Mỗi Ngày Một Chuyện
HƯƠNG SẮC HẠ - CAO MỴ NHÂN (cập nhật)
HƯƠNG SẮC HẠ - CAO MỴ NHÂN
Mùa
đang hạ. Lúc nào tôi cũng thích mùa hạ, nói theo văn chương: xuân, hạ, thu,
đông, chứ đơn giản
mùa hạ là mùa hè vậy thôi.
Tôi
ham chơi, nên thích mùa hè, vì ngày xưa đi học nên cứ mong mùa hè để được nghỉ
hầu đi đây, đi đó nhàn du.
Lại
bàn về chữ " chơi ", cứ xem như một cái thú, cái thích riêng của mỗi
người.
Có
người ưa phóng ngựa như bay. Có người lại thích ngó trời xem mây nổi, đứng lặng
nhìn tăm nước buồn tênh...
Thế
nên nhà thơ Trung Hoa thời phong kiến, Thôi Hiệu( 704- 754 ) tác giả bài Hoàng
Hạc Lâu nổi tiếng, mà người nào tham khảo Đường thi cũng đọc qua.
Thi
sĩ Thôi Hiệu thời Đường đã hào hứng viết về cuộc viễn du 4 mùa của ông, tạo thành bộ tứ bình xuân, hạ,
thu, đông :
Xuân
du phương thảo địa
Hạ
thưởng lục hà trì
Thu
ẩm hoàng hoa tửu
Đông
ngâm bạch tuyết thi
( Thôi Hiệu
)
Dịch
thoáng:
Mùa
xuân đi chơi miền cỏ thơm
Mùa
hạ thưởng lãm mầu xanh của ao sen ( sự thực có thấy chữ sen chỗ nào đâu, song
chẳng lẽ nói nước mầu xanh lá trong ao, là nước tù hãm, tha hồ có muỗi, thơ
mộng gì chứ ! )
Mùa
thu uống rượu hoa vàng, tức hoa cúc. Rượu cúc.
Mùa
đông ngâm thơ bạch tuyết . Đúng ra, mùa đông tuyết trắng rơi, giá lạnh, thì
ngồi trong nhà, bên lò sưởi, ngâm thơ cho ấm áp tâm hồn thôi. Bởi thơ bạch tuyết
là thơ chi, nếu không phải thơ viết trong mùa đông băng giá chứ?
Lẽ
ra không lạm dịch vì đa phần chúng ta đều biết vậy rồi. Nhưng vẫn nên dịch để
đầy đủ ý nghĩa bài viết cụ thể .
Thủa
còn trung học, có lần tôi được nghe giảng là
"
Hạ tẩm lục hà trì " mùa hạ tắm trong ao nước xanh mát ...
Nếu
chữ " tẩm " không sai nghĩa " tắm" thì cũng được, lại có vẻ
bình dân học vụ, mát mẻ thoải mái nữa .
Khi
tôi tới Mỹ, cách đây cũng tạm là lâu, có một vị bạn lớn tuổi bảo rằng: "
chính những hồ bơi trong những nhà tập thể, nhà house tư riêng ... rất có giá
trị vì rất cần thiết cho cả người lớn lẫn trẻ em, để chi biết không ?"
Tôi
nghĩ thì cũng để tắm thôi, chứ quan trọng gì đâu.
Vị
bạn đó cười tủm tỉm: " Vì những nhà có hồ bơi đó đều là đệ tử của Thôi
Hiệu ".
Tôi
chưa kịp hiểu, ngơ ngác nhìn xem sự thể thế nào, vị bạn cao niên bèn tằng hắng
ngâm nga :
"
Xuân du phương thảo địa...Hạ thưởng..."
Thoạt
thì nghĩ ông ta có hơi man mát, sau chợt nhớ ra: " hạ tẩm lục hà trì
" ..,vị bạn cười toá lên:
"
Tôi tưởng người thơ không biết, đang tính xun xoe, nè, Mỹ nào họ cũng ưa tắm hồ
lắm "
Thì
mùa hè nóng nực là phải tắm rồi.
Bà
bạn tôi tới Mỹ từ năm 1975, nên cơ ngơi điền sản khá nhiều. Nhà nào cũng có hồ
bơi, và nhà nào cũng có con nít. Nói chung các anh chị em bà, đều có nhà cửa
lộng lẫy, văn minh.
Song là văn minh kiểu châu Á, hoá cho nên để đề
phòng trẻ em ngã rớt xuống hồ bơi, bà đã thực hiện cho mỗi hồ bơi một cái nắp
khổng lồ ...
Có
một nhà rộng hơn, bà làm luôn hệ thống an toàn, là một vòng rào cao tới mái nhà, lại lợp mái
cho hồ bơi, khiến chẳng còn vẻ gì thơ mộng .
Như
vậy thì có muốn thưởng lãm danh lam thắng cảnh ở những hồ bơi, để tưởng tượng
ra những hồ ao thật bên quê nhà ...cũng khó hình dung lắm .
Vì
đã tới lúc quý vị ở lâu bên Mỹ, hay các nước văn minh khác, quý vị nhớ tới tình
trạng thiếu vệ sinh ở quê ta, như phân trâu bò, chó mèo cứ bài tiết luông tuồng
trên bờ ao, miệng giếng mà chết khiếp.
Hồ
thiên nhiên bên này được lát gạch, đổ cimen, cây mọc quanh hồ không phải tự nó
vươn cao, mà được trồng theo kế hoạch của city...
Do
đó không có cảnh người trèo lên cây hóng mát, rắn rít cũng chẳng có cơ hội bò
ngang, lượn dọc ... khiến khách vãng lai sợ mắc rụng rời chân tay .
Chỉ
với ý tưởng " nhập hạ " thôi, là nhập vào mùa hạ, chứ không phải " nhập hạ " của
quý chư tăng ni, mà tôi dài dòng quá...thay vì chỉ cần hỏi quý vị tăng,ni đó
một câu đời thường, rằng :
"
Cứ mỗi mùa hè, thay vì quý vị nghỉ ngơi, thư giãn đôi chút, chứ quanh năm kinh
kệ tụng niệm rồi,tới hè lại nhập hạ, nội bất xuất, ngoại bất nhập, cho tới khi
mãn hạ, là thu đã sang ẩm ướt tâm tư, còn đâu giây phút thảnh thơi an nhàn nữa
?"
Tất
nhiên nghĩ vậy thôi, chứ tôi đâu dám hỏi sư.
Tuy
nhiên tôi có nhiều cơ hội để đi tìm sư, không phải học đạo đâu, mà chỉ là thăm
thôi.
Như
cách đây có lẽ cả chục năm rồi, tôi đến chùa Già Lam, còn trong khung cảnh cũ,
chưa sửa lớn như hiện nay.
Tôi
hỏi một vị công quả triền miên trong chùa, rằng có thể kính thăm thầy Tuệ Sỹ
được không?
Vị
công quả lắc đầu:" không được, thầy vô hạ rồi "
Buổi
tôi tới là mùa hạ, thì đúng phen quý chư tăng " nhập hạ" rồi là phải.
Song
năm sau trở về, vào mùa không phải hạ, tôi vẫn muốn gặp thượng toạ Thích Tuệ Sỹ
. Vị công quả triền miên vẫn trong công tác ngồi lựa từng cành hoa glayeul mầu
vàng để trưng trên chánh điện, tín nữ vẫn lắc đầu trả lời: " thầy đang
hạ" tức mình phải hiểu là thầy đang tu niệm kiểu " nhập hạ".
Thế
nghĩa là có 2 mùa sinh hoạt hè song song nhau:
Mùa
hè mở, dành cho thanh niên, học sinh nghỉ ngơi thư giãn vì cả năm học bộn bề
bài vở, thi cử ...
Mùa
hạ đóng, quý chư tăng ni tuỳ duyên tu tập ở các chùa chiền, thiền viện vv...
Tôi
chỉ hiểu sao, thưa vậy, không biết gì hơn việc đến chùa lạy Phật, nghe pháp như
mọi giới Phật tử ngoài xã hội chung chung kia.
Thú
vui nhàn hạ mới đáo qua một vòng sơ khởi về mùa có những ngày dài hơn đêm, mà
đã choán chỗ ở phạm vi chuyện vãn hằng ngày, còn đâu kể tiếp cho đủ bộ tứ bình
thời tiết cả năm .
Vả
chăng hôm nay tôi muốn diễn tả sơ qua về vẻ tươi mát mùa hạ, thế mà ngày qua
anh đã chào Summer đông phương bằng những đoá hoa sen thanh bình, trên hồ Tĩnh
Tâm Huế...
Nên
chi quý vị muốn " hạ thưởng lục hà trì " như trong văn chương, có dịp
về Huế ngắm sen nở kín cả mặt nước , những tàu lá sen xanh phải chen chúc xếp
lên nhau, nhường chỗ cho hàng vạn đoá sen vừa búp, vừa xoè cánh hoa ra nở tròn
một dĩa, đã đẹp còn thơm, nên hương sắc hạ thật tuyệt vời ...
Âm
hưởng " Lục Hà trì..." còn khiến tôi nhớ đến vị bạn của người chị thơ
Huế của tôi, là ca sĩ Hà Thanh, phương danh ca sĩ gọi Lục Hà, và nhớ khúc sông
Hương chảy ngang ngôi nhà người nữ ca sĩ dịu dàng ấy.
Thành
mùa hạ tưởng đâu chỉ nóng nực, nồng nàn...nhưng cũng vẫn tươi mát, thanh trong,
tĩnh lặng ...như tâm hồn rất Huế của ...anh vậy đó.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HƯƠNG SẮC HẠ - CAO MỴ NHÂN (cập nhật)
HƯƠNG SẮC HẠ - CAO MỴ NHÂN
Mùa
đang hạ. Lúc nào tôi cũng thích mùa hạ, nói theo văn chương: xuân, hạ, thu,
đông, chứ đơn giản
mùa hạ là mùa hè vậy thôi.
Tôi
ham chơi, nên thích mùa hè, vì ngày xưa đi học nên cứ mong mùa hè để được nghỉ
hầu đi đây, đi đó nhàn du.
Lại
bàn về chữ " chơi ", cứ xem như một cái thú, cái thích riêng của mỗi
người.
Có
người ưa phóng ngựa như bay. Có người lại thích ngó trời xem mây nổi, đứng lặng
nhìn tăm nước buồn tênh...
Thế
nên nhà thơ Trung Hoa thời phong kiến, Thôi Hiệu( 704- 754 ) tác giả bài Hoàng
Hạc Lâu nổi tiếng, mà người nào tham khảo Đường thi cũng đọc qua.
Thi
sĩ Thôi Hiệu thời Đường đã hào hứng viết về cuộc viễn du 4 mùa của ông, tạo thành bộ tứ bình xuân, hạ,
thu, đông :
Xuân
du phương thảo địa
Hạ
thưởng lục hà trì
Thu
ẩm hoàng hoa tửu
Đông
ngâm bạch tuyết thi
( Thôi Hiệu
)
Dịch
thoáng:
Mùa
xuân đi chơi miền cỏ thơm
Mùa
hạ thưởng lãm mầu xanh của ao sen ( sự thực có thấy chữ sen chỗ nào đâu, song
chẳng lẽ nói nước mầu xanh lá trong ao, là nước tù hãm, tha hồ có muỗi, thơ
mộng gì chứ ! )
Mùa
thu uống rượu hoa vàng, tức hoa cúc. Rượu cúc.
Mùa
đông ngâm thơ bạch tuyết . Đúng ra, mùa đông tuyết trắng rơi, giá lạnh, thì
ngồi trong nhà, bên lò sưởi, ngâm thơ cho ấm áp tâm hồn thôi. Bởi thơ bạch tuyết
là thơ chi, nếu không phải thơ viết trong mùa đông băng giá chứ?
Lẽ
ra không lạm dịch vì đa phần chúng ta đều biết vậy rồi. Nhưng vẫn nên dịch để
đầy đủ ý nghĩa bài viết cụ thể .
Thủa
còn trung học, có lần tôi được nghe giảng là
"
Hạ tẩm lục hà trì " mùa hạ tắm trong ao nước xanh mát ...
Nếu
chữ " tẩm " không sai nghĩa " tắm" thì cũng được, lại có vẻ
bình dân học vụ, mát mẻ thoải mái nữa .
Khi
tôi tới Mỹ, cách đây cũng tạm là lâu, có một vị bạn lớn tuổi bảo rằng: "
chính những hồ bơi trong những nhà tập thể, nhà house tư riêng ... rất có giá
trị vì rất cần thiết cho cả người lớn lẫn trẻ em, để chi biết không ?"
Tôi
nghĩ thì cũng để tắm thôi, chứ quan trọng gì đâu.
Vị
bạn đó cười tủm tỉm: " Vì những nhà có hồ bơi đó đều là đệ tử của Thôi
Hiệu ".
Tôi
chưa kịp hiểu, ngơ ngác nhìn xem sự thể thế nào, vị bạn cao niên bèn tằng hắng
ngâm nga :
"
Xuân du phương thảo địa...Hạ thưởng..."
Thoạt
thì nghĩ ông ta có hơi man mát, sau chợt nhớ ra: " hạ tẩm lục hà trì
" ..,vị bạn cười toá lên:
"
Tôi tưởng người thơ không biết, đang tính xun xoe, nè, Mỹ nào họ cũng ưa tắm hồ
lắm "
Thì
mùa hè nóng nực là phải tắm rồi.
Bà
bạn tôi tới Mỹ từ năm 1975, nên cơ ngơi điền sản khá nhiều. Nhà nào cũng có hồ
bơi, và nhà nào cũng có con nít. Nói chung các anh chị em bà, đều có nhà cửa
lộng lẫy, văn minh.
Song là văn minh kiểu châu Á, hoá cho nên để đề
phòng trẻ em ngã rớt xuống hồ bơi, bà đã thực hiện cho mỗi hồ bơi một cái nắp
khổng lồ ...
Có
một nhà rộng hơn, bà làm luôn hệ thống an toàn, là một vòng rào cao tới mái nhà, lại lợp mái
cho hồ bơi, khiến chẳng còn vẻ gì thơ mộng .
Như
vậy thì có muốn thưởng lãm danh lam thắng cảnh ở những hồ bơi, để tưởng tượng
ra những hồ ao thật bên quê nhà ...cũng khó hình dung lắm .
Vì
đã tới lúc quý vị ở lâu bên Mỹ, hay các nước văn minh khác, quý vị nhớ tới tình
trạng thiếu vệ sinh ở quê ta, như phân trâu bò, chó mèo cứ bài tiết luông tuồng
trên bờ ao, miệng giếng mà chết khiếp.
Hồ
thiên nhiên bên này được lát gạch, đổ cimen, cây mọc quanh hồ không phải tự nó
vươn cao, mà được trồng theo kế hoạch của city...
Do
đó không có cảnh người trèo lên cây hóng mát, rắn rít cũng chẳng có cơ hội bò
ngang, lượn dọc ... khiến khách vãng lai sợ mắc rụng rời chân tay .
Chỉ
với ý tưởng " nhập hạ " thôi, là nhập vào mùa hạ, chứ không phải " nhập hạ " của
quý chư tăng ni, mà tôi dài dòng quá...thay vì chỉ cần hỏi quý vị tăng,ni đó
một câu đời thường, rằng :
"
Cứ mỗi mùa hè, thay vì quý vị nghỉ ngơi, thư giãn đôi chút, chứ quanh năm kinh
kệ tụng niệm rồi,tới hè lại nhập hạ, nội bất xuất, ngoại bất nhập, cho tới khi
mãn hạ, là thu đã sang ẩm ướt tâm tư, còn đâu giây phút thảnh thơi an nhàn nữa
?"
Tất
nhiên nghĩ vậy thôi, chứ tôi đâu dám hỏi sư.
Tuy
nhiên tôi có nhiều cơ hội để đi tìm sư, không phải học đạo đâu, mà chỉ là thăm
thôi.
Như
cách đây có lẽ cả chục năm rồi, tôi đến chùa Già Lam, còn trong khung cảnh cũ,
chưa sửa lớn như hiện nay.
Tôi
hỏi một vị công quả triền miên trong chùa, rằng có thể kính thăm thầy Tuệ Sỹ
được không?
Vị
công quả lắc đầu:" không được, thầy vô hạ rồi "
Buổi
tôi tới là mùa hạ, thì đúng phen quý chư tăng " nhập hạ" rồi là phải.
Song
năm sau trở về, vào mùa không phải hạ, tôi vẫn muốn gặp thượng toạ Thích Tuệ Sỹ
. Vị công quả triền miên vẫn trong công tác ngồi lựa từng cành hoa glayeul mầu
vàng để trưng trên chánh điện, tín nữ vẫn lắc đầu trả lời: " thầy đang
hạ" tức mình phải hiểu là thầy đang tu niệm kiểu " nhập hạ".
Thế
nghĩa là có 2 mùa sinh hoạt hè song song nhau:
Mùa
hè mở, dành cho thanh niên, học sinh nghỉ ngơi thư giãn vì cả năm học bộn bề
bài vở, thi cử ...
Mùa
hạ đóng, quý chư tăng ni tuỳ duyên tu tập ở các chùa chiền, thiền viện vv...
Tôi
chỉ hiểu sao, thưa vậy, không biết gì hơn việc đến chùa lạy Phật, nghe pháp như
mọi giới Phật tử ngoài xã hội chung chung kia.
Thú
vui nhàn hạ mới đáo qua một vòng sơ khởi về mùa có những ngày dài hơn đêm, mà
đã choán chỗ ở phạm vi chuyện vãn hằng ngày, còn đâu kể tiếp cho đủ bộ tứ bình
thời tiết cả năm .
Vả
chăng hôm nay tôi muốn diễn tả sơ qua về vẻ tươi mát mùa hạ, thế mà ngày qua
anh đã chào Summer đông phương bằng những đoá hoa sen thanh bình, trên hồ Tĩnh
Tâm Huế...
Nên
chi quý vị muốn " hạ thưởng lục hà trì " như trong văn chương, có dịp
về Huế ngắm sen nở kín cả mặt nước , những tàu lá sen xanh phải chen chúc xếp
lên nhau, nhường chỗ cho hàng vạn đoá sen vừa búp, vừa xoè cánh hoa ra nở tròn
một dĩa, đã đẹp còn thơm, nên hương sắc hạ thật tuyệt vời ...
Âm
hưởng " Lục Hà trì..." còn khiến tôi nhớ đến vị bạn của người chị thơ
Huế của tôi, là ca sĩ Hà Thanh, phương danh ca sĩ gọi Lục Hà, và nhớ khúc sông
Hương chảy ngang ngôi nhà người nữ ca sĩ dịu dàng ấy.
Thành
mùa hạ tưởng đâu chỉ nóng nực, nồng nàn...nhưng cũng vẫn tươi mát, thanh trong,
tĩnh lặng ...như tâm hồn rất Huế của ...anh vậy đó.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)