạnh, sạch vv... thế mà cũng có thể khác nhau theo cách nhìn và cảm nhận riêng.
Xin
mời đọc :
THƠ MƯA
Nghe
mưa tưởng giọng ca sầu
Hoá
ra giọt nước đang rầu rĩ than
Tiếng
buồn, ngọc nát châu tan
Nên
bao hò hẹn đã tràn vào thơ ( Cao Mỵ Nhân )
Màn
mưa thấm giấc mộng mơ
Thức
nghê thường vũ dật dờ Trang sinh
Giọt
mưa tí tách ảo tình
Giật
mình, mình chẳng biết mình là ai ( Trần Lệ Khánh )
Đêm
nay thao thức canh dài
Nghe
mưa rỉ rả nhớ ai lệ mờ
Giọt
buồn rót tiếng ơ thờ
Ngàn
năm cung oán ai chờ ai đây ( Trịnh Cơ )
Cánh
thiên di bặt tin mây
Hàn
liêu mưa đẫm hao gầy vóc mai
Cung
thương son phấn trang đài
Giọt
thời gian buốt trần ai khôn nhoà ( Lý Đức Quỳnh )
Với
cách chơi thơ đúng nghĩa nêu trên, Cao Mỵ Nhân tôi đã nhiều lần, ở nhiều nơi
khác nhau, mở đầu, tham dự hay kết thúc một bài thơ trong bất cứ một trạng
huống nào .
Song,
điều căn bản, số bạn thơ nhiều ít không thành vấn đề, mà cần tôn trọng tinh
thần nội dung, đồng cảm một huyền thoại dân gian thôi.
Tức
là chỉ viết lách trên danh nghĩa thơ thuần tuý, với những cảm xúc chân thành
phong hoa tuyết nguyệt ...không đi chệch ra ngoài khuôn khổ thơ ca thuần khiết.
Tóm
lại thơ góp chung thanh thản , phóng khoáng, hoan ca, không khích bác, thi thố,
đàm tiếu vv...
Vì
quý thi nhân hào sảng, ai cũng muốn tâm tư tình cảm được nhẹ nhàng, thanh
thoát.
Các
vấn đề khác lại tuỳ thuộc phạm vi khác, lãnh vực khác .
Thơ
vẫn có thể đứng trước, sau hay bên cạnh biểu ngữ đấu tranh, hoặc giữa cảnh:
quan, hôn, tang, tế...vv, vì thơ ở những nơi đó, đã mang một nhiệm vụ, một ý
nghĩa khác rồi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)