Mỗi Ngày Một Chuyện
HƯƠNG ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
HƯƠNG ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
Thấy
anh trong kính viễn vọng đang tủm tỉm cười, mình hơi ngỡ ngàng, chợt nhớ chuyện
hôm xưa, khi mình cứ hát rống lên những câu:
"Mùa
thu đã chết, anh nhớ cho, mùa thu đã chết, anh nhớ cho, mùa thu đã chết rồi,
anh nhớ cho..."
(Mùa thu
chết - Phạm Duy)
Mình
hơi ngượng với chính mình, là vì không còn trẻ mỏ gì, để mà diễn tả cái tình
cảm nó cứ bộc phát lên bất cứ lúc nào, tại sao không biết giữ gìn?
Giữ
gìn? Nhưng giữ gìn gì mới được chứ?
A
phải rồi, là giữ gìn phong cách ...cao niên! Ố ô, sao không
nói phong cách già nua nhỉ?
Thì
cũng được, đối với tình cảm bao la, tình yêu bát ngát, người cao niên tuy đã
trải qua bao nhiêu dặm trường thiên lý cuộc đời, vẫn rơi vào lối mòn sơ xuất.
Xin
thưa sơ xuất, chứ không phải khiếm khuyết nhá.
Số
là thực sự mà nói, nhạc sĩ Phạm Duy đã quá cố, nhưng âm hưởng của thơ nhạc và
tên tuổi ông, tưởng mười đời sau không vãn được những rung cảm chân thành ấy.
Ông
sống cho đến cuối đời, hết đời vẫn còn lãng mạn.
Tất
nhiên, khi xét về nhân cách một văn quan, hay một võ tướng, ở bất cứ nơi đâu,
bất cứ thời gian nào, câu nói tiên khởi vẫn là Tài Đức, tức chữ Tài trước chữ
Đức.
Với
phạm vi một bài viết rất "bình dân học vụ" này, chỉ là với tính cách
đơn thuần thôi, như kể lể, không đặt vấn đề ...tranh cãi: Rằng tài đức với một
nghệ sĩ lừng danh, phần nào quan trọng hơn?
Trong
nghề nghiệp thì nhất định phải kể Tài.
Song
trong phong cách thì đương nhiên là Đức .
Ôi
chao, chỉ định lướt qua bình diện bài thơ l'Adieu của thần tượng tôi là
Guillaume Apollinaire (1880- 1918) mà thi hào Bùi Giáng (1926- 1998) đã rất
thấm ý dịch ra Lời Vĩnh Biệt, rồi nhạc sĩ Phạm Duy (1921 - 2013) phổ nhạc tài
tình hơn nữa, là lời ca, ý nhạc đi hẳn vào lòng người VN, một cách trí thức lãng
mạn, diễn tả cuộc tình buồn trước mùa thu chết ...
Cái
tính cách chết trong mùa thu ấy, chỉ có 2 hình ảnh hay yếu tố mà nói lên tất cả
những giao động ai nghe cũng tưởng tượng được mùa thu heo hút, hắt hiu với
những đóa hoa thạch thảo lạ lùng ...
Cả
thi hào Bùi Giáng lẫn nhạc sĩ Phạm Duy đều phong danh ca tụng một loài hoa hiếm
ai biết thực sự nó ...thế nào .
Có
phải loài hoa nở trên cỏ đá?
Chắc
chỉ có chính ông tác giả tràn bờ xúc cảm Guillaume Apollinaire biết ông đã nói
gì, bên mộ đá muôn sau với loài hoa định mệnh đó .
Rất
thú vị là nghệ sĩ có lúc xuất thần, đã tự đặt cho đời những kỷ niệm tưởng là
mong manh, nào hay sự việc vô thường đó, trở thành Vĩnh cửu.
Tôi
dám đố quý vị cái lá gọi là diêu bông của nhà thơ Hoàng Cầm kia kìa, cũng mới
đây thôi, nó, Lá Diêu Bông như thế nào, ở đâu có được dù bí hiểm, kỳ tình.
Thế
sao hoa thạch thảo Paris, lá diêu bông Hà Nội, chẳng xa cách người đời bao
nhiêu năm tháng, mà chúng ta để chúng rơi vào huyền thoại, thiên thu sau
người đời sẽ tưởng chuyện lá hoa
đó có thật .
Giống
như bây giờ, chúng ta tưởng chuyện Khủng Long có thật vậy .
Bởi
sự kiện nêu trên, theo thiển ý của tôi, tôi muốn thưa rằng giây phút người nghệ
sĩ xuất thần, họ đã sống thật đến tận cùng tư tưởng họ lúc bấy giờ.
Nhạc
sĩ Phạm Duy chả cần úp mở, ám chỉ cái mùa thu tháng tám năm nào, lớp trai Hà
Nội lên đường Tây tiến ...
Chả
cần nhớ lại toàn dân kháng chiến làm cách mạng mùa thu đâu, để mà có số quý vị
gán cho nhạc sĩ Phạm Duy khẳng định với cộng sản VN, hậu thân của Việt Minh
kháng chiến chống Pháp,
mà trong giai đoạn đó ông có hiện diện, như đa phần văn nghệ sĩ VN tiền chiến
đã hiện diện, rằng cái mùa thu đó đã chết thật rồi, xin nhớ cho .
Do
đó, thời gian tôi ở trong tù cải tạo, người cán bộ tên Tư Nghi, gốc Quảng Ngãi,
đã "làm việc" tức thẩm vấn tôi 2 điều :
1/
Dư luận miền nam VN với bài Mùa Thu Chết của Phạm Duy.
2/
Tôi có liên hệ gì với nữ Phật tử gộc Cao Thị Ngọc Phượng.
Tôi
ngạc nhiên thật sự, vì tôi chỉ tin vào những lời thơ Apollinaire được nhạc sĩ Phạm Duy phóng tác, phổ
nhạc .
Tôi
chưa hề nghe tên ai là Cao Thị Ngọc Phượng, làm sao có liên hệ bà con chớ.
Nghe
vậy anh nháy mắt : "Sao họ không hỏi Cao Mỵ Nhân có họ xa với thi ông quá
cố lâu đời Cao Bá Quát, hay thực tại là lính của Đại tướng Tổng Tham Mưu trưởng
Cao Văn Viên thời đệ nhị Cộng Hoà ở miền nam, có phải " lô gich"
không?
Tôi
tạm dùng chữ " lô gich" mà Việt cộng hay nói, để họ hiểu ngay họ nói
gì.
Sau
này khi ra tù, tôi mới rõ Phật Tử lừng danh Cao Thị Ngọc Phượng có giữ tiền bạc
gì đó, cho cơ quan Phật giáo nào, tôi chả biết, vì tôi lui tới chùa như đi vãn
cảnh, vị phật tử nêu trên đã thí phát quy y theo thiền phái X, tôi cũng không
hề đi nghe pháp một lần vì nhiều thứ lý do, hay chỉ tại bận rộn việc nhà quá.
Anh
nói rất khôi hài :
Thấy
chưa, "mùa thu xém chết, em nhớ cho mùa thu xém chết, em nhớ cho, mùa thu
xém chết rồi, em nhớ cho, đôi chúng ta sẽ chẳng còn cần nhau nữa ..."
Thôi
chứ lợi dụng cơ hội mùa thu đang rụng lá vàng, kể chút chuyện ta bà, bởi lẽ Cao
Mỵ Nhân cũng thực sự thích bài Mùa Thu Chết của nhạc sĩ Phạm Duy lắm
đó, đồng thời mới khám phá ra ca sĩ quái kiệt Trần Văn Trạch hát bài Mùa Thu
Chết này, hay hết biết, nhất là quái kiệt hát lời Pháp.
Chỉ
còn nửa tháng nữa là mùa thu sẽ vãn .
Mùa
thu là đề tài phong phú của văn nhân thi sĩ , nhạc sĩ vv...để quý vị tha hồ
sáng tác ...năm nao mình cũng viết gởi anh...than thở chút buồn về... Mùa Thu
Chết, thật là viển vông, bi lụy .
Ồ,
thật lạ, khi mình gặp anh, chỉ một thoáng tình cờ, nhưng sao cảm thấy có rất
nhiều mùa thu vây bọc tâm tư tình cảm mình, cùng ý tưởng: "Từ đây mãi mãi
không thấy nhau " ngay những khi anh vẫn như bức trường thành vững chắc
sau lưng mình ...
Hỡi
anh thân kính, anh vô cùng huyễn hoặc, hãy giữ cho mùa thu tươi mát mãi trong
cuộc tình thơ ngào ngạt hương đời này, từ đây mãi mãi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HƯƠNG ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
HƯƠNG ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
Thấy
anh trong kính viễn vọng đang tủm tỉm cười, mình hơi ngỡ ngàng, chợt nhớ chuyện
hôm xưa, khi mình cứ hát rống lên những câu:
"Mùa
thu đã chết, anh nhớ cho, mùa thu đã chết, anh nhớ cho, mùa thu đã chết rồi,
anh nhớ cho..."
(Mùa thu
chết - Phạm Duy)
Mình
hơi ngượng với chính mình, là vì không còn trẻ mỏ gì, để mà diễn tả cái tình
cảm nó cứ bộc phát lên bất cứ lúc nào, tại sao không biết giữ gìn?
Giữ
gìn? Nhưng giữ gìn gì mới được chứ?
A
phải rồi, là giữ gìn phong cách ...cao niên! Ố ô, sao không
nói phong cách già nua nhỉ?
Thì
cũng được, đối với tình cảm bao la, tình yêu bát ngát, người cao niên tuy đã
trải qua bao nhiêu dặm trường thiên lý cuộc đời, vẫn rơi vào lối mòn sơ xuất.
Xin
thưa sơ xuất, chứ không phải khiếm khuyết nhá.
Số
là thực sự mà nói, nhạc sĩ Phạm Duy đã quá cố, nhưng âm hưởng của thơ nhạc và
tên tuổi ông, tưởng mười đời sau không vãn được những rung cảm chân thành ấy.
Ông
sống cho đến cuối đời, hết đời vẫn còn lãng mạn.
Tất
nhiên, khi xét về nhân cách một văn quan, hay một võ tướng, ở bất cứ nơi đâu,
bất cứ thời gian nào, câu nói tiên khởi vẫn là Tài Đức, tức chữ Tài trước chữ
Đức.
Với
phạm vi một bài viết rất "bình dân học vụ" này, chỉ là với tính cách
đơn thuần thôi, như kể lể, không đặt vấn đề ...tranh cãi: Rằng tài đức với một
nghệ sĩ lừng danh, phần nào quan trọng hơn?
Trong
nghề nghiệp thì nhất định phải kể Tài.
Song
trong phong cách thì đương nhiên là Đức .
Ôi
chao, chỉ định lướt qua bình diện bài thơ l'Adieu của thần tượng tôi là
Guillaume Apollinaire (1880- 1918) mà thi hào Bùi Giáng (1926- 1998) đã rất
thấm ý dịch ra Lời Vĩnh Biệt, rồi nhạc sĩ Phạm Duy (1921 - 2013) phổ nhạc tài
tình hơn nữa, là lời ca, ý nhạc đi hẳn vào lòng người VN, một cách trí thức lãng
mạn, diễn tả cuộc tình buồn trước mùa thu chết ...
Cái
tính cách chết trong mùa thu ấy, chỉ có 2 hình ảnh hay yếu tố mà nói lên tất cả
những giao động ai nghe cũng tưởng tượng được mùa thu heo hút, hắt hiu với
những đóa hoa thạch thảo lạ lùng ...
Cả
thi hào Bùi Giáng lẫn nhạc sĩ Phạm Duy đều phong danh ca tụng một loài hoa hiếm
ai biết thực sự nó ...thế nào .
Có
phải loài hoa nở trên cỏ đá?
Chắc
chỉ có chính ông tác giả tràn bờ xúc cảm Guillaume Apollinaire biết ông đã nói
gì, bên mộ đá muôn sau với loài hoa định mệnh đó .
Rất
thú vị là nghệ sĩ có lúc xuất thần, đã tự đặt cho đời những kỷ niệm tưởng là
mong manh, nào hay sự việc vô thường đó, trở thành Vĩnh cửu.
Tôi
dám đố quý vị cái lá gọi là diêu bông của nhà thơ Hoàng Cầm kia kìa, cũng mới
đây thôi, nó, Lá Diêu Bông như thế nào, ở đâu có được dù bí hiểm, kỳ tình.
Thế
sao hoa thạch thảo Paris, lá diêu bông Hà Nội, chẳng xa cách người đời bao
nhiêu năm tháng, mà chúng ta để chúng rơi vào huyền thoại, thiên thu sau
người đời sẽ tưởng chuyện lá hoa
đó có thật .
Giống
như bây giờ, chúng ta tưởng chuyện Khủng Long có thật vậy .
Bởi
sự kiện nêu trên, theo thiển ý của tôi, tôi muốn thưa rằng giây phút người nghệ
sĩ xuất thần, họ đã sống thật đến tận cùng tư tưởng họ lúc bấy giờ.
Nhạc
sĩ Phạm Duy chả cần úp mở, ám chỉ cái mùa thu tháng tám năm nào, lớp trai Hà
Nội lên đường Tây tiến ...
Chả
cần nhớ lại toàn dân kháng chiến làm cách mạng mùa thu đâu, để mà có số quý vị
gán cho nhạc sĩ Phạm Duy khẳng định với cộng sản VN, hậu thân của Việt Minh
kháng chiến chống Pháp,
mà trong giai đoạn đó ông có hiện diện, như đa phần văn nghệ sĩ VN tiền chiến
đã hiện diện, rằng cái mùa thu đó đã chết thật rồi, xin nhớ cho .
Do
đó, thời gian tôi ở trong tù cải tạo, người cán bộ tên Tư Nghi, gốc Quảng Ngãi,
đã "làm việc" tức thẩm vấn tôi 2 điều :
1/
Dư luận miền nam VN với bài Mùa Thu Chết của Phạm Duy.
2/
Tôi có liên hệ gì với nữ Phật tử gộc Cao Thị Ngọc Phượng.
Tôi
ngạc nhiên thật sự, vì tôi chỉ tin vào những lời thơ Apollinaire được nhạc sĩ Phạm Duy phóng tác, phổ
nhạc .
Tôi
chưa hề nghe tên ai là Cao Thị Ngọc Phượng, làm sao có liên hệ bà con chớ.
Nghe
vậy anh nháy mắt : "Sao họ không hỏi Cao Mỵ Nhân có họ xa với thi ông quá
cố lâu đời Cao Bá Quát, hay thực tại là lính của Đại tướng Tổng Tham Mưu trưởng
Cao Văn Viên thời đệ nhị Cộng Hoà ở miền nam, có phải " lô gich"
không?
Tôi
tạm dùng chữ " lô gich" mà Việt cộng hay nói, để họ hiểu ngay họ nói
gì.
Sau
này khi ra tù, tôi mới rõ Phật Tử lừng danh Cao Thị Ngọc Phượng có giữ tiền bạc
gì đó, cho cơ quan Phật giáo nào, tôi chả biết, vì tôi lui tới chùa như đi vãn
cảnh, vị phật tử nêu trên đã thí phát quy y theo thiền phái X, tôi cũng không
hề đi nghe pháp một lần vì nhiều thứ lý do, hay chỉ tại bận rộn việc nhà quá.
Anh
nói rất khôi hài :
Thấy
chưa, "mùa thu xém chết, em nhớ cho mùa thu xém chết, em nhớ cho, mùa thu
xém chết rồi, em nhớ cho, đôi chúng ta sẽ chẳng còn cần nhau nữa ..."
Thôi
chứ lợi dụng cơ hội mùa thu đang rụng lá vàng, kể chút chuyện ta bà, bởi lẽ Cao
Mỵ Nhân cũng thực sự thích bài Mùa Thu Chết của nhạc sĩ Phạm Duy lắm
đó, đồng thời mới khám phá ra ca sĩ quái kiệt Trần Văn Trạch hát bài Mùa Thu
Chết này, hay hết biết, nhất là quái kiệt hát lời Pháp.
Chỉ
còn nửa tháng nữa là mùa thu sẽ vãn .
Mùa
thu là đề tài phong phú của văn nhân thi sĩ , nhạc sĩ vv...để quý vị tha hồ
sáng tác ...năm nao mình cũng viết gởi anh...than thở chút buồn về... Mùa Thu
Chết, thật là viển vông, bi lụy .
Ồ,
thật lạ, khi mình gặp anh, chỉ một thoáng tình cờ, nhưng sao cảm thấy có rất
nhiều mùa thu vây bọc tâm tư tình cảm mình, cùng ý tưởng: "Từ đây mãi mãi
không thấy nhau " ngay những khi anh vẫn như bức trường thành vững chắc
sau lưng mình ...
Hỡi
anh thân kính, anh vô cùng huyễn hoặc, hãy giữ cho mùa thu tươi mát mãi trong
cuộc tình thơ ngào ngạt hương đời này, từ đây mãi mãi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)