Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Hòm hài cốt khắc tên Jesus và manh mối về cuộc đời của Chúa
Bản sao của xương gót chân bị đinh đóng xuyên qua từ thế kỷ I sau Công nguyên, là bằng chứng duy nhất được tìm thấy về hình phạt đóng đinh thời Chúa Jesus. Ảnh: Reuters.
Kho Báu vật Quốc gia của Israel là căn hầm rộng 5.000 m2 nằm ở thành phố Beit Shemesh, cách Jerusalem khoảng 30 km về phía tây. Nơi đây được các quan chức cổ vật gọi với cái tên “hang Ali Baba”, chứa đầy những chiếc bình, mảnh gốm và cổ vật quý giá. Bên trong đó, những cổ vật từ thời Chúa Jesus được các nhà chức trách đặt trên một chiếc bàn trắng.
Bên trong "kho báu" khảo cổ học này, một hòm quan tài cổ xưa có khắc tên "Yeshua" (hay Jesus) bằng chữ Do Thái được Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) lưu giữ cẩn thận.
Tuy nhiên, hài cốt trong chiếc quách này không phải của Chúa Jesus. Các nhà khảo cổ Israel cho biết Jesus là cái tên phổ biến ở vùng Đất Thánh vào thời kỳ 2.000 năm trước. Họ đã tìm thấy khoảng 30 chiếc hòm hài cốt cổ có khắc tên này. Ở thời cổ đại, hài cốt của người chết được cho vào những chiếc hòm gọi là tiểu.
Trước Lễ Phục Sinh, hôm 19/3, các quan chức cổ vật của Israel quyết định mở cửa kho chứa cổ vật rộng lớn này cho báo chí để giới thiệu những hiện vật mà họ tìm thấy từ thời Chúa Jesus.
'Kho báu cổ vật' của Israel
Trong số hiện vật được tìm thấy có những chiếc đĩa và cốc uống nước bằng đá vôi còn khá nguyên vẹn. Chúng được người Do Thái ở Đất Thánh sử dụng rộng rãi thời kỳ Chúa Jesus như một nghi thức nhằm gìn giữ sự thanh khiết của đồ ăn.
Ngoài ra, căn hầm cũng lưu giữ một chiếc quan tài cổ được trang trí cầu kỳ thuộc về hậu duệ của Thượng tế Caiaphas. Theo Tân Ước, Jesus bị Caiaphas giao cho người La Mã và rồi bị chính quyền La Mã đóng đinh.
Bên trong hang còn có bản sao của một xương gót chân bị đóng đinh sắt của người đàn ông có tên Yehohanan từng bị xử tử bằng cách đóng đinh trên giá chữ thập vào thế kỷ I sau Công nguyên.
Phần xương gót chân cùng hài cốt của người này được tìm thấy trong một hang động ở Giv'at ha-Mivtar, ở phía đông bắc Jerusalem. Cho tới nay, đây là bằng chứng duy nhất về một nạn nhân chịu hình phạt đóng đinh thời La Mã và được chôn theo tục lệ của người Do Thái.
Phát hiện này đã giúp các nhà khảo cổ học tái hiện lại cách nạn nhân bị tra tấn đến chết với hai bàn chân bị đóng đinh riêng rẽ trên giá chữ thập. Ông Avni cho rằng Chúa Jesus có lẽ đã bị đóng đinh theo cách này chứ không giống như cách mô tả truyền thống của Cơ đốc giáo (hai chân chụm lại).
Kho cổ vật còn có một khối đá lớn có khắc hình ngôi đền Do Thái thứ hai, được phát hiện năm 2009 tại một giáo đường Do Thái cổ ở bờ biển Galilee. Các nhà khảo cổ cho rằng đây là nơi Chúa Jesus từng đến thuyết giáo.
Những manh mối về Chúa Jesus
Các chuyên gia cho biết vẫn chưa tìm thấy bằng chứng khảo cổ trực tiếp về Chúa Jesus. Tuy nhiên, những năm gần đây, họ đã tìm ra khá nhiều tài liệu giúp tìm hiểu xem Chúa Jesus đã sống và chết như thế nào.
“Đó là một tin tốt, ngày nay chúng ta có thể tái hiện một cách chính xác nhiều khía cạnh về cuộc sống thường ngày ở thời kỳ của Chúa”, ông Gideon Avni, người đứng đầu bộ phận khảo cổ học của Cơ quan Cổ vật Israel cho biết.
Theo IAA, Israel là một trong những địa điểm khai quật lớn nhất hành tinh. Mỗi năm, tại đây có đến 300 cuộc khai quật trong đó khoảng 50 đoàn khảo cổ đến từ nước ngoài như Mỹ hay Nhật Bản.
AP cho hay khoảng 40.000 cổ vật được tìm thấy ở lãnh thổ Israel mỗi năm. Một phần ba trong số đó chứng thực sự tồn tại của người Công giáo cổ đại ở vùng Đất Thánh. Các sử gia đã xác định được độ dài quãng đường giữa các thành phố và vùng quê, nơi Jesus từng thuyết giáo, và diện mạo của những vùng đất đó thời bấy giờ.
Ông Avni cho hay kiến thức về thời kỳ này đã được bổ sung trong vòng 20 năm qua. “Chúng tôi có thể phục dựng lại hình ảnh của đất nước (Israel) thời kỳ này một cách chính xác”.
Ông Avni cho rằng thật phi lý khi phủ nhận sự tồn tại của Chúa Jesus chỉ vì các nhà khảo cổ chưa tìm được bằng chứng vật chất. “Bạn phải nhớ rằng Chúa cứu thế là một trong số hơn một triệu người sống ở Đất Thánh vào thời đó”.
Yisca Harani, nhà nghiên cứu tôn giáo, thì cho rằng việc thiếu những bằng chứng vật chất về sự tồn tại Chúa Jesus chỉ là “một bí ẩn nhỏ”.
“Tại sao chúng ta lại phải kỳ vọng vào những bằng chứng thời về sự tồn tại của Chúa Jesus thời cổ xưa?”, Harani băn khoăn.
“Đó là cuộc sống thực tại của con người. Ký ức về những kẻ thống trị hay những chiến binh đâu cần phải khắc lên đá hay những cổ vật". Harani cho rằng bằng chứng về sự tồn tại của Chúa Jesus chính là “những lời dạy của Ngài”.
( Ngày Nay )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Hòm hài cốt khắc tên Jesus và manh mối về cuộc đời của Chúa
Bản sao của xương gót chân bị đinh đóng xuyên qua từ thế kỷ I sau Công nguyên, là bằng chứng duy nhất được tìm thấy về hình phạt đóng đinh thời Chúa Jesus. Ảnh: Reuters.
Kho Báu vật Quốc gia của Israel là căn hầm rộng 5.000 m2 nằm ở thành phố Beit Shemesh, cách Jerusalem khoảng 30 km về phía tây. Nơi đây được các quan chức cổ vật gọi với cái tên “hang Ali Baba”, chứa đầy những chiếc bình, mảnh gốm và cổ vật quý giá. Bên trong đó, những cổ vật từ thời Chúa Jesus được các nhà chức trách đặt trên một chiếc bàn trắng.
Bên trong "kho báu" khảo cổ học này, một hòm quan tài cổ xưa có khắc tên "Yeshua" (hay Jesus) bằng chữ Do Thái được Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) lưu giữ cẩn thận.
Tuy nhiên, hài cốt trong chiếc quách này không phải của Chúa Jesus. Các nhà khảo cổ Israel cho biết Jesus là cái tên phổ biến ở vùng Đất Thánh vào thời kỳ 2.000 năm trước. Họ đã tìm thấy khoảng 30 chiếc hòm hài cốt cổ có khắc tên này. Ở thời cổ đại, hài cốt của người chết được cho vào những chiếc hòm gọi là tiểu.
Trước Lễ Phục Sinh, hôm 19/3, các quan chức cổ vật của Israel quyết định mở cửa kho chứa cổ vật rộng lớn này cho báo chí để giới thiệu những hiện vật mà họ tìm thấy từ thời Chúa Jesus.
'Kho báu cổ vật' của Israel
Trong số hiện vật được tìm thấy có những chiếc đĩa và cốc uống nước bằng đá vôi còn khá nguyên vẹn. Chúng được người Do Thái ở Đất Thánh sử dụng rộng rãi thời kỳ Chúa Jesus như một nghi thức nhằm gìn giữ sự thanh khiết của đồ ăn.
Ngoài ra, căn hầm cũng lưu giữ một chiếc quan tài cổ được trang trí cầu kỳ thuộc về hậu duệ của Thượng tế Caiaphas. Theo Tân Ước, Jesus bị Caiaphas giao cho người La Mã và rồi bị chính quyền La Mã đóng đinh.
Bên trong hang còn có bản sao của một xương gót chân bị đóng đinh sắt của người đàn ông có tên Yehohanan từng bị xử tử bằng cách đóng đinh trên giá chữ thập vào thế kỷ I sau Công nguyên.
Phần xương gót chân cùng hài cốt của người này được tìm thấy trong một hang động ở Giv'at ha-Mivtar, ở phía đông bắc Jerusalem. Cho tới nay, đây là bằng chứng duy nhất về một nạn nhân chịu hình phạt đóng đinh thời La Mã và được chôn theo tục lệ của người Do Thái.
Phát hiện này đã giúp các nhà khảo cổ học tái hiện lại cách nạn nhân bị tra tấn đến chết với hai bàn chân bị đóng đinh riêng rẽ trên giá chữ thập. Ông Avni cho rằng Chúa Jesus có lẽ đã bị đóng đinh theo cách này chứ không giống như cách mô tả truyền thống của Cơ đốc giáo (hai chân chụm lại).
Kho cổ vật còn có một khối đá lớn có khắc hình ngôi đền Do Thái thứ hai, được phát hiện năm 2009 tại một giáo đường Do Thái cổ ở bờ biển Galilee. Các nhà khảo cổ cho rằng đây là nơi Chúa Jesus từng đến thuyết giáo.
Những manh mối về Chúa Jesus
Các chuyên gia cho biết vẫn chưa tìm thấy bằng chứng khảo cổ trực tiếp về Chúa Jesus. Tuy nhiên, những năm gần đây, họ đã tìm ra khá nhiều tài liệu giúp tìm hiểu xem Chúa Jesus đã sống và chết như thế nào.
“Đó là một tin tốt, ngày nay chúng ta có thể tái hiện một cách chính xác nhiều khía cạnh về cuộc sống thường ngày ở thời kỳ của Chúa”, ông Gideon Avni, người đứng đầu bộ phận khảo cổ học của Cơ quan Cổ vật Israel cho biết.
Theo IAA, Israel là một trong những địa điểm khai quật lớn nhất hành tinh. Mỗi năm, tại đây có đến 300 cuộc khai quật trong đó khoảng 50 đoàn khảo cổ đến từ nước ngoài như Mỹ hay Nhật Bản.
AP cho hay khoảng 40.000 cổ vật được tìm thấy ở lãnh thổ Israel mỗi năm. Một phần ba trong số đó chứng thực sự tồn tại của người Công giáo cổ đại ở vùng Đất Thánh. Các sử gia đã xác định được độ dài quãng đường giữa các thành phố và vùng quê, nơi Jesus từng thuyết giáo, và diện mạo của những vùng đất đó thời bấy giờ.
Ông Avni cho hay kiến thức về thời kỳ này đã được bổ sung trong vòng 20 năm qua. “Chúng tôi có thể phục dựng lại hình ảnh của đất nước (Israel) thời kỳ này một cách chính xác”.
Ông Avni cho rằng thật phi lý khi phủ nhận sự tồn tại của Chúa Jesus chỉ vì các nhà khảo cổ chưa tìm được bằng chứng vật chất. “Bạn phải nhớ rằng Chúa cứu thế là một trong số hơn một triệu người sống ở Đất Thánh vào thời đó”.
Yisca Harani, nhà nghiên cứu tôn giáo, thì cho rằng việc thiếu những bằng chứng vật chất về sự tồn tại Chúa Jesus chỉ là “một bí ẩn nhỏ”.
“Tại sao chúng ta lại phải kỳ vọng vào những bằng chứng thời về sự tồn tại của Chúa Jesus thời cổ xưa?”, Harani băn khoăn.
“Đó là cuộc sống thực tại của con người. Ký ức về những kẻ thống trị hay những chiến binh đâu cần phải khắc lên đá hay những cổ vật". Harani cho rằng bằng chứng về sự tồn tại của Chúa Jesus chính là “những lời dạy của Ngài”.
( Ngày Nay )