Mỗi Ngày Một Chuyện
Hạn hán, xâm thực mặn - và chính trường Việt Nam
Những ngày này,hiện tượng xâm thực mặn và hạn hán tại đồng bằng sông Cửu Long ròng rã được đưa tin hàng ngày trên mọi phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam
Lê Dân
(Dân Luận)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các lãnh đạo và cán bộ chủ chốt tỉnh Long An. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) |
Những ngày này,hiện tượng xâm thực mặn và hạn hán tại đồng bằng sông Cửu
Long ròng rã được đưa tin hàng ngày trên mọi phương tiện thông tin đại
chúng Việt Nam. Ngày ngày, trên trang nhất các báo lề phải, trên chương
trình thời sự hàng ngày là nhưng cánh đồng lúa khô hạn, là những đầm tôm
chết và những gương mặt người nông dân khắc khổ. Lỗi tại El Nino. Lỗi
tại cơ quan quản lí nhà nước có định hướng và cố gắng nhưng không lường
được thực tế khắc nghiệt xảy ra ngoài dự đoán. Hình như lỗi tại ông
Trời…
* * *
Tại Hà Nội, công tác chuẩn bị cho kì họp Quốc hội thứ 11 khóa XIII vào
ngày 4-6/4/2016 cũng nóng không kém. Tính từ thời điểm lập quốc 1945,
lần đầu tiên chính trường Việt Nam có nhiều diễn biến lạ và không tuân
thủ các cơ chế chính trị hợp pháp đầy đủ. Các vị trí quan trọng như Thủ
tướng Chính phủ được Bộ Chính trị giới thiệu trước cả khi Quốc hội họp.
Giữa một không gian chính trị phức tạp lần này, một Quốc hội mới đã bầu
ra nhưng chưa đi vào hoạt động trong khi một Quốc hội hiện tại đang còn
tồn tại mấy tháng nữa. Những thông lệ cũ đang bị can thiệp để thay đổi.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Bộ Chính trị giới thiệu làm Thủ
tướng Nhiệm kì tới với sự tín nhiệm của Quốc hội mới – dàn ê kíp mà theo
luật định phải có 75% gương mặt là đại biểu quốc hội mới. Những chính
khách mới coóng, được đưa vào chính trường khốc liệt, có lẽ lựa chọn
khôn ngoan nhất là làm Nghị Gật theo các định hướng và sắp xếp của các
cụ ở trên.
Nhưng dường như với Quốc hội hiện tại, nơi các nghị sĩ có 5 năm làm đại
biểu quốc hội, nơi tập trung các Ủy viên TW Đảng ủng hộ Thủ tướng bị
thất sủng – câu chuyện có thể diễn biến theo một chiều hướng khác. Như
thông lệ, vị trí Thủ tướng Chính phủ là của miền Nam nhưng lần này người
miền Nam đang bị gạt ra ở các vị trí quan trọng. Giới thạo tin đồn rằng
chính trường đang có những làn sóng ủng hộ Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kì tới, đặc biệt từ những
người ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bà Ngân là người Bến Tre, và xét
về tiểu sử, có bề dày thành tích điều hành hệ thống quản lí trong Chính
phủ nhiều hơn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bà từng giữ chức vụ Thứ
trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Thương mại, và Bộ trưởng Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội. Đồng thời, thời kì bà giữ chức vụ Bí thư tỉnh
Hải Dương, Hải Dương đã có những thành tích phát triển vượt bậc. Điều gì
sẽ xảy ra nếu như Quốc hội mới và Quốc hội hiện tại không cũ không cùng
quan điểm với vị trí Thủ tướng Chính phủ nhiệm kì tới???
* * *
Ngày 15/3/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nguyên một ngày làm
việc với Tỉnh Long An, tỉnh miền Nam có số Ủy viên TW Đảng đông nhất,
cũng có nghĩa là nơi ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cao nhất trong
số các tỉnh Miền Nam. Ngày 16/3/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành
nguyên một ngày làm việc với Tỉnh Tiền Giang.
Ngày 16/3/2016, lần đầu tiên yếu tố Trung Quốc được nhắc đến trong câu
chuyện hạn hán tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Các phương tiện thông tin
đại chúng ngập tràn thông tin Việt Nam đề nghị Trung Quốc xả nước tại
các đập trên sông Mê-kông.
Theo thống kê của VietnamNet tại
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/287057/con-so-thu-vi-ve-bo-chinh-tri-bch-tu-khoa-12.html,
Long An là tỉnh miền Nam năm nay có nhiều Ủy viên TW Đảng trúng cử
nhất.
Và sau ngày làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 15/3/2016
tại Long An, thì đồng bằng sông Cửu Long được giải cứu khỏi hạn hán. Và
Trung Quốc, xuất hiện như một ân nhân với nhân dân đồng bằng sông Cửu
Long. Sẽ không còn lo hạn hán và xâm thực mặn nữa….
Chính trị gia, vốn nổi tiếng là những người tạo ra mâu thuẫn và đi giải
quyết mâu thuẫn. Họ biết cách lợi dụng đám đông để biến mình thành người
hùng. Và trong câu chuyện hạn hán, xâm thực mặn của Việt Nam, hình như
lấp ló bóng dáng nhà chính trị gia sắc sảo trong đó. Dường như số phận
của những người dân đồng bằng sông Cửu Long bị treo dưới nắng và ngâm
trong nước biển những ngày qua, không phải là tại ông Trời….
(Dân Luận)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hạn hán, xâm thực mặn - và chính trường Việt Nam
Những ngày này,hiện tượng xâm thực mặn và hạn hán tại đồng bằng sông Cửu Long ròng rã được đưa tin hàng ngày trên mọi phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các lãnh đạo và cán bộ chủ chốt tỉnh Long An. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) |
Những ngày này,hiện tượng xâm thực mặn và hạn hán tại đồng bằng sông Cửu
Long ròng rã được đưa tin hàng ngày trên mọi phương tiện thông tin đại
chúng Việt Nam. Ngày ngày, trên trang nhất các báo lề phải, trên chương
trình thời sự hàng ngày là nhưng cánh đồng lúa khô hạn, là những đầm tôm
chết và những gương mặt người nông dân khắc khổ. Lỗi tại El Nino. Lỗi
tại cơ quan quản lí nhà nước có định hướng và cố gắng nhưng không lường
được thực tế khắc nghiệt xảy ra ngoài dự đoán. Hình như lỗi tại ông
Trời…
* * *
Tại Hà Nội, công tác chuẩn bị cho kì họp Quốc hội thứ 11 khóa XIII vào
ngày 4-6/4/2016 cũng nóng không kém. Tính từ thời điểm lập quốc 1945,
lần đầu tiên chính trường Việt Nam có nhiều diễn biến lạ và không tuân
thủ các cơ chế chính trị hợp pháp đầy đủ. Các vị trí quan trọng như Thủ
tướng Chính phủ được Bộ Chính trị giới thiệu trước cả khi Quốc hội họp.
Giữa một không gian chính trị phức tạp lần này, một Quốc hội mới đã bầu
ra nhưng chưa đi vào hoạt động trong khi một Quốc hội hiện tại đang còn
tồn tại mấy tháng nữa. Những thông lệ cũ đang bị can thiệp để thay đổi.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Bộ Chính trị giới thiệu làm Thủ
tướng Nhiệm kì tới với sự tín nhiệm của Quốc hội mới – dàn ê kíp mà theo
luật định phải có 75% gương mặt là đại biểu quốc hội mới. Những chính
khách mới coóng, được đưa vào chính trường khốc liệt, có lẽ lựa chọn
khôn ngoan nhất là làm Nghị Gật theo các định hướng và sắp xếp của các
cụ ở trên.
Nhưng dường như với Quốc hội hiện tại, nơi các nghị sĩ có 5 năm làm đại
biểu quốc hội, nơi tập trung các Ủy viên TW Đảng ủng hộ Thủ tướng bị
thất sủng – câu chuyện có thể diễn biến theo một chiều hướng khác. Như
thông lệ, vị trí Thủ tướng Chính phủ là của miền Nam nhưng lần này người
miền Nam đang bị gạt ra ở các vị trí quan trọng. Giới thạo tin đồn rằng
chính trường đang có những làn sóng ủng hộ Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kì tới, đặc biệt từ những
người ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bà Ngân là người Bến Tre, và xét
về tiểu sử, có bề dày thành tích điều hành hệ thống quản lí trong Chính
phủ nhiều hơn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bà từng giữ chức vụ Thứ
trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Thương mại, và Bộ trưởng Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội. Đồng thời, thời kì bà giữ chức vụ Bí thư tỉnh
Hải Dương, Hải Dương đã có những thành tích phát triển vượt bậc. Điều gì
sẽ xảy ra nếu như Quốc hội mới và Quốc hội hiện tại không cũ không cùng
quan điểm với vị trí Thủ tướng Chính phủ nhiệm kì tới???
* * *
Ngày 15/3/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nguyên một ngày làm
việc với Tỉnh Long An, tỉnh miền Nam có số Ủy viên TW Đảng đông nhất,
cũng có nghĩa là nơi ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cao nhất trong
số các tỉnh Miền Nam. Ngày 16/3/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành
nguyên một ngày làm việc với Tỉnh Tiền Giang.
Ngày 16/3/2016, lần đầu tiên yếu tố Trung Quốc được nhắc đến trong câu
chuyện hạn hán tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Các phương tiện thông tin
đại chúng ngập tràn thông tin Việt Nam đề nghị Trung Quốc xả nước tại
các đập trên sông Mê-kông.
Theo thống kê của VietnamNet tại
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/287057/con-so-thu-vi-ve-bo-chinh-tri-bch-tu-khoa-12.html,
Long An là tỉnh miền Nam năm nay có nhiều Ủy viên TW Đảng trúng cử
nhất.
Và sau ngày làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 15/3/2016
tại Long An, thì đồng bằng sông Cửu Long được giải cứu khỏi hạn hán. Và
Trung Quốc, xuất hiện như một ân nhân với nhân dân đồng bằng sông Cửu
Long. Sẽ không còn lo hạn hán và xâm thực mặn nữa….
Chính trị gia, vốn nổi tiếng là những người tạo ra mâu thuẫn và đi giải
quyết mâu thuẫn. Họ biết cách lợi dụng đám đông để biến mình thành người
hùng. Và trong câu chuyện hạn hán, xâm thực mặn của Việt Nam, hình như
lấp ló bóng dáng nhà chính trị gia sắc sảo trong đó. Dường như số phận
của những người dân đồng bằng sông Cửu Long bị treo dưới nắng và ngâm
trong nước biển những ngày qua, không phải là tại ông Trời….
(Dân Luận)