Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
JULY 4, 2014. - HNPĐ
(HNPĐ) Nếu tính từ ngày Lễ Độc Lâp đầu tiên người Việt tỵ nạn mình đặt chân lên đất Hoa Kỳ, thì nay đã là đúng 39 năm, với những người Việt di tản 1975, ngày lễ Độc Lập đầu tiên đó, cái buồn thì nhiều, cái vui thì không thấy, ông cụ Fugitive nói vậy. Nhớ lại, sau chuyến đi dài ngày trên biển, rồi đất Mỹ với ông là thành phố lểu Orote Point (Guam), giống lắm trại tiếp cư dành riêng cho những người bỏ xứ Bắc ra đi 1954 (trại tạm cư nào mà không giống nhau?).
Những ngày của tháng 05-06/1975 đó qua rất nhanh, với những bận rộn thủ tục vào đất Mỹ, và bàn chân ông thật sự đạp đất Cali vào đúng ngày cuối tháng sáu, phố phường đâu đâu cũng mang cái nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày July 4. Thế rồi như cái tâm tình của ông Nam Lộc (người di tản buồn), ông cụ Fugitive nhìn quanh thấy người bản xứ vui mà lòng ông héo, cái nhớ nhà nhớ quê, lại thêm cái lạc lõng một thân nơi đất khách tha hương. Tương lai trước mắt ông như mịt mờ, không một điều gì cho ông thấy ông có thể chịu đựng hoàn cảnh như thế thêm vài năm nữa, chứ đừng nói là hết phần đời còn lại của mình, lúc đó tuổi ông chỉ thêm ít tháng là tròn 50!.
Ba mươi chín lần đón ngày lễ Độc Lập Hoa kỳ, nơi ông cái buồn đơn độc ngày nào trên xứ sở xa lạ này dần dà không còn nữa, đất lạ ngỡ rằng không thể sống cùng chỉ trong vài năm, nay đã là quê hương thứ hai của ông. Lớp người lưu vong sớm nhất như ông, rồi đến những người vượt biển tìm tự do, hay những người được thả ra từ ngục tù cộng sản, cuối cùng cũng phải kể đến những người đoàn tụ gia đình, tất cả chúng ta đều được người dân nơi đây giăng tay đùm bọc. Trong cái chết chóc, cùng cái khốn cùng, ta đã biết được cái quí báu của hai chữ Tự Do, và với sự cưu mang đầy ắp tình người, lại cho ta thấy nơi đây xứng đáng con cháu chúng ta sinh sống.
Nói như thế không có nghĩa chúng ta mất gốc (vong bản), vùng đất xa nửa địa cầu này, phần nào đã thay cho miền Nam nắng ấm của chúng ta, nuôi lớn từng ngày những đứa trẻ thế hệ thứ hai, thứ ba, của người Việt xa xứ, chúng trở nên người hữu dụng (đó không là ước mong của chúng ta sao?). Chúng đã và đang đóng góp vào việc xây dựng đất nước Hoa Kỳ, nơi chúng sinh ra (và có thể gọi là quê hương của chúng), nhưng trong đáy lòng chúng ta không dối, là vẫn luôn mong sao con cháu chúng ta, dù chúng có xa lạ với nơi từ đó ông cha chúng phải lìa bỏ ra đi, chúng vẫn phải nhớ cội nguồn gốc gác chúng là từ đâu đến.
Đấy là câu chuyện tối qua hai anh em chúng tôi bên nhau, ngồi ngoài sân nơi góc nhà, ông cụ Fugitive kể cho mỗ tôi nghe về ngày lễ Độc Lập July-4 đầu tiên đời tha hương của ông, trong tiếng pháo đốt trộm của trẻ con hàng xóm quanh đấy. Tâm sự của một ông lão hai lần trốn chạy cộng sản, đã làm thằng lính đầu bò, đầu bướu, như mỗ tôi thật sự xúc động, qua những câu ông nói về những đứa trẻ Việt hôm nay trên đất Hoa Kỳ. Thành phố ông đang sống Garden Grove, học khu đã phổ biến danh sách các học sinh tốt nghiệp bậc thủ khoa và á khoa năm nay, danh sách các học sinh xuất sắc này, hầu hết là các em Mỹ gốc Việt.
Tương lai của đất nước Hoa Kỳ là nằm trong tương lai thế hệ trẻ, trong đó chắc chắn những đứa trẻ Việt này, sẽ làm sáng danh cha mẹ chúng, và hơn hết là sáng danh đất nước, dân tộc, cội nguồn ông cha chúng. Đã có những đứa con chúng ta (thế hệ thứ hai), chúng là Tướng Tá cao cấp trong quân đội Hoa Kỳ, chúng là những chuyên viên kỹ thuật không gian, những khoa học gia với những sáng chế phụng sự cho nhân loại. Rồi đây mươi năm nữa những đứa trẻ Việt (thế hệ thứ ba), những thủ khoa, á khoa hôm nay, sẽ làm cho tên tuổi những Lê, Lý, Trần, Nguyễn… được cả thế giới nhắc nhở và ngưỡng mộ, điều đó phải là như vậy.
Đương nhiên sự kỳ vọng không dừng nơi con cháu chúng ta chỉ phụng sự cho đất nước Hoa Kỳ, mà còn là giải thoát cho quê Việt Nam đang lầm than dưới ách cộng sản, tương lai đất Việt sẽ không thiếu cánh tay góp sức của chúng. Nhưng không phải chúng ta ước mơ, rồi khoán trắng cho con và cháu, để được như vậy chúng ta phải làm gương, góp phần sức mình cho chúng thấy, nhất là những người lính cũ như chúng ta. Những kẻ tự hào một phần máu thịt đã để lại trên quê hương, những người lính tuy phải lưu vong, nhưng danh dự con người cùng cái chính nghĩa Quốc gia, nay đã dần được gột sạch, mà trước đây bị bọn cộng sản bôi bẩn.
Tờ báo lính Hải Ngoại Phiếm Đàm cũng với cùng một ý đó, những người lính cũ ngày nào, nay đã già lại không lành lặn gì, luôn ước mong còn nhiều sức khỏe để dấn bước đấu tranh, thay cho con đường chiến binh đang dang dở. Những dòng chữ thay cho viên đạn, những bài viết là khúc hát quân hành, những người lính hôm xưa này, với lòng căm thù giặc cộng bán nước cầu vinh, mà đã giáng những đòn không khoan nhượng vào bọn chúng. Hôm xưa trên mặt trận súng đạn, những trò hèn chúng vẫn dùng, pháo kích, giật mìn, bắn sẻ, thì nay vẫn không khác, bọn hacker vẹm đâu bỏ trò hủi vẫn luôn ra tay đánh sập HNPĐ vào những ngày lễ lớn của chúng.
Nhưng mặc cho chúng làm (đâu chỉ đôi lần, mà là đôi chục lần), đám lính HNPĐ chấp! Bị đánh sập lại đứng lên, cứ mỗi lần đứng lên (xây lại) thì trang mạng khởi sắc hơn, và cái vui hơn hết là càng ngày con số độc giả tăng dần đến mức không ngờ, (hiện nay trung bình 1 ngày số lượt click vào xem đã lên trên con số 50.000). Đám lính già sứt càng gãy gọng, chưa người nào mang danh là nhà văn, nhà báo, (dù viết rất nhiều, vẫn không tự nhận, hay vỗ ngực xưng tên), vậy mà vẫn được độc giả thương mến – Xin hết lòng cám ơn, mong được như thế mãi để anh em lính cũ lên tinh thần, và có sức để thắng trên mặt trận đả cộng này.
Hôm nay
ngày JULY 4, 2014 – Anh em Ban Biên Tập HNPĐ, xin mến chúc toàn thể Quí Độc giả
một ngày lễ Độc Lập thật vui – Và xin Quí vị đừng quên cổ động bạn bè, click
vào HNPĐ để xem mấy tay lính hôm nào, nay không súng ôm bàn phím đánh Việt
cộng.
Việt Nhân (HNPĐ)
JULY 4, 2014. - HNPĐ
(HNPĐ) Nếu tính từ ngày Lễ Độc Lâp đầu tiên người Việt tỵ nạn mình đặt chân lên đất Hoa Kỳ, thì nay đã là đúng 39 năm, với những người Việt di tản 1975, ngày lễ Độc Lập đầu tiên đó, cái buồn thì nhiều, cái vui thì không thấy, ông cụ Fugitive nói vậy. Nhớ lại, sau chuyến đi dài ngày trên biển, rồi đất Mỹ với ông là thành phố lểu Orote Point (Guam), giống lắm trại tiếp cư dành riêng cho những người bỏ xứ Bắc ra đi 1954 (trại tạm cư nào mà không giống nhau?).
Những ngày của tháng 05-06/1975 đó qua rất nhanh, với những bận rộn thủ tục vào đất Mỹ, và bàn chân ông thật sự đạp đất Cali vào đúng ngày cuối tháng sáu, phố phường đâu đâu cũng mang cái nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày July 4. Thế rồi như cái tâm tình của ông Nam Lộc (người di tản buồn), ông cụ Fugitive nhìn quanh thấy người bản xứ vui mà lòng ông héo, cái nhớ nhà nhớ quê, lại thêm cái lạc lõng một thân nơi đất khách tha hương. Tương lai trước mắt ông như mịt mờ, không một điều gì cho ông thấy ông có thể chịu đựng hoàn cảnh như thế thêm vài năm nữa, chứ đừng nói là hết phần đời còn lại của mình, lúc đó tuổi ông chỉ thêm ít tháng là tròn 50!.
Ba mươi chín lần đón ngày lễ Độc Lập Hoa kỳ, nơi ông cái buồn đơn độc ngày nào trên xứ sở xa lạ này dần dà không còn nữa, đất lạ ngỡ rằng không thể sống cùng chỉ trong vài năm, nay đã là quê hương thứ hai của ông. Lớp người lưu vong sớm nhất như ông, rồi đến những người vượt biển tìm tự do, hay những người được thả ra từ ngục tù cộng sản, cuối cùng cũng phải kể đến những người đoàn tụ gia đình, tất cả chúng ta đều được người dân nơi đây giăng tay đùm bọc. Trong cái chết chóc, cùng cái khốn cùng, ta đã biết được cái quí báu của hai chữ Tự Do, và với sự cưu mang đầy ắp tình người, lại cho ta thấy nơi đây xứng đáng con cháu chúng ta sinh sống.
Nói như thế không có nghĩa chúng ta mất gốc (vong bản), vùng đất xa nửa địa cầu này, phần nào đã thay cho miền Nam nắng ấm của chúng ta, nuôi lớn từng ngày những đứa trẻ thế hệ thứ hai, thứ ba, của người Việt xa xứ, chúng trở nên người hữu dụng (đó không là ước mong của chúng ta sao?). Chúng đã và đang đóng góp vào việc xây dựng đất nước Hoa Kỳ, nơi chúng sinh ra (và có thể gọi là quê hương của chúng), nhưng trong đáy lòng chúng ta không dối, là vẫn luôn mong sao con cháu chúng ta, dù chúng có xa lạ với nơi từ đó ông cha chúng phải lìa bỏ ra đi, chúng vẫn phải nhớ cội nguồn gốc gác chúng là từ đâu đến.
Đấy là câu chuyện tối qua hai anh em chúng tôi bên nhau, ngồi ngoài sân nơi góc nhà, ông cụ Fugitive kể cho mỗ tôi nghe về ngày lễ Độc Lập July-4 đầu tiên đời tha hương của ông, trong tiếng pháo đốt trộm của trẻ con hàng xóm quanh đấy. Tâm sự của một ông lão hai lần trốn chạy cộng sản, đã làm thằng lính đầu bò, đầu bướu, như mỗ tôi thật sự xúc động, qua những câu ông nói về những đứa trẻ Việt hôm nay trên đất Hoa Kỳ. Thành phố ông đang sống Garden Grove, học khu đã phổ biến danh sách các học sinh tốt nghiệp bậc thủ khoa và á khoa năm nay, danh sách các học sinh xuất sắc này, hầu hết là các em Mỹ gốc Việt.
Tương lai của đất nước Hoa Kỳ là nằm trong tương lai thế hệ trẻ, trong đó chắc chắn những đứa trẻ Việt này, sẽ làm sáng danh cha mẹ chúng, và hơn hết là sáng danh đất nước, dân tộc, cội nguồn ông cha chúng. Đã có những đứa con chúng ta (thế hệ thứ hai), chúng là Tướng Tá cao cấp trong quân đội Hoa Kỳ, chúng là những chuyên viên kỹ thuật không gian, những khoa học gia với những sáng chế phụng sự cho nhân loại. Rồi đây mươi năm nữa những đứa trẻ Việt (thế hệ thứ ba), những thủ khoa, á khoa hôm nay, sẽ làm cho tên tuổi những Lê, Lý, Trần, Nguyễn… được cả thế giới nhắc nhở và ngưỡng mộ, điều đó phải là như vậy.
Đương nhiên sự kỳ vọng không dừng nơi con cháu chúng ta chỉ phụng sự cho đất nước Hoa Kỳ, mà còn là giải thoát cho quê Việt Nam đang lầm than dưới ách cộng sản, tương lai đất Việt sẽ không thiếu cánh tay góp sức của chúng. Nhưng không phải chúng ta ước mơ, rồi khoán trắng cho con và cháu, để được như vậy chúng ta phải làm gương, góp phần sức mình cho chúng thấy, nhất là những người lính cũ như chúng ta. Những kẻ tự hào một phần máu thịt đã để lại trên quê hương, những người lính tuy phải lưu vong, nhưng danh dự con người cùng cái chính nghĩa Quốc gia, nay đã dần được gột sạch, mà trước đây bị bọn cộng sản bôi bẩn.
Tờ báo lính Hải Ngoại Phiếm Đàm cũng với cùng một ý đó, những người lính cũ ngày nào, nay đã già lại không lành lặn gì, luôn ước mong còn nhiều sức khỏe để dấn bước đấu tranh, thay cho con đường chiến binh đang dang dở. Những dòng chữ thay cho viên đạn, những bài viết là khúc hát quân hành, những người lính hôm xưa này, với lòng căm thù giặc cộng bán nước cầu vinh, mà đã giáng những đòn không khoan nhượng vào bọn chúng. Hôm xưa trên mặt trận súng đạn, những trò hèn chúng vẫn dùng, pháo kích, giật mìn, bắn sẻ, thì nay vẫn không khác, bọn hacker vẹm đâu bỏ trò hủi vẫn luôn ra tay đánh sập HNPĐ vào những ngày lễ lớn của chúng.
Nhưng mặc cho chúng làm (đâu chỉ đôi lần, mà là đôi chục lần), đám lính HNPĐ chấp! Bị đánh sập lại đứng lên, cứ mỗi lần đứng lên (xây lại) thì trang mạng khởi sắc hơn, và cái vui hơn hết là càng ngày con số độc giả tăng dần đến mức không ngờ, (hiện nay trung bình 1 ngày số lượt click vào xem đã lên trên con số 50.000). Đám lính già sứt càng gãy gọng, chưa người nào mang danh là nhà văn, nhà báo, (dù viết rất nhiều, vẫn không tự nhận, hay vỗ ngực xưng tên), vậy mà vẫn được độc giả thương mến – Xin hết lòng cám ơn, mong được như thế mãi để anh em lính cũ lên tinh thần, và có sức để thắng trên mặt trận đả cộng này.
Hôm nay
ngày JULY 4, 2014 – Anh em Ban Biên Tập HNPĐ, xin mến chúc toàn thể Quí Độc giả
một ngày lễ Độc Lập thật vui – Và xin Quí vị đừng quên cổ động bạn bè, click
vào HNPĐ để xem mấy tay lính hôm nào, nay không súng ôm bàn phím đánh Việt
cộng.
Việt Nhân (HNPĐ)