Cà Kê Dê Ngỗng
Hai nhà lãnh đạo và hai cô cháu gái
Theo dõi tình hình phức tạp trên biển Đông, thấy cách ứng xử của lãnh đạo ta mà yên tâm và mát lòng mát ruột.
Dù Hoàng Sa đã mất hẳn từ mấy chục năm trước, còn Trường Sa thì có thể mất dần, dù Trung Quốc cho tàu ngang nhiên “tuần tra” cả ở những vùng biển của ta, ức hiếp và hãm hại ngư dân ta, nhưng lãnh đạo ta vẫn kiên quyết “không dùng vũ lực” trên biển Đông, chủ trương xây dựng “lòng tin chiến lược” với các “đối tác chiến lược”, cho thấy “tư duy chiến lược” của lãnh đạo “cấp chiến lược” của ta thật sự ở “tầm chiến lược”, vượt hẳn tầm lãnh đạo của mấy ông hàng xóm khác như Phi phiếc, Nhật nhiếc.
Khi ông Xin-xỏ A-bể tái đắc cử thủ tướng Nhật, một trong những nhà lãnh đạo thế giới mà ổng gọi điện để tham vấn đầu tiên là thủ tướng ta. Việc đó làm ta cứ tưởng ổng học tập được lãnh đạo ta ít nhiều. Ai dè… Ngày 23 tháng 4 năm 2013, ổng hung hăng tuyên bố quyết tâm “dùng vũ lực” để đuổi người Tàu ra khỏi Senkaku, nếu họ dám đổ bộ lên bất kỳ một hòn đảo nào thuộc quần đảo này. Tiếp theo, ổng liên tục nói về hiện đại hóa quân đội, nâng cao năng lực quốc phòng của Nhật Bản. Rồi lại còn tập trận chung với Mỹ, mà tập đổ bộ hẳn hoi, ý nói sẵn sàng đổ bộ lên Senkaku để quét giặc Tàu. Thế mới sợ! Tất nhiên, mình là dân thường, chẳng dám cho ổng là ngu, nhưng ít nhất thì ổng cũng hiếu chiến. So với lãnh đạo ta, vừa rất “chiến lược”, vừa vô cùng yêu hòa bình, thì ổng chỉ là… một thằng ranh háu đá!
*
Ở xóm nhà tôi có mấy gia đình chung một cái sân. Hai trong bốn nhà đó có hai cô con gái, tạm gọi X và Y, đến tuổi cập kê, nhìn rất là ngon mắt. Nhưng tai họa là một nhà lại có một thằng con trai tuổi 27-28, tạm gọi Z, tính vốn càn rỡ, lại rất hám gái. Mặc dù sống trong nhà nước pháp quyền, nhưng nó chẳng coi pháp luật ra cái quái chi. Trước cả mấy gia đình trong xóm, nó vạch một đường trên sân, nhận phần sân nhà nó, chiếm tới 4/5 cả cái sân lớn, và tuyên bố con gái trong xóm nó thích đứa nào thì đứa ấy là của nó. Đã có vài vụ xô xát trong xóm vì có vài thanh niên không chịu nó, nhưng nói chung ai cũng ngại thằng này.
Cháu gái tên X có vẻ không ưa thằng Z. Khi thằng này đòi chà chớ, con X thể hiện thái độ lạnh lùng và tuyên bố sẵn sàng đánh trả, nếu thằng Z đụng đến nó. Vốn nhát gan, lại thấm nhuần đường lối chiến lược khôn khéo của lãnh đạo ta, tôi thấy lo cho con X, chỉ sợ thằng Z đánh hay thậm chí hiếp nó, và cũng ngầm chê nó ngu, lại có phần hiếu chiến.
Con Y thì khác. Nó chẳng những không phản đối thằng Z, mà còn thỉnh thoảng liếc mắt đưa tình với thằng này. Những lúc không có ai giám sát, nó còn sẵn sàng ngả vào lòng thằng Z, cho thằng đó vuốt ve, và cũng mơn trớn lại. Tuy vậy, vừa do trong lòng không thật tôn trọng thằng Z, vừa do bố mẹ phản đối, con Y cũng chưa dám trao trọn thể xác cho thằng Z. Thằng đó cũng biết thế nên vẫn chưa thật tin con Y, và đôi khi nó cảnh cáo con này không thật lòng với nó. Những lúc như vậy, con Y lại phải động viên nó, nói sắp tới sẽ thuyết phục được cha mẹ, rồi sà vào ôm nó, mân mê,… Thằng Z lại tạm quên, cũng ôm và mân mê lại. Tóm lại, con Y rất “chiến lược”.
Một lần, mẹ con Y hỏi nó:
“Mày cứ quấn lấy thằng Z, không sợ thiên hạ chê cười à? Mà nhỡ nó cho chửa ra thì khốn…”
Con Y cười và ôm lấy mẹ:
“Mẹ nghĩ con dại lắm à? Đấy là chiến lược thôi, mẹ ạ. Nếu con không như thế thì nó hiếp con mất. Mà dù sao, con với nó cũng sinh hoạt cùng chi đoàn, gọi nhau là đồng chí, làm sao nói văng vào mặt nó như cái con X vô đoàn thể kia được, hả mẹ?”
Rồi nó lại cười và rúc vào nách mẹ. Mẹ nó vẫn không yên tâm tí nào, nhưng không đủ chứng lý để bác bỏ nó, nên chỉ thở dài.
Hôm rồi, tôi gặp bố con Y. Ông ấy cũng phàn nàn, lo lắng vì thái độ của con gái. Vốn là bạn già với nhau, tôi cố gắng thuyết phục ông ấy. Tôi nói con Y làm vậy là khôn khéo lắm. Ông ấy vẫn tỏ ra không yên tâm. Cuối cùng, tôi đành phải “làm chính trị” với ông ấy. Tôi bảo:
“Vậy tôi hỏi ông: ông có tin vào đường lối của trên không?”
Ông ấy trố mắt nhìn tôi:
“Thì tôi tin chứ sao! Mình đã tin cả đời rồi, giờ không tin sao được?”
“Vậy nếu ông đã tin cấp trên thì ông cũng phải tin vào con Y chớ…”
Ông ấy vẫn tỏ ra chẳng hiểu gì.
“Này nhớ…”
Tôi hạ giọng, thầm thì với ông ấy một hồi lâu. Tôi so sánh đường lối của con X với đường lối của lãnh đạo Nhật, Phi, và đường lối của con Y với đường lối của lãnh đạo ta. Tôi vừa nói vừa nhìn mặt bố con Y: nét mặt ông ấy cứ giãn dần ra. Cuối cùng, ông ấy ôm chầm lấy tôi, và nói trong những giọt nước mắt sung sướng và xúc động:
“Bác làm tôi tỉnh hẳn ra. Tôi có đứa con tinh khôn thế mà không biết. Xin cám ơn bác, cám ơn lãnh đạo.”
MICHAEL LANG
http://daohieu.wordpress.com/2013/07/06/hai-nha-lanh-dao-va-hai-co-chau-gai/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hai nhà lãnh đạo và hai cô cháu gái
Theo dõi tình hình phức tạp trên biển Đông, thấy cách ứng xử của lãnh đạo ta mà yên tâm và mát lòng mát ruột.
Dù Hoàng Sa đã mất hẳn từ mấy chục năm trước, còn Trường Sa thì có thể mất dần, dù Trung Quốc cho tàu ngang nhiên “tuần tra” cả ở những vùng biển của ta, ức hiếp và hãm hại ngư dân ta, nhưng lãnh đạo ta vẫn kiên quyết “không dùng vũ lực” trên biển Đông, chủ trương xây dựng “lòng tin chiến lược” với các “đối tác chiến lược”, cho thấy “tư duy chiến lược” của lãnh đạo “cấp chiến lược” của ta thật sự ở “tầm chiến lược”, vượt hẳn tầm lãnh đạo của mấy ông hàng xóm khác như Phi phiếc, Nhật nhiếc.
Khi ông Xin-xỏ A-bể tái đắc cử thủ tướng Nhật, một trong những nhà lãnh đạo thế giới mà ổng gọi điện để tham vấn đầu tiên là thủ tướng ta. Việc đó làm ta cứ tưởng ổng học tập được lãnh đạo ta ít nhiều. Ai dè… Ngày 23 tháng 4 năm 2013, ổng hung hăng tuyên bố quyết tâm “dùng vũ lực” để đuổi người Tàu ra khỏi Senkaku, nếu họ dám đổ bộ lên bất kỳ một hòn đảo nào thuộc quần đảo này. Tiếp theo, ổng liên tục nói về hiện đại hóa quân đội, nâng cao năng lực quốc phòng của Nhật Bản. Rồi lại còn tập trận chung với Mỹ, mà tập đổ bộ hẳn hoi, ý nói sẵn sàng đổ bộ lên Senkaku để quét giặc Tàu. Thế mới sợ! Tất nhiên, mình là dân thường, chẳng dám cho ổng là ngu, nhưng ít nhất thì ổng cũng hiếu chiến. So với lãnh đạo ta, vừa rất “chiến lược”, vừa vô cùng yêu hòa bình, thì ổng chỉ là… một thằng ranh háu đá!
*
Ở xóm nhà tôi có mấy gia đình chung một cái sân. Hai trong bốn nhà đó có hai cô con gái, tạm gọi X và Y, đến tuổi cập kê, nhìn rất là ngon mắt. Nhưng tai họa là một nhà lại có một thằng con trai tuổi 27-28, tạm gọi Z, tính vốn càn rỡ, lại rất hám gái. Mặc dù sống trong nhà nước pháp quyền, nhưng nó chẳng coi pháp luật ra cái quái chi. Trước cả mấy gia đình trong xóm, nó vạch một đường trên sân, nhận phần sân nhà nó, chiếm tới 4/5 cả cái sân lớn, và tuyên bố con gái trong xóm nó thích đứa nào thì đứa ấy là của nó. Đã có vài vụ xô xát trong xóm vì có vài thanh niên không chịu nó, nhưng nói chung ai cũng ngại thằng này.
Cháu gái tên X có vẻ không ưa thằng Z. Khi thằng này đòi chà chớ, con X thể hiện thái độ lạnh lùng và tuyên bố sẵn sàng đánh trả, nếu thằng Z đụng đến nó. Vốn nhát gan, lại thấm nhuần đường lối chiến lược khôn khéo của lãnh đạo ta, tôi thấy lo cho con X, chỉ sợ thằng Z đánh hay thậm chí hiếp nó, và cũng ngầm chê nó ngu, lại có phần hiếu chiến.
Con Y thì khác. Nó chẳng những không phản đối thằng Z, mà còn thỉnh thoảng liếc mắt đưa tình với thằng này. Những lúc không có ai giám sát, nó còn sẵn sàng ngả vào lòng thằng Z, cho thằng đó vuốt ve, và cũng mơn trớn lại. Tuy vậy, vừa do trong lòng không thật tôn trọng thằng Z, vừa do bố mẹ phản đối, con Y cũng chưa dám trao trọn thể xác cho thằng Z. Thằng đó cũng biết thế nên vẫn chưa thật tin con Y, và đôi khi nó cảnh cáo con này không thật lòng với nó. Những lúc như vậy, con Y lại phải động viên nó, nói sắp tới sẽ thuyết phục được cha mẹ, rồi sà vào ôm nó, mân mê,… Thằng Z lại tạm quên, cũng ôm và mân mê lại. Tóm lại, con Y rất “chiến lược”.
Một lần, mẹ con Y hỏi nó:
“Mày cứ quấn lấy thằng Z, không sợ thiên hạ chê cười à? Mà nhỡ nó cho chửa ra thì khốn…”
Con Y cười và ôm lấy mẹ:
“Mẹ nghĩ con dại lắm à? Đấy là chiến lược thôi, mẹ ạ. Nếu con không như thế thì nó hiếp con mất. Mà dù sao, con với nó cũng sinh hoạt cùng chi đoàn, gọi nhau là đồng chí, làm sao nói văng vào mặt nó như cái con X vô đoàn thể kia được, hả mẹ?”
Rồi nó lại cười và rúc vào nách mẹ. Mẹ nó vẫn không yên tâm tí nào, nhưng không đủ chứng lý để bác bỏ nó, nên chỉ thở dài.
Hôm rồi, tôi gặp bố con Y. Ông ấy cũng phàn nàn, lo lắng vì thái độ của con gái. Vốn là bạn già với nhau, tôi cố gắng thuyết phục ông ấy. Tôi nói con Y làm vậy là khôn khéo lắm. Ông ấy vẫn tỏ ra không yên tâm. Cuối cùng, tôi đành phải “làm chính trị” với ông ấy. Tôi bảo:
“Vậy tôi hỏi ông: ông có tin vào đường lối của trên không?”
Ông ấy trố mắt nhìn tôi:
“Thì tôi tin chứ sao! Mình đã tin cả đời rồi, giờ không tin sao được?”
“Vậy nếu ông đã tin cấp trên thì ông cũng phải tin vào con Y chớ…”
Ông ấy vẫn tỏ ra chẳng hiểu gì.
“Này nhớ…”
Tôi hạ giọng, thầm thì với ông ấy một hồi lâu. Tôi so sánh đường lối của con X với đường lối của lãnh đạo Nhật, Phi, và đường lối của con Y với đường lối của lãnh đạo ta. Tôi vừa nói vừa nhìn mặt bố con Y: nét mặt ông ấy cứ giãn dần ra. Cuối cùng, ông ấy ôm chầm lấy tôi, và nói trong những giọt nước mắt sung sướng và xúc động:
“Bác làm tôi tỉnh hẳn ra. Tôi có đứa con tinh khôn thế mà không biết. Xin cám ơn bác, cám ơn lãnh đạo.”
MICHAEL LANG
http://daohieu.wordpress.com/2013/07/06/hai-nha-lanh-dao-va-hai-co-chau-gai/