Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

Hồ, nghệ sĩ ưu tú! - Việt Nhân

(HNPD) Người vợ chưa trọn năm của Nguyễn là Tăng Tuyết Minh, ở vậy cho đến chết năm 1991, nhưng ngoài quan hệ này còn có một quan hệ khác, mối quan hệ mới này là Nguyễn Thị Minh Khai,




(HNPĐ) Dân Việt rơi vào một cơn lốc đã bảy mươi năm hơn, vận nước ngả nghiêng theo kẻ mà nhân thân lý lịch mù mờ đó là Hồ, lắm nhà như cha con mỗ tôi, từ đời ông đến đời cháu bị lốc xoáy kẻ bị giết, kẻ mang thân tù. Hồ là ai có thật là kẻ mà lắm người tôn là cha già dân tộc, là thánh, là thần, hay là kẻ mà nhiều người đã nhận ra đầy những gian xảo, ẩn trong dáng dấp như một nhà tu khổ hạnh sống giản đơn không vợ không con?

Khi thế giới chấm dứt tiếng súng của đệ nhị thế chiến, thì bom đạn ở Việt Nam lại giòn giã hơn bao giờ hết, với những cái trường kỳ đánh Pháp , đánh Mỹ, đánh đến người Việt cuối cùng cho dù phải đốt cả dãy Trường Sơn. Người nói câu nói đó là Hồ, cũng là người nói cùng thư ký riêng của mình Vũ Đình Huỳnh, rằng đôi khi những giọt nước mắt giả vờ thì hữu ích trong việc làm cho vấn đề dễ thông qua trong một bài phát biểu!

Khi nói câu: “Đôi khi những giọt nước mắt giả vờ, thì hữu ích trong việc làm cho vấn đề dễ thông qua trong một bài phát biểu”, đó là câu nói tự hào cho cái giỏi của một kịch sĩ, cũng là để tự hào cho sự khôn ngoan của chính mình, cả hai cái đó có thừa nơi Hồ. Dân Việt đã bị Hồ lừa với cảnh diễn khóc, dùng khăn lau nước mắt trong buỗi họp tổng kết năm 1956, về công cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất ở miền Bắc… Hồ cáo và dân Việt khờ, cả hai đều đúng!

Câu nói “không gì quý hơn độc lập tự do”, đã đưa dân Việt vào cảnh xương phơi thành núi, máu chảy thành sông, nhưng lịch sử còn đó, tài liệu còn ghi, Hồ đều diễn đúng kịch bản của Nga-Hoa. Thảm họa dân Việt từ “cách mạng điền thổ” đến “chiến tranh nhân dân”, ba triệu người chết cho cái gọi là “đánh Mỹ, ta đánh đây là đánh cho Liên Xô - Trung quốc”, đất nước có độc lập hay không thực tế cho thấy từ ngày có Hồ đất nước ngày càng gắn chặt vào TQ.

Vẫn là chuyện nhìn dưới góc cạnh Nguyễn và Hồ không là một! Năm 1945 khi Hồ tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội, thì bà chị ruột của Nguyễn Sinh Coong (Tất Thành) là Nguyễn Thị Thanh, và người anh là Nguyễn Sinh Khiêm có đến phủ chủ tịch. Nhưng lấy lý do Hồ “bận việc” chưa thể hoặc nếu gặp thì chỉ trong phút chốc, cuộc thăm viếng này không một ghi chép hay hình ảnh nào được lưu lại. Vẫn là cái lạ nhưng dễ hiểu!

Gặp gỡ hay nói chuyện nhiều không thể không lộ tông tích, nên mãi sau khi song thân Nguyễn đã chết, cả Khiêm (1950), và Thanh (1954) đều qua đời, Hồ tháng 06/1957 mới về Nam Đàn, Nghệ An. Khi đó những người còn lại trong gia tộc là những kẻ chưa từng biết mặt Sinh Coong, dĩ nhiên chuyến Hồ về quê Nguyễn lần đó thành công, và đây cũng là một trong vài lần Hồ công khai tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, mục đích để vai diễn Hồ là Nguyễn được trọn.

Hồ luôn tránh gặp mặt những ai có quan hệ và biết rõ về nhân thân Nguyễn! Tăng Tuyết Minh sinh tháng 10/1905 tại Quảng Châu, người vợ đầu tiên của Nguyễn là một điển hình, hôn lễ của Tăng Tuyết Minh cùng Nguyễn lúc đó dưới tên Lý Thụy là ngày 18/10/1926, có Đặng Dĩnh Siêu, Thái Sướng, cố vấn Nga Xô Mikhail BorodinTầu cộng và Quốc tế cộng sản chứng kiến, nói vậy để cho thấy đây là cuộc hôn nhân chính thức, có báo cáo với Mạc Tư Khoa.

Chung sống không đầy một năm, tháng 04/1927, Tưởng Giới Thạch truy diệt các đảng viên cộng sản qua sự kiện Trung Sơn Hạm, Lý Thụy theo chỉ thị của Quốc tế cs, theo đoàn cố vấn Nga Xô rời TQ đi Mạc Tư Khoa. Năm 1929, Lý Thụy đến Hương Cảng đổi tên thành Tống Văn Sơ, bị nhà cầm quyền Hong Kong bắt giam tại nhà lao Victoria tháng 06/1931, Nguyễn có nhắn tin, và Tăng Tuyết Minh có đến, nhưng vợ chồng không gặp mặt, mọi quan hệ hết tại đây.

Nguyễn chết vì bệnh lao sau đó 1932 trên đường đi Mạc Tư Khoa! Tháng 05/1950, Tăng Tuyết Minh qua một bài báo đọc được mà nghĩ rằng Lý Thụy, người chồng xa cách hơn 20 năm là Hồ, nên đã nhiều lần gởi thư cho dại sứ VN là Hoàng Văn Hoan nhưng không bao giờ được trả lời. Kể cả sau 1954, Tăng Tuyết Minh xin nhà nước Tầu cộng cho sang Hà Nội gặp Hồ nhưng cuối cũng vẫn bị từ chối… Tội cho người đàn bà này, Hồ không là Lý Thụy chồng bà!!!

Người vợ chưa trọn năm của Nguyễn là Tăng Tuyết Minh, ở vậy cho đến chết năm 1991, nhưng ngoài quan hệ này còn có một quan hệ khác, mối quan hệ mới này là Nguyễn Thị Minh Khai, theo tài liệu còn lưu, và với các nhà nghiên cứu thì chuyện quan hệ này ghi nhận xảy ra vào năm 1930-1931 tại Hong Kong, mùa xuân năm 1931, Nguyễn và Nguyễn Thị Minh Khai cử hành hôn lễ đơn giản với sự chứng kiến của các đồng chí đến từ Sài Gòn và Đông Kinh.

Năm 1935, Mạc Tư Khoa triệu tập Hội nghị lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Thị Minh Khai tham dự và khai là vợ của Lin (bí danh của Nguyễn tại Liên Xô 1924). Hai người đã có quan hệ và cả hôn nhân trước đó vào đầu năm 1931, đến năm 1932 Nguyễn qua đời, tất cả mọi chi tiết chuyện tình này bị ém, đơn giản Hồ được sự chỉ đạo của cs quốc tế,  chỉ định đội lốt Nguyễn… Và cũng năm 1935 này Minh Khai kết hôn với Lê Hồng Phong!

William J. Duker viết : “Năm 1931, Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai bắt đầu yêu nhau, sau đó đề nghị Cục Viễn Đông cho phép kết hôn”,  hôn lễ được cử hành tại Hong Kong vào mùa xuân năm 1931 là có thực. Và vào thời điểm Hội nghị lần thứ VII Quốc tế Cộng sản 1935, Hồ cũng đang có mặt tại Mạc Tư Khoa, dưới tên Linov tức P.C.Lin của Nguyễn, thì một sự kiện khá lý thú xảy ra như đã nói Lê Hồng Phong xin kết hôn Minh Khai.

Chuyện này William J. Duiker trong truyện HoChiMinh viết: “Ngày 25 tháng 5 năm 1935, khai mạc Hội nghị lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mạc Tư Khoa, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn là đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị kết thúc, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai ở lại Mạc Tư Khoa, không lâu sau, hai người đến Phòng đăng ký giá thú làm thủ tục kết hôn”.

Chỉ dấu này cho thấy Hồ không là Nguyễn! Theo Hồ Tuấn Hùng trong “HCM Sinh Bình Khảo”, theo chỉ định của CS Quốc tế Hồ đội lốt Nguyễn (Lin), và đảng An Nam cộng cố tình đề cao mối tình Hồng Phong-Minh Khai, mà khiến ba nhân vật Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và P.C.Lin (cả Hồ lẫn Nguyễn đều có dùng bí danh này), ba người nhưng lại có bốn thân phận trong quan hệ hôn nhân, và đây là cái làm cho nhiều người thắc mắc.

Kết hôn sau khi tham dự Hội nghị VII Quốc tế Cộng sản 1935, năm 1940 Minh Khai sinh con gái Hồng Minh, sau đó bị Pháp bắt, xử bắn1941, và Lê Hồng Phong chết ở nhà tù Côn Đảo 1942. Những cái chết này, đã có nghi ngờ Tầu cộng năm 1940 mật báo cho Pháp bắt Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần… Dọn đường cho Hồ nhập vai Ái Quốc, và một Già Thu xuất hiện tại hang Pắc Bó, biên giới Việt-Trung.

Câu chuyện vợ chồng giữa Nguyễn và Minh Khai, cùng sự kết hôn với Lê Hồng Phong không lý gì đến Hồ tại Mạc Tư Khoa 1935, với nhiều người đó là cái gút mắc, nhưng sẽ không khó hiểu nếu ta đặt vấn đề là Minh Khai đã biết rõ Nguyễn chết. Cũng như những mù mờ sương khói cố ý bọc lấy Hồ sẽ tan biến dễ dàng, nếu ta có cái nhìn Hồ và Nguyến là hai người.

Ngay nhân vật Hồ, xét hình ảnh ngày nay còn giữ được, cho thấy nét mặt, chiều cao, ít ra là đã có từ hai đến ba người thủ vai HCM, họ là những nghệ sĩ ưu tú diễn quá hay, khiến cả một dân tộc bị cộng sản quốc tế lừa, đến nay là đã hơn bảy mươi năm, mà vẫn cúi đầu sì sụp lạy. Đau!!!

Bài repost hôm nay là chuyện bên quê nhà đã lâu (11/2012), bức tượng Hồ bị vứt như rác ngoài đường, ảnh chụp được tung lên mạng. Dư luận định rằng chuyện như thế tất phải xảy ra, vấn đề chỉ là thời gian… Cuối tuần mời Quý độc giả HNPĐ xem lại “CÙNG MỘT CHUNG CUỘC”:






(HNPĐ Nov 07-2012) Câu nói của ông cụ Fugitive không một ai đoán được ý ông cụ là gì, ông nói –Bức tượng cao hơn thằng bé bốn năm tuổi, tức nó phải to và nặng…Ông chỉ nói thế rồi thôi, mọi người chờ câu ông tiếp nhưng ông chỉ nhìn ra ngoài trời. Cái nắng hanh vàng của một sáng mùa thu bầu trời Cali thật trong, chỉ tiếc con đường trước mặt không có hai hàng cây to bên đường, để cho ta được nhìn những chiếc lá vàng từ trên cao đáp nhẹ xuống mặt đường. Ông quay qua mỗ tôi hỏi:

-Cái nắng này chú mày nhớ đến gì về quê nhà.

-Nó cho thằng em nhớ đến cái nắng những ngày giáp tết cụ ạ.

-Tao cũng thế, nhớ cái khu Bắc Hà nơi tao sống, người ta dọn dẹp nhà cửa ăn tết, cứ thế rác rưởi người ta vứt ra lề đường chờ xe vệ sinh đem đi.

Câu nói của ông cụ gợi lại cái thắc mắc của tôi lẫn mọi người, về câu nói ông cụ bỏ ngang lúc nãy, tôi hỏi:

-Thế cụ nghĩ gì về cái tượng Hồ bên đường đi.

-Chả nghĩ gì sất, mấy thằng ở cơ quan nào đó chúng bê ra đó mà vất, phải ít nhất hai thằng mới bê nổi, hoặc chúng phải có xe mà chở.

-Thế cụ so sánh tầm vóc thằng bé là để nói lên điều đó?

-Đúng thế, không chỉ một thằng làm mà phải ít nhất là hai

-Vậy có gì là quan trọng?

-Đấy là cái tao muốn nói, đã hai thằng thì đây là sự đồng tình, đối với chúng không còn là cái gì kiêng dè hay có thể nói là phải tôn trọng, vì đó chỉ là rác thế thôi, một vật cần vứt thì vứt đâu cũng là vứt, lề đường hay bãi rác khác gì nhau? Tượng thờ thì cũng là khúc gỗ tạc mà nên, nhưng người ta đặt vào đó là những gì tôn kính, xuất phát tự niềm tin tâm linh thật sự, vì thế không bao giờ có chuyện tượng thờ Chúa hay Phật lại bị xử thiếu tôn trọng, dù rằng cũng tự tay người và cũng từ gỗ hay đất mà thành.

Tôi đã hiểu ý cụ! Cái giá trị thật đã phơi bày qua chuyện tượng Hồ vứt bỏ chơ vơ bên lề đường, trong lòng những kẻ làm chuyện này, thì bức tượng không mang một giá trị gì cả, vật chất không mà tâm linh lại càng không. Tránh được những kềm cặp sắt máu, không còn đe dọa phải e ngại thì những gì thật nhất được bộc lộ, khuất những con mắt cú vọ thì cần gì kịch cọt, không những chổng mông mà còn đánh phát rắm vào mặt, đó là kết quả của những gì ép buộc mà không là tự nguyện.

Đã qua rồi những gì sắt máu, người ta đã chụp được bức ảnh khi bức tượng Lenin bị kéo sập tại một nước Đông Âu, một người dân đã nhìn vào nặt bức tượng tay chỉ trỏ ra tuồng sỉ vả, ngày đó tại Việt Nam rồi sẽ đến lượt Hồ. Những gì giả trá đều có cùng chung một kết thúc, đây không mang ý so sánh Hồ ngang cùng với Lenin, công tâm mà ni nhân thân Hồ, thua xa tên trùm đảng Bôn-sê-vic Nga. Lenin kẻ đã kế tục và phát triển chủ thuyết không tưởng Cộng sản của Các Mác, để xây dựng đảng xã hội dân chủ Nga, đảng Bôn-sê-vic, còn Hồ một kẻ theo duôi, các chứng cớ vẫn còn ràng ràng cho thấy là thực.

Chỉ có kẻ không có đầu óc mới tin Hồ suốt con đường từ Nghệ An vào nam, rồi lên tàu làm bồi sang Pháp là để tìm đường kíu cuốc, đây chỉ là cái nói lấy được của vẹm nhằm tôn vinh lãnh tụ. Với trình độ học vấn của Hồ  câu chuyện Hồ hô toáng lên khi vớ lấy cái chủ thuyết hoang tưởng Mác xít Lê nin nít để mà nói đấy là con đường cứu nước… Một màn kịch diễn vụng, mà cho tới nay cái đảng An Nam cộng vẫn nhơi lại không biết ngượng.

Thực chất quá rõ Hồ chỉ là kẻ cơ hội , trên đường mưu sinh của Hồ, những cái run rủi và cũng là cái không may cho vận nước cùng số phận dân tộc, mà đưa Hồ thành kẻ bám đuôi Nga Tàu để mưu cầu quyền lực cá nhân cùng phe đảng. Chính Hồ cũng xác nhận Hồ chẳng có tư tưởng gì sất! Nay ai cũng thấy rõ những gì Hồ làm chỉ là làm theo lệnh Nga Tầu, lúc ấy là đang trong thời kỳ cộng sản mong nhuộm đỏ cả thế giới, Hồ là tay chân là sai nha của cộng sản quốc tế.

Để phấn son cho đẹp mặt mà những tên đàn em Hồ, đã ngụy tạo nên những huyền thoại lung linh hào quang, biến Hồ thành một lãnh tụ vĩ đại đáng kính, đáng tôn thờ, vì đây cũng là nồi cơm của chúng, chúng bám vào để mà sống. Thế rồi cùng với quyền lực từ súng đạn và nhà tù, mà chuyện lộng giả thành chân chúng đã đạt như ý muốn, và đi xa hơn nữa chúng cho xây lăng và ướp xác Hồ Tóm lại chúng núp sau những sương khói huyền ảo mong để sống bền!

Những lăng tẩm, những nhà tưởng niệm mọc lên đều khắp các nơi, như nấm cứt chó sau cơn mưa, chúng thừa biết sự lừa dối sẽ không tồn tại được lâu, khiến chúng không an tâm cứ sợ lung lay chân ghế, nên ra sức gia cố linh hồn đảng là hình tượng Hồ cho cứng. Thậm chí chúng cho đem cả Hồ vào chùa quốc doanh bắt dân thắp nhang thờ ngang cùng Phật!

Trong khi đó một vấn đề đã gây chú ý dư luận, trong sách “HCM sanh bình khảo” của giáo sư Hồ Tuấn Hùng, xuất bản tại Đài Loan ngày 01/11/2008 đã khẳng định rằng, Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao năm 1932, và từ năm 1933 người đội lốt Nguyễn Ái Quốc, tức HCM sau này chính là một người tộc Khách Gia còn gọi là người Hẹ, có tên là Hồ Tập Chương. và là người trong dòng tộc của giáo sư Hồ Tuấn Hùng.

Câu chuyện lãnh tụ vĩ đại rồi như thế nào, sẽ khắc phơi bày ra ánh sáng nay mai thôi! Dân gian từng nói cây kim dấu mãi trong bọc cũng có lúc lòi ra, nay là thời đại thông tin điện toán, những gì là giả trá sớm muộn đều bị đào thảiHiện tượng HCM cũng thế!

Việt Nhân (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồ, nghệ sĩ ưu tú! - Việt Nhân

(HNPD) Người vợ chưa trọn năm của Nguyễn là Tăng Tuyết Minh, ở vậy cho đến chết năm 1991, nhưng ngoài quan hệ này còn có một quan hệ khác, mối quan hệ mới này là Nguyễn Thị Minh Khai,




(HNPĐ) Dân Việt rơi vào một cơn lốc đã bảy mươi năm hơn, vận nước ngả nghiêng theo kẻ mà nhân thân lý lịch mù mờ đó là Hồ, lắm nhà như cha con mỗ tôi, từ đời ông đến đời cháu bị lốc xoáy kẻ bị giết, kẻ mang thân tù. Hồ là ai có thật là kẻ mà lắm người tôn là cha già dân tộc, là thánh, là thần, hay là kẻ mà nhiều người đã nhận ra đầy những gian xảo, ẩn trong dáng dấp như một nhà tu khổ hạnh sống giản đơn không vợ không con?

Khi thế giới chấm dứt tiếng súng của đệ nhị thế chiến, thì bom đạn ở Việt Nam lại giòn giã hơn bao giờ hết, với những cái trường kỳ đánh Pháp , đánh Mỹ, đánh đến người Việt cuối cùng cho dù phải đốt cả dãy Trường Sơn. Người nói câu nói đó là Hồ, cũng là người nói cùng thư ký riêng của mình Vũ Đình Huỳnh, rằng đôi khi những giọt nước mắt giả vờ thì hữu ích trong việc làm cho vấn đề dễ thông qua trong một bài phát biểu!

Khi nói câu: “Đôi khi những giọt nước mắt giả vờ, thì hữu ích trong việc làm cho vấn đề dễ thông qua trong một bài phát biểu”, đó là câu nói tự hào cho cái giỏi của một kịch sĩ, cũng là để tự hào cho sự khôn ngoan của chính mình, cả hai cái đó có thừa nơi Hồ. Dân Việt đã bị Hồ lừa với cảnh diễn khóc, dùng khăn lau nước mắt trong buỗi họp tổng kết năm 1956, về công cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất ở miền Bắc… Hồ cáo và dân Việt khờ, cả hai đều đúng!

Câu nói “không gì quý hơn độc lập tự do”, đã đưa dân Việt vào cảnh xương phơi thành núi, máu chảy thành sông, nhưng lịch sử còn đó, tài liệu còn ghi, Hồ đều diễn đúng kịch bản của Nga-Hoa. Thảm họa dân Việt từ “cách mạng điền thổ” đến “chiến tranh nhân dân”, ba triệu người chết cho cái gọi là “đánh Mỹ, ta đánh đây là đánh cho Liên Xô - Trung quốc”, đất nước có độc lập hay không thực tế cho thấy từ ngày có Hồ đất nước ngày càng gắn chặt vào TQ.

Vẫn là chuyện nhìn dưới góc cạnh Nguyễn và Hồ không là một! Năm 1945 khi Hồ tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội, thì bà chị ruột của Nguyễn Sinh Coong (Tất Thành) là Nguyễn Thị Thanh, và người anh là Nguyễn Sinh Khiêm có đến phủ chủ tịch. Nhưng lấy lý do Hồ “bận việc” chưa thể hoặc nếu gặp thì chỉ trong phút chốc, cuộc thăm viếng này không một ghi chép hay hình ảnh nào được lưu lại. Vẫn là cái lạ nhưng dễ hiểu!

Gặp gỡ hay nói chuyện nhiều không thể không lộ tông tích, nên mãi sau khi song thân Nguyễn đã chết, cả Khiêm (1950), và Thanh (1954) đều qua đời, Hồ tháng 06/1957 mới về Nam Đàn, Nghệ An. Khi đó những người còn lại trong gia tộc là những kẻ chưa từng biết mặt Sinh Coong, dĩ nhiên chuyến Hồ về quê Nguyễn lần đó thành công, và đây cũng là một trong vài lần Hồ công khai tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, mục đích để vai diễn Hồ là Nguyễn được trọn.

Hồ luôn tránh gặp mặt những ai có quan hệ và biết rõ về nhân thân Nguyễn! Tăng Tuyết Minh sinh tháng 10/1905 tại Quảng Châu, người vợ đầu tiên của Nguyễn là một điển hình, hôn lễ của Tăng Tuyết Minh cùng Nguyễn lúc đó dưới tên Lý Thụy là ngày 18/10/1926, có Đặng Dĩnh Siêu, Thái Sướng, cố vấn Nga Xô Mikhail BorodinTầu cộng và Quốc tế cộng sản chứng kiến, nói vậy để cho thấy đây là cuộc hôn nhân chính thức, có báo cáo với Mạc Tư Khoa.

Chung sống không đầy một năm, tháng 04/1927, Tưởng Giới Thạch truy diệt các đảng viên cộng sản qua sự kiện Trung Sơn Hạm, Lý Thụy theo chỉ thị của Quốc tế cs, theo đoàn cố vấn Nga Xô rời TQ đi Mạc Tư Khoa. Năm 1929, Lý Thụy đến Hương Cảng đổi tên thành Tống Văn Sơ, bị nhà cầm quyền Hong Kong bắt giam tại nhà lao Victoria tháng 06/1931, Nguyễn có nhắn tin, và Tăng Tuyết Minh có đến, nhưng vợ chồng không gặp mặt, mọi quan hệ hết tại đây.

Nguyễn chết vì bệnh lao sau đó 1932 trên đường đi Mạc Tư Khoa! Tháng 05/1950, Tăng Tuyết Minh qua một bài báo đọc được mà nghĩ rằng Lý Thụy, người chồng xa cách hơn 20 năm là Hồ, nên đã nhiều lần gởi thư cho dại sứ VN là Hoàng Văn Hoan nhưng không bao giờ được trả lời. Kể cả sau 1954, Tăng Tuyết Minh xin nhà nước Tầu cộng cho sang Hà Nội gặp Hồ nhưng cuối cũng vẫn bị từ chối… Tội cho người đàn bà này, Hồ không là Lý Thụy chồng bà!!!

Người vợ chưa trọn năm của Nguyễn là Tăng Tuyết Minh, ở vậy cho đến chết năm 1991, nhưng ngoài quan hệ này còn có một quan hệ khác, mối quan hệ mới này là Nguyễn Thị Minh Khai, theo tài liệu còn lưu, và với các nhà nghiên cứu thì chuyện quan hệ này ghi nhận xảy ra vào năm 1930-1931 tại Hong Kong, mùa xuân năm 1931, Nguyễn và Nguyễn Thị Minh Khai cử hành hôn lễ đơn giản với sự chứng kiến của các đồng chí đến từ Sài Gòn và Đông Kinh.

Năm 1935, Mạc Tư Khoa triệu tập Hội nghị lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Thị Minh Khai tham dự và khai là vợ của Lin (bí danh của Nguyễn tại Liên Xô 1924). Hai người đã có quan hệ và cả hôn nhân trước đó vào đầu năm 1931, đến năm 1932 Nguyễn qua đời, tất cả mọi chi tiết chuyện tình này bị ém, đơn giản Hồ được sự chỉ đạo của cs quốc tế,  chỉ định đội lốt Nguyễn… Và cũng năm 1935 này Minh Khai kết hôn với Lê Hồng Phong!

William J. Duker viết : “Năm 1931, Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai bắt đầu yêu nhau, sau đó đề nghị Cục Viễn Đông cho phép kết hôn”,  hôn lễ được cử hành tại Hong Kong vào mùa xuân năm 1931 là có thực. Và vào thời điểm Hội nghị lần thứ VII Quốc tế Cộng sản 1935, Hồ cũng đang có mặt tại Mạc Tư Khoa, dưới tên Linov tức P.C.Lin của Nguyễn, thì một sự kiện khá lý thú xảy ra như đã nói Lê Hồng Phong xin kết hôn Minh Khai.

Chuyện này William J. Duiker trong truyện HoChiMinh viết: “Ngày 25 tháng 5 năm 1935, khai mạc Hội nghị lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mạc Tư Khoa, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn là đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị kết thúc, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai ở lại Mạc Tư Khoa, không lâu sau, hai người đến Phòng đăng ký giá thú làm thủ tục kết hôn”.

Chỉ dấu này cho thấy Hồ không là Nguyễn! Theo Hồ Tuấn Hùng trong “HCM Sinh Bình Khảo”, theo chỉ định của CS Quốc tế Hồ đội lốt Nguyễn (Lin), và đảng An Nam cộng cố tình đề cao mối tình Hồng Phong-Minh Khai, mà khiến ba nhân vật Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và P.C.Lin (cả Hồ lẫn Nguyễn đều có dùng bí danh này), ba người nhưng lại có bốn thân phận trong quan hệ hôn nhân, và đây là cái làm cho nhiều người thắc mắc.

Kết hôn sau khi tham dự Hội nghị VII Quốc tế Cộng sản 1935, năm 1940 Minh Khai sinh con gái Hồng Minh, sau đó bị Pháp bắt, xử bắn1941, và Lê Hồng Phong chết ở nhà tù Côn Đảo 1942. Những cái chết này, đã có nghi ngờ Tầu cộng năm 1940 mật báo cho Pháp bắt Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần… Dọn đường cho Hồ nhập vai Ái Quốc, và một Già Thu xuất hiện tại hang Pắc Bó, biên giới Việt-Trung.

Câu chuyện vợ chồng giữa Nguyễn và Minh Khai, cùng sự kết hôn với Lê Hồng Phong không lý gì đến Hồ tại Mạc Tư Khoa 1935, với nhiều người đó là cái gút mắc, nhưng sẽ không khó hiểu nếu ta đặt vấn đề là Minh Khai đã biết rõ Nguyễn chết. Cũng như những mù mờ sương khói cố ý bọc lấy Hồ sẽ tan biến dễ dàng, nếu ta có cái nhìn Hồ và Nguyến là hai người.

Ngay nhân vật Hồ, xét hình ảnh ngày nay còn giữ được, cho thấy nét mặt, chiều cao, ít ra là đã có từ hai đến ba người thủ vai HCM, họ là những nghệ sĩ ưu tú diễn quá hay, khiến cả một dân tộc bị cộng sản quốc tế lừa, đến nay là đã hơn bảy mươi năm, mà vẫn cúi đầu sì sụp lạy. Đau!!!

Bài repost hôm nay là chuyện bên quê nhà đã lâu (11/2012), bức tượng Hồ bị vứt như rác ngoài đường, ảnh chụp được tung lên mạng. Dư luận định rằng chuyện như thế tất phải xảy ra, vấn đề chỉ là thời gian… Cuối tuần mời Quý độc giả HNPĐ xem lại “CÙNG MỘT CHUNG CUỘC”:






(HNPĐ Nov 07-2012) Câu nói của ông cụ Fugitive không một ai đoán được ý ông cụ là gì, ông nói –Bức tượng cao hơn thằng bé bốn năm tuổi, tức nó phải to và nặng…Ông chỉ nói thế rồi thôi, mọi người chờ câu ông tiếp nhưng ông chỉ nhìn ra ngoài trời. Cái nắng hanh vàng của một sáng mùa thu bầu trời Cali thật trong, chỉ tiếc con đường trước mặt không có hai hàng cây to bên đường, để cho ta được nhìn những chiếc lá vàng từ trên cao đáp nhẹ xuống mặt đường. Ông quay qua mỗ tôi hỏi:

-Cái nắng này chú mày nhớ đến gì về quê nhà.

-Nó cho thằng em nhớ đến cái nắng những ngày giáp tết cụ ạ.

-Tao cũng thế, nhớ cái khu Bắc Hà nơi tao sống, người ta dọn dẹp nhà cửa ăn tết, cứ thế rác rưởi người ta vứt ra lề đường chờ xe vệ sinh đem đi.

Câu nói của ông cụ gợi lại cái thắc mắc của tôi lẫn mọi người, về câu nói ông cụ bỏ ngang lúc nãy, tôi hỏi:

-Thế cụ nghĩ gì về cái tượng Hồ bên đường đi.

-Chả nghĩ gì sất, mấy thằng ở cơ quan nào đó chúng bê ra đó mà vất, phải ít nhất hai thằng mới bê nổi, hoặc chúng phải có xe mà chở.

-Thế cụ so sánh tầm vóc thằng bé là để nói lên điều đó?

-Đúng thế, không chỉ một thằng làm mà phải ít nhất là hai

-Vậy có gì là quan trọng?

-Đấy là cái tao muốn nói, đã hai thằng thì đây là sự đồng tình, đối với chúng không còn là cái gì kiêng dè hay có thể nói là phải tôn trọng, vì đó chỉ là rác thế thôi, một vật cần vứt thì vứt đâu cũng là vứt, lề đường hay bãi rác khác gì nhau? Tượng thờ thì cũng là khúc gỗ tạc mà nên, nhưng người ta đặt vào đó là những gì tôn kính, xuất phát tự niềm tin tâm linh thật sự, vì thế không bao giờ có chuyện tượng thờ Chúa hay Phật lại bị xử thiếu tôn trọng, dù rằng cũng tự tay người và cũng từ gỗ hay đất mà thành.

Tôi đã hiểu ý cụ! Cái giá trị thật đã phơi bày qua chuyện tượng Hồ vứt bỏ chơ vơ bên lề đường, trong lòng những kẻ làm chuyện này, thì bức tượng không mang một giá trị gì cả, vật chất không mà tâm linh lại càng không. Tránh được những kềm cặp sắt máu, không còn đe dọa phải e ngại thì những gì thật nhất được bộc lộ, khuất những con mắt cú vọ thì cần gì kịch cọt, không những chổng mông mà còn đánh phát rắm vào mặt, đó là kết quả của những gì ép buộc mà không là tự nguyện.

Đã qua rồi những gì sắt máu, người ta đã chụp được bức ảnh khi bức tượng Lenin bị kéo sập tại một nước Đông Âu, một người dân đã nhìn vào nặt bức tượng tay chỉ trỏ ra tuồng sỉ vả, ngày đó tại Việt Nam rồi sẽ đến lượt Hồ. Những gì giả trá đều có cùng chung một kết thúc, đây không mang ý so sánh Hồ ngang cùng với Lenin, công tâm mà ni nhân thân Hồ, thua xa tên trùm đảng Bôn-sê-vic Nga. Lenin kẻ đã kế tục và phát triển chủ thuyết không tưởng Cộng sản của Các Mác, để xây dựng đảng xã hội dân chủ Nga, đảng Bôn-sê-vic, còn Hồ một kẻ theo duôi, các chứng cớ vẫn còn ràng ràng cho thấy là thực.

Chỉ có kẻ không có đầu óc mới tin Hồ suốt con đường từ Nghệ An vào nam, rồi lên tàu làm bồi sang Pháp là để tìm đường kíu cuốc, đây chỉ là cái nói lấy được của vẹm nhằm tôn vinh lãnh tụ. Với trình độ học vấn của Hồ  câu chuyện Hồ hô toáng lên khi vớ lấy cái chủ thuyết hoang tưởng Mác xít Lê nin nít để mà nói đấy là con đường cứu nước… Một màn kịch diễn vụng, mà cho tới nay cái đảng An Nam cộng vẫn nhơi lại không biết ngượng.

Thực chất quá rõ Hồ chỉ là kẻ cơ hội , trên đường mưu sinh của Hồ, những cái run rủi và cũng là cái không may cho vận nước cùng số phận dân tộc, mà đưa Hồ thành kẻ bám đuôi Nga Tàu để mưu cầu quyền lực cá nhân cùng phe đảng. Chính Hồ cũng xác nhận Hồ chẳng có tư tưởng gì sất! Nay ai cũng thấy rõ những gì Hồ làm chỉ là làm theo lệnh Nga Tầu, lúc ấy là đang trong thời kỳ cộng sản mong nhuộm đỏ cả thế giới, Hồ là tay chân là sai nha của cộng sản quốc tế.

Để phấn son cho đẹp mặt mà những tên đàn em Hồ, đã ngụy tạo nên những huyền thoại lung linh hào quang, biến Hồ thành một lãnh tụ vĩ đại đáng kính, đáng tôn thờ, vì đây cũng là nồi cơm của chúng, chúng bám vào để mà sống. Thế rồi cùng với quyền lực từ súng đạn và nhà tù, mà chuyện lộng giả thành chân chúng đã đạt như ý muốn, và đi xa hơn nữa chúng cho xây lăng và ướp xác Hồ Tóm lại chúng núp sau những sương khói huyền ảo mong để sống bền!

Những lăng tẩm, những nhà tưởng niệm mọc lên đều khắp các nơi, như nấm cứt chó sau cơn mưa, chúng thừa biết sự lừa dối sẽ không tồn tại được lâu, khiến chúng không an tâm cứ sợ lung lay chân ghế, nên ra sức gia cố linh hồn đảng là hình tượng Hồ cho cứng. Thậm chí chúng cho đem cả Hồ vào chùa quốc doanh bắt dân thắp nhang thờ ngang cùng Phật!

Trong khi đó một vấn đề đã gây chú ý dư luận, trong sách “HCM sanh bình khảo” của giáo sư Hồ Tuấn Hùng, xuất bản tại Đài Loan ngày 01/11/2008 đã khẳng định rằng, Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao năm 1932, và từ năm 1933 người đội lốt Nguyễn Ái Quốc, tức HCM sau này chính là một người tộc Khách Gia còn gọi là người Hẹ, có tên là Hồ Tập Chương. và là người trong dòng tộc của giáo sư Hồ Tuấn Hùng.

Câu chuyện lãnh tụ vĩ đại rồi như thế nào, sẽ khắc phơi bày ra ánh sáng nay mai thôi! Dân gian từng nói cây kim dấu mãi trong bọc cũng có lúc lòi ra, nay là thời đại thông tin điện toán, những gì là giả trá sớm muộn đều bị đào thảiHiện tượng HCM cũng thế!

Việt Nhân (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm