Văn Học & Nghệ Thuật

Hát Sai Lời - Mạnh Kim ( Trần Văn Giang ghi lại )

(Khi “Nhạc Vàng” Trước 1975 Bị Tước “Quyền” Nguyên Bản)

Hát Sai Lời  

(Khi “Nhạc Vàng” Trước 1975 Bị Tước “Quyền” Nguyên Bản)


Hát sai lời các ca khúc kinh điển của làng tân nhạc Việt Nam không là hiện tượng nhất thời. Nó là một “đại dịch !” Nhiều ca sĩ thế hệ ngày nay, từ những tên tuổi lớn như Mỹ Tâm, Hồng Nhung…, đến vô số ca sĩ phòng trà Sài Gòn, cứ tự đổi lời, hoặc không thuộc lời rồi tự chế, và cứ vậy mà ngây thơ hát; trong khi việc tìm lại lời gốc thật ra chẳng khó khăn gì… 

 

Nghe “Bài thánh ca buồn,” buồn nhất là… nghe hát sai lời 

 

Một trong những ca khúc bị hát sai nhiều nhất, sai năm này qua năm kia, hết Giáng sinh này đến mùa Noel khác, là ca khúc “Bài thánh ca buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Đây là một trong những ca khúc Giáng sinh đẹp nhất của tân nhạc Việt Nam. Không như nhiều ca khúc Giáng sinh có giai điệu tươi vui, “Bài thánh ca buồn nghe ray rứt và sầu cảm vô cùng.  

 

“Bài thánh ca đó còn nhớ không em?  

Noel năm nào chúng mình có nhau…”  

 

Sự hoài niệm được nhắc da diết trong ca khúc có thể được xem là dòng hoài niệm đẹp mượt như nhung. Nó buồn nhưng làm ấm lòng. Nó khắc khoải nhưng làm ngây ngất. Nó nhẹ nhàng nhưng sâu thăm thẳm. Tuyệt phẩm được sáng tác cách đây nửa thế kỷ này (1972) từng được thể hiện tuyệt vời qua giọng ca Elvis Phương trước 1975. 50 năm qua, “Bài thánh ca buồn” vẫn vang vọng dịp Giáng sinh về. Và 50 năm qua, nhạc sĩ Nguyễn Vũ vẫn rầu rĩ với việc tuyệt tác của mình bị hát sai. 

 

“Rồi một chiều áo trắng thay màu,  

em qua cầu xác pháo theo sau.”  

 

Đã bị vô số ca sĩ hát thành:

“Rồi một chiều áo trắng phai màu.”

Nói về chữ nghĩa thì “thay” hẳn nhiên khác một trời một vực với “phai.” Điều đáng nói ở đây là việc đổi chữ đã làm mất đi ý nghĩa mà tác giả muốn nói. Trong khi nhạc sĩ Nguyễn Vũ muốn hàm ý chiếc áo trắng ngây thơ của em nữ sinh ngày nào bây giờ đã được thay bằng chiếc áo khác, khi em qua cầu xác pháo theo sau – có nghĩa là em trở thành nàng dâu trong lễ cưới với những tràng pháo đỏ đón em về nhà chồng, để lại lòng anh nỗi bùi ngùi thương cảm. Thế mà các ca sĩ cứ thích cho em mặc mãi chiếc áo trắng đến mức nó… phai màu. Mà áo trắng bị phai thì hơi… vô duyên. Áo đã trắng mà phai thì nó thành màu gì? Màu cháo lòng à? – nhạc sĩ Nguyễn Vũ có lần nói với một tờ báo như vậy.

Chưa hết:  

“Rồi những đêm thánh đường đón Noel.” 

  

Bản gốc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ không phải vậy. Hát đúng phải là: 

 

“Rồi những đêm thế trần đón Noel.” 

 

Chẳng hiểu ai là người đầu tiên biến “thế trần” thành “thánh đường” nhưng việc sửa này cho thấy “tác giả sửa” dường như  không hiểu ý tứ của tác giả gốc. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết, sở dĩ ông dùng từ “thế trần” để muốn nói rằng Giáng sinh bây giờ không còn là dịp lễ riêng của người Công giáo. Nó đã trở thành một sinh hoạt văn hóa chung của tất cả, bất kể tôn giáo nào. Thế trần đón Noel” – mọi người trên thế gian, trên trần thế này – cùng mừng vui hân hoan đón Giáng sinh. 

 

Loạn hát sai 

 

Bài thánh ca buồn không là ca khúc hiếm hoi được nhiều thế hệ yêu mến bị hát sai lời. Ca khúc “Hoa tím người xưa của nhạc sĩ Thanh Sơn là một “nạn nhân” nữa. Hồi trước 1975, ca sĩ Giao Linh hát rõ ràng: 

“Rồi chiều nay lá khô rơi đầy có người nhìn buồn lây 

Gom nhớ thương sưởi tình cô liêu ấm thêm lòng ít nhiều…” 

Lá rơi lả tả để nhạc sĩ Thanh Sơn có cái để mà “gom nhớ thương và như vậy mới thấy được cái sầu buồn của tâm trạng, một nỗi buồn cho một cuộc tình đã chết. Ấy vậy bây giờ các ca sĩ thế hệ mới cứ muốn lá thu chứ không phải lá rơi,” như thể cái buồn vương vất chỉ xảy ra vào mùa Thu… 

 

Tương tự “Bài thánh ca buồn,” một trong những ca khúc bị hát sai dai dẳng nhất là “Thành phố buồn” của nhạc sĩ Lam Phương. Lời bản gốc của ông là: 

 

“Rồi từ đó, trốn phong ba, em làm dâu nhà người.” 

 

Thế mà “trốn” đã bị biến thành “chốn.” Kể từ đó,” vâng, từ đó, em không còn thiết tha gì nữa. Em trốn thôi. Em bỏ hết. Em chẳng muốn nhắc chuyện tình cũ với anh nữa. Em chấp nhận “làm dâu nhà người. Chẳng lý gì mà từ đó rồi lại nhảy vào chốn phong ba để đến nhà người làm dâu. 

 

Cũng không thể không kể một bài hát được hát sai bền bỉ nữa là “Hoa sứ nhà nàng của nhạc sĩ Hoàng Phương. Mà bị hát sai ngay từ câu đầu. Bản gốc là: 

 

“Đêm đêm ngủ mùi hương 

Mùi hoa sứ nhà nàng 

Hương nồng hoa tình ái….”

  

Ý của tác giả Hoàng Phương rằng, đêm đêm, khi ông ngủ, ông lại nghe thoang thoảng mùi hoa sứ nhà nàng. Chứ không phải đêm đêm ông… “ngửi” mùi hoa sứ nhà nàng. Hương nồng hoa tình ái ở đây là hương thoảng tự nhiên. Muốn hay không thì hương nồng vẫn bay đến, để cảm nhận, để xao xuyến, chứ chẳng phải chủ động hít hà ngửi… 


Cần nhấn mạnh, khi sáng tác, gần như bất kỳ nhạc sĩ nào cũng thường mất nhiều thời gian để suy nghĩ chắt lọc câu từ. Một chữ của họ trong một câu hoặc một đoạn có khi gánh toàn bộ cái ý tứ và nội dung của ca khúc. Một chữ của họ không chỉ nói lên cảm xúc. Nó còn là cái hồn của tác phẩm. 

 

Trong bài “Đêm đông của Nguyễn Văn Thương, chữ “rơi” trong câu “chiều chưa đi màn đêm rơi xuống” là một chữ hay đến rụng rời. Màn đêm rơi là một tuyệt tác ngôn từ. Đó là một từ tuyệt mỹ trong một tuyệt phẩm. Nó không thể thay thế được bằng chữ “buông” như nhiều ca sĩ thời nay hát. 

 

Trong bài “Riêng một góc trời,” tác giả Ngô Thụy Miên không phải tự nhiên đặt đại chữ  “mơ” trong câu:

“Nụ hôn đã mơ say, bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu.” 

 

Phải nói rằng nụ hôn đã mơ say của Ngô Thụy Miên nghe muốn nổi cả da gà! Nó hay và đẹp vô cùng. Nó khác lắm với “nụ hôn đã mê say” – nghe sao tầm thường quá!

 

Trong một ca khúc khác của Ngô Thụy Miên, “Dấu tình sầu,” ông viết:  


“Ngàn năm cho giá băng hồn 

Tuổi buồn gầy lên màu mắt.”

Thế mà có người hát: 

  

“Tuổi buồn nầy lên màu mắt.” 

 

Và trong “Tuổi thần tiên,” nhạc sĩ Phạm Duy, bậc thầy về ngữ nhạc cũng như Việt ngữ, đã viết: 


“Ϲỏ trinh nữ tắm trong phấn thông mờ 

Khi mưa về, e thẹn cỏ hoa.” 

 

Lại có người thay “e” bằng “em.”  Ý tứ bị sai hết cả. E thẹn” ở đây là cỏ trinh nữ” được nhắc ở câu trên.

  

Và người ta không chỉ sai một hoặc vài chữ. Mỹ Linh và Mỹ Tâm là hai ca sĩ không chỉ hát nhầm hoặc sai lời mà còn tự ý thay nguyên cả câu! Trong bài “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui của Trịnh Công Sơn, Mỹ Linh tự cải biên,” từ:

  

“Tôi đợi em về bàn chân quen quáthảm lá me vàng lại bước qua…

 Thành: 

 

“Tôi đợi em về bàn chân quen lốithảm lá reo mừng tựa vẫy tay.” 

 

Nhắc đến Trịnh Công Sơn, cũng thấy rằng:

nhỡ mai trong cơn đau vùi...” 

của ông trong bài “Diễm xưa đã bị nhiều người hát thành: 

 

nhớ mãi trong cơn đau vùi.”

  

Nếu "lỡ mai" này ("chưa xảy ra") không chỉ đã bị biến thành xảy ra rồi mà lại còn… “nhớ mãi” nữa chứ

 

Trong bài “Hạ trắng,” ca khúc quen thuộc đến mức gần như chẳng ai có thể quên hoặc hát nhầm câu: 

 

“Gọi tên em mãi suốt cơn mê này,” 

 

thì Mỹ Tâm đã hát:

  

"Gọi tên em mãi chết trên sông dài.”

  

Ôi! “gọi tên em mãi,” Mỹ Tâm… 

 

Điều đáng nói là tình trạng hát sai đã biến thành hiện tượng và từ hiện tượng trở thành thói quen, xảy ra ngay trong thời đại thông tin mà việc tìm lời bài gốc chẳng khó khăn lắm. Điều này không chỉ làm hỏng yếu tố mỹ cảm của ca khúc. Quan trọng hơn: Nó đang làm hư di sản của một nền âm nhạc. 

 

Mạnh Kim

Trần Văn Giang (ghi lại)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hát Sai Lời - Mạnh Kim ( Trần Văn Giang ghi lại )

(Khi “Nhạc Vàng” Trước 1975 Bị Tước “Quyền” Nguyên Bản)

Hát Sai Lời  

(Khi “Nhạc Vàng” Trước 1975 Bị Tước “Quyền” Nguyên Bản)


Hát sai lời các ca khúc kinh điển của làng tân nhạc Việt Nam không là hiện tượng nhất thời. Nó là một “đại dịch !” Nhiều ca sĩ thế hệ ngày nay, từ những tên tuổi lớn như Mỹ Tâm, Hồng Nhung…, đến vô số ca sĩ phòng trà Sài Gòn, cứ tự đổi lời, hoặc không thuộc lời rồi tự chế, và cứ vậy mà ngây thơ hát; trong khi việc tìm lại lời gốc thật ra chẳng khó khăn gì… 

 

Nghe “Bài thánh ca buồn,” buồn nhất là… nghe hát sai lời 

 

Một trong những ca khúc bị hát sai nhiều nhất, sai năm này qua năm kia, hết Giáng sinh này đến mùa Noel khác, là ca khúc “Bài thánh ca buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Đây là một trong những ca khúc Giáng sinh đẹp nhất của tân nhạc Việt Nam. Không như nhiều ca khúc Giáng sinh có giai điệu tươi vui, “Bài thánh ca buồn nghe ray rứt và sầu cảm vô cùng.  

 

“Bài thánh ca đó còn nhớ không em?  

Noel năm nào chúng mình có nhau…”  

 

Sự hoài niệm được nhắc da diết trong ca khúc có thể được xem là dòng hoài niệm đẹp mượt như nhung. Nó buồn nhưng làm ấm lòng. Nó khắc khoải nhưng làm ngây ngất. Nó nhẹ nhàng nhưng sâu thăm thẳm. Tuyệt phẩm được sáng tác cách đây nửa thế kỷ này (1972) từng được thể hiện tuyệt vời qua giọng ca Elvis Phương trước 1975. 50 năm qua, “Bài thánh ca buồn” vẫn vang vọng dịp Giáng sinh về. Và 50 năm qua, nhạc sĩ Nguyễn Vũ vẫn rầu rĩ với việc tuyệt tác của mình bị hát sai. 

 

“Rồi một chiều áo trắng thay màu,  

em qua cầu xác pháo theo sau.”  

 

Đã bị vô số ca sĩ hát thành:

“Rồi một chiều áo trắng phai màu.”

Nói về chữ nghĩa thì “thay” hẳn nhiên khác một trời một vực với “phai.” Điều đáng nói ở đây là việc đổi chữ đã làm mất đi ý nghĩa mà tác giả muốn nói. Trong khi nhạc sĩ Nguyễn Vũ muốn hàm ý chiếc áo trắng ngây thơ của em nữ sinh ngày nào bây giờ đã được thay bằng chiếc áo khác, khi em qua cầu xác pháo theo sau – có nghĩa là em trở thành nàng dâu trong lễ cưới với những tràng pháo đỏ đón em về nhà chồng, để lại lòng anh nỗi bùi ngùi thương cảm. Thế mà các ca sĩ cứ thích cho em mặc mãi chiếc áo trắng đến mức nó… phai màu. Mà áo trắng bị phai thì hơi… vô duyên. Áo đã trắng mà phai thì nó thành màu gì? Màu cháo lòng à? – nhạc sĩ Nguyễn Vũ có lần nói với một tờ báo như vậy.

Chưa hết:  

“Rồi những đêm thánh đường đón Noel.” 

  

Bản gốc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ không phải vậy. Hát đúng phải là: 

 

“Rồi những đêm thế trần đón Noel.” 

 

Chẳng hiểu ai là người đầu tiên biến “thế trần” thành “thánh đường” nhưng việc sửa này cho thấy “tác giả sửa” dường như  không hiểu ý tứ của tác giả gốc. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết, sở dĩ ông dùng từ “thế trần” để muốn nói rằng Giáng sinh bây giờ không còn là dịp lễ riêng của người Công giáo. Nó đã trở thành một sinh hoạt văn hóa chung của tất cả, bất kể tôn giáo nào. Thế trần đón Noel” – mọi người trên thế gian, trên trần thế này – cùng mừng vui hân hoan đón Giáng sinh. 

 

Loạn hát sai 

 

Bài thánh ca buồn không là ca khúc hiếm hoi được nhiều thế hệ yêu mến bị hát sai lời. Ca khúc “Hoa tím người xưa của nhạc sĩ Thanh Sơn là một “nạn nhân” nữa. Hồi trước 1975, ca sĩ Giao Linh hát rõ ràng: 

“Rồi chiều nay lá khô rơi đầy có người nhìn buồn lây 

Gom nhớ thương sưởi tình cô liêu ấm thêm lòng ít nhiều…” 

Lá rơi lả tả để nhạc sĩ Thanh Sơn có cái để mà “gom nhớ thương và như vậy mới thấy được cái sầu buồn của tâm trạng, một nỗi buồn cho một cuộc tình đã chết. Ấy vậy bây giờ các ca sĩ thế hệ mới cứ muốn lá thu chứ không phải lá rơi,” như thể cái buồn vương vất chỉ xảy ra vào mùa Thu… 

 

Tương tự “Bài thánh ca buồn,” một trong những ca khúc bị hát sai dai dẳng nhất là “Thành phố buồn” của nhạc sĩ Lam Phương. Lời bản gốc của ông là: 

 

“Rồi từ đó, trốn phong ba, em làm dâu nhà người.” 

 

Thế mà “trốn” đã bị biến thành “chốn.” Kể từ đó,” vâng, từ đó, em không còn thiết tha gì nữa. Em trốn thôi. Em bỏ hết. Em chẳng muốn nhắc chuyện tình cũ với anh nữa. Em chấp nhận “làm dâu nhà người. Chẳng lý gì mà từ đó rồi lại nhảy vào chốn phong ba để đến nhà người làm dâu. 

 

Cũng không thể không kể một bài hát được hát sai bền bỉ nữa là “Hoa sứ nhà nàng của nhạc sĩ Hoàng Phương. Mà bị hát sai ngay từ câu đầu. Bản gốc là: 

 

“Đêm đêm ngủ mùi hương 

Mùi hoa sứ nhà nàng 

Hương nồng hoa tình ái….”

  

Ý của tác giả Hoàng Phương rằng, đêm đêm, khi ông ngủ, ông lại nghe thoang thoảng mùi hoa sứ nhà nàng. Chứ không phải đêm đêm ông… “ngửi” mùi hoa sứ nhà nàng. Hương nồng hoa tình ái ở đây là hương thoảng tự nhiên. Muốn hay không thì hương nồng vẫn bay đến, để cảm nhận, để xao xuyến, chứ chẳng phải chủ động hít hà ngửi… 


Cần nhấn mạnh, khi sáng tác, gần như bất kỳ nhạc sĩ nào cũng thường mất nhiều thời gian để suy nghĩ chắt lọc câu từ. Một chữ của họ trong một câu hoặc một đoạn có khi gánh toàn bộ cái ý tứ và nội dung của ca khúc. Một chữ của họ không chỉ nói lên cảm xúc. Nó còn là cái hồn của tác phẩm. 

 

Trong bài “Đêm đông của Nguyễn Văn Thương, chữ “rơi” trong câu “chiều chưa đi màn đêm rơi xuống” là một chữ hay đến rụng rời. Màn đêm rơi là một tuyệt tác ngôn từ. Đó là một từ tuyệt mỹ trong một tuyệt phẩm. Nó không thể thay thế được bằng chữ “buông” như nhiều ca sĩ thời nay hát. 

 

Trong bài “Riêng một góc trời,” tác giả Ngô Thụy Miên không phải tự nhiên đặt đại chữ  “mơ” trong câu:

“Nụ hôn đã mơ say, bờ môi ướt mi cay, nay còn đâu.” 

 

Phải nói rằng nụ hôn đã mơ say của Ngô Thụy Miên nghe muốn nổi cả da gà! Nó hay và đẹp vô cùng. Nó khác lắm với “nụ hôn đã mê say” – nghe sao tầm thường quá!

 

Trong một ca khúc khác của Ngô Thụy Miên, “Dấu tình sầu,” ông viết:  


“Ngàn năm cho giá băng hồn 

Tuổi buồn gầy lên màu mắt.”

Thế mà có người hát: 

  

“Tuổi buồn nầy lên màu mắt.” 

 

Và trong “Tuổi thần tiên,” nhạc sĩ Phạm Duy, bậc thầy về ngữ nhạc cũng như Việt ngữ, đã viết: 


“Ϲỏ trinh nữ tắm trong phấn thông mờ 

Khi mưa về, e thẹn cỏ hoa.” 

 

Lại có người thay “e” bằng “em.”  Ý tứ bị sai hết cả. E thẹn” ở đây là cỏ trinh nữ” được nhắc ở câu trên.

  

Và người ta không chỉ sai một hoặc vài chữ. Mỹ Linh và Mỹ Tâm là hai ca sĩ không chỉ hát nhầm hoặc sai lời mà còn tự ý thay nguyên cả câu! Trong bài “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui của Trịnh Công Sơn, Mỹ Linh tự cải biên,” từ:

  

“Tôi đợi em về bàn chân quen quáthảm lá me vàng lại bước qua…

 Thành: 

 

“Tôi đợi em về bàn chân quen lốithảm lá reo mừng tựa vẫy tay.” 

 

Nhắc đến Trịnh Công Sơn, cũng thấy rằng:

nhỡ mai trong cơn đau vùi...” 

của ông trong bài “Diễm xưa đã bị nhiều người hát thành: 

 

nhớ mãi trong cơn đau vùi.”

  

Nếu "lỡ mai" này ("chưa xảy ra") không chỉ đã bị biến thành xảy ra rồi mà lại còn… “nhớ mãi” nữa chứ

 

Trong bài “Hạ trắng,” ca khúc quen thuộc đến mức gần như chẳng ai có thể quên hoặc hát nhầm câu: 

 

“Gọi tên em mãi suốt cơn mê này,” 

 

thì Mỹ Tâm đã hát:

  

"Gọi tên em mãi chết trên sông dài.”

  

Ôi! “gọi tên em mãi,” Mỹ Tâm… 

 

Điều đáng nói là tình trạng hát sai đã biến thành hiện tượng và từ hiện tượng trở thành thói quen, xảy ra ngay trong thời đại thông tin mà việc tìm lời bài gốc chẳng khó khăn lắm. Điều này không chỉ làm hỏng yếu tố mỹ cảm của ca khúc. Quan trọng hơn: Nó đang làm hư di sản của một nền âm nhạc. 

 

Mạnh Kim

Trần Văn Giang (ghi lại)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm